lundi 14 décembre 2015

Huatulco (Mexico 2015)

Đến Huatulco rồi, biển đẹp quá





 























dệt vải theo lối cổ truyền


hoa Phượng Mễ Tây Cơ

nhà thờ gần cảng


tự biên tự diễn
chờ xe đến đón đi tham quan các vùng phụ cận

Nhìn xuống vịnh
lên điỉnh núi nhìn xuống, ai cũng cười tươi



Trời xanh,biển rộng





Anh Đức chị Loan leo trên đá coi chừng té



bây giờ A. Tuấn mới chịu vào chụp hình, smile!






đến tiệm ăn Langosta Gorda ở bãi biển

 Đến nơi đi hors bord (outboard) và snorkeling (ảnh V.Lành)







vào khu grand Hôtel, mấy cây xương rồng to quá






bãi biển cát trắng mịn đẹp quá


Trước Grand Hotel có bãi biển đẹp

Trốn nắng


Dọc nước  ấm chút thôi


trốn nắng


nhiều đụn cát có hình đặc biệt


ảnh Văn Lành


nước ấm quá


khách sạn có view tuyêt đẹp


trên đường đi La Crucecita

đến Cathedral của La Crucecita

trước cửa có nhiều người ăn xin, du khách khá tấp nập


 ảnh Văn Lành






Notre Dame de Guadeloupe 




shopping một chút thôi






tour guide Jonathan đang giải thích


cũng có người VN ăn xin!



 được thử rượu Mezcal địa phương

 

Mua 1 chai

phái nữ thử punch thôi




bia ngon hơn !

Về tàu ngắm lại cảng Huatulco rất đẹp và thơ mộng





 








Huatulco

From Wikipedia, the free encyclopedia
This article is about the tourist development. For the town and municipality, see Santa María Huatulco.
Location of Huatulco in Oaxaca
Huatulco (Spanish pronunciation: [wa'tulko]) (pronounced wah-TOOL-co) ("Bahías de Huatulco"), centered on the town of La Crucecita, is a tourist development in Mexico. It is located on the Pacific coast in the state of Oaxaca. Huatulco's tourism industry is centered on its nine bays thus the name Bahias de Huatulco but has since been unofficially shortened to simply Huatulco. Huatulco has a wide variety of accommodations from rooms for rent, small economy luxury hotels, luxury villas, vacation condominiums, bed and breakfasts, as well as several luxury resorts standing on or near the shores of Tangolunda Bay. The Camino Real Zaashila, Quinta Real Huatulco, Las Brisas, Dreams Resort & Spa (Formerly the Gala hotel) and the Barceló are examples of the most popular larger resorts in the area.
Huatulco is located in the state of Oaxaca where the foothills of the Sierra Madre del Sur Mountains meet the Pacific Ocean approximately 500 km south of Acapulco, Guerrero.[1] The population is 50,000.

Contents

History

Legends say the Toltecs and Quetzalcoatl came from this area. Quetzalcoátl, according to a later legend, set an enormous and indestructible cross. Various people have passed through this area, including the Chatmos, the Zapotecs and the Mexicas.[1]
After the Spanish Conquest, Huatulco thrived as a port under Hernán Cortés's control serving as a vantage point for Spanish galleons and a distribution centre for supplies on the Pacific coast. The latter half of the 16th Century saw Huatulco attacked by Francis Drake and Thomas Cavendish - both of whom left their prints on the region's history and legends that continue to this day.[1]
Until resort development began in the 1980s, Huatulco was little known except as a coffee-growing area.[1] In 1984, FONATUR (Fondo Nacional de Turismo), a government agency dedicated to the development of tourism in Mexico, acquired 21,000 hectares of land to develop a tourism center, similar to that in Cancún. The existing population was relocated to Santa María Huatulco.[2] The plan resulted in the improvement of roadways and other infrastructure. It also has populated areas mixed with "green zones" to make the area ecologically friendlier.[1]
In addition to the beaches, there are small communities of Bahias de Huatulco, such as Santa Cruz, La Crucecita, or old Santa María Huatulco (the municipal seat). Transportation between the communities is available by bus or taxi. The entire area has a "small town" feel about it and is rarely crowded with tourists with the exception of the Christmas and Semana Santa holiday periods.
Huatulco's Cacaluta Bay. Taken by: Rodrigo Coutiño Medina
About 80% of all tourism in Bahias de Huatulco is domestic in nature. Only about 20% of Huatulco's tourism is foreign, mainly because international air access is limited. Bahias de Huatulco has a small international airport just 20 minutes from the main resorts in Tangolunda Bay. This airport has recently increased tourism, and helped to popularize the Pacific Coast backpacker route through Huatulco, Zipolite, Mazunte, and Puerto Escondido.The peak season for foreign tourism is typically from December through April.

