dimanche 13 avril 2025

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN- Trịnh Cung

 BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN

Tác giả: Trịnh Cung. 

FB_IMG_1743831441530.jpg

 LGT: Trịnh Cung, hoạ sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn, tên thật là Nguyễn Văn Liễu, sinh năm 1938 tại thành phố Nha Trang. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế năm 1962, dạy học tại các trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế và Gia Định từ năm 1970 đến năm 1973 và đã từng là sĩ quan Quân lực VNCH. Hiện ông sống tại Sài Gòn cùng vợ là nhà thơ Phương Lan và con trai.

Năm 1994 ông có triển lãm cá nhân tại Paris, năm 1996 tham gia thỉnh giảng về mỹ thuật tại Đại học San Francisco State University. Năm 1997 ông tổ chức triển lãm cá nhân tại Orange County và Washington DC, năm 1998 có triển lãm cá nhân tại Los Angeles. Năm 1999 ông thỉnh giảng về mỹ thuật tại Đại học Indiana. Năm 2007, ông đọc tham luận Hội hoạ Việt Nam từ chiến tranh đến hoà bình tại Đại học Bang Massachusette, Hoa Kỳ. Năm 2008, đọc tham luận Mỹ thuật Việt Nam thời chiến tranh và hậu quả tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Singapore (Singapore Art Museum). Đầu năm 2009 Trịnh Cung đưa ra công chúng một bài viết về người bạn thân là nhạc sĩ quá cố Trịnh Công Sơn - Trịnh Công Sơn & tham vọng chính trị, gây nhiều tranh cãi trong giới văn nghệ sĩ.
Xin giới thiệu một bài viết của Trịnh Cung về nhạc sĩ quá cố Trịnh Công Sơn để chúng ta có thể hiểu thêm những góc khuất trong cuộc đời của một người nghệ sĩ tài hoa, được đại đa số công chúng đón nhận nhưng cũng không ít người chê bai phê phán – Đó là “Bi kịch” của Trịnh Công Sơn…
Hoài Nguyễn – 16/3/2017

----------------------------------

Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao - nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.

 

Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup-Laubat (Jean-Jacques Rousseau) - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi «bac» thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Ði".
Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn - trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn ra Ðà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài như Ðàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc. Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Ðà Lạt.
Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Ðà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từ Ðà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo.
Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó. Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, Trần Ðại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho sinh viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sài Gòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.

 

Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đó - đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến. Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam. Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu, cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.

 

Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ... Ðể làm gì? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính.

 

Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.

 

Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là phản động. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.

 

Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình. Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối !

 

Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.

 


Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiều năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những người Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.
Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..."Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.

•Trịnh Cung.

Nguyễn Diệu chuyển 

lundi 7 avril 2025

ĐỘ TUỔI NGUY HIỂM NHẤT- L'ÂGE LE PLUS DANGEREUX

 ĐỘ TUỔI NGUY HIỂM NHẤT

Để có được trường thọ, trong 10 năm từ 70 đến 79 tuổi thật là quan trọng!

Học giả Israel đã phát hiện ra điều đó: 70-79 tuổi là giai đoạn nguy hiểm. Trong giai đoạn này, nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể suy giảm nhanh chóng. Đây là một thời kỳ thường xuyên mắc các bệnh lão khoa khác nhau, và thông thường dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.


Sau khi bước vào độ tuổi 80, những căn bệnh trên sẽ giảm đi, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể trở lại ở độ 60-69 tuổi.
Vì vậy, tuổi từ 70 đến 79 tuổi được gọi là ′′nhóm tuổi nguy hiểm". Khi về già mọi người muốn có một cuộc sống khỏe mạnh. Họ nhận ra rằng ′′Sức khỏe là của cải".
Việc chăm sóc sức khỏe 10 năm từ 70 đến 79 tuổi là rất quan trọng.

Dưới đây là một số bước đơn giản được gọi là ′′Làm mười điều mỗi ngày′′
Điều này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn ′′nhóm tuổi nguy hiểm′′ của cuộc đời mình.

