Trên
thế giới có những đường biên giới đan xen, lãnh thổ nước này nằm trong
nước kia rất phức tạp. Cũng có những nơi đi lại giữa 2 quốc gia rất dễ
dàng, thậm chí nấu cơm ở nước này nhưng có thể ăn cơm tại nước láng
giềng.
Điều
này trái ngược với cảnh thường thấy vì biên giới là ranh giới giữa hai
quốc gia, thường liên quan đến thủ tục giấy tờ hay sự canh gác rất cẩn
mật.
1. Biên giới Tây Ban Nha – Maroc
Tây
Ban Nha và Maroc là 2 nước láng giềng của nhau. Maroc giáp phần đất
liền với Tây Ban Nha ở 2 thành phố tự trị Ceuta và Melilla của Tây Ban
Nha.
Ceuta
và Melilla nằm trên bờ Địa Trung Hải, nằm trên lãnh thổ của Maroc nhưng
thuộc quyền quản lý của Tây Ban Nha. Maroc chưa bao giờ thừa nhận điều
này và luôn đòi chủ quyền. Nhiều người châu Phi coi thành phố này là
“cửa ngõ” để nhập cư trái phép và buôn lậu vào châu Âu. Chính vì vậy,
Tây Ban Nha đã dùng biện pháp bao bọc cả 2 thành phố nhỏ này bằng cách
rào tường đôi cao 3m bằng dây thép gai và có lính vũ trang canh gác cẩn
mật.
2. Biên giới Hà Lan – Bỉ
|
Ngồi uống cafe ở Hà Lan có thể nhìn sang Bỉ. |
Biên
giới Hà Lan – Bỉ chồng chéo lên nhau rất phức tạp. Baarle-Nassau là
phần lãnh thổ của Hà Lan. Ngôi làng này giáp với làng Baarle-Hertog của
Bỉ. Baarle-Hertog có phần đất nằm trong Baarle-Nassau và ngược lại. Vì
vậy mới có chuyện một ngôi nhà nằm trên lãnh thổ của cả 2 nước Bỉ và Hà
Lan. Ngồi nhâm nhi ly café ở nước này có thể nhìn sang nước láng giềng,
thậm chí bước qua bên nước bạn dạo chơi.
|
Ngôi nhà nằm trên cả lãnh thổ Hà Lan và Bỉ. |
|
Đường biên giới giữa 2 nước. |
|
Đường biên giới cắt ngang một con đường. |
|
Thậm chí, đường biên giới cắt ngang cả một cửa hàng. |
3. Ai Cập - Sudan
|
Bir Tawil là vùng có hình tứ giác. |
Bir
Tawil là khu đất rộng khoảng 2.060 km2, nằm giữa Ai Cập và Sudan. Năm
1899, khi Anh kiểm soát Ai Cập và Sudan, họ đưa ra biên giới giữa 2
nước. Cho đến năm 1902, Anh lại vẽ ra đường biên giới khác với biên giới
năm 1899.
|
Bir Tawil là vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền của nước nào. |
Khi
Ai Cập và Sudan độc lập, Ai Cập khẳng định lãnh thổ theo đường biên
giới năm 1899 còn Sudan đòi chủ quyền theo năm 1902. Theo đó, cả hai đều
muốn Hala'ib thuộc về mình vì vùng đất này màu mỡ, gấp 10 lần diện tích
của Bir Tawil và có rất nhiều nguồn tài nguyên. Hai bên “nhường” Bir
Tawil cho nhau nhưng không bên nào nhận. Vì vậy, Bir Tawil là vùng lãnh
thổ duy nhất không thuộc chủ quyền của nước nào.
Ngày nay, Ai Cập vẫn quản lý Bir Tawil nhưng không công nhận vùng này trên bản đồ.
4. Nepal - Trung Hoa
Everest
là ngọn núi cao nhất thế giới, đó là điều nhiều người biết tới. Tuy
nhiên, có một thông tin thú vị mà ít người để ý đó là biên giới giữa
Trung Hoa và Nepal nằm giữa ngọn núi Everest và trở thành đường biên
giới cao nhất thế giới.
5. Mỹ - Canada
Thị
trấn Derby Line nằm trên đường biên giới giữa Mỹ và Canada. Trong một
số trường hợp, một gia đình nấu cơm ở nước này nhưng có thể ăn cơm bên
nước láng giềng. Derby Line là nơi có thư viện Haskell Free và nhà hát
Opera. Điều thú vị là sân khấu nhà hát thì ở Canada nhưng cổng vào và
hầu hết ghế ngồi thì ở Mỹ. Vì thế nhà hát có đến 2 địa chỉ, một địa chỉ
Mỹ và một địa chỉ Canada.
6. Bangladesh - Ấn Độ
|
Bảng chỉ dẫn tới Bangladesh. |
Trường hợp biên giới giữa Bangladesh và Ấn Độ cũng gần giống với biên giới giữa Bỉ - Hà Lan. Sự chồng chéo phức tạp đó nằm trong quận Cooch-Behar của Ấn Độ.
Trong
quận Cooch-Behar có khu vực Balapara Khagrabari của Ấn Độ được bao
quanh bởi lãnh thổ của Bangladesh. Chính Balapara Khagrabari lại bao
quanh một khu đất khác của Bangladesh và khu đất này của Bangladesh lại
bao quanh vùng Dahala Khagrabari của Ấn Độ.
7. Nam Hàn - Bắc Hàn
Khu
vực phi quân sự giữa Bắc Hàn và Nam Hàn là dải đất dài 258 km, rộng 4
km, tách riêng hai nước. Đây là đường biên giới được canh giữ cẩn mật
nhất vì luôn luôn có lính canh và hầu như không ai được tới gần. Khu vực
này biến thành khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều loài động vật có nguy cơ
tuyệt chủng tìm đến đây cư trú.
Lệnh ngừng bắn giữa Nam-Bắc Hàn được thực thi từ năm 1953 nhưng dường như trên thực tế, chưa có một lệnh ngừng bắn nào cả.
8. Nga - Trung Hoa - Bắc Hàn
Sông
Đồ Môn là con sông nằm ở Đông Bắc Á, là biên giới giữa Trung Hoa, Nga
và Bắc Hàn. Con sông dài 521 km, bắt nguồn từ núi Bạch Đầu trên dãy núi
Trường Bạch ở Bắc Hàn và đổ ra biển Nhật Bản.
Phần
thượng nguồn của sông Đồ Môn là biên giới Trung Hoa và Bắc Hàn. Phần 18
km dưới hạ nguồn là nằm giữa Nga và Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng canh
phòng rất cẩn mật ở khu vực biên giới.
9. Mỹ - Nga
|
Hai hòn đảo ở eo biển Bering. |
Diomedes
chỉ 2 hòn đảo ở eo biển Bering. Đảo nhỏ có số dân là 146 người. Đảo lớn
thuộc lãnh thổ của Nga và không có người ở. Hai hòn đảo cách nhau
khoảng 4 km và đó chính là biên giới Nga - Mỹ.
|
Đảo nhỏ và đảo lớn. |
Khi
người dân ở đảo nhỏ nhìn sang đảo lớn, không chỉ là họ đang quan sát
một quốc gia khác mà họ còn xem "ngày mai" ở quốc gia láng giềng. Lý do
vì múi giờ giữa 2 hòn đảo lệch nhau, chẳng hạn ở đảo nhỏ là 9h sáng ngày
thứ 7 thì ở đảo lớn là 6h sáng ngày chủ nhật.
10. Lesotho – Nam Phi
Lesotho
là một quốc gia tại miền Nam châu Phi. Vương quốc này nằm trọn trong
nước Cộng hòa Nam Phi. Quốc gia nhỏ này được bao quanh bởi Nam Phi và
kinh tế phụ thuộc lớn vào Nam Phi.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire