Lò Vi Ba (Microwave oven)
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Lò Vi Ba (Microwave oven) hay là lò nấu dùng sóng cực ngắn, hiện nay đã rất phổ biến. Nhà giầu có thì mua một lò gắn vào tường với đủ nút bấm tối tân. Nhà nghèo cũng có thể mua được một lò vi ba cỡ nhỏ để trên mặt bàn, rất giản dị, dễ sử dụng. Nấu thực phẩm bằng lò này đã trở thành một nhu cầu hàng ngày vì tiện lợi, mau chóng lại tốn ít nhiên liệu. Nhưng, như mọi sáng chế của khoa học, việc sử dụng lò cũng có một số điểm rủi ro, bất lợi .
Nguyên tắc.
Lò vi ba sử dụng những sóng điện từ cực ngắn để làm chín thực phẩm. Đó là sóng vi ba phát ra từ một bộ phận gọi là magnetron đặt trong một cái lò kín. Magnetron là một cái ống kiểm soát điện từ. Ống này biến điện năng ra các sóng phóng xạ nhỏ. Sóng kích động các phân tử của nước trong món ăn. Phân tử nước là lưỡng cực với dương và âm cực ở mỗi đầu. Dưới ảnh hưởng của sóng điện từ, nước trong thực phẩm chuyển động tới lui nhanh mạnh, tạo ra nhiệt và làm chín thức ăn. Sự kích động nước này diễn ra sâu nông tùy khả năng xâm nhập của sóng.
Với lò nấu thông thường thì nhiệt tác động vào thực phẩm dần dần từ ngoài vào trong, cho nên mặt ngoài sém vàng. Ngược lại, lò vi ba thì sóng chui sâu khoảng 2,5 cm, làm chín món ăn từ trong ra ngoài, cho nên thời gian nấu nhanh hơn lò thường tới bốn lần và dùng ít năng lượng hơn. Sóng từ ống magnetron phát ra được những cánh quạt nhỏ phân tán đều trong lò rồi xâm nhập món ăn. Vách lò bằng kim loại và cửa lò với nhiều khóa an toàn khép kín, không cho sóng thoát ra ngoài. Cửa chỉ cần hé ra một chút là lò sẽ không hoạt động.
Ưu-nhược điểm của lò Vi Ba
Ưu điểm:
Lò vi ba có những ưu điểm như sau:
*Tiết kiệm năng lượng;
*Giảm thời gian nấu;
*Thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hương vị nguyên thủy;
*Không cần pha thêm dầu, mỡ;
*Dễ lau chùi sạch sẽ;
*Không tạo ra hơi nóng trong bếp;
*Không dùng nhiều nước trong món ăn nên mất rất ít chất dinh dưỡng;
*Có thể nấu và ăn thực phẩm trong cùng đồ chứa;
*Tiết kiệm năng lượng;
*Giảm thời gian nấu;
*Thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hương vị nguyên thủy;
*Không cần pha thêm dầu, mỡ;
*Dễ lau chùi sạch sẽ;
*Không tạo ra hơi nóng trong bếp;
*Không dùng nhiều nước trong món ăn nên mất rất ít chất dinh dưỡng;
*Có thể nấu và ăn thực phẩm trong cùng đồ chứa;
Nhược điểm:
Nhưng lò vi ba cũng có vài nhược điểm như sau:
Nhưng lò vi ba cũng có vài nhược điểm như sau:
*Phóng xạ có thể thoát ra ngoài;
*Không phải thực phẩm nào cũng nấu bằng lò vi ba được;
*Mỗi lò có công suất khác nhau nhưng thường thường là từ 500 tới 700 watts. Trong lò, sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều ( chung quanh lò) chỗ ít nóng (giữa lò). Vì thế, ở giữa lò, thực phẩm chậm chín hơn ở chung quanh lò. Khi nấu, nên xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài.
*Không phải thực phẩm nào cũng nấu bằng lò vi ba được;
*Mỗi lò có công suất khác nhau nhưng thường thường là từ 500 tới 700 watts. Trong lò, sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều ( chung quanh lò) chỗ ít nóng (giữa lò). Vì thế, ở giữa lò, thực phẩm chậm chín hơn ở chung quanh lò. Khi nấu, nên xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài.
