samedi 14 septembre 2013

Chìa khóa hạnh phúc.

Chìa khóa hạnh phúc.
 ***

Image
"Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui hạnh phúc của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui".


Hình thu nhỏ


   Phóng viên ni tiếng Sydney Harries và mt người bn dng chân mua báo  mt quy bán báo, người bn mua xong rt lch s nói li "Cám ơn!" nhưng người ch quy báo thì ngược li, mt lnh như tin, mt tiếng cũng không thèm m ming.

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi:
- Ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không?
- Cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả - Người bạn đáp lại.
- Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ? - Sydney Harries lại hỏi tiếp
- Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ? - Người bạn trả lời.
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có "Chiếc chìa khóa của niềm vui hạnh phúc", nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác cầm giữ.

- Một người phụ nữ thường than phiền trách móc: "Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!", cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
- Một người mẹ khác thì nói: "Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!", bà đã trao chìa khóa niềm vui của mình vào tay con trai.
- Một vị trung niên của một công ty thở dài nói: "Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút...!", anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ. 
- Bà cụ kia than thở: "Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!".
- Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên: "Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét...".


Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác chế ngự tình cảm của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và chế ngự tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận, việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là: "Tôi khổ như vậy là do người khác và họ phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này!". Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như vậy khiến nhiều người không muốn tiếp xúc, gần gũi, lý do đơn giản là bởi khi nhìn thấy họ ta chỉ thấy toàn sự trách móc, giận hờn.
Nhưng, một người biết nắm chắc chiếc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đổ lỗi cho người khác; biết làm chủ xúc cảm và biết tạo, cũng như giữ được niềm vui cho chính mình. Như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày, người đó sẽ luôn thảnh thơi, vui vẻ và không bị áp lực từ người khác.
Chiếc chìa khóa niềm vui của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!
Chúc mọi người đều giữ được chiếc chìa khóa niềm vui hạnh phúc của mình!
Haley
(Dịch từ Life-goal)
Ngọc Diệp sưu tầm

vendredi 13 septembre 2013

Đảo ngọc Phú Quốc không thiếu món ăn ngon


 

Đảo ngọc Phú Quốc không thiếu món ăn ngon

Được mệnh danh là thiên đường giữa biển, Phú Quốc không chỉ hấp dẫn du khách với những cảnh đẹp mà còn là những món ăn thơm ngon mang đậm hương vị biển.
Phú Quốc từ lâu đã trở thành một địa chỉ nghỉ dưỡng được du khách trong và ngoài nước ưa thích. Những bãi biển hoang sơ với bờ cát trắng chạy dài luôn có một sức hút rất riêng đối với du khách. Đến Phú Quốc ngoài việc tắm biển, lặn ngắm những rặng san hô tuyệt đẹp, đi câu cá... du khách còn được khám phá những món ăn ngon miệng của người dân trên đảo được chế biến từ nguồn hải sản phong phú của biển.
Món ăn đầu tiên phải kể đến là gỏi cá trích, sẽ thật là thiếu sót cho chuyến đi của bạn nếu chưa thưởng thức món ăn này. Để chế biến món ăn này, người dân đảo thường lựa chọn nhưng con cá béo tròn, tươi ngon còn lấp lánh ánh bạc. Cá được đánh vảy, làm sạch rồi lóc lấy phần thịt phi lê. Gỏi cá được chế biến đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Ngoài thịt cá, thành phần món ăn còn có dừa nạo, hành tây thái mỏng, hành tím và ớt thái sợi. Nước sốt của món gỏi này khá đặc biệt, được làm từ loại giấm nuôi bằng trái ổi chín trên đảo nên nó có vị chua thanh cùng hương thơm nhẹ.
goi-ca-1-2489-1378790548.jpg
Gỏi cá trích là một niềm tự hào về ẩm thực của người dân Phú Quốc. Ảnh: T.P.
Sau khi chuẩn bị xong, các nguyên liệu được bày ra đĩa. Ăn kèm là chén nước chấm cay cùng bánh tráng và rau sống. Mùa cá trích còn nhiều trong các tháng hè, nên nếu có dịp đến Phú Quốc trong thời gian này, bạn đừng quên thưởng thức món gỏi thơm ngon trong không khí trong lành của buổi chiều trên đảo.
Nhum biển hay còn gọi là cầu gai cũng là món ăn độc đáo mà bạn không nên bỏ qua. Không đơn thuần là một món ăn, cầu gai được ví như là nhân sâm của biển, nó có tác dụng bổ thận, tráng dương... rất có lợi cho phái mạnh. Người dân trên đảo thường chế biến cầu gai bằng nhiều cách như ăn sống, nấu cháo hoặc nướng mỡ hành... Để ăn sống, người ta thường chọn những con cầu gai còn tươi vừa mới bắt lên. Cầu gai được tách đôi, rửa sạch hết các sợi gân máu bên trong. Cho phần thịt vào bát, thêm một ít chanh và mù tạt, đánh đều rồi thưởng thức cùng cải bẹ xanh.
cau-gai-1-4711-1378790548.jpg
Cầu gai là món quà của biển dành tặng cho người dân Phú Quốc. Ảnh: T.P.
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể thưởng thức món cầu gai nấu cháo. Phần thịt và trứng của cầu gai được tách ra, ướp với một ít gia vị rồi xào sơ qua trước khi cho vào nồi cháo đang sôi. Cháo cầu gai phải ăn khi còn nóng mới thưởng thức được hết hương vị thơm ngon của nó. Với những người ưa thích món nướng, có thể thưởng thức món cầu gai nướng mỡ hành. Những con cầu gai sau khi rửa sạch, dùng kéo cắt đôi, cho vào một ít mỡ hành và nướng trên bếp than hồng. Chỉ cần thêm một tí muối tiêu chanh là du khách đã có một món ăn đậm đà và ngon miệng.
Không nổi tiếng như gỏi cá trích hay độc đáo như cầu gai, món mực trứng nướng bình dị và dân dã như chính tính cách của người dân trên đảo. Tuy nhiên, chỉ khi thưởng thức món ăn này, du khách mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, dai giòn và béo ngậy của nó. Mực trứng là những con mực to hơn ngón tay cái người lớn với một bụng đầy trứng bên trong, thường được chế biến bằng cách nướng, ngoài ra còn có thể nấu cháo, hấp, luộc...
muc-trung-1-1345-1378790549.jpg
Mực trứng nướng tuy đơn giản nhưng lại có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: T.P.
Những con mực còn tươi ngon được rửa sạch, ướp với muối ớt, dầu ăn để trong khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị rồi nướng trên bếp than hồng. Khi những con mực săn lại, có màu vàng ươm cùng hương thơm nức mũi là bạn đã có thể thưởng thức. Chỉ cần một chén muối ớt chanh cùng ít rau răm là đã đủ cho một món ăn chơi ngon miệng.
Ngoài những món ngon kể trên, khi đến đảo Phú Quốc, du khách có thể tìm đến chợ đêm Dinh Cậu để khám phá thêm ẩm thực của đảo qua những món ăn ngon như: cơm ghẹ, còi biên mai nướng; các loại cá, ốc, sò nướng... hay những món cháo hải sản nóng hổi với vị thanh ngọt làm ấm lòng du khách trong tiết trời se se lạnh khi đêm về.
Tiêu P