1. Nước
Nước là ′′thức uống tốt nhất và rẻ nhất cho sức khỏe". 3 thời điểm quan trọng với mỗi lần 1 ly nước:

Cốc đầu tiên: Sau khi ra khỏi giường. Bạn có thể uống một ly nước trong một cái bụng rỗng. Ngay cả khi chúng ta không cảm thấy khát nước sau khi thức dậy, máu ở trạng thái bị đặc do thiếu nước. Do đó, sau khi ra khỏi giường, bạn phải từ từ bổ sung nước càng sớm càng tốt.
Cốc thứ hai: Sau khi tập thể dục. Một bài tập thể dục phù hợp là một trong những nền tảng của trường thọ. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục, đặc biệt chú ý cần phải bổ sung và thay thế nước. Điều này đực biệt khuyến khích đối với người già.
Cốc thứ ba: Trước khi đi ngủ. Một cốc nước trước khi đi ngủ có thể làm giảm độ nhớt của máu một cách hiệu quả và làm chậm quá trình lão hóa. Giúp chống lại đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.

2. Cháo
Trung Quốc Daily Online đã công bố một nghiên cứu 14 năm do Đại học Harvard thực hiện trên 100,000 người. Thấy rằng mỗi ngày một bát cháo ngũ cốc nguyên hạt khoảng 28 gram giảm 5% đến 9% tử vong và giảm cơ hội mắc bệnh tim mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô và tam giác mạch dường như đã tránh được tất cả các bệnh, đặc biệt là bệnh tim.

3. Một cốc sữa
Sữa được gọi là ′′huyết trắng ′′ và có trong cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của nó được biết đến với rất nhiều canxi, chất béo và protein. Sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị dùng hàng ngày là 300 gam. Khuyên nghị uống một hoặc hai bình sữa 200 ml hoặc gói sữa mỗi ngày.

4. Một quả trứng
Trứng có thể nói là loại thực phẩm thông dụng nhất của con người. Tỷ lệ hấp thụ protein trứng của cơ thể có thể cao hơn 98%.

5. Một quả táo
Nghiên cứu hiện đại tin rằng táo có tác dụng hạ mỡ máu, giảm cân, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường trí nhớ, và làm cho da mịn màng và mềm mại. Lợi ích sức khỏe của táo màu khác nhau:
Táo đỏ có tác dụng hạ lipid máu và làm mềm mạch máu
Táo xanh có tác dụng dưỡng gan và giải độc, chống trầm cảm nên thích hợp hơn cho người trẻ.
Táo vàng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ thị giác.

6. Một củ hành
Hành có giá trị dinh dưỡng rất cao và có nhiều chức năng, bao gồm việc giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch và các bệnh về não, và chống vi khuẩn, ngăn ngừa cảm cúm, bổ sung canxi và xương. Ăn hành tây ít nhất ba hoặc bốn lần một tuần.

7. Một miếng cá
Các nhà dinh dưỡng Trung Quốc đã cảnh báo rằng ăn “bốn chân” còn tệ hơn ăn “hai chân”, ăn “hai chân” còn tồi tệ hơn ăn “không có chân”.
′′Không có chân′′ chủ yếu đề cập đến cá và nhiều loại rau khác nhau. Các protein chứa trong cá dễ dàng được tiêu hóa và hấp thụ. Lượng axit béo không bão hòa trong chất béo, đặc biệt là axit béo đa năng, tương đối tốt cho cơ thế.

8. Bước đi nhẹ nhàng
Đây có tác dụng chống lão hóa thần kỳ. Khi người cao tuổi đi bộ (khoảng 1 km hoặc ít hơn) đều đặn trong hơn 12 tuần, sẽ đạt được hiệu quả về dáng và vòng eo, và cơ thể trở nên dẻo dai và không dễ bị mệt mỏi. Ngoài ra, tập thể dục bằng cách đi bộ cũng có lợi cho việc chữa đau đầu, đau lưng, đau vai., và có thể thúc đẩy giấc ngủ.
Các chuyên gia tin rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể thoát khỏi nguy hiểm của ′′bệnh người cao tuổi". Những người đi 10,000 bước một ngày sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

9. Một sở thích
Có một sở thích, dù là trông hoa, nuôi chim, sưu tầm tem, câu cá, hay vẽ tranh, hát, chơi cờ, và du lịch, đều có thể giúp người già duy trì sự tiếp xúc rộng rãi với xã hội và thiên nhiên. Điều này làm mở rộng những thú vị của người già. Họ sẽ yêu và trân trọng cuộc sống.