Đồ đựng để nấu:
Trước khi sử dung, nên đọc kỹ và tuân theo các hướng dẫn của mỗi lò nấu. Chỉ dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi ba. Muốn thử độ an toàn, đặt đồ đựng trong lò với một ly nước lạnh. Vặn lò với nhiệt độ cao trong một phút. Nếu đồ đựng không nóng là an toàn. Nếu đồ đựng nóng thì không nên dùng, vì nó giữ nhiệt, sẽ làm thực phẩm lâu chín.
Trên thị trường, có bán đồ đựng (container) đặc biệt cho lò vi ba, nhưng cũng chả cần mua sắm toàn bộ. Những đồ đựng sẵn có trong nhà cũng nhiều loại có thể dùng được. Nói chung, dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại nhựa, giấy cứng đều dùng được vì chúng chống nhiệt, sóng từ trường chạy qua đồ nấu để làm nóng món ăn. Đồ nấu nóng là do nhiệt từ món ăn nấu chín lan qua chứ không do vi ba. Đĩa giấy, khăn giấy rất tốt trong việc nấu bằng lò vi ba. Không nên dùng đồ sứ có viền kim loại sợ gây ra tia lửa điện (Arcing). Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín và cũng gây ra tia điện.
Hình dạng đồ nấu cũng quan hệ: với dụng cụ hình tròn, món ăn chín đều, còn hình vuông thì ở góc chín nhiều hơn; luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn; Không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt; Không dùng đồ đựng bằng nylon hoặc polyester vì có thể chẩy mềm khi nóng lên;
Đừng đậy món ăn quá kín vì áp lực bên trong lên cao sẽ nổ tung. Phủ đồ nấu với miếng khăn giấy sáp hoặc miếng nhựa mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn. Không nên dùng nhôm lá (aluminum foil), trừ khi sách chỉ dẫn xác định có thể dùng được.
Công dụng
Lò Vi ba rất thuận tiện để:
-Hâm món ăn dư đã cất giữ trong tủ lạnh, vì không cần cho thêm nước mà cũng không sợ món ăn khô cháy hoặc dính với nhau và hương vị vẫn còn nguyên.
-Rã đá mau hơn là để ra ngoài không khí và để ở nhiệt độ thấp
-Nấu chín thực phẩm rất nhanh.
-Rau đông lạnh nấu lò vi ba rất thuận lợi vì nấu mau, không cần thêm nước nên sinh tố và hương vị món ăn không mất.
-Thịt miếng lớn nấu rất tốt vì tiết kiệm thời gian
-Hâm món ăn dư đã cất giữ trong tủ lạnh, vì không cần cho thêm nước mà cũng không sợ món ăn khô cháy hoặc dính với nhau và hương vị vẫn còn nguyên.
-Rã đá mau hơn là để ra ngoài không khí và để ở nhiệt độ thấp
-Nấu chín thực phẩm rất nhanh.
-Rau đông lạnh nấu lò vi ba rất thuận lợi vì nấu mau, không cần thêm nước nên sinh tố và hương vị món ăn không mất.
-Thịt miếng lớn nấu rất tốt vì tiết kiệm thời gian
Thời gian nấu
Thời gian để nấu tùy thuộc vào:
-Kích thước món ăn: loại mỏng, nhỏ nấu mau hơn loại dày to; loại dài nhỏ mau hơn vuông lớn;
-Món ăn mềm, xốp khô nấu mau hơn các món ăn cứng, đặc, ẩm ướt;
-Món ăn nhiều đường mỡ mau nóng ;
-Đồ nấu bằng chất dẻo plastic mau nóng hơn đồ thủy tinh, đồ gốm.
Nên đậy đồ đựng thực phẩm bằng giấy sáp, plastic để thức ăn không bị khô và chín đều.
Sau khi tắt lò, món ăn vẫn tiếp tục được nấu chín cho tới khi lò nguội. Món ăn càng lớn thì thời gian này càng lâu.
Trong khi nấu, đôi khi phải khuấy thực phẩm hoặc trở chiều để phân tán nhiệt và làm thực phẩm chín đều.
Để đảm bảo an toàn
-Không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh.
-Không hâm nóng các đồ nấu bịt kín vì áp suất lên cao bình sẽ nổ .
-Không mở lò khi không có thực phẩm trong lò.
-Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để tránh cho ống magnetron khỏi bị hư hao.
-Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nhiều người còn cẩn thận giữ ly nước trong lò dù không dùng, phòng hờ có người bất cẩn cho lò chạy khi không định nấu nướng. Nước có mục đích hút năng lượng điện từ trường, tránh cho ống magnetron bị cháy.
-Không chiên ngập mỡ (deep fries) trong lò vì chất béo quá nóng gây cháy phỏng.
-Tránh mọi hư hao cho cửa lò như đè lên cửa hoặc nhấc lò lên bằng cánh cửa lò.
-Vài năm kiểm tra lò một lần, coi có bị thất thoát sóng ra ngoài.
-Lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát sóng vi ba ra ngoài.
Lò vi ba cũng thường được dùng để hâm sữa cho trẻ em. Vài điều cần để ý là:
- Sự phân phối sức nóng trong lò vi ba không đồng đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá. Trước khi cho trẻ bú, đậy nắp, dốc ngược bình sữa vài lần cho nóng đều.
-Kích thước món ăn: loại mỏng, nhỏ nấu mau hơn loại dày to; loại dài nhỏ mau hơn vuông lớn;
-Món ăn mềm, xốp khô nấu mau hơn các món ăn cứng, đặc, ẩm ướt;
-Món ăn nhiều đường mỡ mau nóng ;
-Đồ nấu bằng chất dẻo plastic mau nóng hơn đồ thủy tinh, đồ gốm.
Nên đậy đồ đựng thực phẩm bằng giấy sáp, plastic để thức ăn không bị khô và chín đều.
Sau khi tắt lò, món ăn vẫn tiếp tục được nấu chín cho tới khi lò nguội. Món ăn càng lớn thì thời gian này càng lâu.
Trong khi nấu, đôi khi phải khuấy thực phẩm hoặc trở chiều để phân tán nhiệt và làm thực phẩm chín đều.
Để đảm bảo an toàn
-Không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh.
-Không hâm nóng các đồ nấu bịt kín vì áp suất lên cao bình sẽ nổ .
-Không mở lò khi không có thực phẩm trong lò.
-Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để tránh cho ống magnetron khỏi bị hư hao.
-Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nhiều người còn cẩn thận giữ ly nước trong lò dù không dùng, phòng hờ có người bất cẩn cho lò chạy khi không định nấu nướng. Nước có mục đích hút năng lượng điện từ trường, tránh cho ống magnetron bị cháy.
-Không chiên ngập mỡ (deep fries) trong lò vì chất béo quá nóng gây cháy phỏng.
-Tránh mọi hư hao cho cửa lò như đè lên cửa hoặc nhấc lò lên bằng cánh cửa lò.
-Vài năm kiểm tra lò một lần, coi có bị thất thoát sóng ra ngoài.
-Lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát sóng vi ba ra ngoài.
Lò vi ba cũng thường được dùng để hâm sữa cho trẻ em. Vài điều cần để ý là:
- Sự phân phối sức nóng trong lò vi ba không đồng đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá. Trước khi cho trẻ bú, đậy nắp, dốc ngược bình sữa vài lần cho nóng đều.
- Tháo núm bình sữa trước khi hâm, tránh phỏng miệng con vì núm cao su quá nóng.
- Hâm sữa bằng bình nhựa an toàn, trong suốt, không mầu. Tránh bình bằng thủy tinh vì có thể nứt.
- Trước khi cho con bú, thử vài giọt sữa trên mu bàn tay coi có nóng quá.
Một điểm cần lưu ý là Lò vi ba hiện nay rất an toàn cho người mang máy điều hòa nhịp tim (pacemaker) vì các y cụ này đều được che chở chống lại phóng xạ hoặc sóng vi ba.
- Hâm sữa bằng bình nhựa an toàn, trong suốt, không mầu. Tránh bình bằng thủy tinh vì có thể nứt.
- Trước khi cho con bú, thử vài giọt sữa trên mu bàn tay coi có nóng quá.
Một điểm cần lưu ý là Lò vi ba hiện nay rất an toàn cho người mang máy điều hòa nhịp tim (pacemaker) vì các y cụ này đều được che chở chống lại phóng xạ hoặc sóng vi ba.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
*********************************
Tuyết Loan sưu tầm
MICROWAVE - BẠN ÐÃ SỬ DỤNG ÐÚNG CÁCH CHƯA ?
