Hôm qua, ngày 31/7/2020, Đài Truyền hình số 7 của Úc đã chiếu phóng sự thông tin các nhà khoa học Úc tại Adelaide công bố đã thực hiện thành công các thử nghiệm bước đầu để sản xuất Vaccine phòng chống COVID-19. Sự thử nghiệm trên người thật qua 40 tình nguyện viên trong tháng qua đã cho kết quả tốt và hy vọng sẽ được sản xuất đại trà và sử dụng trong vòng 3-4 tháng sắp tới.
Tên gọi của vaccine là COVAX-19 .
Tiếp theo là 7 LOẠI VẮC XIN SẼ CÓ TRONG NĂM 2020
1) Vắc-xin sẽ cung cấp ra thị trường sớm nhất là ChAdOx1 của Oxford (UK) và AstraZeneca (Thuỵ Điển). Vắc-xin đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng từ giữa tháng 7, trên 30.000 ngưởi ở Anh, Brazil và Nam Phi, sẽ được phê duyệt và cung cấp ra thị trường trong tháng 9. AstraZeneca cho biết tổng công suất sản xuất vắc-xin của họ là 2 tỷ liều trong năm 2021.
2) Đứng thứ 2 là Moderna (Mỹ) kết hợp với NIH (viện sức khoẻ quốc gia Mỹ), bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng ngày 27/07 trên 30.000 người ở Mỹ. Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho Moderna gần 1 tỷ USD. Dự kiến vắc-xin sẽ được phê duyệt trong tháng 10 và cung cấp cho thị trường vào tháng 11.
3) Đứng thứ 3 là vắc-xin mRNA của tổ hợp BioNTech (Đức), Pfizer (Mỹ) và Fosun Pharm (Trung Quốc), cũng bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng ngày 27/07, trên 30.000 ở Mỹ, Argentina, Brazil và Đức. Chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 1,9 tỷ USD để mua 100 triệu liều, giao vào tháng 12. Pfizer cho biết tổng công suất sản xuất vắc-xin cùa họ là 1,3 tỷ liều trong năm 2021.
4) Đứng thứ 4 là vắc-xin của Sinopharm (Trung Quốc), bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng trong tháng 7 (không rõ ngày), trên 15.000 người tại UAE, trong đó có cả bộ trưởng bộ Y tế UAE. Chủ tịch Sinopharm cho biết họ sẽ cung cấp vắc-xin cho thị trường trong tháng 12.
5) Đứng thứ 5 là vắc-xin CoronaVac của Sinovac Biotech (Trung Quốc), bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng trong tháng 7 (không rõ ngày), trên hàng nghìn tình nguyện viên ở Brazil. Dự kiến Sinovac sẽ cung cấp vắc-xin cho thị trường vào cuối năm 2020, công suất sản xuất 100 triệu liều mỗi năm.
6) Đứng thứ 6 là vắc-xin Ad4 của CanSino Biologics và học viện Quân Y (Trung Quốc). Mặc dù, mới có báo cáo kết quả thử nghiệm giai đoạn 1, 2, chưa có thông báo về thử nghiệm giai đoạn 3, nhưng ngày 25/06, Quân đội Trung Quốc đã phê chuẩn vắc-xin Ad4 với lý do là vắc-xin đặc biệt cấp bách. Có lẽ Ad3 của CanSino chỉ để sử dụng cho Quân đội Trung Quốc.
7) Đứng thứ 7 là vắc-xin Gam-Covid-Vac Lyo của Viện Nghiên cứu Gamaleya (Nga), vừa kết thúc thử nghiệm giai đoạn 2 lâm sàng trên người, tuy nhiên các quan chức Nga vừa công bố chậm nhất là ngày 10/08 Nga sẽ chính thức phê duyệt vắc-xin và sau đó sẽ sử dụng tiêm chủng ngay cho các nhân viên Y tế trên tuyến đầu chống dịch của Nga. Nhà sản xuất thuốc R-Pharm của Nga đã ký một thỏa thuận để AstraZeneca (Thuỵ Điển) sản xuất cho Nga 170 triệu liều (R-Pharm tự sản xuất 30 triệu liều) trong năm 2020.
Trong số 7 vắc-xin trên, các quốc gia nghèo trông chờ nhiều nhất vào vắc-xin của Oxford-AstraZeneca, lý do là ngay từ tháng 6, AstraZeneca đã có kế hoạch sản xuất hơn 2 tỷ liều, trong đó có 800 triệu liều cho khối EU và 1,2 triệu liều cho các quốc gia Á, Phi, Mỹ La tinh. Đặc biệt là triết lý của AstraZeneca cho rằng “vắc-xin Covid-19 phải được xem như là “tài sản chung” của loài người, nó phải đến được mọi người dân trên toàn cầu, theo nguyên tắc nước giàu tương trợ nước nghèo”, họ đã cam kết không kiếm lời trên vắc-xin Covid-19, vì vậy giá dự kiến một liều vắc-xin của họ chỉ cỡ 2 EURO, rẻ bằng 1/25 giá của Moderna (50-60 USD).
T.Mỹ chuyển
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire