mardi 31 mars 2015

Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm,


Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm,


                                                        image 
Năm 2015 đánh dấu 10 năm ngày mất của bà Ngô Đình Thị Hiệp (1903-2005), người em gái ít được công chúng biết đến của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.
image
Bà cố Ngô Ðình Thị Hiệp và Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Bà là mẹ của người sau này được Vatican phong Hồng y, Nguyễn Văn Thuận (1928-2002).

Lê Quỳnh nói chuyện với ông Nguyễn Văn Châu, tác giả cuốn sách tiếng Anh (chưa có bản tiếng Việt) về cuộc đời bà Hiệp và gia tộc họ Ngô, A lifetime in the eye of the storm.

image
Ảnh chụp bà Hiệp tại Sài Gòn năm 1965

Cuốn sách ra mắt lần đầu năm 2005 và vừa ra ấn bản lần hai năm 2015.
Ông Châu cho biết ông là người thân thuộc với gia đình bà Hiệp, còn cha của ông là bạn học của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Diệm.

“Cho đến những ngày cuối đời, bà Hiệp vẫn tin tưởng vào vai trò của gia đình bà trong lịch sử Việt Nam.”

image
“Bà tin lịch sử sẽ minh chứng lòng ái quốc của gia đình bà. Tuy bà công nhận ông Diệm, ông Nhu và gia đình bà có nhiều khuyết điểm, ví dụ biết những người nịnh nọt sẽ phản bội mà vẫn dùng họ.”

Ông Châu kể rằng những người còn lại của gia đình họ Ngô thường “mổ xẻ những khuyết điểm” vào ngày giỗ ông Ngô Đình Khả, thân sinh của ông Ngô Đình Diệm và bà Hiệp.

image
Bà Ngô Đình Thị Hiệp (đứng), chồng (đứng) cùng bố mẹ chồng trong ngày cưới năm 1925
Mời quý‎ vị nghe phần một cuộc phỏng vấn về cuộc đời bà Ngô Đình Thị Hiệp, xoay quanh bà nghĩ gì về những tranh cãi liên quan gia đình bà.

*****

Người Mẹ chứng nhân thế kỷ Bà Cố Elizabeth Ngô Ðình Thị Hiệp

image
Người Mẹ chứng nhân thế kỷ: Bà Cố Elizabeth Ngô Ðình Thị Hiệp (1903-2005)
Ngày 27/01/2005, chúng tôi đang theo dõi tin tức về lễ mai táng Cô Anna Hàm Tiếu, bào muội của Ðức Hồng Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, thì lại nhận được tin Cụ Cố Elisabeth Nguyễn Văn Ấm, nhũ danh Ngô Ðình Thị Hiệp, thân mẫu của Ðức Hồng Y, cũng vừa được Chúa gọi lên đường về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất cuộc lữ hành dài hơn trăm năm (102 năm) trên cõi trần gian này, Chúng tôi xin chuyển bài này với lòng thành tâm cầu nguyện cho linh hồn Elizabeth sớm được Chúa đưa về nơi Thiên quốc cùng với linh hồn Phanxicô Xavie, linh hồn Anna cùng các linh hồn khác.

Gia đình lễ giáo

image
Ngô Ðình Khả (1856-1914)
Elisabeth Ngô Ðình Thị Hiệp sinh ngày 05-5-1903 tại làng Ðại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình vọng tộc đạo đức trải qua nhiều thế hệ trung thành với Ðức Tin Công Giáo, đã từng "hy sinh trong thời kỳ bắt đạo và đã chịu khổ vì Chúa, đã chịu lưu đày xa xôi và đã bị cầm tù vì Chúa", một dòng tộc nổi danh kiên trung bất khuất chẳng những về mặt đức tin mà còn cả về mặt xã hội. Thân phụ là ông Ngô Ðình Khả, một quan phụ chính đại thần thanh liêm và cương trực dưới triều vua Thành Thái. Ông đã khẳng khái chống lại việc Pháp âm mưu đày ải Vua, khiến thời bấy giờ trong dân gian Huế có câu ca:

Ðày vua không Khả, (1)
Ðào mả không Bài (2)

Do làm quan trong triều, thường xuyên phải có mặt tại kinh đô, ông Ngô Ðình Khả đã dời gia đình từ làng Ðại Phong, tỉnh Quảng Bình vào định cư tại Phủ Cam, thuộc thành phố Huế. Ngô Ðình Thị Hiệp có ba người anh là ông Ngô Ðình Khôi, Ðức Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục  ông Ngô Ðình Diệm, một người chị, Ngô Ðình Thị Giao, một em gái kế là Ngô Ðình Thị Hoàng và ba em trai gồm quý ông Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Luyện và Ngô Ðình Cẩn.

image
Ðược giáo dục trong một gia đình nền nếp gia phong, Ngô Ðình Thị Hiệp lúc thiếu thời luôn giữ phẩm hạnh của một thục nữ đoan trang con nhà gia giáo, siêng năng kinh nguyện sáng tối trong gia đình, luôn cùng với cha mẹ và anh em dự thánh lễ hàng ngày, và nhất là hăng hái tham gia các việc từ thiện bác ái.

Giáo dục con định hướng cuộc đời

image
Ðến tuổi thành hôn, Ngô Ðình Thị Hiệp kết bạn cùng Tađêô Nguyễn Văn Ấm là một thanh niên cần cù, mực thước và đạo đức vốn cũng được giáo dục bởi một gia đình Công Giáo có truyền thống kính Chúa yêu người từ lâu đời. Ngô Ðình Thị Hiệp trở thành bà Elisabeth Nguyễn Văn Ấm. Hai ông bà sinh được 8 người con, trong đó có một người con trai sau này đã làm sáng danh Chúa và rạng danh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đó là Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

image
Cậu bé Nguyễn Văn Thuận chào đời ngày 17-4-1928 tại Phủ Cam, Huế. Càng lớn, cậu bé càng thêm khôi ngô tuấn tú, càng tỏ ra thông minh và có trí nhớ sắc sảo. Theo thói đời, "con quan thì lại làm quan", họ hàng gần xa đều thấy rõ con đường hoạn lộ đang mở ra trước mặt cậu bé, hứa hẹn một tương lai ngời sáng vinh quang. Nhưng bà mẹ cậu bé thì lại có cái nhìn khác. Bà thấy "tu mới là cõi phúc".

Với tất cả con cái, bà Elisabeth đều dạy cho biết sống đạo, trên hết lòng thờ phượng Chúa, dưới tận tình yêu thương giúp đỡ đồng loại. Ngoài việc dạy cho con học giáo lý kinh bổn, bà thường xuyên kể cho các con nghe những mẫu truyện rút ra từ Kinh Thánh cũng như những truyện về các anh hùng tử đạo Việt Nam để cho con bà người nào cũng thấm nhuần và sống theo những tấm gương sống đạo sáng chói của tiền nhân.

Niềm vui thấy con dâng mình cho Chúa

image
Riêng với cậu bé Nguyễn Văn Thuận, bà đặc biệt cầu xin Chúa ban cho cậu có được cái nhìn giống như cái nhìn của bà, "tu là cõi phúc". Thế nên, khi cậu bé vừa tới tuổi khôn lớn, ngỏ ý xin vào Tiểu Chủng Viện, bà mẹ Elisabeth chẳng những không ngăn cản mà còn thầm cảm tạ ơn Chúa đã cho con bà biết chọn đường để đi. Bà vừa xúc động vừa mừng rỡ lo chuẩn bị mọi thứ cần thiết từ chiếc khăn tay, cho đến áo quần, dày dép để con lên đường gia nhập Tiểu Chủng Viện An Ninh của Giáo Phận Huế sau khi được Cha Chánh Xứ sở tại đồng ý và Cha Giám Ðốc Tiểu Chủng Viện chấp nhận. Từ đó, bà Elisabeth không ngừng cầu nguyện cho con "bền đỗ trong ơn kêu gọi".

Cầu cho con làm bổn phận linh mục đẹp lòng Chúa

image
Ngày 11-6-1953, Thầy Phó Tế Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận thụ phong Linh Mục. Bấy giờ bà Elisabeth cảm thấy an tâm về ơn thiên triệu của con mình. Nhưng theo bà, làm linh mục đã là khó, làm bổn phận linh mục đẹp lòng Chúa càng khó hơn. Chính vì vậy, kể từ đó, lòng bà hằng xao xuyến, bà không ngớt cầu nguyện cho con mình "làm bổn phận linh mục đẹp lòng Chúa". Câu nói ấy sớm trở thành điệp khúc gắn liền với cả cuộc đời bà.

Trong một cuộc phỏng vấn do Ðài Phát Thanh Little Saigon Radio tại Hoa Kỳ thực hiện ngày 24-01-2001, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (vừa được tấn phong Hồng Y ngày 21-01-2001) sau khi nói đến tấm tình của mình đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam cũnh như với hết thảy mọi người Việt Nam, đã tâm sự về thân mẫu của mình như sau:
"Tôi lại nhớ đến tất cả bà con, họ hàng, đặc biệt là tôi nhớ đến bà thân mẫu của tôi, năm nay đã 98 tuổi và đang ở tại Úc Ðại Lợi.

Tôi nhớ những lời thân mẫu của tôi thì đối với tôi như những lời khuyến cáo tôi trong cuộc đời linh mục.

Cách đây ba năm, tôi còn nhớ nghe thuật lại là Cha Chu Quang Minh thuộc Dòng Tên ở Mỹ cùng đi với một Cha ở Úc đến thăm bà cố tôi. Hai Cha hỏi bà cố có muốn Ðức Cha Thuận làm Hồng Y không? Bà cố trả lời rằng:
- Thưa Cha, con không muốn.
- Vì sao?
- Bởi vì khi con cho con của con vào chủng viện, con chỉ cầu xin Chúa cho con của con làm Linh mục để tế lễ Chúa là con vui lòng rồi. Còn đã đi tu làm linh mục thì đâu phải ham muốn những chức quyền danh vọng gì".

image
Kể mẩu chuyện trên xong, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác quyết: "Với tôi, những lời nói trên luôn luôn là những lời nhắc nhủ của bà mẹ dạy bảo con". Rồi ngài kể tiếp:
"Cách đây mấy tháng, tôi đi giảng ở Ðài Loan, tôi có ghé thăm bà cố tôi, tôi hỏi:
- Hàng ngày mẹ có nhớ cầu nguyện cho con không?
Bà cố nói:
- Có chứ! Ngày nào cũng nhớ cầu nguyện.
Tôi hỏi rằng:
- Mẹ cầu xin cho con cái gì?
Bà cố chỉ trả lời một câu thôi là:
- Cầu cho con biết làm bổn phận đẹp lòng Chúa".
Ðức Hồng Y kết luận: "Ðiều ấy là cái cảm tưởng mạnh mẽ của bà mẹ Việt Nam dạy con cái". Trong cuộc phỏng vấn dành cho Ðài Chân Lý (Veritas) Á Châu ở Manila, Phi Luật Tân, ngày 15-02-2001, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nói rõ hơn tâm sự của ngài: "Ðây là những bài học đơn sơ, nhưng sâu xa, đáng suy tư. Tôi sẽ không bao giờ quên".

Dõi theo bước thăng trầm của con

image
Năm 1967, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được Giáo Hội tấn phong và bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Nha Trang. Bà mẹ Elisabeth cũng giữ một tâm nguyện. Ðối với bà, chức Giám Mục bao gồm cả thiên chức linh mục. Bổn phận giám mục cũng là bổn phận linh mục. Song bổn phận chăn dắt của giám mục có phần rộng lớn hơn, bao trùm hơn, như vậy là nặng nề hơn, khó khăn hơn và nhiều trách nhiệm hơn. Vì thế, bà không thể ngưng cầu nguyện, trái lại còn cầu xin nhiều hơn nữa cho vị tân Giám Mục "biết làm bổn phận đẹp lòng Chúa".

Năm 1975, khi đất nước có những chuyển động khác thường, Nguyễn Thị Hàm Tiếu, ái nữ của bà Nguyễn Thị Ấm, từ Úc trở về Việt Nam bảo lãnh cho cha mẹ di tản đến Úc chỉ 5 ngày trước khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Lúc ấy Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận (đã là Tổng Giám Mục Phó Sài Gòn vì đã được bổ nhiệm trước đó một tháng, ngày 23-4-1975), với vai trò chủ chăn, đã chấp nhận ở lại Việt Nam sống chết với quê hương thay vì cùng cha mẹ di tản ra khỏi nước.

Những cái chết bi thương của anh bà Ngô Ðình Thị Hiệp, là ông Ngô Ðình Khôi, ông Ngô Ðình Diệm và của các em bà, Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn, hãy còn ám ảnh, đè nặng tâm can bà. Bà linh cảm một tai họa sẽ giáng xuống con bà. Bà chỉ biết cầu nguyện và phó dâng mọi sự cho Chúa. Và việc phải đến đã đến. Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận bị bắt ngày 15-8-1975, nhằm Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bị giam giữ 13 năm trời, không xét xử. Ai có rơi vào thảm cảnh ấy mới thấu hiểu tâm trạng âu lo và đau khổ triền miên của một bà mẹ có con lâm vào vòng lao lý mà số phận ngày mai không ai đoán biết được.

image
Khi Ðức Tổng Giám Mục, con bà, nhận được giấy phóng thích ngày 21-11-1988, rồi ngày 21-9-1991 nhận lệnh trục xuất khỏi Việt Nam, thì mới hay việc Quan Phòng của Thiên Chúa thật là kỳ diệu. Bởi lẽ nếu không có Chúa an bài thì làm sao ông bà Nguyễn Văn Ấm có cơ hội đoàn tụ với con; nếu không có chương trình do bàn tay Chúa hoạch định sẵn thì làm sao Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận có dịp thi thố tài năng và đức độ của mình trong Giáo Triều Rôma cũng như chứng minh cho thế giới thấy sức sống mãnh liệt nội tại của Giáo Hội Việt Nam dù trải qua bao phong ba bão tố.

Người Mẹ chứng nhân thế kỷ

Thật không đơn giản chút nào khi muốn viết về một người mẹ ngót trăm năm sống những thăng trầm của gia đình liên quan đến cả vận mệnh đất nước lẫn lịch sử của Giáo Hội Công Giáo như bà Elizabeth Nguyễn Văn Ấm - Ngô Ðình Thị Hiệp. Chúng tôi thấy có người đang thực hiện một tác phẩm nói về bà, viết bằng tiếng Anh. Tác giả là ông Nguyễn Văn Châu. Quyển sách có tựa đề "NGO DINH THI HIEP OR A LIFETIME IN THE EYE OF THE STORM.". Chúng tôi có đọc hơn 40 trang đầu bản thảo in trên giấy khổ 8 x 11 mà thấy tác giả vẫn nói chưa hết cái thời thơ ấu của bà, thì vài ba trang giấy như thế này nào nói lên được gì?

image
Tuy nhiên, với một người mẹ khiêm nhường, luôn sống cuộc sống ẩn dật như bà Elisabeth, có lẽ một vài nét phác họa chân tình của chính người con yêu dấu của bà là Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã đủ làm sáng các đức tính cao quý nơi bà. Vì vậy, chúng tôi xin mạn phép ghi lại ở đây những dòng tâm sự chân thành ấy ghi nơi lời đề tặng viết trong quyển "Chứng Nhân Hy Vọng", tập sách các bài giảng của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận giảng tĩnh tâm cho Ðức Thánh Cha Gioan Phalô II và Giáo Triều Rôma từ 12 đến 18-3-2000, lúc Ðức Hồng Y còn là Tổng Giám Mục.

"Mẹ Elisabeth,

Người đã giáo dục con từ khi con còn ở trong bụng Mẹ.
Mỗi tối Mẹ dạy con những chuyện Kinh Thánh, Mẹ kể cho con lịch sử các thánh tử đạo Việt Nam,
nhất là về tổ tiên chúng ta.
Mẹ dạy con yêu mến Tổ Quốc, Mẹ giới thiệu cho con Thánh Nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu
như mẫu gương các nhân đức Kitô giáo.
Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ đã chôn táng các anh em mình
bị những kẻ phản bội thảm sát, những người mà Mẹ đã chân thành tha thứ sau đó,
luôn tiếp đón họ, như thể không có gì xảy ra.
Khi con còn ở tù, Mẹ là nguồn an ủi nâng đỡ lớn lao cho con.

Mẹ nói với tất cả mọi người:
"Xin hãy cầu nguyện để con tôi được trung thành với Giáo Hội và ở lại nơi nào Chúa muốn".

image
Ngày 16-9-2002, một Thánh giá nữa - một cái tang lớn - lại đè nặng trên vai người mẹ vốn đã nặng chĩu gánh đau thương tròn thế kỷ: Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người con 74 tuổi của bà mẹ ngót trăm tuổi ngồi xe lăn, người con ấy vĩnh viễn từ biệt cõi trần ngày 16-9-2002 sau khi đã hoàn tất cuộc Lữ Hành Trên Ðường Hy Vọng.

Tại sao Chúa lại để cho một con người thân xác mỏng manh như Elisabeth lại phải hứng chịu hàng loạt những mất mát lớn trong gia đình, từ các đấng sinh thành bà đến những người anh em ruột của bà, rồi người bạn đời thân yêu của bà. Và bây giờ lại đến lượt người con trai yêu dấu bà! Thật không ngờ! Dù vậy, bà không hề hoài nghi cật vấn tại sao hay một lời than trách. Giờ đây, truớc mặt bà, con của bà quả đã ra đi mang theo đúng những hành trang mà bà đã gói ghém cho con trong suốt đời bà: trung thành với Giáo Hội và ở lại nơi nào Chúa muốn.

Bà tin Chúa ban cho bà nghị lực tinh thần để can đảm tuân theo Thánh ý Chúa. Bà tin rằng, linh hồn bà vẫn phải mãi mãi được tinh luyện bởi những thử thách như vậy hay nhiều hơn thế nữa, nhất là ở vào chặng chót của quãng đường dài bà đã đi và còn tiếp tục đi cho tới khi nào Chúa bảo bà dừng lại. Tai bà như nghe có tiếng thì thầm của con: "Hodie mihi, cras tibi - hôm nay phiên con, ngày mai phiên mẹ". Bà vui vẻ đón nhận thử thách và ở trong tư thế sẵn sàng: Fiat - Xin Vâng!


Hôm nay, ngày 27-01-2005, tại Sydney, Úc, bà Elisabeth thực hiện trọn vẹn tiếng Xin Vâng cho riêng bản thân mình để theo chân con mình hoàn tất cuộc lữ hành hơn trăm năm trên cõi đời ô trọc này, sau khi chứng kiến sự ra đi của người con gái Anna Hàm Tiếu đã từng gần gũi phụng dưỡng bà trong thời gian qua. Chúng ta cầu nguyện cho linh hồn Elisabeth được Chúa sớm đưa về Thiên quốc. Chúng ta cũng không quên cầu cho linh hồn Phanxicô Xavie cùng với thân mẫu đời đời hưởng nhan thánh Chúa.

Chú thích:

(1) Năm 1907, Levecque, Khâm sứ Trung Kỳ dùng áp lực bắt các quan trong triều ký vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị và đồng ý cho Pháp lưu đày Nhà Vua. Các quan không ai dám cưỡng. Chỉ có Ngô Ðình Khả quyết liệt phản kháng và giũ áo từ quan sau khi vua Thành Thái bị buộc thoái vị ngày 03-9-1907. Năm 1914, Ngô Ðình Khả từ trần, hai năm sau (1916), Pháp đày vua Thành Thái ra đảo Réunion.

(2) "Bài" là Nguyễn Văn Bài, cũng là một người Công Giáo làm quan trong triều đình Nhà Nguyễn, đã chống lại việc Pháp đòi đào mả vua Việt Nam.

Hồng Công chuyển

lundi 30 mars 2015

Hạnh phúc ở nơi đâu và vào lúc nào ?

 
Nếu hạnh phúc là thứ dễ tìm thấy thì có lẽ con người chẳng phải nếm mùi khổ đau nhiều như vậy? Nếu hạnh phúc là thứ ẩn nấp để cùng con người tham gia trò trốn tìm thì cuộc sống này liệu có còn thời gian tìm kiếm?     
 1/. Hạnh phúc ở nơi đâu?
    - Hạnh phúc nằm ở đôi môi của bạn?  
    Một đôi môi biết mỉm cười và biết nói lời yêu thương chính là cửa ngõ dẫn đến hạnh phúc an nhiên của con người.
    Nếu bạn chỉ biết than vãn, chỉ biết oán trách những trớ trêu của cuộc đời, chỉ biết dùng lời nói để chê bai, mỉa mai, công kích người khác thì đừng hỏi “Vì sao tôi không thấy hạnh phúc”. Hãy nói về những yêu thương tốt đẹp, hãy mỉm cười với cuộc sống xung quanh, hãy dành những lời ngọt ngào cho những người bạn yêu quý và bạn sẽ thấy hạnh phúc nảy nở từ đôi môi.    
    - Hạnh phúc nằm ở sự tha thứ?
    Chẳng có ai ôm trong lòng mối hận thù mà cảm thấy vui vẻ và thoải mái cả. Có thể, họ đã làm tổn thương bạn, họ đã phản bội lòng tin và hằn trong lòng bạn một vết thương sâu hoắm và nhức nhối nhưng hãy đặt tay lên ngực mình và dặn với chính mình “Cuộc đời này vốn không đủ dài để yêu thương chỉ sao lại phí hoài nó cho hận thù”.
      Vì thế, bằng cách này hay cách khác, hãy quên đi những vết thương và quên đi người để lại vết thương ấy, bạn cho đi sự tha thứ cũng chính là cách bạn tự cho chính mình một món quà chứa đầy hạnh phúc và an nhiên.
       Tôi không chắc chúng ta có thể lại tin, lại yêu người ấy như chưa có chuyện gì nhưng chỉ cần bản thân tha thứ được thì ta sẽ lại có thể mỉm cười khi giáp mặt nhau.  Như vậy, không phải sẽ tốt hơn sao?      
    - Hạnh phúc nằm ở chỗ Cho chứ không phải chỗ Đòi.
    Hãy cho đi những thứ bạn muốn, rồi cuộc đời sẽ trả lại cho bạn những gì mà bạn muốn, có thể nó không đến từ người bạn cần nhưng chắc chắn rằng trong dòng đời sau này, sẽ có người cho bạn lại những điều như thế.
    Đừng đòi hỏi điều gì khi bản thân không làm được. Sự hụt hẫng khi điều mình muốn không được đáp lại rất dễ đẩy bạn vào hố sâu của thất vọng.     
    Vì thế, đừng tự giết cảm xúc của mình chỉ vì những đòi hỏi cho thỏa mãn cảm xúc của bản thân, hãy học cách cho đi thật nhiều, cuộc sống này không để bạn chịu thiệt thòi đâu.      
2/. Hạnh phúc vào lúc nào?
    - Hạnh phúc là khi bạn biết Đủ?
    Nói theo Đạo học là “Thái quá hay Bất cập đều là dở cả” (thái độ cực đoan là không tốt).
       Yêu thương quá sinh ra gò bó, quan tâm quá sẽ khiến mất tự do, ghen tuông quá cũng mất vị tình yêu và cái gì cũng thế, chạm đến chữ Đủ sẽ chạm được hạnh phúc tròn vị.
    Đừng chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh và cũng đừng ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo, yêu thương vừa đủ, ấm áp vừa đủ, quan tâm vừa đủ và bên nhau vừa đủ có lẽ sẽ hạnh phúc hơn.
     Do đó, chúng ta thấy hạnh phúc chẳng nằm ở đâu xa, mà nằm ngay nơi chính ta, và hạnh phúc cũng chẳng phải là cái đích đặt ra để chúng ta đi đến, mà là thứ luôn hiện hữu song hành bên ta trong cuộc sống, chỉ vì ta quá hướng ngoại mà không quan tâm quên mất nó đi thôi.  
    Vì thế, hạnh phúc của chúng ta hẳn phải do tự chúng ta xây lấy, chứ chẳng phải chạy theo một ai đó để xin ban. Thứ hạnh phúc xin ban chỉ là thứ hạnh phúc ảo, nó sẽ dần chết theo thời gian.
Nguồn: Góc Trái Tim
P.Anh chuyển

Thác nước Iguazu


Thác Iguazu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thác nước Iguazu
Iguacu-004.jpg
Thác nước Iguazu nằm trên sông Iguazu thuộc hai vườn quốc gia Argentina và Brazil.
Vị trí  Argentina, tỉnh Misiones.
 Brasil, bang Paraná.
Toạ độ 25°41′43″N 54°26′12″TTọa độ: 25°41′43″N 54°26′12″T
Loại thác thác nước lớn
Tổng chiều cao 60–82 mét (197–269 ft)[1]
Số tầng 275[1]
Tầng dốc cao nhất 82 mét (269 ft)[1]
Total width 2,7 kilômét (1,7 mi)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ][1]
Average
flow rate
1.756 m3/s (62.010 cu ft/s)[1]
Thác nước Iguazu hay Iguazú, Iguassu, Iguaçu (tiếng Bồ Đào Nha: Cataratas do Iguaçu [[[kataɾatɐz du iɡwasu]]]; Tây Ban Nha: Cataratas del Iguazú [[[kataˈɾatas ðel iɣwaˈsu]]]; Guarani: Chororo Yguasu [[[ɕoɾoɾo ɨɣʷasu]]]) là thác nước nằm trên sông Iguazu, biên giới của bang Paraná của Brasil và tỉnh Misiones của Argentina. Sông Iguazu chảy từ khu vực núi gần thành phố Curitiba hợp lưu với sông San Antonio hình thành ranh giới tự nhiên giữa Argentina và Brazil.
Cái tên "Iguazu" xuất phát từ tiếng Guarani hoặc Tupi "y" [[[ɨ]]], có nghĩa là "nước", và "ûasú" [[[wasu]]], có nghĩa là "lớn" [2]. Truyền thuyết kể rằng một vị thần đã kết hôn với một người phụ nữ đẹp tên Naipí, nhưng người đó đã chạy trốn với một người tên là Tarobá trong một chiếc xuồng. Trong cơn giận dữ, thần thái lát sông, tạo ra thác nước này.[2] Một người Tây Ban Nha Álvar Núñez Cabeza de Vaca đạt được danh hiệu conquistador là người tìm thấy thác nước này vào năm 1541.

Mục lục


Địa lý

Iguazu nằm trên sông Iguazu, trên cạnh của các cao nguyên Paraná, có chiều dài 23 km (14 dặm) tại thượng nguồn, sau đó hợp lưu của Iguazu với sông Paraná.[1] Nhiều hòn đảo dọc theo thác trải dài trên chiều dài 2,7 km phân chia thác thành nhiều thác nước nhỏ riêng biệt. Thác Iguazu có độ cao thay đổi từ 60 đến 82 mét (197 đến 269 ft). Số lượng những thác nước nhỏ dao động từ 150 tới 300, tùy thuộc vào lượng nước.[3] Một nửa của dòng chảy con sông đổ vào một vực thẳm dài và hẹp được gọi là Họng quỷ (Garganta del Diablo trong tiếng Tây Ban Nha hoặc Garganta do Diabo trong tiếng Bồ Đào Nha). Vực thẳm này có hình chữ U, cao 82 m rộng 150 m và dài 700 m (269 × 490 × 2.300 ft). Một số thác nhỏ hơn gần thác Iguazu, chẳng hạn như thác San Martin, thác Bossetti và nhiều thác khác [3].
Thác nước bên phía Argentina có khoảng 900 m (2950 ft) trên tổng chiều dài 2,7 km (1,7 dặm) là không có nước chảy bởi nước của sông Iguazu trong hẻm núi thấp hơn so với trên sông Paraná, và cách đập Itaipu không xa. Tại cửa sông Iguazu đổ vào Paraná là biên giới tự nhiên của ba quốc gia Brazil, Argentina và Paraguay. Tại đây gần các thành phố Foz do Iguaçu (của Brazil), Puerto Iguazú (của Argentina) và Ciudad del Este (của Paraguay).
Thác Iguazu được sắp xếp giống như một chữ "J" đảo ngược. Ở phần bên phải là lãnh thổ Brazil, trong đó có hơn 20% của thác, và bên trái là lãnh thổ Argentina chiếm gần 80% của thác.
Thác nước Iguazu được bảo vệ bởi hai vườn quốc giavườn quốc gia Iguaçu của Brazil và vườn quốc gia Iguazú. Cả hai vườn quốc gia này lần lượt được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 19841986 [4]. Đây cũng là một trong những khu vực bảo tồn rừng lớn nhất ở Nam Mỹ.
Khu vực thác nước lần đầu tiên được đề xuất thành lập vườn quốc gia của Brazil nhằm bảo vệ thiên nhiên cho thế hệ tương lai. Trong cuốn sách được viết vào năm 1876 của một kỹ sư tên là Andre Rebouças, thác nước được mô tả bằng những từ ngữ như "đẹp tuyệt vời", "đẹp như tranh vẽ", "được tạo ra bởi Đức Chúa Trời"...
Tham quan thác nước từ phía Brazil, chúng ta có thể đi bộ theo con đường dọc hẻm núi hoặc quan sát trên trực thăng. Nhưng Argentina đã cấm các tour du lịch trực thăng như vậy bởi vì nó gây các tác động tới môi trường, tới hệ động thực vật của thác [5]. Khách quốc tế tới sân bay Foz do Iguacu, sau đó đi taxi hoặc xe buýt tới cổng của vườn quốc gia cách đó khoảng 10 km.
Tại Argentina, chúng ta phải đi bằng tàu qua một khu rừng mưa nhiệt đới, sau đó khách du lịch có thể chiêm ngưỡng thác từ con đường mòn dài khoảng 1 km hoặc đi thuyền, xuồng cao su để chiêm ngưỡng thác nước từ chân của nó. Việc tạo tour du lịch từ cả hai quốc gia nhằm tạo lợi nhuận cho cả hai, đồng thời giảm thiệu lượng khách du lịch, giảm ô nhiễm và lượng khí thải. Dọc chuyến du lịch, chúng ta có thể chiêm ngưỡng các loài động vật quý hiếm của vườn quốc gia như báo đốm, bướm, gấu trúc, khỉ Prego, rắn san hô, chim Toucan, vẹt, cá sấu Caiman...

So sánh



Iguazú từ phía Argentina


Thác Iguazu


Du lịch và chiêm ngưỡng thác nước tại Brazil


Quan sát từ vệ tinh
Khi nhìn thấy Iguazu lần đầu tiên, chính khách Hoa KỳEleanor Roosevelt, vợ của tổng thống Franklin D. Roosevelt đã thốt lên "Poor Niagara!" [2]. Iguazu cũng thường được so sánh với thác Victoria ở châu Phi, là thác nước ngăn cách ZambiaZimbabwe. Thác Iguazu rộng hơn, nhưng bởi vì nó được chia thành khoảng 275 thác nước nhỏ bởi các đảo nhỏ nên thác Victoria là "bức màn lớn nhất" của các thác nước trên thế giới, với chiều rộng trải dài hơn 1.600 m (5249 ft) và cao 100 m (328 ft) (khi lưu lượng thấp, thác Victoria được chia thành 5 thác nhỏ; khi dòng chảy lớn, nó có thể đổ xuống mà không bị gián đoạn). Thác Iguazu cũng không rộng và chảy siết như thác Boyoma (với chiều rộng tới 100 km). Iguazu hiện đang có dòng chảy trung bình hàng năm lớn nhất trên thế giới, sau khi được so sánh với thác Niagara, với một tốc độ trung bình là 1.746 m3 / s (61.660 cu ft). Ghi lại dòng chảy tối đa của nó là 12.800 m3 / s (452.000 cu ft / s) [6] Để so sánh, lưu lượng trung bình của thác Niagara là 2.400 m3 / s (85.000 cu ft), với lưu lượng ghi nhận tối đa là 8.300 m3 / s. (293.000 cu ft / s) [7]. lưu lượng trung bình tại thác Victoria là 1.088 m3 / s (38.420 cu ft / s), với lưu lượng ghi tối đa 7.100 m3 / s (250.000 cu ft / s). [8]
Chỉ có độ cao từ 30 tới 150 mét (100 và 490 ft), còn tại thác Victoria có chiều cao 300 m (984 ft). Tuy nhiên, Iguazu có tầm quan sát tốt hơn, cùng với lối đi và hình dạng của nó cho phép quan sát được những khung cảnh ngoạn mục. Tại một thời điểm, một người có thể đứng bao quát 260 độ của thác nước. Iguazu được chia thành các thác nước nhỏ, người ta có thể quan sát được thác từ giữa thác. Victoria không cho phép điều này, vì nó cơ bản là một trong những thác nước rơi vào một hẻm núi và quá rộng để quan sát được từ đây (trừ khi quan sát từ trên không). Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Iguazu đã được công bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của tổ chức Bảy kỳ quan thế giới mới (NOWC)


Thác Iguazu

Xem thêm



Tài liệu tham khảo

  1. “Iguaçu Falls”. Encyclopædia Britannica . 2011. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2011.
  2. “Iguazu Falls”. Wondermondo.
  3.  “Iguazú Argentina - Portal de las Cataratas del Iguazú”. Iguazuargentina.com. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  4.  “Niagara Falls”. World Waterfall Database. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010.

*************************************** 

Iguazu National Park
The semicircular waterfall at the heart of this site is some 80 m high and 2,700 m in diameter and is situated on a basaltic line spanning the border between Argentina and Brazil. Made up of many cascades producing vast sprays of water, it is one of the most spectacular waterfalls in the world. The surrounding subtropical rainforest has over 2,000 species of vascular plants and is home to the typical wildlife of the region: tapirs, giant anteaters, howler monkeys, ocelots, jaguars and caymans.
    Iguazu National Park © Philipp Schinz
    Outstanding Universal Value
    Brief Synthesis
    Located in Misiones Province in the Northeastern tip of Argentina and bordering the Brazilian state of Parana to the north, Iguazú National Park, jointly with its sister park Iguaçu in Brazil, is among the world’s visually and acoustically most stunning natural sites for its massive waterfalls. It was inscribed on the World Heritage List in 1984. Across a width of almost three kilometres the Iguazú or Iguaçu River, drops vertically some 80 meters in a series of cataracts. The river, aptly named after the indigenous term for “great water” forms a large bend in the shape of a horseshoe in the heart of the two parks and constitutes the international border between Argentina and Brazil before it flows into the mighty Parana River less than 25 kilometres downriver from the park. Large clouds of spray permanently soak the many river islands and the surrounding riverine forests, creating an extremely humid micro-climate favouring lush and dense sub-tropical vegetation harbouring a diverse fauna.
    In addition to its striking natural beauty and the magnificent liaison between land and water Iguazu National Park and the neighbouring property constitute a significant remnant of the Atlantic Forest, one of the most threatened global conservation priorities. This forest biome historically covering large parts of the Brazilian coast and extending into Northern Argentina and Uruguay, as well as Eastern Paraguay, is known for its extreme habitat and species diversity, as well as its high degree of endemism. Around 2000 plant species, including some 80 tree species have been suggested to occur in the property along with around 400 bird species, including the elusive Harpy Eagle. The parks are also home to some several wild cat species and rare species such as the broad-snouted Caiman.
    Jointly with contiguous Iguaçu National Park in Brazil, which was inscribed on the World Heritage List in 1986, it constitutes one of the most significant remnants of the so-called Interior Atlantic Forest. Today, the parks are mostly surrounded by a landscape that has been strongly altered due to heavy logging, both historically and into the present, the intensification and expansion of both industrial and small-scale agriculture, plantation forestry for pulp and paper and rural settlements. Jointly, the two sister parks total around 240,000 hectares with this property’s contribution being c. 67,000 hectares.
    Criterion (vii):Iguazú National Park and its sister World Heritage property Iguaçu National Park in Brazil conserve one of the largest and most spectacular waterfalls in the world comprised of a system of numerous cascades and rapids and almost three kilometres wide within the setting of a lush and diverse sub-tropical broadleaf forest. The permanent spray from the cataracts forms impressive clouds that soak the forested islands and river banks resulting in a visually stunning and constantly changing interface between land and water.
    Criterion (x):Iguazu National Park, together with the contiguous World Heritage property of Iguaçu National Park in Brazil and adjacent protected areas, forms the largest single protected remnant of the Paranaense subtropical rainforest, which belongs to the Interior Atlantic Forest. The rich biodiversity includes over 2000 species of plants, 400 species of birds and possibly as many as 80 mammals, as well as countless invertebrate species.
    Rare charismatic species include the broad-snouted Caiman, Giant Anteater, Harpy Eagle, Ocelot and the Jaguar.
    Next to the waterfalls along the river and on the islands a highly specialized ecosystem full of life has evolved in response to the extreme conditions of the tumbling water and soaking humidity.
    Integrity
    Iguazú National Park has a long conservation history dating back to the early 20th Century and was declared a national park in 1934 illustrating the longstanding recognition of its quality. The integrity of Iguazú National Park must be considered in conjunction with the sister property in neighbouring Brazil. Jointly, the two properties constitute a valuable remnant of a once much larger forest area and adequately conserve the splendid system of waterfalls. Effective management of the protected areas and mitigating land use impacts in and from the surrounding landscape increase the likelihood of maintaining many of the values the property has been inscribed for, and contribute to the survival of species that live in the property and wider landscape. The prominent role as a major international and domestic tourism destination makes Iguazú National Park a highly visible property. Threats to it are likely to draw strong attention and there are important political and economic incentives to invest in the future of the property.
    Protection and management requirements
    Iguazu National Park is owned by the national government and is an integral part of Argentina’s National System of Federal Protected Areas SIFAP (under the National Parks Law Nº 22351) and was created as early as 1934 (Law Nº 12103).
    The management of this protected area is in the hands of trained professionals, including rangers. A budget is available to secure the infrastructure and equipment needs to carry out their duties responsibly. A regional technical office lends professional support, and there is a sub-tropical research centre engaged in ecological studies.
    Water levels are artificially modified through power plants upriver in Brazil, such as the José Richa or Salto Caxias Hydroelectric Plant, causing scenic and ecological impacts. These impacts require monitoring and mitigation and future impacts need to be prevented.
    Tourism management is a key task in the property minimizing the direct and indirect impacts of heavy visitation and maximizing the opportunities in terms of aware-raising for nature conservation and conservation financing.
    The value of the property is consolidated by the contiguity with the much larger Iguaçu National Park in Brazil but requires corresponding effective management on both sides of the international border. Over time, an increasing harmonization of planning, management and monitoring is highly desirable and indeed necessary. Ideally, a joint approach will encompass commitment at the highest political levels all the way to tangible activities on the ground based on existing efforts.
    Among the threats requiring permanent attention are existing and future hydro-power development upriver, ongoing deforestation in the broader region, including in the adjacent forests in nearby Brazil and Paraguay, agricultural encroachment, as well as poaching and extraction of plants. Tourism and recreation and corresponding transportation and accommodation infrastructure have undoubtedly been impacting on the property and can easily pass the limits of acceptable change.
    Given the ongoing transformation of the landscape around the properties in the recent decades future management will have to develop longer term scenarios and plans taking into account this reality. Beyond the relatively small park it will be important to strike a balance between conservation and other land and resource use in Misiones Province so as to maintain or restore the connectivity of the landscape. This will require working with other sectors and local communities. Eventually, the property should be buffered by adequate and harmonized land use planning in the adjacent areas in Argentina, Brazil and Paraguay.
    Long Description
    The site consists of the national park and national reserves in Misiones Province, north-eastern Argentina. The Iguazú River forms the northern boundary of both the reserves and park, and also the southern boundary of Iguaçu National Park World Heritage site in Brazil.
    The Iguazú Falls span the border between Argentina and Brazil. Some 80 m high and 3 km wide, the falls are made up of many cascades that generate vast sprays of water and produce one of the most spectacular waterfalls in the world.
    The vegetation is mostly subtropical wet forest rich in lianas and epithytes, although the forests have less species diversity when compared with others in Brazil and parts of Paraguay. Nonethless, over 2,000 species of vascular plant have been identified. Vegitation around falls is particularly luxuriant due to the constant spray.
    The fauna are typical of the region and include tapir, coati, tamandua, raccon. The site is particularly rich in bird speices with almost half of Argentina's bird species found there. Threatened mammals such as the jaguar, ocelot and tiger-cat number among the carnivores, and the giant anteater and Brazilian otter are also found. Primates include the black-capped capuchin and black howler monkey. There are also small populations of the endangered broad-nosed caiman and the threatened Brazilian merganser (sawbill duck).
    The first inhabitants in the area were the Caingangues Indians. This tribe was dislodged by the Tupi-Guaranies who coined the name Iguazú (Big Water). The first European to reach the falls was the Spaniard Don Alvar Nuñes Cabeza de Vaca in 1541 and some 10 years later Spanish and Portuguese colonization commenced. There are at least two sites of particular archaeological interest within the park.
    Source: UNESCO/CLT/WHC

