vendredi 19 janvier 2018

THAY ĐỔI BẢN THÂN ĐỂ ĐỔI THAY THẾ GIỚI


Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua cai quản một vương quốc rộng lớn bao la. Ông muốn đích thân đi thăm những miền xa xôi của đất nước. Khi về đến nhà, đôi bàn chân ông sưng tấy và đau đớn, vì đường xá gập ghềnh sỏi đá. Ông liền ra lệnh tất cả các con đường trong vương quốc phải trải bằng da lông thú để nếu ông đi thăm vương quốc thì chân ông không còn bị đau. Cả triều đình đều thấy đó là một điều vô lý, nhưng chẳng ai dám lên tiếng. Sau cùng, có một vị quan dũng cảm đã nói với vua:“Tâu bệ hạ, tại sao vương quốc của chúng ta lại phải tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy? Tại sao bệ hạ lại không cho cắt những miếng da bò rồi phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá, mà cả vương quốc sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc?” Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của vị quan, và thế là đôi giày da đầu tiên của nhân loại ra đời.

Có nhiều người muốn bắt cả thế giới theo mình, trong khi nếu mình thay đổi cách sống và quan niệm cá nhân, thì sẽ cảm nhận thế giới hoàn toàn khác. Thay đổi bản thân, trong ngôn ngữ của Tin Mừng, là thành tâm sám hối. Ngôn sứ Giona được Chúa sai đến thành Ninivê để kêu gọi dân thành sám hối. Vào thời đó, thành phố này có tiếng là tội lỗi và hung bạo, đến nỗi khi ông Giona nghe thấy Chúa sai mình đến đó thì tìm cách chạy trốn vì sợ hãi. Nhưng lạ thay, khi nghe lời Giona rao giảng, mọi người, từ vua cho tới dân đã ăn chay sám hối theo lệnh của vua. Nhờ lòng sám hối, dân thành đã không bị án phạt giáng xuống.

Chúa Giêsu khởi đầu sứ mạng loan báo Tin Mừng bằng lời kêu gọi sám hối. Lời kêu gọi này còn được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở mọi nơi Người đặt chân tới. Sám hối là một phần quan trọng của giáo huấn Tin Mừng. Lời kêu gọi sám hối của Chúa Giêsu đi liền với lời mời gọi tin vào Tin Mừng Người rao giảng. Tin vào Tin Mừng là nhận biết Chúa Cha, đấng bao dung nhân hậu. Ngài luôn chờ đợi chúng ta trở về để đón nhận sự tha thứ. Tin Mừng kể lại có những người rất tội lỗi, nhưng đã mở lòng đón nhận giáo huấn của Chúa và được ơn thứ tha. Lịch sử Giáo Hội cũng làm chứng cho chúng ta, rất nhiều tội nhân đã sám hối và được nên thánh.



Sám hối là khiêm tốn nhìn nhận những sai sót lỗi lầm của mình, đồng thời hứa với Chúa sẽ thay đổi cuộc sống của mình nên tốt hơn. Một khi chúng ta thay đổi cuộc sống và thay đổi cách nhìn của mình đối với những người xung quanh, chúng ta sẽ nhận ra những điều tốt đẹp nơi người khác. Thay đổi cuộc sống sẽ giúp chúng ta thấy cuộc đời lạc quan đáng yêu hơn, đồng thời thúc đẩy chúng ta đóng góp phần mình để nhân lên những điều thiện hảo trong cuộc sống. Giống như vị vua trong câu chuyện trên đây, khi ông bọc đôi chân bằng miếng da bò, thì đi đâu cũng thấy êm ái và sạch sẽ. Khi trong tâm trí chúng ta có những tâm tình tốt đẹp, chúng ta sẽ khám phá những nét đẹp tiềm ẩn nơi mọi người mọi vật xung quanh.



Sám hối còn là đoạn tuyệt với quá khứ để khởi đầu một hành trình mới theo chân Đức Giêsu. Thánh Máccô kể với chúng ta trong Tin Mừng hôm nay về việc Chúa gọi các môn đệ đầu tiên. Anrê và Simon, Giacôbê và Gioan là những người đã can đảm từ bỏ cuộc sống cũ để khởi đầu một hành trình mới. Tiếng gọi “Hãy theo tôi” có sức thuyết phục kỳ diệu, khiến các ông sẵn sàng từ bỏ những người thân yêu và nghề nghiệp bao năm gắn bó. Sau này, nhiều khi phải đối diện với những khó khăn, chống đối và thiếu thốn, nhưng các ông không hề hối tiếc vì sự lựa chọn này: “Thưa Thày, bỏ Thày thì chúng con biết đến với ai? Thày mới có những lời ban sự sống đời đời” (Ga 6,67).

Cũng như một cỗ máy cần được bảo dưỡng luôn luôn, cũng như những cây nho cần được thường xuyên cắt tỉa, tâm hồn chúng ta phải được thanh tẩy mỗi ngày, để nhờ đó, chúng ta được biến đổi, nên giống Chúa hơn. Lời kêu gọi thay đổi cuộc đời luôn âm vang trong cuộc sống của người tín hữu chúng ta. Đây không phải là một khẩu hiệu, mà là một lời khuyên rất thiết thực, vì “thời gian chẳng còn bao lâu.” Thánh Phaolô đã dùng cách nói rất cụ thể để nói với chúng ta hãy lựa chọn những điều tốt nhất và lâu bền cho mình, bởi vì bộ mặt thế gian này đang qua đi, nên “những ai có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; ai vui mừng như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả…”.

“Mỗi vị thánh đều có một quá khứ; mỗi tội nhân đều có một tương lai.” Đừng có ai mặc cảm về đời sống của mình mà không mạnh dạn thay đổi cuộc đời. Nếu mạnh dạn tiến bước, chúng ta chẳng còn là tội nhân, mà sẽ là những vị thánh, nhờ lòng bao dung thứ tha và ơn phù trợ của Thiên Chúa. “Tâm bình, thế giới bình,” cuộc đời này sẽ thay đổi, khởi đi từ sự thay đổi trong chính con người mỗi chúng ta.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên 
T.Anh chuyển

mercredi 17 janvier 2018

Phiên Phiến Tuổi Già



Bạn tôi, có ông tự xưng là Hai Hô. Bởi răng ông hô. Ông rất thích thú với danh xưng nầy. Ông thường nói rằng, ngày xưa còn trẻ, hăng tiết vịt, ai nói gì, đúng hay sai, cũng tìm lời cãi lại! Bây giờ già rồi, nghe ai nói gì cũng thấy xuôi tai, đúng hết!!! Bởi già rồi, có nhiều kinh nghiệm, thấy được đúng, sai, có nhiều mặt khác nhau. Bà mẹ ông đã 92 tuổi, mà thường hay nói câu: "Mai mốt tôi già rồi thì... Mỗi lần nghe câu đó, ông vội cắt ngang lời mẹ, và hỏi lại: " Hơn chín mươi tuổi rồi mà chưa già hở mẹ? Thế thì bao nhiêu tuổi mới là già?" Bà cụ chỉ cười, không đáp lại! Vợ ông thường nháy mắt, nhìn ông che dấu nụ cười bí mật. Người em ông nói: "Theo tôi, thì không có ai già, và cũng chẳng có ai trẻ! Già hay trẻ, là một khái niệm rất tương đối. Hồi tôi mười bốn, mười lăm tuổi, thấy các chị hàng xóm mười bảy hay mười tám tuổi là đã già khú đế! Già như sắp mua hòm được rồi. Thế mà khi tôi sáu mươi tuổi, tôi thấy các bà năm mươi là trẻ, và các bà bốn chục tuổi là bọn con nít! Thế thì già hay trẻ, không phải tùy theo số tuổi của họ”!!! 

 Ông Hai nói, có một lúc nào đó, con người trở nên già. Nầy nhé, mỗi khi đi ra đường, nếu chỉ thấy các bà già nhìn mình, mà các cô gái trẻ không dòm mình nữa, thì phải hiểu là mình đã già rồi! Lại nữa, mỗi sáng đứng trước gương, thấy trán mình cao hơn, tóc rụng nhiều, đừng tưởng mình trở nên thông thái, mà phải biết đó là dấu hiệu già! Nếu mình thấy mọi người dường như trẻ lại, thì chính mình già đã đi, vì mình so sánh thiên hạ với cái bóng của mình trong gương soi mỗi ngày! Nói về cái tai điếc, ông nói: "Có một lúc nào đó, mình nghe nhạc, cứ tưởng là các anh chị ca sĩ dạo nầy không còn hát hay như ngày xưa. Không phải vậy đâu! Thời nào cũng có ca sĩ giọng hay. Nghe không hay vì cái tai mình đã nặng, lãng! Rồi cứ tưởng nhạc dở! Đó là dấu hiệu già.!!! Nhất là khi nghe truyền thanh, truyền hình, thì con cái, hàng xóm, cứ than phiền mở âm thanh quá lớn. Theo mình, âm thanh như vậy chỉ vừa đủ nghe, mà họ bảo oan cho mình là quá lớn”!!!

