lundi 25 novembre 2013
dimanche 24 novembre 2013
4 cách đơn giản dể nhớ để sớm nhận ra Đột quy (Stroke )
Nên đọc nhiều lần cho nhớ hoài.
Trong khi chờ Xe cứu thương, bình tĩnh để bấm huyệt Thiếu xung(ngón út)
Tay trái: '' áp, út '', xoắn vo đều đều (huyệt Thiếu xung)
Là phương tự cứu,rất hiệu quả
( Đã có người dạy phải lập tức xoa bóp không ngừng ngón tay út và áp út của bàn tay trái, nếu thêm được bàn chân trái càng tốt).
Theo Đông y, ngón tay út có huyệt Thiếu xung trợ tim rất nhanh.Ngày thường nên dành vài phút để dưỡng tâm (tim yếu, thần kinh yếu,tay xụi)
ĐỘT QUỴ (Tai biến mạch máu não): Xin nhớ ba chữ cái :
C, N, Đ : Cục Nợ Đời
CÁCH ĐỊNH BỆNH ĐỘT QUỴ:
Mời bạn dành một phút để đọc bài này...
Một bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta tiếp nhận bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông có thể hoàn toàn cứu được... hoàn toàn. Ông nói bạn nên biết một mẹo nhỏ để nhận ra chứng đột quỵ và đưa bệnh nhân đến chuyên viên y tế trong vòng 3 giờ đồng hồ để được cứu.
NHẬN DIỆN CHỨNG ĐỘT QUỴ
Nên cố gắng nhớ được 3 chữ : C - N - Đ.: Cục Nợ Đời
Đôi khi thật khó nhận ra dấu hiệu của sự đột quỵ. Bất hạnh thay, sự thiếu hiểu biết nhiều khi có nghĩa là tai họa. Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương nghiêm trọng não nếu như người thân không nhận ra các biểu hiện của chứng đột quỵ.
Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiện đột quỵ bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau :
C*(Cười) Yêu cầu người ấy cười.
N* (Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ : Hôm nay trời nắng.
Đ* (Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.
Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận. *911
MÁU ĐÓNG CỤC / ĐỘT QUỴ - THÊM CÁCH ĐỊNH BỆNH THỨ TƯ, NHÌN LƯỠI
Dấu hiệu Mới để nhận diện Đột quỵ... Làm ơn Thè Lưỡi Ra.
*GHI CHÚ: Yêu cầu người bệnh
thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.
Một bác sĩ tim mạch nói nếu bất cứ ai nhận được email này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể cá rằng có ít nhất một người đột qụy được cứu sống.
Trong khi chờ Xe cứu thương, bình tĩnh để bấm huyệt Thiếu xung(ngón út)
Tay trái: '' áp, út '', xoắn vo đều đều (huyệt Thiếu xung)
Là phương tự cứu,rất hiệu quả
( Đã có người dạy phải lập tức xoa bóp không ngừng ngón tay út và áp út của bàn tay trái, nếu thêm được bàn chân trái càng tốt).
Theo Đông y, ngón tay út có huyệt Thiếu xung trợ tim rất nhanh.Ngày thường nên dành vài phút để dưỡng tâm (tim yếu, thần kinh yếu,tay xụi)

ĐỘT QUỴ (Tai biến mạch máu não): Xin nhớ ba chữ cái :
C, N, Đ : Cục Nợ Đời
CÁCH ĐỊNH BỆNH ĐỘT QUỴ:
Mời bạn dành một phút để đọc bài này...
Một bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta tiếp nhận bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông có thể hoàn toàn cứu được... hoàn toàn. Ông nói bạn nên biết một mẹo nhỏ để nhận ra chứng đột quỵ và đưa bệnh nhân đến chuyên viên y tế trong vòng 3 giờ đồng hồ để được cứu.
NHẬN DIỆN CHỨNG ĐỘT QUỴ
Nên cố gắng nhớ được 3 chữ : C - N - Đ.: Cục Nợ Đời
Đôi khi thật khó nhận ra dấu hiệu của sự đột quỵ. Bất hạnh thay, sự thiếu hiểu biết nhiều khi có nghĩa là tai họa. Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương nghiêm trọng não nếu như người thân không nhận ra các biểu hiện của chứng đột quỵ.
Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiện đột quỵ bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau :
C*(Cười) Yêu cầu người ấy cười.
N* (Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ : Hôm nay trời nắng.
Đ* (Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.
Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận. *911
MÁU ĐÓNG CỤC / ĐỘT QUỴ - THÊM CÁCH ĐỊNH BỆNH THỨ TƯ, NHÌN LƯỠI
Dấu hiệu Mới để nhận diện Đột quỵ... Làm ơn Thè Lưỡi Ra.
*GHI CHÚ: Yêu cầu người bệnh
thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.
Một bác sĩ tim mạch nói nếu bất cứ ai nhận được email này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể cá rằng có ít nhất một người đột qụy được cứu sống.
samedi 23 novembre 2013
Tang lễ TT. John F. Kennedy nửa thế kỷ trước
Tang lễ TT. John F. Kennedy nửa thế kỷ
trước
- Đông đảo
nguyên thủ các nước và hàng trăm nghìn người dân đã đổ về thủ đô Washington ngày
25/11/1963 để đưa tiễn nhà lãnh đạo trẻ tuổi của nước Mỹ John F. Kennedy, 2 ngày
sau khi ông bị ám sát ở thành phố Dallas.
Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ đã bị ám sát đúng ngày này 50 năm trước (22/11/1963) tại Dallas, bang Texas khi đang thực hiện một chuyến đi chính trị. Ông qua đời khi làm tổng thống được chưa đầy 3 năm và mới 46 tuổi. Trong ảnh là phu nhân Jackie Kennedy và con gái Caroline hôn quan tài Kennedy tại Đồi Capitol ở thủ đô Washington trước tang lễ chính thức vào ngày 25/11.
Linh cữu của Kennedy được khiêng ra từ Đồi Capitol để rước
bằng xe ngựa tới Nhà Trắng.
Rất đông người dân tề tựu bên ngoài Đồi Capitol để dự lễ rước linh cữu Kennedy.
Bà Jackie mặc bộ đồ đen cùng các con trong tang
lễ chồng.
Từ Nhà Trắng, linh cữu Kennedy được rước tới nhà thờ St.
Matthew, nơi cử hành lễ tang chính thức.
Một phụ nữ lau nước mắt khi đứng bên đường chờ linh cữu của Kennedy được rước qua ở thủ đô Washington.
Linh cữu của vị tổng thống xấu số được đặt tại nhà thờ St.
Matthew trong khi Hồng y Richard Cushing cử hành tang lễ.
Sau đó linh cữu Kennedy được rước từ nhà thờ tới nơi an
táng là nghĩa trang quốc gia Arlington ở ngoại ô Washington.
Đông đảo nguyên thủ các nước đã tới Washington để dự lễ tang Kennedy, trong đó có Tổng thống Cộng hòa liên bang Đức Heinrich Luebke, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, Nữ hoàng Hy Lạp Frederika, Vua Bỉ Baudouin, Tổng thống Philippines Diosdado Macapagal, Tổng thống DDại Hàn Park Chung-hee.
Người dân xếp thành hàng dài 2 bên đường khi linh cữu của
TT Kennedy được đưa tới nghĩa trang Arlington.

Xe ngựa chở linh cữu Kennedy tiến vào nghĩa trang
Arlington.

Linh cữu của Kennedy được phủ quốc kỳ
Mỹ.
Bà quả phụ Jackie đi giữa 2 em trai chồng, Robert Kennedy
và Edward Kennedy, tiến tới nơi an táng Kennedy tại nghĩa trang
Arlington.
Các binh sĩ khiêng linh cữu cố Tổng thống từ xe
ngựa...
... vào phần mộ của Kennedy.

Quốc kỳ Mỹ được nâng lên trước khi linh cữu được hạ xuống
mộ.
Bà Jackie đứng lặng trong lễ tang
chồng.
Bà Jackie ôm lá quốc kỳ Mỹ được phủ lên linh cữu Kennedy
trước đó.

Phu nhân ông Kennedy cảm ơn mọi người sau khi lễ tang kết
thúc.
vendredi 22 novembre 2013
Tự Lực văn đoàn: Hương văn xuyên thế hệ
Tự Lực văn đoàn: Hương văn xuyên thế hệ
SGTT.VN - Nhân dịp khánh thành trụ sở mới của đại học
Hoa Sen, TP.HCM ngày 10.11, nhà báo Vu Gia sẽ có buổi nói chuyện với
sinh viên trường này về Tự Lực văn đoàn, một chủ đề mà ông đã nghiên cứu
tương đối tường tận. Một phần nội dung của buổi nói chuyện này đã được
chia sẻ với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.
Các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn được tái bản sau này.
|
Năm ngoái có một hội thảo về Tự Lực văn đoàn nhân
kỷ niệm 80 năm văn đoàn này ra đời. Anh là người đọc tham luận đầu tiên,
vậy lần này liệu có gì khác những gì độc giả đã biết?
Tham luận tôi viết năm ngoái nhân kỷ niệm 80 năm Tự Lực
văn đoàn chỉ có một chi tiết là đính chính lại lịch sử. Nó liên quan
đến vụ thơ mới đánh thơ cũ, nhất là báo Phong hoá của văn đoàn cứ nhè
Tản Đà mà “đánh”. Sau đó nhà văn Khái Hưng đến chơi hỏi Tản Đà: “Tụi tôi
nói anh như vậy anh có giận không?” – “Giận gì, cuộc đời là sân khấu,
mình là diễn viên sân khấu đó, có gì đâu mà giận!” Cho nên tới giờ cuối,
chính Nhất Linh là người kêu Tản Đà dịch thơ Đường: “Tôi dành cho anh
mỗi số một ô, anh dịch thơ Đường cho tôi”. Nhờ Nhất Linh mà mình mới có
tập thơ Đường do Tản Đà dịch và ông làm việc này cho đến chết.
Vậy anh sẽ nói điều gì cho sinh viên nghe về Tự Lực văn đoàn?
Thứ nhứt tôi sẽ nói cho họ biết trong lịch sử văn học
Việt Nam có một văn đoàn như thế. Sau 80 năm nhìn lại, người ta xác nhận
Tự Lực văn đoàn vẫn là văn đoàn duy nhất làm văn chương, sống được bằng
văn chương mà không có sự tài trợ của ai hết. Và đến ngày nay người ta
vẫn phải thừa nhận đây là văn đoàn duy nhất làm nên cuộc cách mạng văn
học của thế kỷ 20. Thậm chí phải dùng cụm từ “văn chương Tự Lực văn
đoàn” để phân biệt với những thể loại văn học khác. Đối với sinh viên,
việc cảm thụ văn chương qua những câu văn trong sáng, thấm đẫm tình yêu
quê hương của Tự Lực văn đoàn lẽ ra đã phải được thẩm thấu từ nhỏ như ở
thế hệ chúng tôi.
Thông qua buổi nói chuyện này tôi cũng muốn đề cập đến
gương tự học của các thành viên Tự Lực văn đoàn. Ông Thế Lữ, so bằng cấp
mới học tới lớp 8 bây giờ. Tú Mỡ mới xong lớp 9. Khái Hưng, Thạch Lam
mới hết lớp 11. Nhưng họ tự học tiếng Anh, chữ Hán. Ví dụ như Thế Lữ
dịch Con quỷ truyền kiếp từ nguyên bản tiếng Anh, hay sau năm 1945 ông
dịch kịch Nga, kịch Trung Quốc từ tiếng Trung. Khái Hưng dịch Mưa của
Somerset Maugham là từ tiếng Anh. Nói thêm, một số giáo sư sau này mà
tôi biết như giáo sư Lê Trí Viễn, Cao Xuân Hạo… đều tự học ngoại ngữ.
Nhờ cánh cửa sổ mở ra thế giới ấy mà họ đọc các tác phẩm nổi tiếng của
thế giới không qua văn bản dịch. Đó cũng là một lợi thế cho người viết
khi kết hợp nền văn hoá bản địa với ngôn ngữ hiện đại, tư tưởng hiện đại
của thế giới để tạo ra một dòng văn học Việt rất riêng, rất trí tuệ.
