vendredi 19 novembre 2021

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU: MỘT Ả PHÓNG ĐÃNG HAY MỘT MỆNH PHỤ ĐỨC HẠNH ? GS. TRẦN THỪA DỤ

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU: MỘT Ả PHÓNG ĐÃNG  HAY MỘT MỆNH PHỤ ĐỨC HẠNH ?

 GS. TRẦN THỪA DỤ



Là một mệnh phụ phu nhân, trẻ trung, nhan sắc, tài giỏi và hoạt bát, dẫn đầu phong trào nữ giới ở miền Nam...

Đột nhiên, người phụ nữ ấy thay đổi hẳn cuộc sống của mình khi trở thành goá phụ ở tuổi mới 38. Bà lui vào bóng tối như một nữ tu suốt 48 năm dài, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với bất kỳ thành phần nào cho đến tận ngày từ giã cuộc đời để sum họp cùng chồng.

48 năm ẩn danh, bà để lại một quyển sách chưa kịp in.

Người ta nghĩ đó là hồi ký.

Nhưng không, chỉ là những  dòng suy tưởng về thế thái nhân tình.


Người ta nghĩ, sẽ có nhiều tình tiết hậu trường chính trị nhữngtháng ngày loạn động chính trị ở miền Nam. Nhưng không.

Chẳng hề có một dòng nào như thế trong 500 trang viết tay.

Người ta nghĩ, hẳn là sẽ có những lời giải thích, thanh minh này nọ về những chuyện đơm đặt, vu khống, bêu xấu về mình. 

Nhưng không, bà không hề coi những chuyện ấy đáng để  mình quan tâm.

Người ta nghĩ, sẽ có những thù hằn, vạch mặt, chửi bới... những ai đã gây ra cái chết cho chồng và anh chồng mình. 

Cũng chẳng một lời nào.  Chỉ là suy tưởng về nhân tình. Và bà muốn những suy tưởng ấy người Việt sẽ được đọc.

Một phụ nữ trẻ đẹp, nổi tiếng, đang từ đỉnh cao vinh hoa chói lọi, dám từ bỏ tất cả mọi thứ, kể cả sự thù hằn để sống một đời khổ hạnh đến khi mất đi như vậy, thì những kẻ nào buông lời  thêu dệt, bôi nhọ chỉ có thể là thứ loại... bà không buồn liếc tới. 

Văn Lang


Dưới đây là góc nhìn của giáo sư Trần Thừa Dụ về  Bà Trần Lệ Xuân.


Tên thật của bà là Trần Lệ Xuân. Không biết cái tên có vận vào người không, nhưng hình như có quá nhiều nước mắt đã từng chảy ra trong cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân và cô con gái la Ngô Đình Lệ Thủy.  Dù không phải là vợ của một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng người ta vẫn gọi bà là “Đệ Nhất Phu Nhân”, vì tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ, nên bà được phong cái tước vị Đệ Nhất Phu Nhân để thay mặt TT Diệm đón tiếp các vị Đệ Nhất Phu Nhân của các quốc gia khác theo đúng các nghi thức ngoại giao quốc tế.

Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của TT Diệm. Ông  Ngô Đình Nhu là cố vấn chính trị của TT Diệm, một nhân vật quyền lực thứ hai của Việt Nam.


 

• Bà Ngô Đình Nhu là một phụ nữ nổi nhất đương thời.


Trong thế kỷ 20, ở Việt Nam không có người đàn bà nào hoạt độngchính trị mà lại có uy tín và được nhiều người biết tới cho bằng bà Ngô Đình Nhu. Bà làm chính trị, làm dân biểu, làm công việc xã hội, nên gọi bà là Đệ Nhất Phu Nhân cũng rất xứng đáng.


Bọn tướng lãnh gia nô rất sợ bóng vía bà, vì bà có cái oai của bà, bà dám nói thẳng, dám lên tiếng chỉ trích và chửi mắng những kẻ mà bà cho là phản nước, phản dân. Bà có cái khí phách, cái can đảm đương đầu với mọi nghịch cảnh bất cứ từ đâu tới.


Bà phát minh ra kiểu áo dài hở cổ và mốt chơi vòng đeo tay bằng thạch, chứ không mang nữ trang bằng kim cương hay bằng vàng.  Bà thường mặc áo dài màu trắng hay màu hồng nhạt.

 Không thấy bà mặc đồ đầm, sơ mi, quần tây, dù là chỉ thấy trên ảnh. Những năm 1960, "Áo dài bà Nhu" là chiếc áo dài văn minh nhất Sài Gòn.  Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài hở cổ, nhưng không ai bảo ai, từ giới nữ sinh, sinh viên cho đến các mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó.


Sau khi biết thủ đọan của Hoa Kỳ âm mưu lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, bà đã đơn phương độc mã cùng con gái Lệ Thuỷ qua Mỹ, diễn thuyết, họp báo... để tố cáo với thế giới ý đồ giết chết anh em ông Diệm hầu dễ bề mang quân Mỹ vô Việt Nam và nắm quyền chỉ huy quân đội.

Bà thừa biết rằng chống Mỹ ngay trên đất Mỹ thì tính mạng của bà coi như được treo bằng sợi chỉ mành. Coi như liều mạng để cứu nước.


 


Nhưng tiếc thay, sứ mạng của bà đã không thành.  Trong lúc bà và con gái đang còn ở Hoa Kỳ, bà được hung tin là chồng và anh chồng đã bị tàn sát một cách tàn nhẫn bởi lũ tướng lãnh tay sai ngu dốt. Và bà đã ra đi mà không bao giờ được về để thắp một nén nhang trên những nấm mồ của hai người thân yêu nhất của đời bà.

Vẫn biết đời là đau khổ, nhưng đau khổ như bà Ngô Đình Nhu đến thế là cùng.


• Chiến dịch bôi bẩn bà Ngô Đình Nhu.


Điều ghê tởm và bệnh hoạn nhất là bọn tiểu nhân cộng sản VN đã bịa đặt ra những chuyện vô cùng bẩn thỉu và hạ cấp để bôi nhọ bà. Bọn bồi bút rẻ tiền vô nhân cách và vô văn hóa bảo bà đã từng “ngủ” với tướng Hinh, đã nói chuyện với nhau trên giường ngủ.

Thử hỏi: lúc đó, bọn chúng rúc ở chỗ nào mà nghe lén vanh vách như vậy? Bộ nằm ở gầm giường ư? Trong khi đó, tướng Nguyễn Khánh đã nói "nguyên cái chuyện được nắm tay bà Nhu đã là một chuyện vô cùng khó khăn".

Lại có những kẻ vô lương tâm lấy hình một cô gái khỏa thân, cắt đầu đi, sau đó kiếm một tấm hình bà Nhu ghép đầu bà Nhu vào hình khỏa thân, rồi in ra cả nghìn tấm, tung ra để bôi bẩn bà.

Sau đó, họ còn bịa chuyện bà Nhu bắt các bà trong hội Liên Đới Phụ Nữ phải chụp hình khỏa thân để bà Nhu giữ làm hồ sơ.  

Và để đối phó với tất cả những điều bôi bẩn này, bà Nhu hòan tòan im lặng, theo đúng cái chủ trương của bậc quân tử: im lặng là khinh bỉ


• Tư cách bà Ngô Đình Nhu.


Bà Nhu không những vừa xinh, vừa trẻ đẹp, mà còn giữ gìn gia phong nề nếp.  Khi cha Phước đến thăm, ông Nhu cùng vài người khác ngồi ở phòng khách, tôi thấy bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng trong lúc chủ khách đàm đạo.  Đó là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt. Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt. 

Cung cách ấy, cử chỉ như thế, lễ giáo như thế, làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này?

Cụ Đòan Thêm, một nhân vật rất thân cận với gia đình họ Ngô đã viết về bà Nhu như sau: ông đã làm sĩ quan tùy viên cho ông Cụ, kế cận ông Cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó, ông chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh tổng thống, ít có tiếp xúc qua lại.  Ông nói bà Nhu là người có phong cách, lịch sự và đàng hòang. Đối với TT Diệm, bà không có thái độ lấn quyền hoặc ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào như lời người ta đồn đãi. Khi ăn thì chỉ có các ông Diệm, ông Nhu, Đức Giám Mục Thục mới ăn ở nhà trên, còn bà thì không.

Ông Trần Cao Lĩnh, một nhiếp ảnh gia đã được chọn để chụp hìnhcho gia đình cố TT Diệm trong các buổi lễ chính thức, đã kể lại như sau: Bà Nhu là loại phụ nữ không những có ăn học, có giáo dục, mà còn có phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Bà không phải là người bờm xớp, cợt nhã, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý và bọn bồi bút cộng sản tiểu nhân. Bà chẳng những nể nang, khép nép khi giáp mặt với TT Diệm, mà còn với Đức Giám Mục Thục và chồng của mình là ông Ngô Đình Nhu. 

Nhưng bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Lĩnh, cụ Đòan Thêm, để rồi kính trọng nhân cách của bà?

Hãy nhìn lại kể từ tháng 11-1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào? 

Cụ Cao Xuân Vỹ:

Kể từ sau tháng 11-1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người, ngay cả những người trước nay từng là những người cộng tác với ông Diệm và Nhu.

Một vài người như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đã có dịp gặp bà đều nhận thấy bà sống một cuộc đời ẩn dật, sống chết với quá khứ đó. Kể như bà đã chết cùng với chồng và anh.

Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: đắng cay và tủi hận.

Không những vậy, bà lại phải chịu đau khổ thêm một lần nữa khi bà mất đi cô con gái yêu quí Ngô Đình Lệ Thủy qua một tai nạn xe hơi ở Pháp.  Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm nay? Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ và tư cách của một Đệ Nhất Phu Nhân”.  Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý, rồi với số tiền do một nhà hảo tâm tặng, bà đã sang Pháp mua hai căn hộ, một để ở, một để cho thuê lấy tiền tiêu xài.  Ngày ngày bà đi bộ đi lễ nhà thờ, sau đó ở lại nhà thờ phụ giúp dọn dẹp lau chùi, lấy kinh nguyện làm lẽ sống.  Bà sống như một người tu hành, nằm đất, ăn kiêng, không xa hoa, không ăn diện xe xua. Niềm vui của bà là nhìn những đứa con lớn lên thành đạt, có cháu nội ngoại, và được thấy chúng giữ đạo, đi lễ hằng ngày.

Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà. Những ai đã từng kết án bà thì hãy nhớ rằng: nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa là trăng hoa, mất nết… thì chúng ta đã thấy một bà Nhu sống buông thả, xa hoa, quen biết lung tung sau 11-1963. Nhưng không. Chúng ta thấy một bà Nhu chui vào bóng tối, sống đơn sơ, giản dị, ở vậy thờ chồng, khi bà còn ở tuổi thanh xuân, mới 38 và còn thừa xinh đẹp.

Chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà?  Một con người như thế, tài ba, xinh đẹp, giỏi giang, quý phái, lịch sự, và phải chịu bao điều đắng cay, sỉ nhục, bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình, mà vẫn có thể giữ được nhân cách và chọn lối sống ấy không phải là dễ, không phải ai cũng làm được.

Ngay những kẻ thù oán chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không bao giờ có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà.  Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi thì không. Nói xấu một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó. 

Bà Nhu đã chết, nhưng thật ra thì bà đã chết hai lần: từ ngày ấy, khi bà chết cho ông Nhu và nền Đệ Nhất Cộng Hòa, và bây giờ, bà đã chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay. 


Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng Hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ thật là đáng thương. 


Xin ơn trên phù hộ cho linh hồn bà Nhu sớm được về nước Chúa để được xum họp với chồng, con, anh và những người thân yêu của bà. 


(GS Trần Thừa Dụ, Sài Gòn trong tôi).

mardi 16 novembre 2021

VÌ SAO HƯ BỘ NHỚ ? BS Lương Lê Hoàng

VÌ SAO HƯ BỘ NHỚ ? BS Lương Lê Hoàng

Nếu tưởng người già mới lẫn thì chưa đủ. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ "vừa nghe đã quên" của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.

Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số... driver license ! Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày... lãnh lương!

Chuyện gì cũng có lý do. Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm do thiếu nhiều thứ, cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là:

* Thiếu ngủ:

Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya dường như là "mốt" của nhiều cư dân trong các thành phố. Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg- Holstein. Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến bộ nhớ quên luôn công việc.


* Thiếu nước:

Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng. Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khi tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.

* Thiếu dầu mỡ:

Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic... là món ăn chính của não bộ. Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não. Trái lại là khác. Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

* Thiếu dưỡng khí:

Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng "đụng đâu quên đó”.

* Thiếu vận động:

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công..., miễn là ngày nào cũng có.

* Thiếu tập luyện:

Muốn não "bén nhọn" như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài. Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh..., kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.

* Thừa Stress:

Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress. Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... Với bộ não "ngập rác" thì quên là cái chắc vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

* Thừa chất oxy-hóa:

Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm... càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi. Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa vì thế là biện pháp chủ động để bộ nhớ đừng mau "hết đát".

Hãy đừng "đem não bỏ chợ" qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với não bộ. Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách có lúc "có vay có trả”.

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

CHUYỆN VỢ CHỒNG



Đàn ông và Đàn bà là cả hai thế giới khác biệt nhau. Họ khác nhau về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ, cũng như về cách hành sự trong cuộc sống. Bởi những nguyên nhân này mà thường xảy ra biết bao nhiêu là chuyện hục hặc, hiểu lầm lẫn nhau, cơm không lành canh không ngọt, khắc khẩu, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình…

Bài gõ này được phỏng theo tác phẩm nổi tiếng đã đạt số bán kỷ lục 8 triệu cuốn : Why Men Don’t Listen & Women Can’t Read Maps (*) by Barbara and Allan Pease, Broadway Books, New York.

Ở đây, tác giả không có chủ đích đánh giá hay phán xét sự tốt xấu của các hành động ở phía người đàn ông cũng như ở phía người đàn bà. Tất cả các điều nêu ra dưới đây là kết quả nghiên cứu và nhận xét của giới y khoa và của các nhà tâm lý học Tây phương.
Đúng hay sai đều do bạn đọc tự mình phê phán lấy…




NTC



Đàn ông và đàn bà khác nhau về nhiều mặt : về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ cũng như đôi khi về cách giải quyết một vấn đề ! Họ thường tuân theo những quy luật khác nhau… Đấy là chưa nói đến cá tánh bẩm sinh của từng cá nhân. Ngoài ra, tôn giáo, giáo dục gia đình và kinh nghiệm sống cũng chi phối phần nào cách suy nghĩ và hành động của họ.

Mỗi khi người đàn ông vào washroom, là họ có một mục đích rõ rệt và nhất định rồi.