    Links

    Liên kết ngoài



    samedi 28 mars 2015

    ĐỒNG CẢM VỚI CHÚA

    par le Pérugin
    ĐNG CM VI CHÚA

    Chuyện kể rằng khi quân Mông Cổ mở mang bờ cõi đến vùng Ba Tư, họ bắt được một tu sĩ công giáo.  Quân Mông Cổ giải vị tu sĩ đến gặp Thành Cát Tư Hãn.  Thấy người tù binh đeo một cây thánh giá trước ngực, vị đại hãn hỏi về ý nghĩa của dấu hiệu này. Thế là vị tu sĩ nhân cơ hội ngàn vàng kể lại cuộc đời của Chúa Giêsu cho cả triều đình Mông Cổ nghe.  Vị đại hãn tỏ ra thích thú, cho đến khi nghe đoạn thương khó. 

    Khi nghe đến chuyện Chúa Giêsu bị phản bội, bị bắt, bị đánh đòn, rồi bị đóng đinh, càng lúc khuôn mặt của đại hãn càng lộ vẻ tức giận.  Đến lúc vị tu sĩ nói: “Chúa Giêsu kêu lớn: Elôi, Elôi lamma sabác thani” (Mc 15:34), Thành Cát Tư Hãn gầm lên: “Rồi sao nữa?”  Sau khi nghe chuyện Chúa Giêsu gục đầu tắt thở, màn đền thờ xé làm đôi, rồi viên đại đội trưởng tuyên bố “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15:38), đại hãn trầm ngâm một lúc rồi hỏi: “Thế Thượng đế của các ngươi đã làm gì?”  “Ngài có sai quân binh trên trời xuống tàn sát những kẻ giết con của Ngài không?” 

    Khi thấy vị tu sĩ lắc đầu, Thành Cát Tư Hãn khoát tay đuổi ông ra và không muốn nghe thêm nữa.  Đại hãn bình luận: “Một chủ tể mà không bảo vệ được con của ngài, một quân vương mà không trả thù cho con của ngài, thì có gì mà đáng kính phục.” Và dĩ nhiên là Thành Cát Tư Hãn không theo đạo.



    ****************************
    Tội nghiệp vị đại hãn chưa có dịp nghe đoạn kết câu chuyện, vì nếu đã được nghe, có lẽ ông đã có một kết luận khác. Còn chúng ta, dĩ nhiên là chúng ta biết hết câu chuyện thương khó của Chúa Giêsu. Chúa chết trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại và ba ngày sau Ngài sẽ sống lại.  Nhưng chúng ta có thật sự hiểu câu chuyện này không? Chúng ta có thực sự hồi hộp theo dõi từng tình tiết một, như vị đại hãn đã làm không?