 Ông Hai nói với một bạn già rằng, khi già, lãng tai, điếc tai cũng có cái lợi lớn. Là khi nào vợ nói lời êm ái, dịu dàng, yêu thương, thì nghe cho sướng tai”! Khi nào bà trở chứng trách móc, chê bai, than vãn, nói nặng lời, thì cứ nhè-nhẹ gỡ cái máy trợ thính ra, chỉ thấy bà nhóp nhép cái miệng, trông tức cười lắm! Không nghe, thì không bực mình, không giận hờn, mà còn cười, đôi khi nụ cười rất rạng rỡ, cười rất dễ thương nữa! Bà vợ nói như gió vào phòng trống, thấy ông chồng không giận, mà còn cười vui, thì đành im miệng cho đỡ tốn hơi. Và đôi khi còn thương thêm, vì tưởng ông chồng khéo nhịn! Nhưng một ông bạn khác, nói rằng, khi bà vợ trách móc và thở than, thì để bà ấy nói, cho xả ra, nhẹ bớt bực tức trong lòng! Bởi vậy, mỗi khi vợ ông than vãn, trách móc, thì ông mừng và lắng nghe! Nếu bà ngưng nói, thì hỏi rằng em có gì cần nói thêm, than vãn thêm không, hãy nói cho hết đi, anh nghe đây! Thế là bà dịu xuống, và bà cảm thấy hơi quê quê, nên thôi!!! 

 Ông Hai nói, khi già, mắt yếu, cầm cuốn sách lên, là móc túi tìm cái kiếng. Không có kiếng thì đành chịu thua. Khi đó, mình ít đọc sách hơn ngày xưa. Rất nhiều bạn ông than phiền rằng, dạo nầy, sách vở, báo chí họ in chữ nhỏ hơn, khó đọc! Không phải đâu. Mắt mình mờ, kém, chứ không phải chữ in nhỏ lại. Mấy anh trẻ hỏi ông có bực vì mắt kém không, ông Hai nói rằng, việc chi mà bực?. Phải mừng chứ đừng bực! Mừng và cám ơn khoa học tiến bộ, giúp cho mình còn thấy rõ hơn, nghe rõ hơn, mà nếu mình sống mấy trăm năm trước, thì đã mù loà, và điếc đặc rồi. Dù cho nghe ít, thấy không rõ hoàn toàn, nhưng có thấy, có nghe, đã là quá quý rồi! Tuổi đã cao, mà còn thấy được người thương yêu, con cháu, bạn bè. Còn xem truyền hình, phim truyện, thì đã nhận được rất nhiều ân phước của trời ban cho! Phải biết cảm nhận và cám ơn trời!!! 

 Bây giờ, đi đâu xa ông cũng ngại. Đi du lịch, điều nghĩ đến trước tiên của nhiều người già như ông, không phải cảnh đẹp, điều hay, cái lạ, mà nghĩ đến cái cầu tiểu. Không biết nơi đó có hay không? Cứ vào quán xá, hội trường, thì có thói quen, trước tiên là xem cầu tiểu nằm đâu? Quán nào mà không có cầu tiểu, thì đừng hòng có nhiều ông bà già bước vào! Ông rất sợ mai đây xui xẻo, người ta tôn ông lên làm lãnh tụ. Vì thấy mấy ông lãnh tụ đứng đọc diễn văn, họp báo, duyệt binh, diễn hành, đứng hàng giờ, phải nín tè, khó chịu, mệt và khổ lắm! Ông cũng rất ngại ngủ nhà lạ, cứ nửa đêm, nhiều lần mò mẫm trong bóng tối dậy đi tiểu. Xối nước ào ào làm người khác mất ngủ. Chưa kể lạ nhà, đêm tối, lạc đường mở lầm cửa phòng vợ, con người ta, thì cũng bẽ bàng!!! 

 Một lần, bà vợ đè đầu ông xuống mà nhuộm tóc cho ông. Mấy hôm sau, lên xe công cộng, ngồi vào ghế dành cho người cao niên. Ông thấy có một "lão trượng" đứng nhìn ông chằm chằm, như ngầm hỏi, sao không nhường ghế ngồi cho người già cả! Ông đoán chắc, chín mươi phần là "lão trượng" kia còn nhỏ tuổi hơn ông. Ông cứ ngồi lì, làm lơ! Nhưng khi thấy hành khách chung quanh nhìn, như thúc dục, như nhắn nhủ bằng ánh mắt khó chịu, thì ông nhột quá, đứng dậy nhường ghế cho lão trượng kia! Ông nghĩ, không lẽ phải thét lên là tôi còn già hơn lão, và không lẽ phải móc căn cước ra mà chứng minh?! Thôi thì đứng dậy, cho bớt nhột và ngượng ngùng. Rồi tự an ủi rằng, đứng cũng là một cách tập thể dục tốt!!! 

 Khi có ai hỏi tuổi, ông Hai Hô cũng tự cộng thêm gần chục năm. Thế là thiên hạ rối rít khen trẻ, xít xoa hỏi làm sao mà giữ được trẻ trung như thế? Ông cười, nói đùa rằng, cứ theo đúng lời dạy vàng ngọc của người xưa để lại, là "đêm bảy, ngày ba" cho khí huyết lưu thông, điều hoà, thì cơ thể trẻ trung mãi! Ông nói rằng, nếu có khai trụt đi năm ba tuổi, cũng chẳng có lợi ích gì, vì mình đâu có toan tính chinh phục, tán tỉnh ai? Khai trụt tuổi, đôi khi người ta còn chê, là trông già trước tuổi. Lại nữa, phong tục của mình, là kính trọng người lớn tuổi. Nhưng các bà, các cô thì khi nào cũng dấu tuổi, cứ 18 tuổi thì khai là 16, khi 20 khai là 18, và lúc 23 khai là 20. Cứ khai trụt vài ba tuổi, và cảm thấy sướng khi được người khác tin! Khi phải đoán tuổi, ông thường rộng rãi hạ xuống cho các bà, các cô từ năm đến bảy tuổi, để họ sướng, mà ông không mất chi cả, cũng là làm một điều thiện nho nhỏ trong ngày, làm cho người khác vui, yêu đời hơn!!!

 Dạo sau nầy, khi ông ăn uống, thường thức ăn bị đổ vung vãi. Nhiều lần ông tự bảo là cẩn thận. Nhưng hình như cái tay nó không hoàn toàn theo mệnh lệnh của cái đầu nữa. Đưa cơm vào miệng không gọn gàng, cứ rớt ra vài chút. Đôi khi tay run, mà ông không biết. Ông cho đó là dấu hiệu của tuổi già. Nhiều lần bà vợ ông nhăn nhó, la nạt, vì làm đổ thức ăn. Một lần ông nhớ lại câu chuyện đứa bé đẽo cái chén gỗ, cha mẹ hỏi đẽo làm gì, nó nói là để sau nầy cho cha mẹ ăn, như cha mẹ đã cho ông nội ăn chén gỗ. Ông nhỏ nhẹ nói với vợ rằng, nhờ bà đẽo cho ông một cái chén gỗ, rồi mỗi bữa dọn cho ông ăn sau viả hè, bên thềm. Nghe thế, bà vợ nhìn ông một lúc lâu, rồi rưng rưng nước mắt. Từ đó, bà hết cằn nhằn khi ông làm đổ thức ăn. Ông hay quên. Đôi khi đi xuống nhà kho, mà ngẩn ngơ không biết định xuống để làm gì. Quên trước, quên sau. Một bạn già của ông nói, nếu "cái đó" mà ông trời không bắt dính chặt vào người, thì có khối ông già để quên trên xe buýt, trên tàu điện, ngoài công viên, và khi cần đi tiểu, thì chạy quanh, quýnh lên, mà tìm không ra. Còn triệu chứng khác nữa, là làm biếng tắm, đôi khi hai ba ngày ông chưa tắm. Cứ nghĩ là có làm chi dơ đâu mà phải tắm. Nhưng rồi nhận ra, thì tuổi gìa sợ lạnh, nhạy cảm với cái lạnh, nên ngại tắm. Vì thế mà có nhiều cụ già có mùi, họ đâu biết. Ông phải rán tập thói quen, nóng lạnh chi cũng rán tắm mỗi ngày một lần, ngoại trừ trường hợp đặc biệt. Bà mẹ ông 92 tuổi, đi ăn tiệm, cắn càng cua-rang-muối nghe rau ráu. Thực khách trong tiệm tròn mắt ra mà nhìn. Còn ông, thì ngay cả bánh mì mềm của Mỹ cũng không dám cắn, dùng tay xé nhỏ ra rồi bỏ vào miệng. Bà mẹ ông, ăn uống không kiêng cữ chi cả. Thịt heo quay, vịt quay, cá chiên, gà chiên, bún bò giò heo, phở, nước béo, các thứ độc địa đều ăn tuốt! Thế mà bà không cao mỡ, không cao máu, dù thân thể tròn quay. Cái đó cũng nhờ trời cho! Nhiều bác sĩ cũng khuyên bà, cứ ăn uống thả dàn, cho sướng cái miệng, đừng kiêng cữ làm chi nữa khi ở cái tuổi nầy!!! 

 Nhiều ông bạn ông, kiêng khem kỹ lắm, kiêng đủ thứ. Họ xem ba thứ sau đây ngang hàng với thuốc độc: Ngọt, mặn và béo. Họ ăn lạt, không dám ăn đường, ăn béo. Thấy đồ chiên, là họ đã tái mặt. Họ ăn mãi quen miệng, và thấy các thứ thức ăn không mùi, không vị kia cũng ngon. Bởi khi đói, thì cơm thiu, cơm cháy cũng thành ngon. Có kẻ bảo, uổng quá, phí thức ngon của trời cho! Nhưng những người kiêng cữ nầy nói rằng, không tội chi đem chất độc vào người, rồi bệnh hoạn, hối không kịp!!! Một ông bạn cho ông Tư biết rằng, theo nghiên cứu của đại học Rockefeller, thì có ba điều kiện để cho người già khỏe mạnh và ít bệnh là: 1) ăn bằng một nửa của bữa ăn bây giờ, 2) thể dục thường xuyên! Ông không tin, và cho rằng, cái đó chỉ đúng cho người Mỹ mà thôi. Mỗi bữa, họ ăn miếng thịt to bằng bàn tay, một bữa ăn của họ, mình có thể ăn ba bốn ngày mà chưa hết. Nếu mình chỉ ăn bằng một nửa của bây giờ, thì sẽ suy dinh dưỡng, sớm đau ốm mà chết! Còn chuyện thể dục thường xuyên, thì đúng trăm phần trăm. Mình cứ ăn bình thường, đừng ăn quá no, cũng đừng ăn đói. Cứ theo cái đạo trung dung của người xưa đã bày ra từ mấy trăm năm nay. Rượu chè, nếu uống được, thì uống vừa vừa, cũng tốt cho sức khoẻ! Đừng say sưa là được!!! Ông Hai đã chữa bệnh biếng ăn cho nhiều bạn bè rất công hiệu. Đó là đừng ăn vặt, và chờ cho khi thật đói mới ăn, chưa đói rã thì chưa ăn! Như vậy thì ăn gì cũng thấy ngon!!! Ông có quan niệm phóng khoáng hơn về sự sống và cái chết. Ông cho rằng, chết là một tiến trình của đời sống, hợp với luật thiên nhiên của tạo hóa! Sợ chết là vô lý! Không ai tránh khỏi cái chết, không sớm thì muộn! Ai cũng sẽ chết cả!!! 

Ngay cả Phật, Chúa, thần thánh cũng phải chết, huống chi mình là người trần mắt thịt. Chúa Giê-Su chết lúc mới 33 tuổi. Phật cũng chết, thọ không bằng các ông, các bà cụ bây giờ! Cứ thử nghĩ, nếu già mà không chết, thì bây giờ trên thế giới có đến hơn chín mươi phần trăm cụ già, cụ nào cũng mấy trăm tuổi, mấy ngàn tuổi, ho hen, run rẩy, chậm chạp! Lấy ai làm mà nuôi các cụ?!? Nhân loại sẽ đói cho vêu mỏ ra. Già thì phải chết để cho thế giới dược trẻ trung hoá. Khi nào anh chị nghe tin một người già chết, mà lòng không buồn, không thương tiếc, thì anh chị được giác ngộ rồi đó! Có chi mà buồn?! Nếu người chết không để lại một gánh nặng gia đình, một đàn con dại cần nuôi dưỡng, dạy dỗ, một bà vợ chân yếu tay mềm, thì mừng cho người ta thoát được cái hệ lụy của trần gian. Khỏi lo công ăn việc làm, khỏi lo nhà cửa, khỏi lo thương ghét, ghen tuông, giận hờn, khỏi lo khai thuế cho đúng hạn kỳ! Khoẻ ru!!! Nếu người chết đã cao tuổi, trong nhiều năm nằm một chỗ, không nói năng, bại liệt, ăn bằng cách bơm qua ống nối với bao tử, nghe họ chết mà mình khóc lóc, tiếc thương, bi ai, thì hoá ra là không biết điều! Muốn người ta bị kéo dài thêm cái cực hình đó lâu hơn nữa, rồi mới được chết sao?! Nhiều khi, con cháu mừng cho thân nhân họ được chết, mà mình thì sụt sùi thương tiếc!!! Ông thường nói, trong tuổi già, sức khoẻ là quý nhất! Nhưng nếu ai đó, có sức khoẻ tốt, không hề đau ốm, thì cũng là một sự nhàm chán! Họ đâu biết họ đang có cái quý báu nhất trong đời!! Lâu lâu, phải đau vài trận, để nhắc nhở, và nhớ rằng, không ốm đau là sung sướng, là hạnh phúc lắm lắm. Làm sao bọn trẻ, và những người khoẻ mạnh biết được cái hạnh phúc, cái sung sướng của người già, khi buổi sáng ngủ dậy, mà thân thể không đau rêm, nhức nhối?. Cũng như nếu người ta chưa sống dưới chế độ kềm kẹp, hà khắc, thì làm sao biết được nỗi sung sướng khi được đặt chân lên miền đất tự do? Nên quan niệm rằng, với sức khoẻ nào cũng tốt cả, đừng so sánh với trường hợp tốt hơn. Cứ vui với cái sức khỏe mà mình đang có! Được khoẻ nhiều thì sướng nhiều, khoẻ ít, cũng sướng hơn, vì chưa đến nỗi tệ hại lắm. Nhớ đi khám bác sĩ đều đều, để khám phá ra bệnh, kịp thời chạy chữa! Một người bạn ông cho biết, không dám đi khám bệnh thường niên, vì sợ "bói ra ma, quét nhà ra rác!”. Thế nào bác sĩ cũng tìm ra bệnh nầy, bệnh nọ trong cơ thể và thêm lo!!! Cứ để thế, rồi khi bệnh nặng thì chết. Bà vợ ông nầy khổ sở lắm, nhưng không thuyết phục ông được! Ông còn nói, bác sĩ thường cho uống thuốc chữa bệnh nầy, thì sinh ra thêm bệnh khác nữa. Hoặc bác sĩ chẩn đoán sai bệnh là thường. Có người đọc báo cáo y khoa, cho biết trên nước Mỹ, mỗi năm có đến hai trăm ngàn người chết, hoặc thương tật vì bác sĩ kém hiểu biết, hoặc sơ suất gây ra! Theo ông Hai Hô thì đừng sợ. Vì bác sĩ giỏi nhiều hơn bác sĩ dở, và bác sĩ có lương tâm nhiều hơn bác sĩ thiếu lương tâm!!!

 Đừng vì một số trường hợp xấu, mà sợ đi khám bệnh! Khám bệnh, để biết trước mà đề phòng, để chữa trị khi bệnh mới chớm, còn kịp, chữa trị dễ dàng hơn. Để ung thư ăn tràn lan ra rồi, thì chỉ có phép lạ, mới cứu được!!! Người ta, có thể mạnh khỏe cho đến khi chết. Đó là trường hợp hiếm hoi. Nhưng đau yếu trong tuổi già là thường, không đau yếu là bất thường! Có một người than rằng, cứ đi vào, đi ra trong nhà hoài, chán quá. Ông Hai bảo rằng, được đi vào đi ra như thế là sướng lắm rồi, sao mà chán, vì có nhiều người khác mong được đứng dậy đi vài bước, mà không làm được, vì bệnh! Nhưng theo ông, thì cái người nằm liệt trên giường, cũng tìm được cái thú vui riêng, khi nghe nhạc, nằm mơ mộng, nghĩ đến các kỷ niệm thời còn vàng son, nhớ đến những tội lỗi nho nhỏ mà họ đã phạm một cách cố ý và thích thú!!! 