Tại nhà hàng, đàn bà không những xem washroom là một nơi để giải quyết một nhu cầu của cơ thể mà nó còn là một nơi hẹn hò, để các bà tâm sự to nhỏ tán với nhau về đủ thứ chuyện và dĩ nhiên cũng là nơi chốn để làm duyên, để tô lại môi son, thêm chút má hồng và chải lại mái tóc…
Bạn có để ý không ? Giữa buổi tiệc, các bà có lệ là thường rủ nhau đi washroom cùng một lúc. Ngược lại, các ông nếu cần đi thì chỉ tự động đi có một mình mà thôi…

Lúc xem TV, đến phần quảng cáo thương mại các ông thường bóp cái tầm xa (remote control) lia lịa để đổi đài, ngược lại các bà thì nhẫn nại hơn và vẫn tiếp tục xem phần quảng cáo một cách bình thản…

Các bà thường phàn nàn các ông sao làm biếng kéo nắp toilet xuống quá mỗi khi tè xong, còn các ông thì càu nhàu tại sao các bà sao không chịu giở nắp lên khi các bà xong việc cho người ta nhờ một tí…

Các bà thường hay tỉ mỉ từng ly từng chút, chi tiết quá trời nên thường trách các ông sao quá bừa bãi.

Đàn ông thường phải mất rất nhiều thời giờ để tìm được hai chiếc vớ cùng màu bỏ lộn xộn không thứ tự trong ngăn tủ, nhưng ngược lại các CDs của họ đều được xấp xếp rất ư là có thứ tự trên bàn.

Đàn ông phải mất cả buổi mới tìm ra xâu chìa khóa xe bị thất lạc, trong khi đàn bà tìm ra ngay chỉ trong một thời gian rất ngắn…

Đàn bà thường không thấy ánh đèn phụt lên ngay trước mặt báo hiệu xe sắp hết xăng, nhưng họ thấy ngay chiếc vớ bẩn vất bừa bãi trong góc kẹt phòng…

Các ông thường trách các bà về cách lái xe, còn các bà thì không hiểu tại sao các ông lại rất thích đậu xe kiểu song song (parallel parking) bằng cách vừa nhìn kính chiếu hậu vừa lui vô chỗ đậu hẹp bé tí.

Đàn ông có khiếu xác định vị trí trong không gian, họ đọc bản đồ rất nhanh và tìm ra hướng Bắc rất dễ dàng. Nhờ năng khiếu này mà thuở tạo thiên lập điạ, người đàn ông mới có thể đi săn thú trong rừng để nuôi sống gia đình. Đàn bà nếu có xem bản đồ họ thường xem ngược ngạo.
Lỡ có lạc đường, thì các bà thường mau mau ngừng xe lại trạm xăng để hỏi thăm, còn các ông thì ít chịu làm như vậy để khỏi quê và bị chê là mình quá yếu, quá dở. Các ông thường ráng chạy loanh quanh cả tiếng đồng hồ để tìm đường, miệng thì lẩm bẩm : “Hình như tui có thấy chỗ này rồi”...

Đàn bà thường có thị giác ngoại biên rộng lớn (wider peripheral vision), đàn ông thì có thị giác hẹp hơn nhưng lại thấy rất xa (narrow tunnel vision). Bởi vậy, nếu có lái xe đường xa, người ta khuyên nên để đàn bà lái xe lúc ban ngày sáng tỏ, còn đàn ông thì nên lái xe lúc về đêm tăm tối vì họ có thể nhận thấy các xe khác từ xa ở phía trước lẫn phía sau…

Đàn bà xem việc đi chợ, đi shopping hay đi window shopping là một cái thú tiêu khiển, một cách để giảm stress mặc dù không cần phải mua một món hàng nào cả.

Ngoại trừ mấy năm đầu vừa mới cưới vợ, đàn ông thường tò tò theo chân bà xã cho bả vui lòng và hãnh diện với thiên hạ, nhưng lần lần vài năm sau thì các ông rất ngại cái món này lắm, nó vừa mỏi cẳng, vừa bực mình và nó cũng vừa mất công mất thời giờ quá đi thôi.

.

Có thể nói, hầu như các ông xồn xồn ngại cái món bị bắt buộc phải đi tò tò lòng vòng theo vợ trong mấy cái thương xá lắm…
Trong các tiệm bán thời trang cũng như trong các thương xá, người ta thường thấy có băng có ghế cho các ông ngồi chờ các bà.

Đàn ông nếu có muốn mua một món gì thì họ đã biết họ thích cái gì rồi, cho nên đi thẳng vào tiệm mà mua một cái rụp khỏi phải mất công lê bước hết tiệm này đến tiệm khác.

Đàn bà rất tinh ý, và có lẽ có giác quan thứ 6 gì đó. Người Đàn bà có khiếu bắt mạch, và hiểu rất dễ dàng ý nghĩa của các sự thay đổi trên nét mặt người đàn ông.
Các ông đừng có mong dối gạt các bà được đâu. Nếu có muốn nói dối thì hãy dùng telephone, viết thơ, hoặc gởi email thì có thể dễ thành công hơn là phải chạm mặt thẳng với các bà.

Đàn ông không có cái khiếu này như ở đàn bà… Đàn bà cũng rất thính tai hơn đàn ông. Nửa đêm, nếu cháu bé khóc oẹ oẹ ở phòng bên cạnh thì thường là các bà hay liền. Nước lavabo nhểu lỏn tỏn thì các bà biết liền, còn các ông thường ngủ khò mà thôi.

Não của Đàn ông chỉ program để làm mỗi lần một việc mà thôi. Họ chỉ sử dụng có một bán cầu não (thường là phía trái) để suy nghĩ. Mỗi khi ngừng xe lại để đọc bản đồ là họ cần phải vặn nhỏ cái radio xuống rồi mới có thể đọc được.

Đang xem TV mà bà xã hỏi thì có ông nào nghe đâu. Bởi vậy lúc các ông xã đang lái xe các bà xã đừng nên nói đừng nên hỏi gì hết, có thể nguy hiểm đó

Ngược lại ở đàn bà, mỗi khi suy nghĩ họ thường sử dụng cả hai bán cầu não phía trái và phía phải, và nhờ vậy các bà có thể dễ dàng làm được nhiều việc cùng một lúc.
Đàn bà có thể vừa đọc sách và vừa nghe radio hoặc vừa làm bếp nấu nướng vừa nói điện thoại.

Các bạn có để ý không, trong các siêu thị ở quày trả tiền thường các cô thu ngân viên, mắt vừa nhìn các món hàng, tay thì bấm máy lia lịa, đôi khi vừa làm vừa trả lời khách hàng hoặc vừa viết và vừa nói điện thoại kẹp nơi cổ.

Nếu được hỏi thình lình phía nào là tay phải, phía nào là tay trái, các bà thường hay lộn nếu họ không nhìn vào chiếc nhẫn đeo trên tay. Các ông thường phàn nàn các bà là miệng thì biểu người ta quẹo trái nhưng trong đầu họ thật sự muốn mình quẹo mặt.

Đàn ông thán phục đàn bà về cách bắt chuyện giữa đám đông hay trong các buổi tiệc. Mặc dù toàn là khách lạ nhưng các bà vẫn có cách trao đổi với nhau về đủ thứ chuyện, người này khen qua người kia khen lại, nói đẩy đưa quên thôi…

Các bà cho rằng các ông thường hay lạnh nhạt về tình cảm, ít thố lộ tâm sự và có vẻ kín đáo e dè trước đám đông. Các bà nghĩ rằng đàn bà có nhiều tình cảm hơn đàn ông, còn các ông thì cho rằng bọn họ cũng rất tình cảm nhưng ít bộc lộ ra ngoài.

Tuy nhiều lúc thấy người đàn ông im lặng, nhưng thật sự chính lúc đó họ nói một cách âm thầm cho chính họ ! đàn ông không thích ai cho mình ý kiến này nọ.

Sự ít nói của người đàn ông có thể được người đàn bà hiểu lầm là mình không còn được thương nữa.

