vendredi 11 mars 2016

Cụ bà Nhật Bản mở café thiện nguyện ở Hội An

Hơn 20 năm làm Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật - Việt thành phố Kawasaki, những chuyến đi Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, bà đã từng chứng kiến cảnh trẻ em nghèo không nơi nương tựa, những sinh viên đến từ các vùng quê nghèo không có điều kiện đến trường.
Bà tự hứa với lòng mình, khi nghỉ hưu chắc chắn sẽ sang Việt Nam để hiện thực hóa giấc mơ tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vì vậy, từ năm 2009, bà đến TP. Đà Nẵng tìm mua đất để mở quán. Nhưng, do đất Đà Nẵng quá đắt và thủ tục mua bán khó khăn nên bà quyết định về TP. Hội An.


Cụ bà Usuda ReiKo
cụ bà Usuda ReiKo, Hội An, quán U café, giúp đỡ người nghèo
cụ bà Usuda ReiKo, Hội An, quán U café, giúp đỡ người nghèo
Cụ bà Usuda ReiKo đang thực nghiệm dự án bảo vệ môi trường ngay tại quán U Café của mình
“Nhờ người bạn ở Hội An tư vấn, tôi mua mảnh đất rộng 200 m2 bên bờ sông Hoài, giá hơn 100.000 USD, để đầu tư xây dựng quán cafe. Đến bây giờ, số tiền đầu tư chưa thể tính toán lời lãi. Cái lãi lớn nhất là tôi được sống và tiếp tục làm việc ở nơi mà tôi yêu quí”, cụ bà Usuda ReiKo tâm sự.
Nằm nép mình bên bờ sông Hoài, quán café của cụ bà người Nhật Usuda ReiKo là điểm hẹn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Ngồi trò chuyện cùng bà ngay tại quán Café, dưới tán dây leo giữa buổi sáng mùa đông rét ngọt, bà đưa tay chỉ cái cơ ngơi yên bình, tự hào khoe quán do kiến trúc sư Arika Yoshida thiết kế, theo mô hình sinh thái tặng riêng cho bà. Theo lời bà kể, ý niệm sinh thái và ứng xử với môi trường là điều mà bà đau đáu phải thực hiện, bắt đầu từ việc nhỏ nhất.
Do đó, không gian sống, làm việc, tiếp khách,... tất cả đều là không gian mở với lối kiến trúc đơn sơ, mộc mạc như tường xây gạch trần, cầu thang gỗ, các cửa sổ, cửa đi,... đều làm theo mẫu từ Nhật Bản.
Mái nhà được thiết kế như một bể nước lớn, đón nước mưa xuống để sử dụng, sau đó xử lý lại tái sử dụng theo vòng tròn khép kín, rất tiết kiệm và khoa học.
cụ bà Usuda ReiKo, Hội An, quán U café, giúp đỡ người nghèo
cụ bà Usuda ReiKo, Hội An, quán U café, giúp đỡ người nghèo
Một góc không gian quán U Café của cụ Usuda ReiKo nhìn ra sông Hoài
Khi quyết định chọn Hội An là quê hương thứ hai, từ năm 2003, cụ bà Reiko Usuda bắt đầu những dự án tâm huyết của cả đời mình là xử lý môi trường, tổ chức các lớp đào tạo nghề, dạy ngôn ngữ cũng như các kỹ năng ứng xử cho các trẻ em đường phố.
Ngoài chi phí và công sức của mình, cụ bà Reiko đã kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức Nhật Bản hỗ trợ 10.000 xe đạp cùng thiết bị văn phòng phẩm giúp trẻ em nghèo, vùng xa tại hàng chục trường học ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Không dừng ở đó, bà còn là bà đỡ cho những bạn trẻ nghiên cứu sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường để xuất qua Nhật Bản và các nước.
Dự án sản xuất xe đạp tre xuất khẩu của chàng trai trẻ Võ Tấn Tân ở TP. Hội An cũng được bà tài trợ, làm cầu nối xuất khẩu sang Nhật Bản, châu Âu.
Bà kể: “Tôi sẽ sống quãng đời còn lại ở Hội An. Đây là quê hương thứ hai của tôi. Tâm nguyện của tôi là giúp được càng nhiều người bớt khó nghèo càng tốt và sẽ tiếp tục làm cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản”.
Không chỉ mở quán cà phê, cụ bà Reiko còn kết nối với nhiều người bạn thân ở các tổ chức Global Village Foundation (Tổ chức Ngôi làng toàn cầu), Helping Invisible Victims of War (Tổ chức giúp đỡ nạn nhân chiến tranh), cũng như nhiều doanh nghiệp và tổ chức thiện nguyện khác, đến Việt Nam giúp đỡ cho những đứa trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ và xây dựng các dự án bảo vệ môi trường.
Vũ Trung

LuânMinh-H.Công sưu tầm

Gia đình Obama mời người dân vào thăm vườn rau

Gia đình Obama mời người dân vào thăm vườn rau

Khu vườn rộng 100 m2 ở Nhà Trắng là điểm tham quan miễn phí và chỗ thực tập làm vườn của các em nhỏ với phu nhân Tổng thống Mỹ.



Trong lịch sử, nhiều vị phu nhân Tổng thống Mỹ từng làm những khu vườn đẹp trong Nhà Trắng. Bà Hillary Clinton có vườn trên mái nhà còn bà Michelle Obama làm vườn rau trên bãi cỏ.



Tháng 3/2009, bà Obama cùng những người thợ đã bắt đầu làm đất, trồng rau ở phía nam của khu nhà.



