samedi 11 janvier 2014

Thật khó tin: Nước Mỹ hóa đá, Thác Niagara đóng băng



Thật khó tin, ngày hôm qua (09-01-2014) là ngày băng giá nhất thế kỷ 21 đối với một nữa lãnh thổ nước Mỹ. Thành phố New York và các bang xung quanh đã đạt đến nhiệt độ thấp kỷ lục. Mẹ thiên nhiên đã chứng tỏ quyền năng của mình bằng cách đóng băng tất cả mọi thứ. Từ con sông ở Chicago, đến ngọn hải đăng và hồ ở bang Michigan. Nhiệt độ đương nhiên cũng trở nên rất khắc nghiệt. Dưới dây là những hình ảnh về ”vạn vật hóa đá” vào buổi sáng băng giá ở Mỹ.
Một con cáo bị đông lạnh dưới con sông đóng băng.
Những nụ hoa trong băng

Một con tàu đông lạnh.

Một con thú nhồi bông bị phủ băng



Đồng xu mắc kẹt trong cột băng


Bong bóng nước


Thùng rác

Một ngọn hải đăng bị hóa đá gần hồ Michigan.

Sông Chicago bị đóng băng hoàn toàn.

Một bàn chơi beer-pong.



Thác nước cũng bị đông cứng ngoạn mục

Mây? không phải, đây chính xác là một tảng đá ven biển.


Cửa sổ nhà dân cũng đã bị nứt bởi áp lực khủng khiếp của băng tuyết từ bên ngoài.

Có ai từng nhìn thấy nước trong bồn cầu bị đóng băng bao giờ chưa?



Những bóng khí mêtan bị đóng băng ở Nam Cực

Biển báo STOP cũng không tránh khỏi.

Con ngựa dũng cảm ngất hành tinh khi dám bước chân trên Đại Dương Băng Hà.

Một bong bóng hóa đá.

Hình ảnh khó tin nhất mọi thời đại: ”Cột nước nóng đóng băng”.

Những bông hoa bị băng giá phủ lấp.

Một ngọn hải đăng khác cũng bị đóng băng gần hồ Michigan.

Giọt nước hóa đá khổng lồ.

Chú ếch bất hạnh bị hóa đá mất rồi!

Chưa kịp bay đi, chú chuồn chuồn này cũng chịu chung số phận hóa đá.

Cây bị đóng băng gần hồ Michigan.


Một bức tượng với tạo hình buồn rầu cũng bị băng giá phủ kín.


http://vietyo.com/forum/takechi-nuoc-my-bi-hoa-da-ngoan-muc/t489607/

Hiên tại, nước Mỹ đang phải chịu một đợt giá rét lịch sử với nhiệt độ lạnh giá như trên... Sao Hỏa. Cùng lúc đó, người dân tại đây đã được chứng kiến những thứ mà họ chưa từng được biết trước đó trong mùa giá lạnh.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 1
1. Thời tiết giá lạnh như thế này, phải rất cẩn thận khi mở cửa xe nếu không muốn chi tiền cho một tay nắm cửa xe mới.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 2
2. Tuyết dày tới mức người ta có thể "cuốn" tuyết lại như thế này.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 3
3. Hồ Michigan nhìn từ trên cao không khác gì một sân trượt băng khổng lồ.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 4
4. Đến cả "nhu cầu thiết yếu" của con người cũng bị đóng băng.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 5
5. Nhìn quả bong bóng này bị đóng băng dễ dàng là đủ hiểu thời tiết lạnh đến thế nào.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 6
6. Cửa sổ cũng phải "chảy nước" với thời tiết lạnh giá.

7. Đi tiểu "ra khói" - Trò vui nhộn của hai anh chàng nghịch ngợm.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 7
8. Các cột băng xuất hiện trong ga tàu điện ngầm tại New York.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 8
Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 9
9. Tất cả các con thú cưng như chó đều phải "mặc áo" và không được ra đường trong thời gian này.
Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 10
10. Chưa bao giờ đổ xăng lại khổ đến thế.

Chùm ảnh siêu ấn tượng về "mùa băng giá" tại Mỹ 11
11. Khuôn mặt tội nghiệp của hai chú chó được "đi bơi" giữa hồ bơi băng giá.





Thác Niagara đóng băng trong đợt lạnh kỷ lục

Ngày 8/1, một phần ngọn thác hùng vĩ nhất thế giới Niagara đã đóng băng do tác động của đợt lạnh khủng khiếp đang tấn công nước Mỹ.

sn1-3399-1389264410.jpg
Nước Mỹ đang trải qua một trong những màu đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử với nhiệt độ đo được có nơi lên tới -50 độ C. Nhiều bang trên đất Mỹ đều rơi vào cảnh đóng băng hoàn toàn, một phần ngọn thác kỳ vĩ nổi tiếng Niagara nằm ở biên giới Mỹ và Canada cũng phủ một màu trắng xóa.

sn2-4638-1389264410.jpg
Nhiệt độ đo được tại ngon thác này ngày 8/1 là -18 độ C. Đây là nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại đây. Trước đó, vào đầu thế kỷ 20, thác nước nổi tiếng này cũng từng đóng băng 4 lần, trong đó, lần gần nhất là vào năm 1936.

sn3-6961-1389264410.jpg
Đây được đánh giá là đợt lạnh kỷ lục trong những năm qua tại Mỹ khi nhiệt độ hôm qua tại 50 bang đều dưới 0 độ C.

sn4-4307-1389264410.jpg
Cây cầu Rainbow nổi tiếng bắc qua dòng sông đã đóng băng hoàn toàn.

sn5-7475-1389264410.jpg
Dòng nước đóng băng tức thì trước khi kịp rơi xuống, tạo thành cảnh tượng kỳ thú, hiếm có.

sn6-2489-1389264410.jpg
Cảnh vật dường như đều đã hóa đá dưới cái lạnh khủng khiếp.

sn7-8746-1389264410.jpg
sn8-5512-1389264410.jpg
Bất chấp nhiệt độ lạnh khủng khiếp, rất nhiều du khách vẫn tìm đến đây để ghi lại những khoảnh khắc hiếm có.

sn9-7493-1389264410.jpg

sn11-8034-1389264411.jpg
Trước đó, vào các năm 1890, 1911, 1902 và 1936, thác Niagara cũng từng rơi vào cảnh đóng băng trong mùa đông.

sn14-4338-1389264411.jpg
SuZi Nguyễn
Ảnh: Reuteurs
DP chuyển

vendredi 10 janvier 2014

Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép


Hôm thứ 4 vừa qua tại Paris, một người đàn ông 75 tuổi đã được cấy ghép thành công một quả
tim nhân tạo. Điều này không quá mới mẻ bởi những ca cấy ghép bộ phận nhân tạo đã bắt đầu
được thực hiện vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một quả tim nhân tạo giả sinh học do công ty chuyên sản xuất bộ
 phận nhân tạo Carmat của Pháp sản xuất được cấy ghép vào một con người và quan trọng hơn,
 đây cũng là quả tim nhân tạo  "tự điều hoà" đầu tiên trên thế giới, theo bác sĩ phẫu thuật
tim mạch Alain Carpentier.

Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép

"Tự điều hoà" theo ý của Carpentier tức là khả năng tăng tốc hoặc làm chậm dòng chảy
của  máu dựa trên nhu cầu sinh lý học của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân thực hiện một hoạt
động vật  lý đòi hỏi nhiều sức lực thì ngay lập tức, trái tim nhân tạo sẽ phản hồi bằng cách
đập nhanh hơn.
Điều này được thực hiện nhờ các cảm biến nhúng siêu nhỏ và các thuật toán tương ứng 
chạy trên vi xử lý được tích hợp.
Hầu hết các loại tim nhân tạo khác ngược lại đều đập ở một tốc độ không đổi. Do đó, bệnh
nhân phải tránh vận động nhiều và có nguy cơ trở nên khó thở và kiệt sức nhanh chóng.
Theo một báo cáo từ Reuters, quả tim nhân tạo của Carmat có kích thước tương đương 
tim của một người trưởng thành và có thể cấy ghép trên 80% đàn ông nhưng chỉ 20% phụ
 nữ. Carmat cho biết họ đã bắt đầu phát triển một phiên bản nhỏ hơn nhưng trọng lượng
 của quả tim vẫn nặng hơn gấp 3 lần so với tim thật, khoảng 900 gram.
Nguồn năng lượng cho quả tim được cung cấp bởi một gói pin Li-ion gắn ngoài được bệnh
 nhân  mang theo và một pin nhiên liệu tích hợp bên trong. Quả tim nhân tạo của Carmat 
được hướng  đến mục tiêu hoạt động liên tục trong ít nhất 5 năm (khoảng 230 triệu lần đập)
 mặc dù chỉ mới được thử nghiệm lần đầu tiên trên người. Mức độ thành công của ca cấy 
ghép sẽ được đánh giá dựa trên khả năng sống sót của người nhận ít nhất là thêm 1 tháng
sau đó.

Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép
Thông tin mới nhất về bệnh nhân vừa được cấy ghép là ông vẫn đang được hồi sức tích 
cực tại bệnh viện Georges Pompidou tại Paris. "Chúng tôi rất lấy làm vui mừng với lần 
cấy ghép đầu tiên này.
Mặc dù vậy,  vẫn còn quá sớm để đưa ra những kết luận về ca cấy ghép vừa được thực
hiện và chúng tôi vân đang  ở giai đoạn đầu của quá trình hậu phẫu", giám đốc điều hành
Carmat -Marcello Conviti cho biết.
Nếu hoạt động thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, những quả tim nhân tạo của Carmat dự kiến
sẽ được cung cấp trên toàn châu Âu vào đầu năm 2015 với mức giá từ 190.000 đến
250.000 USD .




Mô hình tim nhân tạo đầy đủ đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Telegraph.

 Giáo sư Carpentier và quả tim nhân tạo - Ảnh: Reuters 

Lê Kiểm sưu tầm

Tình Trạng Sa Sút Trí Nhớ ( BS Lương Lễ Hoàng)

 
BS Lương Lễ Hoàng
Đừng tưởng ngưởi già mới lẫn. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ "vừa nghe đã quên" của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.

 Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số... driver license !
Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày... lãnh lương!
 
Chuyện gì cũng có lý do.
 
Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm, do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày.
Đó là:
 
 * Thiếu ngủ:
Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya, dường như là "mốt" của nhiều cư dân trong các thành phố.
Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein.
Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm.
Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ, nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo, khiến bộ nhớ quên luôn công việc.
 
* Thiếu nước:
Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy.
Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng.
Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.
 
 * Thiếu dầu mỡ:
Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic... là món ăn chính của não bộ.
Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não.   Trái lại là khác.
Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não.
Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.
 
 * Thiếu dưỡng khí:
Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu.
Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng "đụng đâu quên đó.
 
 * Thiếu vận động:
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao  tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động.
Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm.
Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công..., miễn là ngày nào cũng có.
 
 * Thiếu tập luyện:
Muốn não "bén nhọn" như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài.
Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ  tranh..., kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.
 
 * Thừa Stress:
Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của  nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress.
Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính.
Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ...
Với bộ não "ngập rác" thì quên là cái chắc, vì đâu còn chỗ nào để nhớ!
 
* Thừa chất oxy-hóa:
Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào,  sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm... càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi.
Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa , vì do’ là biện pháp chinh’ để bộ nhớ đừng mau "hết đát".
Hãy đừng "đem não bỏ chợ" qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với  não bộ.
Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách có lúc "có vay có trả”!

 BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

jeudi 9 janvier 2014

Cánh Cửa Sổ

 
 John Milton
 
09 Tháng Giêng
 Cánh Cửa Sổ
 
 Trong nhiều năm qua, cứ mỗi lần mùa Giáng Sinh đến, một đài truyền hình bên Phi Luật Tân đều cho trình chiếu một phim ca vũ nhạc kịch mang tựa đề: "Tiếng âm nhạc".
 Trong cuốn phim, một nữ tập sinh thủ vai chính mang tên là Maria phải trạm trán với một quyết định quan trọng có thể thay đổi cả hướng đi của cuộc đời cô: Một là tiếp tục đường tu, hai là chấp nhận đóng vai trò làm mẹ của 7 đứa bé mồ côi. Cô đã thốt lên một câu mang đầy ý nghĩa: "Khi Thiên Chúa đóng cửa chính, thì ở đâu đó trong gian nhà, Ngài luôn mở một cánh cửa sổ".
 Trong cuộc sống, hàng triệu nguời mang niềm tin Kitô hình như cũng phải đương đầu với những cửa chính bị đóng kín mang nhiều hình thức của: những thử thách, đàn áp, nghi kỵ, thất bại, bệnh tật v.v… Nhưng họ luôn luôn ngẩng cao đầu lên để thưa: "Amen", một lời thưa, một câu nói biểu lộ niềm tin không bao giờ xao xuyến, lung lay bất chấp mọi nghịch cảnh.
 Họ có thể so sánh với những vĩ nhân trên thế giới đã từng thực hiện được những kỳ công bất chấp những khó khăn có thể so sánh với những then cài: - Họ giống như văn sĩ John Milton hoàn thành hai tuyệt tác văn chương mang tựa đề là: "Thiên Đàng đã mất" và "Thiên Đàng được tìm lại", trong lúc đã sống hoàn toàn trong đêm tối dày đặc, không thấy được một tia sáng mặt trời, không ngắm được các màu sắc sặc sỡ của một cánh hoa cũng như không thể thả hồn theo mộng trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, - Họ giống như nhạc sĩ Beethoven sáng tác những khúc đại hòa tấu xuất sắc nhất, kể cả đại khúc giao hưởng thứ 9, trong lúc ông đã không nghe được một tiếng chim hót, một tiếng suối chảy róc rách hay một tiếng khóc của trẻ thơ vì đôi tai ông bị điếc hoàn toàn.
  
"Khi Thiên Chúa đóng cửa chính, thì ở đâu đó trong gian nhà, Ngài luôn mở một cánh cửa sổ".
 Bước vào cuộc sống hằng ngày của năm mới, chúng ta, những người mang niềm tin Kitô, phải khám phá ra những cửa sổ bé nhỏ Thiên Chúa luôn hé mở để cho chúng ta thấy:
 Một tia sáng trong những vấn đề chúng ta tưởng là hoàn toàn đen tối. - Một luồng gió mát trong những hoàn cảnh chúng ta tưởng là hoàn toàn ngột ngạt khó thở. - Một tia hy vọng trong những trường hợp chúng ta tưởng là hoàn toàn tuyệt vọng.
Chén cơm trong ngày