Đối với chuyện múa lân trên giường, các bà thường trách các ông thiếu sự lãng mạn, sao chỉ muốn vụ đó một cách nhanh chóng, nhào vô là làm liền để các ông có thể hạ hỏa gấp rút rồi sau đó thì lăn ra ngủ khò quên cả người ta nằm bên cạnh, còn các ông đôi khi trách các bà hơi thụ động và thiếu sáng kiến…

Nói tóm lại, theo Allan Pease thì.... "men want to have sex but women want to make love".

Đàn ông thường trách đàn bà thường hay nói nhiều và cũng thường hay so sánh quá.
Nói chuyện mới đã đành đi, đàng này chuyện cũ đã nói nhiều lần rồi các bà vẫn có thể hâm nóng lại và đem ra nói nữa.

Ở người đàn bà, các dữ kiện, tín hiệu, thông tin bên ngoài được cất giữ trong não của họ một cách khá lộn xộn. Cách duy nhất để các bà đem vấn đề ra ngoài là phải nói nó ra và nhìn nhận nó.
Bởi vậy đàn bà nói nhiều hơn đàn ông là lẽ thường. Các bà cần nói ra để bớt căng thẳng tinh thần, để làm giảm stress. Các ông phải ráng nghe mà thôi và đừng bao giờ đề nghị một giải pháp nào hết cho vấn đề mà các bà tuôn ra. Các bà chỉ cần có người ngồi nghe chớ không phải các bà muốn tìm cách giải quyết vấn đề đâu.

Ở đàn bà, việc nói chuyện và tâm sự là cách duy nhất để họ làm bạn với nhau. Tuy cả ngày đã đi shopping với bà bạn, mà khi vừa về đến nhà các bà cũng còn chuyện để nói với nhau qua điện thoại cả tiếng đồng hồ nữa.

Các ông mỗi khi cần nói chuyện là họ đi thẳng vào vấn đề. Ở người đàn ông, các tín hiệu thông tin bên ngoài được cất giữ riêng rẽ trong những ngăn riêng biệt trong não. Cuối ngày các ông đem nó ra ngoài rất dễ dàng để giải quyết.

Việc nói nhiều của các bà thường làm các ông bực mình không ít, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia sẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng.

Trường hợp các bà im lặng, thì các ông phải đề phòng là có điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăn glê, không thèm đếm xỉa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ pa không có, đó là dấu hiệu sắp rã hùn rồi đố tránh khỏi !

Tóm lại dù Đông hay Tây, dù xưa hay nay, Đàn bà vẫn là đàn bà còn đàn ông vẫn là đàn ông.
Muốn sống hạnh phúc thì cả hai vợ chồng cần nên noi theo những lời vàng ngọc sau đây :
Chồng giận thì vợ bớt lời.
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.



Chồng gương mẫu… lẹ lên ông già.

Kính vợ đắc thọ,

Sợ vợ sống lâu,

Nể vợ bớt ưu sầu,

Để vợ lên đầu là trường sinh bất tử...

Đánh vợ nhừ tử, là đại nghịch bất đạo.

Vợ hỏi mà nói xạo, là trời đất bất dung.

Chê vợ lung tung, là ngậm máu phun người.

Gặp vợ mà không cười, là có mắt không tròng.

BS Nguyễn Thượng Chánh (bài do bạn Bá Trần giới thiệu)

T.Anh chuyển

"NGƯỜI ĐỜI VÀ ĐỜI NGƯỜI": CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT VỚI TRO CỐT CỦA NGƯỜI ĐÃ RA ĐI

"NGƯỜI ĐỜI VÀ ĐỜI NGƯỜI": CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT VỚI TRO CỐT CỦA NGƯỜI ĐÃ RA ĐI



Chuyện xảy ra trên một chuyến bay: Một người đàn ông Nhật đưa tro cốt của vợ về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà.

✪ Người đàn ông ấy và vợ lấy nhau hơn 50 năm. Họ sinh sống ở Yokohama nhưng quê nhà của họ thì ở Saga, Kyushu. Khi vợ mất ông đã quyết định đem tro cốt của bà về với quê cha đất tổ.

Ông biết việc vận chuyển tro cốt của người đã khuất phải làm thủ tục đặc biệt với hàng không. Ông bỏ hũ tro vào một cái hộp nhỏ rất chắc chắn và cũng rất xinh đẹp, và khi làm thủ tục ông cũng trình bày rất rõ ràng với nhân viên hàng không. Ðội ngũ nhân viên sân bay đã đồng ý cho ông mang hộp đựng bình tro cốt lên máy bay, nhưng với điều kiện họ phải được phép giữ và bảo quản kỹ càng chiếc hộp trong suốt chuyến bay. Ông đồng ý ngay.

Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khi ông ngồi xuống ghế của mình.

Một cô tiếp viên hàng không bỗng đi đến gần ông và hỏi một câu nhẹ nhàng:

- "Thưa ông, Chúng tôi đã sắp xếp một chỗ ngồi cho bà. Ông cho phép tôi chuyển bà ngồi cạnh ông nhé?".

Cô tiếp viên hỏi xong, trong lúc ông vẫn còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì cô tiếp viên đã nhẹ nhàng đặt chiếc hộp đựng hũ đựng tro cốt lên chiếc ghế cạnh ông. Cô còn nhẹ nhàng cài đặt dây an toàn cho cả chiếc hộp như cài dây cho một hành khách. Xong cô cúi đầu nói: "Xin chào hai quý khách!".

Hành động nhỏ mà vô cùng cao đẹp này của người tiếp viên và phi hành đoàn đã thắp sáng hạnh phúc tưởng chừng như tắt lụi của người đàn ông kia. Vậy là ông vẫn còn được bay cùng bà chung 1 chuyến về thăm quê nhà.

Khi câu chuyện được chia sẻ, mọi người đều có ấn tượng tốt đẹp với cách sắp xếp và cư xử tâm lý của phi hành đoàn. Cư dân mạng không khỏi xúc động khi bình luận rằng:

- "Họ đã thật sự cho ông ấy một chuyến đi ý nghĩa nhất cuộc đời”

- "Tôi thật sự không thể cầm được nước mắt khi đọc câu chuyện này”

- "Nước mắt của tôi sao nó cứ rơi, nhưng không phải vì buồn mà vì hạnh phúc thay cho ông ấy”...

Sưu tầm.
A.Thư chuyển

lundi 15 novembre 2021

Đà Lạt 12 Mùa Hoa

Đà Lạt nổi tiếng là thành phố ngàn hoa. Mỗi mùa, mỗi tháng lại có một loại hoa khác nhau. Vậy bạn đã biết tháng nào có hoa gì nở chưa?? Cùng xem bài viết để biết thời gian “mùa nào hoa ấy” và chọn thời gian du lịch Đà Lạt thích hợp nhất nhé
Tháng 1: Đà Lạt mùa Hoa Anh Đào
Tháng 1 là tháng đầu tiên của năm, cũng là lúc các loài hoa bừng tỉnh khoe trong đó đẹp nhất phải kể đến hoa mai anh đào. Từ khoảng tháng 1 và đầu tháng 2, mai anh đào đều khoe sắc ở khắp nơi. Nhiều cung đường ở Đà Lạt sẽ ngập trong sắc hồng ngọt ngào, lãng mạn khiến cho bất cứ ai cũng phải nao lòng.


Như bị thôi miên với thiên đường mai anh đào ở dốc Đa Quý – Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng
Đây xứ sở mây vờn quanh núi
Rực rỡ thêm trong tiết xuân về
Hoa khoe sắc khiến lòng mê mẩn
Tim rộn ràng dạ khúc bâng khuâng
Từ tháng 1 đến đầu tháng 12 hoa anh đào ngập tràn các con đường, du khách thường biết đến những con đường hoa trong trung tâm thành phố . Tuy nhiên dọc theo con đường xuống Trại Mát, Đa Nhim, Lạc Dương còn có rất nhiều cây mai anh đào mọc tự nhiên thành dải trên những sườn đồi.


Đại học Đà Lạt cũng là một địa điểm tham quan ngắm hoa lý tưởng, vào tháng này tại thung lũng mai anh đào của trường ngập tràn sắc đỏ của những cánh hoa khoe mình trong nắng.



Du lịch Đà Lạt tháng 2: Hoa Ban Trắng

Tưởng chừng như hoa ban chỉ có ở vùng Tây Bắc nhưng ngay tại Đà Lạt du khách sẽ được ngắm nhìn những đóa hoa ban trắng tinh khôi trên nền trời xanh Đà Lạt. Từ tháng 2 đến đầu tháng 3 hoa ban trắng muốt dọc theo con đường khiến ai ngắm nhìn cũng phải xao xuyến.


Ngay từ đường Quang Trung, hoa ban trắng làm mê hoặc du khách. Rồi nhiều con đường khác như Trần Phú, Phù đổng thiên vương, loại cây này cứ chút lá hoặc chỉ mới vừa vàng lá, cứ bung nở màu trắng của mình tạo thêm sức hút cho vùng đất lãng mạn nơi đây


Đà lạt tháng 3: Mùa Hoa Phượng Tím
Đặc sản tháng 3 phải kể đến hoa phượng tím. Loài hoa dịu dàng tượng trưng cho sự chung thủy đã đi vào biết bao bài thơ của những thi sĩ đến với Đà Lạt.


Đây là một loài hoa mới được được trồng tại Đà Lạt khoảng hơn 10 năm nay, bạn có thể ngắm hoa tại các con đường trung tâm thành phố như đường Trần Phú, Quang Trung, Phan Châu Trinh, Bờ hồ Xuân Hương, Nguyễn Thị Minh Khai, Dốc Đá, Bùi Thị Xuân, Ánh Sáng….





Tháng 4
Tháng 4 còn lưu giữ lại hương hoa của phượng tím, còn chút vấn vương hoa ban tháng 2,.. Nhưng cũng thời điểm này nhiều loài hoa khoe sắc tô điểm cho Đà Lạt thêm thơ mộng,..
Đầu tiên phải kể đến hoa “Hướng Dương” , vào những ngày nắng đẹp, bạn có thể xách xe dạo quanh thành phố tìm cho mình một cánh đồng hoa mặt trời riêng, bạn cũng rất dễ bắt gặp những cánh đồng hoa hướng dương đầy màu sắc tại Dalat milk, đường đèo Tà Nung hoặc đối diện cà phê Mê Linh,..




Đà Lạt tháng 4 là cuối mùa khô nên hoa Oải Hương mùa này cũng rất đẹp.
Có 3 vườn hoa Oải Hương nổi tiếng và đẹp nhất hiện nay mà bạn nên ghé
-Vườn hoa Lavender trong Cầu Đất Farm
-Khu du lịch Lavender
Khu du lịch rau thủy canh làng hoa Vạn Thành




Đà Lạt tháng 5: Hoa Cẩm Tú Cầu

Theo truyền thuyết hoa cẩm tú cầu còn có tên gọi là Hoa Cầu Hôn nên được nhiều người lấy hoa này để xin lỗi người yêu, nên cẩm tú cầu còn mang ý nghĩa là lời xin lỗi.
Với tên gọi Hoa Cầu Hôn nên hoa cẩm tú cầu được dùng là hoa cưới làm hoa cầm tay cô dâu với nhiều ý nghĩa vô cùng cao quý.
Hoa Cẩm tú cầu thường nở rộ từ tháng 5 đến cuối năm, nên vào mùa hè các bạn tranh thủ ghé Đà Lạt đi nhé!



Đà Lạt trồng Cẩm tú cầu ở rất nhiều nơi đặc biệt những khu vực trồng nhiều hoa cẩm tú cầu như: công viên hoa đối diện Ủy Ban Tỉnh đường Trần Phú hay công viên Ánh Sáng dọc theo đường Nguyễn Văn Cừ hoặc cánh đồng hoa Cẩm Tú Cầu nổi tiếng như: 2 vườn ở đường Tự Phước (qua chùa Linh Phước 200m và 1km). Còn 1 vườn lớn nữa nằm ngay bên trong Cầu Đất Farm đấy nhé!



Đà Lạt tháng 10-12: rực rỡ hoa Dã Quỳ



Đà Lạt tháng 11: Bình dị mùa hoa cải

Những ngày lập Đông, Đà Lạt là những hôm trời nắng vàng rực rỡ, những cánh đồng hoa cải trắng khoe sắc ngút ngàn, trắng xóa cả một chân trời. Nếu như ở Tây Bắc có hoa cải vàng nhuộm cả cánh đồng thì Đà Lạt lại có cải trắng tinh khôi trải rộng chân trời, không mãnh liệt rực rỡ như cải vàng Tây Bắc nhưng hoa cải trắng Đà lạt lại mang cho mình một bét rất riêng, bình yên giản dị và tinh khiết.



Đồi cỏ Hồng tháng 12 Đà Lạt

Một nét đặc biệt về hoa của Đà Lạt mà không nơi nào có là đồi cỏ hồng. Cỏ hồng mọc tại đồi thông suối Vàng, Hồ Tuyền Lâm,… như một tấm thảm trải rộng khắp sườn đồi, đặc biệt thích hợp tham quan vào buổi sáng khi sương còn đọng trên cỏ sẽ tạo cảm giác lung linh huyền ảo đến khó tả,…




Đà Lạt mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa lại có một loài hoa đặc trưng, đừng quên bỏ túi những thông tin trên để chuyến đi Đà Lạt thêm hấp dẫn nhé!
Nguồn: banmaihong.wordpress.com

Anh Thư sưu tầm

Cả một đời xuôi ngược, cuối cùng ta được gì ?



Cả một đời tranh đấu ngược xuôi vì những lý tưởng riêng trong cuộc sống, nhưng có mấy ai trong chúng ta tự đặt câu hỏi: Rốt cuộc rằng, chúng ta đang có gì và được gì?

Người vui vẻ nhất: luôn nói, luôn cười, luôn liên hệ với mọi người, không có sức khỏe thì mọi thứ đều là con số không.

Viết thì rất hay nhưng để thật sự đọc hiểu được lại rất khó. Đa số chúng ta chỉ đến trước khi trút hơi thở cuối cùng thì mới hiểu được, có những điều cả đời lo toan xuôi ngược nhưng rốt cuộc lại không có ý nghĩa gì.

I – Trên thế gian này rốt cuộc thứ gì thuộc về bạn, câu hỏi này có thể có rất nhiều người muốn biết.

1. Vợ là của bạn ư? Không phải.

Tuy hai người cùng nhau trải qua thử thách, cùng sẻ chia niềm vui, gần nhau về thể xác, yêu thương nhau nhưng rồi sẽ có một ngày phải chia ly.

Sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm thì có thể nhưng cùng chết thì tuyệt đối không, đi đến răng long đầu bạc chẳng qua cũng chỉ là một mơ ước đẹp đẽ.

2. Con cái là của bạn sao? Không phải.

Tuy cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết thống sâu đậm, có tình thân cốt nhục không thể đứt lìa, nhưng cũng chỉ là niềm vui đoàn tụ, hiếu thảo, chăm nom, lo lắng mà thôi.

