mardi 16 juillet 2013

Gừng - vị thuốc tuyệt vời

Gừng - vị thuốc tuyệt vời

Bác sĩ HOÀNG XUÂN ĐẠI

Gừng không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc nhiều tác dụng: Chống ung thư, chữa viêm khớp, hạ cholesterol, chống nghẽn mạch máu, cường dương, trị rụng tóc, làm tan mỡ…

Gừng là loại cây gia vị được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tên khoa học là Zingiber officinale rose, họ gừng. Gừng có vị cay, tính ấm, kiện tì vị, ôn trung hạ khí, chống lạnh, giảm đau, trị đau bụng lạnh, thổ tả. Gừng tươi có công năng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa, giải cảm hàn, làm gia vị, làm mứt, cất tinh dầu làm thuốc... Gừng khô có tác dụng ôn trung tán hàn, vỏ tiêu phù thũng...
Gừng là gia vị và là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe
Ảnh: TRẦN THANH
Rất giàu dược tính
Trong đông y, gừng tươi gọi là sinh khương, gừng khô là can khương, gừng nướng là ổi khương, củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính gọi là thán khương. Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh hoặc sau khi sinh đều cần gừng để điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Sau khi sinh, phụ nữ nên cho chút gừng vào thức ăn để cơ thể không sợ lạnh, tốt cho đường tiêu hóa. Phụ nữ sinh xong thường mập lên; da bụng teo nhẽo, rạn nứt, chảy xệ; sự thay đổi nội tiết làm xuất hiện các vết nám, sạm và tăng sắc tố ở vùng da bụng. Những hiện tượng này trở thành nỗi buồn phiền của các bà mẹ trẻ. Nhiều người muốn giảm cân nhưng do phải bảo đảm dinh dưỡng cho con qua nguồn sữa mẹ nên rất khó khăn. May thay, chất gingerol trong tinh dầu gừng có tác dụng làm nóng vùng bụng, giúp tiêu mỡ cục bộ, làm cơ bụng săn chắc, tăng độ đàn hồi của da sau khi sinh.
Các kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy trong gừng có các chất chống ôxy hóa, ức chế hình thành những chất gây viêm. Gừng còn được xem có tác dụng điều hòa miễn dịch. Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Med. Hypotheis năm 1989, các nhà khoa học đã cho 18 người viêm khớp, 10 người đau cơ dùng gừng 3-30 tháng (liều 500-1.000 mg gừng khô). Kết quả, 75% người viêm khớp và 100% người đau cơ đã giảm đau, giảm sưng.
Ở một thí nghiệm khác, 7 người bị thấp khớp nặng không đáp ứng với nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, khi dùng 5 g gừng tươi hoặc 100-1.000 mg gừng khô/ngày, bệnh của họ biến chuyển rõ rệt, giảm đau, giảm cứng khớp vào buổi sáng.
Gừng còn có tác dụng tráng dương, giúp tăng cường hoạt động cho người yếu sinh lý do tuổi tác. Một số phụ nữ tế nhị thường cho chồng ăn món ốc hương hấp lá gừng, chấm với nước mắm gừng để có được niềm vui trọn vẹn.
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho người bệnh uống 5 g gừng tươi/ngày, kéo dài trong một tuần lễ và nhận thấy có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu tạo thành cục máu đông làm nghẽn mạch. Do vậy, gừng hơn hẳn Aspirin dùng để phòng ngừa bệnh nghẽn mạch máu mà lại rẻ tiền và an toàn hơn.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol. Đặc biệt, gừng còn chống được ung thư. Gừng còn có đặc tính chống lại hàng loạt loại nấm, thậm chí với loại đã kháng nhiều liệu pháp. Do đó, cần bổ sung gừng vào chế độ ăn hằng ngày dưới dạng viên nang hay trà, hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.

Một số bài thuốc thông dụng

- Cảm lạnh: 3-4 lát gừng tươi, thêm ít đường uống nóng, ngày dùng 3-4 lần. Nếu mồ hôi ra ít thì phối hợp với ma hoàng, quế chi.
-  Cháo gừng giải cảm: Gừng tươi 5-10 g, gọt vỏ, thái chỉ; lá tía tô, hành hoa thái nhỏ; lòng trắng trứng gà 2-3 quả. Gạo vừa đủ, nấu thành cháo. Khi cháo chín đổ vào bát có chứa các thảo dược nói trên, khuấy đều, ăn nóng.
- Canh gừng giải cảm: Gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ 10-20 g, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng khuấy đều, đun sôi, ăn nóng. Canh gừng vốn là món ăn bài thuốc kinh nghiệm trong trị cảm cúm của người Ấn Độ và Trung Quốc. Ăn canh gừng nóng có tác dụng đào thải mồ hôi, làm hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm.
- Chè gừng giải cảm: Gừng tươi thái chỉ, thêm nước đun sôi 5-10 phút, thêm chút đường uống nóng, chia dùng nhiều lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng ra mồ hôi, giảm ho, giải cảm...
- Phụ nữ băng huyết: Can khương 8 g, tông bì 12 g, ô mai 12 g. Tất cả đốt thành tro, nghiền mịn, uống với nước.
- Trị gàu, rụng tóc: Thường xuyên gội đầu pha chút gừng có tác dụng trị gàu, giảm rụng tóc.
- Giải rượu: Uống nước gừng làm giảm triệu chứng đau, váng đầu do rượu.
- Chữa đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn: Gừng, hồng táo đun nước uống ngày 2 lần có tác dụng khai vị.
- Say tàu xe: Uống một chút rượu gừng sẽ thấy hiệu quả vượt trội hơn cả các loại thuốc chống say xe khác.
- Trị ốm nghén: Trong một nghiên cứu, những phụ nữ bị nghén khi mang thai đã sử dụng 1 g bột gừng trong vòng 4 ngày, kết quả đã giảm hẳn các triệu chứng nghén.
Nên bổ sung ít gừng vào thức ăn hằng ngày, đặc biệt làm gia vị vì đây là vị thuốc rất giàu dược tính.

Bác sĩ HOÀNG XUÂN ĐẠI
Nguồn http://nld.com.vn/2013033009462787p0c1050/gung-vi-thuoc-tuyet-voi.htm


Những điều cấm kỵ khi sử dụng GỪNG

Từ xưa, gừng được biết đến không chỉ như là một trong các loại thực phẩm gia vị, mà nó còn được dùng trong y học dân gian để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, khi sử dụng gừng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, khi dùng gừng làm thuốc hay để ăn bạn hãy chú ý đến một số điều cần lưu ý sau.

Bệnh dạ dày: 

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.

Bệnh gan: 

Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.



Những cấm kỵ khi sử dụng gừng

Bệnh trĩ, xuất huyết:

Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.

Phụ nữ mang thai:
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người thân nhiệt cao: 
Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Tương tác của thuốc và gừng: 

Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.

Theo Đông y, bạn dùng gừng không được gọt vỏ vì như vậy sẽ mất hết dược tính của gừng. Không được ăn gừng tươi đã bị dập hay mọc mầm vì gừng ở dạng này dễ sinh ra một loại độc tố cực mạnh, thay đổi tính chất của gừng dẫn tới hoại tử tế bào gan gây ung thư gan và thực quản. Hơn nữa, thời gian buổi tối cũng không được ăn gừng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sinh lý và sức khỏe

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Củ gừng – thảo dược tuyệt vời có thể chữa trị từ bệnh viêm khớp đến bệnh tim mạch

Tác giả: Cathy Margolin | Dịch giả: Ngọc Yến

(bhofack2/iStock)