10. Tâm trạng vui vẻ
Người già nên duy trì cảm xúc tốt vì những điều này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của họ. Các bệnh mãn tính thường gặp ảnh hưởng đến người già có liên quan chặt chẽ đến những cảm xúc tiêu cực của người già:
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim, mạch vành, bị nhồi máu cơ tim do kích thích các cảm xúc bất lợi dẫn đến tử vong đột ngột;
Tính nóng là điều ′′xấu′′ dẫn đến huyết áp cao. Trong trường hợp kéo dài và nghiêm trọng sẽ có thể gây ra đột quỵ, suy tim, tử vong đột ngột,.;
Các cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng và đau buồn có thể khiến lượng đường huyết tăng lên, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thế.
Điều này cho thấy tâm trạng tối quan trọng như thế nào!

Sưu tầm
Phạm Văn Hơn

dimanche 6 avril 2025

Hóa Học "Nước Ngâm Rau": Công Thức 3T

 Nước rửa rau


Đánh Bay Hóa Chất Mà Ông Bà Ta Không Kể

Chào các "đầu bếp nhà mình"! Nếu bạn vẫn đang ngâm rau trong nước muối loãng và tin rằng rau đã sạch, thì tôi xin báo một tin... không vui! Nước muối chỉ đánh bay được khoảng 35% hóa chất, còn lại đang "làm tổ" trong rau củ của bạn. Đó là lý do vì sao rau sau khi nấu trông buồn thiu như ngày mưa - xanh xao, mềm nhũn và kém sức sống!
😅

🌿Sự Thật "Phũ Phàng" Về Cách Ngâm Rau Kiểu "Má Ơi Làm Vậy Được Rồi"
Tôi vẫn nhớ cảnh người bán rau ở chợ tưới nước cho rau mỗi 15 phút và quảng cáo "rau tươi không à!". Nhưng bạn biết họ đang tưới gì không? Trong nhiều trường hợp, đó là... nước bẩn! Đúng vậy, nước bẩn - nơi vi khuẩn đang mở "hội nghị thượng đỉnh"!
🦠

Về đến nhà, nhiều người ngâm rau với nước muối loãng và nghĩ rằng "xong xuôi, ăn thôi!". Nhưng các chuyên gia đã chỉ ra 3 vấn đề:

Nước muối "bó tay" trước thuốc trừ sâu hiện đại - giống như dùng ná cao su để bắn... xe tăng!
Thời gian ngâm quá ngắn - 5 phút ngâm rau chẳng khác nào 5 phút tập thể dục, chẳng ăn thua gì!
Nước lạnh khiến rau "đóng cửa" - tưởng tượng rau như đang gài then cài cửa và treo biển "Miễn tiếp khách"!

🧪Công Thức "Nước Ngâm Rau 3T" - Siêu Anh Hùng Giải Cứu Bữa Ăn Nhà Bạn
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm (không phải trên chuột mà là trên... dạ dày của chính mình), các chuyên gia đã phát triển công thức "Nước Ngâm Rau 3T" với hiệu quả "không thể tin nổi":

Thành phần cho 5 lít nước (đủ ngâm 1-2kg rau):

 
30ml giấm táo (hoặc giấm gạo) - "Kẻ hủy diệt" thuốc trừ sâu
15g muối biển nguyên chất - "Vệ sĩ" lôi kéo vi khuẩn ra ngoài
10g baking soda - "Siêu anh hùng" trong bộ ba này

Cơ chế hoạt động "thần kỳ":
Giấm táo: Với axit acetic, nó "tấn công" liên kết phân tử của thuốc trừ sâu như đội đặc nhiệm phá bom. Nghiên cứu cho thấy nó loại bỏ được 82-98% dư lượng thuốc trừ sâu - con số mà nước muối chỉ có thể "mơ ước"!
Muối biển: Hoạt động như một "nam châm nước", kéo các hạt bụi bẩn và vi khuẩn ra khỏi rau bằng sức mạnh áp suất thẩm thấu. Đồng thời, muối còn là "cộng sự đắc lực" của giấm, tăng cường hiệu quả như cặp đôi hoàn hảo trong phim hành động.
Baking soda: Đây chính là "ngôi sao" không thể thiếu! Nó tạo ra môi trường kiềm nhẹ, khiến những loại thuốc trừ sâu "cứng đầu" nhất cũng phải "đầu hàng". Và khi gặp giấm, nó tạo ra phản ứng sủi bọt nhẹ - giống như một đội quân nhỏ tấn công vào mọi ngóc ngách của rau.