Khi bạn đi sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể đưa tiễn bạn chứ không thể nào đưa bạn trở lại nhân gian được.

3. Tiền bạc là của bạn à? Không phải.

Tuy bạn liều mạng kiếm tiền, nhưng cũng nghĩ đủ cách để tiêu tiền, ngay cả khi bạn có bao nhiêu cái tài khoản trong ngân hàng thì tiền bạc cũng vẫn là thứ sinh ra không mang đến, chết cũng không mang theo được.

4. Nhà và xe là của bạn sao? Không phải.

Tuy bạn sống ấm áp, thoải mái, nhưng ngày mà bạn lìa đời thì những thứ này chẳng còn là gì nữa.



Dù có bao nhiêu tài sản, thì nó vẫn là thứ “khi sinh không mang đến, khi chết không đem theo”.

Một mai khi tuổi già, chúng ta sẽ hối tiếc điều gì nhất?

II – Vậy thì rốt cuộc cái gì mới là của bạn?

1. Cơ thể của bạn

 Chỉ có cơ thể mới là thứ không bao giờ rời xa bạn, sẽ cùng bạn đi hết cả cuộc đời.

§ Chỉ có cơ thể mới có thể toàn lực bảo vệ bạn cho đến khi cạn kiệt sức lực.

§ Cơ thể của bạn càng khỏe thì con đường mà nó đi cùng bạn sẽ càng dài.

§ Không có cơ thể thì cuộc đời bạn đã kết thúc rồi.

Vì vậy, bạn phải xem “cơ thể” – thứ duy nhất thuộc về bạn là vật quý vô giá, phải yêu thương nó, thỏa mãn mọi yêu cầu của nó.

Bạn đừng bao giờ bỏ bê những việc có thể bảo vệ cơ thể như: luyện tập, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, phòng trị bệnh, giữ vệ sinh, giữ tâm trạng thoải mái, không bị tổn thương,v.v.

Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh bị tổn thương.

2. Cơ thể khỏe mạnh

Cơ thể có khỏe mạnh thì cuộc sống mới có chất lượng. Cơ thể khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ dài lâu. Không có một cơ thể khỏe mạnh tức là không có sự sống. Có sự sống thì mới có tất cả. Không có sự sống thì mọi thứ đều không phải là của bạn.

Vì vậy chỉ cần chúng ta còn sống thì chính là may mắn, cần phải biết trân trọng.

3. Đối với sức khỏe, sự phiến diện còn đáng sợ hơn là vô tâm

§ Sai lầm lớn nhất trong đời là dùng sức khỏe để đổi lấy những vật ngoài thân.

§ Đau thương lớn nhất trong đời là dùng tính mạng để đối lấy ưu phiền.

§ Sự lãng phí lớn nhất trong đời là dùng tính mạng để giải biết những việc phiền sức cho chính mình tạo nên.

Không có bất cứ thứ gì so bì được với sức khỏe. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình, hãy quý trọng những gì mà mình đang có.

III – Tiêu chuẩn cuộc đời mới của con người trong thời đại mới

1. Người thông minh nhất: thích chơi, luôn vui vẻ, luôn rộng lượng, luôn hài hước.

2. Người ngờ nghệch nhất: luôn gấp gáp, luôn nóng giận, luôn buồn bực, luôn tăng ca.

3. Người khỏe mạnh nhất: luôn đi, luôn vận động, luôn luyện tập, thích giúp đỡ.

4. Người vui vẻ nhất: luôn nói, thích cười, thích liên hệ với mọi người, không có sức khỏe thì mọi thứ đều là con số không.

Ngọc Trúc

jeudi 11 novembre 2021

BÁNH BAO VỎ BÁNH TRẮNG VÀ XỐP MỀM (Vành Khuyên).


BÁNH BAO VỎ BÁNH TRẮNG VÀ XỐP MỀM.
Có nhiều loại Bánh Bao như Bánh Bao nhân mặn, nhân ngọt, Bánh Ba Kim Sa, Bánh Bao Xá xíu, Bánh bao nhân thịt, và cả Bánh Bao Chỉ nữa…

Đây là Bánh Bao Nhân mặn và cách đơn giản để có thể tự làm Bột Bánh Bao tại nhà được  và  từ Bột Mỳ đa dụng hay Bột Mỳ số 11 – All purpose flour

* Đăng ký theo dõi Video món ăn mới ở đây:

* Danh sách món ăn ngon ở đây:

Món Bánh Bao là món yêu thích của Vành Khuyên. Nhưng làm với Bột tẩy trắng ăn sẽ không yên tâm lắm nên mình làm với Bột đa dụng. Bánh vẫn trắng và vẫn ngon, xốp, mềm và đặc biệt không hôi mùi Men. Tặng cho anh chị em nhà mình.

❤️ ❤️ Vui lòng bấm ĐĂNG KÝ miễn phí ở đây và bấm vào cái Chuông để nhận được Thông báo mỗi khi Vành Khuyên có Video mới. Cám ơn cô bác, anh chị em và các bạn!

* Xem thêm các món ăn thường ngày ở đây

* Tương Hột nấu gì ngon ở đây

* Gà nấu gì ngon ở đây

 đãi Tiệc, món ngon đãi Khách

* Thịt Heo nấu gì ngon ở đây

* Thịt Bò nấu gì ngon ở đây

* Thịt Vịt nấu gì ngon ở đây

* Xem thêm các món ăn nấu với Thịt Bằm, thịt Xay ở đây

* Mẹo Vặt nhà Bếp ở đây

? Xem cách làm tất cả món ăn của Vành Khuyên ở đây:

? Đón xem Video mới từ 20h – 22h giờ nước ĐỨC tức khoảng từ 2g – 4g sáng giờ Việt Nam

NGUYÊN LIỆU

– 150ml sữa tươi không Đường / 150ml Milch
– 1mc Đường / 1EL Zucker / 12gr sugar
– 4gr men nổi Yeast / 4gr Hefe
– 300gr Bột mỳ / 300gr All purpose flour / Weizenmehl 405
( Ở Đức là Bột 405, – Ở Pháp là số 45, -Mỹ, Anh và Canada là All purpose flour, – Ở Việt Nam là Bột mỳ số 11)
– 60gr Tinh Bột Bắp / 60gr corn starch / Speisestärke
– 70gr đường bột / 70gr icing sugar
– 1tsp. vun Bột nổi Baking Powder / 1tsp. Backpulver
– 1 Lòng trắng Trứng gà / 1 white egg / Eiweiss
– 1mc Nước Cốt chanh / 12ml Lemon juice / 1EL. Zitronensaft
– 1/4mcf Muối / 1/4tsp. salt / 1 TL. Salz
– 2mc Dầu ăn / 20ml cooking oil / 2EL. Sonnenblumenöl

Nhân
– 280gr Thịt xay / Schweinehackfleisch
– 140gr củ Hành tây / 140gr Zwiebeln
– 1 nhánh Hành lá / 1 Lauchzwiebeln
– 1mc Nước tương Maggi / 1EL. Maggi
– 1/2mcf Tương Hồi Hoisin sauce / 1/2TL. Hoisinsoße
– 2mc dầu ăn hoặc Dầu Mè sẽ thơm ngon hơn / 2EL. Sonnenblumenöl oder Sesamöl
– 6 nấm Hương / 6 Getrocknete Pilze (Shiitake)
– 2 Nấm Mèo / 2 Getrocknete Pilze
—- 10gr Nấm
– 2 Lạp Xưởng 80gr / 2 Vietnamesische Salami
– 1/3mcf Bột ngọt tuỳ thích /
– 1,5mc Đường / 1 EL. Zucker
– Tiêu /Pfeffer
– 3 Trứng Gà/ 3 Eier
– chút xíu Bún tàu / Vermicili

#vanhkhuyenleyoutube #banhvanhkhuyen #banhbaovanhkhuyen

TESTAMENT DU SAINT-PÈRE JEAN-PAUL II

 TESTAMENT DU SAINT-PÈRE

JEAN-PAUL II

Le testament du 6.3.1979
 (et les ajouts successifs)

Totus Tuus ego sum


Au Nom de la Très Sainte Trinité. Amen.