Geography

Bahias de Huatulco is divided into four main districts. Tangolunda is the area where the large upscale resorts are located; Santa Cruz is a small town with the main marina and Santa Cruz beach; La Crucecita, is another small town just inland from the beach area which provides support services to the area, and Chahué is an area between Santa Cruz and Tangolunda.[2]
The Bahias de Huatulco are a series of nine bays and numerous small coves stretching along 26 kilometers of jagged coastline, including 36 white sandy beaches. The most centrally located bay is Bahía de Santa Cruz, which is just south of the town of La Crucecita. It is also the center of commercial and tourist activities, with a large pier where cruise ships dock. Many resort offerings can be found here such as hotels, craft shops, discothèques, bars, restaurants, excursion agencies, sailboat excursions as well as scuba diving, snorkeling and jet skis for rent. The Capilla de Santa Cruz is where many weddings and baptisms are celebrated next to the sea. Playa Santa Cruz, is the best known of the beaches here. It is 250 meters long, with soft white sand and turquoise blue water.[1]
Heading east from Santa Cruz are the bays of Bahía Chahué, Bahía Tangolunda and Bahía Conejos. These are the more developed areas of Huatulco. Bahía Chahué is 2 km east of Santa Cruz and its name means "fertile or moist land" in Zapotec. It has a marina for large and small yachts along with three principal beaches; Chahué, Esperanza and Tejón. Even though these are wide beaches, their moderate surf makes them less-visited than those in Santa Cruz. Three km east of Chahué is Bahía Tangolunda, which has five beaches; Ventura, Manzanillo, Tornillo, Tangolunda and Rincón Sabroso. Here the water varies between cobalt blue and emerald green. Most of the larger hotels are located on this bay. Residencial Conejos is 4 km east of Tangolunda and has some of the larger residential homes in the area, some of which are vacation rentals. The mouth of the Río (River) Copalita is slightly east of Bahía Conejos and it has a long zone of beaches. To the east of Río Copalita are beaches stretching all the way to the Isthmus of Tehuantepec.[1] Two of these beaches are Barra de la Cruz and Playa Mojon. Some great surf waves can be found from these beaches. Barra de la Cruz is one of the best and easiest to access. Playa El Mojon can, at certain times of the year, have some decent waves for surfing and is also a great location to explore.
To the west of Santa Cruz, the beaches are less developed; in fact most of this area belongs to the Parque Nacional (National Park) Huatulco. This is a protected area (Área Natural Protegida) created in 1998. It contains 6,375 hectares of lowland jungle and 5,516 hectares of marine areas, encompassing the bays of Bahía Maguey, Bahía Órgano, Bahía Cacaluta, Bahía Chachacual and Bahía San Agustín. In these bays live the most important coral communities of the Mexican Pacific. 723 species of animals live in the park as well as a number of species of colorful fish, and it is open to scuba diving, bird-watching and hiking. In 2005, Huatulco was awarded the Green Globe International Certification as a sustainable tourist area. Huatulco was the first sustainable tourist community in the Americas and the third worldwide, after Bali in Indonesia and Kaikoura in New Zealand, to receive this prestigious award because of its development programs for a culture environmentally friendly to conserve its natural resources. Bahía Órgano is named for the cacti that grow there. It is 240 meters long and only accessible by boat. Bahía Maguey is about 1/2 km long and is accessible by car. Both these bays have fine, white sand and waters of various colors of blue and green. Bahía Cacaluta and Bahía Chachacual are only accessible by boat, and there are absolutely no human constructions of any kind. Bahía San Agustín is the furthest west and the largest of all the bays. It has 1 km of beaches between 20 and 80 meters wide. There are also small islets inside the bay itself.[1] Large portions of the Bahias de Huatulco resort area are located within an "ecological zone"; much of the area is protected from future development, and the area is serviced by modern water and sewage treatment plants so that no waste goes into its pristine bays. Huatulco has been awarded the Green Globe certification, and it is the only resort in Mexico to receive this prestigious award (Green Globe is the worldwide benchmarking and certification system for the travel and tourism industry across the triple bottom line of economic, social and environmental management).

Education

The Universidad del Mar has its campus in Huatulco.

Bocana del Río Copalita

The Bocana del Río Copalita is a 2,500-year-old archaeological site located about ten kilometers from the bays, which is open to the public. The name means "place of copal" and covers an areas of about thirty five hectares. It is believed to have been on the border between Zapotec and Mixtec dominions. Landmarks of the site include a main temple, a temple dedicated to a serpent god, a Mesoamerican ball court and a site museum.[3]

Climate

Sunshine can be expected about 330 days a year with the average temperature of 28 °C (82.4 °F). The dry season extends from December to May and the rainy season is from June to November. The amount of precipitation has a definite effect on the local vegetation, being brownish in the dry season and very green in the rainy season.[1]

Coffee plantations

There are a number of coffee plantations which are still in operation and give tours, including Finca (farm) Las Nieves, Finca Monte Carlos, Finca Margaritas, Finca El Pacífico and Finca La Gloria. Finca El Pacífico is known for the organic coffee it produces called "Pluma Hidalgo," and it is surrounded by waterfalls and ravines. Finca La Gloria is known for the butterfly sanctuary "Mariposorio Dain Biguid", where dozens of species of butterflies can be seen and the "Llano Grande Falls". The Río Copalitilla has its source here as well.[1]

Festivals

The Festival Música por la Tierra (Music Festival for the Earth) features music and culture in an event designed to raise awareness about the environment. The event features a number of rock and popular music groups.[4]

Transportation

Despite the improvements in infrastructure, Bahias de Huatulco is not as easy to get to as other resorts like Cancun. The drive south from Acapulco on Federal Highway 200 has over 300 speed bumps. Driving from Oaxaca city, the state capital is not any easier because Federal Highway 175 is also full of speed bumps. Federal Highway 190 has fewer but it's a much longer road with many curves due to the mountainous terrain.[1]
Bahias de Huatulco has an airport, the Bahías de Huatulco International Airport, which is served nationally by Interjet, and Magnicharters, from other Mexican airports. Several airlines fly here from the U.S. and Canada.[1]
Huatulco's new International Airport (HUX), has increased tourism not only in Huatulco, but in other nearby beaches like Mazunte and Zipolite. Every day flights arrive from Mexico City, bringing tourists to the beach. This airport, and new road construction in Oaxaca have made Oaxaca's Pacific coast an increasingly popular destination for Mexican and International tourists as well.

References

  1. Quintanar Hinojosa, Beatriz (August 2007). "Huatulco". Guía México Desconocido: Oaxaca 137: 38–53.


















  • "Tom Zap's Huatulco, Oaxaca". Retrieved 2008-02-18.

  • "Las 100 Fiestas más importantes de México". Dónde Ir de Viaje magazine (Mexico City: RR Donnelley of Mexico): 6. December 2010.


    1. Akaike Garrido, Yuki (2010). Jiménez González, Victor Manuel, ed. Oaxaca: Guia para descubrir los encantos del estado [Oaxaca: Guide to discover the charms of the state]. Mexico City: Editorial Océano de Mexico, SA de CV. p. 24. ISBN 978-607-400-233-1.

    Tìm thấy ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam- linh mục Alexandre de Rhodes

    Sau 351 năm mới tìm thấy ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam- linh mục Alexandre de Rhodes
    Văn Khang/ Văn Khố Ức Trai / Đại Học Chiến Tranh Chính Trị VNCH
     
    Nhóm tìm kiếm chụp trước mộ Cha Đắc Lộ tại Iran    Cha Đắc Lộ 1591 - 1660
    Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .
    Xin cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .
    Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
    Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
    Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
    Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.
    Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.
    Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.
    Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.
    Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi " hồ hởi " . Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi " tham quan " và nói về lịch sử nhà thờ.
    Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.
    Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
    Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.
    Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
    Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.
    Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.
    Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.
    Phạm Anh chuyển

    dimanche 13 décembre 2015

    Những hình ảnh gây chấn động thế giới năm 2015

    Những hình ảnh gây chấn động thế giới năm 2015

    Các phóng viên ảnh ghi lại nhiều khoảnh khắc và sự kiện quan trọng, có tác động mạnh đến thế giới và truyền thông trong năm qua.
    Một sĩ quan bán quân sự điều tra hiện trường trước khi di chuyển thi thể của cậu bé 3 tuổi người Syria Aylan Kurdi hôm 2/9. Xác em dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, vì bị chết đuối cùng mẹ và anh trai trên một con thuyền tị nạn.
    Hình ảnh đau thương đã gây chấn động toàn thế giới và khiến nhiều chính phủ châu Âu thức tỉnh trước cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
    Gần 474.000 người di cư và tị nạn đã vượt biển Địa Trung Hải đến châu Âu trong năm nay, theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO). Trong đó, hơn 2.600 người thiệt mạng, cao hơn gần 20% so với năm ngoái. Ảnh: AP.
    Tháp Eiffel ở Paris tỏa ánh sáng theo ba màu trên quốc kỳ Pháp hôm 16/11, sau vụ khủng bố vào các nhà hàng, nhà hát và sân vận động thủ đô làm 130 người chết. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất vào Paris kể từ Thế chiến II.
    Đây là lần thứ hai trong năm Paris rúng động vì bị tấn công khủng bố. Vụ xả súng đẫm máu hôm 7/1 tại trụ sở tạp chí trào phúng Charlie Hebdo cướp đi sinh mạng của 12 người, trong đó có nhiều họa sĩ nổi tiếng. Ảnh: AP.
    Một nhân viên cứu hộ được trực thăng kéo lên tại hiện trường tai nạn máy bay ở vùng núi Alpes, Pháp, hôm 26/3. Cơ phó của một chuyến bay thuộc hãng hàng không giá rẻ Đức Germanwings đã cố tình khóa cửa buồng lái, mặc những tiếng đập cửa và la hét của cơ trưởng và hành khách. Chỉ trong vài giây, y lao máy bay xuống núi với vận tốc lớn và giết chết 150 người. Ảnh: AP.
    Những người nghỉ hưu chen chúc lấy số để vào ngân hàng ở Athens, hôm 1/7 trong cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp. Khoảng 1.000 chi nhánh ngân hàng trên khắp nước này đã được chính phủ ra lệnh tái mở cửa để những người già không có thẻ ATM rút 120 euro lương hưu. Ảnh: AP.
    Phụ nữ và trẻ em người dân tộc Rohingya nằm ngủ tại một trại tạm trú ở Langsa, tỉnh Aceh, Indonesia ngày 17/5. Các di dân nói không thể trở về Myanmar, bởi họ không được thừa nhận là công dân nước này và thường bị ngược đãi.
    Những con thuyền chở 2.000 người di cư đói khát và tuyệt vọng đã cập bến Indonesia, Malaysia và Thái Lan, trong khi hàng nghìn người khác được cho là vẫn trôi dạt trên biển. Những kẻ buôn người đã bỏ rơi họ, trong khi các nước chưa sẵn sàng tiếp nhận họ. Ảnh: AP.
    Bức ảnh không rõ ngày tháng nằm trong một video được nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tung ra hôm 19/4. Hình ảnh cho thấy các phiến quân đang áp giải những con tin Kitô giáo Ethiopia dọc bờ biển Libya. Nhóm con tin bị IS ở nam Libya bắt giữ sau đó bị bắn chết, nhóm còn lại bị bắt ở đông Libya bị chặt đầu. Ảnh: AP.
    Cảnh sát Pháp kiểm tra mảnh vỡ máy bay dạt vào đảo Reunion hôm 29/7. Mảnh vỡ sau đó được xác nhận là cánh phụ của chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích cách đó 17 tháng. Đây là bước đột phá đầu tiên trong hành trình giải mã bí ẩn hàng không lớn nhất lịch sử thế giới. Ảnh: AP.
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở châu Á, diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 3/9. Sự kiện có sự tham gia của hơn 12.000 binh sĩ, 500 vũ khí quân sự hạng nặng và 200 máy bay các loại. Ảnh: AP.
    Hiện trường vụ đánh bom đền Erawan, ở một giao lộ tấp nập giữa trung tâm thủ đô Bangkok, tối 17/8. 20 người, trong đó phần lớn là du khách Trung Quốc, thiệt mạng, và hơn 130 người bị thương.

    Một số nghi phạm đã bị bắt giữ. Giới chức nước này cho rằng mạng lưới buôn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã gây ra vụ đánh bom để trả thù Thái Lan sau một cuộc trấn áp. Ảnh: AP.
    Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama ngày 11/4. Đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên của lãnh đạo hai nước sau hơn nửa thế kỷ thù địch, mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ song phương, điều dường như không tưởng đối với nhiều thế hệ người Cuba và Mỹ trước đó. Ảnh: AP.

