samedi 28 mars 2015

Câu chuyện Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem



Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 19/03 - 25/03/2015: Câu chuyện Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem
VietCatholic Network3/25/2015


1. Hãy thương xót, đừng đóng cửa con tim lại

Giáo Hội “là nhà của Chúa Giêsu”, một ngôi nhà của lòng thương xót chào đón tất cả, và do đó không phải là một nơi mà các Kitô hữu có thể đóng cửa lại trước những ai muốn vào . Đây là thông điệp trọng tâm trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Ba 17 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.

Một thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ: đó là Đức Giêsu luôn mở rộng cửa cho bất cứ ai tìm Ngài và đặc biệt là cho những người xa Ngài. Nhưng, Đức Giáo Hoàng than thở là một số Kitô hữu lại đóng cửa lại trước những người gõ cửa Giáo Hội. Trong khi Chúa Kitô trao ban toàn bộ lòng thương xót, những người tuyên xưng niềm tin vào Ngài đôi khi lại cản trở Ngài bằng cách đóng cửa trước những người khác.

Suy tư của Đức Thánh Cha bắt đầu với nước, là nhân vật chính trong bài đọc phụng vụ hôm thứ Ba. Đức Thánh Cha đã bình luận về lời mô tả của tiên tri Ezekiel về dòng nước nhỏ giọt chảy ra từ ngưỡng cửa của đền thờ, và gọi đó là “nước chữa lành”. Dòng nước ấy trở thành một dòng sông cuồn cuộn đầy cá, có khả năng chữa lành bất cứ ai. Và, trong Tin Mừng, đó là dòng nước của hồ Bethesda, nơi một người đàn ông bị liệt đang buồn bã nằm bên bờ hồ. Đức Giáo Hoàng đã miêu tả ông ta như là một người có chút “lười biếng” vì ông chưa bao giờ tìm cách đắm mình trong làn nước đang chuyển động hầu tìm kiếm sự chữa lành. Nhưng, Chúa Giêsu đã chữa lành anh ta và khuyến khích anh ta “bước đi”, nhưng điều này gây ra sự chỉ trích của các thầy thông luật vì sự chữa lành đã diễn ra vào ngày thứ Bảy. Đó là một câu chuyện mà Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng đang xảy ra “nhiều lần” ngày hôm nay:

Ngài nói:

“Một người đàn ông - một người phụ nữ - những người cảm thấy bị bệnh trong tâm hồn, buồn bã, những người đã mắc nhiều sai lầm trong cuộc sống, tại một thời điểm nào đó cảm thấy được các dòng nước đang di chuyển - Chúa Thánh Thần đang di chuyển một cái gì đó - hoặc họ nghe thấy một từ nào đó hoặc một ý muốn “Ah, tôi muốn được bước đi! ' ... Và họ thu hết can đảm của mình và bước đi. Và bao nhiêu lần trong cộng đồng Kitô hữu ngày nay họ sẽ tìm thấy những cánh cửa đóng kín! “Nhưng bạn không thể, không thể vào. Bạn đã phạm tội và bạn không thể vào đây . Nếu bạn muốn đến, hãy đến với lễ Chúa Nhật, nhưng bao nhiêu đó thôi - đó là tất cả những gì bạn có thể làm. Như thế, những gì Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong trái tim của con người, những người Kitô hữu với não trạng của những thầy thông luật đã triệt tiêu hoàn toàn”.

“Điều này khiến tôi đau khổ” Đức Giáo Hoàng nói trong khi nhắc lại rằng Giáo Hội luôn luôn giữ cho cửa được rộng mở.

“Giáo Hội là nhà của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu chào đón tất cả. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc chào đón, Ngài tiến ra ra để tìm kiếm con người như Ngài đã tìm người đàn ông này. Và với những người bị thương, Chúa Giêsu làm gì với họ? Mắng chửi họ vì họ đã bị thương chăng? Không, Ngài đến và mang vác họ trên vai Ngài. Và điều này được gọi là lòng thương xót. Và khi Chúa quở trách dân Ngài: “Ta muốn lòng thương xót cứ không phải là của lễ hy sinh!” - Ngài đang nói về điều này.

“Anh chị em là ai mà dám đóng cửa con tim mình trước một người muốn cải thiện, muốn quay về trong hàng ngũ dân Chúa - bởi vì Chúa Thánh Thần đã khuấy động trái tim của người đó?”

Đức Thánh Cha kết luận rằng mùa Chay giúp chúng ta tránh những sai lầm tương tự như những người coi thường tình yêu Chúa Giêsu dành cho người bại liệt, chỉ vì điều đó là trái với lề luật:

“Chúng ta xin Chúa trong thánh lễ ngày hôm nay cho chúng ta, cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể Giáo Hội, một lòng hoán cải hướng về Chúa Giêsu, một lòng hoán cải hướng về lòng thương xót của Chúa Giêsu. Và như thế, Lề Luật sẽ được thực hiện đầy đủ, vì Lề Luật chính là hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như chính mình.”

2. Hãy có không gian cho tình yêu Chúa để Ngài có thể thay đổi chúng ta

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chúng ta được yêu thương bởi Thiên Chúa trong một cách thế không thần học gia nào có thể giải thích. Ngài đã phát biểu như trên trong Thánh Lễ sáng thứ Hai 16 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta

Lấy ý từ bài đọc thứ nhất trích từ sách tiên tri Isaia trong đó Chúa nói Ngài sẽ “tạo ra một trời mới và đất mới”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng kỳ công sáng tạo lần thứ hai của Thiên Chúa còn hơn “tuyệt vời” hơn trước bởi vì trời mới đất mới này được hình thành nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài làm mới tất cả mọi thứ và biểu lộ niềm vui bao la của Ngài. Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta thấy Chúa đã rất nhiệt thành: Ngài nói về niềm vui và rằng: ‘Ta sẽ hân hoan nơi dân Ta’. Chúa nghĩ về những gì Ngài sẽ làm và Ngài sẽ vui mừng với dân Ngài như thế nào. Thật gần như là một giấc mơ. Thiên Chúa có một giấc mơ. Ước mơ của Ngài về chúng ta. ‘Oh, thật là vui khi tất cả chúng ta quy tụ cùng nhau, khi này và người kia sẽ đi với tôi ... Tôi sẽ hân hoan trong thời điểm đó!’ Để mang lại cho anh chị em một ví dụ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn, tôi muốn nói về một cô gái hay một cậu bé nghĩ về người yêu của mình: ‘Khi chúng ta được ở bên nhau, khi chúng ta kết hôn ...’. Đó là ‘giấc mơ’ của Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng “Thiên Chúa nghĩ về mỗi người chúng ta và yêu thương mỗi người chúng ta. Ngài 'mơ' về chúng ta. Ngài mơ ước sẽ vui mừng thế nào với chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa muốn ‘tái tạo’ chúng ta, Ngài muốn làm mới tâm hồn chúng ta để niềm hân hoan có thể ngự trị.

Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

“Anh chị em đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Chúa ước mơ về tôi! Ngài nghĩ về tôi! Tôi đang ở trong tâm trí Chúa và trong trái tim của Ngài! Chúa có thể thay đổi cuộc sống của tôi! Và Ngài có nhiều dự án: 'chúng ta sẽ xây nhà và trồng vườn nho, chúng ta sẽ dùng bữa chung với nhau’ ... đó là những giấc mơ của những người đang yêu .... Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Chúa đang trong tình yêu với dân Ngài. Và khi Ngài nói với dân Ngài: ‘Ta đã không chọn con vì con là người mạnh nhất, lớn nhất, quyền thế nhất. Ta đã chọn con vì con là người nhỏ nhất trong tất cả. Anh chị có thể thêm: đau khổ nhất. Đây là người mà Ta đã chọn. Đây là tình yêu’”.

Thiên Chúa “đang trong tình yêu với chúng ta” - Đức Giáo Hoàng lặp đi lặp lại, khi ngài nhận xét về bài Tin Mừng nói về phép lạ chữa lành cho đứa con trai một viên quản đội:

“Tôi không nghĩ rằng có một nhà thần học nào có thể giải thích điều này: thật là không thể giải thích được. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về điều đó, cảm nhận và khóc với niềm vui này. Chúa có thể thay đổi chúng ta. ‘Và tôi phải làm gì đây?’ Hãy tin. Tôi phải tin rằng Chúa có thể thay đổi được tôi, rằng Ngài có quyền năng làm như vậy: giống như người trong Phúc Âm có đứa con trai bị ốm. 'Xin Ngài đến, trước khi con tôi chết’. Chúa Giêsu nói với người ấy ‘Ông cứ đi đi. Con trai ông sẽ sống!’ Người đàn ông ấy tin tưởng vào những lời của Chúa Giêsu và đã lên đường. Ông tin. Ông tin rằng Đức Giêsu có quyền năng để thay đổi con mình, sức khỏe của nó. Và ông đã thắng. Có đức tin là có không gian cho tình yêu Thiên Chúa, có không gian cho quyền năng của ngài, cho sức mạnh của Thiên Chúa. Không phải cho sức mạnh của một người quyền thế, nhưng cho sức mạnh của một người yêu thương tôi, là người đang ở trong tình yêu với tôi và muốn vui mừng với tôi. Đây là đức tin của chúng ta: hãy có không gian cho Chúa để Ngài có thể đến và thay đổi tôi”.

3. Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong Tuần Thánh, Giáo Hội cho con cái mình được dịp tham dự những ngày cuối cùng trong sứ vụ cứu thế của Chúa Giêsu ở trần gian. Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá được mở đầu bằng nghi thức làm phép lá và rước lá. Trong nghi thức này, cộng đoàn dân Chúa được nghe đọc bài Tin Mừng tường thuật lại việc Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem với tư cách của Ðấng Mêsia. Hình ảnh Chúa Giêsu cưỡi trên lưng lừa khiến người ta nhớ lại lời sấm ngôn nói về Ðấng Mêsia được ghi lại trong sách ngôn sứ Dacaria: "Này thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỉ. Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò, vì kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi. Người là Ðấng Chính Trực, Ðấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa vẫn còn theo mẹ".

Hình ảnh dân chúng reo hò tung hô Chúa Giêsu cũng gợi nhớ đến cuộc lễ đăng quang của vua Salomon được ghi lại trong sách các vua quyển thứ nhất: "Hãy đưa các bề tôi của Chúa Thượng đi theo các ngươi để Salomon, con ta, cỡi con la cái của ta rồi đưa nó xuống Ghikhô, ở đấy tư tế Sađốc và ngôn sứ Natan sẽ xức dầu phong nó làm vua Israel. Các ngài sẽ rúc tù và và tung hô vua Salomon muôn năm".

Khi Thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Ðức Giêsu sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có lừa con bên cạnh. Các anh tháo dây ra và dắt về cho Thầy. Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay". Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ:

Hãy bảo thiếu nữ Xion:

Kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.

Các môn đệ ra đi và làm theo lời Ðức Giêsu đã truyền. Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Ðức Giêsu cỡi lên. Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lên lối đi. Ðám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy:

Hoan hô Con vua Ðavít! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!

Hoan hô trên các tầng trời.

Khi Ðức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: "Ông này là ai vậy?" Ðám đông trả lời: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy".

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Qua việc công khai vào thành một cách long trọng như thế, Chúa Giêsu khẳng định Người là Ðấng Mêsia và là vua của dân Israel. Tuy nhiên, Người không xây dựng vương quốc bằng cách đánh nam dẹp bắc hay bằng cách phát triển các sức mạnh kinh tế, mà bằng cách thi hành thánh ý Thiên Chúa Cha trong vai trò người tôi tớ trung thành đã được ngôn sứ Isaia mô tả trong bốn bài ca của ông. Cuộc khải hoàn vào thành Giêrusalem này chỉ là bước khởi đầu cho cuộc thương khó mà Chúa Giêsu phải trải qua để chiến thắng sự dữ và sự chết, mở ra cho loài người lối đi đến cõi phúc bất diệt bên Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con hăng hái bước vào Tuần Thánh, không phải chỉ bằng việc tham dự đầy đủ các lễ nghi, nhưng còn bằng việc thông dự thật sự vào những khổ đau của Chúa, để con học được bài học yêu thương và vâng phục mà đem ra thực hành suốt cả đời con, xin cho con đừng ngơi nghỉ bao lâu còn đóng đinh với Chúa trên thập giá.

4. Kitô hữu phải trung thực trong lời nói và việc làm

Chúng ta có thể cống hiến ba điều cho tất cả những ai “muốn thấy Chúa Giêsu”: sách Phúc Âm, Thánh Giá và chứng tá đức tin nghèo nàn nhưng chân thành của chúng ta. Phúc Âm: trong đó chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, lắng nghe Người và hiểu biết Người. Thánh Giá; dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng đã tự trao ban cho chúng ta. Và một đức tin được diễn tả ra trong các cử chỉ đơn sơ của tình bác ái huynh đệ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22 tháng Ba tại quảng trường thánh Phêrô. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: trong Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay, thánh sử Gioan lôi kéo sự chú ý của chúng ta với một chi tiết lạ kỳ: vài người Hy Lạp” theo Do thái giáo đến Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua, hướng tới tông đồ Philiphê và nói: “Chúng tôi muốn trông thấy Đức Giêsu” (Ga 12,21).

Trong thành thánh, nơi Chúa Giêsu đến lần cuối cùng, có nhiều người. Có những người bé nhỏ và đơn sơ đã tiếp đón vị ngôn sứ thành Nagiarét vui như lễ hội, vì họ nhận ra nơi Ngài Đấng Chúa Sai Đến. Có những thượng tế và các vị lãnh đạo của dân muốn loại trừ Ngài, bởi vì họ coi Ngài là lạc giáo và nguy hiểm. Cũng có những người, như những người Hy lạp tò mò muốn trông thấy Ngài và hiểu biết hơn về con ngưòi và các việc Ngài đã làm, mà việc sau cùng là cho ông Ladarô sống lại đã gây nhiều ồn ào.

Đức Thánh Cha quảng diễn lời xin của các người Hy lạp như sau:

“Chúng tôi muốn trông thấy Đức Giêsu”: các lời này, như biết bao lời khác trong các Phúc Âm, vượt ngoài giai thoại đặc biệt này và diễn tả một cái gì phổ quát. Chúng vén mở cho thấy một uớc mong hiện hữu trong con tim của biết bao nhiêu người đã nghe nói tới Đức Kitô, nhưng chưa gặp được Ngài. “Tôi muốn trông thấy Đức Giêsu”, Ngài cảm thấy lời này trong trái tim của dân chúng. Trả lời một cách gián tiếp, một cách ngôn sứ, cho lời xin có thể trông thấy Ngài, Chúa Giêsu nói lên một lời tiên tri vén mở cho thấy căn cước của ngài và chỉ cho thấy con đường giúp hiểu biết Ngài thực sự: “Đã đến giờ con người được tôn vinh” (Ga 12,23). Đó là giờ của Thập Giá! Đó là giờ bại trận của Satan, ông hoàng của sự dữ, giờ chiến thắng vĩnh viễn của tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa. Chúa Kitô tuyên bố rằng “Ngài sẽ được nâng cao khỏi đất” (c. 32), đây là một kiểu diễn tả có hai nghĩa: “được nâng cao” bởi vì bị đóng đinh, và “được nâng cao” bởi vì được Thiên Chúa Cha tán dương trong việc Sống Lại, để lôi kéo tất cả mọi người đến với Ngài và hòa giải con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Giờ của Thập Giá, giờ đen tối nhất lịch sử, cũng là suối nguồn ơn cứu độ cho tất cả những ai tin vào Ngài.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: tiếp tục lời tiên tri về lễ Vượt Qua của Ngài gần kề, Chúa Giêsu dùng một hình ảnh đơn sơ và gợi ý, đó là hình ảnh “hạt lúa” rơi xuống đất, chết đi để sinh bông hạt (c. 24). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Trong hình ảnh này chúng ta tìm thấy một khía cạnh khác nữa của Thập Giá Chúa Kitô: đó là hình ảnh của sự phong phú. Thật vậy, cái chết của Chúa Giêsu là một nguồn suối vô tận của sự sống mới, bởi vì nó mang theo trong chính nó sức mạnh tái sinh của tình yêu thương của Thiên Chúa. Được dìm mình trong tình yêu đó qua bí tích Rửa Tội, kitô hữu có thể trở thành “các hạt lúa” và đem lại nhiều bông hạt, nếu họ “đánh mất sư sống mình” vì tình yêu thương Thiên Chúa và các anh chị em khác như Chúa Giêsu (c. 25). Vì thế cho những người ngày nay “muốn trông thấy Chúa Giêsu”; cho những ngưòi kiếm tìm gương mặt của Thiên Chúa; cho những người từ nhỏ đã nhận được giáo lý và rồi đã không đào sâu nó; cho biết bao nhiêu người còn chưa gặp được Chúa Giêsu một cách cá nhân; cho tất cả những người đó chúng ta có thể cống hiến ba điều: sách Phúc Âm, Thánh Giá và chứng tá đức tin nghèo nàn nhưng chân thành của chúng ta. Phúc Âm: trong đó chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, lắng nghe Người và hiểu biết Người. Thánh Giá; dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng đã tự trao ban cho chúng ta. Và một đức tin được diễn tả ra trong các cử chỉ đơn sơ của tình bác ái huynh đệ. Nhưng một cách chính yếu trong sự trung thực của cuộc sống giữa điều chúng ta nói và điều chúng ta sống, sự trung thực giữa đức tin và cuộc sống, giữa các lời nói và các hành động của chúng ta. Sách Tin Mùng. Thánh Giá và chứng tá. Xin Đức Maria Mẹ chúng ta giúp chúng ta theo Chúa Giêsu trên con đường của thập giá và sự sống lại.

5. Trẻ em là một món quà và sự giầu có lớn cho nhân loại và cho Giáo Hội

Trẻ em là một món quà và một sự giầu có lớn cho nhân loại và cho Giáo Hội. Chúng mang lại sự sống, niềm vui và hy vọng và liên lỉ nhắc nhở cho chúng ta biết điều kiện cần thiết để được vào Nước Thiên Chúa: đó là không coi mình là đủ rồi, nhưng cần sự trợ giúp, tình yêu và ơn tha thứ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 20,000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 18 tháng Ba tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã duyệt xét các gương mặt khác nhau trong gia đình: cha mẹ, con cái, anh chị em, ông bà nội ngoại. Đức Thánh Cha nói hôm nay ngài muốn kết thúc loạt bài giáo lý với các trẻ em: trước hết trẻ em là một món quà lớn cho toàn nhân loại. Đúng thật chúng là một món quà lớn cho nhân loại, nhưng cũng là những kẻ bị loại bỏ lớn, bởi vì người ta không để cho chúng được sinh ra; và lần tới tôi sẽ nói tớí vài vết thương rất tiếc làm cho tuổi thơ phải đau khổ.

Nhớ lại kỷ niệm gặp gỡ với các trẻ em Á châu trong chuyến công du mục vụ mới đây Đức Thánh Cha tâm sự:

Tôi nhớ tới biết bao nhiêu trẻ em mà tôi đã gặp trong chuyến du hành mới đây của tôi tại Á châu: chúng tràn đấy sức sống, lòng hăng say, nhưng đàng khác rất tiếc tôi cũng trông thấy trong thế giới nhiều trẻ em sống trong các điều kiện không xứng đáng với con người… Thật thế, người ta có thể phán đoán một xã hội theo cách nó đối xử với các trẻ em, không phải chỉ trên bình diện luân lý, nhưng cả trên bình diện xã hội học nữa, xem nó có phải là một xã hội tự do hay một xã hội nô lệ các lợi lộc quốc tế.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Trước hết các trẻ em nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong các năm đầu của cuộc sống chúng ta tất cả đều hoàn toàn tùy thuộc các săn sóc và lòng nhân từ của người khác. Và Con Thiên Chúa đã không quản ngại đi qua con đường này. Đó là mầu nhiệm mà chúng ta chiêm ngưỡng hằng năm vào lễ Giáng Sinh. Hang đá là hình ảnh thông truyền cho chúng ta thực tại này một cách đơn sơ và trực tiếp.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói thật là lạ: Thiên Chúa không gặp khó khăn làm cho các trẻ em hiểu Ngài, và các trẻ em không có vấn đề hiểu Thiên Chúa. Không phải vô tình mà trong Phúc Âm có vài lời rất đẹp và mạnh mẽ liên quan tới các “trẻ nhỏ”. Từ “trẻ nhỏ” ám chỉ tất cả những người tùy thuộc nơi người khác, và một cách đặc biệt các trẻ em. Thí dụ Chúa Giêsu nói: “Lậy Cha là Chúa trời đất, con tạ ơn Cha vì Cha đã dấu những điều này với những kẻ khôn ngoan và thông thái, nhưng lại mạc khải cho nhũng người bé nhỏ” (Mt 11,25). Lại nữa: “Các con hãy coi chừng đừng khinh rẻ một trong những kẻ bé mọn này, bởi vì Thầy bảo cho các con biết các thiên thần của chúng ở trên trời hằng xem thấy mặt Cha Thầy ở trên trời” (Mt 18,10).

Như thế, các trẻ em tự chúng là một sự giầu có cho nhân loại và cả cho Giáo Hội nữa, bởi vì chúng liên lỉ nhắc cho chúng ta nhớ tới điều kiện cần thiết dể được vào Nước của Thiên Chúa: đó là không tự coi mình là đủ, nhưng cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ. Và chúng ta tất cả đều cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ.

Các trẻ em còn nhắc cho chúng ta một điều hay đẹp khác nữa: chúng nhắc cho chúng ta biết rằng chúng ta luôn luôn là con: cả khi một người trở thành người lớn, hay người già, cả khi có trở thành cha mẹ, chiếm một địa vị có trách nhiệm, thì bên dưói tất cả những thứ đó vẫn còn căn tính là con. Tất cả chúng ta đều là con. Và điều này luôn đưa chúng ta tới sự kiện chúng ta không tự ban sự sống cho chính mình mà nhận được nó. Ơn lớn lao của sư sống là món qua đầu tiên chúng ta nhận được.

Đôi khi chúng ta sống mà quên đi điều này, làm như thể chúng ta là chủ nhân cuộc sống của mình, trái lại chúng ta tùy thuộc một cách triệt để. Trên thực tế đó là lý do của niềm vui lớn cảm thấy rằng trong mọi lứa tuổi của cuộc sống, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi điều kiện xã hội, chúng ta là con, và luôn là con. Đó là sứ điệp chính mà trẻ em trao ban cho chúng ta với sự hiện diện của chúng: chỉ với sự hiện diện chúng nhắc cho chúng ta nhớ rẳng tất cả chúng ta và từng người chúng ta là con.

Đề cập tới các món quà mà trẻ em đem lại cho nhân loại Đức Thánh Cha nói:

Nhưng có biết bao nhiêu món qua , biết bao nhiêu phong phú mà các trẻ em đem đến cho nhân loại. Tôi chỉ xin nhắc đến vài điều thôi.

Các trẻ em đem lại cho chúng ta kiểu nhìn thực tại với một cái nhìn tin tưởng và trong sáng. Trẻ em có một sự tin tưởng tự phát nơi cha mẹ; và có một lòng tin tưởng tự phát nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu, nơi Đức Mẹ. Đồng thời cái nhìn nội tâm của trẻ em trong sạch, chưa bị ô nhiễm bởi tính hiểm độc, hai mặt, bởi các cáu cặn của cuộc sống làm chai cứng con tim. Chúng ta cũng biết rằng các trẻ em có tội tổ tông, chúng có các ích kỷ của chúng, nhưng chúng duy trì một sự trong trắng, một sự đơn sơ nội tâm. Các trẻ em không ngoại giao: chúng nói lên điều chúng cảm, chúng thấy một cách trực tiếp. Và biết bao nhiêu lần chúng khiến cho cha mẹ gặp khó khăn, khi chúng nói trước mặt các người khác: “Con không thích cái này, vì nó xấu”. Nhưng mà các trẻ em nói lên điều chúng trông thấy, chúng không phải là những người hai lòng, chúng chưa học cái khoa học hai mặt mà rất tiếc người lớn chúng ta đã học.

Ngoài ra, trong sự đơn sơ nội tâm của chúng, các trẻ em còn đem theo với chúng khả năng nhận và cho đi sự âu yếm. Âu yếm là có một con tim “bằng thịt” chứ không phải “bằng đá” như Thánh Kinh nói (x. Ed 36,26). Sự âu yếm cũng là thơ văn: là “cảm thấy” các sự vật và các biến cố, không đối xử với chúng như đồ vật thuần tuý, chỉ để dùng chúng vì chúng phục vụ…

Các trẻ em có khả năng cười và khóc: Vài đứa khi chúng ta bế chúng trên tay, chúng cười; vài đứa khác khi trông thấy tôi mặc áo trắng, chúng tin rằng tôi là bác sĩ đến chích ngừa cho chúng và chúng khóc… nhưng một cách tự phát! Các trẻ em là thế: chúng cười và khóc, là hai điều mà nơi chúng ta là người lớn thường bị “chặn đứng”, chúng ta không có khả năng… Biết bao nhiêu lần nụ cuời của chúng ta trở thành một nụ cười bằng giấy, không có sự sống, một nụ cười không sống động, cả một nụ cười giả tạo, bằng rơm nữa. Các trẻ em cười một cách hồn nhiên và khóc một cách hồn nhiên.

Điều này luôn luôn tùy thuộc con tim. Và thường khi con tim của chúng ta bị “chặn lại” và mất đi khả năng cười, khóc này. Và khi đó trẻ em có thể dậy cho chúng ta lại biết cười và biết khóc. Và chính chúng ta, chúng ta phải tự hỏi: tôi có cười một cách hồn nhiên không, với sự tươi mát, với tình yêu thương và nụ cuời của tôi có giả tạo không? Tôi có còn khóc không, hay tôi đã mất đi khả năng khóc rồi? Đó là hai câu hỏi rất nhân bản mà trẻ em dậy cho chúng ta.

Vì tất cả những lý do đó Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ Ngài “trở nên như trẻ em”, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (x. Mt 18,3; Mc 10,14).

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, các trẻ em đem lại sự sống, niềm vui và hy vọng, và cả các bất hạnh nữa. Dĩ nhiên, chúng cũng đem theo các lo lắng và đôi khi biết bao nhiêu vấn đề; nhưng một xã hội với các lo lắng này và các vấn đề này thì vẫn hơn là một xã hội buồn sầu và xám xịt vì không có trẻ em. Và khi chúng ta thấy rằng mức độ sinh của một xã hội chỉ tới gần một phần trăm thôi, chúng ta có thể nói rằng xã hội này buồn, xám xịt, bởi vì nó không có trẻ em.

vendredi 27 mars 2015

Những tác phẩm origami tuyệt đẹp của chàng trai Việt

Những tác phẩm origami tuyệt đẹp của chàng trai Việt
***
Những tác phẩm origami tuyệt đẹp của chàng trai Việt
Nguyễn Hùng Cường Á quân Origami thế giới 2009.
 
Họ và tên: Nguyễn Hùng Cường
Sinh năm: 1989
Quê: Hà Nội
Học viên cao học chuyên ngành Điện Tử - Viễn Thông
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Á quân thế giới Origami 2009
 
 Những tác phẩm origami tuyệt đẹp của chàng trai Việt
 
Mới đây, website Etoday của Nga và tờ Huffington Post của Mỹ đã đăng bài viết giới thiệu các tác phẩm xếp giấy theo phong cách Origami tuyệt đẹp của Nguyễn Hùng Cường, thành viên CLB Origami Việt Nam.
Không dám nhận mình là nghệ sĩ.
    Hùng Cường là một chàng trai Hà Nội sinh năm 1989. Tuổi thơ của cậu lớn lên cùng với những trang giấy và niềm đam mê gấp giấy Origami. Chính từ những chiếc thuyền giấy, những chiếc mũ ca nô từ thuở mẫu giáo đã truyền một niềm đam mê rất lớn cho Cường. Rồi niềm đam mê ấy cứ ngấm dần và nuôi dưỡng tâm hồn cậu để giúp Cường trở thành một trong những nghệ sĩ Origami hàng đầu thế giới.
Nguyen Hung Cuong Origami21
    Dù còn rất trẻ nhưng Hùng Cường đã được phong là nghệ sĩ và xuất hiện trên nhiều báo chí nước ngoài. Song anh bạn tỏ ra rất khiêm tốn: “Có lẽ mình vẫn chưa xứng với 2 chữ nghệ sĩ nhưng mình rất vui vì trong các bài báo đó, họ đã coi Origami là một nghệ thuật và họ biết rằng ở Việt Nam cũng đang có nhiều người đam mê".
    Niềm vui thích nhất khi Cường đến với môn nghệ thuật này là cậu có thể cùng chơi gấp giấy với các em nhỏ hay thậm chí với cả các cụ già và chính những trang giấy đã vô hình là chiếc cầu nối đưa mọi người đến gần nhau hơn. “Từ em nhỏ đến các cụ già, ai ai cũng có thể gấp giấy được. Chỉ cần một tờ giấy và đôi bàn tay, không cần một công cụ nào khác, ta vẫn có thể đem lại cho nhau nụ cười bằng những hình gấp giấy sinh động” – Cường tỏ ra tâm đắc với môn nghệ thuật này.
    Cường là một người rất chịu khó mày mò sáng chế ra các sản phẩm của riêng mình. Để sáng tác một tác phẩm Origami đẹp không hề đơn giản chút nào, trung bình Cường phải mất khoảng 1 tháng mày mò. Điều đặc biệt là các sáng tác Origami của Cường hầu hết được gấp từ một tờ giấy vuông không cắt, do vậy mẫu càng phức tạp thì thời gian sáng tác càng dài.
    Anh bạn này thường sáng tác về những gì mình thích và cảm nhận được từ cuộc sống xung quanh. Và hiện giờ Cường chia sẻ rằng cậu thích nhất là ngắm nhìn vẻ đẹp của các loài động vật, có thể là những loài động vật ngoài đời hoặc trong các phim khoa học, hoạt hình hay bất cứ nguồn nào khác.
Niềm đam mê không bao giờ từ bỏ
 
Mẫu lan vũ nữ bằng giấy mà Cường thực hiện.
Mẫu lan vũ nữ (trái) được Cường thực hiện bằng giấy (phải).
 
    Trong lần tham gia cuộc thi Origami thế giới năm 2009 sáng tác về loài gấu mắt kính đang có nguy cơ tuyệt chủng, tác phẩm tuyệt vời của Hùng Cường đã về nhì, nhường ngôi quán quân cho một anh bạn đồng hương khác. Đây là một niềm tự hào vô cùng lớn đối với Cường vì cậu đã thực hiện được phần nào ước mơ đưa Origami của Việt Nam đến gần những nước có truyền thống về môn nghệ thuật này như Mỹ, Nhật, Pháp…
    Nhưng điều mà cậu đau đáu nhất đó chính là việc gấp giấy còn quá mới mẻ ở Việt Nam và nó vẫn chưa được coi là một bộ môn nghệ thuật chính thống giống như điêu khắc, hội họa. “Giấy là nguyên liệu rẻ hơn nhiều so với các môn nghệ thuật khác, và người gấp giấy hầu như không sử dụng thêm gì khác ngoài một tờ giấy. Do vậy tác phẩm gấp giấy thường bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực sự của nó, cho dù tác giả có mất bao nhiêu công sức sáng tạo đi nữa” - Cường chia sẻ.
    Là một người có tình yêu rất lớn với những gì mà mình theo đuổi nên Cường thường gửi gắm chính tình yêu ấy vào trong mỗi sản phẩm cậu tạo ra. Có lẽ không chỉ bởi đôi tay khéo léo mà chính tình yêu, sự cảm nhận đẹp nhất mà cậu thổi vào từng trang giấy ấy mới giúp sản phẩm của Cường đẹp hơn và được nhiều người yêu thích hơn.
 
Tác phẩm của Cường được giới thiệu trên sách nước ngoài.
Tác phẩm của Cường được giới thiệu trên sách nước ngoài.
 
    Khi được hỏi liệu Hùng Cường có theo đuổi môn nghệ thuật này lâu dài và phát triển thành sự nghiệp chính của mình không? Anh chàng nói: “Origami vẫn mãi là niềm đam mê lớn nhất của mình và mình sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Nhưng để biến niềm đam mê này thành sự nghiệp của mình sẽ là cả chặng đường vô cùng gian nan”.
    Bên cạnh niềm đam mê nghệ thuật Hùng Cường còn có thành tích học rất tốt. Hiện nay anh chàng này đang học cao học chuyên ngành Điện Tử - Viễn Thông tại ĐH Bách Khoa Hà Nội. Nghe qua có vẻ như không liên quan lắm đến Origami, nhưng chính Origami đã rèn cho Cường tính kiên trì, khả năng tư duy hình học tốt, rất hữu ích khi nghiên cứu các vấn đề chuyên ngành của mình.
    “Đôi khi các công trình kỹ thuật cũng cần một chút nghệ thuật để đạt được thành công. Biết đâu sau này một kỹ thuật trong gấp giấy có thể được áp dụng để giải quyết một bài toán ngành viễn thông, hay một thuật toán trong xử lý tín hiệu có thể được áp dụng để tạo nên một tác phẩm Origami tuyệt đẹp?” Hùng Cường nói.
    Ngoài ra anh chàng này còn rất mong muốn giấy Dó truyền thống của Việt Nam (một trong những nguyên liệu tuyệt vời để tạo nên các tác phẩm gấp giấy) cùng với văn hóa Việt Nam sẽ được quảng bá rộng khắp trên thế giới qua những tác phẩm Origami của mình.
 Những tác phẩm origami tuyệt đẹp của chàng trai Việt
Tác phẩm đạt giải nhì thế giới của Hùng Cường.
Beautiful folded paper art by Vietnamese origami artist, Cuong Nguyen
***
Nguyen Hung Cuong Origami19
  
“Origami. It’s the sushi of paper.”
Much like sushi, the art of folding paper has spread abroad and is now enjoyed by people all over the world. With so many different artists taking part in the same craft, the results can be breathtaking, just like these pieces by self-taught artist, Cuong Nguyen of Hanoi, Vietnam.

Nguyen creates his origami using do, a traditional Vietnamese paper, making for a wonderful Vietnamese twist on the Japanese art. Amazingly, many of his works are made from a single piece of paper. Nguyen has been featured in several origami books and is also a member of the Vietnam Origami Group, a community of folded paper enthusiasts residing in Vietnam.
Nguyen Hung Cuong Origami15
▼   A tiny horse made out of a piece of Vietnamese money.
Nguyen Hung Cuong Origami17
 
Nguyen Hung Cuong Origami16
 
Nguyen Hung Cuong Origami14
 
Nguyen Hung Cuong Origami13
 
Nguyen Hung Cuong Origami12
Nguyen Hung Cuong Origami11
 
Nguyen Hung Cuong Origami10
 
Nguyen Hung Cuong Origami8
Nguyen Hung Cuong Origami7
Nguyen Hung Cuong Origami6
▼   Nguyen’s favorite piece to fold.
Nguyen Hung Cuong Origami5
 
Nguyen Hung Cuong Origami4
 
▼   Nguyen’s second favorite origami.
Nguyen Hung Cuong Origami3
 
Nguyen Hung Cuong Origami
 
Nguyen Hung Cuong Origami20
 
Nguyen Hung Cuong Origami2
 
Hùng Cường và một số tác phẩm origami đáng chú ý.
Nguyen comments about his passion for origami on his flickr profile: “What I love about origami is that I can make anything from one piece of paper just by folding it. Since I’m not good with words, I use origami to share my ideas, how I feel and how beautiful this world is.” Beautiful words to go along with his equally beautiful paper art.

Minh Phượng sưu tầm

Phương pháp đơn giản đánh tan sạn thận...

 Phương pháp đơn giản đánh tan sạn thận...
Hồng Phúc sưu tầm
 Loại bỏ hoàn toàn sỏi thận chỉ trong 1 ngày với sự kết hợp của 2 nguyên liệu từ thiên nhiên
Click image for larger version Name: images.jpeg Views: 0 Size: 4.6 KB ID: 745886  
Sỏi thận là một tình trạng sức khỏe phổ biến, gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
Sỏi thận là sự tích tụ của các tinh thể khoáng chất hòa tan trong nước tiểu, thường được hình thành trong thận hoặc bàng quang và gây ra sự đau đớn khi họ di chuyển theo nước tiểu của bạn. Những triệu chứng cho thấy sự tồn tại của các loại sỏi chỉ được phát hiện khi các cơn đau đã trở nên nặng và khó chịu, và khi những cơn đau không xuất hiện, các triệu chứng khác là hầu như không đáng kể.

alt

Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng dưới và háng, lưng và phía dưới xương sườn. Bên cạnh nỗi đau, người bệnh thường xuyên phải đi tiểu, nước tiểu có mùi rất khó chịu, đi kèm với sự đổi màu của nước tiểu, buồn nôn, và đau khi đi tiểu cũng có thể xảy ra.
Nhưng bạn đừng quá lo vì đây là một giải pháp vô cùng tuyệt vời cho bạn để thoát khỏi những viên sỏi cứng đầu này!
Liệu pháp thiên nhiên đánh tan sỏi thận:
Một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất cho bệnh nhân sỏi thận được sử dụng trong hơn 300 năm qua là một hỗn hợp của dầu ô liu và nước chanh.
Cách làm:
Trộn 25ml của nước chanh tươi vắt với cùng một lượng dầu ô liu 25mL, và uống nó, sau đó uống cùng một lượng nước.
Cách dùng:
Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày, cho đến khi bạn thấy các viên sỏi xuất hiện trong nước tiểu của bạn, và nó thường mất 1 ngày, và nhiều nhất là 3 ngày.
Trong thời gian điều trị, nó được khuyến khích để đi tiểu vào gạc dày đặc, để bạn có thể nhìn thấy các viên sỏi đi ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu của bạn.


Hỏi đáp y khoa Bs Nguyễn Ý Đức

Mỹ Trang sưu tầm

Bệnh & Hỏi đáp y khoa

image

 Bệnh lẹo mắt
 Bệnh vẩy nến có thể chữa được không?
 Bệnh viêm gan là gì?
 Bột ngọt
 Botox và Da Nhăn
 Cạo gió
 Cao huyết áp
 Cắt bao quy đầu, nên hay không nên?
 Chảy nước mắt sống
 Chóng mặt, quay cuồng
 Cơ quan thính giác
 Cơn Đau Tim và Cơn Đau Thắt ngực
 Công dụng của mật ong
 Đau dạ dày, nôn ra máu
 Đau Đại tràng
 Dầu Dừa/Alzheimer
 Đi tiểu khó khăn tức tối lắm
 Điều trị bệnh Thống phong
 Đông trùng hạ thảo
 Dùng thêm Testosterone
 Giầy cao gót
 Hay bị khó thở, hụt hơi
 Hội chứng Chân - Không - Nghỉ
 Khập khiễng cách phục hồi
 Mắt bị chói thường xuyên
 Miếng Trầu là đầu câu chuyện
 Mổ nội soi ruột thừa
 Ngủ nghiến răng có thể chữa được không?
 Những dấu hiệu báo trước Stroke
 No hơi
 Serving
 Tại sao kiêng thịt đỏ?
 Thạch cao ăn có độc không?
 Thế nào là già?
 Thuốc nào chữa lở miệng
 Thuốc ngừa thai Seasonale
 Ù tai
 Uống nước nóng, nước lạnh
 Uống thuốc chống trầm cảm và chống lo âu?
 Viêm dạ dầy
 Viêm gan A
 Viêm não Nhật Bản
 Vỡ ống nhiệt kế thủy ngân

image
image

*****
http://baomai.blogspot.com/

Jan 22, 2015
Nếu như phải đối diện với một người không còn sống được bao lâu nữa, thì từ ngữ nào là thích hợp để nói với họ? Chrissie Giles đặt câu hỏi với các bác sĩ làm thế nào để họ có cuộc nói chuyện khó khăn nhất này với bệnh ...

Nov 17, 2014
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường. Việt Nam hiện đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế IDF đưa ra hôm qua.
Dec 17, 2014
Cán bộ y tế ngây thơ cứ tưởng rằng chỉ cần kiêng muối cho cơ thể là làm biến mất bệnh phù, đã cho anh ăn đường. Điều này đã làm cho anh suy yếu thêm. Một buổi sáng, sau một đêm lạnh hơn thường lệ trong mùa, không ...
Oct 12, 2014
Đó là lời nói đầu tiên của bác sĩ Kent Brantly, 33 tuổi, cư dân của thành phố Forth Worth, Texas, khi rời bệnh viện Emory tại Atlanta ngày 21 tháng 8 năm 2014 sau gần 20 ngày điều trị bệnh Ebola. Ông và chuyên viên vệ sinh ...
Sep 24, 2014
Khoa học y tế hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị để giúp một bệnh nhân ung thư gan có thể sống sót. Nhưng điểm quan trọng cần làm là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Dưới đây là những triệu chứng đầu tiên của ...
Jul 11, 2014
USA -- Hiểm họa vô hình cho lá gan của bạn: thuốc giảm cân và thuốc trị bệnh Tim mạch và trị ung bứu. tất cả thuốc ngoài luồng đều nhập từ phân xưởng tại China . Khảo sát cho biết thuốc giảm cân là nguyên nhân cho 20% ...
Feb 24, 2014
Thường thì cơn gout có thể bị đẩy lui bằng các thuốc hiện có và nếu bệnh nhân chịu theo cuộc điều trị và chấp nhận ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh nhưng nên nhớ rằng đây là loại bệnh không thể chữa dứt, nghĩa ...
Aug 03, 2012
Ông nói rằng bệnh mất ngủ cũng liên quan tới các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá và chế độ dinh dưỡng kém. Theo ông, một số người có thể ngủ quá nhiều, nhất là những người già, khiến họ dễ bị nhiễm bệnh.
Mar 25, 2013
Vào lúc số người lớn tuổi trên nước Mỹ ngày càng đông thì những nhu cầu chăm sóc đặc biệt những người lớn tuổi với bệnh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cũng ngày càng tăng. Thông tín viên Faiza Elmasry đi thăm một cơ ...
Jul 10, 2014
Tôi có một cô bạn trẻ, hàm vị tiến sĩ, hiện đang làm cho hội thiện nguyện “Melinda and Bill Gates Foundation”; công việc của cô là chuyên nghiên cứu... phân người để giúp đỡ về việc phòng chống bệnh tật cho các xứ nghèo ...
Jul 29, 2014
Đi khám bác sĩ da liễu chuẩn đoán là bệnh bạch biến và cho toa mua thuốc bôi, tên thuốc là Meladinine, và đã sử dụng được 2 năm nhưng không thấy giảm, mà vết loang ngày càng lớn hơn. Sau đó có đi khám bác sĩ da liễu ...
Jun 13, 2012
Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ. 6.
May 19, 2014
Hơn 10 năm qua tôi đã cho 2 nhóm bệnh nhân trên: Mỗi buỗi sáng uống 1 ly chanh đường pha 1 muỗng cặn lắng nước tiểu của chính bệnh nhân. Uống liên tục trong 4 tháng/năm, có thể lặp lại năm sau, điểm khởi đầu sớm ...

Apr 04, 2014
Thông tín viên VOA Carol Pearson nói chuyện với một chuyên gia về việc chữa trị cho các bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm trùng đường phổi tái phát. Dân chúng Nam Phi và những người ngưỡng mộ ông trên khắp thế giới đã .
Dec 04, 2012
Người ta chưa thực sự biết rõ nguyên nhân gây nên sự nhạy ứng của đường thở trong bệnh suyễn. Giả thuyết hiện tại được nhiều người tin nhất là sự viêm sưng (inflammation). Trong niêm mạc của các ống phổi, có những ...
Jun 27, 2013
Ông giải thích: “Những bệnh như sưng phổi gây sức ép lên các hệ thống cơ quan khác. Và chúng tôi lo ngại về các chứng tiểu đường, chức năng thận, chức năng gan nặng hơn. Nhiều chứng bệnh đó có thể tệ hơn khi chúng ...
Jun 21, 2011

Các chuyên gia về động vật đều cho rằng, gây nuôi động vật hoang dã, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp, nhất là buôn bán quốc tế, là một trong những tác nhân lây lan bệnh dịch từ nguồn gốc hoang dã sang động vật ...

doctor animated GIF