lundi 16 février 2015

Hội chợ hoa lan ở Taiwan.

Phạm Anh chuyển

orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival
orchid festival

Nếp sống xưa của gia đình trung lưu Hà Nội

dimanche 15 février 2015

Sống để mà Yêu


hoa_9327.jpg


Có khoảnh khắc nào trong cuộc đời mà chúng ta dừng lại và tự hỏi mình rằng: “Ta sống để làm gì?”. Bao nhiêu năm trời bôn ba, xuôi ngược, chạy đua với thời cuộc, lo toan từng miếng cơm manh áo, để rồi giờ đây nhìn lại, ta được gì? Nhà cao, chức trọng? Tiền tài, danh vọng? Đó là những ai nhiều phước đức. Thất bại, bẽ bàng, chia ly, tan vỡ? Buồn nhiều cho những số phận hẩm hiu...

Có khoảnh khắc nào trong cuộc đời, mà chúng ta dừng lại và tự hỏi mình rằng: “Ta yêu để làm gì?”. Bao nhiêu năm trời lao đao lận đận, chạy đuổi theo tiếng gọi của trái tim, để rồi giờ đây nhìn lại, ta được gì? Vợ đẹp, con ngoan? Mái nhà đầm ấm? Đó là những ai nhiều phước đức. Nửa đêm thức giấc, nhìn quanh một mình? Buồn nhiều cho duyên kiếp đìu hiu...

Cuộc đời này có mấy ai dám bảo rằng, tôi sống mà chưa từng bao giờ yêu? Con mới chào đời, Mẹ đã yêu con. Khi bắt đầu cất tiếng khóc, con yêu bầu sữa Mẹ. Ba yêu tiếng bi bô khi con tập nói. Bà yêu đôi chân chập chững lúc cháu tập đi. Cu Tèo yêu chiếc diều giấy mỗi chiều lộng gió. Bé Tí yêu cô búp bê bằng gỗ chẳng muốn rời. 

Trưởng thành hơn, tuổi trẻ thường yêu tiền, yêu sự nghiệp, yêu công danh, yêu vật chất. Chữ Yêu của tuổi trẻ gần như đồng nghĩa với yêu đời, bởi vì cuộc sống ở lứa tuổi này, đa số thường rất dễ yêu. Có thất bại, chán nản đi nữa, thanh niên thường cho rằng, mình còn nhiều thời gian để làm lại, và vì thế cuộc đời nào mất cái vẻ đáng yêu? 

Bước vào tuổi trung niên, con người thường bắt đầu nhận ra được chân lý cuộc đời, qua mái tóc lắc rắc muối tiêu, khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, với đủ vị đời ngọt bùi cay đắng. Có khóc, có cười, có đau, có sướng. Thế nhưng con người vẫn tiếp tục sống để mà yêu, yêu nửa đoạn đường đời vẫn còn trước mặt. 

Qua tuổi xế chiều, người già vẫn yêu. Yêu kỷ niệm, yêu nét dễ thương của “ngày xưa hoàng thị”. Có người yêu quá khứ huy hoàng; có kẻ yêu mối tình xưa chưa một lần dám tỏ. Và cũng chính vì chữ yêu, mà người ta bám lấy cuộc sống, vì dầu gì, người già cũng vẫn có trái tim...

Không phải ai cũng may mắn trong cuộc sống tình yêu. Đâu phải dễ dàng cứ lớn lên rồi gặp người mình yêu; lại có phước được chung sống với người yêu mình; và lại còn có duyên bên nhau tới ngày răng long đầu bạc...

Con người cần tình yêu để mà sống, nhưng con người không có tình yêu vẫn phải sống. Ta sống vì đã mang thân xác con người. Ta sống vì bổn phận với người thân. Ta sống vì con người sinh ra, sinh mạng là quý báu. Cho nên ta sống để mà yêu, và ta yêu để có được niềm vui trong cuộc sống.

Bao nhiêu năm qua, nhiều người đã cố gắng đi tìm định nghĩa chung của hai chữ tình yêu. Nhưng hỡi ôi....

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...

Thế thì làm sao mới đúng nghĩa là Tình Yêu?

Có người nói: “Tình yêu chẳng có gì là khó hiểu”. Như khi đói được ăn thì thấy sướng; như lúc khát được uống thật là vui. Yêu là lâng lâng, là một cảm giác tuyệt vời mà ai yêu thời khắc biết...

Có kẻ bảo: “Tình yêu chẳng làm sao hiểu nổi”. Yêu ai yêu cả đường đi. Yêu làm con người ta mù quáng. Yêu thì trái ấu cũng tròn. Yêu khiến người thông minh cũng thành kẻ ngu si...

Tình yêu ngay chính nó cũng đã có rất nhiều mâu thuẫn. Ta yêu nhưng ta lại không biết làm sao yêu cho đúng với sự mong chờ ở nơi người ta yêu. Và cả chính người yêu ta, cũng không biết yêu ta đúng như ý mà ta mong muốn được yêu. Người ta hay nói con người có duyên lắm mới gặp được nhau. Và có phước lắm hai kẻ yêu nhau mới được sống đời mãi mãi. Còn bằng không, thì dẫu có muốn yêu cũng không được. Hay có được mà trái tim vẫn chẳng chịu yêu...

Và tình yêu đôi khi lại rắn mắc. Người ta bảo: “Theo tình, tình chạy. Bỏ tình, tình theo”. Ba người yêu nhau thì sẽ thành trò chơi cút bắt. Ba kẻ trốn tìm cứ mãi lẩn trốn loanh quanh...

Còn với những ai đã từng một lần dang dở, hay vẫn đang tìm kiếm nửa kia của đời mình, xin đừng vội nản. Vì nếu ta không được Yêu để mà Sống, thì ta hãy nên Sống để mà Yêu... 

Tình yêu không chỉ giới hạn trong tình yêu trai gái. Thế giới bao la. Tình yêu cũng vậy. Ta yêu cha, yêu mẹ, yêu chị, yêu em. Ta yêu bạn yêu bè, yêu cỏ cây hoa lá. Yêu tiếng cười giòn của em bé không quen biết. Yêu cái miệng móm mém của cụ già đã rụng hết răng. Và ta yêu rất nhiều thứ chung quanh ta nữa.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay quên nói ba tiếng “I love You” với một người thân nào đó của mình. Phải chăng vì ta bận rộn? Hay là ta cho rằng chuyện đó không cần thiết mấy mà phải quan tâm. Khi yêu, người ta thường hay nghĩ rằng “người ấy” luôn luôn đủ thông minh để hiểu hết tất cả những gì mình làm, những gì mình nghĩ.

Khi yêu, người ta thường hay cho rằng, lời nói ngọt ngào cũng không quan trọng là bao. Miễn sao chúng ta hiểu ý nhau là đủ rồi. Vậy thì... bao nhiêu là đủ?

Tình yêu của bạn, bất kể là dành cho người yêu, người thân, người bạn, hay những người chung quanh, đôi khi hãy nên nói thành lời, đôi khi nên là những phút giây bên người ấy. Khi yêu, ta phải nên biểu đạt tình cảm của mình bằng mọi phương cách. Đối với nhiều người, phương pháp biểu đạt qua lời nói và hành động hàng ngày, là dễ dàng và cụ thể nhất.

Hãy nói lên lời yêu thương trong tim bạn, đến những người mà bạn đang yêu mến xung quanh mình.

Em ơi nghe chăng Tình yêu,
Tình yêu hát ở trong lòng
Như Xuân đang sang mênh mang
Như con tim yêu thương nồng cháy...

Hãy Sống để mà Yêu, Yêu thật nhiều và Yêu cho đúng ý người ta...

Nhân ngày lễ Tình yêu, xin cho tôi được một lần nữa - Sống để mà Yêu, qua lời nói chân thành nhất:

Tôi yêu bạn, yêu đời và yêu cả người dưng...

Hoàng Thanh.
P.Anh chuyển

Người thành công làm gì vào tối Chủ Nhật


Họ sẽ dành thời gian cho gia đình, lên kế hoạch về một cuộc vui sắp tới, đi tình nguyện hay hoàn thành những lời hứa trong tuần.
Hầu hết mọi người sẽ nói với bạn rằng họ không hề mong đến tối Chủ nhật. Một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2013 bởi trang web Monster.com chỉ ra rằng 78% người trưởng thành trên thế giới thường phải trải qua "những tối Chủ nhật ảm đạm". Nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy buồn bã khi nghĩ đến việc phải quay lại với công việc vào sáng thứ Hai.
Business Insider đã tổng hợp danh sách những việc người thành đạt thường làm để buổi tối Chủ nhật trở nên thật ý nghĩa, chứ không hề đáng sợ.
1. Dành thời gian với gia đình, bạn bè và những người quan trọng

Chủ Nhật là ngày bạn nên dành thời gian bên người thân, bè bạn. Ảnh: Flickr
Roy Cohen, tác giả cuốn sách "Bí quyết tồn tại của các chuyên gia phố Wall" cho biết: "Người thành đạt luôn ý thức được sự bận rộn của mình trong suốt tuần làm việc, họ biết rằng thật khó để dành thời gian cho người thân vào những ngày này. Bởi vậy, họ tranh thủ tối Chủ nhật để làm điều đó".
2. Lên một kế hoạch vui vẻ
Laura Vanderkam - tác giả cuốn sách "Người thành công làm gì vào cuối tuần" cho biết đây là bí quyết quan trọng nhất. Nhờ kế hoạch đã vạch ra trước, kỳ nghỉ cuối tuần của bạn dường như sẽ dài hơn, và bạn sẽ tập trung hơn vào những điều thú vị sắp tới, thay vì lãng phí thời gian để nghĩ đến buổi sáng đầu tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị cho tối Chủ Nhật một bộ phim thật hay để mọi người cùng thưởng thức, hoặc tổ chức một trận thi đấu bowling vui vẻ.
3. Lập kế hoạch cho tuần tới
Marsha Egan, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho biết, nhiều người thành đạt có thói quen dành tối Chủ Nhật để lập mục tiêu và thời hạn thực hiện cho tuần tới. Bí quyết dành cho bạn là hãy làm việc này trong tâm thế thoải mái chứ đừng quá căng thẳng hoặc gượng ép.
4. Tập thể dục
Egan khuyên bạn nên thử đi dạo bộ, chơi một ván tennis, hay đến phòng tập gym. Còn Vanderkam thì tiết lộ nhà sản xuất các chương trình truyền hình thực tế - Aliza Rosen thường tập yoga vào 6h tối Chủ Nhật hàng tuần. Rosen cho biết đây là phương pháp hữu hiệu giúp loại bỏ độc tố, cũng như căng thẳng tích tụ trong suốt một tuần, đồng thời làm cho bản thân tập trung hơn cho ngày thứ Hai sắp tới.
5. Ăn món gì đó tốt cho sức khỏe
Bạn sẽ thấy thật thoải mái khi được nằm thư giãn và nhâm nhi vài ly rượu vang hay đồ uống mà mình yêu thích. Tuy nhiên, CEO Joyce Marter của Urban Balance cho biết, rượu là tác nhân gây trầm cảm và sẽ khiến cơ thể bạn uể oải vào sáng hôm sau. "Vì vậy, hãy thử làm cho mình một bữa ăn bổ dưỡng, thưởng thức cùng một loại trà thảo mộc hoặc nước chanh", cô chia sẻ.
6. Đọc sách
Nhiều người thành đạt có thói quen đọc sách trước khi đi ngủ. Bởi vậy, việc đọc sách vào tối Chủ Nhật cũng trở thành thông lệ.
7. Thực hiện những cam kết
Cohen cho biết: "Trong tuần, chúng ta thường hứa hẹn nhiều điều, dù không thể nào có đủ thời gian thực hiện tất cả những lời hứa ấy". Bởi vậy, tối Chủ nNật là khoảng thời gian để chúng ta hiện thực hóa những cam kết, có khi đơn giản chỉ là trả lời email.
8. Thư giãn
Biết trước là tuần tới sẽ có rất nhiều việc phải làm, vì vậy, một giấc ngủ sâu, ngon lành và một bữa ăn bổ dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Theo Cohen, đây gọi là "nạp nhiên liệu cho cơ thể và đầu óc".
9. Suy nghĩ và chiêm nghiệm
Cuối tuần là khoảng thời gian thích hợp để nghĩ lại những gì đã trải qua cũng như cảm xúc của mình trong cả một tuần dài, đặc biệt là với những ai thường phải trải qua tối Chủ Nhật ảm đạm. Viết lại suy nghĩ của mình vào một mẩu giấy có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân của những khó chịu mà mình đang gặp phải. Chúng cũng có thể sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi nhận ra vấn đề thực ra cũng không quá tệ.
10. Làm tình nguyện
Vanderkam cho biết, một bí quyết khác để khép lại những ngày cuối tuần là đi làm tình nguyện. Cô cho biết, chẳng thứ gì có thể khiến bạn quên đi mọi phiền muộn như là khi phục vụ những người kém may mắn. "Đây cũng là cách để gắn kết mọi người, bởi một khi sang tuần mới mọi người lại đường ai nấy đi", cô chia sẻ.
11. Khép lại ngày chủ nhật với tâm trạng hứng khởi
Giáo sư Michael Woodward, nhà tâm lý học kiêm tác giả cuốn sách "The YOU Plan" từng viết: "Dù bạn có cảm thấy thế nào đi chăng nữa, ngày thứ Hai vẫn tới như một lẽ tự nhiên. Bởi vậy, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực trước khi khép lại những ngày cuối tuần".
Cohen cho biết: "Những thói quen cho buổi tối Chủ Nhật giúp ta định hình được tuần mới, đồng thời khiến bản thân sẵn sàng cho những điều bất ngờ". Người thành công đã dùng những cách này để khởi động tuần làm việc với tâm trạng không thể tốt hơn.
Thanh Tuyền

samedi 14 février 2015

Đại sứ Mỹ và bạn đời học gói bánh chưng đón Tết Việt Nam


Đức Huy - Thành Đạt - Hải Trung | 12/02/2015 17:00
                         

Chia sẻ:

Hôm nay (12/2) tại nhà riêng, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã tổ chức gói bánh chưng, chuẩn bị cho lần đầu tiên đón Tết ở Việt Nam cùng gia đình.

Đối với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, Tết Ất Mùi 2015 là một cái Tết vô cùng đặc biệt.
Không chỉ là cái Tết đầu tiên tại Việt Nam với tư cách là Đại sứ, năm nay còn là lần đầu tiên ông được tận hưởng không khí Tết cùng gia đình.
Do đó, Ngài Đại sứ quyết định sẽ đón Tết như một người Việt Nam thực thụ. Hôm 23 tháng Chạp vừa qua, trong tiết trời mưa lạnh tại Hồ Tây, ông đã thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời.
Và hôm nay, nhân dịp Tết đến xuân về, ngài Đại sứ cùng gia đình đã dành thời gian học thêm một truyền thống ngày Tết nữa của người dân Việt Nam, đó là gói bánh chưng.
"Tôi đã ăn rất nhiều, nhưng chưa bao giờ gói", Ngài Đại sứ đùa hóm hỉnh.
Dù đây mới là lần đầu, nhưng ông "học bài" rất nhanh, và được người hướng dẫn khen là "thông minh".
"Đó là lý do tôi là Đại sứ", ông đáp lại bằng tiếng Việt.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi gói bánh chưng tại nhà riêng hôm nay của Đại sứ Osius:
Tạp dề chỉnh tề, chuẩn bị vào bếp.
Tạp dề chỉnh tề, chuẩn bị vào bếp.
Bước đầu tiên: đổ gạo nếp.
Bước đầu tiên: đổ gạo nếp.
Rắc đậu xanh.
Rắc đậu xanh.
Tiếp đến là thịt mỡ.
Tiếp đến là thịt mỡ.
Lớp đậu xanh thứ hai. Trong lúc học gói bánh chưng, ngài Đại sứ cũng tranh thủ tăng thêm vốn từ tiếng Việt của mình. Hôm nay, ông đã học được các từ mới như đậu xanh hay lạt.
Lớp đậu xanh thứ hai. Trong lúc học gói bánh chưng, ngài Đại sứ cũng "tranh thủ" tăng thêm vốn từ tiếng Việt của mình. Hôm nay, ông đã học được các từ mới như "đậu xanh" hay "lạt".
Bạn đời của ngài Đại sứ, chuyên viên ngoại giao Clayton Bond (giữa), góp sức đổ lớp gạo nếp trên cùng.
Bạn đời của ngài Đại sứ, chuyên viên ngoại giao Clayton Bond (giữa), góp sức đổ lớp gạo nếp trên cùng.
Gói khuôn và buộc từng sợi lạt. Ngài Đại sứ cũng nhắc tới sự tích Lang Liêu
Gói khuôn và buộc từng sợi lạt. Ngài Đại sứ cũng nhắc tới Lang Liêu và sự tích bánh chưng bánh dầy.
 Video: Đại sứ Ted Osius học gói bánh chưng.
Cắt đoạn lạt thừa.
Cắt bớt những đoạn lạt thừa.
alt
Sản phẩm hoàn chỉnh.
Gói bánh chưng xong, ngài Đại sứ rời bếp lên phòng khách để nghe giải thích nguồn gốc và câu chuyện đằng sau các món ăn truyền thống của Việt Nam trong dịp Tết.
Người hướng dẫn giải thích nguồn gốc bánh chưng, giò đông, và các loại mứt.
Người hướng dẫn giải thích nguồn gốc bánh chưng, giò và các loại mứt.
alt
Các món ăn Tết truyền thống của người Việt: bánh chưng, xôi gấc, giò đông, mứt  quất, mứt dừa, mứt gừng...
Các món ăn Tết truyền thống của người Việt: bánh chưng, xôi gấc, giò thủ, mứt quất, mứt dừa, mứt gừng...
Ngài Đại sứ thưởng thức một miếng bánh chưng, món ăn sáng khoái khẩu của ông ở Việt Nam.
Ngài Đại sứ thưởng thức một miếng bánh chưng, món ăn sáng "khoái khẩu" của ông ở Việt Nam.
Phòng khách của ngài Đại sứ đã có đầy đủ đào quất.
Phòng khách của ngài Đại sứ đã có đầy đủ đào quất.
Tráng miệng bằng mứt quất.
Tráng miệng bằng mứt quất.
P.Anh chuyển 
Nguồn