Vậy điều gì đã khiến gừng trở thành một loại thảo dược đa năng như vậy?
Loại thân ngầm có vị hăng và cay nồng này có thể chữa trị được bệnh rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và một danh sách dài dằng dặc các bệnh khác.
Dưới đây là tên một vài công dụng chữa bệnh của gừng: say độ cao, viêm khớp, cảm lạnh thông thường, đau bụng, liệu pháp bổ sung trong quá trình hóa trị liệu, trợ giúp tiêu hóa, mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, bệnh tim, viêm nhiễm, say tàu xe, đau bụng kinh…
Điều mà mọi người ít biết nhất về củ gừng (tên khoa học là zingiber officinale) là sự bí mật ẩn chứa trong loại thảo dược này, đó chính là liều lượng sử dụng.
Cho dù bạn đang uống trà gừng, gừng dạng viên nang hoặc rượu gừng, hay các gói chiết xuất cô đặc, bạn cũng phải cân nhắc hai điều: liều lượng và thời gian sử dụng. Một lưu ý quan trọng nữa là hiệu lực của sản phẩm bạn đang sử dụng, bởi vì các loại dầu dễ bay hơi, các chất hóa học trong gừng như gingerol và shogaol là những thành phần có lợi. Hãy cân nhắc tới việc chỉ mua những loại thảo dược chiết xuất còn đầy đủ thành phần các chất vì củ gừng cũng chứa các sulfide (có lưu huỳnh), polyphenolic, carotenoids, coumarin, saponin, sterol thực vật, curcumins, và phthalides, tất cả đều góp phần vào hiệu quả của gừng.
Liều lượng là quan trọng! Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cũng cần được lưu ý. 
Củ gừng đã được nghiên cứu chuyên sâu vì nguồn gốc cổ xưa của nó là từ y học cổ truyền phương Đông, y học Ấn Độ (Auyervedic) và cả y học Ả Rập. Củ gừng được công nhận là giúp giảm bớt những rủi ro liên quan đến bệnh tim vì nó là chất làm loãng máu tự nhiên. Điều này có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tim, khi các mạch máu có thể bị ứ tắc, dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Chắc chắn là cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Ginger has a very long history of use in various forms of traditional medicine. (marilyna/iStock)
Gừng được coi là một loại thảo có tính nóng trong y học cổ truyền, vì vậy nó đặc biệt hữu ích cho những người có thể trạng lạnh. (marilyna / iStock)


Hướng dẫn liều dùng thông thường :

Đối với tình trạng buồn nôn và ói mửa liên quan đến thai nghén, các nghiên cứu trên người cho thấy rằng hàng ngày dùng 1g gừng có thể có hiệu quả đối với sự buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn (không quá 4 ngày).
 Một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng gừng thì tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.
Nghiên cứu được tổng hợp để xem liệu gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật hay không. 
Hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1g gừng trước khi phẫu thuật giảm buồn nôncũng tốt như dùng một loại thuốc chống nôn hàng đầu. 
Trong một trong những nghiên cứu này, những phụ nữ tiếp nhận gừng cũng cần ít thuốc hơn để chữa buồn nôn sau phẫu thuật.
Chiết xuất gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để làm ấm nội tạng, đặc biệt hữu ích cho tiêu hóa. Gừng được coi là một loại thảo dược làm ấm trong y học thảo dược Trung Quốc và vì lý do này, nó đặc biệt hữu ích cho những người có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào kể trên –  toàn thể trạng bị lạnh.
Trong số tất cả những công dụng trên, gừng đặc biệt có thể làm giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa tình trạng máu đông.

ginger oil in a glass bottle close-up, horizontal
Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.

  • – Đối với trẻ em: Không cho trẻ em dưới hai tuổi dùng gừng. Gừng có thể được sử dụng cho trẻ em trên hai tuổi để điều trị buồn nôn, đau bụng, và nhức đầu.

  • – Liều dùng tiêu chuẩn: Dùng từ 75 mg đến 2000 mg chia làm nhiều lần cùng với thức ăn, hàm lượng tiêu chuẩn là chứa 4% tinh dầu hoặc 5% hợp chất tác dụng mạnh bao gồm 6-gingerol hoặc 6-shogaol.

  • – Đối với chứng buồn nôn, đầy hơi, hoặc khó tiêu: 2-4 gam rễ tươi hàng ngày (0,25-1,0 gam rễ củ dạng bột) hoặc 1,5-3,0 ml (30-90 giọt) chiết xuất dạng lỏng mỗi ngày.

  • – Để ngăn ngừa ói mửa, dùng 1 gam gừng bột (1/2 muỗng cà phê) hoặc tương đương, sau mỗi 4 giờ khi cần thiết (mỗi ngày không quá 4 liều), hoặc 2 viên nang gừng (1 gam), 3 lần mỗi ngày.

  • – Bạn cũng có thể nhai một lát gừng tươi (khoảng 7g ) khi cần thiết.

  • – Đối với chứng ói mửa do thai kỳ, sử dụng 250 mg 4 lần mỗi ngày trong 4 ngày liền.

  • – Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng gừng nếu bạn sắp dùng thuốc làm loãng máu.

  • – Đối với bệnh đau viêm khớp: dùng 250 mg gừng 4 lần mỗi ngày trong vài tháng.

  • – Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.

  • – Người lớn: Nói chung, không dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày, bao gồm cả trong thực phẩm. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều hơn 1 gam mỗi ngày.
******************************************************************************************

 Gừng ngâm dấm


Default Gừng + dấm = Tác dụng chữa bệnh thần kỳ
Click image for larger version Name: 1.jpg Views: 1223 Size: 33.1 KB ID: 512908  
Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khoẻ của bạn, giúp giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc, chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp…

Đầu tiên bạn hãy chọn những củ gừng ta còn tươi, về rửa sạch đất bùn, sau đó cắt lát mỏng, đều. Phải là gừng tươi mới có tác dụng chữa bệnh, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hoá.


Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi... Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi, có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.

Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước dấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.

Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm dấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực…
Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho vài lát gừng, vài thìa dấm vào chậu nước ấm, sau đó ngâm đôi bàn chân vào chừng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.


.
*********************************************************************

Six reasons to never leave home without ginger

Saturday, October 20, 2012 by: Jonathan Benson, staff writer

(NaturalNews) The amazing abilities of the ginger plant to promote vibrant health and prevent disease cannot be overstated, especially because of how easy it is to consume both ginger root and leaves on a daily basis in the form of capsules, tea, extract, soft chews, and even slices or pieces added to various foods. Here are six specific reasons why you should make ginger a part of your everyday health regimen:

1. Ginger helps treat colds, respiratory ailments. As highlighted in a 1993 study published in the journal Economic Botany, ginger is a powerful expectorant, which means it triggers the body to produce more hydration secretions for the purpose of lubricating the respiratory tract. Ginger helps thin bronchial mucus in order to clear up clogged airways, which in turn improves breathing and lung capacity. (http://www.springerlink.com/content/j312643x38882260/)

when treating a cough or cold with ginger, you can experience almost immediate relief by either combining it with tamarind leaves and brewing it in hot water, crushing and mixing it fresh with honey, or boiling it along with fenugreek seeds and mixing it with ginger rhizome juice. Dr. Deepak Acharya lists three proven ginger recipes for instant cough and cold relief in a recent report he authored at GreenMedInfo.com: http://www.greenmedinfo.com

2. Ginger helps treat stomach aches, indigestion, and nausea. Perhaps its most well-known medicinal proper, ginger's ability to quell upset stomach, indigestion, and nausea rivals that of many antacids and antihistamines. Numerous studies and user experiences have shown that ginger is a powerful remedy for motion sickness, morning sickness, diarrhea, nausea, vomiting, stomach pain, and indigestion. (http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/961.html)

Dissolving roughly one gram of ginger powder in boiling water or another hot beverage is a simple way to prevent or alleviate indigestion and stomach aches. Even eating a soft ginger chew candy or two prior to riding the bus, going sailing, or engaging in another type of activity that would otherwise induce nausea, is often enough to prevent nausea symptoms from ever forming. (http://www.naturalnews.com/034934_ginger_root_nausea_vomiting.html)

3. Ginger targets headaches, migraines. Many people suffer from chronic headaches and migraines, for which few effective remedies exist outside of potentially dangerous pharmaceutical drugs. But ginger's anti-inflammatory properties are believed to be the mechanism by which this powerful herb effectively fights chronic head pain, making it an absolute necessity when traveling, working, or engaging in other activities that may trigger a headache.

Keeping a box of ginger tea in your purse or car, or carrying around a small bottle or pouch of ginger pills, will ensure that you have quick access to ginger as an effective pain reliever. Dr. Acharya also recommends creating a ginger paste out of dried ginger powder and water, and applying it to the forehead for immediate relief. (http://www.doctoroz.com/videos/all-natural-headache-cures)

4) Ginger helps relieve joint, muscle pain. Like it does with headaches, ginger can also help to relieve joint and muscle pain due to its powerful anti-inflammatory effect. Taking a few grams of ginger root powder, extract, or capsules daily can help significantly reduce joint and muscle pain, as well as symptoms associated with arthritis, according to a 2001 study published in the journal Arthritis and Rheumatism. (http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/1665874.stm)

Ginger root powder can also be ground up and mixed with Castor (Ricinus communis) root and applied topically to the skin covering painful joints, according to Dr. Acharya. (http://www.greenmedinfo.com)

5. Ginger helps clear out intestinal worms, parasites. If you suffer from chronic digestive pain or irritable bowel syndrome (IBS), there is a chance the source of this discomfort is intestinal worms or parasites, which may also be stealing nutrients from the foods you eat. If this is the case, a great way to naturally rid yourself of these foreign invaders is to supplement with ginger.

A plethora of research confirms that ginger possesses unique anthelmintic effects, which means it is capable of destroying parasitic intestinal worms. It is believed that ginger's array of powerful enzymes combined with its stimulatory capacity make it an effective treatment for parasites, whether taken as a supplement or as a tea. (http://www.curezone.org/forums/am.asp?i=479834)

6. Ginger helps promote kidney health, dissolve urinary stones. Since it acts as a warming, circulatory stimulant, ginger can help cleanse the body of harmful toxins, including those that build up in the kidneys. Particularly in people with diabetes, ginger helps protect the kidneys against diabetic nephropathy, or deterioration of normal kidney function. (http://tribune.com.ng)

The mechanisms by which ginger stimulates proper kidney function are also linked to promoting healthy liver function and blood flow. In the former, ginger assists the body in converting cholesterol into bile acids. In the latter, ginger helps prevent blood platelets from sticking together, which can cause coagulation and eventually harmful blood clots if left unaddressed. (http://www.vrp.com)

Sources for this article include:


***************************************************

Dùng gừng đúng cách

Gừng dùng đúng cách thì tốt như sâm, dùng sai thì thành thuốc độc.


Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, độc ngang với ăn thạch tín.

alt

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.

Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian Trung Quốc từng truyền nhau câu: “Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng”, nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.

Trong các sách y học cổ cũng từng “cảnh báo”: “Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng”.

Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.

Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.

Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, cơ thể cần nghỉ ngơi. Lúc này ăn gừng vào sẽ gây hưng phấn, tăng tuần hoàn. Như vậy là nghịch đảo với qui luật sinh lí và chu kỳ sinh học của 1 ngày.

Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.

Các bạn nên hạn chế những món ăn có nhiều gừng vào buổi tối muộn. Nếu bạn chót ăn quá nhiều gừng, bạn có thể ăn một chút củ cải luộc (hoặc uống nước củ cải luộc, ăn canh rau cải xanh) để hóa giải bớt hoạt tính của gừng.


Nhiều người rất hay ăn ốc chấm mắm gừng vào buổi tối, (rất nhiều gừng), đêm về trong người cứ rộn ràng khó ngủ. Đọc xong bài viết này, mọi người sẽ hiểu tại sao lại như vậy. Nếu thường xuyên ăn gừng vào buổi tối sẽ khiến khí huyết không thuận. (không đến nỗi độc như thạch tín, nhưng lâu dài sẽ sinh ra lắm thứ bệnh).
.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire