jeudi 3 avril 2014

Bí quyết ăn uống tốt nhất mọi thời đại

Ảnh minh họa

 

Những hướng dẫn về chế độ ăn uống dưới đây sẽ là một lựa chọn cho bạn nếu bạn muốn luôn khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Đây cũng chính là bí quyết ăn uống mà bạn không nên bỏ qua.
Ăn uống khoa học là điều rất cần thiết cho cơ thể. Nó không những giúp ổn định sức khỏe mà còn tăng cường đủ năng lượng cho các hoạt động cơ thể và cung cấp dinh dưỡng để các bộ phận trong cơ thể thực hiện tốt các chức năng của chúng...

Vì vậy, những thực phẩm bạn ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng. Nó không những phải đảm bảo những "nhiệm vụ" trên mà còn cần hạn chế chất béo và lượng calo vào cơ thể. Nếu thực hiện tốt điều này, chứng tỏ bạn đã nắm được bí quyết ăn uống tốt nhất mọi thời đại.

Những hướng dẫn về chế độ ăn uống dưới đây sẽ là một lựa chọn cho bạn nếu bạn muốn luôn khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Chúng sẽ phát huy tác dụng rất tốt nếu bạn kết hợp cả với việc tập thể dục chăm chỉ hàng ngày.

Nếu muốn giảm cân và duy trì sức khỏe, bạn nên biết một bí quyết ăn uống tốt nhất mọi thời đại, đó là ăn bữa sáng điều độ và giảm ăn vào bữa tối.

 

- Bữa sáng: Thông thường, bữa sáng là bữa ăn chính vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể để đảm bảo các hoạt động trong ngày. Nếu nhịn ăn sáng hoặc chỉ ăn qua loa, bạn sẽ không cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Lúc này, cơ thể bạn có thể bị rơi vào tình trạng thiếu hụt oxy, dinh dưỡng, dẫn đến kiệt sức. Tế bào não đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu hụt ôxy và các chất dinh dưỡng. Nếu không ăn sáng, tình trạng đói có thể gây hại cho việc duy trì chức năng não, dẫn đến tình trạng kém linh hoạt, nhanh nhạy và chính xác.





Đặc biệt, những người thường xuyên nhịn bữa sáng còn có nguy cơ tăng cân và béo phì.
Bữa ăn sáng cũng cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng với các nhóm chất là chất bột (cơm, bún, bánh mì, bánh cuốn, phở), chất đạm (thịt, trứng, sữa, cá, đậu đỗ...), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và muối khoáng (rau và trái cây).

 
- Bữa trưa: Bữa trưa cũng vô cùng quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho các hoạt động buổi chiều của bạn vì sau nửa ngày làm việc, lượng calo trong cơ thể mà bạn đã "nạp" vào cơ thể lúc sáng đã giảm đi đáng kể. Để chắc rằng bạn đã chọn đúng phương pháp để “nạp năng lượng” cho buổi chiều, bạn nên chọn các loại thức ăn phù hợp bao gồm: giàu protein (để cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng đặc biệt kéo dài vì protein tiêu hóa chậm hơn các chất khác), sữa ít béo (để cung cấp chất đạm và canxi cho cơ thể), carbohydrates tổng hợp (giúp bạn no lâu hơn và tăng cường dinh dưỡng) và trái cây...
 
- Bữa tối: Bữa tối không thể không ăn nhưng tốt nhất bạn chỉ nên ăn vừa đủ no, tránh ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hết. Ngoài ra, bạn không nên ăn những đồ ăn khó tiêu và nên ăn tối khoảng 4 tiếng trước khi đi ngủ. Sau bữa ăn tối, cơ thể nghỉ ngơi, hoạt động ít nên dễ tích lũy năng lượng dưới dạng mỡ dư thừa.
Bổ sung canxi vào buổi tối có hiệu quả rất tốt. Vì vậy, bạn nên uống 1 cốc sữa trước khi đi ngủ 1-2 tiếng để tăng lượng canxi cho cơ thể.

Ngoài ra, người biết cách áp dụng bí quyết ăn uống này chính là người phải biết thêm về thời gian tiêu hóa của một số loại thực phẩm.

Một số thực phẩm rất khó tiêu hóa, ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, nhưng một số thực phẩm lại rất dễ tiêu hóa. Dựa vào đặc điểm này, bạn hãy chọn các thực phẩm phù hợp cho các bữa ăn của mình.

Hoa quả là thực phẩm dễ tiêu hóa nhất: Mất 30 phút – 1 giờ

Các loại dưa (như dưa hấu) tiêu hóa nhanh hơn, trong khi chuối lại phải mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn.

Thời gian tiêu hóa của rau xanh là 4 phút – 2 giờ

Thời gian tiêu hóa của các loại rau thuộc họ dưa ngắn nhất, xếp sau là rau thuộc họ cà (như cà chua, cà tím), sau nữa là rau thuộc họ lá (như rau bắp cải, bina), tiếp theo nữa các loại rau thuộc họ cải (như bông cải xanh), thời gian tiêu hóa lâu nhất là rau thuộc họ rễ như (khoai lang, khoai môn).

Thời gian tiêu hóa ngũ cốc là khoảng 1 giờ 30 phút – 3 giờ

Thời gian tiêu hóa thực phẩm ngũ cốc dạng lỏng hoặc nửa lỏng (như cháo) khá ngắn, nhưng những thực phẩm đã lên men và không thêm chất béo phụ gia (như bánh mỳ, bánh bao) cũng khá dễ tiêu hóa.

