vendredi 16 septembre 2016

Trẻ em Nhật đến trường không phải vì điểm số mà để làm điều rất nhiều trẻ Việt không làm được

Các thầy cô giáo, các trường học và cha mẹ ở Nhật không quan tâm chúng sẽ học được gì ở trường, bởi mối quan tâm lớn nhất của họ là mỗi ngày đi học con được chạy nhảy bao nhiêu phút, đi bộ được bao nhiêu cây số và có được vui đùa thoải mái ngoài trời hay không.


Bắt đầu một năm học mới cũng là lúc cha mẹ Việt bắt đầu bao nhiêu nỗi lo, nào con không học chữ sớm đi học có bị "đì" không, làm bài tập về nhà thế nào, làm sao để con dậy sớm vượt đường tắc để đến trường đúng giờ, phải học thế nào để cuối năm được học sinh giỏi... Còn những đứa trẻ thì hàng sáng bịt khẩu trang kín mít, mệt mỏi ngái ngủ ngồi sau xe bố mẹ đến trường, đến nơi, chúng lại bị "nhốt" trong lớp học chật chội, nhiều nơi còn "cấm" chúng chạy nhảy, đùa nghịch; nhiều trường không có một khoảng sân đủ rộng để học sinh nô đùa lúc ra chơi...

Cứ thế suốt một ngày, lũ trẻ mụ mị với chữ nghĩa, bài tập, điểm số; chưa kể đến những giờ học thêm kéo dài đến tối muộn sau giờ tan trường. Trong khi đó, trẻ em Nhật lại khởi đầu một ngày mới bằng việc đi bộ đến trường, điều mà nghe thì tưởng chừng vô cùng đơn giản, nhưng để thực hiện được lại là cả một câu chuyện dài.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 1

Một ngày mới của trẻ em Nhật Bản thường bat dau bằng việc cùng bạn bè đi bộ đến trường một cách đầy hào hứng và vui vẻ thế này.

Ngôi trường Fuji ở ngoại ô thành phố Tokyo Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới với thiết kế từng mi-li-mét theo triết lý giáo dục Nhật Bản. Trong lần xuất hiện ở show truyền hình nổi tiếng TED, kiến trúc sư Takaharu đã khiến tất cả khán giả ồ lên kinh ngạc khi ông chia sẻ một biểu đồ thống kê "khu vực vận động" của một em bé học sinh trong trường. Theo đó, cậu bé này trong 20 phút đã đi bộ tới 6km vòng quanh các khu vực trong trường và theo yêu cầu của thầy hiệu trưởng, ngôi trường được thiết kế để trung bình mỗi học sinh sẽ được vận động (đi bộ, chạy nhảy) khoảng 4km mỗi ngày. Câu chuyện về tinh thần vận động ở trường Fuji chỉ là một nét vẽ rất nhỏ trong bức tranh giáo dục thể chất chung ở các trường học Nhật Bản.

Bài phát biểu ấn tượng của kiến trúc sư Takaharu trên show truyền hình TED về ngôi trường Fuji ở Tokyo.

Ngày đầu tiên đi học lớp 1 cũng là ngày đánh dấu chính thức việc trẻ em Nhật sẽ phải tự đi bộ đến trường , đó là một việc BẮT BUỘC đối với các em nhỏ. Để bao đảm sự an toàn cho lũ trẻ trên đường đi học, suốt trong những năm học mầm non, bố mẹ Nhật đã đi bộ đi học cùng con hàng ngày để dạy con những bài học an toàn và quy tắc tham gia giao thông, thêm vào đó, cả xã hội Nhật, từ khu phố, tới chính phủ đều tham gia vào việc này khi bao đảm an toàn ở các hệ thống tàu điện ngầm, xe bus, cho tới đội ngũ các tình nguyện viên rải rác trên khắp đường phố giữ nhiệm vụ quan sát và để mắt tới những đứa trẻ đang đi học trên đường.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 2
Tự đi bộ đến trường là một việc làm bắt buộc đối với trẻ em Nhật từ khi chúng bắt đầu vào lớp 1.

Theo kết quả của báo cáo "Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu" với những phân tích chi tiết nhất từng được thực hiện về vấn đề sức khỏe và tuổi thọ ở từng quốc gia được công bố bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates trên thời báo y khoa danh tiếng Lancet, một em bé sinh ra ở Nhật Bản ngày nay sẽ có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh hơn một em bé sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Một trong những yếu tố tác động đến kết quả kì diệu này được đưa ra đó chính là gia đình và nhà trường ở đây đã thực sự giúp trẻ ham thích vận động mỗi ngày.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 3
Cho dù thời tiết có khắc nghiệt như thế nào, mưa, tuyết hay nắng thì học sinh ở Nhật vẫn duy trì các hoạt động vui chơi, đi dạo, vận động ngoài trời như thế này.

