samedi 25 mai 2019

TUYỆT VỜI TỔNG THỐNG UKRAINE

TUYỆT VỜI TỔNG THỐNG UKRAINE
Là diễn viên hài nhưng khi đắc cử tổng thống, diễn văn của ông đã tạo ra nguồn cảm hứng cho dân UKRAINE và thu hút sự chú ý của dư luận trên khắp thế giới.



Diễn văn nhậm chức ngày 20.5.2019, tân tổng thống Ukraine Vladimir Aleksandrovik Zelensky.


(Bài do Hong Giang Nguyen dịch)
Nhân dân Ukraine quý mến !

Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, cậu con trai 6 tuổi của tôi bảo: Bố ơi, trên TV nói rằng Zelensky là tổng thống ... Vậy con cũng là tổng thống hay sao?!". Khi đó nghe như một chuyện đùa, nhưng sau đó tôi chợt hiểu, đó thực sự là một chân lý. Bởi vì mỗi chúng ta đều là một tổng thống. Không chỉ còn là 73% nhân dân đã bầu chọn cho tôi mà là tất cả 100% nhân dân Ukraine. Đây không phải là chiến thắng của tôi mà là chiến thắng của chúng ta. Và đó cũng là cơ hội chung của chúng ta nữa. Cơ hội mà chúng ta cũng cùng chung gánh vác trách nhiệm. Hôm nay không phải chỉ có mình tôi tuyên thệ mà mỗi người chúng ta đều đã đặt tay lên Hiến pháp và thề trung thành với đất nước Ukraine.
Hãy thử tưởng tượng những tiêu đề khủng khiếp trên báo chí : " Tổng thống trốn thuế ", " Tổng thống say rượu lái xe vượt đèn đỏ " hay " Tổng thống đang trộm cắp vì ai cũng làm như thế cả "!. Các bạn có cho rằng đó là điều nhục nhã không ? Đấy chính là điều mà tôi ngụ ý - Mỗi người trong chúng ta là một tổng thống ! Kể từ hôm nay, mỗi chúng ta đều gánh vác trách nhiệm với đất nước mình, đất nước mà chúng ta sẽ để lại cho con cháu. Mỗi chúng ta trên cương vị của mình đều có thể gắng sức làm tất cả cho sự phồn vinh của Ukraine! Đất nước ( mô hình ) châu Âu bắt đầu từ mỗi chúng ta. Chúng ta chọn cho mình con đường hội nhập châu Âu, nhưng châu Âu không phải đâu xa, châu Âu ở trong trí não chúng ta. Đó là ước mơ chung của chúng ta. Khi nó đã xuất hiện trong trí não thì nó sẽ xuất hiện trong hiện thực, trên toàn Ukraine!
Nhưng chúng ta cũng có một nỗi đau chung. Đó là khi mỗi người chúng ta ngã xuống ở Donbas, khi hàng ngày chúng ta mất mát thương vong. Mỗi người chúng ta đều trở thành kẻ lưu lạc khi có những người mất nhà mất cửa , số còn lại mở cửa nhà mình và chia sẻ cùng họ nỗi đau . Rồi mỗi chúng ta lại là những công dân đi làm thuê, tìm kiếm công việc ở xứ người. Và cả những người để thoát khỏi đói nghèo mà đành đánh mất nhân phẩm của mình. Nhưng chúng ta sẽ vượt qua những điều này. Bởi mỗi chúng ta là một người Ukraine. Tất cả chúng ta đều là người Ukraine, không phân biệt ai đúng, ai sai, thiểu số hay đa số. Từ Uzgorod đến Lugansk. Từ Chernigov đến Simferopol . Dù ở Lvov, Kharcov, Donesk, Dnepr hay ở Odessa thì chúng ta đều là người Ukraine. Chúng ta phải là một khối thống nhất, vi chỉ khi đó chúng ta mới vững mạnh!
Hôm nay tôi xin kêu gọi 65 triệu người Ukraine trên toàn thế giới, đừng ngạc nhiên rằng chúng ta có những 65 triệu người. Với tất cả những ai sinh ra trên mảnh đất Ukraine hay những người Ukraine đang ở châu Âu, châu Á, bắc Mỹ hay nam Mỹ, châu Úc hay châu Phi, tôi đều kêu gọi, đất nước đang cần các bạn! Tất cả những ai mong muốn xây dựng một Ukraine mới, vững mạnh và phồn thịnh tôi đều sẵn lòng trao quốc tịch Ukraine cho các bạn. Đừng đến Ukraine với tư cách là khách, mà hãy đến với tâm thế trở về nhà. Chúng tôi chờ đợi các bạn. Không cần mang quà cáp lưu niệm gì về từ những đất nước xa xôi, hãy mang về nhà những kiến thức, kinh nghiệm và giá trị tinh thần quý báu. Tất cả những điều đó sẽ giúp chúng ta khởi đầu một kỷ nguyên mới. Những kẻ hoài nghi sẽ bảo, ôi giời, đấy là điều hoang tưởng, đấy là chuyện không thể có được . Nhưng điều không tưởng ấy có thể chính là ý chí dân tộc của chúng ta?! Hãy đoàn kết lại và thực hiện điều không thể thành có thể, bất chấp tất cả. Các bạn hãy nhớ đến đội bóng đá của Ailen ở giải vô địch châu Âu. Khi nha sĩ, đạo diễn, sinh viên và cả những người lao công cùng nhau sát cánh bảo vệ danh dự của đất nước mình. Và họ đã làm được điều ấy mặc dù chẳng ai tin họ có thể làm được. Đó chính là con đường của chúng ta. Chúng ta phải là người Ailen trên sân bóng, phải là người Israel trên trận địa bảo vệ tổ quốc, phải là người Nhật trên mặt trận công nghệ, phải là người Thụy sĩ trong kỹ năng xây dựng cuộc sống hạnh phúc cùng nhau bất chấp những khác biệt về quan điểm.
Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta - đó là ngừng bắn ở Donbas! Người ta hỏi tôi, thế anh sẵn sàng đánh đổi gì để lấy ngừng bắn? Thật là một câu hỏi kỳ lạ. Thế chúng ta sẽ đánh đổi gì để lấy mạng sống của những người thân chúng ta? Tôi có thể nói rằng, để các anh hùng của chúng ta không còn phải chết, tôi sẵn sàng làm tất cả. Tôi sẵn sàng đưa ra những quyết định phức tạp. Tôi không sợ mất đi sự nổi tiếng cũng như rating của mình, tôi cũng sẽ không do dự nếu để có hòa bình, không phải hy sinh lãnh thổ, mà tôi phải từ bỏ chức vụ. Lịch sử là một thứ rất không công bằng. 

