WYD: lịch sử cây Thập Giá
và bức Linh Ảnh Đức Mẹ Quan Phòng cuả giới trẻ
Trần
Mạnh Trác
Nguồn: Vietcatholic News
|
Ngày 6 tháng 7 vừa qua, hai biểu tượng cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) là cây thập giá* và bức linh ảnh ĐM đã được rước về Rio de Janeiro.
*(gọi là thập giá (cross) thay vì thánh giá (crucifix) vì không có tượng Chuá bị đóng đinh)
Hai
biểu tượng đã mau chóng trở thành biểu tượng cuả giới trẻ, được du hành
vòng quanh Thế Giới đã 30 năm, di chuyển bằng mọi phương tiện từ máy
bay cho đến thuyền đánh cá, từ xe hơi cho đến xe kéo chó và dừng chân ở
mọi ngõ ngách từ các đại thánh đường nguy nga cho đến những nhà tù tăm
tối, từ các trung tâm thương mại nhộn nhịp cho đến những công viên quốc
gia hiu quạnh.
Đức
Tổng Giám Mục Orani Tempesta chủ sự thánh lễ tiếp nhận tại nhà thờ
chính tòa St Sebastian cho biết "kể từ Tháng Chín năm 2011, (hai biểu
tượng) đã du hành khắp Brazil, đến thăm không chỉ các giáo phận nhưng
cũng tới các trường học, nhà tù, quảng trường và các bộ lạc cuả dân bản
xứ," Đức Tổng Giám Mục nói "Bằng cách này, thông điệp của Chúa Kitô đã
tới với tất cả mọi người đàn ông và phụ nữ của Brazil."
"Đây
là những biểu tượng cho thấy vẻ đẹp của đức tin Kitô giáo, sự phục sinh
của Chúa Kitô qua thập giá, qua cuộc sống của tất cả chúng ta, và cùng
một lúc niềm vui của những người trẻ, những người mà trong những năm qua
đã nhìn thấy thêm một chút gì về cuộc đời của mình, ước mơ của mình,
công việc của mình, niềm vui của mình, qua các biểu tượng này".
Khi
hàng triệu thanh thiếu niên tập trung tại đại hội Ngày Giới Trẻ ở Rio,
cây thập giá và bức linh ảnh ĐM sẽ đồng hành với họ trong mọi chương
trình sinh hoạt và sẽ đem lại nhiều ơn ích như đã từng xảy ra trong lịch
sử.
Lịch sử cây thập giá WYD
|
Cây thập giá WYD có nhiều tên gọi: Thập Giá Năm Thánh, Thập Giá Thánh Du, Thập Giá Giới Trẻ.
Cây
Thập Giá là kỷ vật cuả năm 1984, Năm Thánh Cứu Chuộc. Khi Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II quyết định rằng cần có một cây thập giá, biểu
tượng cho đức tin, đặt gần bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường
Thánh Phêrô, để mọi người có thể nhìn thấy suốt năm, thì người ta đã
dựng lên một cây thập giá bằng gỗ lớn, cao 3.8 m, đúng như ý ngài mong
muốn.
Vào
cuối Năm Thánh, sau lễ đóng cửa đền thánh (cửa giữa cuả đền thánh), Đức
Giáo Hoàng đã trao cây thập giá này cho các người trẻ trên thế giới,
đại diện bởi những thanh thiếu niên đang sinh hoạt tại Trung tâm Thanh
niên quốc tế Saint Lawrence ở Rôma. Lời nói của ngài nhắn nhủ trong dịp
này là: "Các bạn trẻ thân mến, trong dịp bế mạc Năm Thánh, tôi phó thác
cho các bạn dấu hiệu của Năm Thánh này: Thập Giá của Chúa Kitô! Hãy đưa
nó đi vòng quanh thế giới như là dấu hiệu của tình yêu của Chúa Giêsu
đối với nhân loại và loan báo cho tất cả mọi người rằng chỉ qua sự chết
và sự sống lại cuả Chúa Kitô mới có ơn cứu chuộc và sự cứu rỗi ".
