mardi 31 juillet 2012

Bộ sưu tập chim giấy

Phạm Hạnh sưu tầm

Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 1

  Chú chim vùng Nam Mỹ đáng yêu

Bộ sưu tập chim giấy

Bộ sưu tập chim giấy tinh tế, với đủ các màu sắc thể hiện tài năng khéo léo của nhà thiết kế Diana Beltran Herrera.
Có lẽ hiếm có ai có một niềm vui thích tạo nên những chú chim giấy xinh xắn, rực rỡ và đầy cuốn hút như nhà thiết kế Diana Beltran Herrera đến từ đất nước Colombia. Bằng trí sáng tạo thông minh cùng bàn tay khéo léo, Diana đã tỉ mẩn cắt ghép và sắp xếp nên những tác phẩm đầy tuyệt vời để trang trí thêm cho không gian nhà đẹp thật sinh động và độc đáo.
Hãy cùng ngắm nhìn bộ sưu tập chim giấy rực rỡ sắc màu, biết đâu nó sẽ tạo cảm hứng cho bạn thử mày mò tự tay làm nên những đồ trang trí bằng giấy xinh xinh.

Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 2
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 3
Những cành cây cũng được tạo nên đầy tỉ mỉ
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 4
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 5
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 6
Chim hút mật
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 7
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 8
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 9
Dưới ống kính vạn hoa
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 10
Hoa và chim, ai đẹp hơn?
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 11
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 12
Chim nhí nhảnh làm tổ
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 13
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 14
Nụ hôn bất ngờ
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 15
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 16
2 chú chim âu yếm
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 17
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 18
Chim "chồng" bắt sâu cho chim "vợ"
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 19
Tròn mắt mê đắm chim giấy siêu đẹp - 20
Một tác phẩm khá hoành tráng

lundi 30 juillet 2012

Vidéos Truyện Kiều – Chinh Phụ Ngâm

+ 100 vidéos Truyện Kiều – Chinh Phụ Ngâm



Truyện Kiều

77 bài hát với 3254 câu thơ.

Thơ : Nguyễn Du (1766-1820)
Nhạc : Quách Vĩnh Thiện









Truyện Kiều – N.77 Bài cuối cùng – Chữ Tài Chữ Mệnh – Talent and Destiny :


Truyện Kiều – N.77 Bis – Chữ Tài Chữ Mệnh – Version Vọng Cổ – Talent and Destiny – Version Classic  :


Trong nỗ lực bảo tồn kho tàng văn hóa Việt Nam,
ông Quách Vĩnh Thiện, một kỹ sư tin học
và cũng là một nhạc sĩ ở Pháp, đã bỏ ra thời gian 5 năm,
để phổ nhạc cho tác phẩm  
KIM VÂN KIỀU

của văn hào Nguyễn Du.

Radio SBS Australie - Tiếng Việt do Vũ Nhuận

thực hiện ngày

14 Décembre 2010 – Phần 1


21 Décembre 2010 – Phần 2


28 Décembre 2010 – Phần 3





Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne



Truyện Kiều – 01. Thúy Kiều, Thúy Vân – Mélodie Slow Rock  :

Truyện Kiều – 02. Thanh Minh Đạp Thanh – Mélodie Bossa Nova :

Truyện Kiều – 03. Hồng Nhan Bạc Mệnh – Mélodie Disco :

Truyện Kiều – 04. Kim Trọng – Mélodie Pop Ballade :

Truyện Kiều – 05. Gặp Gở Làm Chi – Mélodie Boléro :

Truyện Kiều – 06. Kiếp Nhân Duyên - Mélodie Arpège:

Truyện Kiều – 07. Mộng Triệu Mạch Tương - Mélodie Slow  :


Truyện Kiều – 08. Kim Trọng , Thúy Kiều - Mélodie Ballade  :

Truyện Kiều – 09. Rày Gió Mai Mưa - Mélodie Tango :

Truyện Kiều – 10. Lượng Xuân - Mélodie Ballade  :

Truyện Kiều – 11. Lửa Hương  - Mélodie Boléro :

Truyện Kiều – 12. Lòng Xuân - Mélodie Cha Cha Cha :

Truyện Kiều – 13. Chung Tử Kỳ - Mélodie Bossa Nova :

Truyện Kiều – 14. Liêu Dương - Mélodie Soul, Ballade :

Truyện Kiều – 15. Ba Đông - Mélodie Slow Rock  :