Tiện
lợi cuả Microwave đã trở nên một thiết bị điện không thể thiếu trong
đời sống ngày nay. Rõ ràng microwave là một trợ thủ đắc lực đứng ngay
sau cái bếp lò (kitchen range) trong việc nấu nướng và hâm thức ăn nguội
trong việc ẩm thưc hàng ngày của chúng ta.
Cách
đây mấy hôm đọc một e-mail của người bạn, khuyên rằng hãy cất microwave
đi vì nó tạo chất phóng xạ (radiation) dùng hằng ngày sẽ bị Cancer (Ung
Thư). Tôi cũng đi vào trong những web site có tính thẩm định cao như
USDA, FDA, Havard Medical School ,ect.. và học hỏi được những điều ích
lợi, xin được chia xẻ với mọi người...
Microwave làm việc thế nào?
MW
Dùng một loại sóng gọi là bức xạ điện từ (electromagnetic radiation).
Sóng này làm những phân tử nước đang nằm sẵn ở thực phẩm di chuyển cực
nhanh (vibration). Khi di chuyển nhanh như vậy, chúng tạo nên nhiệt năng
có thể nấu chín thức ăn hoặc làm cho ấm lên cấp kỳ!!
Ðược
tình cờ phát hiện bởi Dr. Spencer năm 1946. đến năm 1970 chiếc
microwave đầu tiên ra mắt thị trường tiêu thụ và được đón nhận nhiệt
liệt bởi người dân. Cũng như thế những chủ nhân ông đặt làm những
microwave khổng lồ để đưa vào quy trình chế tạo thực phẩm nhằm giảm
thiểu sự tiêu xài Gas và than đá.
Tất
cả các loại Microwave có mặt trên thị trường đều phải đáp ứng những sát
hạch nghiêm ngặt của cơ quan FDA Hoa Kỳ (Food and Drug Association) về
an toàn và sức khoẻ cho người tiêu thụ.
Sóng
điện từ trên phát ra từ một ống Magnetron chiếu vào tấm kim loại đặc
biệt bên trong Mw (ta có thể thấy miếng này hình chữ nhật nằm trong vách
phải, hoặc trái tùy theo máy), sau đó đi xuyên qua các vật chất như
giấy, nylon, thủy tinh, sành sứ v.v.. và được đồ ăn hấp thụ vào trong.
Do vậy không có cơ sở để nói microwave nấu chín đồ ăn từ bên trong ra
bên ngoài như phần đông lời đồn. Mà thực ra, Mw làm tăng nhiệt từ ngoài
bề mặt của thức ăn và đi dần vào trong, khoảng từ 1 đến 2 inches. (bạn
có thể kiểm chứng điều này khi lấy đồ ăn hoặc nước soup ra vẫn còn chỗ
nóng chỗ lạnh, Phải không?- là vì số lượng "dầy" quá tia sóng thẩm thấu
chưa đến trung
tâm được).
OK! Nhưng còn chữ Radiation thì sao, có phải là PHÓNG XẠ không?
Phóng
xạ có nhiều cấp. Phóng xạ cực mạnh như lò phản ứng nguyên tử. Thấp hơn,
là phóng xạ của máy quang tuyến X-Ray. Thấp hơn nửa là Máy Radio dùng
tần số mình hay nghe. Thấp nữa là ánh sáng mặt trời, tia cực tím.
Microwave dùng rất nhỏ lượng bức xạ ngang bằng với nghe Radio nên bạn có thể yên tâm.. Ðược chưa??
OK! Vậy thì vật dụng nào đựng hay đậy thức ăn cũng đều bỏ vào Mw VÔ TƯ được chăng?
Dứt khoát trả lời ngay với bạn rằng NO NO... NO!!
Nhiều
người trong chúng ta không biết là nhiệt lượng đốt quá nóng có thể làm
leak chemical (rò rỉ hoá chất) trong những chén tô, hộp nhựa, bình nhựa,
nilon, film, khay thức ăn togo, nắp đậy... vào trong đồ ăn, khiến ta
nuốt vào bụng những hoá chất gây bệnh về sau cho cơ thể!!