    .
    Thi thể người hành hương ngổn ngang sau thảm họa giẫm đạp ngày 24/9 tại Mena, cách thánh địa Mecca ở Arab Saudi 5 km. 717 người đã thiệt mạng và hơn 800 người bị thương tại một trong những sự kiện linh thiêng nhất của các tín đồ Hồi giáo. Ảnh: AP.
    Thi thể một nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở thủ đô Kathmandu, Nepal, ngày 25/4.
    Trận động đất làm hơn 8.000 người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương. Liên Hợp Quốc ước tính có 8 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất, trong đó 1,4 triệu người cần được hỗ trợ về lương thực. Ảnh: Reuters.
    Phi cơ Su-24 của Nga bốc cháy và rơi xuống một khu vực đồi núi phía bắc Syria sau khi bị chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngày 24/11.
    Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắn hạ Su-24 với lý do máy bay Nga xâm phạm không phận. Tuy nhiên, phía Nga lại cho biết phi cơ của họ đang hoạt động ở Syria và chính chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ mới đi vào không phận Syria.
    Căng thẳng giữa Moscow và Ankara ngay sau đó tăng cao. Nga đáp trả bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế như cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ, dừng một số dự án. Nga còn tố Thổ Nhĩ Kỳ trục lợi từ việc buôn lậu dầu với Nhà nước Hồi giáo (IS), cáo buộc Ankara bác bỏ. Ảnh: Reuters.

    Anh Ngọc

    Nguồn

    Phép lạ Hiroshima – Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt mân côi

    Phép lạ Hiroshima – Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt mân côi
    http://conggiao.info/news/810/30212/index.aspx
     

    Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945.

    Hiroshima.jpg
     
    Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác, hầu hết là dân thường. Cuộc tấn công vào thành phố cảng Nagasaki đã giết hại ngay lập tức khoảng 40 ngàn người, và hủy hoại 1/3 thành phố.
     
    Bốn tu sỹ dòng Tên sống gần tâm nổ của quả bom thả xuống Hiroshima, nhưng họ đã sống sót qua thảm họa, và phóng xạ đã gây nên cái chết của hàng ngàn người suốt nhiều tháng sau đó cũng không có tác hại gì trên họ.
     
    Các linh mục dòng Tên gồm Hugo Lassalle, Hubert Schiffer, Wilhelm Kleinsorge, và Hubert Cieslik, đang ở trong nhà xứ của nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, một trong số ít những toà nhà đứng vững sau vụ nổ hạt nhân này.
     
    Cha Cieslik viết trong nhật ký rằng họ chỉ bị thương nhẹ do các mảnh kính vỡ, nhưng không chịu bất kỳ tác hại nào từ năng lượng nguyên tử cả.
     
    Bác sỹ chăm sóc cho họ sau đó đã cảnh báo rằng phóng xạ mà họ hứng phải sẽ gây nên các tổn thương nghiêm trọng, bệnh tật và cái chết không xa.
     
    Nhưng chuẩn đoán này không bao giờ ứng nghiệm. Không một biến chứng nào xảy ra, và vào năm 1976, cha Schiffer dự Đại hội Thánh Thể ở Philadelphia, và kể về chuyện đời mình. Cha xác nhận rằng 3 tu sỹ dòng Tên khác vẫn còn sống mà không bị bệnh tật gì. Đã có vài chục bác sỹ, khám đi khám lại hơn 200 lần, nhưng vẫn không dò thấy bất kỳ dấu vết phóng xạ nào trong người các cha dòng Tên này.
     
    Cả 4 cha đều tin chắc rằng họ đã được Chúa và Đức Trinh nữ Maria che chở. ‘Chúng tôi sống thông điệp Fatima và lần hạt mỗi ngày.’
     
    Giám mục Tarcisio Isao Kikuchi của Niigata, hôm 06-8, đã nói rằng Nhật Bản có thể góp phần cho hòa bình, ‘Không phải với các vũ khí mới, nhưng với những hoạt động cao đẹp đã được thực hiện lâu dài trong việc phát triển thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.’
     
    Giám mục Kikichi thêm rằng, ‘đóng góp này cho sự phát triển, vốn đem lại sự tôn trọng trọn vẹn và viên mãn của phẩm giá con người, được cộng đồng quốc tế cảm kích và trân trọng.’
     
    (J.B. Thái Hòa chuyển dịch, phanxico.vn 21.07.2015/

    Phạm Anh chuyển