- Amazing & beautiful flowers
dimanche 9 février 2014
Giáo dục lòng quảng đại cho con cái
GIÁO DỤC LÒNG QUẢNG ĐẠI CHO CON CÁI
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Anh em hãy cho thì sẽ
được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng
đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em
đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng
đấu ấy” (Lc 6,38).
2.CÂU CHUYỆN:
Bé Tâm 3 tuổi, mỗi khi đến trường đều mang theo
một vài món đồ chơi yêu thích và giữ khư khư món đồ chơi ấy,
không muốn cho các bạn khác mượn hay cùng chơi chung, dù nhiều
lần cô giáo đã nhắc nhở bé và dạy bé cần biết quảng đại chia sẻ
đồ chơi với chúng bạn, nhưng bé vẫn không chấp nhận với lý do:
“Đồ chơi đó của con, mẹ đã mua cho con!”. Hậu quả là các bạn nhỏ
khác trong lớp dần dần không thích chơi với bé Tâm nữa.
3.SUY NIỆM:
1) Ích kỷ là thái độ biểu hiệu tinh thần ấu
trĩ:
Theo các chuyên gia tâm lý: hầu như ai trong
chúng ta cũng ít nhiều ích kỷ, thể hiện qua hành động ngay từ bé
đã bảo vệ quyền lợi của mình và ít muốn chia sẻ những gì của
mình cho người khác. Nhưng khi lớn lên, nhờ được giáo dục từ
trong môi trường gia đình đến nhà trường và ra ngoài xã hội…
chúng ta sẽ dần dần học tập loại trừ thói xấu ích kỷ để biết
quan tâm phục vụ tha nhân. Thái độ nghĩ đến người khác được coi
là thước đo về mức độ trưởng thành nhân cách của một con người.
Những ai chỉ biết nghĩ đến mình sẽ bị xã hội đánh giá là người
ấu trĩ dù đã lớn tuổi … đang khi người nào dù ít tuổi mà biết
ứng xử vị tha sẽ được kính trọng là trưởng thành nhân cách. Ai
quên mình hy sinh cả mạng sống cho quê hương sẽ được tôn vinh là
anh hùng dân tộc, và những tín hữu sẵn sàng chịu chết vì đức tin
sẽ được Hội thánh tôn vinh lên hàng thánh nhân tử đạo.
2) Ích kỷ sẽ trở thành tội ác nếu không được
uốn nắn kịp thời:
Người ích kỷ luôn nghĩ về mình, vơ vào cho mình
những quyền lợi vật chất và tinh thần. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi
trước mắt, mà không thấy cái hại lâu dài: hễ thấy điều gì có lợi
là lao đầu làm ngay bất kể hậu quả tốt xấu. Người ích kỷ cũng
hay "suy bụng ta ra bụng người" khi cho rằng ai cũng hám lợi như
họ. Những hành động hy sinh, nhường nhịn, quên mình vị tha phục
vụ… đều chỉ là "giả dối" mà thôi. Nếu không được uốn nắn từ bé,
tính ích kỷ sẽ có nguy cơ biến tướng thành "ích kỷ hại nhân":
Chỉ vì ích riêng mà làm hại người khác: Nhẹ thì bôi bẩn ra ghế
đá công viên để bắt khách phải vào ngồi trong quán của mình như
một số quán bên Hồ Tây Hà nội, hoặc rải đinh trên đường để xe bị
thủng lốp phải đến vá tại quán sửa xe của mình. Nặng thì đốt
cháy kho hàng hay đánh chìm cả một con tàu để phi tang số hàng
đã đánh cắp…
Các bậc cha mẹ trong gia đình cần giúp con em
loại trừ thói ích kỷ và tập cho con tính quảng đại chia sẻ ngay
từ thuở thơ ấu như sau:.
3) Bảy việc nên làm để tập cho con tính quảng
đại:
1-Quan tâm giáo dục:
Ở trẻ em, chia sẻ không phải là tính cách bẩm sinh mà được hình
thành thông qua việc giáo dục của cha mẹ. Ngay từ khi trẻ còn
nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi
lớn lên chúng sẽ có thể sống nhân ái, chan hòa với bạn bè và xã
hội.
2-Giúp trẻ phân biệt “nên và không nên”:
Trước hết cha mẹ thầy cô giúp trẻ phân
biệt những gì nên và những gì không nên chia sẻ cho chúng bạn:
Chẳng hạn: khăn mặt, bàn chải đánh răng… là những đồ dùng cá
nhân, sẽ không tốt khi dùng chung. Những thứ bé nên biết chia sẻ
như: đồ chơi, kẹo bánh, truyện tranh… Đối với trẻ em lớn hơn thì
dạy chúng biết cảm thông với chúng bạn gặp khó khăn về tài
chánh, hoặc giúp nhau ôn tập bài vở...
3-Cần làm gương sáng:
Để trẻ biết chia sẻ, trước hết cha mẹ cần nêu gương sáng. Chẳng
hạn: Hãy năng chia sẻ bằng việc cho con quà bánh, năng dùng từ
“chia sẻ” để diễn tả việc mình đang làm.
4-Tập từng việc nhỏ:
Khi con đang ăn bánh hay kẹo, mẹ có thể gợi ý: “Con hãy chia cho
mẹ 1 cái nhé”. Nếu bé không muốn cho, thì hãy nhắc bé: “Con có
nhớ lần trước con đã vui thế nào khi mẹ cho con hộp kem không?
Giờ mẹ cũng sẽ rất vui nếu con cho mẹ một cái kẹo của con”.
Trước tình huống này, bé sẽ hiểu rằng sự chia sẻ sẽ làm cho
người khác được vui. Nếu bé quảng đại chia sẻ thì người khác mới
sẵn sàng chia sẻ với bé và ngược lại. Mẹ cần cho bé thấy: ở lớp
học việc chia sẻ sẽ giúp bé có thêm nhiều bạn thân hơn.
5-Khen thưởng đúng lúc:
Mỗi khi bé biết chia sẻ, mẹ nên động viên đúng lúc. “Hôm trước
mẹ rất vui khi con cho bạn Thanh mượn đồ chơi xếp hình, mẹ thấy
con và bạn ấy chơi với nhau rất vui và hai đứa đã xếp được nhiều
hình đẹp”. Như vậy, bé sẽ nhớ rằng, hành động cho mượn đồ chơi
làm cho mẹ vui, còn bé cũng sẽ vui hơn khi có bạn cùng chơi
chung.
6-Cương quyết kiên nhẫn:
Nếu bé vẫn tranh giành đồ chơi với bạn, mẹ hãy tỏ ra cương quyết
và cứng rắn hơn bằng cách đưa ra hai điều để bé tự chọn: “Con sẽ
cho bạn mượn chiếc xe lửa đó hay để mẹ sẽ cất nó đi!”. Bạn chớ
nản lòng khi thấy con bạn chưa thay đổi được bao nhiêu. Hãy kiên
nhẫn chờ đợi và tin chắc rằng: Sớm muộn gì con bạn cũng sẽ thay
đổi. Tuyệt đối không nên đánh mắng con nếu bé chưa hành xử tốt.
Sự la mắng đánh đòn sẽ chỉ làm cho con bạn thêm ương ngạnh bướng
bỉnh mà thôi.
7- Xin Chúa trợ giúp:
Giáo dục là việc bổn phận cha mẹ phải làm hằng
ngày. Tuy nhiên nếu muốn cho việc giáo dục đạt kết quả tốt thì
cha mẹ đừng quên cầu nguyện. Hãy năng cầu xin Chúa ban cho con
bạn tập được đức tính quảng đại chia sẻ để nên con ngoan của
Chúa Cha, nên môn đệ của Chúa Giê-su và trở thành anh chị em của
mọi người.
4.THẢO LUẬN: Bạn đánh giá thế nào về bảy việc
cha mẹ nên làm nói trên, để giúp con biết quảng đại chia sẻ cho
tha nhân ngay từ khi chúng còn nhỏ dại?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa. Xin giúp chúng con biết ý thức tầm quan
trọng phải tập luyện tính quảng đại cho con cái chúng con. Xin
cho chúng con biết nêu gương sáng và kiên nhẫn dạy dỗ con cái
bắt đầu từ những việc cụ thể, và biết năng cầu xin Chúa ban ơn
lành cho con cái chúng con. Nhờ đó chúng sẽ dần dần trở nên con
thảo của Chúa Cha trên trời, nên môn đệ thực sự của Chúa Giê-su,
và nên anh chị em của mọi người trong gia đình Hội Thánh.- AMEN.
Lm. Đan Vinh
samedi 8 février 2014
Vì sao chúng ta dần cô đơn?
Vì sao chúng ta dần cô đơn?
|
Nguồn: Nguyễn Thiên Ngân
|
Chúng ta ngày càng cô đơn hơn, không phải vì cuộc sống
này lạnh lùng hơn. Mà chắc bởi vì chúng ta đang dần thấy yên ổn khi chơi
với một cái máy hơn là với một con người.
Vì sao chúng ta dần cô đơn? Ảnh minh họa: Internet.
Một ngày nhìn lại, bạn sẽ thấy công nghệ
mang đến những đổi thay quá dễ sợ trong cuộc sống của chúng ta.
Sự phát triển của các ứng dụng (apps)
trên điện thoại, máy tính bảng và những thiết bị điện tử khác làm cho
đời (có vẻ như) dễ dàng hơn nhiều. Với ứng dụng, ta có thể đọc hàng
nghìn tờ báo cùng lúc; có thể mua hàng sale trước cả những đứa đang xếp
hàng trước shop; có thể điều khiển máy tính ở công ty ngay cả khi mình
đang nằm dưới bóng dừa ở Boracay; có thể biết rõ ràng cách mình mấy mét
có ai đó thích nhạc Johnny Flynn, yêu màu tím nhưng ghét thủy chung….
Hôm nọ tôi vừa xem một cái video rất dễ
sợ. Nó vẽ ra một viễn cảnh, mà có vẻ không khó khăn gì để trở thành hiện
thực nay mai. Buổi sáng bạn thức dậy, đứng trước gương thông minh chạm
chạm một hồi, nó sẽ nhắc bạn hết: hôm nay sinh nhật em A cùng lớp tiếng
Ý, hãng thời trang B đang sale… Bạn bấm nút cái bụp, sẽ kết nối được với
em A, nói chúc mừng sinh nhật.
Rồi bạn đến trung tâm thương mại. Sau
một hồi bấm nút trên màn hình thông minh để tìm chỗ đậu xe, bạn vào shop
quần áo. Bạn đặt smartphone của mình lên một cái bục, thông tin sản phẩm
trong cửa hàng sẽ mau chóng được truyền vào điện thoại, và bạn chỉ việc
chạm để chọn. Trên mặt gương của phòng thử đồ có nút camera. Bạn bấm
chụp hình sau khi thử áo, post lên Facebook, hỏi “ê nên lấy cái nào?”
rồi thì bạn bè sẽ comment ngay lập tức để cho lời khuyên.
Mua đồ xong, bạn chỉ cần bấm điện thoại
để biết cách mình năm mét về hướng đông có một cửa hàng bánh ngọt mới ra
một mẻ nóng hổi, mười bảy mét về hướng Tây Nam có tiệm cà phê đang giảm
giá 25% cho cô gái nào mặc áo hồng… Nói chung tôi kể ra nghe không hoành
tráng, có đoạn nhớ nhớ quên quên. Bạn phải coi hết cái clip đó mới thấy
đường đi nước bước cách nghĩ của con người đã bị ứng dụng thông minh
“bắt bài” kiểu gì.
Nhưng càng nhớ lại để kể tôi càng thấy
kinh hãi. Nhân vật chính trong video đó từ đầu đến cuối chỉ một mình. Cô
ta chơi hết với điện thoại đến những màn hình tương tác, không có ai bên
cạnh, vậy mà vẫn vui. Kỳ không?
Mỗi khi đi công tác, vào tàu điện ngầm,
tôi hay đứng kín đáo quan sát mọi người (ồ xin lỗi về cái tật nhiều
chuyện này). Tàu điện ngầm là nơi có nhiều người đứng tụ lại một chỗ,
không thể làm gì khác ngoài chờ đợi, nên nếu để ý, bạn sẽ có vài kết
luận về hành vi của đám đông trong một hoàn cảnh nhất định. Tôi đã từng
rút ra kết luận cho riêng mình, rằng người ta có hai thứ chủ yếu để cầm
khi đi tàu điện: một là bàn tay ai đó, hai là một thiết bị điện tử. Sau
vài năm, tôi cảm giác điều mình quan sát được đã ít nhiều thay đổi. Hiếm
hoi lắm trong đám người đang hí húi cầm điện thoại/máy tính bảng, tôi
mới thấy có người cầm một bàn tay.
Tôi không hề là một kẻ cổ lỗ sĩ phản đối
công nghệ và những bước tiến kinh hãi của nhân loại nhờ vào khoa học kỹ
thuật. Thỉnh thoảng tôi chỉ tự hỏi, không biết làm thế nào để chúng ta
có thể cân bằng giữa hai điều: Cuộc sống được che chở bởi những ứng dụng
thông minh thoải mái và cuộc sống đòi hỏi nhiều nỗ lực tự thân mà không
phải ai cũng can đảm và vui lòng đối mặt.
Chúng ta ngày càng cô đơn hơn, không
phải vì cuộc sống này lạnh lùng hơn. Mà chắc bởi vì chúng ta đang dần
thấy yên ổn khi chơi với một cái máy hơn là với một con người.
|
10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2013.
Thế giới năm nay có những thay đổi lớn: 1,2 tỷ người Công giáo đón chào Giáo hoàng đầu tiên người Mỹ Latinh, Trung Quốc chuyển mình mạnh mẽ cùng tân lãnh đạo Tập Cận Bình, chương trình theo dõi bí mật của Mỹ bị phơi bày.
1. Chuyển giao ngôi vị ở Vatican: Ngày
11/2, Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố sẽ sớm từ nhiệm. 17 ngày sau,
ông trở thành Giáo hoàng đầu tiên trong vòng 700 năm qua thoái vị. Sau
quá trình bầu chọn kín thu hút sự chú ý của cả thế giới, Giáo hoàng
Francis (ảnh) tiếp quản ngôi vị và là Đức thánh cha đầu tiên tới từ Mỹ
Latinh. Cuối năm, ông được tạp chí Time bình chọn là nhân vật có ảnh
hưởng nhất năm 2013. Ảnh: AFP.
|
2. Syria thoát cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây: Cuộc
nội chiến dai dẳng ở Syria lên đến đỉnh điểm với vụ tấn công bằng vũ
khí hóa học ở gần thủ đô Damascus ngày 21/8, mà Mỹ và các nước phương
Tây cho là hành động của chính phủ tổng thống Bashar al-Assad. Syria đối
mặt với nguy cơ bị Mỹ và đồng minh không kích, cho tới khi Nga đưa ra
đề xuất "đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình". Syria thoát cảnh chiến tranh
trong gang tấc. Ảnh:AFP.
|
3. Snowden tiét lộ chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ: Edward
Snowden, một cựu nhân viên tình báo Mỹ, được cả thế giới biết đến khi
công khai những thông tin mật về chương trình giám sát quốc tế khổng lồ
của Washington. Những tiết lộ này khiến Mỹ vừa phải tiến hành một cuộc
truy nã Snowden toàn cầu, vừa xoay xở trước những lùm xùm ngoại giao với
một loạt các nước liên quan. Ảnh: Channel4.
|
4. Tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông, Biển Đông: Đầu
năm, Philippines đưa tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra Tòa án Trọng
tài của Liên Hợp Quốc, khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ. Khi tranh chấp
giữa hai bên tại Biển Đông dần lắng xuống, Trung Quốc lại làm "dậy sóng"
ở biển Hoa Đông với việc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không. Động
thái này khiến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc phản đối gay gắt. Đồ họa: BBC/Yonhap.
|
5. Tập Cận Bình trở thành chủ tịch nước Trung Quốc: Trong
phiên họp Đại hội nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc đầu tháng 3,
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) được bầu làm
chủ tịch nước, chính thức kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực giữa
hai thế hệ lãnh đạo và mở ra trang mới trong tiến trình cải cách của nền
kinh tế thứ hai thế giới. Ảnh: AFP.
|
6. Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba: Căng
thẳng tại bán đảo Triều Tiên leo thang sau khi Bình Nhưỡng hôm
12/2 tuyên bố thử hạt nhân lần thứ ba thành công. Hành động này cùng một
loạt động thái quân sự và ngoại giao sau đó, đã đẩy hai miền Triều Tiên
đến trước bờ vực chiến tranh. Ảnh: AFP.
|
7. Siêu bão Haiyan tàn phá Philippines: Cơn
bão mạnh nhất năm 2013 đổ bộ vào quốc đảo Đông Nam Á ngày 8/11. Miền
trung Philippines bị tàn phá nặng nề, hàng nghìn người thiệt mạng và mất
tích. Theo ước tính, Philippines cần 8 tỷ USD và 4 năm để tái thiết
vùng tâm bão đi qua. Ảnh: AFP.
|
8. Triều Tiên xử tử Jang Song-theak: Người chú
quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị tử hình sau phiên tòa quân sự
đặc biệt diễn ra ngày 12/12. Ông Jang bị cáo buộc nhiều tội danh nghiêm
trọng, trong vụ thanh trừng đáng chú ý nhất kể từ khi ông Kim Jong-un
lên nắm quyền ở Triều Tiên cuối năm 2011. Ảnh: Yonhap.
|
9. Vụ đánh bom giải chạy Boston Marathon: Hôm
15/4, hai quả bom phát nổ gần vạch đích của giải chạy ở thành phố
Boston, Mỹ, khiến ba người chết và khoảng 200 người bị thương. Đây được
coi là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ
11/9/200. Hai nghi phạm sau đó được xác định là hai anh em nhà Tsarnaev,
những người Mỹ gốc Chechnya.
|
10. Nelson Mandela qua đời: Ngày
5/12/2013, cựu tổng thống Nam Phi, biểu tượng của phong trào đấu tranh
chống phân biệt chủng tộc, trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 95. Sự ra đi
của Mandela được coi là một mất mát lớn đối với người dân
Nam Phi và
toàn thế giới. Ảnh:AFP.
|
Nga thưởng đậm cho HChương vàng Sochi 2014
Bên cạnh kinh phí khổng
lồ cho một Thế vận hội, chủ nhà Nga còn hứa thưởng hơn 100.000 USD cho
mỗi VĐV giành HC vàng của đoàn này năm nay.
- Các linh vật của Olympic Sochi 2014 dưới ánh nắng mặt trời tháng hai.
- Sochi 2014 - Thế vận hội tốn kém nhất lịch sử
Đoàn Nga sẽ trao thưởng 122.000 USD cho mỗi HC vàng ở Sochi 2014. Đoàn
Mỹ không công bố số tiền thưởng nhưng tại Olympic mùa hè London 2012,
mỗi tấm HC vàng mang về cho VĐV Mỹ số tiền 25.000 USD.
Dưới đây là những con số ấn tượng khác về Olimpic mùa đông Sochi 2014:
Cấu tạo tấm HC vàng: 516 gram bạc và 6 gram vàng.
Kinh phí tổ chức: khoảng 51 tỷ USD
Kinh phí dự kiến ban đầu: 12 tỷ USD
Vận động viên: 6.000 người từ 85 nước (cộng thêm 1.650 vận động viên khuyết tật từ 45 nước)
Số môn: 15
Số nội dung: 98 (12 nội dung mới)
Số nhân viên an ninh: 25.000 người
Thời gian tranh tài: 17 ngày không tính ngày tổ chức lễ khai mạc
Số lượng súp củ cải - món ăn truyền thống của Nga - sẽ được nấu phục vụ trong thời gian Thế vận hội: 265.000 lít.
Chi phí trung bình bữa ăn trưa tại khu liên hiệp Olympic: 15 USD
Số đầu bếp, bồi bàn, đứng quầy và thu ngân: 7.000 người
Nhiệt độ trung bình tại Sochi vào tháng hai năm nay: 8,3 độ C (ấm nhất trong các kỳ Olympic mùa đông)
Sức chứa của khu liên hiệp Olympic: 75.000 người
Số tình nguyện viên: 25.000 người
Quãng đường ngọn đuốc Olympic đi qua: 40.000 km trong vòng 123 ngày
Số khán giả có thể theo dõi qua truyền hình: 3 tỷ người
Đã có 406.767 chữ ký trong tờ đơn kêu gọi chính quyền nước Nga bỏ đạo luật chống người đồng tính trước Olympic năm nay.
Bảo Lam
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/cac-mon-khac/nga-thuong-dam-cho-hc-vang-sochi-2014-2948334.html
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/cac-mon-khac/nga-thuong-dam-cho-hc-vang-sochi-2014-2948334.html
vendredi 7 février 2014
Choáng trước những con số kỷ lục về Olympic Sochi
Thứ Sáu, 07/02/2014 - 21:20
(Kienthuc.net.vn) - Với sự đầu tư mạnh tay, Thế vận hội mùa đông Sochi được coi là kỳ Olympic mùa đông tốn kém nhất trong lịch sử tính cho tới thời điểm này.
Thời khắc khai mạc Thế vận hội Sochi sắp tới gần, bầu không khí ở thành phố nghỉ mát ven biển Nga trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Tổng chi phí xây dựng các hạng mục công trình thuần thể thao hay
các cơ sở hạ tầng phục vụ sự kiện này lên tới con số 51 tỷ USD, cao gấp 4
lần so với dự tính ban đầu.
Ngoài ra, Sochi 2014 còn ghi nhận nhiều kỷ lục về trị giá những
bản hợp đồng từ các nhà tài trợ, đối tác tiếp thị hay những nhà cung
cấp. Tổng trị giá các bản hợp đồng là 1,5 tỷ USD. Riêng tiền quảng cáo
trên truyền hình, Nga đã nhận được 800 triệu USD thông qua vụ ký kết với
NBC. Chưa kể, quốc gia này còn ẵm về khoảng 500 triệu USD từ các chương
trình tiếp thị.
Ngoài ra, tình hình an ninh ở Sochi cũng là điều nhức nhối đối với
giới chức trách. Khoảng 60.000 nhân viên an ninh và binh sĩ tuần tra
khắp thành phố này. Moscow cũng mạnh tay mua sắm khá nhiều máy camera
hay các thiết bị giám sát. Với tấm visa đặc biệt, các vận động viên hay
khán giả tới xem mới có thể đi lại ở các khu vực thi đấu thuộc thế vận
hội.
Sẽ có khoảng 4.350 VĐV tới từ 85 quốc gia, 13 nghìn phóng viên và 120 nghìn du khách tập trung về Sochi trong thời gian diễn ra sự kiện thể thao này. Lần đầu tiên, ngọn đuốc Olympic được đưa vào không gian.
Hình ảnh màn bắn pháo hoa trong buổi tổng duyệt lễ khai mạc ở Thế vận hội Sochi hôm 4/2. Với công tác chuẩn bị chu đáo như vậy, nước Nga mong muốn đem đến cho bạn bè khắp năm châu một kỳ thế vận hội thành công và đầy ấn tượng.
Nguồn
Inscription à :
Articles (Atom)