Hâm
bình sữa cho em bé, ly cafe đã nguội trong ly giấy, gói xôi,, gói bánh,
phần cơm gà cơm chiên bọc nylon từ tiệm food to go v.v... Có người còn
bọc bắp, bọc khô mực... bằng plastic bỏ vào Mw cho lẹ... Nguy hiểm là
đây!!
Lưu ý bạn tuyệt đối chỉ đựng hay đậy đồ ăn thức uống với những hộp, ly, bình, tô, dĩa có chữ Microwave Safe hoặc Microwave Use trước khi có ý định cho vào Mw mà thôi. Uhmm...mất công quá nhỉ, nhưng đỡ phải gặp bác sĩ, đành mất công vậy!
Bạn
nên bỏ đi những hộp nhựa, hộp giấy, những bao bì mua ở chợ, ở tiệm
ăn..Những bao bì này tiện sử dụng thật đấy, nhưng là những bao bì cho
phép chỉ sử dụng một lần, nếu
không dùng hết phải để vào tủ lạnh- xin bạn lưu ý san ra hoặc chứa vào
những bao bì có chữ Microwave Safe ở trên. Có thể san ra diã sành, dĩa
hay tô thủy tinh, ly thủy tinh hoặc men sứ trắng tuỳ ý bạn. Lỡ người nhà
làm biếng, cứ theo thói quen cũ hâm... đại chăng?
Dùng microwave safe plastic wrap để bọc thức ăn cho khỏi hôi tủ lạnh được không?
Ðược
chứ! nhưng khi bỏ vào Mw để hâm thì lấy miếng film ra. Ðậy lại bằng một
cái nắp an toàn dùng cho Mw có khe thóat hơi ở trên là tốt nhất. (Mách bạn một cái nắp đậy hiệu NORDIC Made in USA có bán tại Walmart và Target chừng $16.00 rất tiện) . Xin nhớ không để miếng film tiếp xúc trực tiếp vào đồ ăn, chất DEHA là nguyên nhân gây cancer đã tìm thấy. Xem đính kèm ở dưới.
"Ngại bỏ hai đồng rút cuộc bỏ hai ngàn", câu nói vui này ngẫm lại cũng có lý, nhất là cho sức khoẻ cuả chúng ta.
Bài
viết này chỉ mang tính cách chia xẻ cũng tương tự như bài Tiết Kiệm
Xăng vừa qua. Nếu thấy bổ ích xin forward cho bạn bè hoặc người thân.
Chúc bạn nhiều sức khoẻ và khôn ngoan trong chuyện ăn uống hàng
ngày..Nhé!!
------------------------------ ------------------------------ ---------------------
Containers & Wraps
Only use cookware that is specially manufactured for use in the microwave oven. Glass, ceramic containers, and all plastics should be labeled for microwave oven use.
Plastic
storage containers such as margarine tubs, take-out containers, whipped
topping bowls, and other one-time use containers should not be used in
microwave ovens. These containers can warp or melt, possibly causing harmful chemicals to migrate into the food.
Microwave
plastic wraps, wax paper, cooking bags, parchment paper, and white
microwave-safe paper towels should be safe to use. Do not let plastic
wrap touch foods during microwaving.
Never use thin plastic storage bags, brown paper or plastic grocery bags, newspapers, or aluminum foil in the microwave oven.
------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ---------
DEHA is a known cancer causing chemical and is used in microwave safe plastic wrap. DEHA has also been linked to breast cancer in women and low sperm counts in men.
The FDA has not yet created regulations for this chemical; however they
recommend no more than 0.05 parts per billion. When using microwave
safe plastic wrap to heat high fat foods, as much as 500 parts per
billion of DEHA can migrate into foods, according to private testing.
Never
use plastic containers that do not indicate they are safe for the
microwave. There is an international seal for microwave safe plastics.
It is square with a small dish at the bottom and 5 rows of waves, above
the dish, stretching across the square. If your plastic container
doesn’t have this seal or have instructions for microwave use you should
consider the plastic unsafe for the microwave. Not only are these
containers not microwave safe and have the potential to leach plastics
into your food, they may melt or warp causing spills or burns.
To ensure your plastics are safe in the microwave consider these tips. When choosing a plastic, to use in the microwave, be sure to read any manufacturer’s instructions carefully.
If your microwave safe plastic is showing wear, consider replacing it.
Toss out any single use containers once they have been used.
(pham nguyen mail)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire