samedi 26 janvier 2013

Tục bó chân, giày sen

Mỹ Trang sưu tầm 




Đó là đôi giày gắn liền với tập tục 'bó chân' trong văn hóa Trung Hoa.

Giày sen là loại giày mà phụ nữ ở Trung Quốc thưở xưa hay đi bằng cách “buộc” chân trông giống như một nụ hoa sen. Những đôi giày này được thiết kế rất tinh tế, làm từ bông hoặc tơ tằm, và rất nhỏ xinh, có thể để vừa trong lòng bàn tay.

Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
  Đôi giày sen nhỏ xíu có thể để trong lòng bàn tay

Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc

Để có thể thiết kế những đôi giày nhỏ như này, phụ nữ Trung Quốc cổ xưa phải thực hiện quy trình “bó chân”.
Nguồn gốc ra đời đôi giày sen
Tập quán đi “giày bó chân” của các cô gái Trung Quốc đã bắt đầu cách đây hơn 1000 năm, vào giữa thế kỷ 10.
Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Đó là có 1 con cáo ngụy trang thành hoàng hậu, muốn trở thành người nên con cáo này đã ngụy trang, giấu đôi chân của mình bằng cách bó chặt chân và đi giày.
Tuy nhiên, giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về 1 cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Một câu chuyện tương tự cũng được nhắc đến trong các tài liệu không chính thức, nhân vật chính lại là nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều. Tuy rất khác nhau về tên nhân vật nhưng các câu chuyện trên cho thấy một điểm chung, tục bó chân bắt nguồn trong giới thượng lưu. Việc bó chân sau đó đã trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc và dần trở thành một tập tục.
Ý nghĩa của tập tục bó chân

Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác.
"Cô gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Vì thế, 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm. Đó được xem là kích thước của một đôi gót sen vàng.
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc

Bàn chân phụ nữ bình thường và bàn chân bị bó (Ảnh chụp tại Quảng Đông, Trung Quốc).
 
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Hình ảnh đôi chân "dị dạng" thường thấy của những phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
“Rùng mình” với quy trình bó chân thành “gót sen vàng”
Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 4 đến 7 tuổi.
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Các bé gái thực hiện nghi lễ bó chân từ rất sớm
Đầu tiên, từng chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng sau đó.
Tiếp sau đó, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng, những dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3m và rộng 5 cm sau khi được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật tương tự. Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gẫy và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt đến kiệt nước,kéo giật mạnh về phía gót chân. Đôi khi người ta còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công việc này được dễ dàng.
Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn.
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Tục bó chân ở giới thượng lưu phổ biến hơn, đối với tầng lớp nông dân, phải đi cày ruộng nên tục này xuất hiện muộn hơn.
Tuy nhiên, tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1928, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
Đa dạng giày sen
Những đôi giày "gót sen vàng" rất phong phú. Thông thường giày sen của Trung Quốc có 5 màu cơ bản: màu đỏ, vàng, xanh da trời, màu đen và trắng.
Chất liệu chủ yếu được làm từ lụa, kiểu dáng thường là "chúc phía trước", nhọn hoặc hơi tròn 1 chút với hoa văn thêu trên giày khá tinh tế.
Đôi giày của phụ nữ khi lấy chồng thường là làm bằng lụa đỏ, màu của ngày hôn lễ và bên trong giày thường được trang trí cảnh ái ân mà người vợ trẻ sẽ đón nhận trên chiếc giường trong đêm tân hôn. Từ trước đó, cô dâu phải thêu những đôi giày bông sen vàng cho mẹ chồng.
Về mặt cá nhân, cô dâu phải có ít nhất 4 đôi giày như thế. Con số lý tưởng là 16 đôi, tức mỗi mùa dùng 4 đôi. Cũng theo quy định, trong thời gian tang lễ kéo dài 5 giai đoạn trong 27 tháng, lụa và màu đỏ được thay bằng vải trắng và các màu sậm.
Cùng chiêm ngưỡng đôi giày sen độc đáo này nhé!
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Đôi giày sen màu đỏ mũi nhọn sâu được làm bằng lụa trang trí văn hoa. Đây là loại giày cuối thế kỷ 19, chiều dài  5 ½ inch (bên trái). Và đôi giày của người phụ nữ Mãn Châu thế kỷ 19 Trung Quốc. Giày này của phụ nữ quý tộc để đi bộ (bên phải)
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Đôi giày sen đầu thế kỷ 20 có gót tròn với kích thước 4 ½ inch (ảnh 1),  đôi giày sen nhọn màu hồng với lá xanh thêu nhạt đầu thế kỷ 20, có kích thước 6 inches (ảnh 2) và đôi giày sen đi ngủ chất liệu satin màu hồng đậm kích thước 5inch (ảnh 3)

Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Đôi giày nhỏ xíu với những nét văn hoa tinh tế
   Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Đôi giày sen mũi tròn với kích thước bé xíu, rất xinh xắn

Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
 
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Rùng mình trước đôi giày sen Trung Quốc
Bàn chân bị biến dạng khi cụ bỏ giày

Thuật bó chân ở Trung Quốc:http://trungvuong6370.blogspot.ca/2013/02/thuat-bo-chan-cua-phu-nu-trung-quoc.html

----------------------------------------------------------------------------

vendredi 25 janvier 2013

Tuyệt đẹp ảnh côn trùng qua kính hiển vi


Tuyệt đẹp ảnh côn trùng qua kính hiển vi

Tin Môi Trường giới thiệu những bức ảnh tuyệt đẹp về một loại côn trùng thường được tìm thấy trong các ao nước, người ta gọi chúng là Luân trùng, chúng thường dùng lông mao trên cơ thể lọc lấy các phiêu sinh vật phù du từ trong nước để làm thức ăn.

Những bức ảnh này của Ralph Grimm, một giáo viên người Úc, người đạt giải nhất trong cuộc thi ảnh 2012 của Olympus BioScapes với trị giá 5 ngàn USD.


Ảnh khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử


Một bộ sưu tập các bức ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) đã được cây bút khoa học Brandon Broll chọn đưa vào một cuốn sách nhan đề Microcosmos (tạm dịch: Vũ trụ vi mô).
Vạn vật trong những bức ảnh này, từ côn trùng tới các bộ phận cơ thể người, đều hiện lên tuyệt đẹp và sống động.
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 1)
Bức ảnh đáng kinh ngạc này chụp một con kiến Formica fusca chuyên sống ở rừng hoặc vùng có cây thạch nam, đang ngậm một vi mạch. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 2)
Bề mặt của một vi mạch silicon EPROM. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 3)
Đây là những sợi lông mày phát triển trên mặt người. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 4)
Ảnh chụp bề mặt quả dâu tây. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 5)
Đây là bức ảnh chụp vi khuẩn trên bề mặt lưỡi người. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media

Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 7)
Bụi trong nhà bao gồm cả sợi lông mèo, sợi len và sợi tổng hợp bện xoắn, vảy cánh côn trùng có răng cưa, một hạt phấn hoa và một phần thân cây. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 8)
Cận cảnh một mối dệt của bít tất ny lông. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 9)
Đầu của một con muỗi. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 10)
Bào tử nấm. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media
Ản khoa học qua lăng kính hiển vi điện tử - Tin180.com (Ảnh 11)
Một tinh thể can-xi phốt phát. Ảnh: Science Photo Library/Barcroft Media




jeudi 24 janvier 2013

Tìm hiểu văn hóa người Nhật



TÌM HIỂU VĂN HOÁ NGƯỜI NHẬT

Ông Shinzo Abe vừa thăm chính thức tới Việt Nam (16,17-01-2013) và các nước châu Á, lần công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Nhật.

Cúi nhưng không thấp

Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. Từ ông chủ tịch, tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm lớn như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem ở Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhiệt thành ra tận xe, vẫy chào tạm biệt khách cho đến xe đi khuất hẳn.
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình . Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. . Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là "quỳ xuống", giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp của họ tuyệt vời.
Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những
"mini shop không người bán” tại Osaka.
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
“No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả hight ways đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn "để phần" 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào . Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
***
Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
VĂN HÓA THẾ GIỚI

Vũ điệu đầy sức sống của những đóa hoa

Vũ điệu đầy sức sống của những đóa hoa
 
Những tác phẩm được tạo nên nhờ đôi bàn tay tài hoa của nghệ sĩ Vie Dunn-Harr. Ngắm tranh hoa của Dunn-Harr, ta như được chiêm ngưỡng những vũ điệu đầy nóng bỏng của những nàng hoa đầy màu sắc. Bằng gam màu sống động, những đường nét uốn lượn đầy tinh tế, các nàng hoa trong tranh của Dunn-Harr như đang mỉm cười và tung chiếc váy sắc màu theo điệu nhạc khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình, làm không gian u buồn trở nên rực sáng, tươi vui.


Đẹp mong manh những đóa hoa màu nước của Darryl Trott

Tranh màu nước, đối với tôi, đã trở nên quá quen thuộc đến nhàm chán. Tuy nhiên, khi đến với những sắc hoa trong tranh của Darryl Trott, tôi như thấy được sức sống, sự quyến rũ đến choáng ngợp toát ra từ những gam màu nhẹ nhàng đầy cuốn hút. Ngắm tranh hoa của họa sĩ tài năng Darryl Trott, ta như thấy được sự chuyển động của những đóa hoa xinh rung rinh trước gió và tâm hồn bỗng dịu lại, thư thái đến dễ chịu.