Thời gian tiêu hóa của các loại thực phẩm giàu protein là 1 giờ 30 phút – 4 giờ

Thực phẩm protein dạng lỏng như sữa, sữa đậu nành… khá dễ tiêu hóa, nhưng để tiêu hóa hoàn toàn các loại thịt – giàu protein động vật như thịt bò, thịt gà thì cần phải mất 4 giờ hoặc lâu hơn.

Thời gian tiêu hóa các thực phẩm chứa chất béo là 2 – 4 giờ

Tuy nhiên chúng ta hiếm khi nạp chất béo đơn độc, bổ sung chất béo cùng rau xanh hoặc ngũ cốc.

Nếu nạp chất béo cùng lúc với ngũ cốc hay các loại protein vào cơ thể sẽ kéo dài thời gian tiêu hóa của chúng, cho nên những loại thực phẩm chứa một lượng lớn chất béo, protein và hợp chất carbonhydrate như bánh gato sẽ gia tăng gánh nặng cho dạ dày, cần phải mất 3 – 4 giờ mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.

Theo TTVN

mercredi 2 avril 2014

Đồng hồ tiến trình sinh hóa trong cơ thể




 Ngủ sớm, dậy sớm

Tại sao vậy? Ấy là để phù hợp với tiến trình sinh hoá trong cơ thể

Buổi tối từ 9 đến 11 giờ đêm thời gian để giải độc tức là loại các hoá chất độc hại ra khỏi hệ thống kháng thể (các hạch bạch huyết- lymph nodes). Trong khoảng thời gian này bạn nên thư dãn hay nghe âm nhạc. Nếu trong lúc này bà xã của bạn hãy còn chưa nghỉ ngơi mà còn lau rửa chén bát chẳng hạn thì quả là không tốt cho sức khoẻ.

Đêm từ 11 giờ tới 1 giờ sángtiến trình tẩy độc gan. Lúc này mà bạn ngủ say được thì tốt nhất

Sáng sớm từ 3 đến 5 giờ sáng thời kỳ tẩy độc phổi, vì vậy những người bị ho hay lên cơn ho nặng vào lúc này. Bạn không cần phải uống thuốc ho vì thuốc này sẽ làm xáo trộn tiến trình đào thải chất độc ra khỏi phổi

Sáng từ 5 đến 7 giờ lúc kết tràng được giải độc. Bạn nên đi cầu để xả hết phân ra khỏi ruột

Sáng từ 7 đến 9 giờ  lúc ruột non hấp nạp chất dinh dưỡng, vì vậy bạn nên ăn điểm tâm vào giờ này..Những người bị đau yếu thì phải ăn điểm tâm vào lúc trước 6 giờ rưỡi. Nếu bạn  muốn cảm thấy mạnh khỏe thì tốt nhất là ăn điểm tâm trước 7 giờ rưỡi. Nếu bạn luôn luôn bỏ bữa điểm tâm thì bạn nên ngưng thói quen này ngay và nên ăn cái gì vào buổi sáng dù là trễ (9 đến 10 giờ sáng)

Đi ngủ quá trễ và dậy quá trễ sẽ gây trở ngại cho tiến trình đào thải các hoá chất không cần thiết. Ngoài ra, từ nửa đêm tới 4 giờ sáng là thời gian tủy xương sản xuất ra máu. Vì vậy chúc bạn  ngủ cho ngon giấc và đừng bao giờ đi ngủ trễ

Bệnh Mắt và Tiểu Đường - Đỗ Đức Ngọc

Nhờ khám bệnh bằng máy đo đường đã biết được nguyên nhân và cách chữa các bệnh như mờ, bị mù, rách võng mạc hay sưng, hoặc mắt to mắt bé do đường cao hay thấp..

Một người lớn tuổi trên 70, khi đọc báo không cần đeo kính, ai cũng cho là mắt tốt. Nếu lấy trường hợp này làm tiêu chuẩn để tìm nguyên nhân, nên tôi đã xin phép họ cho tôi làm một cuộc thử nghiệm :

Trường hợp 1 : Một bà trên 70 tuổi, mắt tốt, không có bệnh bị tiểu đường hay cao áp huyết :

Tôi đo áp huyết tay trái 136/83mmHg mạch 70, tay phải 137/85mmHg mạch 71. Đo đường ở ngón tay 6.5mmol/l, ở huyệt Toản Trúc đầu chân mày trái 6.4mmol/l, ở huyệt Toản Trúc đầu chân mày phải 6.3mmol/l.

Trường hợp 2 : Một ông trên 70 tuổi, mắt tốt, áp huyết hơi cao, tiểu đường hơi thấp.

Tôi đo áp huyết bên tay trái 145/85mmHg mạch 78, tay phải 143/88mmHg mạch 76, đo đường ở ngón tay 5.0mmol/l, đo đường ở huyệt Toản Trúc mắt trái 6.1mmol/l, mắt phải 6.3mmol/l.

Trường hợp 3 : Một bệnh nhân trên 70 tuổi, có bệnh tiểu đường đang dùng thuốc, mắt không cần đeo kính.

Tôi đo áp huyết tay trái 125/80mmHg mạch 67, tay phải 128/80mmHg mạch 66, đo đường ở tay 9.8mml/l ở mắt trái 7.8mmol/l, mắt phải 8.5mmol/l. Tôi hỏi ông thấy mắt nào rõ hơn, ông trả lời mắt trái rõ hơn.

Trường hợp 4 : Một ông trên 70 tuổi, không có bệnh tiểu đường, mắt mờ, có bệnh áp huyết cao, không dùng thuốc mà tập khí công.

Tôi đo áp huyết tay trái 152/90mmHg mạch 75, tay phải 142/88mmHg mạch 77, đo đường ở mắt trái 9.5mmol/l, mắt phải 9.1 mmol/l. Đường ở ngón tay 7.0mmol/l. Ông đi khám mắt bác sĩ nói tăng nhãn áp, có cườm nước cần phải mổ, ông không mổ, không lái xe ban đêm được, ông bảo để thử tập khí công Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng sau mỗi bữa ăn 30 phút trong thời gian một năm xem sao.

Một năm sau ông đến giới thiệu một bệnh khác cho tôi, ông nói nhờ tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng mỗi ngày 500 lần, dạo này con mắt thấy rõ lắm, lái xe ban đêm được rồi. Tôi đo lại đường trên mắt trái 7.8mmol/l, mắt phải 7.3mmol/l. ở tay 7.1mmol/l.

Như vậy chúng ta có thể kết luận đường cần phải được chuyển hóa đều trong cơ thể bằng cách tập khí công, để nồng độ đường trong máu ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể đều tương đương với nhau khắp mọi chỗ, và phải nằm trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l dù có bệnh tiểu đường hay không.
Nếu đường thấp hay cao ngoài tiêu chuẩn thì sẽ có bệnh về mắt. Cũng trên nguyên tắc tìm sự lưu thông khí huyết tốt hay không tốt bằng cách đo nồng độ đường trong máu có được chuyển hóa đều và đủ tiêu chuẩn không, chúng ta sẽ biết được nguyên nhân do ăn uống đủ hay thiếu đường, có tập luyện thông khí huyết để chuyển hóa hay không, nhờ đó đã khám phá được nhiều nguyên nhân của bệnh nan y về mắt hoặc các bệnh khác và cách chữa như dưới đây ..

Trường hợp 5 : Bệnh nhân khai bệnh mờ mắt.

Tôi đo đường khi chưa ăn sáng, độ đường châm nặn máu đo ở ngón tay trỏ 13.5mmol/l, châm nặn máu ở huyệt Toản Trúc góc đầu mày bên mắt phải, là nơi cung cấp khí huyết lên mắt của đường kinh Bàng Quang, đo được 9.0mml/l, ở huyệt Toản Trúc bên mắt trái đo được 16.8mmol/l. Tôi hỏi bệnh nhân mắt bên nào bị mờ, bệnh nhân trả lời mắt trái bị mờ.

Đo áp huyết tay phải 110/75mmHg mạch 68, bên tay trái 105/72mmHg mạch 65, như vậy là do ăn uống không có chất bổ máu để làm tăng áp huyết, và thức ăn lại hàn lạnh nên mạch đập chậm. Trong khi đó đo nhiệt độ ở lưỡi bệnh nhân đo bằng máy bấm nhiệt độ, thì cao 37.8 độ C, ở Trung Quản giữa bụng sờ lạnh, nhiệt kế đo được 36.0 độ C, điều này chứng tỏ bệnh nhân không tập luyện cử động thể dục thể thao nên cơ thể chỗ nóng chỗ lạnh, nồng độ đường trong máu không đều nên đo đường khác nhau ở nhiều chỗ.

Tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 3 lần bài hát 1,2,3…, tập xong bảo bệnh nhân ngậm miệng giữ khí, đo áp huyết lên 118/78mmHg mạch 80, trán và lòng bàn tay rịn mồ hô. Châm nặn máu ở 2 huyệt Toản Trúc, bên trái đo được 11.6mmol/l, bên phải đo được 9.5mmol/l, nhờ bài tập này mà nồng độ đường ở mắt đã xuống, nhưng chưa đúng với tiêu chuẩn khi bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l.

Tôi yêu cầu bệnh nhân tập tiếp lại bài này 3 lần nữa, đo lại đường ở huyệt Toản Trúc trái xuống 9.3mmol/l, mắt phải. 8.8mmol/l. áp huyết hai tay lên 124/80mmHg mạch 82.

Tôi cho bệnh nhân biết, thông thường mọi bệnh nhân đều biết rằng tập khí công để chữa bệnh tương đương có công hiệu như thuốc, nhưng vì không có máy móc để đo xem liều lượng thời gian tập đủ chưa, nên nhiều người cứ tưởng tập xong thì khỏi bệnh, chỉ là đoán mò. Còn căn cứ vào thời gian tập 2 lần thì đường ở Toản Trúc từ 16.8 mmol/l đã giảm xuống còn 9,3mmol/l ở mắt trái, như vậy cần phải tăng thêm thời gian tập 1-2 lần nữa, thì đường mới lọt vào tiêu chuẩn được. Như vậy số lượng tập. thời gian tập do bệnh nhân tự đo đường và áp huyết để kiểm chứng và quyết định tập lâu hay mau, tập nhiều hay ít.

Có hai loại bệnh nhân chữa bệnh không bao giờ khỏi hẳn bệnh :

Một loại là lười tập, cứ tưởng là uống thuốc sẽ khỏi bệnh đã là sai với nguyên tắc của đông y. Bệnh do cả khí và huyết gây ra bệnh. Huyết gây ra bệnh thỉ chữa bằng thuốc, bằng ăn uống, nhưng cơ thể còn cần phải có khí để hấp thụ và chuyển hóa thuốc men và thức ăn mới biến đổi máu xấu thành máu tốt được.

Một loại thứ hai là có tập, tưởng rằng cứ tập thì cơ thể sẽ chuyển hóa làm thay đổi khí huyết thì sẽ khỏi bệnh, nhưng không có kiểm chứng bằng máy móc xem loại bài tập đó có phù hợp với bệnh của mình không, thí dụ mình cần tăng áp huyết phải tập bàì Càn Khôn Thập Linh hay bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực chẳng hạn mà lại tập bài thổi hơi ra làm hạ áp huyết, hoặc mình cần tập bài làm hạ áp huyết, lại tập bài Càn Khôn Thập Linh làm tăng áp huyết. Hoặc cần hạ đường trong máu thấp, lại tập bài làm tăng nồng độ đường trong máu. Hoặc có tập đúng bài làm tăng hay hạ đường, nhưng thời gian tập không đo kiểm chứng theo dõi xem đã đủ liều lượng chưa, nếu chưa đủ liều lượng thì chưa dứt khỏi hẳn bệnh.

Trường hợp 6 : Chóng mặt hoa mắt do nồng độ đường trong máu cung cấp lên mắt thiếu.

Một nữ bệnh nhân khai hay bị chóng mặt hoa mắt. Đo áp huyết nằm trong tiêu chuẩn thấp, đo đường ở tay khi bụng đói 6.0mmol/l đúng tiêu chuẩn vì bệnh nhân cho biết hằng ngày có uống thuốc trị tiểu đường.

Tôi đo nồng độ đường nơi huyệt Toản Trúc, bên trái 4.1mmol/l, bên phải 5.8mmol/l. Tôi hỏi thử xem bệnh nhân bị mờ mắt nào, thì bệnh nhân trả lời mắt trái. Như vậy mắt trái thiếu nồng độ đường trong máu, cũng có nghĩa là thiếu oxy, đông y gọi là thiếu dương khí.

Tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu lên nuôi mắt 20 lần, rồi đo lại nồng độ đưởng ở 2 huyệt trên, đường ở mắt bên phải lên 6.2mmol/l, đường ở bên trái không lên nhiều, chỉ được 4.4mmol/l, chúng ta nghĩ ngay đến sự tắc nghẽn khí huyết, do đó khi châm nặn máu chúng ta cũng phải quan sát mầu máu khi nặn, thì khi nặm máu lần thứ hai ở mắt bên phải ra máu đỏ, còn mắt bên trái nặn lần thứ hai đã khó ra, và ra ít máu đen, khi thử đường vẫn thấp, tiếp tục nặn cho ra máu đỏ, chảy dễ, lúc đó đo lại, thì nồng độ đường lên 6.6mmol/l.

Nhờ những thử nghiệm này mới thấy lý thuyết về khí và huyết tuần hoàn của đông y đúng từ mấy ngàn năm cho đến ngày nay mà ngành y khoa tây y chưa biết hết, và những sự áp dụng trong chữa bệnh không hiểu hết công dụng, nếu không nhờ máy móc dụng cụ y khoa đo để kiểm chứng.

Trường hợp 7 : Một mắt không thấy đường, một mắt chỉ thấy được 30%, bác sĩ nhãn khoa kết luận rách võng mạc.

Một nữ bệnh nhân 45 tuổi, khai bệnh, bác sĩ mắt cho biết bị mù một bên mắt trái không thấy đường, mắt bên phải thấy được 30%, bác sĩ nhãn khoa bảo do rách võng mạc cần phải mổ, bệnh nhân hỏi tôi xem có chữa được không.

Tôi trả lời sau khi thử nồng độ đường vào mắt thiếu hay dư thừa mới biết kết qủa.

Tôi châm nặn máu ở huyệt Toản Trúc trên đầu chân mày bên mắt trái, đo được 4.4mmol/l, đo huyệt Toản Trúc bên phái phải 5.4mmol/l.

Điều đó chứng tỏ máu không tuân hoàn đều vào nuôi hai mắt, huyệt Toản Trúc thuộc kinh Bàng Bàng dẫn khí huyết vào mắt để nuôi mắt, còn huyệt Ngư Yêu giữa chân mày và giữa con ngươi lên, là huyệt làm sáng mắt.

Khi châm nặn máu không ra, nặn tiếp khi máu ra là máu bầm đen, đo đường có kết qủa như trên. Tôi tiếp tục nặn cho máu ra nữa, cho đến khi máu ra loãng và đỏ tươi, tôi dơ 1 ngón tay trước mắt bệnh nhân và hỏi, cô có nhìn thấy ngón tay của tôi không, bệnh nhân trả lời có thấy.

Tôi hỏi mắt bên nào nhìn rõ, bệnh nhân trả lời mắt bên phải nhìn rõ. Tôi đo lại đường, thì huyệt bên phải độ đường lên 7.5mmo/l, bên trái 6.6mmol/l, tôi nặn máu ở mắt bên trái tiếp, máu không ra nữa.

Tôi hướng dẫn tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp đưa máu lên nuôi mắt, vi thế khi cúi xuống đầu phải thấp hơn mông, mông chổng lên trời, tôi vỗ từ lưng xuống cổ gáy để dồn máu lên đầu, lên vùng gáy, và thấy hai vành tai đỏ hồng lên, khi bệnh nhân tập xong, mặt đỏ hồng, tôi nặn máu tiếp bên trái, máu ra, đo đường tăng lên 7.1mmol/l.

Tôi nói, bây giờ hai bên mắt đã thấy rõ rồi, hãy nhìn ngón tay tôi di chuyển, thì mắt nhìn theo, mục đích cho con ngươi cử động thông khí huyết cho chức năng vận động mắt và làm tăng sự điều tiết của mắt. Ngón tay tôi đưa lên, bệnh nhân đưa mắt hướng lên, ngón tay tôi đưa xuống bệnh nhân đưa mắt theo xuống, ngón tay tôi đưa qua trái, mắt bệnh nhân đưa qua trái, ngón tay tôi đưa qua phải, bệnh nhân đưa mắt qua phải, ngón tay tôi quay tròn, thuận chiều, nghịch chiều, mắt bệnh nhân đều đưa theo, ngón tay tôi đưa xa, lại gần, bệnh nhân đều thấy rõ.
Sau đó tôi đo đường ở ngón tay như y tá đo thử đường bình thường sau khi ăn theo tiêu chuẩn KCYĐ từ 8-12mmol/l, mà đường trong máu của bệnh nhân thấp có 6.0mmol/l sau khi ăn, chứng tỏ bệnh mắt do thiếu nồng độ đường trong máu.

Cách châm nặn máu để cho máu lưu thông nuôi mắt xem máu có lưu thông đều hai bên mắt không, nếu độ đường hai bên mắt giống nhau nằm đúng tiêu chuẩn, thì cả hai mắt đã phục hồi tốt..

Một người khỏe mạnh không bệnh tật thì thử đo áp huyết, đường và nhiệt kế thì bất cứ nơi nào cũng phải gần giống nhau không chênh lệch qúa, do đó cách khám nồng độ đường trong máu để biết khí huyết có lưu thông đều hay không sẽ chính xác hơn là đo nhiệt độ bên ngoài da.
Bệnh nhân sau khi tập, và được khuyên nên ăn thêm chè ngọt, đo áp huyết nhịp tim thấp, được khuyên uống Quế Mật Ong, làm tăng áp huyết, tăng nhịp tim đập và tăng đường trong máu. Người chông bệnh nhân đứng cạnh hỏi vợ :

Em thấy mắt thế nào ? bệnh nhân trả lời : Em nhìn thấy rõ rồi.

Người chồng ngạc nhiên hỏi lại : Thật sao ?

Tôi nói : Cô chạy một vòng cho ông ấy xem. Mọi người đều ngạc nhiên thấy cô chạy như người bình thường, mà không phải nhờ chồng dắt đến vì mắt bị mù nữa.

Trường hợp 8 : Sưng đầu chân mày mà không đau, bác sĩ muốn mổ.
Khi bệnh nhân hỏi tôi phải làm sao cho hết sưng, chỉ làm mất thẩm mỹ chứ không đau.

Tôi dùng nhiệt kết đo ở nơi sưng, nhiệt kết chỉ Lo. Tôi châm nặn máu ở điểm không có nhiệt, nặn không ra máu, cho đến khi ra máu, đo độ đường 4.0mmol/l, nhiệt kế chỉ 36.6 độ C, như vậy máu cũng đã chạy đến, nhưng nồng độ đường trong máu chưa đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên đường đo ở ngón tay là 6.8mmol/l. Chứng tỏ đường trong máu đủ, nhưng máu không tuần hoàn lên đầu vì thiếu tập luyện để cơ thể có nồng độ đường đều trong máu, tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để đưa máu lên đầu.

Sau đó cho bà nhìn trong gương treo trong phòng, thấy nơi sưng ở đầu chân mày đã biến mất.

Trường hợp 9 : Một bệnh nhân, bác sĩ cho biết mắt sắp bị mù không chữa được do bệnh tiểu đường nặng hơn 30 năm.

Bệnh nhân từ Mỹ gọi điện thoại đến phòng mạch hỏi tôi có chữa được không. Tôi bảo bà đo áp huyết và đo đường trước và sau khi ăn 30 phút, cho tôi biết kết qủa, tôi mới trả lời được.

Sau 2 tiếng đồng hồ, bà gọi điện thoại cho biết kết qủa như sau :

Áp huyết tay trái trước khi ăn 125/78mmHg mạch 67, sau khi ăn 115/75mmHg mạch 65. Tay phải trước khi ăn 120/80mmHg mạch 65, sau khi ăn 112/81mmHg mạch 64, đường trước khi ăn 4.0mmol/l, sau khi ăn 4.2mmol/l.

Tôi nhận lời chữa, và 1 tuần sau bà sang Montreal ở lại 1 tuần để điểu trị trong 3 lần chữa.

Tôi cho bà biết, bà đã phạm sai lầm vừa uống thuốc hạ đường một lần, vừa không ăn chất ngọt, cơ thể mất thêm đường lần thứ hai, bà uống nước chanh, nước đá lạnh làm loãng nồng độ đường trong máu lần thứ ba, do đó cơ thể không đủ nồng độ đường trong máu để lưu thông lên nuôi mắt mặc dù bà có tập luyện.

Chanh đã làm hạ áp huyết xuống dưới tiêu chuẩn tuổi của bà :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Mạch nhịp tim của bà đập chậm, theo đông y là mạch trì, chỉ là cơ thể hàn, khi cơ thể hàn, đồng tử nở lớn nên mất chức năng điều tiết. Thông thưởng mắt điều tiết con ngươi khi ra nắng thu hẹp lại 4mm, vào bóng tối con ngươi nở lớn ra 6mm. Con mắt của bà ra nắng hay vào bóng tối đều không có điều tiết, con ngươi lúc nào cũng nở lớn 7mm.

Tôi đo đường hai huyệt Toản Trúc, bên mắt trái 3.8mmol/l, mắt phải 4.0mmol/l.

Tôi cho bà uống thử 4 thìa đường, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết để chuyển hóa đường, rồi day Hà Đồ Lạc Thư thông khí huyết lên đầu nuôi mắt, con ngươi mắt thu nhỏ lại 6mm, áp huyết lên 130/80mmHg mạch 70.

Tôi bảo bà sang Nhà Hàng bên cạnh ăn tô phở cho nhiều cay nóng, ăn xong trở lại tôi đo đường và áp huyết. Bà bảo thế không sợ bánh phở làm tăng đường à ?

Tôi bảo cơ thể bà cần đường chứ không phải dư đường, nếu còn tiếp tục uống thuốc làm hạ đường là một sai lầm của tây y. Tất cả đúng hay sai đều phải thử nghiệm lọt vào tiêu chuẩn của tây y thì mới khỏi bệnh, thiếu và thừa đều gây ra bệnh, đó là theo nguyên tắc đông y lúc nào cũng giữ quân bình nằm trong tiêu chuẩn.

Sau 3 lần chữa bằng cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, Tinh là điều chỉnh thức ăn làm tăng áp huyết tăng đường, Khí là tập khí công bài Đứng Hát Kéo Gối lên Ngực 200 lần, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút làm chuỳển hóa đường, thông khí huyết toàn thân và Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng thân nhiệt và tăng áp huyết, day Hà Đồ Lạc Thư cho con ngươi mắt thu nhỏ lại. Thần thì tập thở Đan Điền Thần, luyện lại mắt bằng cách đọc báo chữ lớn in đậm để mắt được điều tiết thường xuyên.

Trước khi trở về Mỹ, đo đường ở hai huyệt Toản Trúc, mắt trái 6.2mmol/l, mắt phải 6.5mmol/l. Áp huyêt ổn định theo tiêu chuẩn tuổi.

Bà hỏi, nếu nhỡ về Mỹ mắt mờ trở lại thì sao. Tôi dặn khi thấy mắt mờ, điều đó chứng tỏ không đủ nồng độ đường trong máu lên mắt. Khi châm vào huyệt Toản Trúc, thử đường nếu dưới 6.0mmol/l, thấy mầu máu đen, thì cứ tiếp tục nặn ra máu đõ, loãng, dễ chảy, đo lại đường thấy lên trên 6.0mmol/l là mắt lại sáng như bình thường.

Mấy tháng sau có những bệnh nhân từ Mỹ sang chữa bệnh, những người này nói bệnh nhân bị mù mắt nay đã khỏi, giới thiệu chúng tôi sang đây nhờ thầy chữa bệnh.

Trường hợp 10 : Mắt trái tự nhiên bé hơn măt phải.

Một ông lớn tuổi nói với tôi nhờ tập khí công nên đường và áp huyết ổn định rồi, nhưng sao con mắt trái nhìn mờ, và mắt trái từ từ nhỏ lại, mở mắt không lớn bằng mắt phải.

Tôi trả lời : Cũng do nồng độ đường trong máu chuyển vào mắt bệnh thấp hơn bên kia.

Ông nói : Nhờ thầy thử đường trên mắt tôi xem có đúng như thầy nói không ?

Tôi châm nặn máu huyệt Toản Trúc phải, đo đường 12.5mmol/l, ông bảo tôi mới vừa ăn xong, như vậy cũng tạm được. Đo mắt trái độ đường 14.8mmol/l. Tôi nói, như vậy ông đã biết lý do tại sao mắt bên trái bệnh.
Ông hỏI, vậy đường không đều phải làm sao ?

Tôi trả lời : Dễ lắm chỉ cầm làm cho máu tuần hoàn đều, chia đều thân nhiệt và đường trong máu nơi nào cũng giống nhau thì khỏi bệnh. Nhưng tôi thấy đầu mũi ông trắng xanh, là suy tim, nên nhịp tim không đều.

Ông trả lời : Áp huyết của tôi thì được, nhưng nhịp tim lúc nào cũng thấp trên dưới 65.

Tôi nói : Như vậy, KCYĐ có bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, vừa làm tăng áp huyết, làm mở rộng van tim, tăng thân nhiệt và làm hạ đường trong máu.

Ông được hướng dẫn tập thử 25 lần, đo lại đường trên hai huyệt Toản Trúc đường xuống còn 9.2mmol/l bên phải, 9.7mmol/l bên trái, mặt ông hồng lên.

Ông cho biết, tự nhiên mắt phải thấy rõ, nhìn vào gương, thấy hai mắt mở lớn đều nhau chứ không bị mắt to mắt nhỏ.

Ông hỏi còn nhịp tim thấp phải làm sao.

Tôi trả lời sau mỗi bũa ăn, ông nên uống Quế Mật ong, làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim lên từ 70-80 thì ngưng, nếu tăng trên 80 thì nguời bị nhiệt, táo bón và áp huyết tăng cao hơn.

Vì thế thức ăn uống hay thuốc men để điều chỉnh cho khỏi bệnh thì ngưng, không bao giờ uống thuốc suốt đời lại sinh ra bệnh khác.

Trường hợp 11 : Một bệnh nhân đến khai, mắt trái nhìn như có ruồi bay hay như có vướng màng nhện .

Tôi đo đường bên huyệt Toản Trúc trái nồng độ đường 14.5mmol/l, huyệt Toản Trúc bên mắt phải 10.5mmol/l.

Châm, nặn máu đo đường xong, tôi tiếp tục nặn ra máu nhiều lần, khi ra hết máu đen bần, ra đến máu đỏ tươi, đo lại đường, nồng độ đường trong mắt phải xuống 9.0mmol/l, mắt trái 9.8mmol/l.

Tôi hướng dẫn ông tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, 50 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp 10 lần, đo đường lại thấy xuống, mắt phải 8.5mmol/l, mắt trái 8.9mmol/l. Bệnh nhân cho biết hết nhìn thấy ruồi luẩn quẩn ở mắt trái rồi.

Trường hợp 12 : Môt bệnh nhân đang dùng thuốc chich insulin để chữa bệnh tiểu đường, mắt càng mờ dần, không còn lái xe được.

Tôi đo đường ở huyệt Toản Trúc mắt trái 4.2mmol/l, huyệt Toản Trúc mắt phải 4.4mmol/l, đo ở ngón tay như mọi người thường đo là 6.1 mơl/l. Tôi hỏi ông đã ăn gì chưa, ông trả lời : Đã ăn rồi.

Tôi cho biết ông lạm dụng thuốc trị tiểu đường, nên đường trong máu thấp qúa, cơ thể mất năng lượng, và gân cơ thịt bị teo lại, không đủ khí huyết tuần hoàn.

Nếu ông không tin, ông xem trên hộp que thử đường của nhà sản xuất công ty dược phẩm Contour có ghi khi bụng đói đường trung bình từ 6.0mmol/l đến 8.0mml/l là đúng tiêu chuẩn.

Ông bảo ông không nhìn thấy rõ. Đó là do hậu qủa của sự lạm dụng thuốc.

Ông nói, sao tây y khi thử đường, những người nào có độ đường 6.0mmol/l đã bắt phải uống thuốc trị tiểu đường rồi.

Tôi trả lời : Có thể là sai lầm của tây y sau mười mấy năm mới phát giác ra những người có đường thấp có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn đường cao, như chết âm thầm, mù mắt, suy nhược thần kinh, tâm thần, gân cơ co rút đau, tay chân rút gân co quắp...thì đã qúa muội.

Nếu ông muốn mắt sáng, ông có chịu uống nước nóng pha 2 muổng đường ngay bây giờ không, để ông biết sự thật máu đủ đường và máu thiếu đường khác nhau ra sao không. Dù sao tây y đã có tiêu chuẩn giới hạn từ 6.0-8.0mmlol/ khi bụng đói, mà hiện nay ông bụng no mà đường mới có 6.1mmol/l thì sợ gì đường lên cao, cứ không thử uống đường rồi đo lại, còn ông sợ thì KCYĐ có phương pháp tập cho đường trong cơ thể được hấp thụ và chuyển hóa, để đường sẽ xuống thấp trở lại ngay.

Ông nghe lời, thế là ông uống 1 ly nước nóng pha 2 thìa đường, sau đó thử đường ở tay lên được 7.0mmol/l, nhưng ở mắt chưa lên.

Tôi hướng dẫn ông tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, tôi châm nặn máu ở hai huyệt Toản Trúc cho ra hết máu đen, đến khi máu đỏ chảy ra loãng và tươi, bắt đầu thử đưòng, đường hai bên mắt lên, bên trái 6.2mmol/l, bên phải 6.4mmol/l. Ông nói : Ủa, mắt tôi sáng thật rồi nè !

Có nhiều người hỏi tập thể dục khí công của thầy, đường có xuống không ?

Trên nguyên tắc, bất cứ tập loại khí công nào củng đều làm thay đổi áp huyết lên hoặc xuống, nhưng khi tập thời gian lâu khiến cơ thể xuất mồ hôi thì đường và cholestrerol đều xuống, vì thế chúng ta không lấy làm lạ, thỉnh thoảng có người tập, mà huấn luyện viên không theo dõi để ý đến những người nào đang tập mà mồ hôi xuất ra, mặt trắng mà không hồng hào, hơi thở dốc, có vẻ mệt, là phải cho nghỉ, vì đường đang xuống thấp. Nếu không để ý đến họ thì tự nhiên họ bị té ngã chết giấc và hôn mê, mất oxy trong não.

Gặp trường hợp này không nên hốt hoảng, một tay bấm huyệt Nhân Trung duy trì oxy trong não, và cho bệnh nhân ngậm cục kẹo rồi sau đó pha trà gừng mật ong cho uống, bệnh nhân tỉnh dậy tập tiếp như thường. Nên phòng tập thể dục khí công cần phải có kẹo, đường trà gừng mật ong để cấp cứu trong những trường hợp này.

Tóm lại : Nhờ máy thử tiểu đường KCYĐ đã khám phá ra được nhiều nguyên nhân gây bệnh và cách chữa có kết qủa. Nay chúng tôi muốn phổ biến những kinh nghiện đến với mọi người biết cách tự khám, tự chữa theo phương pháp điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, để đừng bị sai lầm trong việc lạm dụng thuốc chữa bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng thành tật suốt đời ngoài ý muốn.

Thân

Doducngoc

mardi 1 avril 2014

Ra khỏi tình trạng đui mù, chương trình Mùa Chay Rôma

 
Rôma, 30/03/2014 (Zenit.org)
Lời Đức Thánh Cha trước Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, xin chào,
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày câu chuyện người mù bẩm sinh được Chúa Giêsu làm cho sáng mắt. Câu chuyện khá dài mở đầu với một người mù bắt đầu nhìn thấy được và kết thúc – thật lạ lùng – với những người cho là mình sáng mắt nhưng tiếp tục đui mù trong tâm hồn. Phép lạ được thánh Gioan kể lại trong chưa đầy hai câu, vì thánh sử muốn lôi kéo sự chú ý không phải trên chính phép lạ, nhưng trên những gì xảy ra sau đó, trên những tranh cãi mà phép lạ gây nên; cả trên những lời đàm tiếu nữa: một việc làm tốt đẹp nhưng lại gây nên những lời nói xấu và bàn tán, chuyện đó cũng hay xảy ra, vì có một số người không muốn nhìn thấy sự thật. Thánh Gioan muốn lôi kéo sự chú ý trên những gì cũng đang xảy ra ngày nay khi người ta làm một việc tốt lành. Trước tiên, người mù được chữa lành bị đám đông tra hỏi vì họ quá ngạc nhiên – họ đã thấy phép lạ và tra hỏi anh – rồi đến các nhà thông luật; những người này cũng tra hỏi cha mẹ anh. Cuối cùng người mù đã đến được với đức tin, và đây là ơn lớn nhất mà Chúa Giêsu ban cho anh: không những được thấy mà còn được biết Người, được thấy Người như "ánh sáng thế gian" (Ga 9,5).
Trong khi người mù tiến dần đến ánh sáng, thì ngược lại các nhà thông luật ngày càng lún sâu hơn vào trong tình trạng đui mù nội tâm. Khép kín trong sự tự mãn, họ cứ tưởng mình đã có ánh sáng rồi; vì vậy họ không mở lòng ra để đón nhận sự thật của Chúa Giêsu. Họ làm mọi sự để chối bỏ điều hiển nhiên xảy ra. Họ nghi ngờ căn cước của người được chữa lành; rồi họ chối bỏ hành động của Thiên Chúa trong việc chữa lành, viện cớ là Thiên Chúa không hành động ngày thứ bảy; họ còn đi đến chỗ nghi ngờ không biết người đàn ông có thật sự bị mù từ khi sinh ra không. Vì họ đóng lòng với ánh sáng nên họ trở nên hung hăng và cuối cùng họ đã trục xuất người được chữa lành ra khỏi hội đường.
Trái lại, con đường của người mù là một hành trình tiến đi từng bước, bắt đầu bằng việc được biết tên Chúa Giêsu. Anh không biết gì về Người; quả thật anh nói: "Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi" (c.11). Bị các nhà thông luật hỏi dồn dập, trước tiên anh xem Người như là một vị ngôn sứ (c.17) rồi như một người gần gũi với Thiên Chúa (c. 31). Sau khi anh đi xa khỏi hội đường, vì bị xã hội loại trừ, Chúa Giêsu gặp lại anh và "mở mắt cho anh" lần thứ hai khi tỏ cho anh biết Người là ai. Người nói với anh: "Tôi là Đấng Mêsia". Lúc đó, người trước đây bị mù kêu lên: "Thưa Ngài, tôi tin!" (c. 38), rồi sấp mình xuống trước mặt Chúa Giêsu. Đây là một đoạn Tin Mừng cho thấy thảm họa của tình trạng đui mù nội tâm mà bao nhiêu người rơi vào, kể cả chúng ta, vì đôi khi chúng ta cũng có lúc bị đui mù trong tâm hồn.
Đôi khi đời sống chúng ta giống như đời sống người mù được mở ra với ánh sáng, được mở ra với Thiên Chúa, được mở ra với ân sủng. Nhưng khốn thay, đôi khi đời sống chúng ta cũng giống như đời sống các người thông luật: lòng đầy kiêu ngạo, chúng ta nhìn người khác từ trên cao để phán xét họ, và chúng ta phán xét ngay cả Chúa nữa! Hôm nay, chúng ta được mời gọi mở lòng ra để đón nhận ánh sáng của Đức Kitô, hầu cuộc đời mình được sinh hoa kết quả, hầu loại bỏ những cách ứng xử không phù hợp với người Kitô hữu; tất cả chúng ta đều là Kitô hữu, nhưng tất cả chúng ta, tất cả, đôi khi chúng ta có những cách ứng xử không phải của người Kitô hữu, những cách ứng xử tội lỗi. Chúng ta phải ăn năn hối lỗi, từ bỏ những cách ứng xử này để cương quyết bước đi trên con đường nên thánh. Con đường này bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội. Quả thật, chúng ta cũng đã được Chúa Kitô "soi sáng" trong bí tích Rửa Tội, để, như thánh Phaolô nhắc nhở, chúng ta có thể cư xử như "con cái ánh sáng" (Ep 5,8), với lòng khiêm nhu, nhẫn nại, hiền từ. Những nhà thông luật ở đây không có lòng khiêm nhu, nhẫn nại, hiền từ gì cả!
Hôm nay, tôi gợi ý cho anh chị em, khi về nhà, anh chị em hãy mở Tin Mừng thánh Gioan và đọc đoạn này ở chương 9. Sẽ rất bổ ích cho anh chị em, vì anh chị em sẽ thấy con đường đi từ đui mù ra sánh sáng và con đường xấu xa kia đưa đến một tình trạng đui mù nặng hơn. Chúng ta hãy tự hỏi: lòng mình như thế nào? Lòng tôi đang mở hay đóng? Mở hay đóng đối với Thiên Chúa? Mở hay đóng đối với tha nhân? Trong mình, chúng ta luôn luôn có vài chỗ đóng, nảy sinh từ tội lỗi, từ sai lầm. Chúng ta không được sợ! Chúng ta hãy mở lòng ra đón nhận ánh sáng của Chúa, Người luôn chờ đợi chúng ta để giúp chúng ta thấy rõ hơn, để ban cho chúng ta thêm ánh sáng, để tha thứ chúng ta. Chúng ta đừng quên điều này! Chúng ta hãy trao phó con đường Mùa Chay cho Đức Trinh Nữ Maria, để như người mù được chữa lành, với ân sủng của Chúa Kitô, chúng ta cũng có thể "đến với ánh sáng", tiến hơn nữa về phía ánh sáng và tái sinh cho một sự sống mới