jeudi 12 septembre 2013

5 doctorats d’honneur seront décernés lors de la collation des grades 2013

Suzanne Philips-Nootens, professeure émérite en droit

5 doctorats d’honneur seront décernés lors de la collation des grades 2013

<p>Plus de 10 000 personnes sont attendues à ce grand rassemblement qui soulignera l’accomplissement de près de 4000 diplômées et diplômés.</p>
Plus de 10 000 personnes sont attendues à ce grand rassemblement qui soulignera l’accomplissement de près de 4000 diplômées et diplômés.
Photo : Archives
10 septembre 2013
Véritable pilier du milieu financier et coopératif, Alban d’Amours n’a pas ménagé ses énergies pour œuvrer au bien-être de ses concitoyens. Chercheur influent dans le domaine de l’apprentissage automatique et mentor hors pair, Geoffrey Hinton est une source d’inspiration pour une génération entière de chercheurs. Visionnaire, Alain Beaudet a su démontrer comment la recherche et le développement peuvent servir à faire face aux besoins des populations vieillissantes. L’ouvrage de Pierre-André Côté est l’une des publications les plus citées par la Cour suprême du Canada. Carolyn Webster-Stratton a œuvré avec passion et rigueur pour faire avancer la recherche visant à prévenir les comportements agressifs chez les jeunes enfants. Engagées, impliquées et respectées dans leur domaine respectif, ces cinq personnalités recevront de l’Université de Sherbrooke le prestigieux titre de docteur d’honneur à la collation des grades qui aura lieu le 21 septembre.
Figures inspirantes pour des milliers d’étudiants et acteurs importants dans la recherche universitaire, trois professeurs de l’Université de Sherbrooke recevront le titre honorifique de professeur émérite, soit Pierre Charron, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, Hélène Hensler, de la Faculté d’éducation, et Suzanne Phillips-Nootens, de la Faculté de droit.
Nous vous proposons un résumé biographique des nouveaux docteurs d’honneur et des professeurs émérites.

Alban D'Amours, docteur d'honneur institutionnel

Alban D’Amours
Alban D’Amours
C’est à l’Université de Sherbrooke qu’Alban D’Amours débute sa carrière comme professeur en économique à la Faculté des lettres et sciences humaines, où il enseignera durant 12 ans. Au cours de cette période, cet homme engagé participe à la création du Département d’économique ainsi que de l’Institut de recherche et d’enseignement pour les coopératives (IRECUS). En 1981, il quitte l’Université pour assumer de grandes responsabilités au sommet de la fonction publique québécoise, soit celles de sous‐ministre du Revenu et de sous‐ministre associé à l’Énergie.
En 1988, Alban D’Amours joint le Mouvement des caisses Desjardins à titre de premier vice-président et membre de la haute direction dans les domaines de la planification, du marketing, de la communication, de la finance et de la vérification et de l’inspection. Il est ensuite élu président et chef de la direction de l’institution financière québécoise en mars 2000.
Parallèlement à ses fonctions officielles, Alban D’Amours s’implique bénévolement auprès de plusieurs organismes. À ce jour, bien que retraité, il poursuit sa contribution à l’économie du Québec par des responsabilités au sein de groupes de travail d’importance stratégique. Alban D’Amours assume notamment la présidence du comité d’experts chargé d’étudier le système de retraite au Québec, de même que la présidence du comité sur la rémunération des juges du Québec.
Véritable pilier du milieu financier et coopératif, Alban D’Amours est avant tout un citoyen engagé qui ne ménage pas son temps ni ses énergies pour œuvrer au bien-être de ses concitoyens avec simplicité, affabilité, droiture et générosité.

Geoffrey Hinton, docteur d'honneur institutionnel

Geoffrey Hinton
Geoffrey Hinton
Titulaire d’un baccalauréat en psychologie expérimentale de l’Université de Cambridge et d’un doctorat en intelligence artificielle de l’Université d’Édimbourg, Geoffrey Hinton est l’un des chercheurs les plus influents du domaine de l’apprentissage automatique, une branche de l’intelligence artificielle visant à reproduire la capacité d’apprentissage humaine dans un ordinateur.
Grâce à ses travaux de recherche qui ont significativement contribué à plusieurs percées scientifiques et à ses articles qui ont fait l’objet de plus de 58 000 citations, Geoffrey Hinton est considéré comme un scientifique marquant de notre génération. En plus d’avoir accru notre compréhension des principes fondamentaux qui sous-tendent l’apprentissage et son intégration dans un système informatisé, ses contributions ont eu un impact considérable dans l’industrie. Les meilleurs systèmes au monde pour la recommandation de produits ainsi que pour la reconnaissance vocale et la reconnaissance d’objets (vision par ordinateur) sont basés sur des technologies développées par Geoffrey Hinton.
Les distinctions et reconnaissances attribuées à Geoffrey Hinton sont éloquentes. En 2001, il fut le premier récipiendaire du prix David E. Rumelhart soulignant la contribution de chercheurs aux fondements théoriques de la cognition humaine. Il est membre étranger honoraire de l’Académie américaine des arts et des sciences et membre de la Royal Society de Londres. Au Canada, il est le récipiendaire 2010 de la médaille d’or Gerhard-Herzberg en sciences et en génie du Canada du Conseil de recherches en sciences naturelles et en génie du Canada, ainsi que le récipiendaire 2012 du prix Killam en génie du Conseil des arts du Canada.
L’héritage scientifique de ce pionnier ne se mesure pas uniquement à ses travaux de recherche. Geoffrey Hinton a aussi contribué à la formation de plusieurs étudiants qui sont maintenant des chercheurs établis dans leur domaine. Il est aujourd’hui professeur au Département d’informatique de l’Université de Toronto et est reconnu comme un mentor hors pair et une source d’inspiration pour une génération entière de chercheurs.

Alain Beaudet, docteur d'honneur en médecine et sciences de la santé

Alain Beaudet
Alain Beaudet
Alain Beaudet termine ses études de médecine en 1971 et son Ph. D. en sciences neurologiques en 1977, à l’Université de Montréal. Au terme de deux stages postdoctoraux effectués en France et en Suisse, il intègre d’abord les rangs de l’Université McGill à titre de professeur adjoint, pour ensuite assurer la direction adjointe à la recherche de l'Institut neurologique de Montréal. Le Dr Beaudet poursuit alors des activités de recherche de niveau international portant sur le rôle de plusieurs neuropeptides et de leurs récepteurs dans le système nerveux central.
Au fil des années, ce passionné de recherche gravit tous les échelons. En plus de contribuer à la formation de la relève scientifique comme professeur titulaire, il devient directeur des affaires scientifiques du Fonds de la recherche en santé du Québec en 2000, puis président jusqu’en 2008. Aujourd’hui, c’est à titre de président des Instituts de recherche en santé du Canada que ce visionnaire se dédie à l’avancement de la science et à l’amélioration de la santé au Canada et ailleurs dans le monde.
Le Dr Beaudet est le distingué récipiendaire de prestigieux prix et reconnaissances, non seulement pour ses contributions scientifiques et académiques, mais aussi pour l’ensemble de son œuvre. Il est notamment Chevalier de l’Ordre national du Québec (2011) et membre de la Société royale du Canada (2012).

Pierre-André Côté, docteur d'honneur en droit

Pierre-André Côté
Pierre-André Côté
C’est en juin 1968 que Pierre-André Côté est admis, par le Barreau du Québec, à l’exercice de la profession d’avocat. Deux ans plus tard, il devient professeur à l’Université de Montréal. Il y donne des cours dans les domaines de l’interprétation des lois, du droit administratif et de la méthodologie de la recherche, et ce, tant au baccalauréat qu’aux cycles supérieurs. Il agit également à titre de professeur invité dans de nombreuses facultés de droit européennes et canadiennes, dont l’Université de Sherbrooke. Bien qu’il ait quitté l’enseignement en 2005, Pierre-André Côté poursuit à ce jour une carrière d’avocat-conseil au sein d’un cabinet montréalais.
Pierre-André Côté est l’un des rares juristes universitaires dont les travaux de recherche ont profondément influencé la communauté juridique. Son œuvre maîtresse, qui s’intitule Interprétation des lois – rééditée pour une 4e fois en 2009 et traduite en anglais – constitue l’un des ouvrages les plus souvent cités par la Cour suprême du Canada. En ce sens, les recherches de Pierre-André Côté ont provoqué une transformation de la réflexion sur l’interprétation en droit canadien et sur la compréhension du droit transitoire en droit civil et en common law.
L’impact de l’œuvre intellectuelle de cet illustre juriste et professeur estimé est considérable au Québec et au Canada. Pierre-André Côté a non seulement influencé de façon déterminante la pratique du droit, mais il a aussi marqué des générations d’étudiants, de juges, d’avocats et de notaires.

Carolyn Webster-Stratton, docteure d'honneur en éducation

Carolyn Webster-Stratton
Carolyn Webster-Stratton
Depuis 1976, Carolyn Webster-Stratton est professeure à l’Université de Washington. Elle se consacre avec passion et rigueur à l’enseignement et à la recherche de stratégies pour prévenir les comportements agressifs chez les jeunes enfants en favorisant le développement de compétences sociales et émotionnelles.
Psychologue clinicienne et infirmière, elle a développé un programme de prévention traduit dans huit langues et utilisé dans une vingtaine de pays, tant par des enseignantes et enseignants que par des spécialistes de la santé mentale. En outre, elle a publié de nombreux articles scientifiques, des livres et des vidéos visant à former le personnel enseignant, les parents et les enfants.
Au cours des 25 dernières années, Carolyn Webster-Stratton et son équipe de la University of Washington Parenting Clinic ont traité plus de 500 enfants éprouvant des troubles de comportement et ont offert un programme de prévention à plus de 3000 élèves.
De nombreux prix et reconnaissances ont été octroyés à Carolyn Webster-Stratton pour son impressionnante carrière, dont le prix National Mental Health Lela Rowland Prevention de la National Mental Health Association, qui vient reconnaître la justesse et la qualité de ses interventions avec les familles, et le prestigieux prix National Mental Health Research Scientist du National Institute of Mental Health.

Pierre Charron, professeur émérite en médecine et sciences de la santé

Pierre Charron
Pierre Charron
Depuis 1979, Pierre Charron assume avec brio plusieurs fonctions à la Faculté de médecine et des sciences de la santé de l’Université de Sherbrooke. Dans le secteur des études postdoctorales, il a occupé les postes de directeur du programme tronc commun de médecine, qu’il a restructuré, puis de médecine interne. Il conjugue avec passion et conviction les rôles de professeur engagé et de développeur académique visionnaire. Au-delà du partage de ses connaissances, Pierre Charron s’applique à transmettre les valeurs et les attributs intimement associés à la profession médicale.
Ce professeur clinicien aguerri a contribué à l’implantation du curriculum prédoctoral basé sur l’apprentissage par problèmes et il figure parmi les précurseurs de l’approche holistique et de la prise en charge globale du patient, innovations qui ont eu un impact à travers le Canada. Il a joué un rôle de premier plan à titre de consultant auprès de plusieurs institutions francophones d’outremer et contribué à l’intégration de l’évaluation systématique de la qualité de l’acte médical et de la promotion de la sécurité des soins à la Faculté de médecine et des sciences de la santé.
La carrière de Pierre Charron combine plusieurs atouts qu’il a développés sous l’insigne de l’équilibre et de l’excellence : un clinicien doué, un enseignant passionné, un bâtisseur acharné, un modèle exemplaire, et surtout, un homme de cœur profondément attaché à sa faculté.

Hélène Hensler, professeure émérite en éducation


Hélène Hensler
Hélène Hensler
En 1972, Hélène Hensler devient professeure à la Faculté d’éducation de l’Université de Sherbrooke. Fortement engagée dans la réforme des programmes à l’aube des années 1990, elle a joué un rôle déterminant dans la conception du nouveau programme de formation à l’enseignement secondaire, de son implantation et, plus tard, de l’actualisation de l’approche-programme qui caractérise les programmes de la Faculté d’éducation. L’enthousiasme de cette professeure engagée s’est aussi manifesté dans la création et l’implantation du programme de doctorat.
Tout en maintenant une activité d’enseignement et de recherche exemplaire, Hélène Hensler a également agi au cours de sa carrière sur le plan de la gestion académique de la Faculté comme responsable de programmes. En outre, cette femme disponible et dévouée a réalisé plusieurs mandats pour différents ministères québécois ainsi que pour le Conseil supérieur de l’éducation.
Hélène Hensler a donc contribué tout au long de sa carrière de façon remarquable au développement de la Faculté et de l’Université et, de manière générale, au développement des connaissances liées à la formation à l’enseignement et à l’évolution des modèles de formation à l’enseignement secondaire au Québec. Ses nombreuses publications témoignent d’ailleurs de l’importance de cette contribution.
Retraitée depuis 2010, Hélène Hensler poursuit aujourd’hui son engagement au niveau international en contribuant à la formation d’étudiantes et d’étudiants haïtiens.

Suzanne Philips-Nootens, professeure émérite en droit

Suzanne Philips-Nootens
Suzanne Philips-Nootens
Diplômée en médecine et en anesthésiologie, Suzanne Philips-Nootens pratique d’abord en Belgique et au Congo. Elle fait ensuite des études juridiques à Sherbrooke et McGill. Elle intègre le corps professoral de la Faculté de droit de l’Université de Sherbrooke en 1981. Modèle d’interdisciplinarité, elle lance plusieurs projets d’innovation pédagogique. La Médaille du 50e anniversaire de l’Université, en 2004, puis le Prix institutionnel de la qualité de l’enseignement, en 2010, soulignent le caractère exceptionnel de sa contribution.
En qualité de chercheuse, la professeure Philips-Nootens publie de nombreux articles, prononce quantité de communications et participe aux travaux de la Commission de réforme du droit du Canada. Elle coécrit de véritables ouvrages de référence en droit médical québécois. Récipiendaire de plusieurs subventions et membre de groupes de recherche variés, elle joue un rôle central dans l’obtention de la Chaire de droit et gouvernance de la santé dont elle sera titulaire principale de 2008 à 2011.
Suzanne Philips-Nootens contribue à la vie facultaire et universitaire comme vice-doyenne à l’enseignement, vice-doyenne à la recherche et aux études supérieures et directrice des programmes de droit et politiques de la santé.
Membre du conseil d’administration de l’Institut universitaire de gériatrie de Sherbrooke durant 17 ans, elle en assure la présidence depuis quatre ans. Elle contribue aussi aux travaux de plusieurs comités d’éthique et organismes provinciaux. Sa retraite de l’Université de Sherbrooke, en 2011, est loin de mettre un terme à ses activités.
La professeure Philips-Nootens laisse à sa communauté facultaire le souvenir d’une personne accessible, respectueuse et généreuse.

Information complémentaire

mercredi 11 septembre 2013

Còn bao nhiêu năm tháng nữa ?

Anh Thư  sưu tầm


Còn bao nhiêu năm tháng nữa ?

Gởi Các Cụ trên 6 bó mà vẫn còn khỏe mạnh. HÃY  ĐỌC
Vậy ông bà còn bao nhiêu năm ?

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).

Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.
(trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t ...ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !) 
Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?

Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.
Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ... Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn...

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn "được".
Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.
Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.

Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình... không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

( Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi hay nhưng người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 60)...

lundi 9 septembre 2013

Bí quyết nướng gà bằng nồi cơm điện ngon

Anh Thư sưu tầm
 

Bí quyết nướng gà bằng nồi cơm điện ngon
Với chiếc nồi cơm điện bạn nghĩ nó chỉ có thể nấu cơm nhưng nay bạn có thể nướng gà ngon, đơn giản.
Nguyên liệu:
- 2 đùi gà to - khoảng 500g;
- 3 cọng hành lá;
- 6 củ hành khô;
- 1 nhánh gừng to, bằm vụn;
- 2 thìa cà phê bột ngũ vị;
- 2 thìa canh nước tương;
- 2 thìa canh mật ong;
- 1 thìa cà phê muối;
- 2 thìa canh dầu ăn;
- 2 thìa cà phê dầu mè.
 
Thực hiện:
- Trộn đều nước tương, mật ong và muối, nếm thử xem đã vừa khẩu vị của bạn chưa. Nếu chưa vừa bạn gia giảm thêm cho vừa rồi cho dầu mè, bột ngũ vị và gừng bằm vào, trộn đều. 
- Ướp gà với hỗn hợp nước ướp trên trong ít nhất 30 phút. 
=Trong khi ướp gà, bạn xắt hành khô thành các lát mỏng, hành lá xắt nhỏ.
- Sau khi ướp với nước tương, dùng dao rạch vài đường phía trên bề mặt đùi gà rồi rắc hành lá và hành khô lên mặt trong của đùi gà, dùng đũa nhét hành vào khe xương để gà đượm mùi thơm của hành hơn. 
- Láng đáy nồi cơm điện với 2 thìa canh dầu ăn rồi rải nốt chỗ hành khô, hành hoa còn lại đều khắp đáy nồi. Nếu có nhiều hơn bạn có thể rải kín đáy nồi nhé!
- Cho 2 đùi gà vào nồi cơm điện, mặt có da úp xuống dưới, rưới đều chỗ nước ướp gà còn lại lên trên. Đậy nắp nồi cơm điện và bật nút Cook như khi bạn nấu cơm bình thường. Sau khoảng 20 phút nồi cơm điện sẽ tự bật lên nút Keep warm, bạn để khoảng 10 - 15 phút nữa là được.
- Với món này, tốt nhất bạn nên dùng nồi cơm điện loại chống dính tốt để khi lấy gà ra được dễ dàng hơn, da gà không bị dính vào đáy nồi. 
- Gà nướng bằng nồi cơm điện thơm ngon chẳng kém gì gà nướng bằng lò nướng đâu nhé! 
- Nếu có một công thức ướp gà nướng nào khác, bạn cũng có thể thử nghiệm với cùng cách nướng này xem sao. 
Chúc cả nhà một bữa tối thật vui và ngon miệng nhé!

Chị Huyền Ngã Nặng

 

Chị Huyền Ngã Nặng

-Chị Huyền Ngã Nặng - Truyện Ngắn

Hải Phong

Khi còn nhỏ, những giờ học Việt Văn là những giờ chúng tôi thích nhất. Cô giáo Việt Văn của lớp tôi, Cô không dùng tên riêng, mà dùng tên của chồng Cô, do đó tới nay, tôi cũng không còn nhớ tên thật của Cô là gì, hay nói cho đúng tôi cũng không biết tên Cô là gì.
Đến giờ học của Cô, học trò thích lắm vì được nghe Cô kể truyện rất hay, Cô đọc những vần thơ mới trong giờ học, giọng Huế nghe êm đềm và truyền cảm. Học trò cứ ngơ ngẩn mê tơi. Thậm chí, có đứa còn truyền miệng nhau rằng Cô chính là T.T.Kh. của những vần thơ:

Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi! Người ấy có....mừng không!

Lời đồn đến tai Cô, chúng tôi hỏi, Cô chỉ cười mà không đính chánh. Riêng tôi, có một lần tôi được Cô nhờ cộng điểm bài thi lục cá nguyệt, Cô dặn:
- Khi xong, em đem đến nhà cho Cô.
Đó là lần tôi có dịp bẽn lẽn ôm xấp bài thi đứng trước cổng căn biệt thự xinh xắn của Cô, dưới giàn bông giấy đỏ thắm, buông hững hờ trên nền tường xi măng xám nhạt, vừa lúc Cô đi đâu về bắt gặp tôi đứng đó. Tôi còn nhớ hôm ấy tôi mặc bộ quần áo màu tím nhạt, do chị Loan may cho tôi. Chị biết tôi sẽ đến nhà Cô giáo, nên cặm cụi may cho xong bộ quần áo mới để tôi diện đến thăm Cô.

Nhìn thấy tôi ngơ ngác trước cổng, Cô bảo bác Tài ngừng xe, gọi tôi ngồi lên xe và cùng đi vào sân. Chiếc xe cán trên sỏi trắng kêu lạo xạo, đi qua khoảng sân dài rồi vòng ra hẳn phía sau nhà, nơi đó, là cả một vườn hoa rực rỡ, có nhiều chậu bông giấy rải rác trên lối đi. Cuối vườn là giàn hoa ti gôn hai màu đỏ trắng, lại khiến tôi nghĩ đến cái huyền thoại T.T.Kh. mà đám học trò gán cho Cô. 
Cô hỏi:
- Em đến lâu chưa? Sao không bấm chuông gọi người mở cửa?
Tôi ấp úng:
- Thưa Cô, em mới tới thôi. Chuông cao quá, em với không tới!
Bước xuống xe, việc đầu tiên tôi hỏi:
- Cô! Cái giàn hoa Tầm Gửi của Cô mà Cô kể truyện trong lớp đâu, em muốn coi.
Cô cười: 
- Không phải của nhà Cô, của nhà hàng xóm.
Cô chỉ tay sang bức tường trắng xám của căn biệt thự bên cạnh, nơi đó, một giàn lá xanh ẻo lả uốn lượn, bám sát vào nền tường. Tôi thốt lên:
- Đẹp quá!
Cô kéo tay tôi vào nhà, vừa đi vừa nói:
- Cô không bảo là giây Tầm Gửi không đẹp. Nhưng em coi, nó phải sống bám vào bức tường kia, ngày nào bức tường đổ, nó không tự bò dậy được. Đó là bài học tự lập mà Cô muốn dạy các em.

Tôi gật gù nhìn ngắm chung quanh, và nhận thức ra rằng hoàn cảnh sống của Cô chẳng có gì giống như cái hoàn cảnh: “Rồi từng thu chết, từng thu chết...”
và từ hôm ấy, tôi gạt bỏ hẳn cái nghi vấn rằng Cô có phải là T.T.Kh. hay không?