Trong cuốn sách "Secrets of the World's Heathest Children" (cuốn sách được dịch ra tiếng Việt với tên "Nuôi con khỏe"), tác giả Naomi Moriyama và William Doyle chia sẻ: "Mỗi ngày đến trường, hàng triệu trẻ em trên khắp nước Nhật luôn làm những điều đem lại cho mình nguồn sức khỏe dồi dào. Các em đi bộ đến trường rồi về nhà. Các em đi rất nhiều, đi mỗi ngày. Chính hoạt động thể chất đơn giản nhưng cực kì hiệu quả này đã hàng ngày giúp các em thực hiện được lời khuyến nghị của rất nhiều chuyên gia sức khỏe: trẻ em nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày với những cường độ khác nhau từ thấp đến cao. Các em đã hoàn thành được lượng vận động này trước cả khi thêm vào bất kỳ hoạt động thể thao nào. Điều này đã đóng góp không nhỏ và sự khỏe mạnh của trẻ em Nhật Bản."

Tại các trường học, nếu là trường mầm non, các hoạt động "học tập" chủ yếu của trẻ em Nhật là vui đùa, chạy nhảy ngoài thiên nhiên, chúng không bị gò bó trong những lớp học 4 bức tường mà được thỏa sức ùa ra sân trường tìm hiểu về thiên nhiên, tham gia trồng rau, quan sát các loài động vật... Các thầy cô giáo ở Nhật tin rằng, thiên nhiên chính là lớp học tuyệt vời nhất cho mọi đứa trẻ, vì thế, họ tận dụng tối đa thời gian có thể để học sinh của mình được nghịch nước, vầy bùn và nô đùa thỏa sức. Còn tại các trường học từ tiểu học lên tới trung học phổ thông, giờ ra chơi luôn được ưu tiên để trẻ được vận động, chơi trò chơi, giải tỏa căng thẳng, các câu lạc bộ thể thao cũng được xây dựng phong phú trong các trường học để khuyến khích học sinh lựa chọn theo đuổi tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích nhất.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 4
Tiết học ngoài trời với các hoạt động thể chất phong phú luôn là ưu tiên hàng đầu tại các trường học ở Nhật, đặc biệt là ở các trường mầm non và tiểu học.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 5
Học sinh được chia thành các nhóm để tự tổ chức vui đùa, chơi trò chơi cùng nhau.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 6
Hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục thỏa sức vui đùa trong công viên là hình ảnh thường thấy ở Nhật.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 7
Các trường học ở Nhật thường xuyên tổ chức các ngày hội thể thao như một hoạt động đặc biệt để giúp các em yêu thích vận động hơn và biến nó thành một thói quen hàng ngày.

Tre em Nhat den truong khong phai vi diem so ma de lam dieu rat nhieu tre Viet khong lam duoc - Anh 8
Một giờ học bơi trong bể bơi của trường tại một trường cấp 2 ở Nhật.

Bắt đầu một ngày mới, một năm học mới với một tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh chính là bí quyết để trẻ em Nhật luôn hào hứng đến trường và đạt thành tích học tập tốt - "triết lý" này thấm nhuần trong quan điểm của cha mẹ Nhật, thầy cô giáo Nhật, nhà trường Nhật và cả xã hội Nhật. Họ luôn mở sẵn thật rộng những cánh cửa đầy năng lượng và háo hức để chào đón những đứa trẻ để chính từ những cánh cửa ấy, lũ trẻ lớn lên và tự tin mở ra những cánh cửa còn rộng lớn hơn, tuyệt vời hơn cho chính mình.

Hồng Công chuyển 

mercredi 14 septembre 2016

Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người về ăn xin, một khách du lịch người Việt Nam đã có thử nghiệm xã hội tuyệt vời về phản ứng của người dân, du khách tại Nepal với người nghèo khó.
    Nhắc tới Nepal, nhiều người sẽ nghĩ tới dãy Himalaya hùng vĩ hay đỉnh Everest thách thức bất kì người đi du lịch nào muốn khám phá. Thế nhưng, ngoài những danh lam thắng cảnh hùng vĩ trên thì Nepal là một quốc gia nghèo, họ thường xuyên gặp phải thiên tai và sống chủ yếu nhờ vào du lịch.
    Tại Nepal có rất nhiều người ăn xin, những người ăn xin này khổ sở, buồn rầu và tạo cảm giác đáng thương để được người khác bố thí.
    Mặc dù nghèo khó thế, nhưng Nepal coi sự hạnh phúc của người dân chính là thịnh vượng và một người Việt mới đây đã minh chứng rằng tại Nepal hạnh phúc mới là quan trọng nhất.