Các
bạn trẻ đã thực hiện ước nguyện của Đức Thánh Cha, là đưa cây Thập Giá
đi vòng quanh thế giới. Trung tâm Saint Lawrence trở thành nhà ở của cây
thập giá mỗi khi không có chương trình hành hương.
Cuộc du hành đầu tiên là đến Munich ở Đức để tham dự "Katholikentag" (Ngày Công Giáo)
cử hành vào tháng Bảy năm 1984. Vì chỉ là một cây thập giá bằng gỗ thô
sơ cho nên lúc đầu không ai chú ý đến nó. Chỉ sau khi những quan chức
nhận ra rằng đây là một kỷ vật mà Đức Thánh Cha có lòng lưu luyến thì nó
mới được đưa lên cạnh bàn thờ cho mọi người nhìn thấy.
|
Sau
đó, cuộc du hành đã đi qua Lourdes, Paray-le-Monial và nhiều nơi ở Pháp
rồi lại về Đức một lần nữa. Khi nghe điều này, Đức Giáo Hoàng nói, "Họ
nên mang nó qua Prague cho Đức Hồng Y Tomasek". Lúc đó, Tiệp Khắc còn là
một quốc gia sau bức màn sắt và mãi đến tháng Giêng năm sau, 1985, một
nhóm thanh niên Đức mới có thể đưa cây thập giá đến Prague theo như ước
nguyện của Đức Thánh Cha.
Năm
1985 cũng là Năm Thanh Niên Quốc tế được công bố bởi Liên Hiệp Quốc, và
300.000 người trẻ đã gặp gỡ Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô
vào Chúa Nhật Lễ Lá. Cây Thập Giá một lần nữa lại xuất hiện tại cuộc họp
đó, rồi sau đó, được rước đi nhiều cuộc họp thanh thiếu niên, nhiều
cuộc hành hương, và dẫn đường nhiều đoàn rước trên đường phố của châu
Âu: Ý, Pháp, Luxembourg, Ireland, Scotland, Man-ta và Đức.
Những
sự kiện như thế dẫn tới ý tưởng tổ chức những ngày hội cho Thanh Thiếu
Niên. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố ý định tổ chức hằng năm các
Ngày Thanh Niên Thế Giới, bắt đầu mỗi năm vào dịp lễ Lá.
Thế
là Chuá Nhật Lễ Lá năm 1986, cây thập giá đã có mặt ở Rôma cho Ngày
Giới Trẻ Thế Giới lần thứ nhất, và từ đó luôn luôn đồng hành với tất cả
các Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Năm
1987 Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 2 được tổ chức tại Buenos Aires ở
Argentina vào tháng Tư. Đây là lần đầu tiên cây Thập Giá đến châu Mỹ.
Năm
1988, trong chương trình luân phiên cuả Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ
3, cây Thập Giá đã vượt Đại Tây Dương đến Steubenville Hoa Kỳ.
Năm
1989, Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 4, cây thập giá thực hiện chuyến
viếng thăm Châu Á lần đầu tiên, tới dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại
Seoul Hàn Quốc.
|
Chúa
Nhật Lễ Lá năm 1992, nhân ngày khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 7
tại Rôma, một phong tục mới khởi đầu, đó là cây thập giá đã được các
thanh niên Ba Lan trao tận tay cho ban tổ chức Ngày Giới Trẻ kế tiếp, là
các thanh niên Hoa Kỳ.
Cây
Thập Giá du hành qua toàn nước Mỹ trong năm 1993, tham dự các lễ kỷ
niệm, các cuộc biểu tình, hội nghị, hành hương, và có mặt tại Ngày Giới
Trẻ Thế Giới lần thứ 8 tổ chức tại Denver vào tháng Tám.