    Có lẽ vì chúng ta nghe quá nhiều lần nên có khi đã không còn tâm tình cùng đi với Chúa Giêsu trên con đường tử nạn.  Có lẽ vì chúng ta biết Chúa sẽ sống lại nên khó cảm nghiệm được cảm giác của người nghe câu chuyện lần đầu. Bi thương, hùng tráng, giận dữ, chua xót, mất mát, đau buồn, v.v...  Những cảm giác đó mới chính là những gì chúng ta cần được cảm nghiệm trong Tuần Thánh này.  Kể từ hôm nay, chúng ta được mời cùng đi với Chúa Giêsu, với Mẹ của Ngài, từng ngày một, từng bước một, vào trong câu chuyện Thương Khó. 

    Cuộc Thương Khó giúp tôi ý thức sự giới hạn của lý trí khi tôi không có câu trả lời cho những vấn nạn của cuộc đời:  Tại sao tôi mất việc?  Tại sao gia đình tôi đổ vỡ?  Tại sao con cái tôi hư hỏng?  Tại sao em tôi bị bạo bệnh?  Tại sao bạn tôi chết khi còn quá trẻ?  Tại sao và tại sao?  Đó là những vấn nạn, đôi khi không có câu trả lời.  Nhìn lên Chúa, Chúa im lặng.  Nhìn sang Phật, Phật nhắm mắt.  Hỏi những người thông thái, họ lắc đầu: Không biết!  Phải chăng lúc đó tôi cũng kêu lên rằng: Lạy Chúa sao Chúa bỏ con?

    *********************************
    Bạn thân mến,
    Đau khổ là một thực tế không thể chạy trốn trong kiếp người. Tôi chỉ có thể trực diện với nó khi tôi biết Con Thiên Chúa cũng đã đi qua cái chung cuộc tồi tàn nhất của kiếp người. Bị bạn bè bán đứng, bị người thân chối bỏ.  Thân phận Ngài còn thua xa tên tội phạm Barabba.  Con Thiên Chúa đã chết một cách thầm lặng trần truồng trên thập giá.  Đứng dưới chân thập giá, có mấy người nhỏ lệ?  có bao nhiêu người hả hê?  Nếu Con Thiên Chúa, Đấng vô tội mà còn bị người đời đối xử thế đó, thì làm sao tôi là môn đệ Ngài có quyền đòi hỏi cái gì khác hơn.  Nếu Thiên Chúa đã im lặng khi Con của Ngài bị giết, thì làm sao tôi có quyền đòi hỏi Thiên Chúa phải lên tiếng khi tôi gặp đau khổ.

    Chúa Giêsu đã mang lấy một số phận nghiệt ngã hơn chúng ta nhiều lắm.  Thế nên khi gặp đau khổ hoạn nạn, tôi đừng vội trách Chúa sao lại gửi cho con thập giá quá nặng nề.  Không, Thiên Chúa không phải là tác giả của hình phạt dã man độc ác đó.  Chính con người chúng ta nghĩ ra những trò độc ác, những hình phạt dã man để hại nhau, giết nhau. Và rồi chính con ngưòi đóng đinh cả Con Thiên Chúa trên đó nữa.

    Nhưng phần Ngài, sao Ngài lại chấp nhận như thế?  Phải chăng khi chọn chén đắng của cuộc đời, Chúa Giêsu muốn tỏ cho chúng ta thấy đau khổ và sự chết không phải là tiếng nói sau cùng?  Phải chăng Ngài muốn chia sẻ thân phận mỏng dòn yếu hèn của chúng ta?  Đúng như lời thánh Phaolô tuyên bố: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa… nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự” (Pl 2:6-8).  Quả thế, Con Thiên Chúa đã cúi mình xuống để nâng chúng ta lên với Ngài.  Dù chúng ta phải đi qua con đường khổ giá, nhưng chúng ta tin rằng chúng ta không đi một mình.  Qua những người chung quanh, Chúa Kitô ghé vai cùng vác thập giá cùng chia sẻ cuộc đời với chúng ta.

    Palm & Cross-A


     Chủ Nhật Lễ Lá hôm nay cũng còn gọi là Chủ Nhật Thương Khó.  Đây là chủ nhật đặc biệt nhất trong năm vì có đến hai bài Phúc âm được đọc.  Một bài Phúc âm về reo hò mừng vui của việc đón rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem… và sau đó là bài Phúc âm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, bắt đầu từ âm muu nộp Chúa của Giuđa cho đến lúc táng xác Chúa.

    Hai bài Phúc âm với hai tâm tình trái ngược.  Dân chúng hôm trước thì tung hô, mấy hôm sau thì đả đảo. Các môn đệ hôm trước thì hãnh diện đi với Thầy, vài hôm sau trốn chui trốn nhủi.  Các kinh sư và Biệt phái hôm trước thì e dè, vài bữa sau thì hả hê.  Tâm tình của con người là thế đó.  Và Chúa Giêsu biết điều đó.  Ngài chấp nhận tất cả, chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả.

    Thật dễ dàng để suy tư về ý nghĩa của Tuần Thương Khó, nhưng không thật dễ dàng để cảm nghiệm được những đau đớn của Tuần Thương Khó.  Mời bạn cùng với tôi, chúng ta hãy để những cảm giác đau đớn, giận dữ, khó chịu, kinh sợ, v.v... nổi lên trong lòng chúng ta.  Những cảm xúc này thật cần thiết để mỗi khi bị phản bội, bị bỏ rơi, bị lăng mạ hay bị kết án, bị trù dập hay bị sỉ nhục, bị chế diễu, bị lột trần hay bị đóng đinh, chúng ta có thể nhìn lên thập giá với một niềm an ủi. 

    Ước gì mỗi người chúng ta bước vào Tuần Thương Khó với tâm tình của Chúa Giêsu, để rồi khi chúng ta cùng chết đi với Ngài, chúng ta cũng cùng sống lại với Ngài.

    Xin cầu chúc bạn một Tuần Thánh được cử hành trong niềm tin và ân sủng của Đấng đã chịu chết vì chúng ta. Amen.

    Antôn-Phaolô
    P.Anh chuyển