samedi 21 janvier 2012

Charles team thắng ''Spirit of the Games'' award at the 2012 MBA Games


Cuối năm có chút tin vui để chia sẻ với đại gia đình. Charles Anh Tú TRƯƠNG cháu vừa đi dự 2012 MBA Games in Edmonton và team của cháu đã thắng giải


''Spirit of the Games'' award


HEC Montréal: Winners of the ''Spirit of the Games'' award at the 2012 MBA Games in Edmonton. — with Anthony Rostworowski, Domenic De Cicco, Vikram Marwah, David Saint-Germain, Fabio Aversa, Tamara Rozansky, Suresh Vaidyanathan, Mukul Samtani, Natalie Ryan, Jean-Olivier Dalphond, Carolina Vaca Mateus, Sujith Varma, Jorge Andrés Rivera Illera, Mathieu Allard, Alex Ha, Charles Truong and Sam Ndaye.


Charles Truong
V.P. Affaires Corporatives / V.P. Corporate Affairs
Association des Étudiants MBA / MBA Student Association

Chúc đại gia đình ăn Tết thật vui, mọi sự như ý.
cho cháu kính thăm tất cả các Cô Chú và các em

Tuấn Đoan

Anh Tú làm quảng cáo cho Đại học Sherbrooke về ngành kỹ sư sau khi A.tú tốt nghiệp 2005 ( Kỹ sư điện toán)

Vidéo được thưc hiện bởi Đại học Sherbrooke.

vendredi 20 janvier 2012

Lời để suy gẫm


Đức Khổng Tử (ảnh internet)

Lê Bích Sơn sưu tập.


Lần Cuối Cùng:

• Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với bạn, tôi sẽ nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn.

• Nếu tôi biết bạn chỉ có một mình trong ngày sinh nhật, tôi đã chạy đến bên bạn với một cây nến nhỏ.

• Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng tôi được nghe giọng nói của bạn, thì tôi đã ghi âm để còn có thể nghe lại.

• Hãy luôn quý trọng và nắm giữ những gì mình đang có…nếu không có ngày những thứ đó vụt mất khỏi tay bạn.

“Đây” và “Kia”:

• Không có điều gì trong cuộc sống mà trong đó không hàm chứa những bài học. Có lúc bạn sẽ vô cùng thích thú, nhưng cũng có lúc bạn sẽ cảm thấy chán phèo, và có những bài học đã khiến bạn đau đớn.

• Nên hiểu rằng: Điều quan trọng là bạn rút được gì sau những bài học đó. “Kia” bao giờ cũng tốt hơn “Đây”. Khi những cái “Kia” trở thành cái “Đây” của bạn, bạn sẽ lại để mắt tới những cái “Kia” khác vì nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn cái “Đây” bạn đang có.

• Nên học cách bằng lòng với chính mình vì đôi khi thực chất những cái “Kia” không cách nào bằng cái “Đây” đang có.


Đừng:

• Đừng quên hy vọng; sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.

• Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, Chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều bạn muốn.

• Đừng lấy của cải vật chất đo lường thành công hay thất bại. Chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ “giàu có” trong cuộc sống của mình.

• Đừng để những khó khăn đánh gục bạn; hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

• Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ; tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ, ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.

• Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

• Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ. Vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.

• Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và cũng mang lại hạnh phúc cho chính bạn.

• Đừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự. Bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong cuộc đời.

• Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương chúng noi theo.

Càng Có Tuổi:

• Càng có tuổi, tôi lại càng thấy sự kỳ diệu của mỗi độ xuân về.

• Càng có tuổi, tôi càng khám phá ra những điều mà tôi không nhận thấy trước kia.

• Càng có tuổi, tôi càng thấy những mùa xuân còn lại không còn bao nhiêu nữa.

• Càng có tuổi, tôi càng sung sướng thưởng thức mỗi giây phút quý giá qua đi trong cuộc đời.

• Càng có tuổi, tôi càng thấy mùa xuân mang lại cho tôi sự ngất ngây và vui sướng.

• Càng có tuổi, tôi càng thích săn sóc cây và hoa của tôi, và tôi thích tâm sự với những người bạn im lặng này.

• Càng có tuổi, tôi càng thích nghe chim hót; mỗi tiếng chim là mỗi một giai điệu mật ngọt rót vào tai.

• Càng có tuổi, tôi càng ao ước được thấy nhiều mùa xuân trở lại.

• Càng có tuổi, tôi càng thấy mình không nghĩ được như vậy khi còn trẻ.

• Càng có tuổi, tôi càng muốn cám ơn cuộc sống đã cho tôi thấy thêm một mùa Xuân trở lại.

Hiện Tại:

• Không có thời điểm nào tốt đẹp bằng hiện tại, vì cuộc sống của mọi người luôn bị quay cuồng bởi các thách đố, các đòi hỏi và nhu cầu.

• Một thời gian rất lâu, tôi cứ ngỡ rằng cuộc đời của tôi sắp bắt đầu. Một cuộc sống thật sự. Nhưng rồi lúc nào cũng có nhiều việc xảy đến, một thử thách phải vượt qua, vài công việc còn phải hoàn tất, vài việc khác cần phải phân chia, còn vài hóa đơn phải thanh toán. Sau đó thì cuộc sống của ta sẽ bắt đầu…

• Cuối cùng tôi mới khám phá ra rằng chính những sự việc này là một phần của đời sống chúng ta. Từ cái nhìn này, tôi nhận ra không có con đường nào đi đến hạnh phúc cả. Hạnh phúc chíng là con đường chúng ta đang đi…

• Hãy trân quý và hưởng mọi phút giây mà chúng ta đang có! Không nên chờ đợi nữa, chờ đợi tốt nghiệp ra trường, chờ đợi việc làm mới, chờ đợi xuống bớt vài ký, lên thêm vài ký, chờ đợi ngày kết hôn, có con cái, mong đợi đến tối thứ Sáu, sáng chủ nhật, một chiếc xe mới, đợi trả nợ xong, trông chờ xuân đến hạ về, đợi đến đầu tháng, cuối năm, chờ ngày từ giả cõi đời, ngày tái sinh… trước khi quyết định sống thật hạnh phúc.

• Hạnh phúc là hành trình, chứ không phải là điểm đến. Không có một giờ phút nào quý cho bằng Hiện Tại! Hãy sống và tận hưởng từng giây phút.

Trẻ Con và Hoàn Cảnh Sống:

• Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học lên án.

• Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù nghịch thì hay đánh nhau.

• Những đứa trẻ sống trong sự hãi hùng thì học đuợc thói sợ sệt.

• Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự đồng cảm.

• Những đứa trẻ sống trong bầu không khí đố kỵ thì học có tham vọng.

• Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được tính nhẫn nại.

• Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học vững lòng tin.

• Những đứa trẻ sống giữa lời khen tặng đúng lúc thì học đánh giá cao những gì bao quanh chúng.

• Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học được cách phấn đấu.

• Những đứa trẻ sống trong sự san sẻ thì học tư cách hào hiệp.

• Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng.

• Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới là nơi tốt đẹp để sống.

Ước Mơ:

• Có những ước mơ sẽ vẫn chỉ là ước mơ dù ta có nỗ lực đến đâu, nhưng nhờ có nó ta mạnh mẽ hơn, yêu cuộc sống hơn, và biết cố gắng từng ngày.

• Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi, bởi người hứa đã không nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết thế nào là hy vọng đợi chờ.

• Có những ước hẹn cũng sẽ chỉ là ước hẹn, nếu một mai một người đã bỏ đi, nhưng nhờ có nó, ta đã có những giây phút thật sự tuyệt vời.

• Có những nỗi đau vẫn mãi là nỗi đau, một khi ta không thể thoát khỏi chúng, nhưng nhờ đó mà ta trưởng thành hơn.

• Có những sai lầm sẽ mãi là sai lầm, và ta đau khổ khi nhận ra mình sai lầm, nhưng nhờ đó ta bỗng giật mình: điều sai lầm duy nhất của ta là phủ nhận những gì trái tim ta thực sư cảm nhận.

• Có những lần tình cờ gặp nhau đơn giản chỉ biết mặt nhau, hay thậm chí chẳng để ý tới, nhưng nhờ đó ta chợt nhận ra: vô tình gặp nhau đó cũng là nhân duyên.

• Có những người bạn đơn giản chỉ là người quen, nhưng nhờ có họ, ta nhận ra rằng tên bạn thân của ta tuyệt vời lắm.

• Có những cuộc tìm kiếm đơn giản chỉ là tìm kiếm, nhưng nhờ đó ta hiểu rằng tình yêu là giữa một biển người vẫn tìm thấy nhau.

• Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ, họ tin vào lời hứa, họ có những lời ước hẹn, họ đã trưởng thành từ nỗi đau, họ nhận ra sai lầm, họ có một người bạn thật sự, và vì bên họ còn có cả những tình thương.


Suy Ngẫm:


• Nếu bạn bị tắc đường và kẹt xe, đừng thất vọng. Còn rất nhiều người trên thế gì này, đối với họ, lái xe là một ước mơ không thể thực hiện.

• Nếu bạn thấy học hành thật chán ngán. Hãy nghĩ đến những người cả đời không được đến trường.

• Nếu bạn buồn vì một cuối tuần nữa sắp trôi qua. Hãy nghĩ đến những người phụ nữ ở môi truờng làm việc khắc nghiệt, phải làm việc 12 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần để nuôi con.

• Nếu bạn cảm thấy mất mát và tự hỏi mình cuộc sống là gì, có mục đích gì? Hãy nghĩ đến những người bệnh tật, biết trước mình không còn sống được bao lâu nữa, và không còn cơ hội để tự hỏi mình nữa.

• Nếu bạn cảm thấy khủng khiếp khi là nạn nhân của những trò đùa ác ý, những sự nhỏ mọn của người khác. Hãy nhớ: Thế vẫn chưa là gì đâu, vì tồi tệ hơn nữa là khi bạn có thể chính là những người đó.

• Và nếu như bạn trông chờ vào một cuộc sống luôn thuận buồm xuôi gió, không còn lo âu phiền muộn, thì bạn thật sự đang quá mơ mộng rồi đó. Bởi một lẽ đơn giản, những điều đó là một phần của cuộc sống, và ở một góc độ nhất định, chúng đã góp phần tạo nên cuộc sống của chúng ta.

• Hãy biết cách để tiêu hóa những vấn đề tiêu cực, bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao!


Làm Giàu Hành Trang Cuộc Sống:


• Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.

• Bạn không thể thay đổi được quá khứ, nhưng có thể phá hủy hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.

• Hãy yêu thương đi…rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại.

• Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.

• Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.

• Thước đo của của cải một con người là những gì họ đã cống hiến cho cuộc đời.

• Tiếng cười là mặt trời của sự sống.

• Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó.

• Điều quan trọng cho cha mẹ là sống theo những điều họ dạy.

• Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có; tin cuộc sống về những gì bạn cần.

• Nếu bạn tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng cho ngày mai, bạn sẽ không có hôm nay để cảm tạ.

• Người bình thường trong hình thức, có thể là người thông thái trong nội tâm.

• Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai.

• Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.

• Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.

• Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.


• Sự yêu thương sẽ vững chắc hơn sau khi trải qua những xung đột mà không tan vỡ.

• Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là họ yêu thương nhau.

• Những lời nói không tốt không làm gãy xương một ai, nhưng có thể làm vỡ trái tim người khác.

• Để thoát khỏi gian nan, chỉ có cách đi xuyên qua nó.

• Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.

• Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người chung quanh, nhưng không phụ thuộc vào họ.

• Với mỗi phút bạn giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc mà không thể nào lấy lại được.



Những Điều Hiển Nhiên:


• Có những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt mà bạn đã không làm từ rất lâu, vì nhiều lý do. Hãy bình tâm ngồi lại, bạn sẽ thấy rằng những điều hiển nhiên ấy, những điều nhỏ nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm về bản thân mình:

• Chúng ta có ít nhưng xài nhiều; chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.

• Chúng ta có nhà rộng với mái ấm đẹp có tiện nghi, nhưng ít thời gian để tận hưởng nó.

• Chúng ta có nhiều bằng cấp, nhưng ít trí thức.

• Chúng ta có nhiều kiến thức, nhưng ít khả năng suy xét.

• Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn, nhưng chưa chắc chất lượng tốt hơn.

• Chúng ta làm giàu tài sản, nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.

• Chúng ta nói nhiều, thương yêu quá ít, và thường hay ganh tỵ tha nhân.

• Chúng ta kéo dài tuổi thọ, nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

• Chúng ta chinh phục không gian và vũ trụ, nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.

• Chúng ta cố làm sạch không khí, nhưng lại làm vẫn đục tâm linh.

• Chúng ta xây nhà cao hơn, nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn, nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.

• Chúng ta biết đường lên mặt trăng, nhưng lại quên lối đến nhà người thân đang trông ngóng.

• Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không tính toán, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận, thức khuya để rồi uể oải dậy sớm, đọc quá ít và coi TV quá nhiều.

• Chúng ta học được cách phải tiến nhanh về phía trước, mà chưa học cách chờ đợi.

• Chúng ta được dạy cách kiếm sống nhiều hơn là cách sống.

• Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hóa chậm; tài sản rất sâu, nhưng tình thương lại cạn. Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt bỏ nó đi…

• Hãy nhớ dành thời gian hơn cho những người yêu thương, bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi…Hãy nhớ nói một lời dịu dàng với những người kính trọng bạn, bởi vì con người nhỏ bé đó, một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn…
. Hãy nhớ ôm thật chặt người sống sát kề bên bạn, bởi vì đó chính là kho báu duy nhất của con tim… Hãy nhớ, một nụ cười hôm nay, hay một cái ôm từ sâu thẳm con tim có thể sẽ chữa lành những vết thương lòng…
. Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện, và để chia sẻ những điều quý giá trong tâm hồn bạn…


• Bạn nên nhớ: ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó.

lundi 16 janvier 2012

Tập hít thở đúng cách tốt cho sức khỏe

Tập hít thở đúng cách tốt cho sức khỏe

Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.

Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản: bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.



Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.

Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.

Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.

Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.




Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.

(Theo Y Khoa Thường Thức Website)

Phương pháp thở như thế nào là đúng

Người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở. Người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán "hô" là thở ra, "hấp" là hít vào). Bình thường hô hấp được duy trì bởi trung tâm tự động. Nhưng hô hấp cũng luôn biến động bảo đảm nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sống của con người luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trường xung quanh.

Con người trong đời sống hàng ngày thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại, dẫn đến nhiều rối loạn tâm sinh lý trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 2500 năm, đạo Yoga đã xác định người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là giai đoạn then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương Đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật. Từ trước công nguyên, sách Nội kinh tố vấn đã viết "hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém. Cần phải thở sâu, cần phải rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí. Dưỡng thần tốt, dự phòng tốt thì ít khi dùng đến thuốc".

Thở như thế nào cho đúng?

- Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.
Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng thêm thể tích lồng ngực về phía dưới, và tống khí thở ra cương quyết hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.
Thở bụng có tác dụng độc đáo là vận động được khí của vùng đan điền, được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trọng lực) và chứa các cơ quan có hoạt lực cao nhất, với những cảm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết, tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là những dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở). Nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ bảo đảm được điều hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dưỡng cho các cơ quan ở các vùng trên, có khả năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.
Ngoài ra phía trên lồng ngực có hai vai gắn với hai cánh tay phải gánh vác nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.
- Hơi thở phải nhỏ, êm và liên tục, nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tuỳ theo cảm giác nhu cầu, và qua tiến trình luyện tập ngày một chủ động làm nhịp chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều oxygen hơn. Trái lại, ngồi yên mà đưa vào nhiều oxygen quá, khử đi nhiều thán khí carbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm, độ kiềm tăng quá mức sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để ảnh hưởng ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Điều hòa được nhịp thở thì dần dần hoạt động của các cơ quan bộ phận cũng được điều hòa cân bằng trở lại.
- Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: Ý thức con người thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì "thân nhàn tâm bất nhàn". Thở là biện pháp sinh lý tự nhiên nhất để ta tập trung vào nó, quên đi các kích thích bất lợi.
Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều oxygen, mà điều quan trọng hơn là bảo đảm cho cơ thể sử dụng oxygen hợp lý nhất. ở tế bào, các chất dinh dưỡng nhờ phản ứng oxy hóa khử tạo thành năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn tiến trình oxy hóa khử, chống lão hóa.

(Theo Trang Nutrition)





HƠI THỞ VÀ ĐỜI SỐNG

PHẦN I : TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ:


Trong con người vốn qúy nhất là sức khoẻ, nếu mình hiểu và bảo vệ thì sẽ rất tốt, người ta thường nói: “của bền tại người ”, cố ý nhắc, cái gì muốn bền lâu vốn do nơi mình biết gìn giữ nó đúng cách. Sức khoẻ là vốn tự có từ Trời đất đã ban cho, thường khi sức khoẻ đã bị đe dọa thì sự âu lo về nó mới thực bắt đầu. Nhiều người sống biết rất nhiều, học giỏi nhiều thứ… ngay chính nhiều người trong ngành y tế chuyên chăm sóc bệnh tật, điều trị sức khoẻ cho nhiều người … khi được hỏi về “THỞ” thường cũng ít người biết sâu, biết cặn kẽ. Trong công tác điều trị, với nhiều bệnh nhân và rất nhiều thứ bệnh tật nói chung, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân không biết thở đúng, thở tốt… nó cũng chính là một phần nguyên nhân của bệnh tật, đồng thời cũng là một phương cách hỗ trợ điều trị hữu hiệu nhiều chứng bệnh nan giải, nó là phương thế hữu hiệu trong vấn đề dự phòng bệnh tật. Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần to lớn cho công tác gìn giữ sức khoẻ, giảm thiểu nhiều tốn kém vô ích và thời gian sống trong tình trạng bệnh tật nói chung. Chúng tôi nghiệm ra một cách bảo vệ nó tương đối dể dàng thuận tiện với mọi người, trong nhiều hoàn cảnh, không tốn kém. Với phương châm “dể hiểu, dể làm và làm có hiệu quả” Đó là phương pháp luyện khí, luyện hơi thở.

Hơi thở là dấu hiệu của đời sống, dấu hiệu của sức khoẻ và cũng là dấu hiệu của tâm hồn. Khí bình
([1])
thì tâm bình, khí nghịch thì tâm loạn, Chỉ hít vào rồi thở ra, cử động rất bình thường nhưng hết sức trọng yếu. Cổ nhân thường nói luyện khí công công phu, là điều khiển sự hít thở này lâu ngày, có phương pháp cụ thể. Chính vì nó có giá trị to lớn về bảo vệ sức khoẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ chuyên vào luyện cho khí bình mà thôi. Chú trọng luyện khí dưỡng sinh, nghĩa là gíúp cho sức khoẻ một phần ít hao tổn trong đời sống thường ngày. Khi khí bình thì tâm lẫn thân được nghỉ ngơi có chủ động.

Người ta sống là nhờ thở, ngừng thở là chết. Để thấy tầm quan trọng của vấn đề luyện khí với đời sống con người, nếu thở tốt thì đời sống sẽ tốt. Dù chúng ta làm việc này việc nọ, có thể làm, cũng có thể chưa làm… đều được. Nhưng với “THỞ” thì luôn luôn phải thực hiện, vì đó là sự tồn tại có tính bản năng của sự sống.

Hơi thở là dấu của “Tâm”. Mọi hoạt động, diễn giải cuộc đời đều từ “Tâm”. Người xưa có câu “Tâm chủ thần minh, Tâm chủ lục phủ ngũ tạng”
([2])
. Nếu hơi thở là dấu của “Tâm” thì cực kỳ trọng yếu cho đời sống của mỗi người. Khi luyện khí cũng có nghĩa là dưỡng tâm vậy

Trong các nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân thất tình,

Bi, thương, hỷ, nộ, ái, ố, kinh.
([3])


Thường là nguyên nhân trọng yếu gây tổn thương tạng phủ, thường chậm, lâu dài và chắc chắn, nhất là các bệnh tật mãn tính. Luyện khí có thể chế ngự phần lớn, để thất tình không quá mức gây hại tạng phủ, dẫn đến cơ hội cho bệnh tật sinh ra. Đây là một công phu tu dưỡng lâu dài, kiên nhẫn, bền chí. Tuy vậy nếu biết rõ bản chất vấn đề, có được người hướng dẫn tốt thì không khó lắm và thường chắc chắn thành công. Luyện khí không phải có biết mà thành, thường phải luyện, thêm với thời gian
(lòng kiên nhẫn)
thì sẽ thành, nên có nhiều người biết, nhưng thành công của việc luyện khí thì ít là vậy.Làm sao luyện khí thì chế ngự được thất tình?

Vì khí là dấu của “Tâm”, vì thế khi khí bình thì “Tâm” tự nhiên bình. Thường khí bình thì hơi thở điều hoà, tạng phủ thư thái thần thái ung dung.

“khí” rất khó bình, hay thay đổi, không có hình tướng, không mùi vị, không có màu sắc, không đầy, không vơi, không có trước, không có sau…. làm sao có thể nhận biết được khí đã bình?

Chúng ta sẽ nhận biết khí qua hơi thở, vào và ra. Im lặng và để tâm yên tĩnh, chúng ta sẽ thấy khí vào và đi ra. Lâu dần sẽ thấy tốc độ của khí, dung lượng, tính cách, nóng lạnh, độ nông sâu… qua một thời gian sự biết về hơi thở của chúng ta
(mỗi người tự biết không ai có thể biết thay được) sẽ rõ ràng và cụ thể hơn. Khi đã thấy thì dễ dàng điều khí được, thay đổi khí theo ý muốn, mỗi ngày tiến bộ một ít. Lâu ngày thành thói quen nên dễ dàng hơn.

Khì hít vào gọi là vay, thở ra gọi là trả. Vay trả đều hoà, tự nhiên thoải mái là khí bình.

Như khi thấy bóng đèn sáng đều là chúng ta biết điện ổn định, khi thấy chớp tắt liên tục là chúng ta biết có sự cố bất thường. Vì hơi thở là dấu của tâm- khi hơi thở đều hoà là tâm bình- tâm bình thì tạng phủ được yên, nếu hơi thở không đều thì tâm sẽ không bình- tâm không bình thì tạng phủ không yên - dẫn đến nhiều bệnh tật

Tâm có ý nghĩa đến nhiều cơ quan tạng phủ trong con người, vì thế khi Tâm bình an thì bệnh tật ít sinh ra, dẫu có sinh ra cũng dễ lành, ít hao tổn nhiều, lỡ lúc gặp bệnh hiểm nghèo cũng dể vượt qua được. Vậy hơi thở bình sẽ trở thành một dấu hiệu của sức mạnh xuất phát từ bên trong. Luyện khí chính là chế ngự, gìn giữ cho khí luôn luôn bình. Chính nhờ công phu luyện tập lâu dài, hun đúc thành thói quen phản xạ tự nhiên, dần dần hơi thở không cần kiểm soát vẫn cứ bình, đó là lúc thành quả ban đầu và cũng là nền tảng đã thành công. Ngay khi hơi thở đầu tiên đều đặn thì đã có dấu hiệu thành công rồi, nhưng sự thành công này không bền do chưa có công phu. Nhiều người cứ nói tập khí công là rất khó, không thể thành công được là do cầu quá cao, do muốn có cường lực, thần thông… chúng ta không nhắm đến điều này. Sự thật điều này rất khó và cũng không cần thiết. Chúng ta chỉ tập làm sao hơi thở sâu và được điều hoà trong mọi hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống, chính điều này sẽ mang lại tác dụng kỳ diệu thật sự mỗi ngày mỗi chứng đạt hơn. Có thể gọi hơi thở dưỡng sinh.

Rất ít người có được khí Bình
(khí điều hòa) luôn luôn, [khí bình là dấu hiệu cả tâm hồn lẫn thể xác tốt ]. Vì thế chúng ta luyện khí chính là tạo lập sự tốt này cho cả sức khoẻ thể xác và tâm hồn. Thường chúng ta hay nhận thấy các hình thái rối loạn của khí như sau:

- Khí Đoản, là chính khí hư. Khí đỏan có nghĩa là hơi thở thường ngắn, yếu, dể đứt quãn, hay có những cơn ngừng thở ngắn, người hay mệt nhọc, nếu có bệnh thường khó lành, nếu không có bệnh thì dể mắc bệnh khi gặp hoàn cảnh thay đổi. Nếu trong người thấy hơi thở của mình hay đứt quãn, hay hụt hơi thì càng nhanh chóng tập phương pháp này. Khí đỏan thường hay ở người có bệnh lâu ngày hoặc người có bẩm thụ khí tiên thiên èo uột.

- Khí Nghịch, là khí thăng giáng bất thường, dể nóng, hay cáu gắt… những hành động thường thất thường. Thường ở trên người mạnh khỏe, công việc nhiều, buồn vui lẫn lộn…. Khí nghịch dể dẫn đến các bệnh cấp như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh hoang tưởng, bệnh hay gây sự… Nếu thường luyện khí thì tâm tính tự nhiên điều hòa hơn, nếu có bệnh cũng dễ điều trị.

- Khí Loạn, là khí bất thường, khi thì nhanh, khì ngừng, khi thì rất chậm… nói chung là do ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoảng lọan lo âu kinh sợ vô cớ, stres… Thường ở trên người yếu ốm suy nhược hoặc người có hoàn cảnh khó khăn lâu ngày không giải quyết được. Khí loạn làm cho công năng các phủ tạng không yên, xáo trộn thất thường… lâu ngày dẫn đến tổn thương các công năng hoạt động các cơ quan gây các bệnh chứng, ban đầu nhẹ sau nặng dần do không điều trị đúng nguyên nhân.

- Khí Uất, là khí không thăng được. Có số người trong lòng luôn bị đè nén, hoặc bị người khác áp bức, hoặc nỗi oan chưa giải được… làm khí không thông sướng điều hoà uất kết lâu ngày trong cơ thể gây nên không ít những bệnh tật

- Khí Thịnh, là khí thông thoát quá sung mãn, gặp nhiều sự vui sướng… có nhiều người trúng số, hoặc được thành quả lớn bất ngờ… thì có thể đột tử ngay lúc đó hoặc bị một cơn bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, hoặc cơn cao huyết áp…. Cũng là thường theo lẽ “vật cùng tắt phản”.


Xin được trình bày sơ như vậy để chúng ta thấy hơi thở là dấu hiệu cực kỳ quan trọng của đời sống cả tâm hồn và thể xác, người ta có thể nhìn cách thở là có thể đoán một phần bệnh tật trong con người, vì đa phần người ta thường thở theo cơ chế tự nhiên không điều khiển. Để không bị trôi theo một cách thụ động các tình trạng xấu của hơi thở, để phát huy động lực cải thiện tình trạng không tốt, tình trạng sức khoẻ , để dưỡng tâm yên tĩnh, và rất nhiều lợi ích vô cùng to lớn dành cho ai nỗ lực bước chân vào…. chúng ta cùng bắt đầu luyện khí công dưỡng sinh công phu.
Các điều kiện cần thiết tối thiểu như sau,

Ø YÊN TĨNH, cả thân và cả tâm
([4]). Thường ít cầu (cầu tài, cầu sắc, cầu danh, cầu lợi...cầu lợi cho mình.) thì tâm mới thường lạc do câu Lão tử nói, “tri túc thường lạc”

Ø Chuyên Cần, ngày nào cũng tập một chút, chừng 15 phút là giỏi rồi.

Ø Giới luật, Không được uống rượu trước lúc tập, sau ăn ít nhất hai giờ, đời sống đơn sơ đạm bạc thì tập rất có kết qủa.


Phương pháp:

Tư thế: Ngồi trên ghế, xếp bằng, ngồi kiết già, có thể nằm nếu mệt… làm sao lưng thẳng, thoải mái yên tĩnh, có thể ngồi lâu mà không khó chịu là được. (Trong các tư thế, tư thế ngồi Kiết già là tư thế tốt nhất, nhưng khó nhất. Vì thế trong thời gian đầu không nên ngồi Kiết già để tập, mà nên tập ngồi Kiết già riêng trong ngày cho quen, sau đó sẽ vừa ngồi Kiết già vừa tập thì sự khó khăn mới không còn, sự tập dễ thành hơn).

Cách thở: Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra bằng mũi một cách thoải mái tự nhiên, tuyệt đối không gượng ép, gắng sức, căng thẳng, sau tập thấy mệt mõi là sai. Khí vào ra như làn khói êm đềm thư thái là tốt. Thường ban đầu thở hay bị tán loạn không đều, lâu dần tự nhiên nó sẽ đều, đó gọi là công phu luyện khí (khí công công phu). Khi luyện thở tâm hồn phải thư thái tự nhiên, miệng như mĩn cười (gọi là nụ cười nội thị)([5]). Xin tóm lại với bài thơ sau:


Ý thủ tại KHÍ. (ý thủ có nghĩa là theo, đừng rời).
Sâu, đều, êm, nhẹ. (khí phải sâu, mà đều, êm và nhẹ).
Thần thái ung dung. (tinh thần phải thoải mái).
TỰ NHIÊN thoải mái. (tất cả công việc luyện khí làm một cách tự nhiên không nôn nóng).

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng thật sự đã đem lại một sức mạnh to lớn cả về thân lẫn tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm niềm vui cuộc sống của mọi người được thấm đượm hơn như từng hơi thở qua từng giây phút của cuộc đời.



Phần II: CÁCH LUYỆN KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH.

·
Nhận định tình hình sức khoẻ chung: khi gặp tình trạng Khí kém, hơi thở ngắn, nhỏ, yếu, mau mệt. Để giải quyết vấn đề này không gì bằng luyện khí.

· KINH NGHIỆM THỰC HÀNH: Phần nầy có thể gọi tắt là LUYỆN THÂN.

Người mới tập thường gặp nhiều khó khăn, vì thế giai đọan đầu nên chỉ ngồi TƯ THẾ (phần tư thế xin xem phần dưới) cho ngay ngắn trang nghiêm là được rồi, nếu có thể ngồi được chừng 20 –30 phút là rất tốt. Người ta thường hỏi khi ngồi như thế thì thở như thế nào? 

Xin trả lời là NÓ MUỐN THỞ SAO THÌ TÙY THEO Ý NÓ. 

– Khi ngồi như vậy thì Tâm phải nghĩ đến chuyện gì? Xin trả lời: NÓ MUỐN NGHĨ CHUYỆN GÌ THÌ CỨ NGHĨ. – vì sao vậy? vì giai đọan nầy chỉ chú trọng NGỒI YÊN, còn mọi sự khác sẽ liệu định sau, nếu ngồi yên được coi như việc Luyện Khí đều tiên đã thành, đây là căn bản nhất, người không qua được giai đọan nầy thì coi như không thể tập tiếp theo được.

· PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ: giai đọan nầy gọi là LUYỆN KHÍ. Sau khi Luyện Thân đã tốt một thời gian, thì khi ngồi thì lập tức Luyện Khí liền.



. HÍT VÀO:
Đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Có ý đưa khí xuống vùng khí hải (dưới rốn chừng 3cm). Sau đó nghỉ một giây.

. THỞ RA:
Cũng đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Nghỉ một giây, rồi lại hít vào.

· Chú ý khi luyện khí:
- Lưỡi để lên vòm miệng.
- Miệng như mĩn cười.
- TÂM buông bỏ mọi sự, chỉ nhận biết khí vào và ra mà thôi.


·

NƠI TẬP:
Chổ nào cũng được, miễn là nơi tương đối sạch sẽ, yên tĩnh. Tuy nhiên khi ở trong nơi làm việc, học tập mà cảm thấy có thể tập được thỉ đều có thể dụng ý tập cũng hay.


· THỜI GIAN: lúc nào cũng được, tuy nhiên không nên đang đói quá hoặc no quá mà tập. Mỗi ngày phải có vài lần tập cho quen dần, sau đó cơ thể tự động luôn luôn điều khí một cách rất tự nhiên.

· TƯ THẾ:
Ở mọi tư thế, nhưng tốt nhất là tư thế kiết già hoặc bán già. Nói chung nằm ngồi đi đứng đều được, do dụng TÂM nhiều chứ không chú trọng tư thế. Mọi lúc mọi nơi.


· KẾT QUẢ:
Không nên chưa tập mà hỏi kết quả như thế nào. Vì như thế là do TÂM muốn cầu thành mà loạn không yên, dễ gây chán nãn. Rất nhiều người cứ hỏi tập có lợi ích gì, trong lúc chưa tập bao giờ, vì không thể trả lời một điều có được bằng tập luyện mà được diễn tả bằng ngôn từ được.

Lợi ích của tập luyện là vô cùng to lớn.

Khi tập, người tập sẽ tự khắc nhận ra kết quả, không nên hỏi làm gì vô ích. Quan trọng nhất là siêng năng tập luyện, không nên bỏ ngày giờ nào hoặc có cơ hội tốt mà không tranh thủ tập luyện.





Chú thích: (1) Khí đây không phải nói về không khí, mà nói về tình trạng , tính cách thở của sự hô hấp.

(2) Tâm ở đây không phải trái tim,Tâm đây là tạng Tâm, có ý nói một số chức năng rộng lớn rất nhiều mà chúng tôi không tiện trình bày trong bài viết này. Có thể nói sơ đó là một thực tại vừa hình thể vừa khí hoá , vừa vô hình, hay cũng chính là tâm hồn của mỗi con người. Tâm chủ thần minh: về tinh thần, sự sáng suốt, sự điều hoà , sự bình an hay rối loạn…đều do Tâm. Tâm chủ cả lục phủ ngũ Tạng, là tất cả các cơ quan trong con người. Các cơ quan này hoạt động không ngoài Tâm được . Do vậy khi can thiệp làm cho Tâm được bình , là can thiệp toàn bộ cơ thể con người .

(3) Buồn, đau xót,vui, giận, yêu, ghét, kinh hãi. Con người có thể sau một đêm đau buồn đã già đi hàng chục tuổi. Hoặc khi một cơn giận thoáng qua , có thể chết tại chổ , hoặc có người mừng quá trong các cuộc thắng độ đá banh cũng chết dễ dàng…nếu những xúc động nhẹ , âm ĩ thì thường gây những trạng thái tâm lý bất thường , lâu ngày dẫn đến bệnh lý.

(4) thân yên tĩnh thì ai cũng biết dễ dàng, ngồi yên là thân được yên. Nhưng để tâm được yên tĩnh thì vô cùng khó khăn. Người ta đã dùng vô số phương pháp để tu tập cho tâm được yên, trong đó có giữ giới luật như : ăn chay để lương thực thanh bạch làm tâm hồn được yên, không uống rượu hoặc các chất kích thích để thần được yên. Trừ bớt nhiều sự dín mắc ở trong tâm bằng cách đóng ngũ quan: (tai, mắt, mũi, miệng, xúc), để không nhiễm phải lục trần (cảnh).Nhưng có rất nhiều người đã giữ giới, ăn chay , không uống rượu … mà tâm vẫn không thanh tịnh, có thể họ chưa chu toàn hoặc phải cần một vị thầy trực tiếp dìu dắt nếu có thành tâm mới được . Bí mật của trình thuật về tâm thanh tịnh , yên tĩnh không thể diễn tả trọn vẹn bằng lời, đây chỉ gượng dùng thuật ngữ rất sơ sài để nói vể một thực tại siêu việt ,vô cùng thâm diệu, nên thế nào cũng nhiều sơ sót. Nhưng tâm thanh tịnh là nền tảng của nhiểu vấn đề chứ không phải chỉ riêng về luyện khí để bảo vệ sức khoẻ.

(5) trong bài thơ TÌNH THƯƠNG :“tập tánh tình thương – tình thương thành thật – tình thương tự tánh – tại thế thành thiên”,chúng tôi xin mạn phép nhắc lại. Nụ cười nội thị có nghĩa là nụ cười từ bên trong, chúng ta không thể có được nụ cười đó khi bên trong chứa đựng quá nhiều sự tham
lam, hận thù , vị kỷ …nụ cười sẽ hiện rõ nét khi bên trong có tính tánh thương thành thực.

Làm việc tập trung đừng quên thở... hihi...!!!

Khi làm việc căng thẳng hoặc bận rộn như soạn thảo văn bản, trả lời e-mail, thiết kế đồ họa, soạn các văn bản kế toán… dường như chúng ta quên thở! Vậy bằng cách nào để nhận biết mình đang thở và thở như thế nào có lợi cho sức khỏe?
Những lúc quên thở như thế, hệ hô hấp chỉ làm việc cầm chừng để duy trì các hoạt động của cơ thể. Nếu tình trạng làm việc này kéo dài não sẽ bị thiếu khí, cơ thể mệt mỏi, trí óc không còn minh mẫn. Để có thể thở đúng và đủ ở mọi lúc, mọi nơi, chúng ta cần phải tập luyện thở một cách đều đặn làm sao cho việc “hít vào-thở ra” trở thành một quán tính của cơ thể.


Kiểm soát hơi thở Tập thở có thể thực hiện từ 5 - 10 phút vào bất cứ lúc nào, tại bàn làm việc hoặc một nơi có thoáng khí (có khí trời tự nhiên)… Tập thở tại bàn làm việc sẽ có hai cách: - Thứ nhất đang làm việc sực nhớ mình thở ít quá, lập tức hít vào-thở ra dài, sâu trong lúc vẫn tiếp tục làm việc. - Thứ hai nếu thời gian phải hoàn thành công việc không quá thúc bách thì hãy tạm gác việc lại để theo dõi từng nhịp thở, hít vào dài sâu-nín thở (khoảng vài giây)-thở ra dài sâu-nín thở. Mỗi người có thể lặp lại chu kỳ thở như trên bao nhiều lần tùy theo thời gian cho phép. Cách thở thứ hai tốt hơn cách thứ nhất vì sự trao đổi khí ở phổi, ở các mô của cơ thể, cũng như lượng không khí được đưa lên não sẽ nhiều hơn. Sau mỗi đợt thở như vậy bạn sẽ cảm thấy phấn chấn, tỉnh táo và tươi mới hơn trước cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn có điều kiện để đi ra một nơi thoáng khí thì nên thở theo cách thứ hai, tuy nhiên nên kèm theo một số động tác.

Ví dụ đứng thẳng, khi hít vào nâng thẳng người rồi ưỡn ra phía sau, lồng ngực mở rộng tối đa đồng thời nâng lên cao-nín thở-thở ra kèm theo cúi người về phía trước, thóp bụng hai tay hạ xuống rồi hướng xuống đất, thở ra cho đến khi hết khí trong phổi-nín thở. Sau đó lập lại chu kỳ thở như vậy bao nhiêu lần tùy theo sức của mình.
Thở ở tư thế đứng là cách thở chất lượng nhất. Đối với người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch nặng khi tập động tác này không nên cúi xuống hoặc nín hơi nhiều, chỉ cần đứng thẳng người và thở vào thở ra nhẹ nhàng. Cho não nghỉ ngơi Ngoài ra chúng ta cũng nên dành thời gian để cho não nghĩ ngơi, bởi vì não (hay nói một cách khác là hệ thần kinh trung ương) không thể làm việc quá căng thẳng kéo dài. Theo góc nhìn của y khoa thì não có ba dạng: - Dạng thứ nhất, sức mạnh của não kém hơn cơ thể rất nhiều nên não mệt nhanh, trong trường hợp này nên cho cơ thể nghỉ ngơi sớm. - Dạng thứ hai, hoạt động của não và cơ thể tương đối quân bình, khi nào não mệt thì cơ thể cũng mệt nên cả hai cùng được nghỉ ngơi như nhau (dạng người này sinh hoạt và làm việc tương đối hợp lý nên sức khỏe được bảo tồn, không quá hao phí). - Dạng thứ ba, não hoạt động rất mạnh nên lúc nào cũng thông minh, tỉnh táo, luôn luôn sáng tạo, đam mê công việc và có khát vọng thành công mãnh liệt. Đối với dạng người thứ ba, do trí óc hoạt động quá mạnh mẽ, kéo theo cơ thể phải làm việc liên tục và không được nghỉ ngơi hợp lý nên nhiều lúc dù sức khỏe bị sút giảm nghiêm trọng họ cứ nghĩ rằng “vẫn chạy tốt”. Chính sự gắng gượng này sẽ dẫn đến một ngày suy sụp không xa của đối tượng thứ ba, khi hàng loạt bệnh lý nặng cùng xuất hiện! Điều này cũng giống như đầu máy tàu lửa rất mạnh nhưng do kéo theo những toa tàu đã xuống cấp, cũ kỹ, cuối cùng cả đoàn tàu phải bị trật đường ray. Trong ba trường hợp nêu trên nếu bạn rơi vào hai trường hợp sau thì nên tìm cách cho não thư giãn, nghỉ ngơi kịp thời, kẻo muộn. Vậy nên cho não nghỉ ngơi như thế nào? Có nhiều cách nghỉ ngơi như ngủ cho đủ giấc, ngủ bù hoặc nghỉ phép một vài ngày để đi du lịch cho tâm hồn, trí não được thanh thản. Ngoài ra cũng có cách dành cho não nghỉ ngơi tích cực và ít tốn kém nhưng mang lại nhiều hiệu quả đó là phương pháp “thiền định” căn bản có thể giải tỏa mọi căng thẳng, lo âu, toan tính thường ngày. Có thể nói một cách nôm na rằng: giữ cho cơ thể ở trạng thái tỉnh thức để nhận biết “ta đang làm gì” đó chính là thiền. Nói thì dễ nhưng thực hành cho thuần thục là điều rất khó!

Phương pháp thở căn bản
 


Đầu tiên, bạn hãy cảm nhận hơi thở của chính mình - “hít vào ta biết ta đang hít vào, thở ra ta biết ta đang thở ra” nhẹ nhàng, thanh thản, không gắng sức, không mong cầu, thong dong tự tại. Lúc đầu có thể bạn khó giữ được sự chú ý đến “hơi thở vào-ra”, do quá nhiều ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí. Dần dần thời gian của sự nhận biết hơi thở càng ngày càng kéo dài, và những khoảnh khắc của sự nhận biết đó sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày. Sau một thời gian tập luyện thuần thục nếu bạn đã kiểm soát được hơi thở của mình thì lúc đó có thể tập thiền ở bất cứ nơi đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào kể cả đi, đứng, nằm, ngồi… Phương pháp thiền định căn bản đơn giản chỉ có thế nhưng nếu bạn thực tập đều đặn sẽ phát huy tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.

BS. Lê Hùng



8 lợi ích của hít thở sâu

Hít thở sâu có thể làm giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên không mấy ai chú ý đến hiệu quả của nó vì thường có thói quen thở nông, thở gấp. Dưới đây là 8 lợi ích của việc hít thở sâu đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết.

Giảm căng thẳng

Các hoạt động và những mối quan hệ hàng ngày có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Nhịp thở nhanh và huyết áp cao do căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Hít thở sâu là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng. Khi bạn hít thở sâu, nó sẽ gửi một tín hiệu tới não giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. Não sau đó sẽ gửi tín hiệu này đến cơ thể bạn, làm cho nó cảm thấy như đã được thư giãn.

Giảm lo âu

Lo âu có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bạn và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. Hít thở sâu giúp xóa tan những phiền muộn trong tâm trí, giúp bạn tập trung, thoát khỏi sự lo lắng.

Cải thiện lưu thông máu

Thường xuyên thở sâu cải thiện việc cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Cố gắng thở sâu xuống dưới bụng của bạn để tăng cường cung cấp oxy cho các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển chung của cơ thể.

Giúp giải độc

Hít thở sâu giúp lọc rửa chất độc tích lũy từ cơ thể của bạn cũng giống như việc bạn uống nước lọc.

Thư giãn và giảm đau cho cơ thể

Thở sâu tạo ra endorphines (chất giảm đau tự nhiên) cho cơ thể. Nó cũng giúp thư giãn cơ bắp, một nguyên nhân chính của lưng, cổ và đau dạ dày. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít thở sâu cũng có thể có lợi người bị hen suyễn.

Giảm huyết áp

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet, các bệnh nhân tim mạch thở nông khoảng 12-14 hơi/ phút (6 hơi thở mỗi phút được xem là tối ưu) có nhiều nguy cơ thiếu oxy trong máu, có thể làm giảm xương cơ và chức năng chuyển hóa, dẫn đến teo cơ. Các bài tập thở sâu thường xuyên đã được chứng minh giúp làm giảm huyết áp.

Cải thiện thể chất và tinh thần

Thở sâu làm tăng mức độ oxy trong máu, tăng cường sức khỏe bằng nhiều cách khác – làm chậm nhịp tim của bạn, cải thiện lưu thông máu, hạ huyết áp và giúp tiêu hóa. Tất cả điều này sẽ giúp cải thiện thể chất và tinh thần chúng ta.

Thư giãn ruột

Các nghiên cứu đã cho thấy hít thở sâu giúp thư giãn ruột trong việc di chuyển bên ruột. Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối với đi tiêu thì hãy thử hít hơi thật sâu trong khi bạn đang trong nhà vệ sinh.


Vì sao ta cần phải tập YOGA?

Ai cũng biết Yoga rất tốt cho sức khỏe nhưng Yoga thực sự tốt như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
  • Về mặt sức khỏe
- Làm tăng sự dẻo dai: Quá trình co giãn các cơ theo một phương pháp mới sẽ giúp bạn trở nên thật dẻo dai và mang đến sức chịu đựng cao cho cơ và các khớp xương. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy được sự uyển chuyển của các cơ trong cơ thể, lưng, vai và hông.
- Tăng cường sức mạnh: Các tư thế của yoga đòi hỏi sự tập trung trọng lượng vào toàn bộ cơ thể theo những cách thức mới, ví dụ như quá trình đứng thăng bằng một chân (Tư thế Tree Pose) hay chỉ vào một phần cánh tay (Tư thể gập người xuống và nâng người bằng cánh tay: Downward Facing Dog). Một vài bài tập khác cũng đòi hỏi các động tác chậm và độ bền cao.
- Giúp cơ săn chắc: với một cường độ luyện tập thường xuyên và bài bản, yoga hoàn toàn có thể giúp bạn đạt được sự săn chắc cho các cơ trong cơ thể.
- Giảm thiểu sự đau nhức: Sự dẻo dai và độ bền sẽ giúp ngăn ngừa các cơn đau nhức ở vùng lưng. Nhiều người phải chịu những cơn đau nhức do phải ngồi sử dụng máy tính và lái xe nhiều. Điều này thường gây ra sự đè nặng vào xương sống và vấn đề này sẽ được sớm giải quyết với yoga. Yoga cũng có thể ngăn cản các nguy cơ gây ra các loại đau nhức khác.
- Điều hòa nhịp thở tốt hơn: Hầu hết chúng ta cho rằng quá trình trao đổi khí chỉ là sự hít thở không khí vào trong phổi mà không cần quan tâm phải hít thở như thế nào.Nhưng những bài tập thở của Yoga được gọi là Pramayama sẽ tập trung vào hơi thở và sẽ chỉ rõ cho chúng ta biết cách thở tốt hơn bằng phổi. điều này rất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, những cách thở này cũng sẽ giúp làm thoáng đường thở bằng mũi và điều hòa hệ thống trung ương về mặt lo lắng, điều này có ý nghĩa rất lớn không những về mặt sức khỏe mà còn cả về mặt tinh thần.
  • Về giá trị tinh thần
- Đạt được sự điềm tĩnh cao: Các bài tập của Yoga Asana có những tác dụng rất rõ rệt. Quá trình tập trung vào những gì đang làm sẽ mang đến hiệu quả trong việc tập trung tư tưởng. Yoga cũng sẽ giới thiệu cho bạn những kĩ thuật thiền định, ví dụ như làm cách nào để bạn thở tốt hơn và suy nghĩ một cách thoải mái, điều này sẽ giúp tinh thần thật nhẹ nhõm.
- Làm giảm bớt căng thẳng: Các bài tập vật lý có tác dụng làm giảm tối đa sự căng thẳng. Vì yoga đòi hỏi sự tập trung cao nên mọi buồn phiền căng thẳng trong cuộc sống sẽ nhanh chóng bị lãng quên trong suốt quá trình bạn tập yoga. Điều này tạo nên sự nguồn năng lượng mới để loại bỏ sự căng thẳng và xem xét mọi chuyện một cách thận trọng hơn. Đặc biệt không gian tập yoga cũng có ảnh hưởng đến việc giảm bớt sự mệt mỏi , quên đi những chuyện buồn trong quá khứ và tiếp tục tin tưởng vào tương lai.
- Nhận thức được vẻ đẹp của cơ thể: Tập yoga sẽ làm cho bạn cảm thấy yêu thích chính bản thân mình hơn. Bạn thường luyện tập các động tác nhẹ và tinh tế, chính điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung của bạn. Dần dần, điều này sẽ làm cho bạn ngày càng tự tin hơn về thân hình của chính mình.

(Theo HanhPhuc*GiaDinh)


Thở theo phương pháp khí công

N
gười phương Đông có nhiều phương pháp rèn luyện cổ truyền như YOGA, thái cực quyền, khí công và có thể gọi chung là phương pháp dưỡng sinh. Đây là phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe, tăng khả năng thích nghi giúp con người có khả năng thể lực và trí lực cao nhất, tiêu hao năng lượng tiết kiệm nhất trong mọi lao động nặng nhọc phức tạp nhất.

1. Tại sao phải tập thở ?

Người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở.
Người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán “hô” là thở ra, “hấp” là hít vào). Bình thường hô hấp đựoc duy trì bởi trung tâm tự động.

Nhưng hô hấp cũng luôn biến động để đảm bảo nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sống của con người luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trừơng xung quanh. Thiên nhiên vốn đã có rất nhiều biến động ảnh hưởng đến con người, ví dụ như: thời tiết, khí hậu, thổ nghi, nhưng môi trường xã hội, nhất là xã hội công nghiệp có quá nhiều căng thẳng, gò ép, độc hại sinh ra các bệnh được gọi là “bệnh của văn minh” như: uể oải, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, giảm sức chú ý, dễ bị kích thích cáu gắt, lo âu, trầm cảm, cao huyết áp hoặc giảm huyết áp, rối loạn dẫn truyền điện tim, điện não mất ổn định, viêm loét dạ dày tá tràng, lão hóa sớm. Các chứng bệnh này thừơng được chăm chữa bằng thuốc men nhưng nhiều khi không giải quyết được căn nguyên lại có nhiều tác dụng phụ, gây tâm lý tiêu cực phụ thuộc vào thầy vào thuốc. Nhưng rất tiếc việc ỷ lại vào thuốc men vào các tiến bộ y sinh học, thậm chí cả lòng tin tưởng vào phép lạ, thuốc tiên, cúng bái còn khá phổ biến trong cộng đồng. Việc điều chỉnh, rèn luyện bản thân để thích nghi với môi trường còn rất bị coi nhẹ. Việc tuyên truyền, học tập các kiến thức có liên quan đến sức khỏe còn rất hạn chế.


Người phương Đông có nhiều phương pháp rèn luyện cổ truyền như YOGA, thái cực quyền, khí công và có thể gọi chung là phương pháp dưỡng sinh. Đây là phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe, tăng khả năng thích nghi giúp con người có khả năng thể lực và trí lực cao nhất, tiêu hao năng lượng tiết kiệm nhất trong mọi lao động nặng nhọc phức tạp nhất. Đồng thời dưỡng sinh xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao ý chí và bản lĩnh ứng xử, làm giảm các cảm xúc âm tính (buồn lo, tức giận), tăng các cảm xúc dương tính (vui vẻ, rộng lượng, vị tha, hướng thiện), bảo vệ, lập lại cân bằng âm dương (mất cân bằng âm dương là nguyên nhân của mọi loại bệnh tật). Vì vậy dưỡng sinh không chỉ cần thiết với người già, người có bệnh mà nó còn cần cho cả những người khỏe nhất và chính dưỡng sinh tạo ra những người khỏe nhất.

Luyện tập dưỡng sinh là để chủ động điều chỉnh hoạt động của cơ thể. Chúng ta không thể chủ động điều khiển được tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chẳng hạn như tim đập nhanh hay chậm, dạ dày co bóp hay không thì ta không trực tiếp điều chỉnh được. Nhưng phần nào, ít hay nhiều, ta có thể điều khiển được 3 khâu trong hoạt động của chúng ta là hơi thở, ý nghĩ và hoạt động cơ bắp (tức là luyện khí, luyện ý và luyện hình). Luyện khí là cơ bản cốt lõi, luyện ý cũng phải thông qua luyện khí và muốn phát huy hết hiệu quả của luyện hình cũng phải kết hợp với luyện khí.Con người sống trong xã hội thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại gây nên rối loạn tâm lý, trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 5000 năm đạo YOGA đã xác định rằng con người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là khâu then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, tác động qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật.

Từ truớc công nguyên, sách NỘI KINH TỐ VẤN đã viết: “hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém”. Do vậy , ta cần phải thở sâu, rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí; dưỡng thần tích cực, dự phòng tích cực thì ít khi dùng đến thuốc.


2. Thở như thế nào cho đúng?


Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị tác động của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng thêm thể tích lồng ngực về phía dưới và tống khí thở ra triệt để hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.Thở bụng có tác dụng độc đáo ở chỗ vận động được khí của vùng đan điền được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trọng lực) và chứa các cơ quan có hoạt lực cao nhất với những cảm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết , tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở) mà nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ đảm bảo được điều hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dưỡng cho các cơ quan ở các vùng trên, trong đó các cơ quan có chức năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.

Ngoài ra, phía trên lồng ngực , hai vai gắn với hai cánh tay phải đảm đương nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.

Hơi thở phải nhỏ và êm, liên tục và nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tùy theo cảm giác, nhu cầu và quá trình luyện tập phải ngày một chủ động, làm nhịp tim chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều oxy hơn; trái lại, ngồi yên mà đưa vào nhiều oxy quá, khử đi nhiều khí cacbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm và độ kiềm tăng quá mức (mất cân bằng kiềm toan) sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy, cần thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để tác động ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Khi đã điều hòa được nhịp thở thì hoạt động của các cơ quan, bộ phận dần dần cũng được điều hòa, cân bằng trở lại.

Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: ý thức con người thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, do đó cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, nhưng không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì “thân nhàn tâm bất nhàn”. Thở là biện pháp sinh lý, tự nhiên nhất để ta tập trung vào nó khiến quên đi các kích thích bất lợi. Người Châu âu cũng có quan niệm là làm chủ được hơi thở của mình là làm chủ được tình thế. Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều oxy mà điều quan trọng hơn là đảm bảo cho cơ thể sử dụng oxy hợp lý nhất. Ở tế bào các chất dinh dưỡng, nhờ phản ứng oxy hóa - khử tạo ra năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn quá trình oxy hóa- khử, chống lão hóa. “Chuyên khí chí nhu” là chuyên tâm về khí để cơ thể được thư giãn, mềm mại như trẻ thơ. Thân thể trẻ thơ là một thể thuần dương nên khí vượng, khí vượng thì huyết đầy đủ. Khí huyết càng đầy đủ thì gân bắp càng mềm dẻo. Từ tráng đến lão, khí huyết ngày càng giảm, gân bắp ngày càng thoái hóa. Như vậy đường lối dưỡng sinh là thực hiện sự nhu nhuyễn, kéo dài thời gian xung khí của giai đoạn tráng niên và trì hoãn giai đoạn suy thoái của tuổi già.
(Theo Health &Family)