Chúng ta không mở màn cuộc chiến tranh này, nhưng chúng ta lại phải gánh trách nhiệm kết thúc nó. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại. Tôi tin rằng bước đi tuyệt vời đầu tiên sẽ là trao trả tất cả tù binh Ukraine.Lời kêu gọi tiếp theo của tôi là giành lại những phần lãnh thổ đã mất. Thực lòng mà nói, tôi nghĩ cách nói này chưa đúng lắm. Bởi vì không thể đánh mất những gì vẫn là của chúng ta. Cả Crimea, cả Donbas đều là lãnh thổ Ukraine, nơi chúng ta đã đánh mất cái quan trọng nhất, đó là con người ! Và hôm nay chúng ta phải giành lại chính ý thức của họ. Đó là cái ta đã để mất. Trong suốt những tháng năm qua, chính quyền đã không làm cho họ cảm thấy họ là người Ukraine. Họ không phải là những kẻ xa lạ, họ là chúng ta, họ là người Ukraine.Và khi đó mặc cho kẻ nào muốn ban phát cho họ cả 10 cuốn hộ chiếu cúng không làm thay đổi được điều gì. Công dân Ukraine, không phải là ở cuốn hộ chiếu, công dân Ukraine là ở trái tim. Thông qua những chiến sĩ, những anh hùng của chúng ta trên tiền tuyến, cả những người nói ngôn ngữ Ukraine hay ngôn ngữ Nga, tôi biết rõ, ở nơi đó, ngoài mặt trận, không có xung đột và bất hòa, ở nơi đó chỉ có danh dự và lòng dũng cảm. Bởi vậy tôi xin kêu gọi những người đang bảo vệ tổ quốc, không thể có một quân đội vững mạnh, nếu chính quyền không trân trọng những anh hùng đang hàng ngày hy sinh vì tổ quốc. Tôi sẽ làm tất cả để các bạn cảm thấy mình được trân trọng. Tôi xin đảm bảo các bạn sẽ nhận được những bảo đảm tài chính xứng đáng, đảm bảo nhà ở, nghỉ phép sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cũng như đãi ngộ cho các bạn và gia đình các bạn. Không cần phải nhắc về những tiêu chuẩn NATO, mà chúng ta sẽ tự thực hiện những tiêu chuẩn đó.
Tất nhiên không chỉ có chiến tranh, mà còn rất nhiều tai họa làm cho người Ukraine cảm thấy mình bất hạnh. Đó là mức phí dịch vụ dân sinh gây shok, là mức lương và trợ cấp hưu trí thảm hại, là giá cả leo thang, là không đủ công ăn việc làm, là dịch vụ y tế mà chỉ có những ai chưa bao giờ phải cùng con nhỏ nằm viện mới ca ngợi, là những con đường chỉ được xây mới và sửa chữa trong trí tưởng tượng của ai đó. Cho phép tôi được trích dẫn lời của một diễn viên, cũng là một tổng thống xuất sắc của Mỹ: Chính phủ không phải để giải quyết vấn đề của chúng ta. Chính phủ chính là một vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Bởi vậy tôi không hiểu nổi chính phủ của chúng ta, những người chỉ biết buông xuôi và nói, "Chúng tôi không thể làm gì được". Không đúng. Các bạn có thể làm được. Ít nhất các bạn có thể rời bỏ cái ghế các bạn đang ngồi để nhường chỗ cho những người nghĩ về những thế hệ tương lai chứ không chỉ nghĩ về kỳ bầu cử sau như các bạn. các bạn hãy từ chức đi, và nhân dân sẽ đánh giá cao các bạn.
Các bạn không thích những gì tôi đang nói ư? Đấy không phải tôi nói đâu , mà đấy là lời của nhân dân Ukraine nói. Việc tôi trúng cử tổng thống là minh chứng cho điều đó. Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân. Chúng ta sẽ xây dựng một đất nước khác, nơi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nơi thực thi những quy tắc minh bạch và trung thực giành cho tất cả mọi người. Để làm được điều đó, tham gia chính quyền phải là những người phục vụ nhân dân. Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân.. Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng.
Tôi còn có thể nói rất nhiều nhưng nhân dân Ukraine không cần lời nói mà cần những hành hành động Các vị nghị sĩ Quốc hội kính mến ! Các vị ấn định ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày thứ Hai, một ngày làm việc. Và tôi thấy đây là một điều tốt, nó chứng tỏ rằng các vị đã sẵn sàng làm việc. Vậy thì tôi xin đề nghị các vị thông qua Luật gỡ bỏ quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ, thông qua luật Chịu trách nhiệm hình sự về việc làm giàu bất chính, luật bầu cử công khai ! Cũng xin bãi nhiệm các chức vụ: Bộ trưởng quốc phòng, Chủ tịch ủy ban an ninh Ukraine, Chánh công tố viện kiểm sát Ukraine.Đấy chưa phải là tất cả , nhưng hiện nay là tạm đủ. Các vị có hai tháng để thông qua những bộ luật này và thực hiện những quyết định trên. Hãy đeo tất cả các huân chương lên và bắt đầu chuẩn bị tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân cho kỳ bầu cử quốc hội sắp tới. Tôi tuyên bố giải tán Quốc hội khóa 8. Vinh quang thay Ukraine !
Xin một lời cuối. Nhân dân Ukraine yêu quý! Suốt cả cuộc đời đã qua, tôi luôn cố gắng làm tất cả mọi việc để mọi người được mỉm cười. Đó là sứ mệnh của tôi. Còn bây giờ tôi sẽ lại cố gắng làm tất cả để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc!"
Từ fb Huynh Ngoc Chenh

jeudi 23 mai 2019

Thế Hệ Cha Ông



"Một hôm. cậu con trai hỏi bố của mình:
“Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet. không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động? “

Người bố trả lời:
“Thì cũng giống như thế hệ ngày nay thôi con: sống mà không biết đến nguyện cầu, không có lòng trắc ẩn, không có danh dự, không có sự tôn trọng, không biết xấu hổ, không khiêm tốn và không thích đọc sách…”.
“Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:
- Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.
- Sau giờ học, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.
- Không ai ôm tivi từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.
- Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước máy, chứ không phải nước đóng chai.
- Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 cốc nước quả. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.
- Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng bánh mì và khoai tây.
- Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.
- Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người 
: Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.
- Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…
Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:

- Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.
- Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…

- Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chồn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.

- Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram….

- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái biết nghe lời cha mẹ.

- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.

- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý…
…Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con “

Anh Thư sưu tầm

KHI GẶP PHIỀN MUỘN HAY MỞ CHIẾC TÚI NÀY




KHI GẶP PHIỀN MUỘN HAY MỞ CHIẾC TÚI NÀY

Cuộc sống như con sông bất tận, chảy mãi không ngừng, mà hạnh phúc cũng như dòng nước, chợt đến lại chợt đi. Trên hành trình ấy, có bao nhiêu người biết làm chủ bản thân, làm chủ hạnh phúc của chính mình? Dưới đây là 15 câu châm ngôn xử thế kinh điển, có thể để lại trong bạn nhiều suy nghĩ.

1. Người nhìn nhận ta thế nào hoàn toàn không chút quan hệ gì với ta. Ta muốn sống thế nào cũng không chút quan hệ gì với người.



2. Sĩ diện rốt cuộc “bao nhiêu tiền một cân”, chúng ta sao cứ phải để tâm đến cách nhìn của người khác?



3. Một ngày bạn sẽ hiểu ra rằng, thiện lương thật sự khó hơn thông minh rất nhiều. Bởi thông minh là một loại tư chất bẩm sinh, còn thiện lương lại là một sự lựa chọn.



4. Đừng nên vào lúc tâm trạng tồi tệ mà dùng những lời tuyệt tình dứt khoát, làm tổn thương người yêu thương mình.



5. Có những lúc không có lần sau, không có cơ hội thêm lần nữa, cũng không có chuyện tạm thời dừng lại rồi sau đó tiếp tục. Có những lúc, để lỡ mất hiện tại thì sẽ không bao giờ có thêm cơ hội nữa.



6. Hãy dùng thái độ hài lòng với chính mình mà sống cuộc sống tùy theo hoàn cảnh.



7. Có những lúc, chúng ta rõ ràng đã tha thứ cho người, nhưng trong tâm lại không cách nào thật sự vui vẻ được. Đó là bởi bạn đã quên tha thứ cho bản thân mình.



8. Với những chuyện vốn không cần phải giải thích kia, ngay từ khi vừa mới mở miệng thì bạn đã thua rồi.



9. Những thứ không cần đến, dù có tốt hơn cũng như đồ bỏ đi.



10. Kẻ mạnh thật sự không phải là quen biết được bao nhiêu người; mà là trong khó khăn hoạn nạn, còn có bao nhiêu người “quen biết” mình.



11. Người phụ nữ không có sức hút sẽ cảm thấy đàn ông quả thật là lăng nhăng, người đàn ông không có thực lực sẽ cảm thấy phụ nữ sao lại thực tế quá.



12. Nói một tiếng xin lỗi với bản thân, những năm qua ta đã không học cách yêu thương mình.



13. Khi người còn đó, cảm thấy ngày sau còn dài, cái gì cũng đều có cơ hội. Kỳ thật, đời người là một phép trừ, sống thêm một ngày chính là giảm bớt đi một ngày.



14. Ai nấy đều cảm thấy cái gọi là vĩnh viễn quả thật là rất lâu dài, kỳ thật nó có thể ngắn ngủi đến nỗi bạn đều không nhìn thấy được. Hãy trân quý những người mà bạn cho là đáng để trân trọng, đừng để sinh mệnh lưu lại bất kỳ nuối tiếc nào.



15. Con người ta có sinh ắt có tử, nhưng chỉ cần bạn còn đang sống, thì hãy dùng phương thức tốt nhất để sống tiếp. Có thể không có vinh hoa, không có giàu sang, nhưng không thể không có niềm vui được.
T,Anh chuyển

mardi 21 mai 2019

Tìm hiểu lịch sữ qua bà Mộng Điệp

Tìm hiểu lịch sữ qua bà Mộng Điệp

Vĩnh Phúc 



“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!” – Bà Mộng Điệp.
Những năm cuối đời cựu hoàng Bảo Đại. Những nỗi long đong và kết thúc bi thảm của ấn kiếm triều Nguyễn
Đã có một số người viết về cuộc sống của cựu hoàng Bảo Đại trong những năm cuối đời, nhưng chưa tác giả nào biết rõ được những tình tiết rất riêng tư và éo le trong những sinh hoạt cuối đời của vị vua cuối cùng triều Nguyễn, mà khi còn ngồi trên ngai vàng đã được tôn là Hoàng Đế Bảo Đại. Ngoài ra, hình như cũng chưa có ai tìm hiểu được lý do tại sao thanh kiếm báu của triều Nguyễn lại bị bẻ gẫy làm đôi khi được thu hồi cùng với bảo ấn. Vậy thì ai đã làm gẫy thanh kiếm? Và ai đã tìm thấy kiếm và ấn sau khi hai vật quốc bảo này rời khỏi Huế và trải qua một thời gian biệt tích sau lễ tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại trước cửa Ngọ môn để trở thành công dân Vĩnh Thụy và trao ấn kiếm cho Trần Huy Liệu đại diện của Hồ Chí Minh?


Vua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận. (Nguồn: “バオ・ダイ帝 “ (Hoàng đế Bảo Đại)

Khi còn sinh thời, bà Mộng Điệp đã dành cho người viết mấy buổi mạn đàm trong đó bà kể nhiều về cuộc đời của bà, cuộc sống trong những năm cuối đời của cựu hoàng, về các người con của bà với cựu hoàng, và về lý do tại sao thanh kiếm báu triều Nguyễn bị bẻ gẫy, và tại sao kiếm và bảo ấn lại được tìm thấy để bà có nhiệm vụ đem sang Pháp trao cho cựu Hoàng hậu Nam Phương.
Bà Mộng Điệp tên thật là Bùi Mộng Điệp, sinh ngày 22 thàng6 năm 1924, nguyên quán Bắc Ninh, nhưng lên Hà Nội sống. Tại đây, năm 16 tuổi, bà gặp và trở thành người yêu của bác sĩ Phạm Văn Phán tốt nghiệp Y Sĩ Đông Dương khoá 1935. Tiếng tăm và địa vị xã hội của một bác sĩ vào thời đầu thập niên 1940 ở Hà Nội đã đủ hấp dẫn người thiếu nữ Mộng Điệp. Còn ông Phán thì bị thu hút bởi nhan sắc của nàng. Hai người có với nhau một con trai năm 1944.
Nhưng điều bất hạnh cho Mộng Điệp là khi nàng muốn bác sĩ Phán chính thức làm đám cưới thì ông cho biết điều này không thể thực hiện được. Lý do là vì ông đã có gia đình và là người theo đạo Công Giáo nên không được phép có hai vợ. Do đó, Mộng Điệp dứt khoát cắt đứt liên hệ với bác sĩ Phán và tự lực nuôi con. Nàng đặt tên cho con trai là Bùi Hữu Hưng, lấy họ của mẹ. Sau này khi Mộng Điệp ở với cựu hoàng Bảo Đại và được ông nhận Hưng làm con đỡ đầu và khi ở Pháp thì Bùi Hữu Hưng có thêm tên Jean Bùi. Jean Bùi được đi học và thành đạt ở Pháp, nhưng trong lòng lúc nào cũng căm hận ông bố ruột đã bỏ rơi mình. Cho nên năm 1996 bác sĩ Phạm Văn Phán trước khi qua đời ở Paris xin được gặp mặt người con mà ông đã không nhìn nhận cưu mang trước kia. Nhưng Jean Bùi từ chối. Thật cũng đau lòng. Phần Jean Bùi cũng qua đời năm 2009.

Về số phận long đong của cặp ấn kiếm triều Nguyễn, ngược dòng lịch sử, chúng ta còn nhớ: tài liệu của phe Việt Minh nói là ngày 30 tháng Tám, năm 1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị trong một buổi lễ tại cửa Ngọ môn, Huế, và trở thành công dân Vĩnh Thụy. [Nhưng tác giả Đoàn Thêm – trong cuốn Hai Mươi Năm Qua -1945 – 1964, Việc Từng Ngày, trang 12 – ghi là 24/8/1945? ]

Ngay sau đó, Hồ Chí Minh đã cho mời ông ra Hà Nội để làm cố vấn tối cao cho chính phủ do ông Hồ thành lập. Thực ra, đây chỉ là một cách để giam lỏng vị vua đã mất ngôi, thất thế. Họ Hồ vốn là người xảo quyệt và nhiều mưu lược, vẫn ngại rằng có thể có những thành phần dân chúng hay đảng phái còn luyến tiếc nhà Nguyễn, sẽ tôn ông Vĩnh Thụy lên làm lãnh tụ để chống lại Việt Minh. Hoặc cũng có thể người Pháp sẽ tìm cách dùng cựu hoàng để qui tụ lại những người thân Pháp và những phần tử yêu nước đã nhìn thấy chân tướng cộng sản của Hồ Chí Minh, đế chống Việt Minh. Cho nên ngoài mặt thì họ Hồ rêu rao cho mời ông Vĩnh Thụy ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới được thành lập, nhưng dụng ý ngầm là giam lỏng ông tại đó để ông hết đường cựa quậy, nếu còn có ý đó. Nhưng chưa hết! Vốn biết vị vua trẻ tính tình trăng hoa, gặp gái đẹp là như mèo thấy mỡ, nên HCM đã ngầm ra lệnh cho bộ hạ đem Mộng Điệp lại với Vĩnh Thụy. Qủa nhiên hai bên vừa gặp nhau là “kết” liền. Phần ông Vĩnh Thụy thấy nhan sắc khá mặn mà của “gái một con trông mòn con mắt” thì mê liền. Còn Mộng Điệp hồi đó cũng không hẳn có một cuộc sống và nghề nghiệp vững vàng, cho nên dễ dàng bị hào quang của một vị vua (dù đã thất thế) làm cho lóa mắt. Riêng Hồ Chí Minh hẳn phải xoa bụng cười, vì thấy kế hoạch mình đặt ra đã thành công. Đó là làm sao cho ông vua vừa mất ngôi kia vì say mê nữ sắc mà quên hết mọi chuyện quốc gia đại sự.




Hồ Chí MInh và Bảo Đại (25/8/1945

Trong thời gian được Việt Minh nuôi và cho ở ngôi biệt thự số 51 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội, ông Bảo Đại đã đem Mộng Điệp về đó. Rồi bà Mộng Điệp sinh với ông người con đầu lòng – con gái – đặt tên là Phương Thảo, sinh năm 1946 (nhưng trong chỗ riêng tư rất thân, Phương Thảo còn được mẹ và mấy bà bạn thân của mẹ gọi là Hường).



Bà Phương Thảo, con gái của bà Mộng DDiiejp và cựu hoàng Bảo Đại.

Năm 1948 Bảo Đại thành lập Chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Từ đó cho tới tận ngày nay, báo chí, sách vở, và người ta vẫn gọi bà Mộng Điệp là Thứ phi. Gọi như vậy e rằng không được chính danh. Bởi vì khi thoái vị, Hoàng Đế Bảo Đại với câu nói đi vào lịch sử “thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”, đã trở thành công dân Vĩnh Thụy. Rồi khi lập ra chính phủ Quốc Gia Việt Nam, ông Bảo Đại chỉ xưng là Quốc Trưởng (Head of State) chứ không xưng là Quốc vương hay Hoàng đế. Như thế không thể tôn bà Mộng Điệp là Thứ phi được. Vì theo thứ phi, từ Hán Việt ngĩa là vợ bé của một ông vua. Hơn nữa, dù đã có với ông Bảo Đại mấy mặt con, nhưng ông không làm hôn thú với bà.
Năm 1949, Quốc trưởng Bảo Đại đem bà Mộng Điệp lên Đà Lạt ở. Bà cũng được ra mắt cựu hoàng thái hậu, tức là bà Từ Cung. Bà vốn khéo léo và tính tình cũng cởi mở, thẳng thắn nên ăn ở rất đẹp lòng đức Từ Cung.... Và bà Mộng Điệp rất lấy làm hãnh diện đã được bà cụ ban khăn áo và dặn dò hãy cố gắng đẻ cho cụ một đứa con trai. Điều này dễ hiểu, vì hoàng hậu Nam Phương từ khi về triều cũng như khi đã có con với Bảo Đại, song bà và tất cả con của bà theo đạo Công giáo, và quá xa cách với bà cụ. Trong khi đó bà Mộng Điệp theo đạo Phật nên cụ mong có một cháu trai để sau này khi cụ khuất bóng thì mẹ con bà Mộng Điệp sẽ lo phần hương khói cho cụ, cũng như trông nom lăng mộ các tiên đế.


Bà Bùi Mộng Điệp trên bậc thang của biệt điện ở Hồ Lắk (Đăk Lăk).

Năm 1953, bà Mộng Điệp được Quốc trưởng Bảo Đại uỷ nhiệm đem thanh kiếm báu và chiếc kim ấn nhà Nguyễn sang Pháp. Nhân dịp này, bà mang luôn cả Phương Thảo lẫn người con riêng Bùi Hữu Hưng theo. Tại Pháp, bà trao trả ấn kiếm cho cựu hoàng hậu Nam Phương và Bảo Long. Sau đó, bà lại sinh tiếp cho Ông Bảo Đại hai người con trai đặt tên là Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Bảo Hoàng sinh năm 1954 nhưng vắn số, chỉ sống được một tuổi, đến năm 1955 thì qua đời vì bệnh. Còn Bảo Sơn sinh năm 1955, lớn lên được đi học ở những trường danh tiếng, đỗ đạt và có địa vị trong xã hội. Nhưng đến năm 1987 đi du lịch ngoại quốc, khi tắm biển không may bị sóng lớn đánh va đầu vào ghềnh đá nên tử nạn khi mới 32 tuổi. Từ đó bà Mộng Điệp chỉ còn lại người con gái là Phương Thảo. Phương Thảo kết hôn với một người Pháp khá giàu, nhưng cô này bị bệnh tim nên theo bà Mộng Điệp thì cũng mấy lần “sống dở chết dở” song cũng may là cô vẫn còn sống cho tới nay. Tuy nhiên, sau khi mất cả ba người con trai (một với bác sĩ Phán và hai với ông Bảo Đại), chỉ còn lại người con gái, nhưng cô này cũng không sống gần với mẹ, nên càng ngày bà Mộng Điệp càng cảm thấy cô đơn.
Bà sống lẻ loi trong căn nhà thuộc hạng trung bình nằm trong một dãy chung cư trên đường Neuilly, quận 12, Paris. Cho nên hễ có thân hữu hay khách quen đến thăm thì bà vui lắm. Có lần vợ chồng tôi cùng bà Lan Phương đến thăm (bà LP chủ quán Đào Viên, quận 13, nay đã nghỉ hưu, vốn rất thân với bà Mộng Điệp). Quá vui vì gặp lại người quen để hàn huyên, bà Mộng Điệp để quên nồi cá đang kho trên bếp khiến bị cháy khét khói um nhà. Bà phải mở hết các cửa cho khói và mùi cá cháy thoát ra, làm khổ lỗ mũi các ông Tây bà Đầm hàng xóm!
Trên tường phòng khách đã từ nhiều năm có treo bức họa chân dung vị vua trẻ đang ngồi, khoảng mười sáu, mười bẩy tuổi, mặc hoàng bào. Bà Mộng Điệp bảo rằng bức chân dung này do một nữ họa sĩ người Pháp vẽ. Nhưng không hiểu tại sao nó lại bị đem bán ở một chợ trời. May mắn có người báo cho bà biết nên bà vội tới ngay và cố mua cho bằng được bức họa. Kể từ ngày đó bức họa vẫn có vị trí trang trọng trên bức tường ở phòng khách.


Bà Mộng Điệp (bên trái) và bà Vĩnh Phúc (bên phải) dưới chân dung Vua Bảo Đại.

Trở lại với thanh kiếm và chiếc bảo ấn. Theo các tài liệu của phe Việt Minh, hai bảo vật này đã được vua Bảo Đại trao tận tay Trần Huy Liệu, trưởng một phái đoàn gồm ba người đại diện Hồ Chí Minh mà hai người kia là Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận, trong buổi lễ thoái vị tổ chức tại cửa Ngọ môn ngày 30/8/1945. Hồ Chí Minh ra lệnh phải đem gấp về Hà Nội để kịp khoe ra trước công chúng vào ngày lễ 2/9/1945 của họ. Thế rồi sau đó hai bảo vật quốc gia này biến mất, không ai nghe hay biết là chúng nằm ở đâu, hoặc do cơ quan hay nhân vật nào chịu trách nhiệm bảo vệ. Mãi tới năm 1952 khi toán công binh của quân đội Pháp bất ngờ tìm thấy, thì người ta mới hiểu cớ sự. Thì ra, đêm 19/12/1946 xảy ra cuộc đụng độ lớn giữa quân Pháp với quân Việt Minh và lực lượng thanh niên sinh viên ở Hà Nội. Vào khoảng 20 giờ, nhà máy đèn bị phá, điện tắt hết và súng nổ nhiều nơi trong thành phố. Trước tình hình nguy ngập, Hồ Chí Minh cùng một số cơ sở quan trọng của Việt Minh phải lén lút rời Hà Nội, chạy lánh vào tỉnh lỵ Hà Đông và những vùng phụ cận. Và trên đường hoảng loạn chạy trốn, chẳng biết ai đã ra lệnh đem chôn kiếm và ấn. Hai báu vật quốc gia bị bỏ vào trong một cái thùng bằng sắt tây, loại có dung tích 20 lít nguyên thuỷ để đựng dầu hôi (người Bắc gọi là dầu lửa), thường được dân chúng dùng làm thùng gánh nước. Thanh kiến dài nên bị bẻ gập đôi. Và thùng sắt tây được bịt kín bằng nhựa đường, rồi chôn. Bởi vậy mà sau này có những tài liệu và một số người nói rằng ấn kiếm bị sơn đen. Có tài liệu lại nói rằng chúng có màu đen vì rỉ sét! Thực ra, hai bảo vật đều làm bằng vàng, ngọc, và thép, toàn là những chất không thể nào rỉ sét được. Chính bà Mộng Điệp bảo rằng chỉ cái thùng sắt tây bị mít kín bằng nhựa đường mà thôi. Điều này dễ hiểu và hợp lý, vì chính cái thùng bằng sắt tây là vật dễ rỉ sét nên cần sơn và phủ kín bằng nhựa đường (chất nhựa tráng mặt đường, màu đen, asphalt). Chứ còn hai báu vật không thể rỉ thì đâu cần phải sơn đen để chống rỉ và ngụy trang. Lý do ngụy trang lại càng ngây thơ! Vì khi kẻ nào đó tìm thấy cái thùng, tất nhiên họ phải phá cái thùng để xem nó chứa cái gì bên trong. Thế thì cái thùng đã bị phá tất phơi bầy hai báu vật, nên còn ngụy trang cách nào được nữa?
Sự kiện thanh kiếm bị bẻ gẫy rồi nhét vào cái thùng sắt tây cùng cái ấn mà đem chôn, cho thấy những người Việt Minh (tức là cộng sản lộ mặt sau này) rất xem thường những bảo vật mang tính lịch sử và văn hoá dân tộc. Khi cần tuyên truyền thì họ cố tìm cách chiếm đoạt báu vật. Đến khi cần chạy thoát thân thì họ bẻ kiếm rồi chôn vùi cùng bảo ấn một cách vô trách nhiệm. Cho nên chính Nguyễn Đắc Xuân một người chuyên tuyên truyền rẻ tiền cho chế độ theo kiểu bịt mũi ăn phân và khen ngon, cũng đã phải viết trên Tạp Chí Sông Hương ngày 4/3/2010 trong bài “Cặp ấn kiếm triều Nguyễn — Kết thúc chặng đường bị lãng quên” như sau:
“…từ đấy toàn dân Việt Nam đinh ninh quốc ấn và quốc kiếm đã được những người có trách nhiệm (người viết gạch dưới) gìn giữ như những món quốc bảo của dân tộc.”
Vậy ai là người có trách nhiệm? Thì đó chính là người đã ra lệnh cho Trần Huy Liệu vào Huế lấy ấn kiếm của vua Bảo Đại, và cũng chính người đó có ra lệnh thì kẻ khác mới dám bẻ gẫy thanh bảo kiếm chứ?
Theo bà Mộng Điệp, khi tìm thấy cái thùng chứa báu vật, người Pháp thông cáo tìm người thân cận với ông Bảo Đại để trao trả. Vì ông Bảo Đại cùng mẹ con bà Nam Phương đều ở cả bên Pháp, nên tại Việt Nam chỉ còn có bà Mộng Điệp. Do đó họ trao cho bà trong một buổi lễ tổ chức ở Đà Lạt. Bà Mộng Điệp thì có nhìn thấy ấn và kiếm bao giờ đâu, nên phải mời bà cụ Từ Cung từ Huế lên Đà Lạt để chứng kiến. Sau đó bà sai người tìm thợ hàn thật giỏi để hàn lại thanh kiếm, rồi mài dũa chỗ hàn làm cho bóng mịn như mới. Kiếm và ấn được trao trả cho bà từ năm 1952, nhưng tới năm 1953 khi tình hình chiến sự quá rối ren nên Quốc Trưởng Bảo Đại ở lỳ bên Pháp không đặt chân về Việt Nam. Ông bảo bà Mộng Điệp mang sang Pháp cho ông ấn kiếm và một số đồ cổ quí giá. Trong chuyến đi này, bà đem theo cả hai người con là Bùi Huy Hưng 9 tuổi, và Phương Thảo 7 tuổi.


