Bị Covid-19 đập tơi bời, chính giới Mỹ đang nhận ra Xã Hội Học Công Giáo là trí tuệ phi thường.
“Chúng ta sẽ không học được gì từ cuộc khủng hoảng nếu chúng ta vẩn rơi lại vào mô hình chính trị Cộng hòa và Dân chủ như trước. Chúng ta cần có một tầm nhìn mới để tạo ra một nền kinh tế kiên cường hơn,” vị thượng nghị sĩ Cộng hòa cuả Florida viết trên tờ New York Times ngày 20 tháng 4.
“Nền kinh tế phải phục vụ lợi ích chung,” ông Rubio nói. “Cần nó phục vụ chúng ta, không phải là mọi người (phục vụ) cho kinh tế.”
Ông Thượng nghị sĩ kêu gọi một sự đổi mới là phải tập trung vào lợi ích chung, thay đổi các ưu tiên từ hiệu quả kinh tế ngắn hạn sang khả năng phục hồi dài hạn và cần có một mô hình sản xuất tốt hơn để đánh giá và giải quyết các thiếu sót trong việc ứng phó với virus COVID-19.
Tính đến thứ ba, sự lây lan của coronavirus đã giết chết hơn 45.400 người ở Mỹ, với hơn 810.000 người được biết là bị nhiễm kể từ đầu tháng 3. Virus thường gây ra các triệu chứng giống như cúm nhẹ hoặc trung bình, nhưng trường hợp nặng có thể phải nhập viện và gây tử vong.
Chính quyền dân sự, lo ngại rằng sự gia tăng nhanh chóng trong các trường hợp nghiêm trọng có thể áp đảo các bệnh viện, đã ra lệnh áp dụng các biện pháp y tế công cộng bao gồm cả lệnh bắt hầu hết mọi người ở nhà.
Sự xuất hiện của virus và phản ứng của nó đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ, với 22 triệu người Mỹ phải nộp đơn xin thất nghiệp trong những tuần gần đây. Chỉ mới tuần trước, chính quyền Trump đã công bố một kế hoạch gồm ba giai đoạn để từ từ loại bỏ các hạn chế đối với đời sống kinh tế và xã hội đồng thời vẫn có thể kềm hãm sự lây lan các trường hợp nhiễm bệnh mới.
Phản ứng y tế trước nạn dịch coronavirus đã bị cản trở nghiêm trọng vì thiếu thiết bị bảo vệ thích hợp.
Ông Rubio lập luận rằng một số vấn đề là hậu quả của một xu hướng đã kéo dài hàng thập kỷ.
“Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của đất nước chúng ta, Dân chủ và Cộng hòa, đã đưa ra các lựa chọn để đạt được hiệu quả trước mắt (kinh tế) thay vì có được khả năng phục hồi. Chọn lợi ích tài chính cá nhân thay vì đầu tư đất nước để gia tăng lợi ích chung,” ông Rubio nói.
“Bất kỳ nhà hoạch định chính sách thận trọng nào cũng phải công nhận rằng cả hai việc, hiệu quả và khả năng phục hồi, là những giá trị chúng ta nên tìm cách cân bằng. Nhưng đó không phải là những gì chúng ta đã làm trong những thập kỷ gần đây,” ông nói.
Ông Thượng nghị sĩ cảnh báo rằng trong một cuộc khủng hoảng, sự thiếu kiên cường trong nền kinh tế có thể dẫn đến một sự xụp đổ nặng nề.
“Mặc dù tôi tin rằng khả năng phục hồi vẫn là một đặc điểm của người Mỹ, tôi cũng tin rằng nó đã vắng mặt trong chính sách công cộng của chúng ta quá lâu. Và điều này đã trở nên rõ ràng khủng khiếp trong cuộc khủng hoảng hiện nay,” ông nói.
Rubio đã kết nối việc đưa sản xuất ra ngoài của Hoa Kỳ với sự phát triển của một nền kinh tế dịch vụ trong quốc nội. Các dịch vụ này là hoạt động giữa người với người, hiện bị hạn chế.
“Không giống nền kinh tế công nghiệp, nền kinh tế dịch vụ thiếu sự linh hoạt. không có thể sản xuất hàng hóa trước và để dành để bán lại hoặc được sử dụng để đáp ứng sự thiếu hụt đột ngột. Điều này làm cho chúng ta đặc biệt dễ bị tổn thương với loại sốc này,” ông nói.
Một yếu tố khác cản trở khả năng phục hồi là các tập đoàn Mỹ không còn đầu tư vào công nhân, vào thiết bị và phương tiện mà chỉ hướng tới lợi nhuận tài chính ngắn hạn cho các cổ đông.
Rubio đổ lỗi chính sách tài chính và kinh tế đã làm xấu đi phản ứng trong dịch coronavirus.
“Tại sao chúng ta không có đủ mặt nạ N95 hoặc máy thở trong tay? Bởi vì cổ phiếu chỉ nhắm vào việc tối đa hóa lợi nhuận tài chính mà không có lợi ích nào dành cho việc bảo vệ chống lại rủi ro,” ông nói. “cả doanh nghiệp lẫn chính phủ đã tập trung vào các mô hình cung cấp ngắn hạn thay vì dựa trên một cơ sở đề phòng cho những lúc bị gián đoạn.”
“Hôm nay, chúng ta thấy hậu quả của nền đạo đức ngắn hạn, siêu cá nhân này,” ông Rub Rubio lập luận. “Người Mỹ không thể ra khỏi nhà. Hàng xóm không thể bắt tay. Nơi thờ phượng bị đóng cửa. Thị trường lao động, đặc biệt là các ngành dịch vụ cuả người dân thuộc tầng lớp lao động, đang rơi rụng một cách tự do.”
Trong những bài viết gần đây về chủ đề này, Ông Rubio có lẽ đã trở thành Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng Leo XIII làm nguồn cảm hứng cho tầm nhìn kinh tế của mình, đó là tông huấn Rerum novarum năm 1891.
“Đây là một cuốn sách bách khoa toàn thư thú vị bởi vì Ngài (ĐGH) đã viết nó để phản ứng với sự gián đoạn mà thế giới đang phải đối mặt sau giai đoạn công nghiệp hóa - trưóc nỗi sợ do máy móc thay thế con người, do thay đổi kinh tế hàng loạt. Ngài đã viết về sự cân bằng nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động và tôi nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để xem xét lại sự cân bằng đó trong bối cảnh mà chúng ta hiện đang phải đối mặt,” thượng nghị sĩ nói với CNA năm ngoái.
Ông Rubio, một người Công Giáo, nói với CNA rằng giáo lý xã hội Công Giáo ảnh hưởng đến quan niệm về phẩm giá và về giá trị cuả sự làm việc của ông càng ngày càng nhiều hơn.
“Càng đào sâu vào nó, bạn càng nhận ra rằng đây là một trí tuệ phi thường. Ví dụ, Thánh John Paul II đã viết về nghĩa vụ của một công nhân làm việc - đó là điều mà những chính trị gia thân hữu, trong đó có tôi, cũng đã nói - nhưng ở đây (tông huấn) nó được xây dựng dựa trên một giả định là công việc có một phẩm giá. Đó là điều bạn có thể hãnh diện khi nền kinh tế thúc đẩy việc tạo ra những công việc.”
Bài viết ngày 20 tháng 4 của Rubio chỉ trích mạnh mẽ nền chính trị và chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Kinh nghiệm của ông trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, ông nói, nói rõ với ông rằng nhiều vấn đề nghiêm trọng bắt nguồn từ mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
“Nhiều người tin rằng chủ nghĩa tư bản sẽ thay đổi Trung Quốc tốt hơn; thay vào đó, Trung Quốc đã thay đổi chủ nghĩa tư bản thành tồi tệ hơn,” ông nói.
Ông Rubio đã chỉ trích các chính sách và lựa chọn để đưa sản xuất sang Trung Quốc, thường là tìm kiếm lao động rẻ. Ông nói rằng chính phủ Trung Quốc, không giống như Hoa Kỳ, đã hỗ trợ kinh doanh trong việc phát triển dài hạn, dù có vẻ không hợp lý vào thời điểm đó. Ông cũng chỉ trích quyết định cho phép Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới.
“Hậu quả của những thay đổi này đã phát lộ ra trong đại dịch COVID-19,” Ông Rubio nói. Ông buộc tội chính phủ Trung Quốc đã giữ độc quyền các chuỗi cung cấp hàng hoá quan trọng và xoay hướng các nguồn cung cấp vào trong nước.
“Nó đảm bảo các khẩu trang được sản xuất tại Trung Quốc, và chỉ được tiêu dùng trong nội địa chống lại virus,” ông nói.
“Không thể nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, Mỹ đã bị chao đảo vì chúng ta thiếu khả năng sản xuất, và cần phải định hướng lại năng lực sản xuất cần thiết ở trong nước để sản xuất lấy mặt hàng,” ông nói tiếp.
“Thất bại trong việc nhập khẩu và sản xuất,” Ông Rubio cho biết, “buộc các nhân viên y tế phải tiết kiệm các thiết bị y tế quan trọng, đến mức họ làm việc mà không có đủ bảo vệ.”
Bài viết này của vị Thượng nghị sĩ trên New York Times một lần nữa lặp lại những nhận xét trước đây của ông. Vào tháng 11 năm 2019, ông đã cảnh báo rằng có những vấn đề bất đối xứng tự bản chất của sự thịnh vượng ở Hoa Kỳ. Ông Rubio cho biết cần có một tầm nhìn kinh tế mới để đáp ứng với thực tế ngày nay.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire