Bên cạnh những cách phân loại rác nghiêm ngặt, Nhật Bản còn có những phương pháp giải quyết rác rưới rất khoa học và hiệu quả.Với các giai đoạn phân loại rác vô cùng nghiêm ngặt, chúng ta đã phần nào hiểu vì sao nước lũ ở Nhật Bản lại trong hơn nước hồ bơi. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc những loại rác sau khi phân loại sẽ được giải quyết như thế nào không? Nếu có, các bạn sẽ được biết câu trả lời ngay sau đây:Rác sẽ trôi về đâu?
Chắc hẳn bạn nghĩ các giai đoạn phân loại rác chặt chẽ như vậy là để giúp phần tái chế trở nên dễ dàng hơn? Điều này không sai, tuy nhiên trên thưc tế chỉ có 20,8% số rác thải của người Nhật là được tái chế.Con số này thấp hơn so với các nước như Hà Lan (51%) hoặc Anh (39%) - những đất nước có chung khó khăn về thiếu đất dùng chứa rác thải.Nhà máy rác Shinkoto, Tokyo (Nhật Bản)
Vậy số rác khổng lồ đó đi về đâu? Câu trả lời là: rác sẽ được đem đi đốt, nhưng không phải đốt như bình thường, mà là bằng công nghệ thân thiện với môi trường mang tên: “Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” (Circulation fluidized bed - CFB). Về căn bản, dùng cách này là vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Khi cho rác vào buồng đốt, luồng không khí được nung từ dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại quay trở lại phía dưới để đốt lại một lần nữa.Cách này được đánh giá là rất hiệu quả, có thể đốt cháy cả những vật liệu cứng đầu nhất ở tốc độ nhanh, có giá thành rẻ hơn nhiều loại khác.Không chỉ vậy, nhiệt độ của buồng đốt chỉ cần đạt khoảng 800 độ C (khá thấp so với các buồng đốt thông thường) nên lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 sẽ ít hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt rác có thể được sử dụng để sản xuất điện. Sau thảm họa Fukushima vào năm 2011, Nhật Bản đã dừng toàn bộ chương trình điện hạt nhân trên toàn quốc. Thế nên, công nghệ này được coi là phù hợp với đất nước này trong thời điểm hiện tại. Hiện nay, đã có nhiều nước trên thế giới đã bắt chước cách này của Nhật Bản – như Tàu, Thái Lan và Singapore.
TLoan sưu tầm
Một góc nhìn khác của nhà máy Maishima. Ai dám nghĩ đây nhà máy đốt rác ?Có một điểm đặc biệt, đó là những nhà máy đốt rác khổng lồ tại Nhật Bản đều giống như những tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tòa nhà đều có một kiểu độc đáo cùng kiến trúc riêng biệt.Đến nỗi nhiều du khách đến đây đều ngỡ rằng mình đang đi đến một viện bảo tàng, hoặc một công trình kiến trúc đồ sộ nào khác hơn là... trung tâm đốt rác.
Rác được tái chếNhư đã nhắc đến ở trên, khoảng 20,8% lượng rác thải sẽ được tái chế. Đó là trường hợp của giấy, chai nhựa dẻo và đặc biệt là các chai làm bằng nhựa PET – polyethylene terephthalate – thứ được sử dụng phổ biến tại Nhật và nhiều nơi trên thế giới.Đó là rác giấy hoặc bìa carton, các loại rác thủy tinh... được tái chế tương tự các nước khác, nhưng nhựa PET thì khác. Theo đó, những chai làm bằng nhựa PET sau khi được người dân phân loại cẩn thận sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, để sau đó tạo thành các chai PET mới.Bên cạnh đó, chai nhựa PET cũ có thể kéo thành sợi, tạo thành các vật dụng khác như quần áo, túi xách, áo mưa…Bên trong một nhà máy rác tái chế Tsurumi tại YokohamaĐiều này đã góp phần làm giảm lượng nguyên liệu (thường là dầu mỏ) sản xuất nhựa PET tới 90%, qua đó giảm đáng kể sự lãng phí cho nền kinh tế Nhật.
Tạo thêm đất bằng … rácBên cạnh đốt và tái chế rác, Nhật Bản còn có một cách khác rất độc đáo. Quốc gia này đã từng phải đối mặt với vấn đề không đủ đất để chôn rác nên họ đã nghĩ ra một cách "nhất cử lưỡng tiện": tạo thêm đất bằng chính rác thải của mình.Đảo cây cọ của các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất
Tương tự như trường hợp Đảo Cây Cọ tại Dubai (các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất), Nhật Bản cũng tạo nên những hòn đảo nhân tạo bằng đá, xi măng, cát, và… rác.Phi cảng Quốc tế Kansai được xây trên hòn đảo nhân tạo
Ví dụ như phi trường quốc tế Chubu Centrair gần thành phố Nagoya và phi cảng Kansai – đều được xây dựng trên đảo nhân tạo. Hoặc tại thủ đô Tokyo, nơi vấn đề thiếu đất đang rất nghiêm trọng thì đã có thêm khoảng 249km vuông đất “mọc” ra tại vịnh Tokyo.Có ai tin phi trường quốc tế Chubu Centrair được xây dựng bằng... rácCó thể nói, qua các giai đoạn giải quyết rác thải nghiêm ngặt như vậy, sẽ không quá ngạc nhiên khi Nhật Bản được bình chọn là một trong những đất nước sạch nhất trên thế giới.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire