mardi 7 mai 2019

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

 28/01/2019

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị THA. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị là gì? Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt, bệnh viện ĐKQT Vinmec Hạ Long sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này

1. Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim( tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành,, nhồi máu cơ tim,...
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:
  • Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
  • Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một só bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Cac huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

2. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:
Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

3. Triệu chứng cao huyết áp

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc khám một bệnh khác

Đúng như cái tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

4. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.
Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5-10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.
Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...

5. Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?

Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:
  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:
  • Thừa cân béo phì;
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
  • Ăn uống không lành mạnh;
  • Ăn quá nhiều muối;
  • Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
  • Hút thuốc lá;
  • Căng thẳng thường xuyên.

6. Điều trị bệnh cao huyết áp

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung.Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg. Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể. Sau đây là các phương pháp chữa trị cao huyết áp:

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể

6.1. Thay đổi lối sống

Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột
  • Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

6.2. Thuốc điều trị cao huyết áp

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa.
Mặc dù các phác đồ điều trị cao huyết áp đã được đưa ra và thử nghiệm rất nhiều lần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Hãy lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc theo phác đồ. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, bệnh cao huyết áp còn có thể được kiểm soát tốt bằng các bài thuốc trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của thầy thuốc đông y.

6.3. Điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp

Một số trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần phải được chữa trị ngay lập tức tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt, vì lúc này nguy cơ bệnh nhân tử vong là khá cao. Bệnh nhân có thể được thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình.
Hầu hết các bệnh tim mạch ở nước ta, đặc biệt là những bệnh lý mãn tính phổ biến như cao huyết áp, vấn đề tuân thủ điều trị luôn là điều khiến cho các bác sĩ đau đầu. Do việc điều trị thường phải phối hợp nhiều thuốc, dẫn đến việc bệnh nhân quên uống thuốc, hoặc có thuốc nhưng không uống, hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ, hậu quả là hiệu quả điều trị tăng huyết áp không được cao. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải thật sự nghiêm túc trong việc chữa trị bệnh của chính bản thân mình, phối hợp tốt với bác sĩ để tối đa hóa hiệu quả điều trị.

lundi 6 mai 2019

8 lợi ích tuyệt vời khi làm vườn


Dưới đây là 8 lợi ích tuyệt vời mà làm vườn mang lại cho bạn và gia đình: 



 

1. Làm tâm trạng vui vẻ hơn

Một nghiên cứu về hoạt động làm giảm căng thẳng chia người tham gia thành 2 nhóm. Một nhóm đọc sách trong 30 phút và một nhóm làm vườn trong 30 phút. Sau khi kết thúc, cả 2 nhóm đều giảm nồng độ cortisol (hormone gây căng thẳng), nhưng nhóm làm vườn đã giảm đáng kể hơn nhiều. Nghiên cứu cho biết những phát hiện này cung cấp bằng chứng thực nghiệm đầu tiên rằng làm vườn có thể thúc đẩy giảm bớt căng thẳng cấp tính.  


2. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nghe thì thật kỳ lạ nhưng tiếp xúc với bụi bẩn lại giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn. Ví dụ như khi còn nhỏ bạn mắc bệnh thủy đậu thì lớn lên sẽ không bị nữa. Tiếp xúc sớm với bụi bẩn, vẩy da và vi trùng có thể làm giảm nguy cơ dị ứng và hen suyễn của một người. Nhưng bạn đừng quên trong bụi bẩn có chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, vì thế khi làm vườn, bạn phải đeo khẩu trang và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi làm xong. 
           
image.png
                                          (Ảnh: Shutterstock)


3. Cải thiện sức khỏe não bộ

Làm vườn cũng có khả năng cải thiện sức khỏe não bộ của bạn. Một nghiên cứu 16 năm trên 2.805 người (từ 60 tuổi trở lên) mắc chứng suy giảm nhận thức cho thấy những người tham gia làm vườn hàng ngày giảm 36% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Ở nam giới, đi bộ hàng ngày sẽ làm giảm 38% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Và bây giờ chúng ta đã biết làm vườn là chìa khóa giúp mọi người cải thiện sức khỏe não bộ. 
                 
image.png
                                                         (Ảnh: Shutterstock)


4. Thay thế cho việc tập thể dục

Làm vườn giúp bạn thư giãn đồng thời cũng là một bài tập thể dục rất tốt. Chăm sóc những chậu hoa, rau củ có sự sống sẽ làm bạn dồn nhiều tâm sức hơn. Khi tưới cây, bón phân, thu hoạch… bạn cũng phải đứng lên ngồi xuống nhiều, giúp cơ thể vận động nhẹ, giảm thiểu bệnh về xương khớp. Một nghiên cứu về người cao niên cho thấy những người có hoạt động thể chất hàng ngày (bao gồm làm vườn) giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ tới 30%. Làm vườn cũng giúp người cao niên giữ dáng, duy trì sức mạnh và sự khéo léo. 
            
image.png
                                                         (Ảnh: Shutterstock)


5. Cung cấp đồ ăn sạch

Rõ ràng những thứ bạn trồng là những thứ bạn muốn ăn. Rau củ, hoa quả cung cấp nhiều vitamin có lợi cho cơ thể nhưng không phải ai cũng hào hứng ăn. Nếu đó là thực phẩm do bạn tự tay trồng, chắc chắn bạn sẽ thích ăn, thậm chí có xu hướng trồng thêm nhiều loại khác và ăn nhiều hơn. Bạn cũng không còn phải sợ rau củ gia đình ăn có chứa phân bón và thuốc trừ sâukhông lành mạnh. Chưa hết, rau củ chín được hái ngay có nhiều chất dinh dưỡng hơn một số loại rau mua ở cửa hàng. 
                   
image.png
                                            (Ảnh: Shutterstock)


6. Đây là một hoạt động xã hội lành mạnh

Tương tác xã hội rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Những người trưởng thành tham gia các hoạt động xã hội sẽ giảm nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như trầm cảm, huyết áp cao. Thêm vào đó, một nhóm xã hội (những người có cùng sở thích) sẽ mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc, giúp bạn sớm vực dậy tinh thần sau chấn thương và học cách đưa ra những lựa chọn tích cực. Những người tham gia vào hoạt động làm vườn cộng đồng cũng tránh được nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì.
               
image.png
                                                       (Ảnh: Shutterstock)


7. Tăng cường vitamin D

Làm vườn là cách tốt nhất để giữ vitamin D của bạn ở mức tối ưu vì bạn phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D có rất nhiều tác động tốt lên cơ thể của bạn như giúp phòng ngừa nguy cơ tổn thương thị lực và các vấn đề về mắt, giảm đáng kể các cơn co thắt cơ hoặc chuột rút, cải thiện sức khỏe của xương, ngăn ngừa sự tăng trưởng u xơ bất thường, hạn chế những cơn đau đầu do đau nửa đầu và viêm xoang… 
                    
image.png
                                                            (Ảnh: Pixabay)


8. Thân thiện với môi trường

Có thể bạn nghĩ khu vườn nhỏ bé nhà mình không có tác động lớn lao gì. Nhưng nếu nhiều gia đình cùng có ý thức làm vườn thì đó là một hoạt động thân thiện với môi trường và giúp chống lại biến đổi khí hậu. Trái Đất khỏe mạnh hơn thì sức khỏe của chúng ta cũng được cải thiện. 
            
image.png
                                                          (Ảnh: Shutterstock)

Bạn còn chần chừ gì nữa mà không bỏ chiếc smartphone của mình xuống và đi làm vườn? 

Những nhà thờ đẹp nhất việt nam

Những nhà thờ đẹp nhất việt nam
BM

1. Nhà thờ lớn Hà Nội

BM

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên trời.

BM

Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. 

BM

Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo.

2. Nhà thờ Bùi Chu

BM
  
Nhà thờ Bùi Chu là nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận.

BM
  
Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

3. Nhà thờ Phú Nhai

BM
  
Nhà thờ Phú Nhai là nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam.

BM
  
Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic kiểu Pháp. 

Nhà thờ có kích thước: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng là: 2.000 kg – 1.200 kg – 600 kg và 100 kg.

BM
  
Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá. Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường. 

BM
  
Năm 2008 Đền thánh Phú Nhai được nâng lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường

4. Nhà thờ Bác Trạch

BM  
  
Nhà thờ Bác Trạch ở huyện Tiền Hải, Thái Bình. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 2006, khánh thành năm 2013, chi phí xây dựng lên tới 60 tỷ VNĐ, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic với nhiều ô cửa, nhiều tháp nhọn, vòm cung nhọn.

BM
  
Đây được coi là nhà thờ vào loại đẹp nhất Việt Nam, là tuyệt tác kiến trúc của Thái Bình, một kỳ công về kiến trúc Gothic ở Việt Nam, vốn được thấy nhiều dấu ấn nhất trong các nhà thờ lớn, các vương cung thánh đường.

BM
  
Nhà thờ có chiều dài 92,5m, rộng 32m, tháp chuông cao 61m. Để xây dựng nên thánh đường nguy nga, tráng lệ này, các thợ xây đã phải sử dụng tới 46 vạn gạch, khoảng 350 tấn sắt, hơn 500 tấn vôi, gần 3000 tấn xi măng, 1000 m2 đá các loại, hơn 120 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu các loại cùng nhiều vật dụng, nguyên liệu khác.

5. Nhà thờ gỗ Kon Tum

BM
  
Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum.

BM
  
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na, một sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam.

BM
  
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.

6. Nhà thờ Đức Bà

BM
  
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện.

BM
  
Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.

BM  

Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích.

7. Nhà thờ Sở Kiện

BM
  
Vương cung thánh đường Sở Kiện, còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở (Dôme de Sở Kiện) là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

BM
  
Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Tòa Thánh với sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự đã nâng nhà thờ Sở Kiện thành tiểu vương cung thánh đường tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tên “Sở Kiện” là ghép từ tên của làng Sở (hay Ninh Phú) phía đông chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi.

BM
  
Quần thể Sở Kiện gồm có nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. Nhà thờ Sở Kiện theo kiến trúc Gothic, được Giám mục Tông tòa Tây Đàng Ngoài Puginier Phước cho khởi công xây dựng vào ngày 23 tháng 10 năm 1877 và hoàn tất vào năm 1882.

BM
  
Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún. Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4 đến 5 nghìn người.

BM


8- Nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình)




Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Hiện nay, tỉnh Ninh Bìnhvà các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.[1] Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam[2][3], được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam[4]. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.[5] Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.
Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.
T.Phước sưu tầm