Tại sao công thức này "đỉnh" đến vậy?
Ba thành phần này kết hợp như "Tam Quốc diễn nghĩa" trong truyện:

Vừa tạo môi trường axit vừa kiềm - giống như đánh giặc hai mặt, khiến thuốc trừ sâu "chạy trời không khỏi nắng"!
Phản ứng tỏa nhiệt nhẹ khiến lỗ khí khổng trên lá mở ra như mở cổng làng, đẩy hóa chất ra ngoài
Muối tạo áp lực thẩm thấu hút chất bẩn từ bên trong ra ngoài, như máy hút bụi mini
Kết quả?
Loại bỏ được tới 96-99% dư lượng thuốc trừ sâu - gấp gần 3 lần so với cách ngâm rau "cổ điển" của mẹ chồng! 🏆

🥬Quy Trình "Ngâm Rau Khoa Học" Đúng Cách
Không chỉ có công thức đặc biệt, quy trình ngâm rau cũng đóng vai trò quan trọng không kém:

Bước 1: Chuẩn bị nước ngâm đúng nhiệt độ
Pha dung dịch với nước ấm 30-35°C (không phải nước nóng hay nước lạnh)
Nhiệt độ này giúp mở khí khổng trên lá rau, tăng khả năng loại bỏ hóa chất
Hòa tan muối và baking soda trước, rồi mới thêm giấm (tạo phản ứng sủi bọt nhẹ)
Bước 2: Ngâm rau đúng cách
Ngâm rau trong dung dịch ít nhất 15-20 phút
Lật rau mỗi 5 phút để đảm bảo tiếp xúc đều
Với rau có nhiều lớp như bắp cải, cần tách rời các lá trước khi ngâm
Bước 3: Xả rửa và "khóa" độ giòn
Xả rau dưới vòi nước chảy, hoặc trong chậu nước sạch 2-3 lần
Ngâm nhanh rau trong nước lạnh có đá trong 1-2 phút
Bước này quan trọng không chỉ để loại bỏ dư vị của dung dịch ngâm mà còn "khóa" độ giòn của rau

🥗Công Nghệ "Giữ Rau Xanh Giòn" Như Nhà Hàng Sang Chảnh
Điều kỳ diệu nhất của công thức "3T" là nó không chỉ làm sạch mà còn biến rau nhà bạn thành rau nhà hàng:

Rau xanh hơn cả "áo mới" ngày Tết:
Baking soda trong công thức bảo vệ chất xanh như một chiếc áo giáp khi gặp nhiệt độ cao. Nghiên cứu cho thấy rau ngâm với công thức này xanh hơn 35% - đẹp đến mức khiến hàng xóm phải hỏi "mua rau ở đâu vậy"!

Rau giòn hơn cả bánh phồng tôm:
Phản ứng hóa học tạo ra một "lớp bảo vệ" vô hình giữ cấu trúc tế bào rau khi gặp nhiệt. Rau xào giòn tan, rau luộc vẫn "cười tươi" mà không bị nhũn như bún!

Hương vị đậm đà hơn vì loại bỏ vị đắng:
Công thức này làm sạch những hợp chất gây vị đắng, để lại vị ngọt tự nhiên. Rau ngọt đến mức bạn sẽ tự hỏi: "Có ai bỏ đường vào không ta?" (Không đâu, nó tự nhiên đấy!
😉)

🧠Những Hiểu Lầm "Trời Ơi Tin Được Không" Về Ngâm Rau
Có những quan niệm về ngâm rau mà nghe xong chỉ muốn... vỗ trán:

"Ngâm rau càng lâu càng sạch": SAI TO! Ngâm quá 30 phút, vitamin C sẽ "nhảy dù" khỏi rau và rau sẽ nhũn như... một người vừa chạy marathon!
"Nước ngâm càng đậm đặc càng tốt": SAI BÉT! Như việc uống thuốc, liều lượng cao không có nghĩa là hiệu quả cao. Nồng độ quá mạnh có thể biến rau của bạn thành rau... muối!
"Rau sau khi ngâm không cần rửa lại": Đây không chỉ SAI mà còn NGUY HIỂM! Không rửa lại rau sau khi ngâm giống như tắm xong không xả nước xà phòng vậy - kỳ cục và không vệ sinh!
"Chỉ rau ăn sống mới cần ngâm kỹ": SAI HOÀN TOÀN! Nhiều loại thuốc trừ sâu "cứng đầu" đến mức nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ khiến chúng "nhăn mặt" chứ không "chết"!

🌱Áp Dụng Cho Từng Loại Rau - "Công Thức Tùy Chỉnh"
Công thức "3T" có thể điều chỉnh cho từng loại rau như may áo theo số đo:

Rau có lá (rau muống, cải xanh, rau ngót...):
Giữ nguyên công thức, ngâm 15 phút
Đặc biệt hiệu quả với rau muống - loại rau thường bị phun "thuốc tăng trưởng" nhiều nhất
Rau củ có vỏ dày (cà rốt, củ cải...):
Tăng lượng giấm lên 40ml/5 lít nước
Ngâm lâu hơn (25-30 phút) và chà nhẹ bề mặt với bàn chải mềm - như đang kỳ cọ nhẹ nhàng vậy!
Rau quả ăn sống (xà lách, dưa chuột...):
Giữ nguyên công thức, nhưng xả rửa kỹ hơn sau khi ngâm
Ngâm riêng từng loại - không cho chúng "họp lớp" cùng nhau để tránh lây lan vi khuẩn
Rau gia vị (húng quế, rau mùi...):
Giảm lượng giấm xuống 20ml/5 lít nước để không "cướp" mất hương thơm
Ngâm ngắn hơn (10-12 phút) - vì các loại rau này vốn "mỏng manh" như tờ giấy!

💡Những Mẹo "Nâng Cấp VIP" Từ Các Chuyên Gia
Các chuyên gia còn chia sẻ những mẹo "nâng cấp" khiến việc ngâm rau trở nên "thần thánh" hơn:

Mẹo "nước 2 lớp": Ngâm rau lần đầu với nước ấm thường 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, sau đó mới "đưa vào quy trình VIP" với công thức "3T". Hiệu quả tăng thêm 5-7% - con số nhỏ nhưng đáng kể!
Kỹ thuật "lắc sạch": Sau khi ngâm, đặt rau trong rổ có nắp đậy và lắc nhẹ 30 giây. Như một điệu nhảy cuối cùng, giúp đánh bay những hạt bụi "cứng đầu" bám dính.
 

Phương pháp "bảo quản siêu hạng": Sau khi ngâm và rửa sạch, để rau thật ráo, bọc trong khăn giấy ẩm rồi cho vào túi zip có đục lỗ nhỏ. Rau sẽ tươi lâu gấp đôi - như được uống "thần dược trường sinh" vậy!

🌟Kết Quả "Không Thể Tin Nổi" Từ Công Thức "3T"
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, công thức "3T" cho kết quả khiến ngay cả bà nội trợ khó tính nhất cũng phải gật gù:

Loại bỏ 96-99% hóa chất bảo vệ thực vật (so với 35% của nước muối thông thường)
Giảm 91% vi khuẩn gây bệnh - khiến vi khuẩn phải "cuốn gói"!
Rau xanh hơn 35% sau khi nấu - như vừa được "tiêm thuốc bổ"!
Giữ được 25% vitamin C nhiều hơn - vì rau giòn nên nấu nhanh hơn
Hương vị tự nhiên đậm đà hơn - không cần "viện trợ" từ bột ngọt!
Chi phí cho một lần ngâm rau chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng - rẻ hơn cả gói mì tôm mà hiệu quả thì... "vô đối"!

🔑Bí Quyết "3T" Cho Người Bận Rộn "Chạy Như Con Thoi"
Với những người bận đến mức "không kịp thở", bạn có thể chuẩn bị trước "hỗn hợp ngâm rau khô" bằng cách trộn sẵn 3 phần muối, 2 phần baking soda, bảo quản trong hũ kín. Khi cần ngâm rau, chỉ việc hòa 1 thìa hỗn hợp với nước ấm và thêm giấm.

Đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả - như một "phép thuật" biến rau chợ thành rau organic trong nháy mắt!

Bạn đã thử công thức ngâm rau nào khác chưa? Hay bạn có những "bí kíp gia truyền" nào về làm sạch rau? Hãy chia sẻ trong phần bình luận để chúng ta cùng "bàn tán" nhé!

  
"Nếu bạn dành 30 phút để nấu một món ăn ngon nhưng chỉ dành 30 giây để rửa rau, thì cũng giống như đi dép Gucci... nhưng quên mặc quần!" 😂

ERIC VŨ