Bạn ăn gì vào buổi sáng sớm trước khi đi làm? Điều
đó có thực sự quan trọng đối với bạn hay không? Bạn có nghĩ là bữa điểm
tâm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần làm việc của bạn suốt ngày
không? Ở
đây thì sẽ không có câu trả lời cho những câu hỏi đó! Nhưng bạn có thể
được "nhìn thấy" 50 món ăn điểm tâm rất đầy đủ bổ dưỡng, nào mời bạn
"thưởng thức"!Điểm tâm Việt Nam có phải là cháo lòng & dầu cháo quẩy? Hay là phở hoặc bánh mì thịt + cà phê ?
Theo các sách phúc âm, Tiệc Ly là bữa ăn sau cùng Chúa Giê-xu
chia sẻ với các môn đồ trước khi ngài chết. Tiệc Ly cũng là tiêu đề của
nhiều tác phẩm hội họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci. Theo các học giả, bữa ăn là dịp kỷ niệm Lễ Vượt qua, cử hành vào tối thứ Năm trước khi Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên thập tự giá vào thứ Sáu. Quan điểm này dựa trên ký thuật của các sách Phúc âm Nhất lãm, nhưng theo ký thuật của Phúc âm John (Gioan hoặc Giăng),
Tiệc Ly được tổ chức trước Lễ Vượt qua, như vậy Chúa Giê-xu trút hơi
thở cuối cùng ngay vào thời điểm giết con chiên trong lễ Vượt qua (ký
thuật này được chấp nhận bởi Chính Thống giáo). Một số tín hữu Cơ Đốc
tin rằng, qua sự xem xét cẩn trọng các ký thuật của các sách phúc âm,
thời điểm tổ chức bữa Tiệc Ly là vào thứ Ba, và Chúa Giê-xu chịu đóng
đinh vào thứ Tư.
Trong bữa Tiệc Ly, khi cầm bánh và rượu nho, Chúa Giê-xu bảo các môn đồ, "Hãy làm điều này để nhớ đến ta", (1 Cor 11.23-25).
Theo truyền thuyết, Tiệc Ly được tổ chức tại một nơi ngày nay gọi là Căn phòng Tiệc Ly trên núi Zion, ngay bên ngoài bức tường của Cổ thành Jerusalem.
Hồi niệm Tiệc Ly
Tín hữu Công giáo tưởng nhớ Tiệc Ly là sự kiện Chúa Giê-xu thiết lập hai bí tích: Thánh Thể và Truyền chức thánh, trong khi tín hữu Kháng Cách (Protestant) xem sự kiện này là "sự khởi đầu của Giao ước mới", đã được tiên báo bởi Tiên tri Jeremiah, được làm ứng nghiệm bởi Chúa Giê-xu tại bữa Tiệc Ly, khi Ngài phán "Hãy
lấy ăn đi, (bánh) này là Thân thể Ta, vỡ ra vì các ngươi. Hãy lấy chén
và uống; (rượu nho) này là Huyết Ta, đổ ra cho nhiều người để được tha
tội". Nhiều tín hữu Cơ Đốc xem việc tưởng nhớ với Bánh và Rượu nho
là sự ứng nghiệm cho ý nghĩa tiên báo của lễ Vượt qua, vì Chúa Giê-xu Cơ
Đốc đã trở nên "sinh tế Lễ Vượt qua của chúng ta, đã hi sinh vì chúng ta" (1Cor. 5.7). Như thế, dự phần vào lễ Vượt qua nay trở nên dấu hiệu của Giao ước mới, trong sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của nghi thức này.
Cơ Đốc giáo tiên khởi đã thiết lập lễ tưởng nhớ trong hình thức của bữa ăn được gọi là "tiệc thương yêu" (agape feast). Agape trong Hi văn
có nghĩa là yêu thương, theo ý nghĩa tình yêu thiên thượng hơn là tình
yêu của con người. Tiệc yêu thương là bữa ăn cộng đồng, mỗi người đem
thức ăn của mình đến để chia sẻ với người khác trong một căn phòng
chung.
Nghi thức thờ phượng này được thể hiện trong lễ Misa
theo truyền thống Công giáo, Giáo nghi Thần thượng trong Chính Thống
giáo, hoặc lễ Vượt qua Cơ Đốc trong các giáo hội khác. Trong nghi thức
thờ phượng này, Công giáo và Chính Thống giáo cử hành Bí tích Thánh thể (Eucharist). Eucharist trong Hi văn là eucharistos có nghĩa là tạ ơn.
Thuật ngữ Tiệc Thánh (Holy Communion) được sử dụng trong nhiều truyền thống Cơ Đốc khác, nhấn mạnh đến bản chất của thánh lễ, như là "sự thông công mật thiết" giữa Thiên Chúa và con người, điều này chỉ có thể thực hiện được qua sự chết hiến tế của Chúa Giê-xu.
Xuân đã đến rồi, tuyết mới vừa tan hết, nhường chỗ cho những khóm
hoa crocus đủ màu sắc thật đẹp. Mới chỉ có vài ngày mà phong cảnh thay
đổi hẳn, nắng Xuân làm cho mình có cảm giác như được sống lại (Phục sinh) sau những tháng đông dài.
Chúc các bạn một mùa Xuân vui tươi, tràn đầy hy vọng.
Nachting All Serenade- .pps Nhạc Xuân rất êm dịu André Rieu- Hoa Tulipe, thủy tiên, hoa magnolia, muscari .......
Vườn Thái Cực
VÀO HẠ
Làn gió nóng thổi nhẹ toát mồ hôi
Nhắc cho ta mùa hạ đã đến rồi
Nơi công viên gái trai dìu nhau bước
Tình mặn nồng trao đổi môi kề môi
Ôi tuổi thanh xuân yêu nhau say đắm
Chợt thoáng nhìn kỷ niệm sống trong tôi.
Thuở ban đầu dệt đầy mơ với mộng
Mùa hạ về anh rủ em đi câu
Ngồi bên nhau đợi cá cũng thật lâu
Vui , kiên nhẫn dù phải chờ phải đợi
Thời gian trôi mình mặc kệ thời gian
Sao thuở ấy chúng mình 'cool' thế nhỉ !
Lâu lắm rồi mình cũng chẳng đi câu
Âu kiên nhẫn không còn như 'thuở ấy'
Nay điền viên, yêu cây kiểng trồng hoa
Vườn thái cực, vườn Zen ta gầy dựng.
Chim chóc tới lui, hót vui nắng sáng
Cà phê đắng nhấm nháp dưới nắng mai
Khoan thai ta dạo bước trong vườn thiền
Mùa hạ đến, thú điền viên an lạc.
CANADA 20/06/2011
Kim Đoan
Thu đến
Mấy đêm nay giá lạnh
Có nắng ấm ban mai
Rừng phong như chuyển sắc
Nàng Thu vừa xuất hiện
Áo nàng vàng xanh đỏ
Hòa mình với cỏ thơm
Tia nắng sớm chiếu vào
Sao em lộng lẫy thế
Đầy nét đẹp kiêu xa
Nhưng thoáng nét dịu hiền.
Làm anh đây ngẩn ngơ
Mơ hình ảnh năm xưa
Được cùng em chung bước
Lá vàng nhè nhẹ rơi
Tiếng bước chân trên lá
Xào xạc như lá bay
Anh nhẹ ghì vai em
Hôn lêntrên mái tóc
Em quay sang trách yêu
Nhìn anh em mỉm cười
Dịu dàng em khẽ nói
Anh đừng trêu em nhé !
Lòng luyến những mê say
Ôi cảm giác ngất ngây
Nhẹ nhàng nhưng khó tả.
Đang mơ hay hiện thực
Đừng giải đáp em yêu
Thời gian nên chậm lại
Nàng Thu cứ cùng anh
Mộng mộng mơ mơ mãi
Làm sao ta giữ lại
Sắc đẹp nào cũng phai
Còn chăng là kỷ niệm
Giấc mơ Thu kéo dài.
Cảm hứng trước cảnh thu thơ mộng, ' Thu đến ' gợi nhớ thuở ban đầu trong rừng thu, Thu đẹp, Thu quyến rũ nhưng cũng báo hiệu cho ta những giây phút huy hoàng, sặc sỡ và nghĩ tiếp đến chỉ cần một vài đêm lạnh
Với Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, Giáo Hội mời gọi ta bước vào Tuần Thánh. Tuần Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa Chúng ta đã bắt đầu.
Hôm nay Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, mang lại Ơn Cứu Độ cho con người. Nhìn bề ngoài, việc tiến vào thành Giêrusalem giữa đám đông dân chúng nô nức phất cao cành lá, giữa tiếng tung hô vang dội: “Hoan hô Con Vua Đavít”. Điều này có vẻ như là một cuộc vinh quang toàn thắng. Nhưng thực ra đây lại là việc mở màn cho cuộc Thương Khó. Đây cũng là một việc mỉa mai nhất vì hôm nay dân chúng giơ cao tay tung hô chúa, nhưng chỉ mấy ngày sau, cũng chính những cánh tay ấy lại được giơ cao để hò hét lên án Chúa. Và có lẽ đây cũng là giai đoạn bi thương nhất của cuộc Thương Khó. Bởi vì Chúa biết rõ rằng trong niềm phấn khởi chóng qua của dân chúng, đã chất chứa một sức phản bội với những tiếng kêu gào và những bàn tay nắm chặt đưa lên cao: “Đả đảo! đả đảo! Đóng đinh nó vào Thập giá!”
Rước lá đi theo Chúa Giêsu trong vài giờ không phải là một điều khó khăn lắm. Đi theo Chúa giữa lúc Ngài bị mọi người bỏ rơi và lên án, điều đó còn khó hơn nhiều. Tin Mừng không thấy nói đến một người nào dám lên tiếng bênh vực cho Chúa Giêsu, mà chỉ thấy người ta bênh vực cho Baraba, lên tiếng đòi phóng thích cho tên trộm cướp mà thôi.
Nếu người kitô được định nghĩa là người đi theo Chúa Giêsu, thì chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều cảm nghiệm về những khó khăn vất vả trên đường theo Chúa. Con đường bước đi theo Chúa có lúc vui, lúc buồn. Chắc hẳn ta phải có mặt trong đám đông hoan hô Chúa khi Ngài vào thành Giêrusalem, và cũng không thể vắng mặt khi Ngài hấp hối trên thập giá.
Hãy thử bình tâm để hỏi lại lòng mình: Nếu tôi sống tại Giêrusalem trong thời Chúa Giêsu , tôi sẽ là ai ? Sẽ đứng trong nhóm người nào? Tôi sẽ có thái độ nào trước bản án của Giêsu? Tôi sẽ là Simon vác đỡ thánh giá cho Chúa ? Sẽ là Phêrô chối Chúa ? Sẽ là Giuda bán Chúa ? Sẽ là Philatô dửng dưng rửa tay trước kẻ vô tội ? Sẽ là các vị thương tế và kinh sư âm mưu cáo gian để kết án Chúa? Sẽ là những người dân thấp cổ bé miệng, bị thúc dục và lôi kéo vào trong đám đông để hò hét “ Giết! Giết!! Giết nó đi!!! Hãy đóng đinh nó vào thập giá!”
Bạn thân mến! Trong tuần thánh nầy, mời bạn cùng với tôi, chúng ta hãy dành thời giờ để đọc lại một cách chậm rãi cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Hãy canh thức với Chúa trong vườn Cây Dầu. Hãy bước đi theo Ngài qua từng chặng đường, từ tòa án đạo đến tòa án đời. Hãy cùng đi với Ngài, cùng vác với Ngài cây thập tự của chính mình để cùng đi với Ngài ra pháp trường, và hãy ở lại thật lâu với Ngài trên Núi Sọ… Đừng theo Chúa như một người xa lạ, bởi lẽ mọi sự Ngài chịu là vì bạn và tôi. Bởi lẽ Ngài thương yêu ta, hy sinh mạng sống của Ngài vì ta…
Trong cuộc khổ nạn của Chúa, ta bắt gặp rất nhiều tình huống tăm tối của cuộc đời: vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết..v..v.. Nhưng trên hết, ta gặp được một tình yêu. Tình yêu vô cùng lớn lao của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau trở thành giá trị cứu độ. Vậy ta hãy cảm nếm thật sâu nỗi khổ đau thân xác và tinh thần của Chúa Giêsu, nhưng đừng quên nhận ra tình yêu bao la tiềm ẩn trong từng phản ứng, từng lời nói của Ngài.
Ước gì ta có thể đón nhận những gai góc của cuộc đời với thái độ của Chúa Giêsu. Càng suy nghĩ về cuộc khổ nạn, ta sẽ thấy mình càng yêu thánh giá của Chúa hơn, càng yêu thánh giá của mình hơn và càng kính trọng thánh giá của người khác nhiều hơn.
Hãy cảm nghiệm sâu xa tình yêu bao la của Giêsu dành cho đời ta. Hãy để cho tâm tình, lời nói và hành động của Ngài thấm nhuần và biến đổi đời ta. Bạn nhé !
***
Lạy Chúa Giêsu,
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Cây Dầu, xin ban cho con sức mạnh để đối diện với những khó khăn vất vả trong cuộc sống.
Vì Chúa chịu sỉ nhục và bị nhạo báng, xin cho con luôn biết khiêm nhượng và vâng phục.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề , xin cho con biết noi gương bắt chước Chúa, biết can đảm chấp nhận vác lấy thập giá của đời mình.
Vì Chúa bị lột áo, xin cho con biết cởi bỏ những đam mê yếu hèn của kiếp người, biết mặc lấy tâm tình thống hối và yêu thương.
Vì Chúa bị đóng đinh, xin cho con đóng đinh tính xác thịt của con vào thánh giá Chúa.
Vì Chúa đã giang tay chết trên thập giá, xin cho con biết qúy trọng Ơn Cứu Độ vì Chúa đã chết để cho con được sống, để con được hưởng nhờ Ơn Tái Sinh mà Chúa đã hứa ban, Amen .
Tổng hợp từ R. Veritas
(BĐ1: Isaiah 50:4-7 - BĐ2: Phil 2:6-22 - PÂ: Mc.14,1-15.47)