GẠO LỨC
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất
(whole grains), như gạo lứt, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh
dưỡng. Gạo lứt cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber),
chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc
ngoài của hạt gạo lứt.
Trong gạo lứt có một dược chất tên là INOSITOL HEXAPHOSPHATE, rất nổi
tiếng giúp ích cho cơ thể. Theo các cuộc thử nghiệm, ăn nhiều gạo lứt
cũng chưa chắc đem đến cho cơ thể chúng ta đầy đủ số lượng chất
INOSITOL HEXAPHOSPHATE. Lý do là vì sự cấu tạo của chất này trong gạo
lứt rất phức tạp cho nên hệ thống tiêu hóa của con người khó có thể
biến hóa gạo một cách hữu hiệu để lấy được chất này ra. Do đó các hãng
bào chế lớn phải cần dùng đến những máy móc tối tân và tinh vi mới có
thể lấy ra được dược chất INOSITOL HEXAPHOSPHATE từ gạo lứt ra và chế
biến thành dạng thuốc viên. Sau đây là các ích lợi của tinh chất gạo
lứt INOSITOL HEXAPHOSPHATE:
1• Lọc máu, giúp tống các chất kim loại độc hại có trong máu như thủy
ngân, chì, nhôm, cadmium, v.v... ra khỏi cơ thể (gây ra do ô nhiễm
không khí và hóa chất nơi hãng làm) (J Agriculture Food Chemistry 47:
4714-17, 999)
2• Tẩy độc thận, ngăn ngừa và giúp phòng chống sạn thận (Scandinavian
Journal Urology Nephrology 34: 162-64, 2000)
3• Bồi bổ tim (Br J Haematology 125:545-51, 2004)
4• Làm sạch các mạch máu, ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch
(International Journal Cardiology 33: 191-9, 1991)
5• Hỗ trợ bệnh có mỡ trong gan (FATTY LIVER), tẩy độc gan (Anticancer
Research 19: 3695-98, 1999)
6• Tẩy độc đường ruột, ngăn ngừa ung thư ruột già (Cancer 56: 717-18, 1985)
7• Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến trí óc như bệnh mất trí nhớ của quý
vị cao niên (bệnh Alzheimer's Disease - cố tổng thống Ronald Reagan),
bệnh Parkinson, Huntington's disease.....( Journal Alzheimer's Disease
6:291-301, 2004, Ann N Y Academy Sciences1012:306-25, 2004)
8• Ngăn ngừa và phòng chống bệnh sạn mật (Gastroenterology 76: 548-55, 1979)
9• Tẩy các chất cặn bã “Lipofuscin” ra khỏi óc, tim, mắt và làm tan
biến đi các vết đồi mồi dưới làn da (quý vị trung niên và cao niên hay
bị) (Free Radical Biology Medicine 33:611-9, 2002)
10• Là một loại thuốc trụ sinh thiên nhiên giết vi trùng, vi khuẩn
(Microbial Pathogenesis 36:263-71, 2004; Clinical Infectious Diseases
25: 888, 1997)
11• Giảm tiểu đường, ngăn ngừa máu đóng cục (Diabetic Medicine 21:798-802, 2004)
Một cup gạo lứt nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất
xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin
B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng
các chất khoáng khác.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp
phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi
ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm
gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo
lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây
nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc
ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác
dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng
thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học
Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả
giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo
lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác
enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng
cholesterol xấu LDL.
Gạo lứt hạt dài, chưa chế biến Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 1.548 kJ (370 kcal)
Các bon hyđrát 77.24 g Đường 0.85 g
Chất xơ thực phẩm 3.5 g
Chất béo 2.92 g
Protein 7.94 g
Nước 10.37 g
Thiamine (Vit. B1) 0.401 mg (31%)
Riboflavin (Vit. B2) 0.093 mg (6%)
Niacin (Vit. B3) 5.091 mg (34%)
Axít pantothenic (B5) 1.493 mg (30%)
Vitamin B6 0.509 mg (39%)
Axít folic (Vit. B9) 20 μg (5%)
Can xi 23 mg (2%)
Sắt 1.47 mg (12%)
Ma giê 143 mg (39%)
Mang gan 3.743 mg (187%)
Phốt pho 333 mg (48%)
Ka li 223 mg (5%)
Muối ăn 7 mg (0%)
Thiếc 2.02 mg (20%)
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ thường nhật của người lớn.
Nên ngâm gạo lứt 1 đêm trước khi nấu, giá trị về dinh dưỡng sẽ cao hơn vì lượng hormone gia tăng.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
Nên ngâm gạo lứt 1 đêm trước khi nấu, giá trị về dinh dưỡng sẽ cao hơn vì lượng hormone gia tăng.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
Ngoài cách lợi ích kể trên, tinh chất gạo lứt còn được nhiều bác sĩ
coi là một dược phẩm rất quan trọng cho các bệnh nhân ung thư, giúp
hủy diệt khối u, ngăn chận di căn. Để giúp lọc máu, tẩy độc, phòng
chống các bệnh tim mạch và ung thư, ai cũng nên uống tinh chất gạo lứt
tối thiểu mỗi năm một lần, mỗi lần uống khoảng 30 ngày liền. Quý ông
trên 40 và quý phụ nữ đã mãn kinh nên dùng thường xuyên hơn (năm 2-3
lần, mỗi lần một tháng).
Cách dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên lúc bụng đói hoặc uống 2
viên lúc bụng đói trước khi đi ngủ. Bệnh nhân ung thư có thể dùng số
lượng gấp đôi, gấp ba và dùng thường xuyên hơn.
Lưu Ý: trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc quý vị đang thiếu máu không nên
dùng tinh chất gạo lứt.
Được biết, hội nghị Hoá Học Quốc Tế International Chemical Congress
được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society
of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian
Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.
Inositol Hexaphosphate is a unique substance naturally derived from
defatted rice bran and is a rich source of phatate compounds. These
compounds serve as natural plant antioxidants that inhibit oxidative
reactions initiated by excessive iron, one of the major contributors
to the proliferation of free radicals in the human body. Inositol
Hexaphosphate would be a great supplement for those men concerned with
the oxidative damage of iron leading to arterial damage and heart
disease.
The main publicity regarding Inositol Hexaphosphate pertains to its
anti-cancer activity, and there have been scientific studies done
confirming this. Hutchinson Cancer Research Center in Seattle,
Washington has identified phytic acid containing plant compounds,
especially Inositol Hexaphosphate, as having anti-canter activity.
Article researched & compiled by Nutrition Depot Inc.
For questions & answers, ask Dr. Bob at www.NDCharity.com,
www.NutritionDepotForCharity.
Gạo lứt có thể viết gạo lức đều đúng
GẠO ĐEN một loại "siêu thực phẩm".
Trước đây, hoàng cung Trung Hoa coi một thứ gạo màu đen hoặc tím sẫm là “gạo cấm” chỉ có vua mới được ăn và ban lệnh cấm dân thường sử dụng loại gạo này làm thực phẩm hàng ngày. Cho tới tận thời điểm hiện tại, gạo đen vẫn còn tương đối hiếm ở phương Tây.
Một nghiên cứu được thực nghiệm trong thế kỉ 21 đã chứng minh rằng gạo đen (hay còn gọi là gạo nếp cẩm) là một “siêu thực phẩm”, hay ít nhất, nếu xét ở góc độ dinh dưỡng, thứ gạo này là kho thực phẩm quý báu. Thực tế, một thìa gạo đen chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Chính vì vậy, quên đi cây việt quất và quả mâm xôi, gạo đen mới chính là siêu thực phẩm cho thế giới.
Ðây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Zhimin Xu thuộc đại học bang Louisana, Mỹ. Báo Telegraph dẫn lời ông Xu và cả nhóm nghiên cứu, một muỗng đầy gạo đen chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hơn bất cứ siêu thực phẩm nào, bởi một muỗng gạo đen chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin hơn một muỗng quả việt quất.
Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Chất anthocyanins được cho là có nhiều trong các loại thực phẩm màu tím, đỏ và màu xanh như là trái dâu, nho và cà tím.
“Nếu những loại quả mong khác được chúng ta sử dụng hàng ngày nhằm bổ trợ và tăng cường sức khỏe thì tại sao ta không chuyển sang dùng gạo đen, thứ thực phẩm có ít đường hơn những thứ trái quả đó?” - tiến sĩ Xu phát biểu trên các phương tiện truyền thông.
Trong khi gạo trắng được phát hiện là nguyên nhân gây bệnh Beri beri (bệnh tê phù, do vitamin B1 của gạo bị loại bỏ trong quá trình sản xuất), gạo nâu (Việt Nam gọi là gạo lứt) tốt nhưng hơi khó ăn, thì gạo đen được xem như loại thực phẩm dễ sử dụng và tốt nhất.
Ngoài gạo đen, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng những loại ngũ cốc qua ít công đoạn chế biến như gạo lật cũng có lợi cho sức khỏe hơn các loại được chế biến kỹ lưỡng. Gạo lứt (tên khoa học là Gạo nâu) là gạo chỉ trải qua quá trình xay tróc vỏ trấu mà không tác động nhiều đến phôi và lớp cám của gạo.
Gạo lứt có thể có màu nâu, màu hung đỏ hoặc tía. Hạt gạo lứt nếu tiếp tục trải qua quá trình xát trắng để loại bỏ phôi và lớp cám sẽ trở thành gạo trắng mà chúng ta vẫn thường ăn. Tuy nhiên, hạt gạo lứt xấu xí lại rất giàu chất dinh dưỡng bởi các chất dinh dưỡng quý của gạo lại nằm chủ yếu trong lớp cám và phôi. Quá trình xát trắng gạo đã loại bỏ phần lớn các chất này.
Ðược biết gạo đen thậm chí còn tốt hơn cả gạo lứt bởi chúng còn có đặc tính kháng viêm. Trong các nghiên cứu gần đây, công bố trên Tạp chí của Hội Hóa học Mỹ về Nông nghiệp và Thực phẩm Hoá học, người ta xem xét các tác động của cám gạo đen lên chuột thí nghiệm.
Nghiên cứu được tiến hành tại các trường đại học ở Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những con chuột được cho ăn theo chế độ ăn của chúng, bổ sung với 10 phần trăm cám gạo đen đã tránh được đáng kể những nguyên nhân bị viêm da tai so với những con chuột không được ăn cám gạo màu đen hoặc chỉ được ăn cám gạo màu nâu.
Chứng viêm kéo dài có thể liên quan tới một loạt các bệnh như dị ứng, bệnh tim, ung thư và các bệnh truyền nhiễm khác. Các nhà nghiên cứu lạc quan rằng trong tương lai, thực phẩm có chứa cám gạo màu đen có thể được sử dụng để điều trị hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ra chứng viêm.
Món mì trộn được chế biến từ gạo đen.
Gạo đen có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit. Hiện tại, gạo đen chủ yếu được sử dụng tại châu Á với chức năng trang trí đồ ăn, hoặc dùng trong các món sushi, mì ống và bánh puddings. Với người tiêu dùng, tốt nhất nên mua gạo đen ở trạng thái nguyên hạt.