Văn chương cần tài năng, nghề này tuy không có thầy nhưng lại có rất
nhiều “thầy” ở cuộc đời, ở khắp nơi.
Tuy nhiên trong buổi nói chuyện này, tôi không phân
tích tác phẩm mà nói về văn chương Tự Lực văn đoàn đã để lại ấn tượng từ
thời trai trẻ của thế hệ chúng tôi cho đến bây giờ như thế nào.
Một cuốn sách của Vu Gia viết về tác giả Tự Lực văn đoàn.
|
Anh yêu điều gì nhất ở văn chương Tự Lực văn đoàn?
Có những câu thơ như bám vào da thịt mình mà mãi không
rớt được. Ví dụ đọc câu thơ này: “Anh đi đường anh tôi đường tôi/Tình
nghĩa đôi ta có thế thôi/Đã quyết không mong sum họp mãi/Bận lòng chi
nữa lúc chia phôi…”
(Giây phút chạnh lòng của Thế Lữ). Đọc câu thơ như thế
tưởng sáng ra được mọi thứ! Hay đọc văn xuôi, thấy quê hương mình chỗ
nào cũng đẹp. Lần đầu tiên ra Hà Nội, tôi chỉ muốn tìm đến đê Yên Phụ,
ga Thạch Lỗi, chùa Long Giáng… là những nơi mà các tác phẩm của các nhà
văn Tự Lực văn đoàn mô tả. Những gì họ viết cứ tự nhiên vào trong mình,
gắn với mình và trở thành ký ức đẹp không bao giờ quên được.
Ca dao Việt Nam có câu “Anh về để áo cho em/Để đêm em
mặc để ngày em ôm”, mùi văn của Tự Lực văn đoàn làm cho tôi và cả thế hệ
tôi vương vấn mãi. Đôi lúc căng thẳng, mệt mỏi vì đời sống này, tôi chỉ
cần đọc vài dòng tiểu thuyết của Bướm trắng (Nhất Linh), lại thấy yêu
đời. Văn chương mà trơn tuột thì mình chẳng có gì đọng lại, đọc chỉ mất
thời giờ!
Chân Triết (thực hiện)
Tự Lực văn đoàn do Nguyễn Tường Tam (Nhất
Linh) khởi xướng và thành lập năm 1934, là tổ chức văn học đầu tiên của
Việt Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện
đại, do tư nhân chủ xướng. Trong mười năm (1932 – 1942) tồn tại, văn
đoàn này với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, xuất bản sách,
trao giải thưởng... đã tạo nhiều ảnh hưởng đến văn học và xã hội Việt
Nam thời kỳ đó.
Ban đầu, bút nhóm chỉ có sáu thành viên:
Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Thạch Lam, Tú Mỡ, về sau kết
nạp thêm Xuân Diệu.
jeudi 21 novembre 2013
Tai ương đeo bám những người nhà Kennedy
Thứ tư, 20/11/2013 02:45 GMT+7
Tai ương đeo bám những người nhà Kennedy
Nhiều thành viên thuộc 4 thế hệ gia đình Kennedy chết trẻ, trong đó hai người bị ám sát, nhiều người chết vì tai nạn máy bay và không ít người kết thúc cuộc sống một cách bi thảm vì bệnh tật.
|
Kennedy
là một trong những dòng tộc danh giá nhất trên chính trường Mỹ. Gia tộc
này bắt nguồn từ cuộc hôn nhân giữa Joseph P. và Rose Fitzgerald
Kennedy. Người ta thường so sánh gia tộc Kennedy với các gia tộc danh giá khác như nhà Adams, nhà Bush hay nhà Taft.
