jeudi 3 février 2022

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Người xưa chỉ có câu "mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy" nhưng vì sao ngày nay lại thành "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy", cùng theo dõi giải thích từ các chuyên gia dưới đây.

"Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" được xem như là câu cửa miệng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Nó hàm chứa ý nghĩa phân chia ngày thăm Tết của các gia đình, mùng 1 Tết, mùng 2 Tết và mùng 3 Tết, nhằm mong muốn sum vầy cùng cha mẹ, thể hiện đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn.

Thực tế thì đây là câu nói xuất hiện vào những năm gần đây, câu nói chính xác mà ông cha ta thường dùng được ghi trong các sách xưa là "mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy". Vì sao lại có sự thay đổi như vậy và nó có làm mất ý nghĩa truyền thống của dân tộc không?

Tại sao lại nói "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy"?

Theo các chuyên gia văn hóa, trong các sách xưa, đặc biệt là sách "Câu cửa miệng" của Trần Duy Vôn chỉ nói là "Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy" với hàm ý là mồng một, mồng hai là ngày báo hiếu cha mẹ, mồng ba là ngày đền đáp công ơn dưỡng dục của thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.

Có giả thuyết cho rằng mồng một là Tết của cha, mồng hai là Tết của mẹ nhưng đây là cách giải thích gần như không được chấp nhận. Bởi cha và mẹ là hai đấng sinh thành ra ta có tầm quan trọng như nhau, cớ sao lại ăn Tết cha mà lại không ăn Tết mẹ.

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Một giả thuyết khác mà các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho rằng "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" là một câu nói dân gian mới được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo cho có vần.

Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hợp lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mồng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.

Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy rất nên trong xã hội ngày nay.

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Còn về mồng ba Tết thầy, các cụ xưa giải thích đây là truyền thống "tôn sư trọng đạo" của người Việt. Người xưa rất trọng người thầy, xem người như là người cha thứ hai của mình. Thế nên vào những ngày đầu năm, sau khi cúng gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ, vào mồng 3 người Việt thường đến thăm hỏi thầy xưa, dành tặng những món quà mong muốn thầy có nhiều sức khỏe trong năm mới.

Dù câu nói "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" là một câu nói mới dựa vào câu nói "mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy" của cha ông ngày xưa, nhưng vì có ý nghĩa nhân văn, tôn lên truyền thống uống nước nhớ nguồn, kính hiếu cha mẹ, tôn sư trọng đạo nên ngày nay câu nói này vẫn được lưu truyền và thể hiện một cách tích cực.

Xem thêm nhiều thông tin về Tết tại Tết ơi Tết.

Lan Anh sưu tầm

NGUỒN

mercredi 2 février 2022

Xông đất đầu năm

 Xông đất  đầu năm 


Một ngày đầu năm , một người đàn bà bước ra cửa và nhìn thấy ba ông già râu dài bạc trắng ngồi trước nhà. Bà không nhận biết họ. Bà nói với họ ; "Tôi không nghĩ rằng tôi biết các ông, nhưng các ông phải đói bụng, xin mời các ông hãy vô nhà và tôi sẽ tìm chút gì để các ông ăn".

 - Các cháu có ở nhà không? các ông hỏi.

- Không, chúng đi rồi,he bà trả lời họ.

- Vậy là chúng tôi không thể vô được.


Đến xế chiều, khi trẻ nhỏ đi học về, người đàn bà kể lại chuyện giao tiếp với ba ông già cho chúng nghe. "Mẹ đi nói với họ là chúng con có ở nhà và mời họ vô !" chúng nói với mẹ. Người đàn bà đi ra và mời các ông vô nhà.


"Chúng tôi không bao giờ cùng một lượt vô nhà nào cả", họ trả lời. Một trong ba ông già giải thích : "Tên ông ta là Thần Tài", ông vừa nói vừa chỉ vào một trong những người bạn và chỉ vào người kia, ông ấy là Thần Thành Công, và tôi là Thần Tình yêu ". Ông nói thêm : "Bà hãy trở vô nhà và thảo luận với gia đình để biết ai trong chúng tôi mà quý vị muốn mời vô nhà.

Inline image

Người đàn bà trở vô nhà và thuật lại cùng gia đình việc gì đã  được nghe , thì người chồng nói ngay : 

“Hay quá, chúng ta sẽ mời Thần Tài  vào, ông ấy sẽ mang đến cho nhà ta sự giàu có”

Người vợ không đồng ý: “Ông ạ, sao mình không mời Thần Thành Công? Gia đình ta đang rất cần điều này lắm trong công cuộc làm ăn của ông".

Cô con gái nhỏ phát biểu cho lượt của mình : "Bé muốn Yêu Thương, bé muốn Yêu Thương ... " Cuối cùng hai vợ chồng đành khuất phục trước sự vòi vỉnh trẻ con và người mẹ đi ra mời Thần Tình yêu vô nhà.

Thần Tình yêu  đứng dậy và bắt đầu đi về phía nhà. Hai người kia cũng đứng dậy và đi theo ông ta. Ngạc nhiên, người đàn bà hỏi Thần Tài và Thần Thành Công: "Tôi chỉ mời Thần Tình yêu, tại sao các ông  cũng vào?”

Các ông già đồng thanh trả lời bà : "Nếu bà đã mời Thần Tài  hay Thần Thành Công, hai người khác trong chúng tôi sẽ ở lại bên ngoài, nhưng bà đã mời Thần Tình Yêu . Bất cứ ông ấy đi đâu thì chúng tôi cũng đi theo, và khắp nơi mà ông ấy đi, chúng tôi sẽ đồng hành với ông, bởi vì nơi nào có Yêu Thương cũng có Giàu Sang và Thành Công".

" Nơi nào có đau khổ, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn bình an và may mắn. Nơi nào có hoài nghi, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn  nghị lực để vượt qua. Nơi nào có mệt mỏi, lực kiệt, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn sự kiên nhẫn và sức mạnh mới. Nơi nào có sợ hãi, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn  lòng can đảm ...”

 
             Inline image

mardi 1 février 2022

CHÚC MỪNG TẾT NHÂM DẦN 2022

 


Maino


Chucnhau





LỜI CHÚC NHÂM DẦN

Quê nhà rộn rã đón Nhâm Dần
Viễn xứ đôi lời gởi chúc xuân
Chúc thái hòa muôn nơi cõi thế
Chúc an lạc khắp chốn dương trần
Chúc dân Nam phát tài bền vững
Chúc nước Việt thăng tiến bội phần
Thể chế mỗi ngày thêm cởi mở
Tự do dân chủ hợp lòng nhân


– Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào.
– Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ luôn kiên nhẫn.
– Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ thật sự tỉnh táo.
– Vừa đủ HY VỌNG để cho được hạnh phúc.
– Vừa đủ THẤT BẠI để mãi khiêm nhường.
– Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mãi nhiệt tâm.
– Vừa đủ BẠN BÈ để được an ủi.
– Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của.
– Vừa đủ NHIỆT TÌNH để cho đời thêm hân hoan.
– Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.


************************************

 

BÀI THƠ CHÚC XUÂN

Năm mới tặng nhau một chữ THƯƠNG
Để sau bù đắp cuộc vô thường,
Ân cần, trân quý khi còn gặp,
Biết vẫn còn chung một đoạn đường.
 
Xin chúc người thương một chữ HÒA,
Đời không thuận ý hãy cho qua,
Phiền giận, riêng mình ôm mối khổ,
Thanh thản khi lòng niệm thứ tha.

Năm mới mọi người nhớ chữ TÂM,
Để cùng sống đẹp đến trăm năm,
Thiên đàng, địa ngục từ Tâm tạo,
Hỷ, Xả, Từ, Bi, xóa lỗi lầm. 

Xin chúc mọi người một chữ AN,
Giữa đời luôn biến động, gian nan,
Bình an khó gặp nơi trần cảnh,
Về kiếm trong ta, sống nhẹ nhàng.

Năm mới chúc người một chữ VUI,
Đời trăm yến tiệc cũng trôi xuôi,
Vui trong đạo lý, nơi điều thiện,
Vĩnh viễn hồn ta thắp nụ cười.

Năm mới chúc nhau một chữ THÀNH,
Thành công, thành tựu với thành nhân,
Hướng về phụng sự vun Tài Đức,
Hạnh phúc miên trường, Tâm mãi Xuân...

(Nguồn Internet)
 

MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN

image.png

Sáng tásau cùng cùa cố Nhạc sĩ Văn Cao


image.png

https://www.youtube.com/watch?v=L477onONr5A&t=2s


*********************************

 

image.png




image.png







image.png


T.Anh chuyển


Nhạc Xuân Thúy Nga 2022 | Collection Đón Xuân - Nhạc Xuân Múa Lân Vui Nhộn

1. Intro - Múa Lân (Opening PBN 76) 2. Đón Xuân (Phạm Đình Chương) Như Loan & Lương Tùng Quang PBN76 5:18 3. Mở Cửa Mùa Xuân (Võ Thiện Thanh) Lam Anh PBN117 9:56 4. Đón Xuân (Quốc An) Ánh Minh & Justin Nguyễn PBN110 13:48 5. Cánh Thiệp Đâu Xuân (Lê Dinh & Minh Kỳ) Minh Tuyết & Hạ Vy PBN113 17:57 6. Xuân Đã Về (Minh Kỳ) Diễm Sương & Kỳ Phương Uyên PBN113 22:47 7. Anh Cho Em Mùa Xuân (Nguyễn Hiền, thơ: Kim Tuấn) Hợp Ca PBN124 28:30 8. Mùa Xuân Trở Về (Võ Thiện Thanh) Bảo Hân & Lương Tùng Quang PBN80 33:32 9. LK Xuân Vui Ca (Nguyễn Hiền) & Chúc Mừng Xuân (Thanh Sơn) Hợp Ca PBN80 37:48 10. Xuân Về (Lời Việt: Nguyễn Ngọc Thiện) Tâm Đoan PBN76 42:14 11. LK Mùa Xuân Ơi (Nguyễn Ngọc Thiện) & Ngày Tết Quê Em (Từ Huy) Bé Xuân Mai PBN80 46:28;l