Chúa
Nhật Lễ Lá năm 1994, khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 9 tại
quảng trường Thánh Phêrô, một đại diện của giới trẻ Hoa Kỳ đã trao cây
thập giá cho các đại biểu thanh niên Philippines.
ở
Philippine, cây Thập Giá đã thực hiện cuộc hành hương xung quanh 79
giáo phận của Phi Luật Tân, di chuyển bằng thuyền, trên vai của các
thanh niên địa phương, hoặc bằng bất cứ phương tiện giao thông vận tải
nào có sẵn.
Năm
2001, cây Thập Giá đã bay qua Đại Tây Dương và bắt đầu cuộc hành hương
dài chung quanh nước Canada rộng lớn, di chuyển bằng máy bay thương mại,
máy bay hạng nhẹ, chó kéo xe, xe tải, máy kéo, thuyền buồm và thuyền
đánh cá. Đã đến thăm các nhà thờ giáo xứ, các trung tâm cải tạo thanh
thiếu niên, nhà tù, trường học, trường đại học, di tích lịch sử quốc
gia, trung tâm mua sắm, trung tâm thành phố, quận lỵ, hộp đêm và công
viên.
|
Cuộc
hành trình chung quanh Canada bị gián đoạn ba ngày trong năm 2002 để
người ta đưa cây Thập Giá đến Ground Zero ở New York như một dấu hiệu
của hy vọng cho người dân Hoa Kỳ sau thảm kịch 11 tháng 9.
Từ
đó cây Thập Giá đã trở thành một biểu tượng cuả hy vọng, ở đâu cũng
vậy, người ta chen nhau đến để được chạm vào nó, nắm lấy nó, và cầu
nguyện chân thành.
Có
rất nhiều người đã xúc động sâu sắc khi đứng trước cây Thập Giá. Những
năm gần đây, số nhân chứng tăng vọt có lẽ nhờ ở phương tiện Internet dối
dào. Những lời khai được lưu trữ tại Trung tâm Thanh niên Quốc tế Saint
Lawrence, và trên các ấn phẩm cuả các Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Một số
người đã thắc mắc là làm thế nào mà hai miếng gỗ có thể có tác dụng như
vậy về cuộc sống của một người., Bất cứ nơi nào nó đi qua, mọi người hỏi
rằng bao giờ nó trở lại. Người ta nhìn thấy sự hiện diện của tình yêu
Thiên Chúa. Thông qua Thập Giá, nhiều người trẻ có thể hiểu được Mầu
Nhiệm Phục Sinh và một số có thêm can đảm để lựa chọn một cuộc sống khác
tốt hơn.
Một
thanh niên trẻ tuổi Canada cho biết: "Cây Thập Giá này có một tác động
to lớn trên tất cả các quốc gia mà nó đi tới. Điều này trở thành hiển
nhiên đối với tôi qua buổi lễ trao Thập Giá từ những bạn người Ý. Họ
(các bạn trẻ Ý).. rất cảm xúc, khóc sướt mướt vì nỗi buồn phải xa rời
nó. Chúng tôi, mặt khác, cũng khóc với những giọt nước mắt mừng vui vì
chúng tôi đã nhận được một biểu tượng mạnh mẽ mà chúng tôi biết là sẽ có
ảnh hưởng đến quốc gia của chúng tôi."
Bức Linh Ảnh ĐM Quan Phòng.
|
Sau
năm 2003, cây Thập Giá không còn phải đi du hành đơn độc một mình nữa.
Nó sẽ luôn luôn được đi kèm với một biểu tượng của Đức Trinh Nữ Maria
(như chính Chúa Kitô đã đi cùng với mẹ mình trong lịch sử.)
Ngày
Chúa Nhật Lễ Lá tại Rôma năm 2003, khi đoàn đại biểu Canada trao thập
giá cho những thanh niên Đức, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trao phó
cho họ thêm một biểu tượng về Đức Mẹ.
Biểu tượng mới là một bản sao bức linh ảnh cổ có tên là Mary Salus Populi Romani (đấng quan phòng cuả nhân dân La Mã ).
Đức Giáo Hoàng nói: "Hôm nay tôi cũng phó thác cho đoàn cuả nước Đức
một biểu tượng của Mẹ Maria. Từ giờ trở đi nó sẽ đi kèm với Thập Giá cuả
Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Này, đây là mẹ của các bạn! Nó sẽ là dấu hiệu
của tình mẫu tử của Mẹ Maria ở gần gũi với những người trẻ, những người
được ủy thác, như Thánh Gioan Tông đồ đã được ủy thác, để đón tiếp Mẹ
vào trong cuộc sống của mình."
Phiên
bản gốc của Bức Linh ảnh ĐM được giữ trong Vương Cung Thánh Đường Đức
Bà Cả tại Rôma. Bức ảnh cao 5 feet rộng 3 1/4 feet (1.5m x 1m), được vẽ
trên một mặt gỗ dày (loại gỗ thông cedar).
Đây
là bức ảnh Đức Mẹ quan trọng nhất ở Rôma, mặc dù ngày nay số người sùng
kính những bức linh ảnh khác như Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có vẻ vượt trội
hơn, nhưng qua nhiều thế kỷ trước, bức linh ảnh này đã có một lịch sử
huy hoàng.
Bức linh ảnh Salus Populi Romani, đã có thời được gọi là Regina Caeli (Nữ Vương Thiên Đàng)
là một trong những bức ảnh mà theo truyền thuyết được gọi là "ảnh cuả
thánh Luca", nghĩa là do chính thánh Luca vẽ khi còn sống. Truyền thuyết
kể rằng "sau khi Chúa bị đóng đinh, Đức Mẹ dọn về ở với Thánh Gioan,
mang theo một vài món đồ yêu thích, trong số đó là một cái bàn do chính
Chuá Giêsu đóng khi còn làm việc trong xưởng thợ cuả Thánh Giuse. Thánh
Luca đã dùng chính mặt bàn này để vẽ một bức chân dung của Đức Mẹ đang
bế Chuá Giêsu hài đồng. Và Thánh Luca đã vừa vẽ vừa cẩn thận lắng nghe
những lời cuả Đức Mẹ kể về cuộc sống của con trai mình, do đó mà chúng
ta có những sự kiện Giáng Sinh được Thánh Luca ghi lại trong Tin Mừng."
Không
chắc chắn bức linh ảnh Salus Populi Romani có là bức ảnh cổ trong
truyền thuyết đó không? Những khảo nghiệm trên gỗ cho biết bức ảnh có
thể cũ từ khoảng thế kỷ thứ 5 cho đến thế kỷ 12 mà thôi, nghiã là không
cũ đủ để được ở cùng thời với ĐM và Thánh Luca.
Dù
sao thì ngay từ thời cổ bức ảnh đã được coi là kỳ diệu và đã được rước
kiệu xung quanh Rôma nhiều lần. Năm 593 Thánh Giáo Hoàng Gregory đã rước
qua mọi khu phố Rôma để cầu nguyện chấm dứt nạn dịch Black Plague. Đức
Giáo Hoàng Piô V vào năm 1571 đã cầu nguyện cho được chiến thắng trận
Lepanto và Giáo hoàng Gregory XVI vào năm 1837 đã cầu nguyện cho hết nạn
dịch tả.
Năm
1953, người ta rước ảnh Mẹ qua Rôma để khai mạc năm thánh mẫu đầu tiên
trong lịch sử Giáo Hội. Năm 1954, bức ảnh được Đức Giáo Hoàng Piô XII
trao một vương miện khi ngài thiết lập một ngày lễ mừng ĐM mới, lễ Mẹ Nữ
Vương.
Các
vị Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI đều đến viếng
linh ảnh Salus Populi Romani nhiều lần. Riêng Đức Giáo Hoàng đương kim
Phanxicô đã đến kính viếng ngay ngày đầu tiên sau khi được bầu.