Nghe Cô kể truyện thì học trò mê lắm, nhưng đến giờ chính tả thì... thê thảm. Đám học trò đã xếp hạng: Cô giáo Bắc kỳ đọc chính tả dễ nghe nhất, nhất là những chữ dấu hỏi dấu ngã, học trò phân biệt được, viết ít sai. Cô giáo người Nam đọc chính tả thì học trò cũng đã khổ lắm rồi, bây giờ lại phải nghe Cô giáo “nỏi tiểng Huể” đọc chính tả thì ôi thôi! Tả tơi rơi rụng! Nhiều lỗi đến nỗi có hôm Cô còn bắt tôi ngồi lại lớp bắt sâu bắt rận dùm Cô. Bài học trò cứ khoanh xanh khoanh đỏ tùm lum! Tôi về kể chuyện ở nhà, Bố tôi kể chuyện chỉ có dấu “chấm, chấm xuống hàng”, mà thành Con hổ “chầm chậm xuống hang” và bảo tôi vào kể lại cho Cô nghe. Cô không phạt, mà chỉ cười.

Mấy lần sau viết chính tả, Cô dạy chúng tôi câu kinh nhật tụng, mà mấy chục năm rồi tôi vẫn còn nhớ. Cô bảo:
- Dễ lắm, các em cứ nhớ cho Cô hai câu:

Chị Huyền Ngã Nặng
Hỏi con dao có Sắc hay Không?

rồi cứ theo qui luật đó mà viết thì sẽ không sai lỗi chính tả nữa. Còn Cô đọc sao thì cứ coi như... nơ pa!

Từ đấy, bọn học trò cứ học thuộc lòng như kinh nhật tụng, nghĩa là những chữ kép, chữ nào có dấu Huyền thì ắt là phải đi cùng với dấu Ngã, hay dấu Nặng. Dấu Hỏi thì phải đi với dấu Sắc hay Không dấu. 

Cô đưa ra một lô thí dụ:
- Các em cứ nghiệm mà xem: này nhé: quả quyết, khí quyển, là Hỏi Sắc nhé, mà viết “quã quyết” hay “khí quyễn” là sai bét rồi còn gì? Còn nữa, bình tĩnh có đúng là Huyền Ngã không nào, thế mà đứa nào đây? đứa nào viết “bình tỉnh” đây? 

Tôi cắc cớ:
- Thế Bình minh, Hoàng hôn thì sao Cô? Huyền sao lại đi với Không? Vậy phải viết là bính minh, hoáng hôn à? thì mới đúng là Sắc Không chứ? Lại nữa, Nghi Lễ là sai qui luật “Hỏi con dao có Sắc hay Không?” rồi.

Cô nhéo tai tôi một cái đau điếng:
- Em lại đầu têu cho chúng làm phản đấy hẳn? Đừng tưởng Cô không dám phạt em nhé!

Mãi về sau, tôi cứ nghiệm dần, qui luật nào cũng có biệt lệ, và y như rằng cứ gặp biệt lệ là đám học trò vẫn viết sai như thường. Như chữ Phật tử, cả đám cứ theo qui luật của Cô mà viết thành Phật tữ hết, tự tử cũng thành tự tữ tuốt. Sửa không xong, trừ điểm cũng không xong, từ đấy, đến giờ chính tả, Cô đọc xong một câu thì bắt tôi lập lại cho cả lớp. 

Tôi vẫn làm đệ tử (lại biệt lệ!) không công cho Cô mà không hề than vãn (cũng lại biệt lệ). 