Bà Từ Cung, mẹ Bảo Đại, đầu năm 1980.
Trong căn phòng khách nơi trên tường có bức họa chân dung nhà vua đang nhìn xuống, bà Mộng Điệp kể tiếp về cuộc sống của cựu hoàng ở Pháp. Lúc đầu khi chưa bị truất phế và vẫn được Bẩy Viễn (tức Lê Văn Viễn, tướng cưóp khét tiếng, làm chủ các sòng bạc Đại Thế Giới, Kim Chung và khu mại dâm Bình Khang ở Chợ Lớn, được Bảo Đại phong thiếu tướng, cho chỉ huy công an cảnh sát Saigon-Chợ Lớn) cung phụng tiền bạc mỗi ngày rủng rỉnh, nên ông sống rất phong lưu, xài tiền như rác. Ông có du thuyền, máy bay, và lâu đài ở miền Nam nước Pháp. Nhưng sau khi bị truất phế, Bẩy Viễn bỏ chạy sang Pháp thì ông không còn nguồn cung cấp tài chính nữa. Thấm thoát tất cả đều mất hết. Rồi ông bắt đầu cuộc sống vô định, gần như bệ rạc. Bà Nam Phương và đàn con từ lâu đã không thèm ngó ngàng tới ông, coi như đồ bỏ đi. Hồi đầu bà Mộng Điệp còn cho người theo dõi, nhưng ông tỏ ý bất bình, nên dần dà cũng thôi. Chỉ khi nào có chuyện gì khiến cảnh sát Pháp phải tìm người thân của ông để liên lạc, thì lúc đó bà mới biết. Ví dụ có lần ông sống với một cố gái ăn sương ở khu đèn đỏ gần Moulin Rouge, nơi giải trí nổi tiếng thế giới ở Paris. Buổi tối, cô đầm này đi ra đường đón khách, còn ông Bảo Đại đang lên cơn sốt nằm một mình trong căn phòng tồi tàn. Bất ngờ gendarme (tức cảnh sát) Pháp xông vào khám phòng. Họ bắt được ma tuý dấu dưới nệm. Ông bị còng tay. Rồi ông khai ra là cựu hoàng của Việt Nam. Đám cảnh sát phải gọi về Tổng hành dinh báo cáo. Tại đây cấp thẩm quyền xác nhận có một cựu hoàng đế của Việt Nam tên là Bảo Đại thật, và ra lệnh ém nhẹm vụ này đi, để giới truyền thông khỏi làm rùm beng lên, chẳng đẹp gì cho người Việt Nam. Rồi họ báo cho bà Mộng Điệp để cho người đến lãnh ông về.
Ông tiếp tục sống bệ rạc như vậy khoảng chục năm cho tới khi ở với Monique Baudot, người sau này chính thức thành vợ ông. Người phụ nữ này nguyên quán vùng Lorraine, sát biên giời Đức (nên có một số người tưởng là người Đức), trẻ hơn ông Bảo Đại tới 30 tuổi (sinh năm 1946). Monique Baudot là người rất tầm thường, ham danh và lý tài. Sở dĩ cô gặp ông Bảo Đại là vì có thời ông Bảo Đại đang sống lêu bêu thì được một mạnh thường quân thuê cho một căn chung cư trong một cao ốc trên đường Fresnel Quận 16 để ở. Và cô Monique (tên Anh là Monica) đang làm bồi phòng tại đó. Có lần ông bị bệnh. Monique nghe nói ông là một cựu hoàng đế của Việt Nam, nên tận tụy săn sóc và lấy lòng ông. Vốn đang sống cô đơn nay có người quan tâm và chăm nom nên cựu hoàng cảm động. Rồi hai người ở với nhau nhưng cũng chưa chính thức về mặt pháp lý. Tuy vậy Monique kiểm soát cựu hoàng rất khắt khe và đi đâu cũng khoe mình là “Princesse Vĩnh Thụy”!
Sự tầm thường và tham lam của Monique khiến cho những người Việt Nam nào có dịp tiếp xúc với bà cũng phải nhăn mặt. Một buổi tối, cựu hoàng gọi điện thoại cho bà Lan Phương chủ nhà hàng Đào Viên:
– Tôi thèm nem rán (chả giò) quá. “Mệ” có thể đem cho tôi một ít không?”
– Thưa Ngài, tôi sẽ đem tới ngay để Ngài xơi ạ.
Rồi bà Đào Viên sai nhân viên chiên ngay một khay chả giò, đóng cửa nhà hàng sớm, rồi lái xe đem tới … dâng Ngài ngự. Nhưng bà Monique đón lấy khay chả giò, lạnh lùng bảo:
– Tôi đã làm trứng chiên cho ông ấy rồi. Tối nay phải ăn trứng đã. Chả giò để đến mai!
Một lần cụ Hoàng Bá Vinh mời cựu hoàng đi ăn nhà hàng (cụ Vinh ngày trước rất thân với nhà Ngô, đã từng giúp ông Diệm rất nhiều khi ông còn long đong). Monique thấy bà Vinh mang cái ví đầm thuộc loại sang và đắt tiền, ngồi ăn mà cứ ngó lom lom ra vẻ thèm thuồng. Bà Vinh hỏi:
– Bà có thích cái ví này không?
Dĩ nhiên Monique thích quá! Hôm sau bà Vinh đi mua cho mụ một cái ví tương tự. Monique hớn hở như đứa trẻ được gói kẹo.
Vẫn cụ Hoàng Bá Vinh kể rằng trong một lần họp mặt có mấy người, trong đó có cựu tướng Trần Văn Đôn. Khi có một cuộc tranh luận nhỏ với vài người, mụ Monique văng ra một câu thật tục tĩu không biết đã học được ở đâu:
– Vous êtes tous des bú c… (Các anh toàn là đồ “bú c…”)
Tướng Đôn đã xáng cho mụ một bạt tai, ngay trước mặt ông Bảo Đại.
Tuy ăn ở với Monique từ năm 1971 nhưng mãi tới 1982 cựu hoàng mới chịu làm hôn thú, vì bị mụ dồn ép quá. Việc này khiến Bảo Long giận lắm. Và cựu hoàng cũng xin rửa tội để theo đạo Công giáo, tuy rằng từ xưa ông vẫn giữ đạo Phật, vì luật nhà Nguyễn qui định nhà vua phải giữ đạo Phật của tổ tiên.


Cựu hoàng Bảo Đại và người vơ sau cùng, Bà Monique Baudot.
Cặp ấn kiếm bà Mộng Điệp đem sang năm 1953 do cựu hoàng hậu Nam Phương giữ.... Sau khi bà qua đời năm 1963 thì chuyển qua Bảo Long giữ. Đến khi cựu hoàng viết cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam” (Con Rồng An-nam) năm 1982, muốn mượn cái ấn để đóng vào cuối mỗi chương cho cuốn sách thêm trang trọng. Nhưng Bảo Long không cho mượn. Thế là cha con càng xung khắc, đối xử với nhau chẳng còn chút tình nghĩa gì nữa. Rồi cựu hoàng kiện Bảo Long để đòi lấy lại ấn kiếm. Kết quả toà án Pháp xử cựu hoàng được giữ cái ấn, còn Bảo Long giữ thanh kiếm. Thật là một mối sỉ nhục! Và điều chua sót là khi cựu hoàng qua đời, cái ấn bằng vàng nặng suýt soát 13kg (bà Mộng Điệp xác nhận chính tay bà cân ) đương nhiên thuộc về quyền sở hữu của bà Monique.
Những năm cuối đời, số phận của vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn cũng long đong như số phận hai bảo vật tượng trưng cho uy quyền của ông là cặp ấn kiếm, để cuối cùng đều kết thúc trong ê chề.
Cuộc sống của cựu hoàng kể từ sau khi bị truất phế, có lẽ chỉ có bà Mộng Điệp là biết khá rõ. Bà cũng thỉnh thoảng kể lại, nhưng phần nhiều chỉ là những khúc ngắn gặp khi bà vui chuyện. Chỉ ai có cơ duyên lắm mới được bà kể tường tận đầu đuôi. Tuy nhiên, cũng có khi bà tỏ ra hối hận và bực mình vì người ta đem chuyện kể lại mà bóp méo sự thật. Một lần bà tỏ ra bất bình mà nói:
“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!”
Điều này không lạ! Bởi vì người được gọi là “nhà nghiên cứu” này có thói quen sử dụng lối viết của một cán bộ tuyên truyền hạ cấp để bịa đặt bóp méo sự thật và lịch sử một cách trắng trợn, không hề quan tâm đến liêm sỉ và tự trọng. Ông ta thường dùng lối viết mập mờ như “nghe nói… nghe kể …” để người đọc muốn hiểu sao thì hiểu. Ví dụ: khi tả lại chuyến đi thăm dinh Gia Long là nơi ở của TT Ngô Đình Diệm và gia đình ông Ngô Đình Nhu, Nguyễn Đắc Xuân hạ bút:
“ … khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kín bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng này bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?”
(Nguyễn Văn Lục, Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975, tr. 148.)
Nguyễn Đắc Xuân nhận xét về bà Mộng Điệp:
“Đó là một con người trọng đạo nghĩa nhưng rất thẳng tính, dám nói thẳng nói thật.”
Vâng, quả thật bà Mộng Đệp rất thẳng tính và dám nói thẳng nói thật, cho nên bà mới than:
“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!”
Ghi lại nhân dịp sinh nhật bà Mộng Điệp 22/6 và húy nh
ật 26/6

Hồng Phúc chuyển

lundi 20 mai 2019

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới



Bhutan luôn tự hào là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Đất nước này nằm ở phía đông dãy Himalayas, là nhà của những cảnh quan mê hoặc, từ những thung lũng rộng lớn, cho đến các đỉnh núi phủ tuyết và những kiến trúc Phật giáo cổ xưa.(Dân trí) - Bhutan có dân số 716 nghìn người với mật độ chỉ 19 người trên một kilomet vuông. Tức là, phần lớn diện tích của đất nước xinh đẹp này dành cho các cảnh quan thiên nhiên.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 1
Bhutan có 677 sông băng và 2.674 hồ băng. Trong ảnh là một hồ nằm ở vùng phía bắc. Đây là bức ảnh của nhiếp ảnh gia Andrew Studer chụp cho tổ chức MyBhutan, một tổ chức nằm dưới sự bảo trợ của hoàng tử Jigyel Ugyen Wangchuck, nhằm phát triển du lịch cao cấp và kinh tế địa phương.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 2
Một người leo núi đang ngắm thiên nhiên khi đi bộ trên con đường Nub Tsho Na Pata. Đường này chạy quả khu vực ít người ở nhất ở Bhutan, qua những thảo nguyên trên cao, hồ, và các đỉnh đèo. Đây cũng là nơi tập trung các động vật hoang dã như báo, cừu xanh, gấu đen và hươu jara. Con đường này dài 50km nhưng mọi người phải mất đến 5 ngày để đi hết nó.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 3
Tu viện Tiger’s Nest là nơi hấp dẫn nhất của Bhutan. Nó nằm cheo leo trên vách đá ở độ cao 914m so với thung lũng Paro.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 4
Tu viện được xây dựng lần đầu vào năm 1692. Năm 1998, một trận hỏa hoạn đã làm hư hại kiến trúc tuyệt đẹp này. Nhà vua Bhutan đã bỏ ra 1.3 triệu bảng Anh để phục hồi hoàn toàn và đưa tu viện trở lại thời kì đỉnh cao của nó vào năm 2005.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 5
Một nữ tu đang đi bộ ở Larung Gar. Khu vực này có khoảng 40.000 nhà sư và nữ tu. Đây là một phần của học viện Phật giáo Larung Ngarig.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 6
Bhutan là đất nước duy nhất trên thế giới âm tính carbon, nghĩa là nó loại bỏ nhiều carbon dioxide ra khỏi không khí hơn là thu nạp vào. Bhutan bảo vệ các cánh rừng, 70% diện tích đất nước bao phủ bởi cây xanh. Vào năm 2016, khi hoàng tử ra đời, 10 nghìn người đã trồng 108 nghìn cây để chúc mừng.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 7
Laya là con đường đi bộ dọc theo biên giới Tây Tạng và được cho là một trong những con đường đẹp nhất thế giới với làng nhỏ và cảnh quan tuyệt trác. Nếu đi chậm rãi, bạn cần 4 ngày để vượt qua nó.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 8
Hai nhà sư trong chùa Jambay Lhakhang. Chùa nằm ở một thị trấn phía đông của Bumthang. Phần lớn dân số Bhutan theo đạo Phật.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 9
Một góc nhìn từ sân bay Paro. Đường băng bao quanh bởi những ngọn núi cao đến 5.500 mét, máy bay có thể bị rung lên bởi những cơn gió tạt qua thung lũng.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 10
Nuôi bò yak là một trong những nguồn sống chính của người Bhutan ở vùng núi cao. Ngoài việc làm phương tiện vận chuyển, con vật này còn cung cấp sữa, thịt và làm quần áo mùa đông. Phân của chúng được dùng làm phân bón cho cây trồng và chất liệu để đốt sưởi.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 11
Ruộng bậc thang là hình thức canh tác phổ biến và thích hợp với địa hình núi non của Bhutan.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 12
Thung lũng Haa với các ngôi nhà và đền chùa. Người dân trồng các loại cây lương thực, thực phẩm trong thung lũng.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 13
Paro với các di sản lịch sử và đền chùa thiêng liêng. Bhutan cấm tivi và internet cho đến tận năm 2001.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 14
Đền Khamsum Yulley Namgyal Chorten nhìn xuống thung lũng Punakha. Đền xây vào năm 2004 theo lệnh của nữ hoàng Bhutan và mất gần một 10 năm để hoàn thành.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 15
Một góc nhìn xuống thung lũng từ núi Jomolhari. Ngọn núi này nằm ở biên giới giữa Tây Tạng, Trung Quốc và quận Thimphu của Bhutan. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Bhutan, nó có độ cao hơn 7.300 mét.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 16
Cung điện Punakha Dzong, là trung tâm hành chính của quận Punakha, được xây dựng từ năm 1638. Đây là cung điện lớn thứ hai và lâu đời thứ hai trên đất nước.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 17
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của đất nước hạnh phúc nhất thế giới - 18
Bhutan chỉ mới mở cửa cho khách du lịch từ năm 1974 nhưng đất nước tuyệt đẹp này vẫn là một bí ẩn với nhiều người.
Hữu Nguyên
Theo Dailymaiil

dimanche 19 mai 2019

5 loại cây mọc hoang tại Việt Nam, sang nước ngoài trở thành “Thần dược” đắt giá.

cây sam

Tại Việt Nam, cây sam, càng cua, tầm bóp, bèo tây… mọc dại ven đường, kênhrạch, ao hồ và chủ yếu được lấy về làm thức ăn gia súc; tuy nhiên, tại nhiều nước trên thế giới, những loại cây này lại được coi nh ư vị thuốc quý, bày bán với giá đắt đỏ. Là quả dại Việt Nam, tầm bóp có giá 700 nghìn đồng/kg ở Nhật Bản:



Ở Việt Nam, quả tầm bóp còn được gọi là quả: Lồng đèn, lù đù, thù lù hay đồm độp… Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng, giống hình lồng đèn.




Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc bên ngoài quả bị thủng phát ra tiếng kêu rất vui tai. Tại nông thôn, loại cây này mọc dại nhiều ven đường hoặc các bờ ruộng. Tầm bóp ở Việt Nam được xem như loại cây dại, ít được bày bán.




Tại Nhật Bản, quả tầm bóp được đóng khay bán trong các siêu thị, cửa hàng với giá vào khoảng 700 nghìn đồng/kg. Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuốc, hoặc dành cho những người ăn kiêng. Theo đó, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm... vì thế đây còn được dùng như một vị thuốc Nam.

Ở Việt rẻ như cho, sang Nhật bèo tây trở thành đặc sản đắt đỏ:


Ở Việt Nam, bèo tây mọc dại hoặc được trồng tại nhiều vùng ao hồ, kênh rạch… chủ yếu làm thức ăn gia súc hoặc đồ thủ công mỹ nghệ.




Gần đây, một bộ phận rất nhỏ người dân ở Hà thành thường tìm nguồn bèo tây sạch về chế biến thành các món ăn như: Canh bèo tây, nộm bèo tây, bèo tây xào thịt bò hay dùng bèo tây làm rau ăn lẩu. Song, kiểu ăn này được cho là kỳ quặc và cũng không quá phổ biến.


Thế nhưng, trái ngược với ở Việt Nam, tại Nhật bèo tây được bán với giá khá đắt đỏ, khoảng 80 yên Nhật/cây, tương đương khoảng 16.000 đồng/cây. Bèo tây tại Nhật được mua về như một loại thuốc có nhiều tác dụng quý như: Đắp vết thương, trị mụn nhọt, mưng mủ hoặc tránh sưng tấy, chống viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, bèo tây còn được dùng để lọc nước cũng rất tốt. Chính vì thế, loại cây này rất được người Nhật trọng dụng.

Rau càng cua là cây dại tại Việt Nam, sang nhiều nước được ví như “Thần dược”:


Rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… Tại Việt Nam, loại cây này chủ yếu được lấy về làm thức ăn gia súc.


Thế nhưng ở các nước Châu Âu, rau càng cua lại rất được ưa chuộng, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn vì những lợi ích y học kỳ diệu của nó. Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp, tiểu đường…




Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân TC và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…



Ở Việt Nam "cho không nhau", bán sang Nhật rau tía tô có giá 500 đồng/lá:




Tía tô là loại cây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Chúng được xem như loại cây gia vị, bán với giá rất rẻ từ 1- 2 nghìn một bó.




Tuy vậy, một Công ty tại Bắc Ninh lại có thể trồng cây tía tô và xuất cảng sang Nhật Bản với giá 700 đồng/lá, thu về hàng tỷ đồng/năm.
Lá tía tô ở Nhật ngoài việc bán lá tươi trong siêu thị và chợ, thì nó còn được sấy khô đóng gói, bán trong nước hoặc xuất đi ngoại quốc. Một gói lá tía tô sấy như trên được bán giá 16 USD, tương đương 363 nghìn đồng.




Người Nhật coi tía tô là 1 trong 7 loại gia vị thiết yếu, rất được coi trọng. Tía tô là nguyên liệu quan trọng nhất của món dưa mận umeboshi (một món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực người Nhật) hoặc được dùng gói xung quanh sushi…




"Thần dược" rau sam được nhiều nước "săn” lùng:




Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là rau dại , mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng, và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò.



Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang "săn lùng" loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ. Ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt. Hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu giấm... Người Tàu xưa gọi rau sam là "rau trường thọ”.




Theo nghiên cứu của các nhà Khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều acid béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.


Hồng Công chuyển