vendredi 18 janvier 2013

Lời hay qua ảnh đẹp

 Lời hay qua ảnh đẹp
Tình thương có sự hiểu biết thì sẽ không tàn lụi.
 
Có ba điều khó làm:
giữ được một điều bí mật,
quên đi một sự xúc phạm
và biết dùng thời gian rỗi một cách có ích
 
Kẻ khéo thắng ở chỗ vô cùng mềm dẻo, 
chứ không phải ỷ mạnh lấn yếu
 
Biết  yêu thương vạn vật là biết tô điểm tâm hồn mình
 
Không có tình thương nào ấm áp, 
an bình như tình mẹ thương con
 
Ta chiêm ngưỡng ánh trăng vì hai lẽ:
Một là vì nó sáng, hai là vì ta không thấu hiểu nó
 
Sa mạc có thể đổi thành rừng xanh,
nhưng cá tính con người thì không
 
Sự im lặng có sức “vang” hơn cả sấm sét
 
Gia đình hòa thuận, xóm làng yên vui,
 nên quê hương thái bình
 
Chắp tay lại thì đẹp, 
nhưng mở tay ra sẽ càng đẹp hơn
 
Con ngựa tốt nhất vẫn cần roi,
con người thông minh nhất vẫn cần lời khuyên
 
Kẻ nào gieo nỗi đau cho người khác,
thì sẽ nhận lấy sự lo sợ không cùng
 
Người tìm thấy sự an bình trong gia đình,
là người hạnh phúc nhất
 
Bước chân của người hiền trí,
sẽ không mất dấu bởi thời gian
 
Có quyền thế mà không đức độ thì hại người.
Có nhan sắc mà không công hạnh thì hại mình
 
Thất bại không có nghĩa là bạn đã cúi đầu,
mà chỉ đơn giản là bạn phải đủ can đảm,
 để đương đầu với nó
Sống mà thiếu tình bạn,
chẳng khác gì cỏ cây thiếu ánh mặt trời.
 
Một trong những hạnh phúc lớn của đời sống,
 là tình bạn
và một trong những hạnh phúc lớn của tình bạn,
 là có người,
để gửi gắm một bí mật, một tâm tư 
 (Manzôni)
 
Tình yêu trong xa cách,
ví như ngọn lửa trong gió.
Gió thổi tắt ngọn lửa nhỏ,
 và thổi bùng ngọn lửa lớn.
 
Chúng ta luôn có thì giờ, 
nếu chúng ta sử dụng chúng hợp lý.
 
Đừng nên cười nhạo ước mơ của bất cứ ai!
Những người không có ước mơ chẳng có nhiều đâu!
 
Trên bước đường công tác, 
hành lý của con người cần mang theo,
đó là lòng kiên nhẫn, tính chịu đựng.
Đừng bao giờ mất kiên nhẫn! 
Đó là chiếc chìa khóa cuối cùng mở được cánh cửa!
 

jeudi 17 janvier 2013

L'UdeS contribue à 2 des 10 découvertes de l'année de Québec Science

 

Avancées en génie et en génétique

L'UdeS contribue à 2 des 10 découvertes de l'année de Québec Science

Les professeurs Sherif Abou Elela, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, et Jean-Sébastien Plante, de la Faculté de génie.<br>
Les professeurs Sherif Abou Elela, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, et Jean-Sébastien Plante, de la Faculté de génie.
Photo : Michel Caron
8 janvier 2013

L’Université de Sherbrooke s’illustre dans le cadre des 10 découvertes de l’année 2012 publiées dans l'édition de janvier du magazine Québec Science.
Les travaux de deux groupes de chercheurs se retrouvent parmi les 10 avancées scientifiques sélectionnées, soit l’équipe du professeur Jean-Sébastien Plante, pour la fabrication d’un nouveau moteur à hydrogène, de même que celle du professeur Sherif Abou Elela, qui a levé le voile sur le rôle des introns en génétique.
Ce texte a été rédigé à partir des articles du magazine, et les vidéos qui l'accompagnent ont également été produites par les équipes de Québec Science.

Un nouveau moteur à hydrogène pour révolutionner les transports

La puissance d’une Ferrari dans un moteur de seulement 12 kg. Un moteur si petit et si puissant pourrait conduire à des transports plus propres et plus efficaces. Cette invention émane du professeur Jean-Sébastien Plante et de ses étudiants Mathieu Picard et David Rancourt. «Nous sommes parvenus à fabriquer une turbine à réaction d’une grande puissance qui ne compte qu’une seule pièce mobile, résume le professeur de génie mécanique. En plus, elle brûle de l’hydrogène en n’émettant pas de gaz polluants.»
Dans les laboratoires de la Faculté de génie, l’ingénieur et ses étudiants présentent un morceau d’aluminium finement travaillé. «C’est notre prototype, dit-il. Il a démontré que le concept fonctionne très bien.» À première vue, on dirait une simple roue dentée, grosse comme une rondelle de hockey. Mais de plus près, on constate que les dents sont en fait de petites pales orientées selon des angles bien précis.
«L’air et l’hydrogène entrent d’un côté, explique David Rancourt. Il y a une chambre d’allumage. Puis, les gaz de combustion s’échappent par des fentes sur l’autre côté.» Le tout d’une seule pièce. «Notre innovation fracasse le paradigme de la turbine à gaz», s’enthousiasme Jean-Sébastien Plante.

Un mystère de la génétique : le rôle des introns

Longtemps négligés en génétique, les introns seraient des atouts essentiels pour l’adaptation et l’évolution des organismes. L’élucidation de ce mystère est attribuable à l’équipe du professeur Sherif Abou Elela, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, chercheur au Centre de recherche clinique Étienne-Le Bel du CHUS.
Les introns ont toujours été considérés comme de l’ADN poubelle. Ce sont des bouts d’ADN en apparence inutiles, disséminés dans les gènes. Lorsque la cellule exprime ces gènes sous forme de protéines, elle élimine de l’information en cours de route : les introns. Par opposition, les fragments utilisés sont appelés exons. Comme si les gènes étaient des ingrédients dans une recette de cuisine et que le chef, en éliminant quelques-uns de ceux-ci, réussissait la recette quand même.
La page couverture du magazine <em>Québec Science</em> de janvier.
La page couverture du magazine Québec Science de janvier.

En biologie, ce nettoyage se nomme épissage. Depuis longtemps, les biologistes se demandaient pourquoi les gènes avaient conservé ces bouts de recette inutiles. Chez l’homme, 95 % des gènes contiennent des introns qui doivent bien servir à quelque chose. «Pour le savoir, explique Julie Parenteau, professionnelle de recherche parmi l’équipe de Sherif Abou Elela, nous avons retiré les introns d’une centaine de gènes afin de voir comment ils se comportaient dans différentes conditions.»
En conditions normales, les levures «désin­tronisées» ont continué de croître et de se reproduire normalement. «Mais soumises à des stress, poursuit la scientifique, les cellules de levures ont moins bien réagi et ont eu des difficultés à prospérer.» Les chercheurs ont exposé les levures à différentes situations : ils les ont affamées, gavées de caféine, de sel, d’antibiotiques, etc. Les levures ont réagi au plus profond de leur bagage génétique, et c’est à ce moment qu’on a pu constater que les introns servaient à réguler l’expression de certains gènes.

Vì ngân sách cho các đại học bị chính phủ giảm đi rất nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc đào tạo sinh viên cũng như về khảo cứu. Hôm 17-01-2013 vừa qua , một cuộc biểu tình để chống đối về việc này đã diễn ra trong khuôn viên DHSherbrooke:

Hình trong báo La Tribune 18-01-2013

  • L'Université de Sherbrooke a été la première université francophone et la deuxième université canadienne à adopter le régime d'enseignement coopératif. L'Université est aujourd'hui considérée comme le chef de file de cette méthode d'enseignement qui permet à bon nombre d'étudiantes et d'étudiants d'ajouter aux connaissances théoriques reçues à l'Université une expérience pratique acquise en milieu de travail grâce à des stages rémunérés.
  • L'Université de Sherbrooke a aussi été la première au monde à offrir un cours de maîtrise en administration des affaires (M.B.A.) en français, la première au Canada à proposer une maîtrise en fiscalité, la première au Québec à proposer un baccalauréat en administration et un M.B.A. liés au régime coopératif, la première aussi à lancer une maîtrise en sciences comptables réalisable en un an et un institut d'entrepreneuriat.
  • Selon une vaste étude réalisée pour le journal The Globe and Mail en 2008 auprès des étudiantes et étudiants des universités canadiennes, l'Université de Sherbrooke est encore une fois l’université francophone la mieux cotée au Canada, et demeure, pour une septième année consécutive,l'université la plus appréciée au Québec.
  • L'Université de Sherbrooke a révolutionné la façon d'enseigner, notamment grâce à l'apprentissage par problèmes en médecine et par projets en génie.
  • L'audace porte fruit fut la thématique du 50e anniversaire de l'Université de Sherbrooke et témoignait de l'esprit créatif et audacieux des membres de la communauté universitaire.
  • L'Université de Sherbrooke a été l'hôte des Mondiaux jeunesse 2003. Cette compétition d'athlétisme a réuni 2000 athlètes de quelque 160 pays. L'Université a aussi accueilli les Championnats NACAC en 2004, une autre grande compétition sportive internationale.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

The Université de Sherbrooke is illustrated in the context of the 10 discoveries of 2012 published in the January edition of the magazine Québec Science. 
The work of two groups of researchers are among the 10 selected scientific advances, or the team of Professor Jean-Sebastien Plante, for the manufacture of a new hydrogen engine, as well as Professor Sherif Abou Elela, which lifted the veil on the role of introns in genetics.This text was written from magazine articles and accompanying videos were also produced by Québec Science teams. 
A new hydrogen engine to revolutionize transportThe power of a Ferrari engine of only 12 kg. An engine so small and powerful transport could lead to cleaner and more efficient. This invention emanates from Professor Jean-Sébastien Plante and his students Mathieu Picard and David Rancourt. "We managed to produce a reaction turbine of a great power that has only one moving part, says Professor of Mechanical Engineering. In addition, it burns hydrogen does not emit polluting gases. "In the laboratories of the Faculty of Engineering, the engineer and his students have a finely crafted piece of aluminum. "This is our prototype, he said. He demonstrated that the concept works very well. "At first glance, it looks like a simple gear, as big as a hockey puck. But a closer look reveals that the teeth are actually small blades oriented at specific angles."The air and hydrogen enter the one hand, says David Rancourt. There is an ignition chamber. Then the combustion gases escape through the slots on the other side. "The all one piece. "Our innovation shatters the paradigm of the gas turbine," enthuses Jean-Sébastien Plante. 
A genetic mystery: the role of intronsLong neglected in genetics, introns are essential assets for the adaptation and evolution of organisms. The elucidation of this mystery is due to the team of Professor Sherif Abou Elela, Faculty of Medicine and Health Sciences, researcher at the Centre de recherche clinique Étienne-Le Bel CHUS.Introns have always been considered as junk DNA. These are bits of DNA seemingly unnecessary scattered genes. When the cell expresses these genes as proteins, it eliminates information along the way: the introns. By contrast, the fragments used are called exons. As if genes were the ingredients in a recipe and the head, eliminating some of them, managed the recipe anyway.The cover page of the magazine Québec Science <em> </ em> in January.The cover page of the magazine Québec Science January.In biology, this cleaning is called splicing. Historically, biologists wondered why genes had kept these bits of useless recipe. In humans, 95% of the genes contain introns that must serve something. "To find out, says Julie Parenteau, professional research team from Sherif Abou Elela, we removed the introns of hundreds of genes to see how they behave under different conditions."Under normal conditions, yeast "désintronisées" continued to grow and reproduce normally. "But under stress, says the scientist, the yeast cells were less reacted and struggled to prosper." Researchers have exposed the yeast in different situations: they were hungry, caffeine-fed, salt, antibiotics etc.. Yeast reacted to their deepest genetic, and it is at this time we found that the introns were used to regulate the expression of certain genes.

L’Université de Sherbrooke se classe 1re au Canada et 6e au monde au classement international des universités dans le domaine du développement durable,


La valorisation de l’eau de pluie, grâce aux aménagements au cœur du Campus principal, ainsi que le soutien au transport actif, comptent parmi les éléments qui permettent à l'UdeS de se distinguer.
Photo : Michel Caron
15 janvier 2013

 http://www.usherbrooke.ca/medias/nouvelles/actualites/actualites-details/article/20616/
L’Université de Sherbrooke se classe 1re au Canada et 6e au monde au classement international des universités dans le domaine du développement durable
Le Universitas Indonesia GreenMetric World University Ranking (WUR). Avec 6796,90 points au classement global, l’institution sherbrookoise arrive 1re au Canada, devant l’Université d’Ottawa (6625,46 points) et l’Université York (6620,06 points). Le même classement place l’Université de Sherbrooke au 4e rang mondial parmi les universités situées en milieu urbain.
«C’est un immense plaisir de constater que les mesures mises en place à l’Université de Sherbrooke lui permettent de se situer parmi les universités les plus innovantes à l’échelle internationale, s’exclame le vice-recteur au développement durable, Alain Webster. Faire de nos campus de véritables laboratoires vivants de développement durable constitue également un élément central de la saine gestion des fonds publics au 21siècle et illustre la pertinence de ces approches pour l’ensemble de la société.»
L’UdeS se démarque particulièrement dans trois des six catégories, dont le GreenMetric WUR tient compte dans son évaluation : la gestion des matières résiduelles, la gestion de l’eau et le transport durable.

Eau, matières résiduelles et transport durable

Sa saine gestion de l’eau permet à l’Université de Sherbrooke de récolter la meilleure note dans cette catégorie, soit 1000 points. Le programme de gestion de l’eau, qui comporte notamment l’installation progressive d’appareils à faible débit et munis de détecteurs de mouvement sur le Campus principal, l’élimination graduelle de l’équipement utilisant l’eau d’aqueduc en continu et l’interdiction de l’arrosage extérieur, a permis à l’UdeS de se distinguer. De plus, les efforts de l’Université en ce qui a trait au respect des normes de rejet pour les eaux usées ainsi qu’à la valorisation de l’eau de pluie, grâce aux aménagements au cœur du Campus principal et à l’Oasis de verdure au Campus de Longueuil, ont été reconnus.
Le programme de gestion des matières résiduelles, qui permet à l’Université d’atteindre un taux de 80 % de mise en valeur du potentiel valorisable de ces matières, a lui aussi valu une très belle note. Les 1500 points obtenus par l’UdeS pour cette catégorie constituent la 3e meilleure note accordée par le GreenMetric WUR. La gestion des déchets dangereux, le compostage des matières organiques et le programme de traitement des matières inorganiques, qui prévoit la réutilisation, le recyclage et la valorisation de celles-ci, ont été les principaux éléments pris en compte pour le classement.
En matière de transport, les efforts faits pour diminuer le nombre de véhicules automobiles circulant sur les campus, notamment par le libre accès au transport en commun, les mesures de transport interurbain entre Sherbrooke et Longueuil, l’introduction de véhicules hybrides ou électriques et les mesures favorisant le déplacement actif, ont valu à l’UdeS la 10e note au classement.

À propos du GreenMetric WUR

Publié pour la troisième fois en janvier 2013, ce classement compare les mesures prises par les universités pour favoriser un développement durable de leurs campus ainsi que leur gestion des enjeux environnementaux. Il prend en compte un ensemble de critères couvrant plusieurs dimensions du développement durable en milieu universitaire comme la gestion de l’énergie et des gaz à effet de serre, la gestion des matières résiduelles, la gestion de l’eau, le transport durable ainsi que l’enseignement et la recherche en développement durable.
Les 215 universités participant au GreenMetric WUR sont situées dans 49 pays sur les 5 continents. La 1re place a été attribuée à l’Université du Connecticut, aux États-Unis, avec un total de 7569,39 points.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

The Université de Sherbrooke ranks 1st in Canada and the sixth in the world in international rankings of universities in the field of sustainable development,

Universitas Indonesia GreenMetric World University Ranking (WUR). With 6796.90 ranking points overall, the institution Sherbrooke comes 1st in Canada, to the University of Ottawa (6625.46 points) and York University (6,620.06 points). The same ranking places the University of Sherbrooke in 4th place among world universities located in urban areas."It is a great pleasure to see that the measures put in place at the University of Sherbrooke allow it to be among the most innovative universities internationally, exclaims the Vice-President Sustainable Development, Alain Webster. Make our campus veritable living laboratory of sustainable development is also a key element of sound management of public funds in the 21st century and illustrates the relevance of these approaches to the entire society. "The UdeS stands out particularly in three of six categories, including GreenMetric WUR into account in its assessment: waste management, water management and sustainable transportation. 
Water, waste and sustainable transportIts sound management of water allows the Université de Sherbrooke reap the highest rating in this category is 1000 points. The program of water management, which shall include the progressive installation of low-flow fixtures and motion sensors fitted on the main campus, the gradual elimination of equipment using water aqueduct continuous and the ban on outdoor watering, UdeS allowed to stand. In addition, the efforts of the University in regard to compliance with discharge standards for wastewater and the recovery of rainwater, thanks to developments in the heart of the main campus and at the Oasis green Longueuil Campus, have been recognized.The program of waste management, which allows the University to achieve a 80% rate of development of potential recoverable from these materials, has also earned a very nice note. 1500 points obtained by the UdeS for this category is the third highest rating awarded by the GreenMetric WUR. Management of hazardous waste, composting of organic materials and treatment program for inorganic materials, which includes reuse, recycling and recovery of these were major factors considered for ranking.Transportation, efforts to reduce the number of motor vehicles on the campus, including free access to public transit, intercity measures between Sherbrooke and Longueuil, the introduction of hybrid and electric vehicles and measures to promote active transportation, have earned the 10th UdeS classification score. 
About GreenMetric WURPublished for the third time in January 2013, this ranking compares the measures taken by universities to promote sustainable development of their campus and their management of environmental issues. It takes into account a set of criteria covering several dimensions of sustainable development in academia as energy management and greenhouse gas emissions, waste management, water management, sustainable transport and education and research in sustainable development.The 215 participating universities GreenMetric WUR are located in 49 countries on 5 continents. 1st place was awarded to the University of Connecticut, USA, with a total of 7569.39 points.

Sống đạo

 
 Lẽ sống 17-01
 
 Có hai sự kiện xem ra tương phản nhau: tại Tây Phương, nhiều nhà thờ bị đóng cửa hoặc đem ra bán đấu giá, vì giáo dân không đủ cấp số hoặc không còn người lui tới nhà thờ. Trong khi đó thì tại Việt Nam, nhu cầu sửa chữa hoặc xây nhà thờ mới mỗi ngày một gia tăng.
 Có thể có hai quan niệm sống đạo đằng sau hai sự kiện ấy. Nhiều người Tây Phương cho rằng sống đạo là sống Công Bình và Bác Ai, chứ không nhất thiết phải đến nhà thờ. Trong khi đó thì có người lại trách cứ rằng nhiều người Việt Nam chỉ giữ đạo hình thức, họ thích biểu dương tôn giáo, họ thích rước sách, họ đọc kinh làu làu, họ siêng năng đến nhà thờ, nhưng họ xem thường những đòi hỏi của Công Bình và Bác Ai.
 Kỳ thực, giữ đạo trong nhà thờ mà không sống đạo bên ngoài nhà thờ là một thiếu sót, nếu không muốn nói là một thái độ giả hình mà Chúa Giêsu đã lên án gắt gao. Nhưng sống Công Bình và Bác Ai mà không múc lấy sức sống từ việc gặp gỡ Chúa nơi nhà thờ cũng là một thiếu sót. Người Kitô đích thực múc lấy sức sống từ Đức Kitô và diễn đạt sức sống ấy qua cuộc sống thường ngày. Có nhà thờ để cầu nguyện nhưng cũng có chợ đời để gặp gỡ Chúa. Người Kitô hướng về Trời cao, nhưng vẫn còn bám lấy cõi Đất. Người Kitô đến nhà thờ, mà để quay trở lại cuộc sống. Và cuộc sống cũng sẽ trở nên cằn cỗi, nếu nó không được nuôi dưỡng bằng lương thực Thần Linh.
 "Hãy trở nên những viên đá sống động". Đó là ơn gọi của người Kitô chúng ta. Hãy trở thành những viên đá sống động không chỉ để xây dựng ngôi nhà thờ bằng gỗ đá, nhưng là để xây ngôi Đền Thờ của cuộc sống. Cuộc sống có trở thành Đền Thờ để gặp gỡ Chúa qua những gặp gỡ với tha nhân, qua những xây dựng Hòa Bình và yêu Thương, thì Đền Thờ gỗ đá mới sống động.
 Phạm Anh sưu tầm

mardi 15 janvier 2013

Bình An Cho Các Con

  Lẽ sống 15-01
Bình An Cho Các Con
 
Có lần người ta hỏi đại thi hào Dante của nước Italia rằng: đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống. Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau: "Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm: đó là sự bình an".
 Đó là điều mà chúng ta vẫn cầu xin cho người quá cố: trên bia mộ nào, chúng ta cũng luôn ghi lời cầu xin: xin cho họ được an nghỉ nghìn thu. Phải chăng trong cuộc sống hiện tại thế này, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được hòa bình và an nghỉ? Trong những phút giây cuối đời, Chúa Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta: "Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban tặng cho các con".
 Thế giới của chúng ta dường như chưa bao giờ được hưởng những giây phút thái bình thực sự. Hòa bình chỉ là những khoảnh khắc tạm bợ đầy những rình rập của chiến tranh và lo sợ.
 Trước Chúa Kitô 600 năm tai Roma, một đền thờ đã được xây lên để kính nhớ thần Janus, vị thần mà người ta đã lấy tên để đặt cho tháng đầu tiên trong năm. Theo ước mong của toàn dân trong đế quốc La Mã, đền thờ này chỉ được mở cửa trong thời bình. Trong vòng 600 năm ấy, dường như các cửa của đền thờ này chỉ được mở trong ba giai đoạn ngắn ngủi. Cánh cửa Hòa Bình đóng mãi đối với con người ở mọi thời đại. Thời đại nào thế giới cũng mong đợi hòa bình, thời đại nào con người cũng mong đợi hòa bình. Khát vọng của Hòa Bình ăn rễ sâu trong lòng người, ngay cả những người suốt đời chỉ gieo rắc chiến tranh và đau thương cho người khác. Chúng ta thích khung cảnh tịch mịch thư thái, chúng ta ngây ngất trước ánh bình minh tươi sáng, chúng ta vui thỏa trước buổi chiều tà êm ả, chúng ta yêu thích những cánh hoa tươi mát v.v… Chúng ta thán phục những con người luôn tỏ ra bình thản trước những hoàn cảnh xáo trộn. Chúng ta đi tìm những tư tưởng bình an, những dòng nhạc êm dịu, những con người hiền lành.
 Chúa Giêsu đã nói đến hai chữ bình an không biết bao nhiêu lần. Ngày Ngài sinh hạ, các Thiên Thần loan báo sứ điệp của bình an. Ngài là Vua của những người xây dựng Hòa Bình.
 Thánh Phaolô luôn mở đầu và chấm dứt các lá thư của Ngài bằng những lời cầu chúc bình an nồng nhiệt nhất.
Sách Lẽ Sống

Những thực phẩm cần kiêng kỵ sau khi ăn trứng

 Những thực phẩm cần kiêng kỵ sau khi ăn trứng

Không ăn đường, uống sữa đậu nành, uống trà, ăn thịt ngỗng... sau khi ăn trứng để tránh gây hại cho sức khỏe.

1. Không ăn đường
Ngoài việc không chế biến trứng cùng với bột ngọt, chị em cũng không nên nấu chín trứng cùng với đường và không nên dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Một số người còn giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng. Điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.

2. Không nên ăn hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. 
Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g  muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

3. Không uống sữa đậu nành
trung-jpg-1357658669_500x0.jpg
Không nên uống sữa đậu nành sau khi ăn trứng. Ảnh: skdd
Mỗi buổi sáng, đa số các bà mẹ đều chuẩn bị cẩn thận bữa ăn sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ sáng sớm, không ít bà mẹ có thói quen chuẩn bị trứng chiên và sữa đậu nành cho con. Trẻ con cũng thường có thói quen uống sữa ngay sau khi ăn trứng để đỡ khát.
Sữa đậu nành có chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Nhưng sữa đậu nành cũng chứa trypsin, chất có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể. 
Khi ăn trứng với sữa đậu nành, protein trong trứng có thể được kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa
Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn. Trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
5. Không dùng các loại thuốc chống viêm
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa. 
6. Không uống trà sau khi ăn trứng
Không ít người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.
Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein làm chậm hoạt động của ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư, tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Ngọc Lê (Theo Medicine)

dimanche 13 janvier 2013

10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh não bộ

 

(Dân trí) - Tích cực hoạt động không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe và sự nhanh nhẹ mà còn giúp bộ não xử lý thông tin mau lẹ hơn. Dưới đây là một số “bài tập” đơn giản giúp bạn duy trì sức mạnh não bộ và tăng cường trí nhớ để tận hưởng cuộc sống.

1. Môn học nghệ thuật

 10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh não bộ
Nghệ thuật là một hình thức thức tập luyện tuyệt vời cho não, nó không chỉ tăng cường hoạt động của phần não ít vận dụng ngôn từ mà còn kích thích tính sáng tạo, kỹ năng uyển chuyển và tư duy logic. Do vậy, nghệ thuật khuyến khích não bộ phát triển tư duy sáng tạo trên nhiều khía cạnh.

2. Tăng cường vốn từ vựng

Bạn hãy học thêm từ mới, đăng ký nhận tin tức, thường xuyên đọc các bài báo và liệt kê lượng từ mới bạn chưa biết. Bằng cách đó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng khi trò chuyện với sếp, tăng cường trí nhớ và bồi đắp vốn từ vựng.

3. Sử dụng tay không thuận

 10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh não bộ
Bạn thường sử dụng tay thuận để thực hiện các công việc đơn giản không đòi hỏi sự tập trung, tuy nhiên bạn hãy thử sử dụng tay không thuận để ăn hoặc đánh răng…vv. Việc sử dụng tay không thuận đòi hỏi sự tập trung cao độ và tạo cơ hội để não bộ vận động nhiều hơn.

4. Tính nhẩm

Bạn nên tập luyện tính nhẩm thay vì lạm dụng máy tính hỗ trợ tính toán hàng ngày. Sẽ rất khó khăn để thực hiện các phép tính đơn giản trong đầu khi bạn lớn tuổi và bạn phải “cầu cứu” máy tính. Tính nhẩm là một cách đơn giản giúp não bộ luôn vận động.

5. Nghe bài hát yêu thích nhiều lần

 10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh não bộ
Nếu yêu thích một bài hát đặc biệt, bạn hãy lắng nghe bài hát đó nhiều lần để giúp não bộ làm quen với giai điệu và dần dần ghi nhớ nhạc điệu của toàn bộ bài hát. Điều này sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ của não.

6. Thực hiện nhiều công việc một lúc

 10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh não bộ
Thực hiện cùng một lúc các công việc như sử dụng máy vi tính, nghe nhạc, giải bài tập toán…vv đòi hỏi bạn phải tập trung. Tất cả những công việc này thường là đơn giản nếu làm riêng rẻ nhưng nếu thực hiện cùng một lúc sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu bạn lơ là. Do vậy đây được xem là một cách rèn luyện sự tập trung cho não bộ.

7. Học thêm một ngôn ngữ mới
  
Học thêm ngoại ngữ mới trở thành một bài tập rất tốt cho não bộ và tạo ra cơ hội thăng tiến tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Hơn nữa, những người biết nhiều ngoại ngữ trở thành mục tiêu săn tìm của các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và là một cách khôn khéo giúp não bộ “bận rộn”.

8. Lựa chọn bản đồ - tạm ngừng GPS

10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh não bộ
 
Công nghệ GPS tỏ ra rất hữu ích khi bạn đặt chân đến một vùng đất xa xôi, tuy nhiên, bạn dần trở nên phụ thuộc vào công nghệ và mất đi khả năng phân tích của mình. Bạn hãy lựa chọn bản đồ để xác định vị trí thay vì sử dụng tiện ích GPS, điều này giúp phát huy kỹ năng phân tích và trí tưởng tượng của bạn.

9. Thư giãn bằng trò chơi điện tử

Bạn hãy thử tham gia các trò chơi điện tử mỗi khi rảnh rỗi. Khá nhiều trò chơi điện tử như trò giải ô chữ đòi hỏi người chơi phải phán đoán, tuy duy qua đó giúp não bộ phát triển.

10. Hạn chế sử dụng danh mục mua sắm

Bạn thường liệt kê những thứ cần mua trước khi đi shopping để tránh bỏ sót những vật dụng cần thiết. Tuy nhiên, bạn hãy thử bỏ qua thói quen hữu ích này và tạo cơ hội cho não bộ hoạt động tích cực hơn. Ban đầu, bạn có thể bỏ quên một vài thứ, nhưng khi đi qua các kệ hàng, bạn sẽ dần nhớ ra mọi thứ cần mua mà không cần danh mục mua sắm.

Anh Khôi
Theo healthmeup
Hiền sưu tầm

samedi 12 janvier 2013

Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa ?



 Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa ?



Những lần lang thang trên web tôi bắt gặp những câu như : Huế có bao nhiêu chùa? Có mấy cây cầu bắt qua sông An cựu ? Quả thật rất khó trả lời. Hoặc chỉ một câu hỏi đơn giản thôi : Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa ?



Chắc rằng khá nhiều người dân Huế chẳng trả lời đúng câu hỏi này, mà chỉ cố gắng nhớ lại những cổng thành mình đã đi qua. Hàng ngày người ta có thể qua lại rất nhiều lần ở các cửa thành nhưng ít có ai lại từng nghĩ đến việc thống kê một con số như vậy, cũng như việc bạn thường xuyên đến nhà người bạn thân của mình nhưng bất chợt ai hỏi nhà bạn ấy số bao nhiêu, tôi chắc rằng không phải ai cũng trả lời đúng.
http://ihue.org/wp-content/uploads/2012/11/cua-ngan.jpg
Thể Nhân Môn – Cửa Ngăn (mặt phía trong kinh thành)
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau đi thăm tất cả các cổng của Kinh thành Huế nhé. Bắt đầu từ cửa Thể Nhân, là cửa thành còn giữ nguyên được hình dáng và kiến trúc ban đầu cho đến hết 13 cửa lớn nhỏ của Kinh Thành Huế.
cua ngan Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Của Ngăn năm 1926 (mặt phía ngoài kinh thành)

Thể Nhân Môn có tên thường gọi là cửa Ngăn, nằm phía Nam, bên trái Kỳ Đài của Kinh Thành. Phần vòm cửa được xây dựng năm 1809 dưới thời vua Gia Long, vọng lâu bên trên được xây dựng vào năm 1829 dưới thời vua Minh Mạng. Lúc đầu có tên là Thể Nguyên, sau khi xây vọng lâu thì cải thành Thể Nhân. Nhân dân quen gọi là cửa Ngăn Dưới để phân biệt với cửa thành Quảng Đức là cửa Ngăn Trên.
quangduc 1 Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Cửa Quảng Đức – Cửa Sập
Phía bên phải di tích Kỳ Đài là Cửa Quảng Đức nằm ở mặt Nam của Kinh Thành. Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lâu được xây dựng vào năm 1829, thời Minh Mạng. Trận lụt năm 1953, đã quét sập đổ hoàn toàn bộ phận vòm cửa và vọng lâu, vì thế dân chúng vẫn quen gọi là cửa Sập. Trong chiến sự năm 1968, cửa bị phá hoại nặng nề, và cấm không cho ra vào. Năm 1998, cửa được phục chế lại.
Hai cửa này dành cho vua và hoàng gia ra vào. Mỗi lần vua và hoàng gia ra thành, triều đình cho lính ra đóng lại, ngăn không cho dân chúng đi qua. Sau khi vua và hoàng gia trở vào trong Nội rồi thì hai cửa bị ngăn ấy mới được mở ra lại để cho dân chúng đi như thường. Trận lụt năm 1953 làm sập cửa Ngăn Trên nên từ đó dân chúng gọi là cửa Sập. Và cửa Ngăn Dưới thì được gọi là cửa Ngăn cho gọn như ngày nay.
CuaNhaDo Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Chánh Nam Môn – Cửa Nhà Đồ (hiện đang được trùng tu)
Nhìn ảnh chắc hẳn bạn có thể hình dung được chiều dày của vòng thành
Bên trái cửa Quảng Đức là cửa Chánh Nam Môn nằm ở phía Nam Kinh Thành, cuối đường Nguyễn Trãi, dân gian vẫn gọi là cửa Nhà Đồ. Cửa này nay chỉ cho phép lưu thông một chiều từ đường Nguyễn Trãi ra đường Lê Duẩn. Phần cửa vòm được xây dựng năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lầu bên trên được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 10, tức năm 1829. Lúc đầu, phía bên ngoài cửa có cục Tượng Ty, hay còn gọi là Đồ Gia, là kho chứa vật dụng, binh khí, dịch nôm na hai chữ Đồ Gia là Nhà Đồ, vì thế cửa Chánh Nam còn có tên gọi là cửa Nhà Đồ. Trận lũ năm 1953, đã làm sập phần vòm và vọng lâu bên trên cửa Nhà Đồ.
thuongtu Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Đông Nam Môn – Cửa Thượng Tứ (phía bên trong thành)
Bên phải cửa Ngăn là cửa Cửa Thượng Tứ có tên chữ là Đông Nam Môn, nằm ở góc Đông Nam Kinh Thành, nay chỉ lưu thông một chiều từ đường Trần Hưng Đạo đi vào đường Đinh Tiên Hoàng, bên ngoài là phường Phú Hoà, bên trong là phường Thuận Thành. Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809 dưới thời vua Gia Long, vọng lầu được xây dựng vào năm 1829, thời vua Minh Mạng. Sở dĩ cửa có tên gọi là Thượng Tứ ngày xưa, ở gần bên trong cửa thành này (khoảng vị trí trường Trần Quốc Toản hiện nay), triều đình đã thiết lập một cơ quan tên là Viện Thượng Tứ, chuyên trông coi việc nuôi ngựa để kéo xe cho vua.
CuaHuu Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Tây Nam Môn – Cửa Hữu (vọng lâu và vòm cửa bị sập)

Cửa Hữu, có tên chữ là Tây Nam Môn, nằm ở phía Tây Nam của Kinh Thành, ở đầu đường Yết Kiêu. Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809, dưới thời vua Gia Long; vọng lâu được xây dựng năm 1829, thời Minh Mạng. Đêm mồng 5/7/1885, vua Hàm Nghi đã xuất bôn từ cửa này ra khỏi Kinh Thành, để ban hịch Cần Vương. Chiến sự năm 1968, đã làm sập vọng lâu và vòm cửa.
Tay CuaChinh Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Cửa Chánh Tây

Cửa Chánh Tây nằm ở phía Tây Kinh Thành, trên đường Thái Phiên, TP Huế. Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809, dưới thời  vua Gia Long, vọng lầu bên trên được xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng. Trong chiến sự năm 1968, nơi đây từng là cửa ngõ giao tranh ác liệt, cửa bị tàn phá hoàn toàn phần vọng lầu phía trên, sau đó bị cấm đi lại. Nay cửa đã được tu sửa.
dongba Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Chánh Đông Môn – Cửa Đông Ba (hiện đang được tu sửa)

Cửa Đông Ba có tên chữ là Chánh Đông Môn, tức cửa nằm ở phía Đông Kinh Thành, cuối đường Mai Thúc Loan, thành phố Huế. Địa danh này phát xuất từ tên của pháo đài Đông Hoa có từ thời Gia Long. Đến đầu thời Thiệu Trị, vì triều đình kiêng dùng tên húy của mẹ nhà vua là bà Hồ Thị Hoa, cho nên đổi tên thành Đông Gia. Nhưng nhân dân quen gọi là Đông Ba. Phần cửa vòm được xây dựng từ năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lầu được xây dựng năm 1824 dưới thời Minh Mạng. Ngày 5/7/1885, nơi đây đã diễn ra trận giao tranh ác liệt giữa quân Pháp và quân triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy. Trong chiến sự năm 1968, bom đạn đã đánh sập phần vọng lầu làm hư hại nặng nề cửa chính Đông Ba.
CuaAnHoa Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Tây Bắc Môn – Cửa An Hòa