Trong
ảnh là ba anh em trong thế hệ thứ ba của gia tộc gồm John, Robert và
Edward Kennedy. Hai trong số ba anh em này bị ám sát, trong đó tổng
thống bị ám sát John F. Kennedy là người nổi tiếng nhất của những người
mang họ Kennedy.
|
|
Joseph
P. Kennedy Jr., con trai cả của Joseph và Rose Kennedy, thuộc thế hệ thứ
hai của dòng tộc. Ông thiệt mạng năm 29 tuổi vì một tai nạn máy bay
trong Thế chiến II.
|
|
Kathleen Kennedy, em gái của cố tổng thống Kennedy, cũng thuộc thế hệ thứ ba. Bà qua đời ở tuổi 28 vì
tai nạn máy bay năm 1948. Kathleen kết hôn với William John Robert
Cavendish, hầu tước xứ Hartington, và ông này cũng thiệt mạng trong Thế
chiến II.
|
|
Tổng thống John F. Kennedy (JFK) cùng vợ Jacqueline ngay trước khi bị bắn hôm 22/11/1963. Ông qua đời ở tuổi 46.
|
|
Năm 1964, Edward (Ted) Kennedy, em trai JFK, bị thương nặng khi máy
bay riêng của ông gặp nạn ở Southampton, bang Massachusetts.
|
|
Năm 1969, Ted Kennedy khi đó là thượng nghị sĩ, lại gặp tai nạn xe
hơi khi lái xe ở Massachusetts. Người trợ lý Mary Jo Kopechne thiệt mạng
trong tai nạn. Kennedy phải đeo giá đỡ phần cổ khi tới dự đám tang của
cô Kopechne. Những tranh cãi về vụ tai nạn đã cắt đứt tham vọng trở thành tổng thống của ông.
|
|
Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy (RFK), em trai cố tổng thống
JFK, ứng viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống, bị ám sát trong bữa
tiệc vận động tranh cử tổng thống tháng 6/1968.
Sau khi giành thắng lợi trong vòng bầu cử sơ bộ ở bang California
và Nam Dakota để trở thành ứng viên đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng
thống, RFK đi vào khu nhà bếp ở khách sạn Ambassador, ở thành phố Los
Angeles thuộc bang California, và bị bắn ở đó. Ông qua đời tại bệnh viện
26 tiếng sau. Sirhan Sirhan, một người nhập cư gốc Jordan bị buộc tội
ám sát Kennedy và nhận án chung thân. Mộ của RFK được đặt trong Nghĩa
trang Quốc gia Arlington, gần mộ của người anh trai JFK. Cái chết của
hai anh em Kennedy làm dấy lên những nghi vấn và các thuyết âm mưu. RFK
hiện vẫn là một trong hai thượng nghị sĩ đương nhiệm Mỹ hiếm hoi bị ám
sát.
|
mardi 19 novembre 2013
Đích đến Cuối cùng
Tô Châu
Đích đến Cuối cùng
Tại chùa Tô Châu bên Tàu có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ
Trung, nổi tiếng là tu hành đắc đạo. Nhà sư thường bày trên
án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch
đàn, dài độ 3 tấc, có một cái nắp đậy, mở được.
Khách đến chơi trông thấy thường tò mò tra hỏi, nhà sư trả lời: "Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Tôi thực lấy làm lạ, người đời ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì... Mỗi khi có việc không được như ý, tôi cầm lấy cái quan tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy được yên ổn trong tâm hồn ngay".
Con người sở dĩ chạy theo tiền tài danh vọng đến độ chà đạp trên người khác là bởi vì con người không nghĩ đến cái chết đang rình rập sau lưng. Khi tử thần xuất hiện, thì con người không kịp mang theo bất cứ một tài sản nào. Cái chết chỉ trở thành đáng sợ khi con người còn quá nhiều dính bén đối với trần thế này. Trái lại, được ôm ấp suy ngẫm mỗi ngày, cái chết sẽ trở thành một người bạn đồng hành giúp con người vượt qua được mọi chán chường, bận tâm thái quá...
Trong tất cả mọi sự, người khôn ngoan đích thực luôn nghĩ đến cùng đích.
.
.
Máy bay không cần máy
Một sáng kiến độc đáo:
Máy bay không cần máy.
Some people have all the fun..
Quang Vinh sưu tầm |
Inscription à :
Articles (Atom)