jeudi 2 août 2012
Đau lưng
Đau lưng
BS Nguyển Ý Đức
Sau
Nhức đầu thì Đau lưng Lower Back Pain là nguyên nhân thứ nhì gây đau
cho mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi.. Chăm sóc đau lưng cũng
là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.
Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.
Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.
Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.
Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.
Lưng
là phần dưới của thân mình gồm có 5 đốt xương sống, các gân, dây chằng,
cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Các đốt xương này chịu đựng sức nặng của
phần trên của thân mình, cho nên chúng rất dễ tổn thương.
Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tủy. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.
Đau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân chính:
-căng cơ bắp-dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, nhiều xúc động mạnh…
-thoái hóa đĩa đệm.
-viêm mặt khớp xương.
Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tủy. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.
Đau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân chính:
-căng cơ bắp-dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, nhiều xúc động mạnh…
-thoái hóa đĩa đệm.
-viêm mặt khớp xương.
Ngoài ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống, nằm ngủ trong vị thế bất thường hoặc nệm quá mềm cũng là nguy cơ gây đau lưng. Nhiều trường hợp phụ nữ với nhũ hoa quá khổ cũng gây ra đau lưng vì lưng chịu một sức nặng ngoài khả năng.
Người cao tuổi thường hay bị đau lưng vì sự thoái hóa cột sống, cơ bắp dây chằng lỏng lẻo, đốt cột sống dễ bị nghiêng vẹo, đè vào dây thần kinh não tủy, gây ra đau. Với các bác, chỉ khom khom di chuyển một chậu cây cảnh hoặc cúi xuống bế đứa cháu nội ngoại cũng dễ dàng ôm lưng nhăn nhó.
Theo các nhà chuyên môn, 80% dân chúng đều bị đau lưng một vài lần nào đó trong cuộc đời. Đau lưng là lý do hàng đầu khiến cho người dưới 45 tuổi phải nghỉ việc.
Đau lưng có thể là cấp tính hoặc kinh niên.
Cấp tính thường kéo dài khoảng 4 tuần lễ còn kinh niên thì liên tục đau, có khi cả dăm ba tháng.
Những cơn đau và cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm và xế chiều. Ban đêm cơn đau khiến người bệnh khó ngủ.
Đau cũng thường thấy ở dưới chân khi đi lại hoặc đứng lâu.
Phòng tránh
Phòng ngừa có mục đích tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
1- Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.
2- Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
3- Đừng đi giầy gót quá cao, làm xương sống xiêu vẹo, yếu.
4-Giữ dáng điệu ngay ngắn.
5-Khi đứng, bụng thót phẳng , hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.
6-Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư dãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
7-Nệm xe đều gây đau lưng khi ngồi quá lâu. Nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên vật tựa; kéo ghế gần về phía trước để đầu gối cao bằng hông.
8-Nên
ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa
thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng;
9- Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.
10-Quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó..
11-Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
12-Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bẩy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
13-Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.
14-Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.
9- Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.
10-Quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó..
11-Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
12-Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bẩy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
13-Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.
14-Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.
Vài cử động để thư dãn cột sống
1-Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
2- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, dơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.
3-Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác 10 lần.
1-Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
2- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, dơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.
3-Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác 10 lần.
4-Nằm
ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai
khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhip
đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử đông năm lần.
5-Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.
5-Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.
BS Nguyển Ý Đức
mercredi 1 août 2012
Bài Giảng Của Vị Giáo Trưởng
Bài Giảng Của Vị Giáo Trưởng
Trong một thị trấn
nhỏ bên Liên Xô. Một số người Do Thái đang chờ đón vị giáo trưởng của họ. Đã
lâu lắm cộng đoàn của họ không có người lãnh đạo. Vị giáo trưởng lại cư ngụ
trong một thành phố khác. Ông chỉ đến thăm cộng đoàn nhỏ bé này mỗi năm một
lần. Ai ai cũng náo nức được gặp con người thánh thiện nổi tiếng này. Mọi người
chuẩn bị những câu hỏi mà họ sẽ lần lượt nêu lên để xin vị giáo trưởng giải
đáp.
Khi ông đến nơi, sự
căng thẳng càng hiện lên trên nét mặt của nhiều người. Ai cũng đang trong tư
thế giơ tay để đặt câu hỏi. Nhưng khi mọi người đã an tọa trong phòng họp, vị
giáo trưởng không nói lời nào. Ông đưa mắt nhìn mọi người. Một hồi lâu, ông
bỗng ngân nga một điệu nhạc. Mọi người đều bắt chước làm theo. Vị giáo trưởng
lại cất tiếng hát lên một bài ca quen thuộc. Mọi người cũng hát theo ông... Mọi
người tưởng nghi thức mở đầu ấy sẽ chấm dứt và vị giáo trưởng sẽ nói lên những
lời vàng ngọc.
Nhưng không, trái với
sự chờ đợi của mọi người, hết bài ca này đến bài ca khác, ông không ngừng bắt
lên những bài ca mới. Khi các bài ca vừa dứt, ông bước xuống khỏi bục giảng và
bắt đầu nhảy múa. Ông vừa nhảy vừa vỗ tay, không mấy chốc cả cử tọa cũng bước
ra khỏi ghế và nhảy theo ông. Tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng nhịp chân lôi kéo
mọi người vào điệu múa khiến họ không còn nhớ đến những câu hỏi mà họ đã chuẩn
bị từ mấy hôm trước. Cả cộng đoàn hòa nhịp với nhau trong đôi chân, cùng nắm
tay nhau, cùng khăng khít với nhau trong phấn khởi, vui tươi, cảm thông, hiệp
nhất...
Khi các điệu vũ đã
chấm dứt, mọi người trở về chỗ ngồi của mình. Lúc bấy giờ, vị giáo trưởng mới
lên tiếng nói và ông chỉ nói có vỏn vẹn một câu ngắn ngủi như sau: "Tôi
tin chắc rằng tôi đã trả lời cho mọi thắc mắc của anh chị em".
Cô đơn là nguyên nhân
gây ra mọi thứ xáo trộn, bệnh tật trong chúng ta. Cô đơn đưa chúng ta đến sầu
muộn. Sầu muộn đưa chúng ta đến nổi loạn. Nổi loạn đưa chúng ta đến tội ác...
Có những người bị người
khác đày đọa cô đơn, nhưng cũng không thiếu những người tự giam hãm vào cô đơn.
Nhưng đày đọa kẻ khác vào cô đơn cũng có nghĩa là cắt bớt đi một sợi dây liên
kết, là tiến dần đến chỗ cô đơn.
Để ra khỏi cô đơn, liều
thuốc duy nhất chính là làm cho người khác bớt cô đơn. Một tiếng hát vui tươi
cất lên để mời gọi mọi người cùng hát với mình, một tiếng vỗ tay tung ra để mời
gọi mọi người cùng phấn khởi với mình, một nhịp bước đưa ra để mời gọi mọi
người cùng nhảy múa với mình: khi hòa nhịp với nhau trong một niềm vui chung,
người ta sẽ xóa đi được bao nhiêu vấn đề vướng mắc trong tâm tư.
Có ra khỏi chính mình để
chia vui sẻ buồn với người, có ra khỏi chính mình để chỉ nghĩ đến những ưu tư
phiền muộn của người, có ra khỏi chính mình để lo lắng cho người, để giúp đỡ
người, chúng ta mới làm vơi đi được nỗi cô đơn của mình và cũng giúp người bớt
cô đơn.
Cho thì có phúc hơn nhận
lãnh: càng trao ban, càng ra khỏi chính mình, chúng ta mới cảm thấy vơi nhẹ đi
những ưu tư, lo lắng của mình...
Inscription à :
Articles (Atom)