Truyện Kiều – 16. Bên Tình Bên Hiếu - Mélodie Cha Cha Cha :

Truyện Kiều – 17. Ép Cung Cầm Nguyệt - Mélodie Lambada :

Truyện Kiều – 18 – Tơ Duyên - Mélodie Pop Music :

Truyện Kiều – 19. Mảnh Hương Nguyền - Mélodie Pop Marley :

Truyện Kiều – 20. Mã Giám Sinh - Mélodie Cha Cha Cha :

Truyện Kiều – 21. Tú Bà - Mélodie Slow Rock, Ca Trù :

Truyện Kiều – 22. Đoạn Trường - Mélodie Ballade :


Truyện Kiều – 23. Gương Nhật Nguyệt - Mélodie Rock :

Truyện Kiều – 24. Lầu Xanh - Mélodie Pop Rock :

Truyện Kiều – 25. Phong Trần - Mélodie Salsa, Flamenco:

Truyện Kiều – 26. Túc Nhân - Mélodie Samba :

Truyện Kiều – 27. Buồn Trông - Mélodie Ballade / Jazz :

Truyện Kiều – 28. Sở Khanh - Mélodie Bossa Nova :

Truyện Kiều – 29. Phù Dung - Mélodie Tango:

Truyện Kiều – 30. Quyến Gió Rủ Mây - Mélodie Slow / Twist :

Truyện Kiều – 31. Tống Ngọc Tràng Khanh - Mélodie Mambo:

Truyện Kiều – 32. Chương Đài - Mélodie Slow / Rock:

Truyện Kiều – 33. Thúc Sinh - Mélodie Slow:

Truyện Kiều – 34. Phận Bèo Mây - Mélodie Slow / Swing :

Truyện Kiều – 35. Đêm Ngắn Tình Dài - Mélodie Ballade / Salsa:

Truyện Kiều – 36. Tay Đã Nhúng Chàm - Mélodie Bolero / Mambo :

Truyện Kiều – 37. Tài Tử Giai Nhân - Mélodie Flamenco:

Truyện Kiều – 38. Yếm Thắm Trôn Kim - Mélodie Slow Rock / Twist :

Truyện Kiều – 39. Trăng Hoa - Mélodie Bossa Nova / Salsa:

Truyện Kiều – 40. Càng Mặn Càng Nồng - Mélodie Samba :

Truyện Kiều – 41. Lâm Tri - Mélodie Rock and Roll :

Truyện Kiều – 42. Phi Phù Trí Quỷ - Mélodie Slow / Pop Rock :

Truyện Kiều – 43. Tam Đảo Cửu Tuyền - Mélodie Boston / Valse :

Truyện Kiều – 44. Túc Trái Tiền Oan - Mélodie Ballade / Rock Lente :

Truyện Kiều – 45. Tương Phùng - Mélodie Moderator / Rock :

Truyện Kiều – 46. Phách Lạc Hồn Xiêu - Mélodie Slow / Rock :

Truyện Kiều – 47. Loan Phòng - Mélodie Arpège / Pop Rock :

Truyện Kiều – 48. Trạc Tuyền - Mélodie Ballade / Hip Hop:

Truyện Kiều – 49. Thiếp Lan Đình - Mélodie Rock Lente / Pop Rock:

Trtuyện Kiều – 50. Kim Ngân - Mélodie Arpège / Cha Cha Cha:
















samedi 28 juillet 2012

An toàn khi đi tắm biển


Minh Tâm sưu tầm
Cẩn thận về dòng chảy xa bờ- An toàn khi đi tắm biển
Bài này copy từ bài dịch của BS Linh và BS Vũ (BVCR)...



Khi đi biển có những mối hiểm họa gây chết người. Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta nên tắm biền ở những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và tắm trong những khu vực được báo hiệu an toàn. Ngoài ra, trước khi cho con mình xuống biển, chúng ta cẩn quan sát bãi biển để tìm dòng chảy xa bờ (rip current) cũng như ước lượng độ dốc và độ sâu của bãi biển.




Dòng chảy xa bờ



Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current). (Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)








Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.

Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.


Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?

Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

Dòng chảy xa bờ có thể cực kỳ nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.

Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.

Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.

Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.





Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.




Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?


Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

• Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.


• Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn

• Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển

Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.


Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.




Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

• Bình tĩnh. Không hoảng loạn

• Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ

• Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ

• Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

• Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.

• Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.

Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm

Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 720x546.


Lời kết

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.

Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến mọi người để cùng nhau tắm biển một cách an toàn.

Trắc nghiệm:

Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây