jeudi 19 mars 2015

Câu chuyện hành hương (KĐ)

19-03 là ngày Lễ thánh Giuse, ngài đã được chọn để trở thành người cha của Chúa Giêsu ở trần gian, là một gia trưởng rất mẫu mực để cho các gia đình noi theo, đền thánh Giuse ở Montreal Canada (Oratoire St. Joseph) được cả thế giới biết đến là nhờ Tu huynh André có quyết tâm xây dựng một Vương Cung Thánh Đường khang trang để thờ kính thánh cả Giuse, công nghiệp của Tu huynh trong nhiều việc làm đã được giáo hội công nhận và phong Thánh, KĐ đã được tham dự buổi lễ ở Montreal và xin thuật lại về chuyến hành hương này.

Thánh Giuse




Đại Vương Cung Thánh Đường và tượng Thánh Cả Giuse bên ngoài  Đền Thánh Giuse ở Montréal, Canada

Sáng thứ bảy 30-10-2010  là ngày rất đặc biệt,  không như  lệ thường vào ngày thứ bảy tôi lúc nào cũng hay bôn ba chạy ‘ chợ búa’  vì trong tuần luôn bận bịu đủ thứ  việc. Mấy hôm trước đó đã nhận được giấy của cha xứ đạo, hẹn sẽ tụ họp nhau ở sân nhà thờ vào 9:30’  ngày thứ bẩy rồi cùng lấy xe bus đi Montreal để tham dự vào một Đại Lễ đặc biệt tại Sân Vận Động Thế Vận Olympic Montréal để tạ ơn Thiên Chúa và  mừng Tu Huynh  André thành Montréal đã được phong Thánh, ông luôn khiêm tốn, yêu thương và phục vụ mọi người.

Mới 9:10’ mà sân nhà thờ đã đầy xe, và vì trời khá lạnh nên chẳng có ‘ ma’ nào ngoài sân. Tôi và ông xã vội đi thẳng vào nhà thờ và quả thật thấy mọi người đang tụ họp đông đảo nơi hành lang chuyện trò vui vẻ, vì phần lớn đã từng quen biết nhau. Đoàn hành hương đa số  đều trên năm mươi tuổi như chúng tôi, tuy nhiên cũng  có hai cô bé rất xinh xắn mới độ đôi tám, 2 cô đang làm quen nhau,  chắc hai cô được các bà ngoại rủ đi hành hương với các bà cho vui.

Trước khi lên xe, cha cũng giải thích rất ngắn gọn về ý nghĩa của buổi Đại Lễ cùng nhấn mạnh một vài điểm đăc biệt về Thánh André (1845-1937) thành Montréal. 

Tu huynh André được phong Thánh không phải vì những hiểu biết cao siêu, ngài chỉ là người gác cổng ít học , nhưng biết yêu thương và phục vụ mọi người.

Niềm hy vọng của Tu Huynh André là có một Ngôi Đền khang trang to lớn hơn để dâng kính Thánh Cả Giuse. Ngày nay, Đền Thánh Giuse ở Montréal hay Vương Cung Thánh Đường là một Trung tâm Hành hương của Giáo Hội Công Giáo nổi tiếng trên toàn thế giới. Mỗi năm có hơn 2,000,000.00 người hành hương đến kính viếng Đền Thánh. Đã có rất nhiều gậy, nạng chống của những du khách bệnh nhân hành hương đến Đền Thánh cầu nguyện và được phúc chữa lành khỏi mọi bệnh tật, tai nạn.

Thánh Andre


Ngay từ thuở Tu Huynh André còn sống,Tu Huynh André luôn khuyên nhủ mọi người hãy khởi sự con đường chữa lành các thương tật trong cả tâm hồn lẫn thể xác của phàm nhân chúng ta, thông qua việc gắn bó mật thiết với Đức Tin và Đức Khiêm Nhường; cách thế cầu nguyện và suy niệm của Tu Huynh André nổi bật với sự đơn sơ và thẳng thắn. 

Sau lời giải thích ngắn gọn và ý nghĩa của chuyến hành hương, cha sở đã chúc thượng lộ bình an. Mọi người đều hân hoan vì không dễ gì có lần thứ hai trong đời được dịp tham dự lễ mừng phong thánh lớn như vậy, số người tham dự ở Sân Vận Động Thế Vận Olympic Montréal lên đến 50,000 người.

Chiếc xe bus từ từ chuyển bánh và 58 người trong đoàn hành hương lại được cha phó Robert đi theo hướng dẫn, phân phát vé vào cửa cùng những tài liệu về buổi lễ chiều hôm ấy. Trong lúc mọi người đang chăm chú lật những trang sách mà cha vừa đưa cho để đọc thì trong xe tự nhiên nghe một vài tiếng hát nhè nhẹ ‘Seigneur, nous arrivons de quatres coins de l’horizon et voilà chez toi có nghĩa là lạy Chúa chúng con đến từ khắp bốn phương trời và đang quy tụ về nhà Chúa’ tiếng hát thật hay và nhẹ nhàng về một bài thánh ca rất quen thuộc hay được hát trong nhà thờ khiến cho một số đông trên xe bus cất tiếng hát theo và trong số đó có cả tôi . Bầu không khí trên xe vui hẳn lên, sau khi xong bài hát, tôi nghe trên xe tiếng chuyện trò rộn rã hơn vì thế thời gian qua thật nhanh mới đó mà đã 11:30’ xe đã đến Brossard và ngừng lại để ăn trưa, chúng tôi may mắn được ngồi cùng bàn với cha Robert André và cha đã nhắn nhủ các bổn đạo; " Khi cầu nguyện, xin mọi người nên tỏ bày ý nguyện lên nhan thánh Chúa như là một sự thân thưa với Thiên Chúa, xin dâng ước nguyện lên Thiên Chúa như chúng ta đang thưa chuyện với một người bạn hữu. Khi cầu nguyện với Thiên Chúa, chúng ta có phước được làm bạn hữu với Thiên Chúa."

Ngẫm nghĩ về lời cha Robert nhắn nhủ,  tôi càng nhận thấy rằng việc cầu nguyện là cách hay nhất để gặp gỡ Thượng Đế,vì trong đời sống thường ngày có  những lúc gặp khổ đau, khó khăn, hoạn nạn, cũng như  lúc thành công, vui vẻ, cần có sự hiệp thông, một nhu cầu không thể thiếu để nâng cao đời sống tinh thần.





Khi xe đến Olympic Stadium, hàng trăm xe bus đến từ nhiều tỉnh trên Canada nối đuôi nhau để vào chỗ đậu xe, cách sắp đặt cũng rất là hay nên dù thật đông người đến dự nhưng mọi việc được tiến hành một cách thứ tự trôi chảy về mọi mặt. Buổi Thánh Lễ thật trang trọng để vinh danh vị Tu Huynh André, khiêm hạ nhưng luôn nổi bật qua sự đơn sơ và thẳng thắn, xem việc cầu nguyện là việc gắn bó với đức tin.







Về lại Sherbrooke tuy cũng khá khuya nhưng tất cả mọi người đều vui thỏa vì  đã có một ngày hành hương rất đặc biệt và hiếm quý, được hiểu biết thêm về công đức của vị Thánh André vùng Montreal .

KĐ 03-2015

GIỜ PHÚT CAO QUÝ


GIỜ PHÚT CAO QUÝ

Stephen Roche là một trong những tay đua xe đạp vĩ đại nhất của Ailen.  Giây phút tuyệt vời nhất của anh là trong ngày anh chiến thắng giải đua vòng quanh nước Pháp vào năm 1980.  Tuy nhiên, khi suy nghĩ về giây phút tuyệt vời nhất của một người, chúng ta nghĩ gì về giây phút đó trong những điều kiện rất phổ biến.  Chúng ta nhận thấy đó là giây phút chiến thắng và vinh quang.  Và chúng ta có khuynh hướng nói về điều đó một cách khá thoải mái.  Chúng ta chỉ tập trung vào giây phút vinh quang, mà quên đi nhiều giây phút khác đưa đến giây phút vinh quang này, đó là những giây phút của mồ hôi, máu và nước mắt.  Vinh quang không thể tách rời khỏi lao nhọc.  Vậy thì lao nhọc là một phần của vinh quang.

Đức Giêsu cũng nói về “Giờ của Người. Người nói về giờ này đến mấy lần, trong suốt sứ vụ công khai của Người.  Nhưng Người luôn luôn nói như thể giờ đó chưa xảy đến.  Tuy nhiên, trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Người lại nói rằng cuối cùng, giờ đó sắp diễn ra.  Ý Người muốn đề cập đến loại giờ gì vậy?  Đó là giờ chết của Người.  Đó là giờ mà Người tự trao ban chính bản thân Người, như một sự hy sinh trọn vẹn thân mình Người vì chúng ta.  Theo quan điểm trần thế, thì đó là một giờ phút của thất bại.  Tệ hại hơn, người ta còn coi như đó là giây phút của ô nhục và đáng khinh miệt.  Nhưng bằng cách cho Người sống lại từ cõi chết, Thiên Chúa đã biến chuyển thành giây phút của chiến thắng đối với Đức Giêsu, và một giây phút của ân sủng đối với chúng ta.  Đây là giây phút cao qu nhất của Đức Giêsu.  Đây là giây phút mà tất cả những gì Người đã thực hiện trên trần thế đều được hoàn tất.  Tất cả cuộc đời của Người đều đưa dẫn và chuẩn bị cho Người đến với giây phút này.

10
Thời điểm xuống thấp nhất lại chứng tỏ rằng đó là một thời điểm biến chuyển.  Đây là một nghịch lý lớn lao.  Giây phút chết đi là giây phút xuống đến tận cùng, tối tăm nhất và đau đớn nhất trong cuộc sống của một hạt giống.  Tuy nhiên, đây chính là giây phút sự sống mới được nảy sinh.

Đối với chúng ta, cũng tương tự như vậy.  Những khi tinh thần của chúng ta xuống đến mức thấp nhất, vẫn có thể chứng tỏ rằng đó là những thời điểm biến chuyển.  Những giây phút thành công vĩ đại sẽ sớm phai tàn, và thường để lại nỗi trống trải trong tâm hồn con người.  Trái lại, những giây phút tối tăm, yếu đuối và thất bại lại có thể chứng tỏ rằng đó là những giây phút của sự thay đổi và phát triển lớn lao – chẳng hạn như một người nghiện rượu bị sa đọa đến tận cùng rồi, nhờ ơn Chúa đã được biến đổi cuộc đời.
Khi suy niệm về giây phút tuyệt vời nhất đối với Đức Giêsu, sẽ giúp chúng ta biết đánh giá cuộc sống của mình một cách khác hẳn.  Nhìn lại cuộc đời mình, chúng ta sẽ nhận thấy rằng những sự kiện dường như thất bại lớn, lại đều là những lúc hình thành nên cuộc sống mà chúng ta có hiện nay.  Chúng ta không thể tách rời những điều đụng chạm đến chúng ta với những điều giúp ích cho chúng ta.
 Để có thể tồn tại được trong lúc tinh thần bị sa sút, đòi hỏi chúng ta phải có nhiều lòng tin.  Lòng tin bao hàm việc gieo trong nước mắt.  Chúng ta sẽ không thể chịu đựng nổi, trừ phi có một niềm hy vọng âm thầm pha lẫn trong nỗi buồn của chúng ta: đó là niềm hy vọng rằng sau những năm tháng phấn đấu, mùa gặt sẽ đến.  Vào một lúc nào đó, chúng ta không thể nhận thấy được điều này.  Chúng ta chỉ có thể thấy được khi hồi tưởng lại mà thôi.
 Van Gogh nói “Việc hội họa đòi hỏi phải có nhiều lòng tin, bởi vì ngay từ lúc đầu, người ta không thể biết được rằng công việc đó sẽ thành công.  Trong những năm đầu phấn đấu đầy gian khổ, công việc này thậm chí còn có thể là một việc gieo trong nước mắt.  Nhưng chúng tôi sẽ kềm chế những giọt nước mắt đó, bởi vì chúng tôi có một niềm hy vọng âm thầm về một mùa gặt trong một tương lai xa xôi.
Không chỉ công việc hội họa mới đòi hỏi người ta phải có nhiều lòng tin; cuộc sống cũng đòi hỏi phải có nhiều lòng tin, bởi vì cuộc sống thường bao hàm việc gieo trong u sầu, trong cảnh tối tăm, và đôi khi, hầu như trong thất vọng nữa.  Nhưng nếu biết gieo vãi điều thiện hảo, thì chúng ta sẽ được hưởng một mùa gặt, và được gặt hái trong niềm vui, một niềm vui khiến cho tất cả nỗi đau biến thành ngọt ngào, giúp chúng ta chịu đựng được trong suốt thời gian gieo vãi.  Tác giả Thánh Vịnh nói “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.  Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126, 5-6).
Cuối cùng, điều tốt sẽ chiến thắng.  Sự sống sẽ chiến thắng.  Thiên Chúa có tiếng nói sau cùng.
 Sưu tầm

lundi 16 mars 2015

Đức Thánh Cha Phanxicô công bố mở Năm Thánh đặc biệt vào cuối năm 2015

Đức Thánh Cha Phanxicô công bố mở Năm Thánh đặc biệt vào cuối năm 2015

Cửa Thánh
WHĐ (14.03.2015) – Ngày 13 tháng Ba 2015, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố mở một “Năm Thánh đặc biệt” gọi là “Năm Thánh Lòng Thương xót”. Năm Thánh bắt đầu với việc mở Cửa Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 08-12-2015, Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, và kết thúc vào ngày 20-11-2016, Đại lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ.
Đức Thánh Cha đã công bố mở Năm Thánh khi ngài giảng trong cử hành phụng vụ sám hối bắt đầu “24 giờ cho Chúa. Sáng kiến ​​này do Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc-Âm-hoá đề ra nhằm mời gọi các giáo hội địa phương trên toàn thế giới mở ca nhà thờ trong hai ngày 13-14 tháng Ba 2015 để các tín hữu đến lãnh nhận bí tích Hoà giải và chầu Mình Thánh Chúa. Chủ đề 24 giờ cho Chúa năm nay là “Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Êphêxô 2,4).
Việc mở Năm Thánh 2015 diễn ra nhân dịp kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vatican II vào năm 1965. Điều này thật ý nghĩa, vì Năm Thánh sẽ thúc đẩy Giáo hội tiếp tục công trình mà Vatican II đã khởi sự.
Trong Năm Thánh, các bài đọc Thánh lễ Chúa nhật của Mùa Thường niên sẽ được lấy trong Phúc Âm theo Thánh Luca, người vẫn được gọi là “tác giả Phúc Âm của lòng thương xót. Dante Alighieri thì mô tả Thánh Luca là scriba mansuetudinis Christi (người kể lại nét dịu hiền của Chúa Kitô). Có rất nhiều dụ ngôn nổi tiếng về lòng thương xót trong Phúc Âm Thánh Luca: con chiên đi lạc, đồng tiền đánh mất, người cha đầy lòng thương xót.
Việc long trọng công bố chính thức Năm Thánh sẽ diễn ra với việc công bố Sắc lệnh tại trước Cửa Thánh vào ngày Lễ kính Lòng Chúa Thương xót – ngày lnày do Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập và cử hành vào Chúa nhật thứ II Phục sinh.
Trong truyền thống Do Thái cổ, Năm Hồng ân được tổ chức mỗi 50 năm, để khôi phục sự bình đẳng trong tất cả con cái của Israel, tạo cơ hội mới cho các gia đình đã mất tài sản và cả tự do cá nhân nữa. Ngoài ra, Năm Hồng ân còn là lời nhắc nh cho những người giàu có rằng sẽ đến thời mà các nô lệ Do Thái của họ lại được bình đẳng với họ và có thể đòi lại quyền lợi của mình. “Công lý, theo Luật của Israel, trước hết là để bảo vệ những người yếu (Thánh Gioan Phaolô II, Tertio millenio Adveniente 13).
Truyền thống Công giáo về Năm Thánh bắt đầu với Đức giáo hoàng Bônifaxiô VIII vào năm 1300. Đức Bônifaxiô VIII đã ấn định mỗi thế kỷ sẽ có một năm Thánh. Từ năm 1475, để giúp mỗi thế hệ đều được hưởng Năm Thánh, Năm Thánh thường lệ được cử hành mỗi 25 năm. Tuy nhiên, khi có một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, Đức giáo hoàng có thể công bố mở Năm Thánh đặc biệt.
Cho đến nay, đã có 26 Năm Thánh thường lệ được mở, gần đây nhất là Năm Thánh 2000. Việc mở Năm Thánh đặc biệt có từ thế kỷ XVI. Trong thế kỷ vừa qua đã có hai Năm Thánh đặc biệt: năm 1933, do Đức giáo hoàng Piô XI công bố để kỷ niệm 1900 năm Ơn Cứu chuộc và năm 1983, do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố vào dịp 1950 năm Ơn Cứu chuộc.
Hội Thánh Công giáo đã đem lại một ý nghĩa thiêng liêng hơn cho năm Hồng ân của Do Thái giáo, gồm có ơn tha thứ chung, ân xá dành cho mọi người, để canh tân mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Như vậy, Năm Thánh luôn là một cơ hội để đào sâu đức tin và canh tân chứng tá Kitô giáo.
Với “Năm Thánh Lòng Thương xót”, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đặt trọng tâm nơi lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng mời gọi các tín hữu trở về với Người. Gặp gỡ Chúa sẽ giúp chúng ta biết thực thi lòng thương xót.
Nghi thức khai mạc Năm Thánh là việc mở Cửa Thánh. Cửa này là cửa chỉ được mở trong thời gian diễn ra Năm Thánh và đóng lại vào tất cả các năm khác. Bốn Đại Vương cung thánh đường ở Roma đều Cửa Thánh, đó là các Vương cung thánh đường: Thánh Phêrô, Thánh Gioan Latêranô, Thánh Phaolô Ngoại thành Đức Bà Cả. Nghi thức mở Cửa Thánh biểu trưng ý nghĩa: trong Năm Thánh, các tín hữu được ban cho một con đường đặc biệt” để ng Ơn cứu rỗi.


  Trước Cửa Thánh ở Vatican 2013

Các Cửa Thánh của các Vương cung thánh đường khác cũng sẽ được mở sau khi mở Cửa Thánh Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Như một phương cách đề cao tầm quan trọng của sự tha thứ canh tân mối tương quan của mỗi người chúng ta với Thiên Chúa, ơn toàn xá sẽ được ban trong Năm Thánh. Ân xá việc tha các hình phạt tạm vì tội - thường được ban cho những tín hữu hành hương đến Rôma cùng với một số điều kiện khác: xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng thực hiện việc những việc bác ái đơn giản như thăm viếng bệnh nhân...
Những ai không thể hành hương đến Rôma cũng có thể được hưởng ân xá bằng cách xưng tội và rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng, khi  đi viếng hay tham dự một cử hành phụng vụ chung tại một nhà thờ được Đức giám mục địa phương chỉ định.
Lòng thương xót là một chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất thường nói đến, như được thể hiện trong châm ngôn giám mục ngài đã chọn: miserando atque eligendo (Được thương xót và được chọn). Câu này trích từ bài giảng của Thánh Bêđa về sự kiện Chúa Giêsu nhìn thấy người thu thuế Mathêu và gọi ông đi theo Người: Chúa Giêsu thấy một người thu thuế, Người nhìn ông với ánh mắt thương xót và chọn ông, Người nói với ông: Hãy theo tôi! Đây là bài giảng tôn vinh lòng thương xót của Thiên Chúa.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Dung mạo của Thiên Chúa là dung mạo của một người Cha đầy lòng thương xót, đầy nhẫn nại với chúng ta. Người thấu hiểu chúng ta, chờ đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta mà không bao giờ mệt mỏi, nếu chúng ta chạy đến với Người với tâm hồn sám hối… Lòng thương xót sẽ biến đổi thế giới. Một chút lòng thương xót thôi cũng làm cho thế giới bớt lạnh lẽo và thêm công chính” (Kinh Truyền Tin, 17-03-2013).
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 11-01-2015, Đức Thánh Cha Phanxicô còn nói: “Ngày nay chúng ta rất cần đến lòng thương xót, Điều quan trọng là các tín hữu sống lòng thương xót ấy và đem vào các môi trường xã hội khác nhau. Anh chị em hãy lên đường! Chúng ta đang sống trong thời đại của lòng thương xót, đây là thời đại của lòng thương xót.
Rồi trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ: “Tôi mong muốn biết bao rằng nơi nào Giáo hội hiện diện, đặc biệt là các giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo thương xót giữa lòng đại dương vô cảm!”
Trong Tông huấn Evangelii Gaudium, thuật ngữ lòng thương xót cũng được lặp lại rất nhiều lần.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã uỷ thác cho Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc-Âm-hoá việc tổ chức Năm Thánh Lòng Thương xót.
P.Anh chuyển

TIẾN VÀO SA MẠC


TIN VÀO SA MC

Ông vua kia có hai người đầy tớ, cả hai đều là người giỏi giang và luôn sẵn sàng mau mắn thi hành mệnh lệnh cũng như những ước muốn của nhà vua.  Sau nhiều năm trung thành phục vụ, một hôm nhà vua quyết định thưởng công cho họ.  Nhà vua gọi người đầy tớ thứ nhất tới và nói:

-          Vì lòng tín trung phục vụ mau mắn vâng lời của ngươi, ta muốn thưởng công cho ngươi, từ giờ phút này, ngươi không còn là nô lệ của ta nữa.  Ðây ta tặng cho ngươi một kho tàng lớn để ngươi có thể sống thoải mái như người tự do.

Với tâm hồn tràn đầy vui sướng, người đầy tớ thứ nhất cúi đầu sát đất cảm tạ nhà vua rồi ra đi với giấc mộng ôm ấp từ bao nhiêu năm bây giờ đã thành sự thật.

Nhà vua gọi người đầy tớ thứ hai tới và nói:

-          Ðể thưởng công tấm lòng quảng đại phục vụ và mau mắn vâng phục của ngươi, ta sẽ nâng ngươi từ hạng tôi tớ lên hàng bạn hữu, từ nay trở đi ngươi sẽ ở lại trong cung điện của ta như một viên tướng và cố vấn của ta.

Người đầy tớ thứ hai cũng cúi đầu sát đất, cảm tạ nhà vua, lòng đầy vui mừng sung sướng.

Vừa bước ra khỏi cung điện, người đầy tớ thứ hai gặp người đầy tớ thứ nhất đang đứng chờ sẵn và hỏi xem thân phận bạn mình thế nào.  Vừa nghe xong đầu đuôi sự việc, người đầy tớ thứ nhất đùng đùng nổi giận, trở lại phản đối với vua.  Thấy vậy, nhà vua liền hỏi:

-          Có điều gì làm phiền lòng ngươi chăng?  Ta có đối xử bất công với ngươi đâu?  Không phải là ngươi đã ra đi đầy phấn khởi vui mừng đó ư?

Người đầy tớ thứ nhất phát biểu thêm:

-          Tâu chúa thượng, tại sao chúa thượng hậu đãi với người kia như vậy, trong khi những công việc của kẻ hạ thần này có thua kém gì người ấy trong những năm qua đâu?

Nhà vua thản nhiên đáp:

-          Ngươi có lý, công việc của các ngươi hoàn toàn giống nhau chẳng có gì khác nhau cả.  Tuy nhiên, ngươi đã vâng phục ta chỉ vì sợ hãi, sợ quyền bính và sợ hình phạt của ta.  Vì thế, ta đã giải thoát ngươi khỏi cảnh nô lệ, sợ hãi như lòng người mong muốn.  Trái lại, bạn của ngươi đã vâng phục để làm vui lòng ta.  Thế nên ta đã muốn giữ người ấy lại trong tình bạn nghĩa thiết của ta lâu hơn nữa.



************************************

Tien vao sa macThiên Chúa cũng đối xử với mỗi người chúng ta như vậy, bởi vì Ngài không phải là ông chủ nghiêm khắc, nhưng là người Cha nhân từ, đại lượng và giàu tình thương.  Ngài tôn trọng quyền tự do chọn lựa của mỗi người và không ép buộc một ai cả.  Ngài tạo dựng và cất nhắc chúng ta lên hàng con cái Ngài. Thế nhưng, chúng ta có thể chọn sống như người con thảo, đầy lòng yêu thương biết ơn, hoặc như người con bất hiếu, vô ơn, tệ bạc.  Chúng ta có thể sống như tôi tớ thi hành trách nhiệm bên ngoài, sự cưỡng bách bên trong, hoặc với tâm tình tín trung như bạn hữu.  Người đời chỉ có thể nhìn thấy những hành động bên ngoài nhưng Thiên Chúa nhìn thấy tỏ tường tận bên trong, và những gì có đầy trong lòng cũng sẽ tràn ra bên ngoài khó có thể che giấu được.

Trong Phúc Âm nhiều lần Chúa Giêsu đã lên tiếng cảnh cáo những hình thức giữ đạo bên ngoài nhưng không sống theo tinh thần của đạo, những hình thức tuân giữ luật theo từng nét chữ rất nghiêm khắc nhưng lại làm chết ngạt lòng bác ái chân thực là tinh thần sống động của luật.

Mùa Chay còn gọi là cuộc lữ hành vào sa mạc.  Chúa Giêsu mời gọi mỗi người cùng tiến vào sa mạc với Ngài để trở về nội tâm, trở về với lòng mình để nhìn nhận và khám phá con người thực với những tâm tình sâu xa bên trong.  Cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa sẽ giúp chúng ta khám phá ra thực tại của mình.  Tinh thần chay tịnh sẽ giúp ta can đảm cởi bỏ con người cũ, con người của nô lệ và sợ hãi để mặc lấy tâm tình mến yêu của bạn hữu.  Tình yêu hủy diệt mọi thứ lo sợ, ở đâu có tình yêu chân thực ở đó sẽ không còn lo sợ nữa.



************************************

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đã phán bảo các môn đệ với những lời tâm huyết trong bữa Tiệc Ly: "Thầy không gọi các con là tôi tớ, vì đầy tớ đâu biết việc chủ mình làm, nhưng Thầy gọi các con là bạn hữu, vì Thầy đã tỏ cho các con am tường những điều Thầy đã nghe nơi Cha Thầy".  Cám ơn Chúa vì sự tuyển chọn và mời gọi cao cả này, mặc dù chúng con thất trung bất kính.  Xin tình yêu Chúa hoán cải và đổi mới tâm can chúng con để chúng con chỉ sống cho tình yêu và hoạt động vì tình yêu Chúa mà thôi.



R. Veritas

PAnh chuyển

Danh Ngôn Đầu Năm 2015

Quyết tâm cho năm mới của chúng ta đây: chúng ta sẽ có mặt cho nhau như là thành viên của cộng đồng nhân loại theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ ngữ này ~ Gorran Persson

http://emilysquotes.com/wp-content/uploads/2015/01/EmilysQuotes.Com-new-year-amazing-inspirational-being-a-good-person-humanity-people-love-kindness-Goran-Persson.jpg

 Nếu bạn muốn an bình, hãy đem lại an bình cho người khác.

~  Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hôm qua tôi tài ba, nên tôi muốn thay đổi thế giới,

Hôm nay tôi hiểu biết, vì thế tôi đang thay đổi chính mình ~ Rumi

Portrait of a boy with the map of the world painted on his face.

Hạnh phúc luôn có vẻ nhỏ nhoi khi bạn giữ nó trong tay, nhưng khi nó đi mất, bạn mới hiểu ra rằng hạnh phúc lớn lao và quý giá biết bao.


http://guyanesegirlsrock.com/wp-content/uploads/2014/04/INSPIRATIONAL-QUOTES-800x597.jpg

 Tôi biết ơn tất cả những người đã nói “không”.

Bởi vì chính nhờ họ mà tôi đã tự mình làm ~ Albert Einstein

http://addicted2success.com/wp-content/uploads/2012/07/Albert-Einstein-Picture-Quote.jpg

Tình yêu non dại nói: "Anh yêu em vì anh cần em." Tình yêu chín chắn nói: "Anh cần em vì anh yêu em." ~ Erich Fromn

Immature love says: 'I love you because I need you.' Mature love says 'I need you because I love you.' - Erich Fromm

Bạn không cần một năm mới để thay đổi. Bạn chỉ cần một ngày thứ hai. Hãy thực hiện những thay đổi cuộc đời mình trong  tuần lễ này ~ Không rõ Tác giả

You don't need a new year to make a change... ALL YOU NEED IS A MONDAY. Make this the week you change your life.

Để  cho các cơ tim của bạn mạnh mẽ, bài tập tốt nhất là nâng đỡ tinh thần của một người khác bất cứ khi nào bạn có thể.~ Dodinsky

Chúng ta hãy luôn gặp gỡ nhau với nụ cười, vì nụ cười

là khởi đầu của tình yêu thương ~ Mẹ Teresa

Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love. - Mother Teresa

Thay đổi chỉ xảy ra bằng hành động, không phải  bằng cầu nguyện ~  Đức Đạt Lai Lạt Ma




 Hồng Công chuyển