Karol Józef Wojtyła, né le 18 mai 1920 à Wadowice (Pologne) et mort le 2 avril 2005 au Vatican, est un prêtre polonais, évêque puis archevêque de Cracovie, cardinal, élu pour être le 264e pape de l’Église catholique le 16 octobre 1978 sous le nom de Jean-Paul II. Il est appelé saint Jean-Paul II par... Wikipedia

"Veillez donc, parce que vous ne savez pas quel jour va venir votre Maître" (cf. Mt 24, 42) - ces paroles me rappellent le dernier appel, qui aura lieu au moment où le Seigneur le voudra. Je désire Le suivre et je désire que tout ce qui fait partie de ma vie terrestre me prépare à ce moment. Je ne sais pas quand celui-ci viendra, mais, comme tout, je dépose également ce moment entre les mains de la Mère de mon Maître:  Totus Tuus. Entre ces mêmes mains maternelles je laisse tout et Tous ceux avec qui ma vie et ma vocation m'ont mis en relation. Entre ces Mains je laisse en particulier l'Eglise, et également ma Nation et toute l'humanité. Je remercie chacun. A tous, je demande pardon. Je demande également une prière, afin que la Miséricorde de Dieu se montre plus grande que ma faiblesse et mon indignité.

Au cours des exercices spirituels, j'ai relu le Testament du Saint-Père Paul VI. Cette lecture m'a poussé à écrire le présent Testament.

Je ne laisse derrière moi aucune propriété pour lesquelles il serait nécessaire de prendre des dispositions. Quant aux objets d'usage quotidien qui me servaient, je demande qu'ils soient distribués comme il semblera opportun. Que mes notes personnelles soient brûlées. Je demande que Dom Stanislaw y veille, tandis que je le remercie pour sa collaboration et son aide aussi constante au cours des années, ainsi que pour avoir été aussi compréhensif. Je laisse, en revanche, tous les autres remerciements contenus dans mon coeur devant Dieu lui-même, car il est difficile de les exprimer.

En ce qui concerne les funérailles, je réitère les dispositions qui ont été données par le Saint-Père Paul VI. (ici note en marge:  le cercueil dans la terre, pas dans un sarcophage, 13.3.92). A propos du lieu, que décident le Collège cardinalice et mes compatriotes.

"apud Dominum misericordia
et copiosa apud Eum redemptio"

Jean-Paul pp. II

Roma, 6.III.1979

Après ma mort je demande des Messes et des prières.

5.III.1990

* * *

[Feuillet sans date: ]
J'exprime la plus profonde confiance dans le fait que, malgré toute ma faiblesse, le Seigneur m'accordera chaque grâce nécessaire pour affronter selon Sa volonté toute tâche, épreuve ou souffrance qu'il voudra demander à Son serviteur, au cours de sa vie. Je suis également confiant dans le fait qu'il ne permettra jamais que, à travers aucune de mes attitudes:  paroles, oeuvres ou omissions, je puisse trahir mes obligations sur ce saint Siège pétrinien.

* * *

24.II - 1.III.1980

Egalement au cours de ces exercices spirituels j'ai réfléchi sur la vérité du sacerdoce du Christ dans la perspective de ce Passage qu'est pour chacun de nous le moment de sa propre mort. Du congé de ce monde - pour naître à l'autre, au monde futur, la Résurrection du Christ est pour nous un signe éloquent (ajouté au-dessus:  décisif).

J'ai ensuite lu la rédaction de mon testament de l'année dernière, écrite elle aussi au cours des exercices spirituels - je l'ai comparée avec le testament de mon grand prédécesseur et Père Paul VI, avec ce sublime témoignage sur la mort d'un chrétien et d'un pape - et j'ai renouvelé en moi la conscience des questions auxquelles se réfère la rédaction du 6.III.1979 que j'ai préparée (de façon plutôt provisoire).

Aujourd'hui, je ne désire y ajouter que cela, que chacun doit garder à l'esprit la perspective de la mort. Et doit être prêt à se présenter devant le Seigneur et le Juge - et dans le même temps Rédempteur et Père. Je prends  donc moi aussi, sans cesse, cela en considération, confiant ce moment décisif à la Mère du Christ et de l'Eglise - à la Mère de mon espérance.

Les temps dans lesquels nous vivons sont indiciblement difficiles et tourmentés. Le chemin de l'Eglise est lui aussi devenu tendu et difficile, épreuve caractéristique de cette époque - tant pour les Fidèles que pour les Pasteurs. Dans certains pays (comme par exemple celui à propos duquel j'ai lu quelque chose durant les exercices spirituels), l'Eglise traverse une telle période de persécution qu'elle ne peut pas être jugée moindre que celle des premiers siècles, elle les dépasse même par son niveau de cruauté et de haine. Sanguis martyrum - semen christianorum. De plus - de nombreuses personnes disparaissent également de façon innocente dans ce pays où nous vivons...

Je désire encore une fois m'en remettre totalement à la grâce du Seigneur. Il décidera lui-même quand et comment je dois finir ma vie terrestre et mon ministère pastoral. Dans la vie et dans la mort Totus Tuus à travers l'Immaculée. Acceptant dès à présent cette mort, j'espère que le Christ me donnera la grâce pour l'ultime passage, c'est-à-dire la (ma) Pâque. J'espère également qu'il la rendra utile pour cette cause plus importante que je cherche à servir:  le salut des hommes, la sauvegarde de la famille humaine, et en celle-ci de toutes les nations et des peuples (parmi eux mon coeur se tourne en particulier vers ma Patrie terrestre), utile pour les personnes que, de façon particulière, il m'a confiées,  pour  la  question de l'Eglise, pour la gloire de Dieu lui-même.

Je ne désire rien ajouter d'autre à ce que j'ai écrit il y a un an - seulement exprimer cette disponibilité et dans le même temps cette confiance, à laquelle les présents exercices spirituels m'ont à nouveau disposé.

Jean-Paul II

* * *

5.III.1982

Au cours des exercices spirituels de cette année j'ai lu (plusieurs fois) le texte du testament du 6.III.1979. Bien que je le considère encore comme provisoire (non définitif), je le laisse dans la forme sous laquelle il existe. Je ne change (pour le moment) rien, et je n'ajoute rien non plus, en ce qui concerne les dispositions qui y sont contenues.

L'attentat contre ma vie le 13.V.1981 a, d'une certaine façon, confirmé l'exactitude des paroles écrites au cours de la période des exercices spirituels de 1980 (24.II-1.III).

Je ressens d'autant plus profondément que je me trouve totalement entre les Mains de Dieu - et je reste continuellement à la disposition de mon Seigneur, me remettant à Lui à travers Sa Mère Immaculée (Totus Tuus)

Jean-Paul pp. II

* * *

5.III.82

P.S. En lien avec la dernière phrase de mon testament du 6.III 1979 (:  "A propos du lieu /c'est-à-dire le lieu des funérailles/ que décident le Collège cardinalice et mes compatriotes") - je formule clairement ce que j'ai à l'esprit:  l'Archevêque métropolitain de Cracovie ou le Conseil général de l'épiscopat de la Pologne - je demande, enfin, au Collège cardinalice de satisfaire autant que possible les demandes éventuelles des personnes susmentionnées.