 Ông Hai Hô tập thể dục đều đặn. Ông nói không ai chối bỏ được ích lợi của thể dục, dù già dù trẻ. Không bao giờ trễ để bắt đầu tập thể dục. Không thể dục, thì tấm thân nhão nhẹt ra, rất dễ làm mồi cho bệnh hoạn! Đi bộ trong tuổi già là tốt nhất. Còn khoẻ, thì đi nhanh, yếu thì đi chậm hơn, yếu hơn nữa, thì chống gậy mà đi! Có vận động là tốt. Đi bộ, xương đỡ rỗng, đỡ gãy tay chân khi vấp té. Đi bộ cũng làm cho mặt mày trẻ ra, lưng đỡ còng, thân thể đỡ đau đớn, mệt mỏi! Đi bộ cũng vui, nhất là đi với vợ, với chồng, nói đủ thứ chuyện vui buồn. Nhưng khi bà vợ bắt đầu cằn nhằn vì những chuyện không đâu, thì phải giả vờ chạy, để bà lại phiá sau, cho bà nói với cột đèn, cằn nhằn với cây cỏ. Không có vợ đi cùng, thì đi với bà cụ hàng xóm cũng vui. Bà sẽ không bao giờ dám cằn nhằn ông vì những chuyện không đâu.!Bà sẽ lịch sự hơn!!! Đi với bà hàng xóm, ông bảo, đừng sợ thiên hạ hiểu lầm, cũng đừng sợ chính bà ấy hiều lầm! Không hiểu lầm thì tốt. Hiểu lầm thì càng tốt hơn, vì làm cho bà ấy vui, làm bà nghĩ là còn sáng giá, còn có người ngưỡng mộ đến cái nhan sắc mùa thu của bà!!! Bà sẽ yêu đời hơn, sẽ ăn ngon, ngủ được, thế thì ông cũng đã làm được một điều thiện nho nhỏ!!! Ông nói, ông được nghe chuyện một bà cụ 88 tuổi, bà nói rằng, phải đi bộ, phải tập thể dục để chống lại bệnh hoạn. Mỗi ngày bà đi bộ hơn một giờ. Bà nói rằng: "Mình phải biết tự thương mình! Con cái có thương mình, chúng có thể cho tiền bạc, quà cáp, chứ không cho mình sức khỏe được! Mình phải tự lo lấy, để mà sống cho vui, sống cho có chất lượng!" Ông nói rằng, thể dục làm tăng tuổi thọ, chứ không làm giảm! Ngoại trừ ham tập, tập quá sức, thì lăn kềnh ra mà chết, mau lắm! Bơi lội là tốt nhất, vận động đủ các thứ bắp thịt. Nhưng tuổi già, thường sợ nước, sợ lạnh. Cái gì sợ thì không nên làm, hại cho sức khoẻ, hại thần kinh!!! 

 Mỗi lần nghe có người than là mất ngủ, ông thưòng nói say sưa về bệnh nầy. Theo ông thì những người nầy, đã ngủ đủ, ngủ thừa, nên không ngủ thêm được, mà tưởng là mất ngủ! Vì ban ngày, họ cứ thấy mệt, mắt ríu lại, là ngủ những giấc ngắn. Nên biết, ngủ một giấc chùng 15 phút lúc ban ngày, có thể tương đương với một giấc ngủ 1 hay 2 giờ ban đêm! Mỗi đêm, người bình thường, chỉ cần ngủ ngon chừng 3 hay 4 giờ là đủ mạnh như gấu bắc cực. Nếu không ngủ ngày, thì đêm về ngủ dễ lắm. Không phải tuổi già là mất ngủ, bằng chứng cho thấy chó mèo già ngủ li bì, ngủ ngày, ngủ đêm, ngủ liên miên! Người già dư thì giờ, ban ngày ngủ rồi, thì ban đêm khó ngủ là chuyện thường!!! Ông thường nói rằng, đừng sợ mất ngủ. Khi không ngủ được, thì dậy đọc sách, viết thư, làm thơ, xem truyền hình, gõ máy vi tính, đọc thư bạn bè, hãy tận hưởng cái thời gian quý báu đang có. Rồi chờ cho thật buồn ngủ, không thức nổi nữa, vào giường nằm, sẽ ngủ được ngay, và ngủ một giấc ngon lành cho đến sáng! Đừng ép giấc ngủ, ép giấc ngủ sẽ khó ngủ hơn!!! Cũng đừng uống thuốc ngủ. Đại kỵ. Uống thuốc ngủ nhiều, làm hư hại hệ thống thần kinh! Đừng nằm nhắm mắt mà đếm cừu, nếu phải đếm, thì đếm những người tình cũ. Mau ngủ hơn! Nếu đời chỉ có một hai người tình thôi, thì đừng đếm một hai, một hai, không có lợi. Hoặc nằm mà hát trong trí những bài ca du dương, đẹp, gợi nhiều kỷ niệm êm ái, thân thương! Bà chị ông, cứ than phiền là mất ngủ, nhưng khi đi chơi, cứ leo lên xe thì quẹo đầu ngáy khò khò, ngủ suốt buổi, suốt ngày, ngủ mà quên xem phong cảnh! Ngủ như thế thì no rồi, dư rồi, nên khi đến khách sạn, thì làm sao mà ngủ thêm được nữa! Bà chị nói, đi chơi xa sợ mất ngủ!!! 

 Bà ấy thực sự ngủ nhiều hơn ai cả, mà bà tưởng là mất ngủ! Một chị khác than là mất ngủ kinh niên, ghé nhà ông chơi. Ông nói là sẽ chữa bênh mất ngủ cho chị. Ông dẫn chị kia đi chơi, suốt ngày lội bộ, chị vừa đi vừa ngủ gật, ông không cho ngủ! Ông nhờ hết việc nầy qua việc nọ, không để chị có thì giờ mà ngủ gật! Đêm không cho đi ngủ sớm! Mới mười giờ đêm, mệt quá chị năn nỉ xin đi nằm, và đánh một giấc ngon lành dài đến sáng hôm sau!!! Trong mấy hôm liên tiếp đêm nào chị cũng ngủ li bì, ngủ ngon, không cần thuốc thang chi cả! Ông truyền bí quyết, là không ngủ ngày, mệt mấy cũng không ngủ, ban đêm đừng đi ngủ sớm, phải chờ cho mắt ríu lại, mở không ra, mới đi ngủ, thì ngủ ngon!!!”. Nhiều người già tự đặt cho họ một kỷ luật để sống. Theo ông, thì có kỷ luật cũng tốt, mà không kỷ luật lại càng khỏe hơn. Nhiều người tính tình nghiêm khắc. Mọi sự đều phải răm rắp đúng như quy định mới chịu. Tội chi vậy, nếu không răm rắp, mà không chết ai, hại ai, thì răm rắp làm chi cho khổ mình, khổ người? Nên dễ dãi với mọi sự, dễ dãi với chính bản thân mình, kẻo tội nghiệp nó! Khắc kỷ cũng là điều hay! Nhưng tội gì mà tự khắt khe với chính mình, người khác không khắt khe thì thôi! Nên cứ xem mọi sự như trò chơi!!! Chơi vui nhiều thì tốt, vui ít cũng tốt luôn! Ông không mong cái tuyệt đối, hoàn hảo. Trong một cuộc chơi, ông không hy vọng được tất cả mọi người tham gia, có ít vui ít, có nhiều vui nhiều! Hai ba chục người cũng vui, mà năm bảy bạn bè cũng vui luôn!!! Nếu hụt một cuộc chơi, một cuộc gặp gỡ, ông cũng không tiếc, chẳng sao cả! ông về nhà mở nhạc, mở TV ra mà thưởng thức! Ông nghĩ, được thêm một dịp nghỉ ngơi, yên tĩnh. Có lần đi trể máy bay? Ông bình tĩnh xin đi chuyến sau mà không được! Ông cũng cười, không bực mình, quay về nhà, pha một bình trà, đem một tập thơ ra mà ngâm vịnh, nằm ngửa mà thưởng thức cuộc tranh tài thể thao. Ông nói, đôi khi nhờ trễ một chuyến may bay mà sống sót, nếu máy bay rớt. Chiều ra ngoài quán uống cá phê xem sinh hoạt phố phường. Nói chuyện tào lao với chủ quán!!! 

 Ông không bao giờ tranh luận gay gắt với ai! Ông nói, tranh luận làm chi cho mệt, rồi giận nhau?. Trong tuổi già, khi có cuộc tranh luận, thì tránh là tốt nhất! Nếu không tránh được, thì chịu thua đi, thắng làm chi, để cho đời ngắn lại?. Thắng tranh luận, làm thiên hạ ghét, làm mất lòng bạn bè, làm người bị thua tức giận, và nóng mặt, không ưa mình! Không ai ghét người thua trong cuộc tranh luận. Người thắng cuộc, dễ bị ghét hơn!!! Thử đánh một ván cờ xem, nhường cho đối phương thắng, làm họ vui hơn, không chừng mình đưọc đãi đằng hậu hỉ hơn! Đến nhà người ta, mà cãi nhau, tranh thắng, làm họ mất mặt với vợ con, với bạn bè, thì đừng mong chi được tiếp đãi thắm thiết! Khi thua, mình không thiệt thòi, mất mát chi cả, mà lại được thương, tại sao không chọn tình thương, mà chọn cái bị ghét?! Thắng tranh luận, cũng chưa chắc mình đã giỏi hơn người, mà giỏi hơn để làm chi? Và cũng chưa chắc ngưòi ta đã chịu cái lý của mình là đúng! Trong tình vợ chồng cũng vậy, nhiều ông nhiều bà tranh hơn thua từng ly, từng tí, cãi vả nhau tưng bừng về những điều không ích lợi chi cho ai cả! Rồi giận nhau, nói nặng nhau, làm nhau đau đớn vì lời nói thiếu tử tế, thiếu lịch sự! Có ích lợi gì đâu?! Tranh nhau thắng thua, làm sứt mẻ hạnh phúc gia đình, làm mất đi thì giờ quý báu bên nhau, làm không khí gia đình nặng nề!!! Đừng bao giờ nói là phải làm cho ra lẽ, không thì hoá "lừng"! Hãy cứ để cho chồng mình, vợ mình "lừng" đi, cho họ sướng!!! 

Tại sao đi ra ngoài, không dám "lừng" với thiên hạ, mà về nhà lại "lừng" nhau làm chi cho mất vui. Ông thường nói, cứ chịu thua đi là khoẻ nhất. Ông đã thua, thì không việ! chi mà ai đó gây hấn thêm. Đúng hay sai, ông tự biết. Không cần tranh luận nhiều. Có tranh luận, thì cũng chưa chắc đã thuyết phục được đối phương mà không gây mất mát. Mỗi lần phải tranh luận với ai, thì ông nhớ lại chuyện ông Pol-Pot. Ông nầy đã giết chết hơn hai triệu dân vô tội, tức khoảng một phần ba dân số Kampuchia của ông thời đó. Thế mà cuối đời, khi sắp chết, ông Pol Pot nói với một phóng viên Tây phương rằng, những điều ông đã làm, là lợi ích cho dân tộc của ông! Nhớ chuyện đó, làm ông đỡ ngứa miệng xen vào những cuộc tranh luận!!! Khi có ai chê bai ông, ông chẳng bực mình, không giận hờn, mà cứ cười, và xem như không. Ông tự nhủ, biết đâu ông cũng đáng chê, đáng trách! Nghe thiên hạ chê, để mà sửa mình, biết mình còn cái chưa hay, sai sót. Không phải ông là kẽ mặt dày không biết xấu hổ, nhưng thiên hạ chê, mà không phản ứng, thì như gió qua truông. Có một ông khác, bị vợ chê bai hoài, chê đủ thứ. Ông nầy chỉ cười, mà nói với bà vợ rằng, ông không ngờ bà xui xẻo đến thế, lấy phải một thằng chồng tệ hại như vậy, tội nghiệp cho bà quá! Bà vợ nghe mà chột dạ, và biết đã ăn nói quá trớn!!! Khi nghe ai khoe khoang, ông cũng không bắt bẻ, không lật mặt thật của họ ra, sợ làm cho họ xấu hổ, bẽ bàng! Ông cứ giả vờ tin, để mà đãi họ vài phút vui sướng, cũng là làm được một việc thiện nho nhỏ. Ông không mất gì, và chẳng thiệt hại cho ai, mà cuộc đời nầy thêm vui, thêm tử tế. Bởi nghĩ thế mà ông làm!!! Ông Hai Hô quan niệm rằng, trong tuổi già, có hoài bảo thì cũng tốt, mà không có hoài bảo chi cả, thì tốt hơn, và khôn ngoan hơn! Khi trẻ, nhiều thì giờ, nhiều năng lực, mà chưa có hoài bảo nào làm xong, thì khi già rồi, mong chi đạt được! Tội chi đeo vào thân cái hoài bảo cho khổ! Già rồi, đừng xem cái gì là quan trọng cả!!! 

Từ danh vọng, tiền tài, tình yêu! Ngay cả cái mạng sống của mình, cũng đừng xem là quá trọng! Có lần, ông đến thăm một nhà văn đang nằm thoi thóp, miệng ngậm một cái que gỗ có thấm nước cho đỡ khát, sắp chết vì ung thư. Ông nhà văn còn thao thức vì một tác phẩm để đời chưa khởi đầu được!Chết chưa an lòng! Ông nói: "Thôi bác ơi, chuyện gì mình chưa làm được, thì thế nào con cháu mình sau nầy cũng làm! Yên tâm mà dưỡng bệnh đi!!!”. Ông Hai Hô cho rằng, cứ năm ba ông bà bạn già gặp nhau, uống vài ly trà, cà phê mà nói chuyện nhảm cũng là một thứ hạnh phúc trong đời! Ông nói, dù đến để nghe thằng bạn già nó chửi mình, cũng cứ vui, được người ta chửi, tức còn có người để ý đến mình, còn hơn là không ai khen, không ai chửi cả! Những dịp ra mắt thơ, ra mắt sách, ông thường tham gia cho cuộc họp thêm xôm tụ. Cho tác giả sướng! Ông khoái các buổi ca nhạc cây nhà lá vườn, tài tử. Nó cũng có những cái hay của nó. Những buổi họp mặt anh em bạn cũ, ông không bao giờ bỏ qua, ông nói là không tham dự thì uổng lắm! Ông cho rằng, tuổi già, mà còn gặp lại được bạn xưa, thì không còn gì quý báu hơn! Nằm nhà xem sách, xem truyền hình, đá banh, đâu vui bằng gặp bạn cũ! Gặp dịp vui, thì cứ vui kẻo uổng, biết mình còn sống được bao lâu nữa mà mãi phí ngày giờ chạy theo lợi lộc!!!”.

 Mỗi khi có ai mời đi đám cưới, tiệc tùng, ông đến đúng giờ, mà thiên hạ tà tà đến trể, ông cũng không bực mình. Bởi người ta quen giờ cao su rồi. Họ có cả trăm ngàn lý do để biện minh. Ông có đến sớm, thì cũng có cái lợi khác, được nói chuyện, gặp gỡ, tâm sự tào lao với những bạn bè mà từ lâu ít có dịp gặp nhau! Cũng vui và quý. Dễ chi có cơ hội thuận tiện để gặp nhau. Đến khi dọn thức ăn ra, không còn cơ hội để nói chuyện nữa, vì ai nấy, lo gắp, lo nhai, không rảnh mà nói chuyện! Khi ăn xong, thì bạn bè vội vã ra về, vì đường xa, vì đêm khuya, vì mệt nhọc! Bởi vậy, ông cứ vui với cái bê bối của thiên hạ, và bằng lòng với câu "Không ăn đậu không phải Mễ! Không đi trễ, không phải Việt-Nam!!!”. Ông Tư Hô thường nói, tuổi già, cứ phiên phiến với mọi sự, cho khoẻ, cho sướng cái thân già của mình!!!

Tràm Cà Mau

 Lan Nguyễn sưu tầm

lundi 15 janvier 2018

HOA RỰC RỠ VÀ DỊ THƯỜNG

HOA RỰC RỠ VÀ DỊ THƯỜNG
Danielle G.

Hoa là một trong những sáng tạo tuyệt vời nhất của tự nhiên - chúng thường được nhìn thấy tuyệt vời, hầu hết trong số chúng phát ra mùi hương rất dễ chịu và tốt nhất của tất cả.
Chúng tôi sử dụng chúng để trang trí như cử chỉ lãng mạn và để biểu thị sự tự do và tình yêu (của 60 "hoa trẻ em"). Không phải tất cả hoa đều giống nhau, một số có mẫu rất độc đáo, một số rất hiếm khi nở hoa và một số thậm chí không giống như hoa ở tất cả. Hãy tham gia với tôi trên một chuyến đi khám phá những bông hoa lạ và đẹp nhất từ khắp nơi trên thế giới.


Gừng tổ ong (Zingiber Spectabile) là một thành viên của gia đình gừng. Có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nó chủ yếu được trồng làm cây cảnh mà còn được sử dụng như một loại dược thảo. Nghiên cứu cho thấy rằng cây có đặc tính kháng khuẩn và nồng độ của các enzyme có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết.


Đèn lồng Trung Quốc (Physalis Alkekengi) được tìm thấy ở Nam Âu và Xuyên phía đông châu Á, các đèn lồng Trung Quốc có tên từ bìa màu cam tươi sáng của quả giống như một chiếc đèn lồng giấy. Những trái cây tự nó có tính chất kháng khuẩn và đặc tính có lợi nhất có thể cho những người bị bệnh gan mãn tính.


Hoa Mèo đen (tacca chantrieri) nhà máy này không bình thường là một trong những nhà máy chỉ trong thế giới có hoa màu đen. Những bông hoa lớn (lên đến 12 inches) thậm chí còn "râu", cho nó tên thông tục của nó. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của khu vực Đông Nam Á.


Hoa Sáp (Hoya) là một gia đình lớn thường xanh dây leo có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Úc. Chúng đã đạt được những tên "Waxplant" nhờ hoa của chúng. Những bông hoa luôn luôn phát triển trong chùm (gọi là cựa gà), có năm cánh hoa hình tam giác dày trông như thể chúng đã được chạm khắc trên sáp. Hầu hết waxplants có một mùi hương hấp dẫn và mật hoa dồi dào.


Kẹo cây me chua (Oxalis versicolor) có nguồn gốc ở Nam Phi và có tên của nó nhờ hoa tuyệt đẹp giống như một cây gậy kẹo.


Bầu rắn (chi dưa núi cucumerina) là một loại gốc nho có ở Đông Nam Á và Tây Bắc Úc. Được sử dụng như một loại rau, một loại thuốc và ngay cả trong việc xây dựng các didgeridoos truyền thống.


Hoa Mỏ vẹt (clianthus) là một thành viên của gia đình họ đậu, và có tên từ hình dạng của hoa của nó, mà giống với cái mỏ của con vẹt New Zealand Kaka.



Mỹ ma lan (Dendrophylax lindenii) là một phong lan có lá mọc ở Bahamas, Cuba và Florida. Các nhà máy neo mình vào thân cây và rễ chính họ là quang hợp.



Zebra anh thảo Xanh (Primula acaulis 'Zebra Blue ") là một phân loài của hoa anh thảo với một mô hình màu xanh và màu trắng riêng biệt trên cánh và một trung tâm vàng đó được hưởng một thời gian ra hoa kéo dài.







Hoa bóng (cát cánh grandiflorus) có tên của nó nhờ vào cách cánh hoa của nó phát triển trước khi nở. Các cánh hoa được hợp nhất với nhau, sưng lên như một quả bóng trước khi nở hoàn toàn. Nó được biết đến với đặc tính chống viêm của nó gốc của, được sử dụng để điều trị ho và cảm lạnh.



Niềm đam mê trái cây (Passiflora edulis) là một cây nho côn trùng là loài đặc hữu của Nam Mỹ.Những bông hoa tuyệt đẹp và các loại trái cây phổ biến trên toàn thế giới.



Phong lan hài bà Hoàng (CYPRIPEDIUM CALCEOLUS), tên xuất phát từ cypripedium Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "giày của Venus".



Nho Bích ngọc (Strongylodon macrobotrys), loài đặc hữu của các khu rừng của Philippines, nó có liên quan đến các loại đậu và được thụ phấn nhờ dơi. Một gốc có thể đạt chiều dài 3 mét (10 feet) và mang tới 75 hoa.



Phong lan khỉ (Dracula simia) là một loài phong lan, nguồn gốc ở rừng nhiệt đới của Ecuador. Nó có thể nở quanh năm và có mùi hương của cam chín.



Fritillaria tubiformis là một thành viên của gia đình Fritillaria, được tìm thấy chủ yếu ở các vùng ôn đới như Địa Trung Hải và Tây Bắc Mỹ. Tên đến từ chữ fritillus latin, có nghĩa là "con xúc xắc-box" và đề cập đến mô hình rô trên các cánh hoa.



Hoa trà Nhật Bản (Camellia japonica), một thành viên của gia đình Camellia (nơi trà đến từ), Camellia Nhật Bản đã có một số phân loài, với nhiều hình dạng và màu sắc. Và trong trường hợp bạn đang tự hỏi - có, bạn có thể làm trà từ nó như giếng.



Huệ cóc lông (Tricyrtis hirta) có nguồn gốc ở Nhật Bản, được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi đá bóng.


nguồn

Hoa bồ câu trắng đen (Aquilegia) được tìm thấy ở Bắc bán cầu, chủ yếu ở đồng cỏ và rừng cây.Những bônghoa được báo cáo là rất ngọt ngào nhưng cần được tiêu thụ ở mức vừa phải. Các hạt giống, tuy nhiên, rất độc.



Nữ Hoàng đêm (Selenicereus grandiflorus) có tên của nó bởi vì nó nở hoa duy nhất một lần một năm, trong một đêm duy nhất. Đó là một loại cây xương rồng, có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, nơi mà nó cũng được biết đến như là Vanilla Cactus, nhờ hương thơm đáng yêu của nó.



Kèn Thiên thần (cà độc dược) là một cây rất độc (hoa và hạt giống đặc biệt), được tìm thấy ở miền bắc châu Phi và châu Mỹ. Các cây này rất nguy hiểm, họ là bất hợp pháp ở một số quốc gia!
H / T: Distractify.com

Thục chuyển

dimanche 14 janvier 2018

2 Mục sư VN lão thành theo đạo Tin Lành xin về đạo Công Giáo

Thanh Phong / Viễn Đông
12/Jan/2018
"Đây không phải tôi cải đạo mà là trở về cái nhà nguyên thủy của mình"

LITTLE SAIGON - Xuất thân trong một gia đình mà thân phụ là cố Mục Sư Nguyễn Văn Xuân, người sáng lập Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, và mở Bệnh Viện Cơ Đốc Phục Lâm đầu tiên tại Saigon trước 1975, Mục Sư Nguyễn Quang Minh đã theo thân phụ hầu việc Chúa từ năm lên 8 tuổi, đến năm 18 tuổi trở thành nhà truyền đạo (sau này là Mục Sư), tính đến nay ông vừa tròn 80 tuổi. 

Mục Sư Nguyễn Quang Minh và linh mục Anh Giáo Minh Hạnh tại tòa soạn Viễn Đông ngày thứ Ba, 9 tháng 1, 2018.



Tuy bị đau yếu nhưng tinh thần Mục Sư vẫn còn sáng suốt, ông cùng với Mục Sư Hà Cẩm Đường, cả hai xin trở về đạo Công Giáo.

Tin này được loan ra, chắc chắn sẽ gây chấn động trong các Hội Thánh Tin Lành và Công Giáo, vì Mục Sư Nguyễn Quang Minh là vị Mục Sư lão thành đã có 60 năm truyền giáo.

Nhật báo Viễn Đông đã mời Mục Sư Nguyễn Quang Minh đến tòa soạn vào trưa thứ Ba, ngày 9 tháng 1, 2018, để xin Mục Sư cho biết nguyên nhân nào khiến Mục Sư trở về đạo Công Giáo. Cùng đi với Mục Sư có hiền thê của ông là bà Minh Hạnh, linh mục Anh Giáo đang phục vụ cộng đồng Mỹ, Việt tại nhà thờ Saint Anlsem, Garden Grove. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Mục Sư Nguyễn Quang Minh.

Viễn Đông: Xin Mục Sư cho biết ý định trở về đạo Công Giáo đã có từ bao giờ?

MS. Nguyễn Quang Minh: Tôi đã có ý định này từ lâu. Trước đây Đức Ông Nguyễn Đức Tiến với chúng tôi rất thân và Đức Ông thương mến chúng tôi, chúng tôi cũng rất qúy mến, kính trọng Đức Ông. Trong buổi mừng Đức Ông 80 tuổi, ngài có mời chúng tôi đến dự và đặt ngồi ở hàng ghế danh dự. Một vài lần Đức Ông và chúng tôi cũng nói chuyện với nhau về Kinh Thánh, Đức Ông Tiến cũng mong muốn tôi trở về đạo Công Giáo nhưng tôi nói với ngài, tôi cần thời gian suy nghĩ, và tôi đã cầu nguyện xin Chúa soi sáng, đồng thời nghiên cứu Kinh Thánh và có ý muốn trở về đạo Công Giáo là đạo do chính Chúa Giêsu thành lập từ trên 2000 năm nay.

VĐ: Với suy nghĩ như vậy, Mục Sư đưa ra quyết định trở về đạo Công Giáo vào lúc nào?

MS. Minh: Tôi đã ngỏ ý đó với Đức Ông Tiến và không may, bệnh tình Đức Ông ngày càng suy sụp. Khi biết tin ngài đang hôn mê, chúng tôi lại thăm ngài ngay nhưng không còn nói chuyện với nhau được nữa. Tôi có thầm hứa với Đức Ông bên giường bệnh là tôi sẽ trở về đạo Công Giáo. Tôi cho thân nhân của Đức Ông Tiến biết, và người nhà Đức Ông mời một linh mục đến gặp tôi, đó là cha Joseph Nguyễn Thái. Tôi và cha Thái đã cùng nhau cầu nguyện cho Đức Ông Tiến, và từ đó đến nay tôi và cha Thái vẫn liên lạc với nhau. 

VĐ: Phản ứng của cha Thái như thế nào, thưa Mục Sư?

MS. Minh: Cha Thái rất vui, cha xưng em với tôi và hứa sẽ trình với Đức Cha Mai Thanh Lương thu xếp cho tôi sớm được toại nguyện, nhưng chưa kịp thì Đức Cha Lương lại qua đời, bây giờ chỉ còn cha Thái lo cho tôi, và cha có hứa sẽ lo các nghi thức cho tôi trở về đạo Công Giáo theo giáo luật Công Giáo.

VĐ: Mục Sư có cho biết, ngoài Mục Sư còn có một Mục Sư lão thành khác cũng xin trở về đạo Công Giáo. Xin cho biết vị ấy là ai? 

MS. Minh: Đó là Mục Sư Hà Cẩm Đường, vị này nguyên là một Đại Đức Phật Giáo, theo Tin Lành từ khi còn ở bên đảo, và khi sang Mỹ học đạo rồi được phong Mục Sư, cùng giảng đạo với tôi trên Youtube. Tôi có cho Mục Sư Hà Cẩm Đường biết ý định của tôi, lúc đầu Mục Sư Đường hơi giật mình, nhưng sau đó tôi với MS Đường tâm sự với nhau nhiều về thần học, và nhất là câu mà người Công Giáo khi nói đến Tin Lành thì thường gọi là “Anh em Tin Lành,” ngược lại, không bao giờ người Tin Lành gọi người Công Giáo là anh em. Chúng ta không phải có một Cha chung là Thiên Chúa hay Đức Chúa Trời hay sao? Họ quên rằng các đạo Tin Lành đều tách ly ra khỏi đạo Công Giáo mới 400 năm nay sao? Kinh Thánh Tin Lành từ Công Giáo mà ra, Giáo Lý cũng ra cùng một Kinh Thánh. Sau đó, Mục Sư Hà Cẩm Đường rất mừng, đồng ý sẽ theo tôi cùng trở về đạo Công Giáo, và chắc tôi sẽ phải nhờ cha Thái hay một cha nào trên San Jose lo việc này cho Mục Sư Hà Cẩm Đường vì ông đang phục vụ trên đó.

VĐ: Xin cho biết nguyên do nào thúc đẩy Mục Sư trở về đạo Công Giáo?

MS. Minh: Tôi có cái may mắn là đã phục vụ Chúa 60 năm, qua bảy Giáo Hội, gần đây là Giáo Hội Luther; sau giáo hội Luther lại qua Anh Giáo vì nhà tôi được bổ nhiệm linh mục Anh Giáo nên tôi cũng qua tìm hiểu và càng nghiên cứu, tìm hiểu tôi càng thấy Anh Giáo giống Công Giáo đến 90% chỉ có cái là không có Đức Giáo Hoàng mà thôi. Tôi đã đi qua nhiều Giáo Hội nên càng lúc càng thấy nó gần với Công Giáo, thực sự tôi cũng nói với các cha cũng như các bạn bè rằng, tôi không có “cải đạo..” Đây là mình đi về cái nhà nguyên thủy của mình. 

Rất nhiều người Tin Lành không biết điều này; họ chỉ giống như là sản phẩm của một cái hoa lan trên cây cổ thụ thôi, chỉ biết enjoy cái đẹp của hoa lan nhưng mà không biết cái móc nối với cây đại thụ, cái đó là cái nguồn gốc, mà Giáo Hội Công Giáo xuất phát ra từ thời Chúa Giêsu và mười hai Tông Đồ, mới có Hội Thánh đầu tiên với Thánh Phêrô làm đầu và sau này các Đức Giáo Hoàng kế nhiệm thánh Phêrô. 

Tôi thấy việc bầu chọn vị Giáo Hoàng một cách dân chủ, tôi rất thích. Bên Công Giáo rất hiệp nhất và có hệ thống tổ chức từ trên xuống dưới. Còn bên Tin Lành rất khó hiệp nhất là đương nhiên rồi mà cũng không thống nhất về thần học nữa, thành ra mỗi một Hội Thánh Tin Lành có cách giải nghĩa Kinh Thánh khác nhau, nếu mà thả ra thì ai xét cái nào đúng cái nào sai? Thành ra mình thấy quý Công Giáo ở chỗ thống nhất về tổ chức, thống nhất về thần học và nếu có điều gì thì Đức Giáo Hoàng là người có ý kiến cuối cùng nhưng không phải mình ngài quyết định, mà còn có Hội Đồng Tòa Thánh, có hàng trăm Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục. 

Về Tin Lành, cái này nó liên quan đến thần học mà tôi học 9 năm thần học và thấy cũng không có cái gì mà trách cứ anh em, họ làm việc hết sức, làm việc với hết tấm lòng kể cả các Mục Sư nhưng nhiều khi vì công ăn việc làm, đa số Mục Sư bên này đều lãnh lương từ trước đến giờ, kể cả ở VN thành ra ăn cây nào phải rào cây đó. Còn tôi, từ 60 năm nay tôi không có chịu ảnh hưởng tiền bạc gì của bất cứ Giáo Hội nào, tôi hầu việc Chúa như thời thánh Phaolô, cái tinh thần nó là như vậy.

VĐ: Khi ngỏ ý trở về đạo Công Giáo, Mục Sư có nhận được ý kiến hay phản ứng gì của các Mục Sư khác?

MS. Minh: Quả thật, đây là một quyết định đòi hỏi sự can đảm và hy sinh vô cùng; chỉ vì Thiên Chúa chứ không phải vì một lý do ích kỷ gì của mình đâu. Nó là cả một diễn trình dài và suy nghĩ, và mình làm mình phải cân nhắc vì anh em, vì bạn bè, gia đình và tất cả. Nếu là một tay tơ lơ mơ hay một tân tòng thì không nói, nhưng mình là một người xuất thân từ gia đình một Mục Sư sáng lập Cơ Đốc Phục Lâm, lại có thời gian lâu dài truyền đạo Tin Lành, nay quyết định về đạo Công Giáo thì không phải chuyện dễ, khó lắm chứ, nên tôi chỉ loan báo cho những người thân biết mà thôi, và “Vì Chúa,” tôi chấp nhận tất cả những ý kiến hay lời phê bình, nếu có, dành cho tôi.

VĐ: Trong thư gửi cho linh mục Nguyễn Thái, mục sư có nói là đã làm xong bổn phận đạo Tin Lành với Phật Giáo, xin Mục Sư nói rõ về điều này. 

MS. Minh: Tôi có hứa đóng vai Liên Tôn cho hai khối Tin Lành và Phật Giáo nhỏ để lập một Hội Đồng Tôn Giáo VN cầu nguyện cho hòa bình thế giới và cho quốc thái dân an. Tôi đã làm xong lời hứa trên đúng vào ngày kỷ niệm Chúa Giáng Sinh 25 tháng 12, 2018 vừa qua tại Phật Viện Minh Đăng Quang, Santa Ana. Phật Viện đã chơi nhạc Giáng Sinh cho toàn thể 100 chức sắc và Phật tử nghe cách vui mừng. Buổi lễ, tôi và linh mục Anh Giáo là Minh Hạnh, hiền thê của tôi cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho sự hiệp nhất tôn giáo mà Giáo Hội Công Giáo luôn chủ trương.

VĐ: Trong lúc này Mục Sư có điều mong ước gì?

MS. Minh: Tôi mong sớm trở về đạo Công Giáo. Chỉ sợ điều mong ước của mình chưa thành thì mình đã ra đi.

VĐ: Thưa linh mục Minh Hạnh. Là một linh mục Anh Giáo, linh mục có đồng ý để phu quân từ cương vị một Mục Sư trở về làm một tín hữu đạo Công Giáo hay không?

LM. Minh Hạnh: Tôi tôn trọng ý kiến của nhà tôi, tôi tán đồng việc ông trở về đạo Công Giáo.

VĐ: Liệu sau này linh mục có theo phu quân trở về Công Giáo?

LM. Minh Hạnh: Có thể lắm chứ.

Chúng tôi cũng điện thoại hỏi Linh Mục Joseph Nguyễn Thái, nguyên Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, hiện là Quản nhiệm Cộng Đoàn Thánh Giuse, giáo xứ Saint Barbara.

LM. Nguyễn Thái trả lời: Việc Mục Sư Nguyễn Quang Minh xin trở về đạo Công Giáo là chính xác, còn thủ tục tiến hành theo giáo luật thì đang xúc tiến.


samedi 13 janvier 2018

Futurisme


Parlez-en à vos enfants et petits enfants en évitant de leur faire peur.

Tout ça a été décrit par Isaac Azimov (1920-1992),
célèbre auteur de science-fiction.
[ Ses études furent assez brillantes pour lui permettre,
grâce à une bourse, d'entrer à l'université Columbia.
Il passa d'Abord une licence en sciences (1939) avant d'obtenir une maîtrise en chimie (1941) et, finalement, un doctorat en biochimie (1948), puis il obtint un poste de chargé de cours à l'université de Boston.]

Il a déjà été mentionné que dans 10 ans....
la majorité de ce que l'on fait aujourd'hui, voiture, voyages,
nourriture, travail,etc....va complètement disparaître...

Que nous réserve l'avenir ?
En 1998 Kodak avait 170,000 employés et vendait 85% du papier photo au monde.
En quelques années leur modèle d'affaire a disparu et ils sont tombés en faillite. Ce qui est arrivé à Kodak va arriver à de nombreuses compagnies dans les 10 prochaines années et la plupart des gens ne le voit pas venir.

En 1998 auriez-vous pensé que 3 ans plus tard vous ne prendriez plus jamais d'images sur du papier film?
Les caméras numériques ont été inventées en 1975.
Au début elles avaient une résolution de 10,000 pixels,
elles ont maintenant plusieurs millions de pixels.
Comme avec toutes les nouvelles technologies elles étaient décevantes pendant longtemps, soit avant qu'elles deviennent de beaucoup supérieures et chef de file en peu d'années.

Le même phénomène se produira avec l'intelligence artificielle,

Dans le monde de la santé,
les autos électriques et autonomes,
l'éducation, l'impression 3D,
l'agriculture et le monde du travail.

Bienvenue à la 4ième révolution industrielle.
Dans les 5 à 10 prochaines années les logiciels
vont transformer la plupart des industries traditionnelles.

Uber est tout simplement un outil logiciel,
même s'ils ne possèdent aucune voiture,
ils sont devenus la plus grosse compagnie de taxi au monde.


