Đến London một ngày mưa và gió
Nơi tụ họp để đi viếng Luân Đôn
Chờ xe đi tham quan Luân Đôn
Xe buýt đỏ hai tầng là một biểu tượng đặc trưng của Luân Đôn |
Xe đông người phải ngồi dưới mưa
Mưa mà Hà vẫn cười !
Mưa mà Hà vẫn cười !
May quá chuyến này có chỗ ngồi bên trong đỡ bị ướt
Anh Tuấn ngồi ngoài để chụp hình! |
Hình Kỷ niệm với Luân Đôn
City Hall
Mắt Luân Đôn
Về đến Southampton rồi !
Bến cảng Southampton
************************************
Luân Đôn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Từ trên xuống: Thành phố Luân Đôn, Cầu Tháp Luân Đôn và công trình Mắt Luân Đôn, Cung điện Westminster | |
Địa điểm | |
Vị trí Luân Đôn trong trong UK Tọa độ: |
|
Chính quyền | |
Nước: | Vương quốc Anh |
Vùng: | London |
Chính quyền khu vực: | Chính quyền Đại Luân Đôn |
Hội đồng khu vực: | Hội đồng Luân Đôn |
HQ: | Tòa đô chính |
Thị trưởng: | Ken Livingstone |
Phân chia | |
Các quận: | Thành phố & 32 London boroughs |
Quốc hội Anh: | 74 constituencies |
Hội đồng London: | 14 constituencies |
Quốc hội châu Âu: | London constituency |
Địa lý | |
Thành phố Luân Đôn | |
Diện tích: | 1577,3 km² (609 dặm vuoông) |
Dân số: | 8.600.000 |
Mật độ: | 2.966/km² |
Nội thành: | 8,5 triệu |
Khu vực metro: | 12-14 triệu |
Múi giờ | |
Tiêu chuẩn: | GMT (UTC) |
Mùa hè: (DST) | BST (UTC+1) |
Website http://www.london.gov.uk |
Luân Đôn (tiếng Anh: London) là thủ đô của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK), đồng thời là vùng đô thị lớn nhất UK và cũng là khu vực đô thị rộng thứ hai về diện tích trong Liên minh Châu Âu (EU). Luân Đôn do đế chế La Mã đặt nền móng đầu tiên với bề dày lịch sử hơn 2.000 năm và tên gọi thời đầu là Londinium (Luân Đôn La Mã).[1] Trung tâm chính từ xa xưa của Luân Đôn là Thành phố Luân Đôn, hiện vẫn giữ được ranh giới rộng hàng dặm vuông từ thời Trung Cổ trên quy mô lớn. Sớm nhất cũng từ thế kỷ 19, tên gọi "Luân Đôn" mới được biết đến như một đô thị lớn phát triển quanh trung tâm chính.[2] Sự sáp nhập của những vùng đô thị liên hoàn tạo thành vùng Luân Đôn[3] và vùng hành chính Đại Luân Đôn,[4][note 1] do thị trưởng Luân Đôn và Hội đồng Luân Đôn điều hành thông qua đắc cử.[5]
Luân Đôn là một thành phố toàn cầu, cùng Thành phố New York là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.[6][7][8] và có GDP thành phố lớn nhất châu Âu.[9] Trụ sở của hầu hết 100 công ty hàng đầu Vương quốc Anh và hơn 100/500 công ty lớn nhất châu Âu nằm tại trung tâm Luân Đôn. Sự ảnh hưởng của Luân Đôn đối với chính trị, tài chính, giáo dục, giải trí, truyền thông, thời trang, nghệ thuật và văn hóa đã mang lại vị thế thành phố toàn cầu cho Luân Đôn. Đây là một điểm đến du lịch lớn đối với du khách nội địa và quốc tế. Luân Đôn đã đăng cai Thế vận hội mùa Hè 1908 và Thế vận hội mùa Hè 1948 và Thế vận hội mùa Hè 2012.[10] Luân Đôn có 4 di sản thế giới: Tháp Luân Đôn; Vườn thực vật Hoàng gia, Kew; khu vực bao gồm Cung điện Westminster, Westminster Abbey và Giáo đường St. Margaret; khu định cư lịch sử Greenwich (trong đó có Đài thiên văn Hoàng gia đánh dấu kinh tuyến 0° (Greenwich Meridian) và giờ trung bình Greenwich (GMT).[11]
Luân Đôn có thành phần dân tộc, văn hóa, tôn giáo đa dạng, có hơn 300 ngôn ngữ được sử dụng.[12] Tại thời điểm tháng 7 năm 2007, thành phố có dân số chính thức là 7.556.900 người trong Đại Luân Đôn,[13] khiến nó là đô thị đông dân nhất Liên minh châu Âu.[14] Đô thị Đại Luân Đôn (Greater London Urban Area) (vùng đô thị lớn thứ hai ở châu Âu) có dân số 8.278.251.[15] Còn vùng đô thị Luân Đôn lớn nhất châu Âu với dân số từ 12 triệu người[16] đến 14 triệu người.[17] Thống kê cho thấy chưa đến 70% dân số Luân Đôn là người da trắng, điều này cho thấy Luân Đôn có tính quốc tế cao.[18] Hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn do Cục vân tải Luân Đôn (Transport for London) quản lý, là hệ thống tàu điện ngầm cổ nhất thế giới.[19] Sân bay Heathrow London là sân bay bận rộn nhất thế giới theo lượt khách quốc tế[20] với không gian hàng không tấp nập hơn bất cứ trung tâm đô thị nào trên thế giới.[21]
Mục lục
Lịch sử
Buổi đầu của Luân Đôn
Mặc dù có một số bằng chứng về các khu dân cư rải rác trước thời La Mã trong khu vực này, khu dân cư lớn đầu tiên được thành lập bởi Đế chế La Mã vào năm 43, theo sau sự xâm lược đảo Anh của quân đội La Mã. Khu dân cư này được gọi là Londinium, được tin là nguồn gốc của tên gọi ngày hôm nay, mặc dù nguồn gốc Celt cũng là một khả năng.Luân Đôn đầu tiên chỉ tồn tại trong vòng 17 năm. Khoảng năm 61, bộ tộc Iceni của người Celt lãnh đạo bởi Nữ hoàng Boudica đánh ập vào Luân Đôn, đốt sạch thành phố. Kế tiếp, sự tái sinh với nhiều quy hoạch lớn của thành phố phát triển mạnh và gộp luôn cả Colchester như là thủ đô của Britannia như là một tỉnh La Mã vào năm 100. Tuy nhiên, vào thế kỉ thứ 3, thành phố bắt đầu suy yếu dần do các vấn đề nội bộ của Đế chế La Mã, và vào thế kỉ thứ 5 nó bị bỏ hoang.
Cho đến năm 600, người Anglo-Saxon đã tạo lập nên một khu dân cư mới (gọi là Lundenwic) vào khoảng 1 km về phía thượng nguồn của thành phố La Mã cũ, quanh khu vực ngày nay là Vườn Covent. Có lẽ là có một cảng biển tại cửa sông Fleet cho việc đánh cá và thương mại, và khu thương mại này phát triển cho đến khi thảm họa xảy đến vào năm 851, khi sự phòng thủ xiêu vẹo của thành phố mới bị vượt qua bởi sự càn quét của người Viking và nó bị san bằng. Sự chiếm đóng bởi người Viking hai mươi năm sau không tồn tại lâu, và Alfred Đại đế, vua mới của nước Anh, thiết lập hòa bình và dời khu dân cư vào trong khu thành phòng thủ của thành phố La Mã cũ (sau đó gọi là Lundenburgh). Thành phố nguyên thủy trở thành Ealdwīc ("thành phố cũ"), một cái tên tồn tại cho đến ngày nay như là Aldwych.