* * *

1.III.1985 (au cours des exercices spirituels).

Je désire ajouter - en ce qui concerne l'expression "Collège cardinalice et mes compatriotes":  le "Collège cardinalice" n'a aucune obligation de consulter sur ce thème "mes compatriotes"; il peut toutefois le faire, s'il le considère juste pour une raison ou une autre.

JPII

Les exercices spirituels de l'année jubilaire 2000
(12-18.III)
[pour le testament]

1. Lorsque le jour du 16 octobre 1978 le conclave des cardinaux choisit Jean-Paul II, le Primat de la Pologne, le Card. Stefan Wyszynski me dit:  "Le devoir du nouveau Pape sera d'introduire l'Eglise dans le Troisième Millénaire". Je ne sais pas si je répète exactement la phrase, mais tel est au moins le sens de ce que j'entendis alors. C'est l'Homme qui est passé à l'histoire comme le Primat du Millénaire qui l'a dit. Un grand Primat. J'ai été le témoin de Sa mission, de Son don total. De Ses luttes:  de Sa victoire. "La victoire, lorsqu'elle aura lieu, sera une victoire à travers Marie" - le Primat du Millénaire avait l'habitude de répéter ces paroles de son Prédécesseur, le Card. August Hlond.

De cette façon, j'ai été d'une certaine manière préparé à la tâche qui, le 16 octobre 1978, s'est présentée à moi. Au moment où j'écris ces paroles, l'Année jubilaire de l'An 2000 est déjà une réalité en cours. La nuit du 24 décembre 1999, la Porte symbolique du grand Jubilé dans la Basilique Saint-Pierre a été ouverte, ensuite celle de Saint-Jean-de-Latran, puis de Sainte-Marie-Majeure - le jour de l'an, et la Porte de la Basilique Saint-Paul-hors-les-Murs le 19 janvier. Ce dernier événement, en raison de son caractère oecuménique, est resté imprimé de manière particulière dans ma mémoire.

2. A mesure que l'Année jubilaire 2000 se déroule, le vingtième siècle se clôt jour après jour derrière nous et le vingt-et-unième siècle s'ouvre. Selon les desseins de la Providence, il m'a été donné de vivre en ce siècle difficile qui est en train de se transformer en passé, et à présent, en l'année où ma vie parvient à l'âge de quatre-vingts ans ("octogesima adveniens"), il faut se demander si le temps n'est pas venu de répéter avec le Syméon de la Bible: "Nunc dimittis".

Le jour du 13 mai 1981, le jour de l'attentat contre le Pape au cours de l'Audience générale sur la Place Saint-Pierre, la Divine Providence m'a sauvé de façon miraculeuse de la mort. Celui qui est l'unique Seigneur de la vie et de la mort Lui-même a prolongé cette vie, d'une certaine façon il me l'a donnée à nouveau. Depuis ce moment, elle appartient encore davantage à Lui. J'espère qu'Il m'aidera à reconnaître jusqu'à quand je dois continuer ce service, auquel il m'a appelé le 16 octobre 1978. Je lui demande de vouloir me rappeler lorsqu'Il le voudra. "Dans la vie comme dans la mort nous appartenons au Seigneur... nous sommes au Seigneur" (cf. Rm 14, 8). J'espère également que tant qu'il me sera donné d'accomplir le service Pétrinien dans l'Eglise, la Miséricorde de Dieu voudra me prêter les forces nécessaires pour ce service.

3. Comme chaque année, au cours des exercices spirituels j'ai lu mon testament du 6.III.1979. Je continue à maintenir les dispositions qui y sont contenues. Ce qui à l'époque a été ajouté, et également au cours des exercices spirituels successifs, constitue un reflet de la situation générale difficile et tendue qui a marqué les années quatre-vingts. Depuis l'automne de l'année 1989 cette situation a changé. La dernière décennie du siècle passé a été libérée des tensions précédentes; cela ne signifie pas qu'elle n'a pas apporté avec elle de nouveaux problèmes et difficultés. Rendons gloire de manière particulière à la Providence Divine pour cela, pour le fait que la période de ce que l'on a appelé la "guerre froide" se soit terminée sans un violent conflit nucléaire, dont le danger pesait sur le monde au cours de la période précédente.

4. Me trouvant au seuil du troisième millénaire "in medio Ecclesiae", je désire encore une fois exprimer ma gratitude à l'Esprit Saint pour le grand don du Concile Vatican II, envers lequel je me sens débiteur avec l'Eglise tout entière - et surtout avec l'épiscopat tout entier -. Je suis convaincu qu'il sera encore donné aux nouvelles générations de puiser pendant longtemps aux richesses que ce Concile du XX siècle nous a offertes. En tant qu'évêque qui a participé à l'événement conciliaire du premier au dernier jour, je désire confier ce grand patrimoine à tous ceux qui sont et qui seront appelés à le réaliser à l'avenir. Pour ma part, je rends grâce au Pasteur éternel qui m'a permis de servir cette très grande cause au cours de toutes les années de mon pontificat.

"In medio Ecclesiae"... depuis les premières années de mon service épiscopal - précisément grâce au Concile - il m'a été donné de faire l'expérience de la communion fraternelle de l'Episcopat. En tant que prêtre de l'archidiocèse de Cracovie, j'avais fait l'expérience de ce que signifiait la communion fraternelle du presbyterium - le Concile a ouvert une nouvelle dimension de cette expérience.

5. Combien de personnes devrais-je ici nommer! Le Seigneur a probablement rappelé à Lui la plupart d'entre elles - quant à celles qui se trouvent encore de ce côté, que les paroles de ce testament les rappellent, toutes et partout, où qu'elles se trouvent.

Depuis plus de vingt ans que j'exerce mon service Pétrinien "in medio Ecclesiae" j'ai fait l'expérience de la collaboration bienveillante et plus que jamais féconde de tant de Cardinaux, Archevêques et Evêques, de tant de prêtres, de tant de personnes consacrées - Frères et Soeurs -, et enfin d'un très grand nombre de personnes laïques, dans le milieu de la curie, au Vicariat du diocèse de Rome, ainsi qu'en dehors de ces milieux.

Comment ne pas embrasser avec une mémoire reconnaissante tous les Episcopats du monde, que j'ai rencontrés au cours des visites "ad limina Apostolorum"! Comment ne pas rappeler également les nombreux Frères chrétiens - non catholiques! Et le Rabbin de Rome, ainsi que de nombreux représentants des religions non chrétiennes! Et combien de représentants du monde de la culture, de la science, de la politique, des moyens de communication sociale!

6. A mesure que se rapproche le terme de ma vie terrestre, je reviens en mémoire au commencement, à mes parents, à mon frère et à ma soeur (que je n'ai pas connue, car elle mourut avant ma naissance), à la paroisse de Wadowice, où j'ai été baptisé, à cette ville de ma jeunesse, à ceux de mon âge, compagnes et compagnons de l'école primaire, du lycée, de l'université jusqu'à l'époque de l'occupation, lorsque je travaillais comme ouvrier, et ensuite  à  la paroisse de Niegowic, à  celle  de  Cracovie de "Saint-Florian", à la pastorale des universitaires, au milieu... à tous les milieux... à Cracovie et à Rome... aux personnes qui, d'une façon particulière, m'ont été confiées par le Seigneur.

Je désire dire une seule chose à tous:  "Que Dieu vous récompense"

"In manus Tuas, Domine, commendo spiritum meum"
A.D.
17.III.2000

 

Copyright © Libreria Editrice Vaticana 


RÉF