Airbnb est présentement la plus grosse chaîne hôtelière au monde même s'ils ne possèdent aucun établissement.
À propos de l'intelligence artificielle :
les ordinateurs sont meilleurs, de façon exponentielle, pour comprendre le monde.

Cette année, un ordinateur a battu le meilleur joueur de Go au monde,
10 ans plus tôt qu'on s'y attendait.

Aux États-unis, de jeunes avocats ne trouvent pas de travail.
Ceci parce que l'ordinateur Watson de IBM peut donner un avis légal en quelques secondes, pour des causes plus ou moins compliquées, le tout avec 90% de justesse en comparaison de 70% pour les humains.
Donc si vous étudiez en droit, laissez tomber à l'instant.
À l'avenir il y aura 90% moins d'avocats, seulement ceux qui sont spécialisés survivront.

L'ordinateur Watson aide déjà à diagnostiquer le cancer avec 4 fois plus de précision que les humains.
Facebook a déjà un logiciel de reconnaissance des visages supérieure aux humains.

En 2030 les ordinateurs seront devenus plus intelligents que les humains.

Voitures sans conducteur :

En 2018 les gens auront accès aux premières autos sans conducteur.

Vers 2020 toute l'industrie automobile sera bouleversée.
Vous n'aurez plus à posséder une automobile.
Vous n'aurez qu'à appeler une voiture avec votre téléphone,
celle-ci arrivera où vous êtes et vous conduira à destination.
Vous n'aurez pas à vous stationner,
vous n'aurez qu'à payer pour la distance parcourue et pourrez être productif pendant le trajet.
Nos enfants n'auront jamais besoin de permis de conduire et
n'achèteront plus jamais d'automobile.

Tout ceci va transformer nos villes parce que nous aurons besoin de 90-95% moins de voitures.
On pourra transformer les stationnements en parcs.

Chaque année dans le monde,
1.2 millions de personnes meurent dans des accidents d'auto.
Actuellement il y a un accident à tous le 100,000 kilomètres.

Avec les autos sans conducteur, il y aura un accident à tous les 10 millions de kilomètres.

On sauvera ainsi 1 million de vies chaque année.
La plupart des constructeurs d'automobiles feront faillite.
Ces compagnies traditionnelles cherchent à évoluer
et fabriquent de meilleures voitures.

Pendant ce temps, les nouveaux Tesla, Apple, Google ont une approche révolutionnaire et construisent des ordinateurs sur roues.

Nombre d'ingénieurs chez Volkswagen et Audi admettent être complètement terrifiés par Tesla.

Les compagnies d'assurance se retrouveront dans un immense pétrin
Sans accidents, les assurances vont devenir 100 fois moins dispendieuses.
Leur modèle de commerce d'assurance-automobile va disparaître.

L'immobilier va changer.
Parce que vous pouvez travailler pendant que vous voyagez,
nombreux sont ceux qui vont s'éloigner pour vivre dans un meilleur environnement.

Les autos électriques deviendront en tête d'ici 2020.
Les villes deviendront moins bruyantes.
L'électricité va devenir incroyablement propre
et peu dispendieuse.

Depuis 30 ans, la production solaire se développe de façon exponentielle.
On commence seulement a en voir l'impact.

L'an passé, dans le monde, il y a eu plus d'énergie produite de source solaire que de source fossile.
Le prix de l'énergie solaire va devenir si bas que toute les mines de charbon vont cesser d'être exploitées d'ici 2025.

L'électricité à bas prix signifie de l'eau abondante et à bas prix.
La désalinisation n'a maintenant besoin que de 2kWh par mètre cube.

Dans la majorité des cas, l'eau n'est pas rare, c'est l'eau potable qui est rare !

Imaginez ce qui serait possible si tous pouvaient avoir de l'eau propre à volonté pour presque rien.

Domaine de la santé :

On doit annoncer le prix du Tricorder X cette année.

Il y a des compagnies qui produiront un instrument médical appelé Tricorder X  qui sera contrôlé par votre téléphone
qui prendra un scan de votre rétine, analysera votre respiration et votre sang.
Il analysera 54 marqueurs biologiques pouvant identifier presque toutes les maladies.


Ce sera peu dispendieux et ainsi dans quelques années tous sur la planète auront accès presque gratuitementà une médecine de pointe.

Imprimantes 3D :
En 10 ans, le prix des imprimantes 3D de base est passé de 18,000$ à 400$.
En même temps elles sont devenues 100 fois plus rapides.
Tous les grands manufacturiers de chaussures
ont commencé à imprimer des chaussures.

Dans les aéroports les pièces de rechange sont déjà imprimées en 3D.
La station spatiale a une telle imprimante qui élimine le besoin d'avoir un grand nombre de pièces de rechange comme avant.

À la fin de l'année, les nouveaux téléphones intelligents auront
des possibilités de numériser en 3D.
Vous pourrez alors numériser vos pieds et imprimer vos chaussures parfaites à la maison.

En Chine, ils ont déjà imprimé en 3D un édifice de 6 étages complet.

En 2027, 10% de tout ce qui sera produit le sera en 3D.

Monde du travail :
Dans les 20 prochaines années, 70-80% des emplois disparaîtront.
Il y aura beaucoup de nouveaux emplois,
mais ce n'est pas sûr qu'il y en aura suffisamment en si peu de temps.

Agriculture :
Il y aura un robot agriculteur de 100$ dans l'avenir.
Les fermiers du tiers monde pourront alors gérer leurs champs
plutôt que d'y travailler à la journée longue.
La culture hydroponique nécessitera beaucoup moins d'eau.
La viande de veau produite en labo est déjà disponible et deviendra moins dispendieuse
que la naturelle dès 2018.
Actuellement 30% de toutes les terres agricoles servent au bétail.
Imaginez si nous n'en avions plus besoin.

Plusieurs nouvelles compagnies mettront bientôt
des protéines d'insectes sur le marché.
Elles sont plus riches que les protéines animales.
Elles seront étiquetées source de protéines alternative.

Il y a une application appelée moodies qui peut déjà dire dans quel état d'esprit vous êtes.

D'ici 2020 il y aura des applications qui pourront établir
par vos expressions faciales si vous dites la vérité.
Imaginez un débat politique où
on démontre si on dit la vérité ou non.
Les politiciens seront confrontés à dire la vérité. Hourra!

Durée de vie :

Actuellement l'espérance de vie augmente de 3 mois par année.
Il y a 4 ans l'espérance de vie était de 79 ans,
actuellement elle est de 80 ans et plus.


En 2036 l'espérance augmentera de plus d'un an par année.
Aussi nous vivrons probablement bien plus que 100 ans.

Éducation :

Les téléphones intelligents les moins dispendieux
sont déjà à 10$ en Afrique
D'ici 2020. 70% de tous les humains auront leur téléphone intelligent.
Ce qui signifie que tout le monde aura le même accès
à une éducation de classe mondiale.

Hồng Công chuyển

vendredi 12 janvier 2018

Một Chút Lan Man - BS Đỗ Hồng Ngọc


Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai.
Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ!
Hừm! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại.
Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.

Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình, thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75! Vậy tại sao ta không nghĩ ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải.... nguyền rủa, bất mãn với nó.
Có phải tội nghiệp nó không? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa!


Còn đối với các vị phụ nữ cũng có khi gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia.
Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch...
Thân thể ta cứ tiến triển theo một "lộ trình" đã được vạch sẵn của nó, không cần hỏi han ta, không cần biết ta có “chịu” không! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ.


Trái lại, nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn.
Từ ngày "thế giới phẳng" thông qua internet, ta còn sống với đời sống ảo.
Ta ngồi đây với người nhà nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa.
Khi bắt lại câu chuyện với mọi người bên cạnh thì nhiều khi đã lỡ nhịp!

Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn.
Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại với tôi thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai.
Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó.
Khi biết "enjoy" nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.

Từ ngày biết thương "thân thể" của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi... cũng khác tôi xưa.
Tôi biết cho thân thể của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn.
Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá!

Một người bạn tôi mắc bệnh "ăn không được", "ăn không biết ngon" vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương ông quá, mua toàn sữa Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được?

Giá ông nghèo một chút còn hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn ông ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi cũng biết cho thân thể của mình ngủ hơn.
Ngủ đầy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy.
Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được!

Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết:
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên! (Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền!)
trong bài Cư trần lạc đạo, (ở đời mà vui đạo)!
Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên Tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm.
Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nước ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình.
Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình.
Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!

Nên nhớ rằng tới tuổi nào đó, tai ta sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đấu óc bắt đầu kém sắc sảo.
Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai.
Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt.
Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi!
Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe được, không thì đóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy được, không thì khép lại.
Thế là "căn" hết tiếp xúc được với "trần".
Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!

Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia.
Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là mắt xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành.

Cái mà người xưa gọi là "hoa đốm hư không" chính là nó.
Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình! Chính cái "tưởng" của ta nhiều khi làm hại ta.
Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua.
Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.

Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình.
Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ.
Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả!
Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút.
Có lẽ như vậy hay hơn cho mình.

BS. Đỗ Hồng Ngọc

T.Anh sưu tầm