Trường tôi dạo ấy có phát học bổng hàng năm cho học sinh nghèo. Lớp tôi, Ngân Hà vẫn luôn luôn được học bổng này. Tôi ngồi gần Ngân Hà nên có nhiều dịp tâm sự, tuy chưa bao giờ có dịp ghé thăm nhà bạn. Một buổi chiều, Bích rủ tôi sau giờ học đi xem phim ở Rex, dạo ấy rạp này đang chiếu phim “La valse dans l’ombre” bất hủ với cô đào Vivien Leigh. Họ dán những hình của cô đào trước rạp, và chúng tôi âm mưu một đứa canh chừng cảnh sát cho đứa kia gỡ nhẹ tấm hình dấu vào cặp. Thưở nhỏ, không hiểu sao bọn học trò chúng tôi lại có thể ma mãnh đến thế! Dĩ nhiên, là không thể khơi khơi mặc áo dài mang phù hiệu của trường đi xem hát lại còn ăn cắp hình nữa! Tôi và Bích bàn nhau mang sẵn bộ đồ jean, tan học trên đường đi, ghé nhà Ngân Hà xin nhờ chỗ thay quần áo rồi mới đi coi hát. Và chính mắt tôi đã chứng kiến cái cảnh Ngân Hà ra sân trước cầm rổ cơm đang phơi khô ngoài nắng vào nấu cháo cho cả nhà ăn tối. Tôi hỏi:
- Ủa! Sao không nấu cháo bằng gạo mà lại nấu bằng cơm phơi khô?
Ngân Hà chỉ rơm rớm nước mắt không trả lời. Bích bấm tay tôi, ra hiệu bảo im. 
Hôm sau vào lớp, Ngân Hà đưa tôi bộ quần áo đã giặt giũ sạch sẽ:
- Hôm qua, bồ đi vội, để quên lại, Hà đã giặt sạch rồi.
Bằng một phản ứng tự nhiên, tôi nói:
- Hà thích bộ này không? Giữ lại mặc đi học.
Tôi nói thế vì thấy quanh năm, Hà đi học chỉ có mỗi cái áo dài, lúc thì mặc với quần trắng, lúc thì mặc với quần đen.
Hà mừng lắm, nhưng băn khoăn:
- Nhỡ bồ về nhà mẹ thấy mất có hỏi không?
Tôi trấn an Hà:
- Không đâu, mẹ không biết đâu.
Nói xong, nghĩ sao tôi lại nói:
- Tối nay, Thúy sẽ nói với mẹ, chắc là mẹ không nói gì đâu.
Ngân Hà yên tâm gật đầu.
Tôi có ngờ đâu chỉ vì bộ quần áo bằng tơ óng mượt ấy đã làm thay đổi cuộc đời người bạn. 
Tuần sau, Ngân Hà bệnh nghỉ học, hôm ấy chúng tôi lại có giờ Việt Văn. Cô giáo vào lớp cho biết hôm ấy phải bầu ra người của lớp tôi để lãnh học bổng năm nay. Dĩ nhiên, như một thông lệ, như một qui luật, chúng tôi vẫn đề cử Ngân Hà. 
Cô giáo Việt văn hơi nhíu mày, chậm rãi nói:
- Cô không phản đối các em giúp đỡ một người bạn. Nhưng việc cấp học bổng cũng nên công bằng với tất cả các em nghèo. Ngân Hà rất ngoan và rất xứng đáng lãnh học bổng mấy năm liên tiếp rồi, nhưng Cô để ý lúc này Ngân Hà đã thay đổi, tuần trước Cô gặp em ấy trong sân trường, mặc bộ áo dài tơ tằm rất đẹp!
Tôi lạnh cả người. Bằng một phản xạ tự nhiên, tôi giơ tay đính chánh:
- Thưa Cô, bộ áo dài ấy là em cho Ngân Hà, có chị Bích làm chứng. Con nhà nghèo bộ không có quyền mặc quần áo đẹp sao?
Bích cũng giơ tay:
- Dạ, đúng vậy, em làm chứng! Là Thúy cho Ngân Hà tuần trước.
Cô thở dài:
- Vậy các em được quyền bỏ phiếu kín để bầu em nào xứng đáng lãnh học bổng.
Kết quả năm đó, Thi Khanh được học bổng. Thâm tâm tôi, tôi biết Thi Khanh không xứng đáng được học bổng bằng Ngân Hà. Nhà Thi Khanh nghèo, nhưng chắc hẳn là không phải đi mót cơm dư của những nhà lân cận về phơi khô để dành đem nấu cháo ăn dần. Khi đi học, Thi Khanh còn có chiếc xe đạp!
Hôm sau, tôi buồn không kém khi nhìn bộ mặt buồn thảm, chưng hửng của Ngân Hà khi hay tin năm nay Hà không được học bổng. Hà không biết lý do!
Một sự hờn giận len lén trong tôi, đến giờ Việt Văn, tôi không còn say mê như trước. Cô giáo mà tôi đã từng kính ngưỡng gần như tuyệt đối, nay tôi đã bắt đầu thay đổi cách nhìn. Tôi cung kính ngoài mặt, nhưng lòng tôi đã khác. Tôi nghĩ, lẽ ra, Cô phải biết hậu quả những lời nói của Cô với đám học trò thơ dại nó có ảnh hưởng tới mức nào; thì không nên vì một chuyện chưa kiểm chứng mà làm lung lay tâm hồn ngây thơ của cả đám trẻ lúc nào cũng tôn kính Cô như thần tượng. Cái tháp ngà của Cô nó thánh thiện quá, nó hoàn hảo quá, khiến Cô không thể hiểu rằng cái nhánh cây Tầm Gửi kia, bộ nó muốn làm thân tầm gửi hay sao? Bộ nó có lựa chọn hay sao?
Cũng như ở đời, có cái qui luật nào là tuyệt đối, có cái qui luật nào mà không có biệt lệ, như cái qui luật “chị Huyền ngã nặng” của Cô chẳng hạn.
Hai tháng sau, Ngân Hà xin nghỉ học. Tụi tôi kéo nhau tới thăm để thuyết phục nó đi học lại. Ngân Hà kéo cả đám ra sau hè, nói thì thầm để mẹ không nghe thấy:
- Mẹ Hà bịnh mấy tháng rồi. Giữa việc đi học và việc kiếm tiền mua thuốc cho mẹ, Hà chỉ có quyền chọn một. Bây giờ học bổng không còn, Hà lấy gì đi học đây? Còn cả đám em nheo nhóc.
Bước ra khỏi nhà Ngân Hà, tôi và Bích dắt nhau bỏ đi trước, không nhìn thấy những ánh mắt ân hận của đám bạn đi sau, đám bạn đã bỏ phiếu kín để Ngân Hà mất học bổng.