    Đây là anh Nguyễn Ngọc Quỳnh, người đã có một thử nghiệm xã hội rất độc đáo ở Nepal. Anh biến mình trở thành một người ăn xin nhưng sẵn sàng cho những người kém may mắn. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Thử nghiệm này được anh thực hiện tại Kathmandu, Nepal và khi "đóng giả" ăn xin, anh để dưới chân mình một chiếc mũ và một mảnh giấy với nội dung:
    "Tôi vui, hãy lấy nếu bạn buồn, hãy cho nếu bạn vui". Sau đó tự bỏ vào mũ của anh 15 tờ 5 rubi (khoảng 15.000VNĐ) để ai đó lấy nếu họ buồn.
    Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ - Ảnh 2.
    Thử nghiệm xã hội "giả" ăn xin. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Theo anh Quỳnh, vị trí anh chọn chỗ để "xin" tiền cũng gần với những người ăn xin khác. Thế nhưng thay vì thực hiện theo cách truyền thống, cách thức của anh Quỳnh lại gây bất ngờ cho nhiều du khách cũng như người dân địa phương và thậm chí là cả những "đồng nghiệp" tại Nepal.
    Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ - Ảnh 3.
    Mẩu giấy nhỏ phía dưới giúp anh nhanh chóng được chú ý. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ - Ảnh 4.
    Điều bất ngờ ở đây là không một ai lấy tiền trong mũ anh. Và thậm chí nhiều người còn thả tiền vào bên trong chiếc mũ anh để phía dưới. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ - Ảnh 5.
    Chỉ sau khoảng thời gian ngắn, anh có thu nhập cao hơn hẳn những người ăn xin khác cùng khu vực. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ - Ảnh 6.
    Sau thử nghiệm này, có vẻ như người Nepal không tham lam, họ không lấy những gì không thuộc về mình nhưng lại sẵn sàng cho những người khác. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Anh Quỳnh cho rằng những người ăn xin xung quanh chỉ được trung bình 5-20 rubi trong khi anh được cho từ 5-200 rubi. Và sau khi đã có kha khá tiền, anh bắt đầu vẫy những người ăn xin xung quanh sau đó cho họ tiền.
    Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ - Ảnh 7.
    Anh Quỳnh lấy số tiền trong mũ đưa cho một người ăn xin khác. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Và thật bất ngờ, khi cho tiền những người ăn xin khác, khu vực của anh Quỳnh càng đông đúc hơn. Anh cho rằng mình trở thành hiện tượng lạ ở đây và sau khi cho người khác, anh nhận được càng nhiều hơn. Hành động của anh Quỳnh bắt đầu làm những người ăn xin khu vực này thắc mắc.
    Chỉ sau nửa tiếng "đóng giả" ăn xin, anh Quỳnh nhận được tới 3 nghìn rubi (hơn 600.000VNĐ) và đây là số tiền kỉ lục mà nhiều người ăn xin khác ở đây từng nhận được.
    Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở Nepal và kết quả nhận được thật bất ngờ - Ảnh 8.
    Anh Quỳnh chia khoản tiền của mình cho những người ăn xin khác. Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
    Sau cùng, khi đám đông ngày một lớn hơn, anh Quỳnh rời khỏi vị trí ngồi của mình vì lo ngại sẽ làm ảnh hưởng tới giao thông. Số tiền mà anh nhận được sau khi "đóng giả" ăn xin được phân phát phần lớn cho những người ăn xin khác trong khu vực, anh giữ lại một phần nhỏ mua đồ lưu niệm để ghi lại kỉ niệm đóng giả ăn xin của mình.
    Nghèo là thế, khổ là thế nhưng những người dân sinh sống cùng khách du lịch tại Nepal luôn giữ cho mình một phong cách sống đẹp, sẽ ra sao nếu một thử nghiệm xã hội tương tự được thực hiện ở Việt Nam?
    P.Anh chuyển

    lundi 12 septembre 2016

    Beautiful Churches From Around the World

    Beautiful Churches From Around the World
    Churches are beautiful and peaceful places that always manage to put me in a relaxed state of mind. Perhaps it is their beauty or their design, but this amazing feeling is even more powerful at these 22 most iconic and majestic of churches. I'm fortunate to say that I have been to a few of these sanctuaries, which are all built with a unique design. Some of them even come with an incredible backdrop. While I hope to visit them all one day, for now I would just like to share images of these beautiful places with you.
    Las Lajas Sanctuary – Colombia
    church
     Basilica of the National Vow – Quito, Ecuadorchurch
    Cadet Chapel at the Air Force Academy – Colorado
    church photos

    Cathedral of Christ the Saviour – Moscow, Russia
    church

    Cathedral-Basilica – New Orleans
    church

    Church of Dmitry on Blood – Uglich, Russia
    church

    Church of Our Savior – St. Petersburg, Russia
    church


    Church of Assumption – Bled Lake, Slovenia
    church

    Asis Church – New Mexico
    church photos

    Collegiate Church of Notre-Dame – Dinant, Belgium
    church photos
    Heddal Stave Church – Norway
    church photos
    Lutheran Church of Hallgrimur – Iceland
    church photos
    Cathedral of Our Lady Aparecida – Brasilia, Brazil
    church photos
    Nuestra Senora de Gracia – Cuenca, Spain
    church
    Our Lady of Covadonga Cathedral – Spain
    church photos
    Sacre-Coeur Basilica – Paris
    church photos
    Saint Peter’s Basilica – Rome
    church photos
    Salisbury Cathedral – Britain
    church photos
    St. Basil’s – Moscow, Russia
    church photos
    St. Michaels Cathedral - Kiev, Ukraine
    church
    St. Vinzenz Church – Austria
    church photos
    Temple of the Church of Jesus Christ of Latter-day Saints – San Diego, California
    church photos


    __

    Phép lạ vĩ đại không ai có thể chối cãi

    Wednesday, August 17, 2016


    Phép lạ vĩ đại không ai có thể chối cãi

    image


    Chắc hẳn khi nhắc đến tên Fatima, các bạn đã nghe nói đến phép lạ mặt trời quay?  Nhưng các bạn có biết rằng qua cách thức phép lạ xảy ra, thì đây hẳn là một phép lạ vĩ đại nhất chưa từng xảy ra trong lịch sử Giáo Hội? Hay: Phải chăng đây là một chuyện thêm thắt và bịa đặt thái quá?

    Hy vọng qua những dòng sau đây, các bạn sẽ có được sự nhận định chính xác hơn.

    Để mọi người tin

    image
    Vào ngày 13.10.1917, tại ngọn đồi Cova da Iria ở Fatima, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã hiện ra lần thứ sáu với ba trẻ chăn chiên: Lucia (10 tuổi), Francisco (7 tuổi) và Jacinta (6 tuổi).

    image
    Nhưng nhiều người cho rằng việc Đức Mẹ hiện ra chỉ là trò hề, do ba đứa trẻ nhà quê bịa đặt ra để gạt gẫm người khác, hay do thủ đoạn của những người lớn đứng phía sau giật dây để nhắm tới một mục đích chính trị hay kinh tế nào đó.  Chính bà mẹ Lucia cũng hoàn toàn nghi ngờ, đến nỗi bà còn đánh đập con gái mình vì cho rằng Lucia nói dối.

    Để đánh tan sự nghi ngờ và bất tín của thiên hạ, nhất là để mọi người tin nhận biến cố Fatima là sự thật, trong lần hiện ra vào ngày 13.07.1917,  Vị Thiên Nữ đã hứa là vào ngày 13.10.1917, sẽ có một phép lạ vĩ đại xảy ra trước sự chứng kiến của mọi người.

    Lời hứa này còn được Vị Thiên Nữ nhắc lại vào ngày 19.08.1917 và vào ngày 13.09.1917.

    image
    Vâng, trong lần hiện ra vào ngày 13.09. 1917, sự thông báo của Vị Thiên Nữ về một phép lạ vĩ đại sẽ xảy ra vào ngày 13 thang 10 tới, cũng được ba trẻ nói cho mọi người hay. Vì thế, đúng vào ngày đó, đã có khoảng từ 50 đến 70.000 người đã tấp nập đổ xô về Fatima, trong số họ, gồm có đủ mọi hạng người, từ các tín hữu, những người tò mò cho đến cả những người nghi ngờ chống đối.

    Nhiều phóng viên của những tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha cũng đều có mặt trong lần hiện ra hôm đó. Nhưng có lẽ những phóng viên này chỉ muốn đến để soạn sửa cho bản tin ăn khách sẽ được đăng ở trang nhất trên các tờ báo của họ trong số ra ngày mai với tít lớn: 

    image
    «Sự thất bại ê chề của hiện tượng Fatima», hay: «Nhân loại văn minh của thế kỷ XX vẫn còn bị những chuyện hoang đường lừa đảo »  kèm theo những bài bình luận đầy giọng mỉa mai châm biếm tôn giáo, nếu như phép lạ đã được loan báo trước, không xảy ra. Nhưng vào ngày 13.10.1917, mọi sự đã xảy ra hoàn toàn khác với ý nghĩ của những nhà báo này: 

    image
    Phép lạ cả thể đã thực sự xảy ra; mặt trời đã quay cuồng trước sự chứng kiến của tất cả mọi người có mặt hôm đó.

    Một vị giáo sư là chứng nhân hiện tượng lạ lùng hôm đó

    Ở đây, chúng ta hãy nghe tiến sĩ José Maria Proença de Almeida Garrett, giáo sư môn khoa học tự nhiên đại học Coimbra, kể lại những gì ông đã quan sát thấy ở Fatima hôm đó. Vì ông là một giáo sư, nên lời tường trình của ông rất khả tín và gây được sự chú ý của mọi người:

    image
    image
    «Hôm đó, tôi đến nơi vào giữa trưa. Cơn mưa tầm tã từ buổi sáng sớm chẳng những không ngớt, mà bây giờ còn bị những trận gió dữ dội thổi ào tới tấp như muốn làm tràn ngập cả cảnh vật. (…) Lúc đó vào khoảng 2 giờ chiều. Trong vài giây lát trước đó, mặt trời còn bị che khuất sau đám mây dày đặc, bổng chốc nó chiếu sáng qua đám mây. Mọi cặp mắt đều hướng nhìn về phía mặt trời như bị một sức mạnh nam châm vô hình nào đó cuốn hút vậy. 

    image
    Chính tôi cũng nhìn thẳng vào mặt trời. Nó trông giống như một cái đĩa sáng rực rỡ, chói lọi, nhưng không làm lóa mắt. (…) Nhưng mặt trời vào lúc bấy giờ không làm lóa mặt, không giống như khi chúng ta nhìn nó bị che khuất sau một đám mây. Không, bầu trời lúc bấy giờ hoàn toàn trong sáng, chứ không hề có một vẩn mây nào che khuất mặt trời cả; nó xuất hiện rõ ràng giữa bầu trời. Cái đĩa sáng chói đầy mầu sắc rực rỡ đó không đứng yên, nhưng chuyển động rất nhanh. Và đó không phải là những tia sáng lung linh phát ra từ các ngôi sao. Cái đĩa lửa quay tròn với một tốc độ nhanh khủng khiếp, khiến từ đám đông những người có mặt hôm đó, bổng chốc vang lên những tiếng kêu la sợ hãi thất thanh. Mặt trời cứ tiếp tục quay tròn như thế cùng với tốc độ nhanh khủng khiếp tương tự, đồng thời nó tách ra khỏi không trung và tiến đến gần mặt đất với mầu đỏ máu, mọi cảnh vật như đang sắp sửa bị nghiền nát dưới độ quay nhanh khủng khiếp của vòng lửa không lồ. (…) 

    image
    Tất cả những hiện tượng này, tôi đã bình tĩnh quan sát và trình bày ra đây sự nhận xét khách quan của mình, chứ không do bất cứ sự xúc động nào chi phối cả. Tôi cũng hoàn toàn chờ đợi sự nhận xét và quan điểm của kẻ khác.» (1).

    Phải chăng đám đông bị thôi miên?

    Hàng chục ngàn người đều đổ nhìn về phía mặt trời đang quay lộn kỳ lạ. Về phép lạ mặt trời quay, có lẽ sẽ có người cắt nghĩa ngay rằng vì đã được báo từ trước, và đám đông đã đến Fatima với một tâm trạng quá nóng lòng hồi hộp chờ đợi. Vì thế, khi có một hiện tượng bất bình thường nào đó nơi mặt trời xảy ra, họ đã vội cho là phép lạ, và rồi sự công nhận đó cứ lan tỏa ra nhanh trong đám đông một cách vô ý thức như một dòng điện vậy, tương tự như phản ứng của các khán giả ngồi xem đá banh trong một sân vận động khi có cầu thủ đá thủng lưới đối phương.

    Nhưng sự cắt nghĩa đó sẽ hoàn toàn trở nên buồn cười và không thể đứng vững được khi sự kiện cụ thể xảy ra trong thực tế, đó là người ta có thể quan sát và nhìn thấy được phép lạ mặt trời quay trong chu vi rộng 1550 cây số vuông.

    Rất nhiều nhân chứng đã từ xa chứng kiến được phép lạ mặt trời, lại là những người vô tín ngưỡng, những người đã từng phê bình và cười chê những khách đến Fatima hôm đó như những kẻ «nhẹ dạ cả tin». Trong số những người quan sát được phép lạ mặt trời từ xa, chứ không có mặt tại Fatima, đã cho ý kiến như sau:

    image
    Linh mục Joaquim Lourenco, hiện là nhà giáo luật học của giáo phận Leiria, nhưng vào lúc xảy ra phép lạ, hãy còn là một học trò và cùng người anh và các bạn bè của ngài đang có mặt tại làng Alburitel, cách Fatima vào khoảng 54  km. Tất cả đều tưởng ngày tận thế đã đến.

    Cha Lourenco tường thuật lại như sau: «Tôi nghĩ rằng tôi không đủ khả năng để diễn tả lại những gì chính tôi đã chứng kiến xưa kia. Tôi nhìn như dán mắt vào mặt trời để quan sát: 

    image
    Mặt trời có màu nhợt, đến nỗi tôi có thể nhìn thẳng vào nó mà không bị đau mắt chút nào cả. Mặt trời vào lúc bấy giờ trông tựa như một quả bóng bằng tuyết, quay chung quanh cái trục của mình, và bổng chốc nó như rơi ra khỏi bầu trời, quay lượn ngoằn ngoèo và tiến sát gần mặt đất với vẻ đầy đe dọa. Vì quá sợ hãi, tôi đã chạy nấp vào phía sau người lớn đang đứng khóc lóc vì tưởng rằng thế giới trong giây lát nữa sẽ bị chấm tận. Bên ngoài ngôi trường làng của chúng tôi, có một đám đông đang tụ họp lại; còn đám học trò chúng tôi thì xô nhau chạy ra khỏi lớp học và đi xuống đường. Khi phép lạ bắt đầu xảy ra thì chúng tôi nghe thấy tiếng kêu la của những người đang đứng đầy ngoài đường phía trước cổng trường, đàn ông cũng như đàn bà…

    Lúc bấy giờ có một người vô thần, mà cả buổi sáng hôm đó cứ rêu rao lên tiếng chê bai cười nhạo những người tới Fatima là «những kẻ ngu ngốc», cốt chỉ để xem một đứa bé gái nhà quê. Nhưng trong suốt lúc xảy ra phép lạ thì ông ta đứng đờ ra như một người bị bất toại cả thân mình và chỉ đưa mắt cắm chặt vào mặt trời. Ông ta bắt đầu run rẩy cả mình mẩy lẫn chân tay, rồi quỳ xuống trên bùn lầy và giơ hai tay lên trời cầu xin Chúa tha thứ cho mình.» (2).

    Một hiện tượng không thể cắt nghĩa được

    Qua sự trình bày của tất cả mọi nhân chứng có mặt hôm đó khi xảy ra phép lạ mặt trời quay, người ta có thể nói được rằng phép lạ cả thể đó có bốn đặc điểm khác nhau :

    image
    1. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào một vật sáng chói lọi, mà họ cho là mặt trời, chứ họ không cần phải đeo kính râm hay bất cứ phương tiện bảo vệ mắt nào cả.

    2. Vừng sáng chói lọi đó đã tỏa ra những tia sáng mầu sắc rực rỡ xuống trên mặt đất, đến nỗi mọi cảnh vật đều bị nhuộm mầu hết.

    3. Vừng sáng chói lọi rực rỡ đó rơi xuống trên đám đông.

    4. Chỉ trong vòng mấy phút mà cả vùng đất Fatima đang bùn lầy dơ bẩn, bổng chốc trở thành khô cứng, và áo quần của đám đông trên dưới 60 ngàn người từng bị cơn mưa cả buổi sáng làm ướt đẫm, cũng hoàn toàn khô ráo bình thường.

    Đúng vậy, chỉ trong vòng khoảng 10 phút đồng hồ mà cả mặt đất lầy lội cũng như quần áo ướt át của đám đông bổng chốc khô ráo hoàn toàn. Đó quả là một điều đã minh nhiên nói lên rằng ngoài phép lạ siêu nhiên ra, không thể tìm ra được lời giải thích theo phương diện tự nhiên được.

    Nỗi lo lắng của Mẹ Maria cho con cái loài người

    image
    Nếu thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã từng ước ao là khi được về trên trời, thánh nữ sẽ trở thành tình yêu đầy sáng tạo để cứu giúp mọi người, thì nay Fatima và nhất là phép lạ mặt trời quay, là một bằng chứng hùng hồn của tình yêu đầy sáng tạo của Mẹ Maria đối với con cái loài người chúng ta, dĩ nhiên, trên hết là bằng chứng của tình yêu Thiên Chúa.

    Bởi vậy, chúng ta hãy nghiêm chỉnh đón nhận dấu chỉ của sự lo lắng của Mẹ Thiên Chúa; đúng như lời chị Lucia đã cảnh báo : «Fatima luôn luôn mang tính cách thời sự cao điểm của nó.»  Bởi vì, đối với Thiên Chúa, thời giờ là vô tận; nhưng đối với phàm nhân chúng ta, thời giờ luôn có giới hạn của nó. Và giới hạn đó không ai biết được dài ngắn, lâu mau. Vì chưa bao giờ có ai biết được mình sẽ được sinh ra lúc nào, và ít ai biết được mình sẽ chết lúc nào. Ngày tận cùng của mỗi người sẽ xảy đến một cách bất chợt, không ngờ trước được, tương tự như một kẻ trộm vậy (x. Mt 24,37-44). Do đó, Đức Giêsu đã căn dặn chúng ta:  «Các con phải canh chừng, phải tỉnh thức, vì các con không biết khi nào thời ấy đến!»  (Mc 13,33).

    image
    Nhưng dĩ nhiên, sự tỉnh thức và canh chừng mà Chúa nói đây, không có nghĩa là sự ngồi chờ cách thụ động, vô vi; nhưng là một sự tỉnh thức đầy sáng tạo, nghĩa là một sự tỉnh thức chờ đợi đầy tính năng động mà Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta tại Fatima cách đây đúng 100 năm về trước. Đó là:

    • Mỗi người phải ăn năn sám hối và cải thiện cuộc sống cá nhân của mình;

    • Hằng ngày siêng năng và sốt sắng lần hạt Mân Côi;

    • Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, như Chúa muốn.

    Nếu được thế, thế giới sẽ được hòa bình, nhiều dân tộc sẽ tránh khỏi cảnh bị diệt vong và nhiều linh hồn sẽ không bị trầm luân trong hỏa ngục đời đời.


    image



    Linh mục Nguyễn Hữu Thy

    image

    Bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, một thách đố đối với kh...

    NGUỒN

    dimanche 11 septembre 2016

    SỰ THA THỨ

    Chúa Nhật XXIV thường niên  - Năm C
    SỰ THA THỨ
    Lm Mark Link
    Thánh Patrick sinh khoảng năm 400 ở một chỗ nào đó dọc theo bờ biển phía tây của nước Tô Cách Lan hoặc nước Anh.
    Trong cuốn Tự Thú, người cho biết gia đình của người là Công Giáo gốc. Nhưng trong thời niên thiếu, người đã từ bỏ Thiên Chúa.
    Nói cách khác, người đối xử với Thiên Chúa giống như người con hoang đàng đối xử với cha mình trong bài Phúc Âm hôm nay.
    Trong thời gian khoảng 16 tuổi, Patrick bị hải tặc bắt, đưa sang Ái Nhĩ Lan, và bị bán làm nô lệ.
    Ở Ái Nhĩ Lan, người mất nhiều thời gian để chăm sóc các đàn chiên – giống như người con hoang đàng chăm sóc đàn heo.
    Khi sống cuộc đời khổ cực, Patrick mới bắt đầu nhận thấy thật tuyệt vọng là chừng nào nếu không có Thiên Chúa.
    Cũng như người con hoang đàng trong Phúc Âm, Patrick từ từ có ý thức và ăn năn sám hối tội lỗi của mình. Những gì xảy ra sau đó được người diễn tả trong cuốn Tự Thú. Người viết:
    Thiên Chúa đã an ủi tôi như người cha an ủi đứa con… Và khi tình yêu của tôi dành cho Thiên Chúa ngày càng gia tăng … thì hoạt động của Chúa Thánh Thần trong tôi cũng vậy.
    Được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Patrick bắt đầu dành nhiều thời giờ khi chăm sóc đàn chiên để học cách cầu nguyện. Người viết:
    Ngay cả khi tôi ngủ đêm ở triền núi hay trong rừng rậm để ở với đàn súc vật, tôi thường thức dậy sớm để cầu nguyện với Thiên Chúa.
    Dù mưa hay tuyết lạnh giá, tôi không bị sao nhãng vì sức mạnh tinh thần của tôi rất mạnh mẽ.
    Sau sáu năm nô lệ, Patrick tìm cách trốn thoát trên một chiếc ghe và về nhà. Sau cùng người đến Âu Châu và trở thành một linh mục và sau đó làm giám mục.
    Một thời gian sau, Đức GM Patrick trở về Ái Nhĩ Lan rao giảng Phúc Âm cho chính những người mà trước đây đã bắt người làm nô lệ.
    Câu chuyện của Thánh Patrick và người con hoang đàng không chỉ giống ở chi tiết nhưng còn giống ở hai điểm quan trọng của hai người.
    Trước hết, cả hai cho chúng ta thấy Thiên Chúa rất muốn tha thứ cho chúng ta khi chúng ta có ý thức và muốn trở về với Người sau khi phạm tội.
    Không những thế, hai người còn cho chúng ta thấy, khi trở lại với Chúa, Người sẵn sàng đối xử với chúng ta như chưa bao giờ chúng ta xa cách Người.
    Điểm thứ hai của câu chuyện là khi một người tội lỗi trở về với Thiên Chúa, Người không chỉ đón nhận nhưng còn mời gọi họ hãy loan truyền tin mừng cho người khác về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