Cửa An Hoà có tên khác là Tây Bắc Môn, cửa nằm ở góc Tây Bắc của Kinh Thành, nối từ đường Nguyễn Trãi ra thẳng đường Tăng Bạt Hổ. Phần vòm cửa được xây dựng năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lâu được xây dựng vào năm 1831, thời vua Minh Mạng. Người dân Huế gọi là cửa An Hòa vì trước mặt cửa thành này là làng An Hòa và chợ An Hòa.
cuabac 21409 Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Đông Bắc Môn – Cửa kẻ Trài

Đông Bắc Môn có tên gọi dân gian là cửa Kẻ Trài, nằm ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, bên bờ Tây của sông Đông Ba. Phần vòm cửa được xây dựng vào năm 1809, dưới thời Gia Long, vọng lầu được xây dựng vào năm 1824, dưới thời vua Minh Mạng. Ngày xưa, Kẻ Trài là tên một xóm ở phía trước cửa thành, nơi đây có chợ Mới, có Hàng Bè, có phố Đông Hội, thương nhân Bắc kỳ đưa  hàng hoá vào buôn bán, họ làm lều quán lúp súp, thành những dãy nhà trài hai bên bờ sông, dân bản địa thường gọi là Kẻ Trài, từ đó cửa Đông Bắc cũng có tên là Kẻ Trài.
cuachanhbac Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Chánh Bắc Môn – Cửa Hậu
Chánh Bắc Môn tục gọi là Cửa Hậu, vì nó tọa lạc tại mặt sau của Kinh Thành. Cửa Hậu nằm cuối đường Đinh Tiên Hoàng, nhìn ra đường Tăng Bạt Hổ. Phần cửa vòm được xây dựng năm 1809 dưới thời Gia Long. Vọng lầu được xây dựng vào năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng. Sau khi thực dân Pháp chiếm kinh thành Huế (1885), cửa Chánh Bắc (Mang Cá lớn) và cửa Trài (Mang Cá nhỏ) bị đóng kín để lập đồn Mang Cá. Do hậu quả của chiến tranh và thiên tai cửa đã bị hư hại, nên suốt 116 năm hai cửa này vẫn chưa được khai thông. Hiện nay, cửa Chánh Bắc đã khai thông trở lại.
Ngoài 10 cửa nêu trên còn có 1 cửa nhỏ khác không thông ra ngoài là Trấn Bình Môn.
tran binh mon Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Trấn Bình Môn thông đến Trấn Bình Đài ( đồn Mang Cá)
Trấn Bình môn thuộc vòng tường thành của Kinh thành không phải là cửa thông ra ngoài thành mà là thông đến Trấn Bình đài là pháo đài phòng thủ của Kinh thành. Cửa này đươc trổ ra ở giữa đoạn thành nối hai pháo đài Bắc Định và Đông Bình (của Kinh thành) lại với nhau. Ngay trước mặt cửa là một chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào, dùng để nối liền mạch giao thông giữa hai địa phận của thành chính và thành phụ.

Và 2 cửa đường thủy : Tây Thành Thủy Quan và Đông Thành Thủy Quan.
Tay ThuyQuan Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Tây Thành Thủy Quan (còn gọi là cống Thủy Quan)
Tây thành Thủy Quan là cửa đường thủy thông giữa sông Ngự Hà trong kinh thành với sông đào Kẻ Vạn khu vực Kim Long. Phía bên ngoài thành là cầu Thủy Quan (QL1A đoạn đi qua Thành phố).
Dong CongLuongY Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?
Đông Thành Thủy Quan (vẫn thường gọi là Cống Lương Y)
Đông Thành Thủy Quan cũng là một cửa thủy thông giữa sông Ngự Hà với sông đào Đông Ba, phía Đông kinh thành. Sông Ngự Hà, ban đầu mang tên Thanh Câu dài khoảng 3.600m, chảy vắt ngang qua mặt hậu trong lòng Kinh Thành theo hình thước thợ. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), sông được cải tạo và đổi tên thành Ngự Hà, nối liền Tây Thành Thủy Quan với Đông Thành Thủy Quan, thông nước từ sông Hương qua sông đào Kẻ Vạn với sông đào Đông Ba rồi chảy về ngã Bao Vinh hợp lưu cùng sông cái đổ nước ra cửa Thuận An.
Cửa này thông ra phía bên ngoài thành qua cầu Thanh Long (đường Huỳnh Thúc Kháng), cây cầu này là nơi mà trong cuộc binh biến 1885 Tôn Thất Thuyết đã bố trí mai phục để chặn quân Pháp từ Tòa Khâm sứ bên kia sông Hương qua ứng ứng cho đồn Mang Cá. Hồi ấy, khi đọc xong tiểu thuyết lịch sử “Huế 1885″ của Thái Vũ, mỗi lần qua đây tôi đều ngoái nhìn cửa thủy thành, cố hình dung ra cảnh chiến đấu hào hùng của hơn 100 năm về trước.
slide0005 Kinh thành Hu¿ có bao nhiêu cía ?


Nguyễn Văn Liêm
Ngọc Tuyền chuyển