******
Nhiều năm sau, tôi đã không còn nhớ đến người bạn cũ, cô giáo xưa thì tình cờ một hôm được một người bạn quen cho xem tấm ảnh, bạn tôi chụp khi về quê nhà thăm lại trường cũ, người xưa. Người trong ảnh là Cô giáo Việt văn cũ, đang bệnh. Cô ngồi dựa vào thành giường, đưa đôi tay gầy guộc nhận gói thuốc do đám học trò cũ gửi từ hải ngoại về. Cô ngồi, nên đôi ống quần bị kéo cao lên để lộ đôi chân gần như chỉ còn da bọc xương. Đôi chân đã khiến tôi liên tưởng đến những chiếc quần lụa đắt tiền Cô đã mặc, những đôi giầy cao gót lúc nào cũng đi cùng với mầu áo. Hôm nào Cô đi đôi giầy Italie mới đắt tiền, Cô mặc quần ngắn hơn một tí, bước đi dài hơn một tí, cố tình để lộ đôi giầy có nhãn hiệu trứ danh, không giống như đôi chân khẳng khiu lúc này, trong bức ảnh.
Bức ảnh ấy, tôi chỉ xem một lần và không bao giờ dám dở ra xem lại. Nhưng người trong ảnh thì vẫn in sâu trong trí nhớ, dù chỉ một phút nào thoáng chạnh lòng nhớ đến là tôi lại thấy cay cay trong khóe mắt. Tôi chỉ ngại lấy ra nhìn, thì đôi dòng lệ lại tuôn ra.
Một hôm, đi công tác tại một công ty điện tử lớn, tôi có dịp gặp người tổng giám đốc công ty, điều làm tôi ngạc nhiên là ông ta còn rất trẻ để ngồi ở chức vụ này. Một chàng Mỹ con chính gốc, nhưng đôi mắt nâu đã làm tôi ngờ ngợ. Tôi bắt tay chào và theo thói quen, đưa tấm business card. Ông ta nhìn thấy tên tôi, nói bằng tiếng Việt ngọng nghịu như con nít sanh đẻ bên này:
- Cô là người Dziệt? Má con cũng là người Dziệt.
Và đó là câu tiếngViệt duy nhất cậu giám đốc trẻ này đã nói với tôi trong suốt thời gian tôi công tác tại đây.
Một buổi chiều thứ sáu, Vũ, cậu trai trẻ vào văn phòng tôi hỏi tôi có cần gì Vũ không? Nếu không, Vũ sẽ về sớm vì hôm nay có Mẹ tới đón về để đi ăn sinh nhật Bố.
Tôi cười nói bằng ngoại ngữ:
- Cậu cứ về đi, nếu có gì cần, thứ hai tôi sẽ hỏi.
Vừa lúc đó, thư ký của Vũ vào báo là Mẹ cậu đã tới, cậu chào tôi và ra ngoài. Tôi ngừng bút, đăm chiêu nhìn qua khung cửa kính, trời trong xanh báo hiệu một ngày cuối tuần đẹp đẽ. Tôi thoáng bâng khuâng nhớ đến buổi gặp đầu tiên, Vũ nói với tôi: “má con cũng là người Dziệt”. Tôi đang phân vân thì Vũ và người đàn bà đi qua phòng tôi. Cả hai thoáng nhìn vào lúc tôi cũng ngẩng đầu lên, ngờ ngợ. Người đàn bà đứng hẳn lại, nhíu mày giây lâu, rồi thốt lên mừng rỡ:
- Thúy!
Tôi vui mừng nhưng không dám xác quyết, thì người đàn bà đã nói nhanh:
- Thúy không nhận ra Ngân Hà sao?
Phải, làm sao tôi có thể nhận ra được cô bé con nhà nghèo năm xưa, nay đã thay hình đổi dạng. Tôi vui mừng:
- Ngân Hà! Hà thay đổi nhiều quá.
Chúng tôi xuống cafeteria nói chuyện. Ngân Hà bảo Vũ:
- Con về trước, sửa soạn cho Bố, chừng nửa giờ nữa mẹ về, chúng ta đi ăn.
Khi Vũ quay lưng đi rồi, Ngân Hà nắm tay tôi nói:
- Ngân Hà có thai cháu Vũ khi Bernard theo trung đoàn về nước năm 75, nhờ thế mà mấy năm sau, Ngân Hà đã được Bernard bảo lãnh sang Mỹ, rồi sau này sang Canada, vì Bernard được thừa kế cái hãng điện tử này của Cha. Sau nhiều năm thì nay công ty đã lớn mạnh thế này, như Thúy thấy đó. Từ lúc Bernard bị hai lần đứng mạch tim, cháu Vũ đã phải tạm thời ra ngồi chức vụ này thay Bố, trong khi chờ công ty có người thay thế.
Tôi ngậm ngùi:
- Từ lúc Ngân Hà nghỉ học, Thúy rất ân hận, vì chiếc áo dài cũ đã làm hại bạn...
Ngân Hà thoáng cười buồn:
- Đời chẳng biết đâu là phúc đâu là họa Thúy ạ. Có lẽ mọi sự đã được trên cao sắp đặt hết rồi. Nếu không vì chuyện bị mất học bổng phải nghỉ học, có lẽ Hà cũng không phải lao vào đi làm hầu bàn bưng rượu, và cũng không gặp Bernard, rồi có cháu Vũ. Khi Bernard về nước, Hà cũng tưởng là một mình ôm con để nghe lời rỉa rói của thiên hạ suốt đời, nhưng hôm nay....
Hà bỏ dở câu chuyện, hỏi qua bạn cũ trường xưa. Tôi kể sơ qua việc làm của đám bạn cùng trường tại hải ngoại, qua các công tác thiện nguyện để gửi tiền về giúp đỡ thầy cô cũ. Hà hỏi thăm cô giáo Việt văn cũ. Tôi nói sơ tình cảnh của cô và tấm hình mà tôi chỉ dám xem một lần rồi không bao giờ dám mở ra xem lại.
Hà ngậm ngùi:
- Thương Cô quá nhỉ? Trong các Cô, Hà thương Cô Việt văn nhất, mấy năm Cô làm giáo sư hướng dẫn lớp tụi mình, Hà đều được lãnh học bổng của trường, toàn là nhờ cô giúp đỡ. Cái năm Cô vừa hết nhiệm kỳ hướng dẫn, Cô khác lên thay, thì Hà bị mất học bổng...
Hà bỏ lửng câu nói, nghẹn lời. Tôi lạnh người, thì ra cho tới nay, Hà vẫn chưa hay biết lý do nào khiến Hà bị mất học bổng.
Tôi cầm tay Hà, đắn đo, ngần ngừ rồi lại thôi không nói. Tôi muốn để Ngân Hà giữ mãi hình ảnh tôn kính của Cô giáo cũ. Hà chợt mở sắc tay, lấy ra cuốn chi phiếu:
- Hà cũng muốn đóng góp vào công tác từ thiện của các bạn. 
Hà nhanh tay ký 2 tấm chi phiếu, trao cho tôi:
- Thúy chuyển dùm đến các bạn phần đóng góp của Hà cho công tác tặng Thầy Cô sắp tới. Riêng cái chi phiếu thứ nhì này, Hà kính tặng riêng Cô giáo Việt văn với lời tri ân của Hà.
Tôi cầm hai tấm chi phiếu trong tay mà chết lặng. Nhìn bóng Hà tiến dần ra bãi đậu xe, cái dáng nhỏ nhắn trong bộ quần áo bằng lụa màu ngà đắt tiền, tôi bùi ngùi nhớ đến bộ áo dài trắng bằng tơ mềm đơn sơ năm cũ. Tôi tần ngần nhìn lại tấm chi phiếu Hà dặn dò riêng tặng Cô giáo Việt văn mà thật thương bạn. Ngân Hà ơi! Nếu Hà biết...
Hải Phong