    Thánh Patrick trở về Ái Nhĩ Lan để rao giảng tin mừng này. Người thật thích hợp để thi hành điều này, bởi vì người đã sống giữa người Ái Nhĩ Lan và biết họ rất rõ.
    Điều này rất có ý nghĩa với mỗi người chúng ta trong nhà thờ này. Chúng ta có thể áp dụng thế nào câu chuyện của Thánh Patrick và người con hoang đàng vào đời sống riêng tư của mỗi người?
    Hoặc nói cách khác, Thiên Chúa muốn nói với chúng ta điều gì qua hai câu chuyện này?
    Với cá nhân tôi, các câu chuyện này nói với tôi hai điều.
    Thứ nhất, Thiên Chúa không bao giờ ngừng tha thứ cho chúng ta khi chúng ta sám hối và trở về với Người. Thiên Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta, không chỉ bẩy lần, nhưng bẩy mươi lần bẩy—như Chúa Giêsu đã dậy.
    Thứ hai, hai câu chuyện này cho thấy hiển nhiên rằng vì Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta một cách độ lượng, Người cũng muốn chúng ta tha thứ cho người khác giống như vậy.
    Có câu chuyện của TT Lincoln thật thích hợp ở đây.
    Có người hỏi ông là ông sẽ đối xử thế nào với người phương Nam sau khi cuộc Nội Chiến chấm dứt. Ông trả lời, “Tôi sẽ đối xử với họ như thể chưa bao giờ họ rời bỏ mái nhà.”
    Đó là cách mà Thiên Chúa đối xử với Patrick. Đó là cách người cha đối xử với người con hoang đàng trong dụ ngôn. Đó là cách Thiên Chúa đối xử với chúng ta.
    Và đó là cách Đức Giêsu đối xử với ông Phêrô khi ông chối bỏ Người. Đức Giêsu đã phục hồi ông Phêrô về tình trạng cũ, là “đá” mà trên đó Người sẽ xây hội thánh của Người.
    Đức Giêsu đã có thể nói rằng, “Phêrô, như anh biết, Thầy có những kế hoạch lớn cho anh, nhưng anh đã phản bội Thầy. Phêrô, Thầy sẽ tha thứ cho anh, nhưng anh sẽ phải đảm nhận công việc kém hơn.”
    Nhưng Đức Giêsu đã không nói như vậy. Người đối xử với ông Phêrô như thể chưa bao giờ ông từ bỏ mái nhà.
    Đây cũng là cách mà chúng ta phải đối xử với người tội lỗi sám hối. Chúng ta phải đối xử với họ như thể chưa bao giờ họ từ bỏ mái nhà.
    Chúng ta phải tha thứ cho họ và đưa họ trở về tâm hồn chúng ta theo cách mà Đức Giêsu đã tha thứ cho chúng ta và đưa chúng ta trở về với tâm hồn của Người.
    Và nếu chúng ta thi hành như vậy, chúng ta có thể tin chắc rằng vào lúc cuối đời khi đến cửa thiên đường, Thiên Chúa sẽ đón mừng chúng ta trở về nhà giống như người cha trong Phúc Âm đón mừng đứa con trở về.
    Chúng ta hãy kết thúc như khi bắt đầu. Chúng ta hãy chú ý đến cuộc đời của Thánh Patrick. Trong cuốn Tự Thú, Thánh Patrick giúp chúng ta thấy được điều gì đã thay đổi cuộc đời người một cách quyết liệt, từ một người tội lỗi trở nên một vị thánh.
    Đó chính là quyết định tự học cách cầu nguyện và biến sự cầu nguyện trở nên đời sống hàng ngày. Qua sự cầu nguyện hàng ngày, người đã ý thức sâu đậm về sự hiện diện của Đức Kitô trong cuộc đời.
    Và kết quả của nhận thức này là một suy tư đơn sơ nhưng thâm trầm. Người đã thuộc lòng và lập đi lập lại trong ngày. Một phần của suy tư đó viết như sau:
    Thật tuyệt diệu chừng nào khi tôi đắm chìm trong sự hiện diện của Thiên Chúa:
    Đức Kitô ở với tôi,
    Đức Kitô ở trước tôi,
    Đức Kitô ở sau tôi,
    Đức Kitô ở trong tôi, Đức Kitô ở dưới tôi,
    Đức Kitô ở trên tôi,
    Đức Kitô ở bên phải của tôi,
    Đức Kitô ở bên trái của tôi...
    Đức Kitô ở trong tâm hồn của bất cứ ai nghĩ đến tôi,
    Đức Kitô ở trong miệng của bất cứ ai nói đến tôi,
    Đức Kitô ở trong mắt của bất cứ ai nhìn đến tôi,
    Đức Kitô ở trong tai của bất cứ ai nghe tôi nói.