Tiếp sau đó, dưới sự quản lý của nhiều vị vua Anh khác nhau, một lần nữa Luân Đôn lại phát triển như là một trung tâm thương mại quốc tế và chính trị. Tuy vậy, sự càn quét của người Viking lại bắt đầu trong cuối thế kỉ thứ 10, và đạt đến đỉnh cao vào năm 1013 khi họ bao vây thành phố dưới sự chỉ huy của vua Đan Mạch Canute và buộc vua Anh Aethelred II (Aethelred the Unready) tháo chạy. Trong một cuộc tấn công trả đũa, quân đội của Aethelred đã đạt được thắng lợi bằng cách kéo sập cầu Luân Đôn với đồn Đan Mạch ở trên đỉnh, và sự kiểm soát của người Anh lại được tái thiết lập.
Canute chiếm được ngôi vua Anh vào năm 1017, kiểm soát thành phố và đất nước cho đến năm 1042, khi cái chết của ông ta đã trả lại quyền kiểm soát cho người Anglo-Saxon dưới thời người con ghẻ của ông là Edward Người thú tội (Edward the Confessor), người tái thiết lại Tu viện Westminster và Cung điện Westminster cạnh đó. Vào thời điểm này, Luân Đôn đã trở thành thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất ở Anh, mặc cho địa điểm chính thức của nhà nước vẫn còn ở Winchester.
Luân Đôn thời Norman và trung cổ
Theo sau chiến thắng tại Trận chiến Hastings, William I (William the Conqueror), lúc đó là Công tước Normandy, đã đăng quang như Vua của Anh trong Tu viện Westminster vừa mới xây xong vào ngày Giáng sinh năm 1066. William đã cho phép công dân Luân Đôn các đặc quyền, trong khi xây dựng một lâu đài ở góc đông nam của thành phố để kiểm soát họ. Lâu đài này được mở rộng ra bởi các vua sau đó và bây giờ được biết đến như là Tháp Luân Đôn, ban đầu là nơi ở của hoàng gia và sau đó là một nhà tù.Vào năm 1097, vua William II bắt đầu việc xây dựng Sảnh đường Westminster, gần với tu viện có cùng tên. Sảnh đường này là cơ sở cho một Cung điện Westminster mới, nơi ở chính của hoàng cung trong suốt thời Trung Cổ. Westminster trở thành nơi thiết triều và nhà nước làm việc (tiếp tục cho đến ngày nay), trong khi khu ngay bên cạnh đó, thành phố Luân Đôn, là một trung tâm thương mại buôn bán phát triển dưới sự điều hành của một cơ quan hành chính khác, Liên hiệp Luân Đôn. Dần dần, các thành phố lân cận phát triển cùng lúc và tạo ra cơ sở cho khu trung tâm Luân Đôn hiện đại, thay thế cho Winchester làm thủ đô của nước Anh vào thế kỉ 12.
Sau khi đánh bại Hạm đội Tây Ban Nha (Spanish Armada) vào năm 1588, sự ổn định chính trị ở Anh cho phép Luân Đôn phát triển thêm. Vào năm 1603, James VI của Scotland lên ngôi vua Anh (trở thành James I của Anh), nhìn chung là thống nhất hai quốc gia. Sự thi hành các luật chống Công giáo hà khắc đã làm ông không được ưa chuộng, và một vụ mưu sát diễn ra vào 5 tháng 11 năm 1605 - vụ Âm mưu thuốc súng nổi tiếng.
Dịch bệnh gây ra hàng loạt vấn đề cho Luân Đôn trong đầu thế kỉ 17, dồn lại thành Đại dịch vào năm 1665-1666. Đây là đợt bộc phát dịch cuối cùng ở châu Âu, có lẽ là nhờ vào thảm họa theo ngay sau đó vào năm 1666. Một ngọn lửa (Vụ cháy lớn ở Luân Đôn) bùng phát ở thành phố nguyên thủy và nhanh chóng lan rộng ra các tòa nhà bằng gỗ ở Luân Đôn, thiêu hủy một phần lớn thành lớn (và giết đi hầu hết các con chuột cống mang mầm bệnh). Công cuộc tái xây dựng kéo dài hơn mười năm.
Sự đi lên của Luân Đôn hiện đại
Sự phát triển của Luân Đôn gia tăng trong thế kỉ 18, và trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào khoảng 1831 đến 1925. Sự phát triển này được trợ giúp thêm từ năm 1836 bởi hệ thống đường sắt đầu tiên của Luân Đôn làm cho các thành phố ngoại thành nằm trong tầm với dễ dàng của thành phố. Hệ thống đường sắt mở rộng rất nhanh, và làm cho những khu ngoại ô này phát triển trong khi bản thân Luân Đôn mở rộng ra các khu đồng trống xung quanh, nhập chung với những khu dân cư lân cận như là Kensington. Các vụ kẹt đường tăng dần trên các đường trung tâm đã dẫn đến sự hình thành của hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới vào năm 1863 - London Underground - góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng và đô thị hóa.Chính quyền địa phương Luân Đôn đã vất vả đối phó với sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong việc chu cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ. Giữa năm 1855 và 1889, Ban quy hoạch đô thị Luân Đôn chỉ đạo việc mở rộng cơ sở hạ tầng ở Luân Đôn. Sau đó được thay thế bởi Quận Luân Đôn, do Hội đồng Quận Luân Đôn - cơ quan hành chánh dân cử đầu tiên của Luân Đôn - chỉ đạo.
The Blitz và các trận bỏ bom khác bởi Luftwaffe của quân Đức trong Thế chiến thứ hai đã giết hại trên 30.000 dân Luân Đôn và làm san bằng nhiều khu nhà cửa và các tòa nhà khác. Việc xây dựng lại trong những năm 1950, 1960 và 1970 được nhận thấy qua một loạt các kiểu kiến trúc khác nhau và kết quả là sự thiếu thống nhất về kiến trúc đã được biết đến như một đặc điểm của Luân Đôn. Trong cùng khoảng thời gian đó, nhiều cuộc di dân lớn, chủ yếu là từ các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, đã thay đổi cấu trúc dân số của thành phố. Trong năm 1965 những biên giới hành chính của Luân Đôn đã được mở rộng để tính đến sự phát triển của các khu đô thị bên ngoài biên giới của Quận Luân Đôn. Khu vực mở rộng này được gọi là Đại Luân Đôn và được quản lý bởi Hội đồng Đại Luân Đôn.
Một sự vực dậy về kinh tế từ thập niên 1980 trở đi đã tái thiết lập vị trí của Luân Đôn như một trung tâm thương mại nổi bật. Tuy nhiên, vì là nơi của nhà nước và là thành phố quan trọng nhất trong vương quốc, nơi đây là một mục tiêu thường xuyên của khủng bố. Các tay đánh bom thuộc tổ chức IRA tìm cách áp lực lên chính phủ vào việc đàm phán về việc Bắc Ireland, thường xuyên quấy phá hoạt động của thành phố với các lời đe dọa đánh bom - một số được thi hành - cho đến chấp thuận ngừng bắn của họ năm 1997. Gần đây nhất, một vụ đánh bom có tổ chức vào mạng giao thông công cộng được tiến hành bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan - chỉ 24 giờ sau khi Luân Đôn được chấp nhận là nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2012.
Chính quyền
Chính quyền địa phương
Chính quyền của Luân Đôn được hình thành từ hai cấp bậc - cấp bậc quản lí toàn thành phố mang tính chiến lược và cấp bậc địa phương. Chính quyền thành phố do Chính quyền Đại Luân Đôn (GLA) thực hiện điều phối, trong khi chính quyền địa phương được quản lý bởi 33 cơ quan nhỏ hơn.[22] Chính quyền Đại Luân Đôn bao gồm hai thành phần được chọn thông qua bầu cử: thị trưởng Luân Đôn, người nắm quyền hành pháp, và Hội đồng Luân Đôn, chịu trách nhiệm xem xét kĩ những quyết định của thị trưởng và có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ đề xuất ngân sách mỗi năm của thị trưởng. Các trụ sở của Chính quyền Đại Luân Đôn gồm City Hall, Southwark. Thị trưởng hiện tại là Boris Johnson. Chiến lược quy hoạch đã được phê duyệt của thị trưởng được công bố với tên gọi Kế hoạch Luân Đôn, được sửa đổi một lần vào giữa năm 2009, và lần xuất bản sau cùng là vào năm 2011. Chính quyền địa phương gồm các hội đồng của 32 quận thuộc Luân Đôn và Hội đồng Thành phố Luân Đôn,[23] chịu trách nhiệm cho hầu hết các ban ngành địa phương, như quy hoạch cục bộ, trường học, các dịch vụ xã hội, đường giao thông trong vùng và thu gom rác thải. Một số hoạt động khác như chống lãng phí được đưa ra thông qua những dàn xếp chung.Khác với Thành phố Luân Đôn, cảnh sát ở Đại Luân Đôn đặt dưới sự quản lý của Lực lượng cảnh sát trung tâm, do Sở cảnh sát Thủ Đô giám sát. Thành phố Luân Đôn có lực lượng cảnh sát riêng là Cảnh sát Thành phố Luân Đôn.[24] Lực lượng cảnh sát giao thông Anh chịu trách nhiệm an ninh tại tuyến đường sắt quốc gia và hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn tại vùng thủ đô.[25]
Lực lượng cứu hỏa Luân Đôn là lực lượng pháp lý có nhiệm vụ giải cứu những đám cháy tại Đại Luân Đôn do Cơ quan hoạch định tình huống khẩn cấp và cháy nổ Luân Đôn điều hành, đồng thời là lực lượng chữa cháy có quy mô lớn thế ba trên thế giới.[26] Các dịch vụ xe cấp cứu thuộc Dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia được cung cấp bởi Dịch vụ cấp cứu Luân Đôn (LAS), được xem là loại hình dịch vụ miễn phí lớn nhất trong việc sử dụng xe cứu thương khẩn cấp trên thế giới.[27] Dịch vụ cấp cứu đường không Luân Đôn kết hợp hoạt động với Dịch vụ cấp cứu Luân Đôn tại những nơi cần thiết. Lực lượng biên phòng bờ biển Her Majesty's Coastguard và Cơ quan cứu trợ quốc gia hoàng gia hoạt động ở khu vực sông Thames.[28][29]
Chính quyền quốc gia
Luân Đôn là nơi ngự trị Chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, tọa lạc xung quanh cung điện Westminster. Nhiều cơ quan chính phủ đặt gần Nghị viện Anh, đặc biệt dọc theo đường Whitehall, bao gồm dinh thự của Thủ tướng tại địa chỉ số 10 đường Downing Street.[30] Nghị viện Anh thường được gọi là "Mẹ của các nghị viện" (mặc dù John Bright là người áp dụng tên gọi này ở nước Anh đầu tiên)[31] bởi vì nó là kiểu mẫu cho hầu hết các hệ thống nghị viên khác tính đến nay, và các nghị viện khác được thành lập dựa trên những văn bản pháp luật của Nghị viện Anh.Địa lý
Phạm vi
Vùng Đại Luân Đôn là phân khu hành chính cấp cao nhất bao trùm toàn Luân Đôn. Thành phố Luân Đôn nhỏ, cổ xưa nằm ở trung tâm, một thời là nơi định cư chủ yếu của toàn bộ người dân. Nhưng khi vùng đô thị của thành phố phát triển, Hội đồng Thành phố Luân Đôn ngăn cản những nỗ lực hợp nhất nó với khu vực ngoại ô, khiến cho "Luân Đôn" được xác định bằng nhiều cách theo những mục đích khác nhau. Và tình hình này một thời từng được đưa ra thành một cuộc tranh luận pháp lý.[32] Bốn mươi phần trăm Đại Luân Đôn là những thị trấn bưu cục, trong đó phần lớn những địa chỉ bưu chính là 'LONDON'.[33][34]Mã vùng điện thoại Luân Đôn (020) bao trùm một khu vực lớn tương đương với phạm vi Đại Luân Đôn, mặc dù một số khu vực ngoại ô bị bỏ qua và một số nơi nằm ngoài Luân Đôn lại dùng chung mã vùng này. Khu vực trong quỹ đạo của đường cao tốc M25 thường được biết đến với tên gọi 'Luân Đôn'.[35] Đường ranh giới của Đại Luân Đôn đã được sắp xếp chỉnh lại ở nhiều nơi.[36]
Hiện nay việc mở rộng đô thị ra xa hơn đã bị Vành đai xanh đô thị ngăn cản,[37] mặc dù ở nhiều nơi có những khu xây dựng vượt ra ranh giới, tạo thành Đô thị Đại Luân Đôn riêng biệt. Ngoài khu vực này là một vùng rộng lớn gồm những cư dân di chuyển thường xuyên vào khu trung tâm để đi học hoặc đi làm.[38] Vì một số mục đích, Đại Luân Đôn được chia thành Nội Luân Đôn và Ngoại Luân Đôn.[39] Thành phố được chia cắt bởi sông Thames thành hai phần Bắc và Nam, với khu Trung tâm Luân Đôn được phân chia ở bên trong một cách vô hình chung. Tọa độ của Trung tâm Luân Đôn trên danh nghĩa thường được xác định theo cách truyền thống là tại tháp giá Charing Cross, bản gốc của một trong 12 tháp giá Eleanor Cross, tọa lạc gần giao lộ của quảng trường Trafalgar và đường Whitehall, ở vào khoảng vị trí 51°30′26″B 00°07′39″T.[40]
Tình trạng pháp lý
Tại Luân Đôn, Thành phố Luân Đôn và Thành phố Westminster đều được công nhận pháp lý là thành phố, trong khi đó, Thành phố Luân Đôn và những phần còn lại của Đại Luân Đôn được xem là quận nghi lễ.[41] Các khu hiện tại của Đại Luân Đôn từng là một phần của các quận Middlesex, Kent, Surrey, Essex và Hertfordshire, sau này đã sáp nhập lại.[42] Tình trạng pháp lý của Luân Đôn là thủ đô của nước Anh, và sau đó là thủ đô của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhưng điều này chưa bao giờ được xác nhận chính thức theo điều lệ, quy định hay trong bất cứ văn bản nào.[note 2]Vị trí của Luân Đôn được hình thành thông qua hiệp định Hiến pháp. Điều này khiến cho tình trạng pháp lý của Luân Đôn trên thực tế vẫn là một phần trong Hiến pháp bất thành văn của UK. Thủ đô của nước Anh đã chuyển từ Winchester sang Luân Đôn khi Cung điện Westminster phát triển dần trong thế kỷ 12 và 13 để trở thành trụ sở cố định của Tòa án Hoàng gia, và sau đó trở thành thủ đô chính trị của quốc gia.[46] Gần đây, vùng Đại Luân Đôn đã được xác định thuộc khu vực của nước Anh, tuy nhiên vẫn được biết đến trong tên gọi chung là Luân Đôn.[3]
Địa hình
Khí hậu
Luân Đôn nằm trong vùng khí hậu ôn đới đại dương, giống như phần lớn đảo Anh, thành phố ít khi chứng kiến nền nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Mùa hè ở Luân Đôn có thời tiết ấm áp với nhiệt độ cao tháng Bảy là 22.8 °C (73.0 °F) và thấp là 14.0 °C (57.2 °F).[47] Nhiệt độ có thể vượt mức 25 °C (77 °F) trong nhiều ngày nhưng hầu hết các năm thì nhiệt độ chỉ vượt ngưỡng 30 °C (86 °F) vài ngày. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại thành phố này là 38 °C (100 °F) vào năm 2003.[48]Mùa đông ở Luân Đôn lạnh nhưng hiếm khi xuống dưới mức đóng băng với nhiệt đô cao ban ngày vào khoảng 5 °C (41 °F) – 8 °C (46 °F), mùa xuân thì mát mẻ vào ban ngày và se lạnh vào buổi chiều.[48] Nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận là −21.1 °C (−6 °F) vào tháng Một năm 1795. Mùa thu thời tiết thường mát và không ổn định do có sự đối lưu giữa luồng khí mát từ bắc cực và luồng khí ấm từ chí tuyến. Luân Đôn là một thành phố tương đối khô với lương mưa nhẹ khoảng 583.6 millimetres hàng năm.
Luân Đôn thường ít khi có tuyết, chủ yếu bởi nhiệt độ từ các khu vực xung quanh làm Luân Đôn ấm hơn khoảng 5 °C (9 °F) so với các vùng xung quanh. Tuy nhiên, những trận mưa tuyết thường diễn ra vài lần trong năm. Luân Đôn thường ít xảy ra thiên tai, nhưng một vài trận thiên tai cũng đã diễn ra, ví dụ như trận bão lớn năm 1987.
Vào nửa sau thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, Luân Đôn được biết đến là thành phố sương mù vì lượng sương mù và khói dày đặc. Sau một trận sương mù năm 1952, đạo luật làm sạch không khí được thông qua năm 1962, điều này đã làm giảm đáng kể ô nhiễm môi trường trong thành phố.[49]
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trung bình tối cao °C (°F) | 7.9 (46) | 8.2 (47) | 10.9 (52) | 13.3 (56) | 17.2 (63) | 20.2 (68) | 22.8 (73) | 22.6 (73) | 19.3 (67) | 15.2 (59) | 10.9 (52) | 8.8 (48) | 14,8 (59) |
Trung bình tối thấp °C (°F) | 2.4 (36) | 2.2 (36) | 3.8 (39) | 5.2 (41) | 8.0 (46) | 11.1 (52) | 13.6 (56) | 13.3 (56) | 10.9 (52) | 8.0 (46) | 4.8 (41) | 3.3 (38) | 7,2 (45) |
Lượng mưa mm (inch) | 51.9 (2) | 34.0 (1.3) | 42.0 (1.7) | 45.2 (1.8) | 47.2 (1.9) | 53.0 (2.1) | 38.3 (1.5) | 47.3 (1.9) | 56.9 (2.2) | 61.5 (2.4) | 52.3 (2.1) | 54.0 (2.1) | 583,6 (23) |
Phân vùng
Kiến trúc
Những công trình ở Luân Đôn quá đa dạng để người ta có thể định ra bất cứ phong cách kiến trúc đặc thù nào. Chúng đã được xây dựng trong suốt một quãng thời gian dài. Nhiều ngôi nhà lớn và các công trình công cộng như Thư viện Quốc gia được xây dựng từ đá Portland. Ở một số khu vực của thành phố, đặc biệt là phía tây của trung tâm, được đặc trưng bởi những tòa nhà trát vữa trắng hoặc quét vôi trắng. Rất ít các công trình kiến trúc trước cuộc Đại hỏa hoạn Luân Đôn 1666 còn tồn tại đến ngày nay, ngoại trừ một vài di tích La Mã, tòa tháp Luân Đôn và rải rác một vài công trình kiến trúc thời Tudor còn sót lại trong thành phố. Một công trình đáng chú ý còn vẫn tồn tại từ thời Tudor là cung điện Hampton Court, cung điện thời Tudor lâu đời nhất của nước Anh còn tồn tại,[50] do Đức Hồng Y Thomas Wolsey xây dựng vào khoảng năm 1515.[51] Những nhà thờ cuối thế kỷ 17 của kiến trúc sư Christopher Wren, các cơ quan tài chính của thế kỷ 18 và 19 như Sở giao dịch Hoàng gia và Ngân hàng Anh, Tòa đại hình Luân Đôn Old Bailey đầu thế kỷ 20 và các thành lũy những năm 1960 là một phần di sản của những phong cách kiến trúc khác nhau.Ga Battersea Power được xây năm 1939 từng bị bỏ hoang nhưng sau đó đã sớm được phục hồi lại, nằm cạnh bờ sông phía tây Nam và đóng vai trò là mốc bờ địa phương, trong khi đó một vài ga cuối trên đường ray là những ví dụ điển hình xuất sắc nhất cho phong cách kiến trúc Victoria, đặc biệt là nhà ga St Pancras và Paddington.[52] Mật độ dân số ở Luân Đôn không đồng đều, tỉ trọng việc làm cao tại khu trung tâm, mật độ cư trú cao ở lân cận trung tâm và thấp hơn ở các vùng ngoại ô.
Đài tưởng niệm ở Thành phố Luân Đôn có thể cho thấy một tầm nhìn bao quát toàn khu vực xung quanh, đồng thời là đài tưởng niệm trận Đại hỏa hoạn ở Luân Đôn từng bắt nguồn từ gần đó. Cổng chào mái vòm cẩm thạch và cổng chào mái vòm Wellington, nằm riêng rẽ ở phía bắc và Nam cuối đường Park Lane, có mối liên hệ với hoàng gia, cũng như đài tưởng niệm Albert và thính phòng hoàng gia Albert ở phố Kensington. Tượng đài Nelson's Column là một di tích quốc gia được công nhận và nằm tại quảng trường Trafalgar, một trong những vị trí trọng tâm tại trung tâm thành phố.
Các công viên và khu vườn
Dân số
Các nhóm dân tộc
Tôn giáo
Đa số người dân Luân Đôn (58,2 %) nhận mình là người theo đạo Kitô.[53] Tiếp đến là những người không theo tôn giáo nào (15,8 %), sau đó là đạo Hồi (8,5 %), đạo Hindu (4,1 %), đạo Do Thái (2,1 %), đạo Sikh (1,5 %), đạo Phật (0,8 %) và những đạo khác (0,2 %), mặc dù 8,7% người dân đã không trả lời câu hỏi này trong cuộc tổng điều tra năm 2001.[53]Luân Đôn có truyền thống Kitô giáo, và có nhiều nhà thờ, đặc biệt là ở Thành phố Luân Đôn. Nhà thờ nổi tiếng St Paul's nằm trong Thành phố Luân Đôn và nhà thờ Southwark ở phía nam sông Thames là các trung tâm hành chính của Anh giáo.[54] Tổng Giám mục Canterbury, Giám mục trưởng của Giáo hội Anh và Hiệp thông Anh giáo trên toàn thế giới, thường trú tại Cung điện Lambeth tại Luân Đôn Borough của Lambeth.[55]
Kinh tế
Hơn một nửa trong số 100 công ty cổ phần hàng đầu của UK và hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất Châu Âu đóng trụ sở chính tại trung tâm Luân Đôn. Hơn 70% công ty hàng đầu UK đặt tại vành đai đô thị Luân Đôn, và 75% trong 500 công ty dồi dào tài chính nhất có văn phòng ở Luân Đôn.[60] Thành phố Luân Đôn là trụ sở của Ngân hàng Anh, Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn và là thị trường của công ty môi giới bảo hiểm Lloyds (JLT). Những công ty truyền thông tập trung tại Luân Đôn với các dịch vụ chuyên nghiệp. Ngành công nghiệp phân phối phương tiện truyền thông là ngành có tính cạnh tranh thứ hai tại Luân Đôn.[61] BBC là đài quan trọng nhất, nhưng các đài truyền hình khác cũng có trụ sở trên khắp thành phố. Nhiều tờ báo quốc gia đều được hiệu chỉnh tại Luân Đôn. Cảng Luân Đôn là cảng lớn thứ hai ở UK, chuyên chở 53 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.[62]
Tài chính
Ngành công nghiệp lớn nhất của Luân Đôn là tài chính. Thu nhập từ xuất khẩu tài chính của thành phố đã đóng góp không nhỏ cho cán cân thanh toán của Anh quốc. Cho đến thời điểm giữa năm 2007, có khoảng 325.000 người làm việc trong ngành dịch vụ tài chính ở Luân Đôn. Luân Đôn có hơn 480 ngân hàng nước ngoài, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Do vai trò toàn cầu nổi bật của thành phố, kinh tế Luân Đôn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Ước tính của năm 2008 cho biết có khoảng 70.000 việc làm trong ngành tài chính bị cắt giảm trong vòng một năm tại Thành phố Luân Đôn.[63]Vận tải
Từng là hải cảng lớn nhất thế giới, nhưng hiện nay cảng Luân Đôn chỉ lớn thứ hai ở UK, xử lý 45 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.[64] Hầu hết lượng hàng hóa này được chuyển sang cảng Tilbury, nằm ngoài ranh giới Đại Lu.Du lịch
Mười điểm tham quan được ghé thăm nhiều nhất tại Luân Đôn trong năm 2009 là:[69]
- Bảo tàng Anh
- Nhà triển lãm Quốc gia
- Nhà triển lãm nghệ thuật đương đại Tate Modern
- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
- Đài quan sát Mắt Luân Đôn
- Bảo tàng Khoa học
- Tháp Luân Đôn
- Bảo tàng Hàng hải Quốc gia
- Bảo tàng Victoria & Albert
- Bảo tàng sáp Madame Tussauds
Giao thông
Giao thông vận tải là một trong bốn lĩnh vực chính trong chính sách quản lý của thị trưởng Luân Đôn.[70] Tuy nhiên, việc kiểm soát tài chính của ông không mở rộng thêm được mạng lưới đường sắt từ những vùng xa hơn đến Luân Đôn. Năm 2007, ông nhận trách nhiệm về một số tuyến địa phương, mà hiện nay chính là mạng lưới đường sắt trên mặt đất ở Luân Đôn, góp phần chuyên chở hành khách cùng hệ thống tàu điện ngầm, xe điện và xe buýt ở Luân Đôn. Mạng lưới giao thông công cộng được quản lý bởi Cục vận tải Luân Đôn (TfL) cùng với chi phí được đánh giá là thuộc dạng đắt nhất thế giới. Đi xe đạp là một cách phổ biến để vòng quanh Luân Đôn. Chiến dịch đi xe đạp ở Luân Đôn được phát động qua những cuộc vận động hành lang nhằm đạt được kết quả tốt hơn.[71]Vào năm 1933, khi Bộ giao thông vận tải hành khách Luân Đôn (còn gọi là Bộ giao thông vận tải Luân Đôn) được thành lập, hệ thống mạng lưới đường sắt ngầm - cũng giống như mạng lưới xe điện và xe buýt - đã trở thành một phần của hệ thống vận tải tích hợp. Bộ giao thông vận tải Luân Đôn (TfL) hiện là hội đồng pháp luật quản lý hầu hết những khía cạnh của hệ thống giao thông ở Đại Luân Đôn và được điều hành bởi hội đồng và ủy viên hội đồng do thị trưởng Luân Đôn bổ nhiệm.[72]
Đường sắt
Hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn (London Underground — hiện nay thường được gọi là Tube), mặc dù ban đầu chỉ thiết kế các tuyến sâu (phân biệt với các tuyến gần bề mặt), là hệ thống giao thông đường sắt bằng điện lâu đời nhất[19] và dài thứ hai[73] trên thế giới, có niên đại từ năm 1863. Hệ thống này phục vụ 270 trạm và đã được thành lập bởi một số công ty tư nhân, trong đó có tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới là tuyến đường sắt Thành phố và Nam Luân Đôn.[74]Mạng lưới tàu điện ngầm vận chuyển hơn ba triệu lượt khách mỗi ngày, hơn 1 tỉ lượt mỗi năm.[75] Một kế hoạch đầu tư đang cố gắng để giải quyết vấn đề ùn tắc và ổn định với kinh phí cải thiện để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa hè 2012 lên đến 7 tỷ £ (10 tỷ €).[76] Luân Đôn được đánh giá là thành phố có hệ thống giao thông công cộng tốt nhất.[77] Tuyến đường sắt nhẹ Docklands khai trương vào năm 1987 là hệ thống tàu điện ngầm đa địa phương thứ hai sử dụng những chiếc xe điện nhỏ hơn và nhẹ hơn, hoạt động chủ yếu ở Docklands và Greenwich.
Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt đô thị bao quát trên mặt đất, đặc biệt là ở Nam Luân Đôn, nơi có ít các tuyến tàu điện ngầm hơn. Nhà ga Waterloo là nhà ga tấp nập nhất Anh quốc, mỗi năm có hơn hơn 184 triệu người sử dụng phức hợp trạm trao đổi ở đây (bao gồm nhà ga Waterloo Đông). Các nhà ga cung cấp những tuyến đường phục vụ ở khu vực Đông Nam và Tây Nam Luân Đôn, và một phần ở khu vực Đông Nam và Tây Nam nước Anh.[78][79] Hầu hết các tuyến đường sắt kết thúc xung quanh trung tâm Luân Đôn tại 18 trạm đầu cuối, trừ tuyến Thameslink nối Bedford ở phía bắc và Brighton ở phía nam thông qua sân bay Luton và Gatwick.[80]
Từ năm 2007, tuyến tàu cao tốc Eurostar nối nhà ga quốc tế St. Pancras với Lille, Paris, và Brussels. Thời gian cho chuyến hành trình đến Paris và Brussels lần lượt là hai giờ 15 phút và một giờ 50 phút. Điều này khiến Luân Đôn trở nên gần gũi với lục địa châu Âu hơn so với những nơi khác trong nước Anh do hiệu quả của tuyến đường sắt Cao tốc 1 nối thẳng đến kênh đào Channel,[81] trong khi đó tuyến xe lửa tốc độ cao đầu tiên trong nước nối Kent với Luân Đôn bắt đầu vận hành vào tháng 6 năm 2009.[82]
Xe bus và xe điện
Mạng lưới xe buýt của Luân Đôn là một trong những mạng lưới lớn nhất thế giới, hoạt động 24 giờ một ngày với 8.000 xe buýt, 700 tuyến và hơn 6 triệu lượt khách mỗi ngày trong tuần. Năm 2003, ước tính lượt hành khách của mạng lưới là trên 150 triệu lượt/năm, nhiều hơn tuyến tàu điện ngầm.[83] Doanh thu mỗi năm đạt khoảng 850 triệu £. Luân Đôn có mạng lưới giao thông tiếp cận dành cho xe lăn lớn nhất thế giới,[84] và từ quý 3 năm 2007 đã cải thiện để dễ tiếp cận hơn đối với hành khách khiếm thính và khiếm thị thông qua việc đưa ra những thông báo nghe nhìn. Xe buýt đỏ hai tầng là phương tiện dễ dàng phân biệt, được quốc tế công nhận và là một đặc trưng của giao thông ở Luân Đôn cùng với xe taxi màu đen và xe điện.[85][86]Luân Đôn có một mạng lưới xe điện hiện đại, được biết đến với tên gọi Tramlink, chủ yếu hoạt động tại Croydon ở Nam Luân Đôn. Mạng lưới có 39 điểm dừng, ba tuyến đường và chuyên chở 26,5 triệu người vào năm 2008. Từ tháng 6 năm 2008, Cục vận tải Luân Đôn đã hoàn toàn sở hữu hệ thống Tramlink và dự tính kế hoạch sẽ bỏ ra 54 triệu £ vào năm 2015 để tiến hành bảo trì, đổi mới, nâng cấp và cải tiến khả năng chuyên chở. Từ tháng 4 năm 2009, tất cả xe điện đều được tân trang lại.[87]
Đường không
Luân Đôn là một trung tâm lớn về vận tải hàng không quốc tế và có không phận thành phố lớn nhất thế giới. Có 8 sân bay sử dụng từ Luân Đôn trong tên gọi, nhưng hầu hết lượng giao thông qua chỉ tập trung tại 5 sân bay. Sân bay Heathrow Luân Đôn, tại Hillingdon, phía tây Luân Đôn, là sân bay tấp nập nhất thế giới về vận tải quốc tế và là trung tâm chính của British Airways, hãng hàng không vận chuyển mang cờ nước Anh.[90] In March 2008 its fifth terminal was opened.[91] Trong tháng 3 năm 2008, nhà ga hàng không thứ năm đã được mở cửa.[91] Đã có quy hoạch về một đường băng thứ ba và nhà ga sân bay thứ sáu, tuy nhiên những kế hoạch này đã bị Chính phủ liên minh UK hủy bỏ vào ngày 12 tháng năm 2010.[92] Loại hình giao thông tương tự có bổ sung một số chuyến bay đường ngắn chi phí thấp cũng được tổ chức tại sân bay Gatwick Luân Đôn, nằm ở phía nam Luân Đôn tại West Sussex.[93]Sân bay Stansted, nằm phía đông Bắc Luân Đôn tại Essex thuộc nước Anh, là trung tâm chính của UK, trong khi đó, sân bay Ryanair và sân bay Luton ở phía bắc Luân Đôn tại Bedfordshire phục vụ chủ yếu những đường bay ngắn chi phí thấp.[94][95] Sân bay Thành phố Luân Đôn là sân bay nhỏ nhất và nằm ở trung tâm nhất, chủ yếu tập trung vào đối tượng du khách kinh doanh, với một lượng dịch vụ đa dạng và đầy đủ các chuyến bay ngắn theo lịch trình và khả năng sử dụng dịch vụ máy bay jet với lượng hành khách đặc biệt chỉ đến 19 người.[96]
Đường bộ
Mặc dù phần lớn người dân đi lại ở Trung tâm Luân Đôn bằng phương tiện giao thông công cộng, nhưng ở các vùng ngoại ô, xe hơi vẫn là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến nhất. Đường vành đai trong (xung quanh trung tâm thành phố), đường vòng Bắc và Nam (ở ngoại ô) và các đường cao tốc quỹ đạo ở vòng ngoài (đường M25, ngoài khu đất xây dựng) chạy vòng quanh thành phố và giao nhau bởi nhiều bận rộn các tuyến đường xuyên tâm tấp nập - nhưng có rất ít đường cao tốc vào bên trong Luân Đôn. M25 là tuyến đường cao tốc chạy vòng quanh dài nhất thế giới với chiều dài 195,5 km (121,5 mi).[97]Một quy hoạch về mạng lưới đường cao tốc toàn diện xuyên qua thành phố (kế hoạch Ringways) đã được chuẩn bị trong những năm 1960 nhưng gần như bị hủy bỏ vào đầu năm những 1970. Năm 2003, một khoản phí tắc nghẽn đã được áp dụng để làm giảm khối lượng giao thông ở trung tâm thành phố. Trong một vài trường hợp, người lái xe phải trả 8 £/ngày để lái xe trong một khu vực được xác định là thường xảy ra nhiều tắc nghẽn ở Trung tâm Luân Đôn.[98][99] Những người đi xe máy là cư dân của những vùng xác định có thể mua một giấy thông hành theo thời vụ được giảm phí đáng kể và phát hành mới mỗi tháng, với chi phí rẻ hơn giá vé xe bus tương ứng.[100] Luân Đôn nổi tiếng về ùn tắc giao thông, với tuyến đường cao tốc M25 có lượng lưu thông tấp nập nhất trải dài khắp quốc gia. Tốc độ trung bình của xe hơi trong giờ cao điểm là 17,1 km/h (10,6 mi/h).[101]
Xe đạp
Phong trào đi xe đạp ở Luân Đôn đã được phục hồi sau khi thời hoàng kim biến mất. Người đi xe đạp có thể trải nghiệm việc di chuyển trên những con đường vòng quanh thành phố rẻ hơn và nhanh hơn đi bằng những phương tiện công cộng hay xe hơi. Bên cạnh đó, dự án cho thuê xe đạp Barclays Cycle Hire vào tháng 7 năm 2010 đã đạt được thành công và được đón nhận rộng rãi.Giáo dục
Tiểu học và cấp hai
Cấp ba
Văn hóa
Giọng nói
Thư giãn và giải trí
Văn học, phim ảnh và truyền hình
Bảo tàng và triển lãm nghệ thuật
Âm nhạc
Luân Đôn là một trong những thủ đô lớn về âm nhạc cổ điển và thủ đô của âm nhạc thịnh hành trên thế giới, là nhà của những công ty âm nhạc lớn như EMI và vô số ban nhạc, nhạc sĩ cùng những chuyên gia trong ngành công nghiệp này. Thành phố còn là nhà của những dàn nhạc và thính phòng giao hưởng lớn, như trung tâm Nghệ thuật Barbican (nơi biểu diễn chính của dàn nhạc Giao hưởng London), nhà hát Cadogan (Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia Anh) và thính phòng Hoàng gia Albert (nơi diễn ra sự kiện âm nhạc The BBC Proms).[102] Hai nhà hát opera chính của Luân Đôn là nhà hát Opera Hoàng gia và nhà hát Coliseum Theatre.[102] Cây đàn ống dài nhất UK có thể tìm thấy tại thính phòng Hoàng gia Albert. Những nhạc cụ đáng chú ý khác cũng được tìm thấy tại các giáo đường và những nhà thờ lớn. Có vài trường âm nhạc nằm trong thành phố như Nhạc viện Hoàng gia, cao đẳng âm nhạc Hoàng gia, trường nhạc kịch Guildhall và cao đẳng âm nhạc Trinity.Luân Đôn có rất nhiều điểm tổ chức những buổi biểu diễn nhạc pop và rock, trong đó gồm những nơi biểu diễn âm nhạc lớn như Earls Court, Wembley Arena, O2 Arena cùng nhiều địa điểm quy mô nhỏ hơn như Brixton Academy, Hammersmith Apollo và Shepherd's Bush Empire.[102] Một số lễ hội âm nhạc, kể cả lễ hội O2 Wireless, được tổ chức tại Luân Đôn. Thành phố này là nhà và cũng là nơi bắt nguồn của loại hình cà phê rock nặng. Phòng thu Abbey Road là nơi nhóm nhạc huyền thoại The Beatles ghi âm hầu hết các ca khúc nổi tiếng. Trong những năm 1970 và 1980, nhạc sĩ và các nhóm nhạc như David Bowie, Elvis Costello, Cat Stevens, Ian Dury và Blockheads, The Kinks, The Rolling Stones, The Who Madness, The Jam, The Small Faces, Led Zeppelin, Iron Maiden, Fleetwood Mac, The Police, The Cure, Squeeze and Sade, có tác động đến thế giới như một cơn bão, đem âm thanh của họ đến từng ngõ ngách đường phố, đem giai điệu của họ làm chấn động lan truyền cả Luân Đôn.[103]
Luân Đôn từng là nơi phát triển dòng nhạc punk,[104] những tên tuổi như Sex Pistols, The Clash,[103] và Vivienne Westwood đều có nền tảng từ Luân Đôn. Các nghệ sĩ gần đây xuất hiện từ sân khấu âm nhạc Luân Đôn như Bananarama, Bush, East 17, Siouxie và Banshees, nhóm Spice Girls, Jamiroquai, The Libertines, Babyshambles, Bloc Party, Coldplay và Amy Winehouse.[105] Luân Đôn còn là trung tâm âm nhạc đô thị. Đặc biệt trong kho tàng thể loại của UK, sự hiện diện của thể loại DnBa, dubstep và grime trong thành phố phát xuất từ thể loại hip hop và reggae từ nước ngoài du nhập vào, bên cạnh thể loại DnB địa phương. Đài phát thanh dòng nhạc black BBC 1Xtra ra đời để hỗ trợ sự phát triển của âm nhạc có nguồn gốc địa phương tại Luân Đôn và những nơi còn lại trong UK.
Trong những năm 1980, Luân Đôn là thành phố chính trong làn sóng mới của thời đại âm nhạc nặng của người Anh. Iron Maiden và Motörhead là những ban nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới ở thể loại này.
Thể thao
Luân Đôn đã tổ chức Thế vận hội mùa hè hai lần, vào năm 1908 và 1948.[106][107] Tháng 7 năm 2005, Luân Đôn được chọn để đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội Paralympic vào năm 2012. Điều này sẽ khiến Luân Đôn trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè ba lần.[10] Luân Đôn cũng tổ chức Thế vận hội Đế quốc Anh vào năm 1934.[108] Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất của Luân Đôn. Thành phố này có 13 câu lạc bộ bóng đá liên đoàn, trong đó có 6 câu lạc bộ trực thuộc liên đoàn Premier League, bao gồm Arsenal, Chelsea, Fulham, Tottenham Hotspur, Crystal Palace FC và West Ham United.[109]Luân Đôn cũng có bốn đội bóng bầu dục tại Giải ngoại hạng Aviva (London Ailen, Saracens, Wasps và Harlequins), mặc dù chỉ có đội Harlequins chơi tại Luân Đôn (cả ba đội khác chơi bên ngoài Đại Luân Đôn, dù đội Saracens vẫn chơi trong M25).[110] Các đội bóng bầu dục chuyên nghiệp khác trong thành phố gồm London Welsh, câu lạc bộ lớn thứ hai của giải RFU Championship, là đội chủ nhà của thành phố. Thành phố có các câu lạc bộ bóng bầu dục rất truyền thống khác, nổi tiếng nhất là London Scotland, Richmond FC, Rosslyn Park FC và Blackheath F.C.
Hiện nay có hai câu lạc bộ bóng bầu dục chuyên nghiệp ở Luân Đôn, gồm Harlequins Rugby chơi trong Giải siêu cúp châu Âu ('European Super League) tại sân vận động The Stoop và Giải vô địch bóng bầu dục quốc gia 1, đối đầu với câu lạc bộ London Skolars (tại Wood Green, thành phố Haringey của Luân Đôn).
Thành phố kết nghĩa
Có 46 thành phố trên 6 châu lục đặt tên theo Luân Đôn.[111] Cùng với các khu vực kết nghĩa với Londo, các quận của Luân Đôn cũng có quan hệ kết nghĩa với các thành phố trên thế giới. Dưới đây là danh sách các thành phố kết nghĩa với chính quyền Đại Luân Đôn:Chú thích
- ^ See also: Independent city#National capitals.
- ^ According to the Collins English Dictionary definition of 'the seat of government',[43] London is not the capital of England, as England does not have its own government. According to the Oxford English Reference Dictionary definition of 'the most important town'[44] and many other authorities.[45]
Tham khảo
- ^ Roman, The Museum of London, truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008
- ^ Mills 2001, tr. 140
- ^ a ă Fact Files: London Government Offices for the English Regions, Office for National Statistics, truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2008
- ^ Elcock, Howard (1994), Local Government: Policy and Management in Local Authorities, Routledge, tr. 368, ISBN 0415101670
- ^ Jones, Bill; Kavanagh, Dennis; Moran, Michael; Norton, Philip (2007), Politics UK, Pearson Education, tr. 868, ISBN 1405824115
- ^ a ă “Global Financial Centres 7”. Z/Yen. 2010. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
- ^ a ă "World's Most Economically Powerful Cities". Forbes.com
- ^ a ă “Worldwide Centres of Commerce Index 2008”. Mastercard.
- ^ World Urbanization Prospects: The 2007 Revision Population Database, The United Nations, truy cập 21 tháng 11 năm 2009
- ^ a ă IOC elects London as the Host City of the Games of the XXX Olympiad in 2012, International Olympic Committee, 6 tháng 7 năm 2005, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2006
- ^ Lists: United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, UNESCO, truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2008
- ^ Languages spoken in the UK population, CILT, the National Centre for Language, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008
- ^ “T 08: Selected age groups for local authorities in the United Kingdom; estimated resident population; Mid-2007 Population Estimates” (XLS), www.statistics.gov.uk (Office for National Statistics), 21 tháng 8 năm 2008, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2009
- ^ “Largest EU City. Over 7 million residents in 2001”, www.statistics.gov.uk (Office for National Statistics), truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008
- ^ KS01 Usual resident population: Census 2001, Key Statistics for urban areas, Office for National Statistics, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008
- ^ “The Principal Agglomerations of the World”, City Population, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2009
- ^ “Southest England Population by Area from 1891”, Demographia, truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009
- ^ “Resident Population Estimates by Ethnic Group (Percentages)”. Neighbourhood Statistics. Office for National Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010.
- ^ a ă Transport for London, London Underground: History, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008
- ^ Top ten world airports – 2004 (PDF), truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008
- ^ International Passenger Traffic, Airports Council International, Aci.aero, truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2010
- ^ “About the Greater London Authority”. London Government. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Links to other websites — London boroughs”. London Government. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Policing”. Greater London Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
- ^ “Areas”. British Transport Police. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
- ^ “Who we are”. London Fire Brigade. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
- ^ “About us”. London Ambulance Service NHS Trust. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
- ^ “Station list”. Maritime and Coastguard Agency. 2007. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
- ^ “Thames lifeboat service launched”. BBC News. 2 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
- ^ “10 Downing Street — Official Website”. 10 Downing Street. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
- ^ “UK Politics: Talking Politics — The 'Mother of Parliaments'”. BBC. 3 tháng 6 năm 1998. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ Beavan, Charles; Bickersteth, Harry (1865). Reports of Cases in Chancery, Argued and Determined in the Rolls Court. Saunders and Benning.
- ^ Stationery Office (1980). The Inner London Letter Post. H.M.S.O. tr. 128. ISBN 0102515808.
- ^ Geographers' A-Z Map Company (2008). London Postcode and Administrative Boundaries (ấn bản 6). Geographers' A-Z Map Company. ISBN 9781843485926.
- ^ Mail, Royal (2004). Address Management Guide. Royal Mail.
- ^ “The Essex, Greater London and Hertfordshire (County and London Borough Boundaries) Order”. Office of Public Sector Information. 1993. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ Dilys, M Hill (2000). Urban Policy and Politics in Britain. St. Martin's Press. tr. 268. ISBN 0312227450.
- ^ “London in its Regional Setting (PDF)” (PDF). London Assembly. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ London Government Act 1963. Office of Public Sector Information. ISBN 0160538955. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
- ^ “London — Features — Where is the Centre of London?”. BBC. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Lieutenancies Act 1997”. OPSI. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
- ^ Barlow, I. M. (1991). Metropolitan Government. Routledge. tr. 346. ISBN Routledge Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp). - ^ (1994) Collins English Dictionary, Collins Education plc.
- ^ Oxford English Reference Dictionary, Oxford English.
- ^ "HC 501 0304.PDF" (PDF). Parliament Publications
- ^ Schofield, John (June năm 1999). British Archaeology Issue 45, June 1999 (45). British Archaeology. ISSN 1357-4442. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
- ^ a ă “Met Office: Climate averages 1971-2000”. Met Office.
- ^ a ă Average Conditions, London, United Kingdom, British Broadcasting Corporation, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008
- ^ Met Office: The Great Smog of 1952, Met Office, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008
- ^ http://www.londontown.com/London/London_Palaces
- ^ http://www.bbc.co.uk/history/british/tudors/hampton_court_01.shtml
- ^ Paddington Station., Great Buildings, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008
- ^ a ă “Census 2001 profiles: London”. www.statistics.gov.uk. Office for National Statistics. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008.
- ^ “About Saint Paul's Cathedral”. Dean and Chapter St Paul's. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Lambeth Palace Library”. Lambeth Palace Library. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ London's place in the UK economy, 2005–06 (PDF), City of London, truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2008
- ^ The Economic Positioning of Metropolitan Areas in North Western Europe (PDF), The Institute for Urban Planning and Development of the Paris Ile-de-France Region, December năm 2002, truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008[liên kết hỏng]
- ^ “After the fall”. The Economist. 29 tháng 11 năm 2007. Truy cập 2009=05-15.
- ^ “Financial Centres — Magnets for money”. The Economist. 13 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2009.
- ^ “London Stock Exchange”. London Stock Exchange plc. 2008. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “London's Place in the UK Economy, 2005–6” (PDF). Oxford Economic Forecasting on behalf of the Corporation of London. November năm 2005. tr. 19. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2006.
- ^ a ă “Port of London Annual Review 2008” (PDF). Port of London Authority. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2009.
- ^ City of London mayor predicts 70,000 job cuts, The China Post, truy cập 4 tháng 1 năm 2009
- ^ http://www.dft.gov.uk/pgr/statistics/datatablespublications/maritime/ports/provportstats2009
- ^ “London is the HR centre of opportunity in the UK”. PersonnelToday.com. 15 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2006.
- ^ "The Importance of Tourism in London (PDF), Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2007", Visit London. Retrieved on 3 June 2006.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênmostvisits
- ^ "London 101: One Hundred and One Amazing Facts About London (PDF), Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2007PDF (1.15 MiB)", Visit London. Retrieved on 3 June 2006.
- ^ http://www.visitlondon.com/attractions/culture/top-ten-attractions
- ^ “Transport for London”. Transport for London. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “London Cycling Campaign”. Rosanna Downes. 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “How do I find out about transport in London?”. Greater London Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênrailwaygazette.com
- ^ Schwandl, Robert (2001). London Underground. UrbanRail.net. ISBN 3936573018. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2006.
- ^ “Tube breaks record for passenger numbers”. Transport for London - Tfl.gov.uk. 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011.
- ^ “London 2012 Olympic Transport Infrastructure.” (PDF). Alarm UK. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ . London: BBC News Online http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/england/london/5294790.stm. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2014.
|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Rail Station Usage”. Office of Rail Regulation. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Tube exits”. Tfl. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2009.
- ^ “First Capital Connect”. First Capital Connect ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Eurostar”. Eurostar. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Highspeed”. Southeastern. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011.
- ^ Transport for London. London Buses. Transport for London. ISBN 094626502X. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ “London's bus improvements get Parliamentary seal of approval”. Transport For London. 23 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011.
- ^ “London Black Cabs”. London Black Cabs. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Tube — Transport for London”. Transport for London. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Tramlink Factsheet”. Transport for London. Summer 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2010.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênwsj230211
- ^ “Year to date International Passenger Traffic November 2010”. Airports Council International. 16 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2011.
- ^ “BAA Heathrow: Official Website”. BAA. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ a ă “Heathrow Airport Terminal 5”. TMC Ltd. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Heathrow runway plans scrapped by new government”. BBC News. 12 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2011.
- ^ “BAA Gatwick: Gatwick Airport”. BAA. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ BAA Stansted: Stansted Airport. BAA. 2008. ISBN 086039476X. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ London Luton Airport. London Luton Airport. ISBN 0115102566. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
- ^ “London City Airport — Corporate Information”. London City Airport Ltd. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Beds, Herts and Bucks Travel — All you need to know about the M25”. BBC. 17 tháng 8 năm 1988. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2010.
- ^ Charging Zone. Transport for London. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ
|unused_data=
(trợ giúp) - ^ “Who pays what”. Transport for London. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Residents”. Transport for London. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
- ^ Mulholland, Hélène (16 tháng 3 năm 2009). “Boris Johnson mulls 'intelligent' congestion charge system for London”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2009.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênLondon.27s_Concerts
- ^ a ă London's top 40 artists. British Broadcasting Corporation London. 6 tháng 4 năm 2006. ISBN 0898201357. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Punk”. allmusic. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2010.
- ^ “History of music in London”. The London Music Scene. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
- ^ “London 1908”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011.
- ^ “London 1948”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011.
- ^ “England — Introduction”. Commonwealth Games Federation. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2008.
- ^ “TheFA.com — Premier League”. The FA.com. The Football Association. 17 tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Premiership Rugby: Clubs”. Premier Rugby. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Jack Malvern. Richmond, in Surrey, is the most widely copied British place name worldwide, timesonline 2008-12-29. The original byline for the article in The Times of the same day was "The 55 corners of foreign fields that will be for ever... Richmond" (page 9). Cites The Times Universal Atlas of the World.
- ^ a ă Friendship agreement to be signed between London and Delhi, Mayor of London, 25 tháng 7 năm 2002, truy cập 23 tháng 2 năm 2010
- ^ “Twinning agreements”, Making Joburg an entry point into Africa (City of Johannesburg), truy cập 28 tháng 8 năm 2009
- ^ Barfield, M (tháng 3 năm 2001), THE NEW YORK CITY-LONDON SISTER CITY PARTNERSHIP (PDF), Greater London Authority, truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2009
- ^ “Beijing, London establish sister city ties”. Gov.cn. 10 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
- ^ Mayors of London and Dhaka, Bangladesh sign friendship agreement, Mayor of London, 10 tháng 9 năm 2003, truy cập 23 tháng 2 năm 2010
- ^ http://sistercitiesofla.com/page1/page57/page57.html
|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Les pactes d'amitié et de coopération”. Paris.fr. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.