Người dân có thể tới xem khu vườn, nơi nuôi ong vào các buổi sáng mà không mất phí. Mỗi đoàn có tối đa 25 người nên cần đăng ký trước qua mạng và viết rõ lý do muốn tham quan. Hàng năm, thường có những dịp đặc biệt để các em học sinh vào đây chăm sóc, học hỏi thêm về việc làm vườn.



Tổng thống Obama dẫn Thủ tướng Đức, Angela Merkel, đi thăm khu vườn rau.



Mảnh vườn hình chữ L có diện tích 100 m2 trồng trên 50 loại rau quả như rau chân vịt, xà lách, cải xoăn, các loại rau gia vị... Đó là nguồn thực phẩm cho bữa ăn của gia đình Obama và các bữa tiệc tiếp đón khách mời.



Khu trồng rau lý tưởng có sự đóng góp của bà Obama, người làm vườn chính của Nhà Trắng Dale Haney, Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack, các đầu bếp, nhân viên trường tiểu học Bancroft. Với kinh nghiệm tự trồng rau trong khuôn viên, nhà trường đã giúp làm đất, trồng, thu hoạch...



Vào tháng 5/2012, bà Obama xuất bản sách kể về kinh nghiệm trồng trọt của mình cũng như khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh.



Bà Obama là người không có kinh nghiệm làm vườn và bận rộn với trách nhiệm của đệ nhất phu nhân.



Tuy nhiên, bà đã quyết định dành thời gian để có được nguồn rau dinh dưỡng cho gia đình khi thấy hai con gái Malia và Sasha không có được những bữa ăn đủ dinh dưỡng hàng ngày. Nhờ vậy, các cô gái sẽ có được nhiều rau, hoa quả trong chế độ ăn.



Không chỉ vậy, bà tin rằng khu vườn rau này sẽ khuyến khích người Mỹ tăng thêm lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Mọi người sẽ chăm chỉ nấu ăn ở nhà hơn, loại bỏ các đồ ăn không tốt. Các em nhỏ cũng được giáo dục về tác dụng của các loại thực phẩm địa phương, giảm nguy cơ béo phì.



Khu vườn được chăm sóc chu đáo đem lại nguồn nông sản sạch phong phú.



Buổi tiệc chiêu đãi Tổng thống Pháp Francois Hollande có món sa lát "Khu vườn Mùa đông" với rau, củ, nước sốt mật ong lấy từ vườn của Nhà Trắng.
Ảnh: Whitehouse

H.Công chuyển

jeudi 10 mars 2016

Ray Tomlinson, cha đẻ của email, đã qua đời ở tuổi 74 (05-03-2016)

Ray Tomlinson được biết đến như một "huyền thoại" của ngành công nghệ, đặc biệt có nhiều đóng góp trong sự phát triển của Internet.
Nhiều trang công nghệ mới đây đưa tin Ray Tomlinson, cha đẻ của email, đã qua đời ở tuổi 74 vào hôm thứ 7 vừa qua sau khi bị một cơn đau tim đột ngột. Trong trường hợp bạn chưa biết, Ray Tomlinson chính là người gửi đi email đầu tiên vào năm 1971. Khi ấy, ông đang làm việc tại BBN Technologies, công ty đóng một vai trò quan trọng trong sự ra đời của một trong những phiên bản sơ khai của Internet mang tên gọi ARPANET.

Chân dung Ray Tomlinson, người được coi là cha đẻ của email.
Chân dung Ray Tomlinson, người được coi là cha đẻ của email.

Bên cạnh đó, Tomlinson còn đươc biết đến là người đã chọn biểu tượng @ để ám chỉ rằng một tin nhắn được gửi đến một máy tính khác trong cùng mạng lưới. Ông cũng là người tham gia và chỉ đạo phát triển các tiêu chuẩn cấu trúc trong một email mà bạn vẫn thấy cho đến tận hôm nay như "from" (gửi từ ai), "subject" (tiêu đề) hay các vùng dữ liệu khác. Ray Tomlinson tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ sư điện tử từ Học viện Rensselaer Polytechnic vào năm 1963 và có bằng Thạc sỹ MIT hai năm sau đó.
Ray Tomlinson được đưa tên vao Internet Hall of Fame (tạm dịch: Hội trường Danh vọng ngành Internet) vào năm 2012.
Ray Tomlinson được đưa tên vao Internet Hall of Fame (tạm dịch: Hội trường Danh vọng ngành Internet) vào năm 2012.
Sự ra đi của Ray Tomlinson là mất mát thứ ba của danh sách các huyền thoại máy tính từng tốt nghiệp MIT trong năm nay. Trước đó, chuyên gia trí thông minh nhân tạo Marvin Minsky và chuyên gia máy tính cá nhân Wesley A. Clark cũng liên tiếp qua đời trong tháng Một và tháng Hai ở tuổi 88.

*****************************************

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 3770-17-30270vb3030816

Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới được viết, theo tác giả, để tri ân và tưởng nhớ Ray Tomlinson, người khai sinh ra mạng lưới email toàn cầu, vừa từ trần ngày 5 tháng Ba 2016.

* * *

blank
Raymond Samuel Tonlinson (1941-2016).

Đã vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, mỗi ngày có hàng tỷ Emails được gởi đi. Có những Emails chuyên về thương mại, công việc. Có những Emails vô thưởng vô phạt, không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, hay hạnh phúc cá nhân, nhưng người đọc mệt mỏi với loại thư điện tử này, nên thẳng tay đưa vào thùng rác (spam mails). Có cả những bức thư tình ngắn gọn thời "dot com" của những người đang yêu. Cả tỷ người trên thế giới thi nhau gõ keyboard, gởi, nhận thư điện tử mỗi ngày.

Có cả phim "You got mails" với tài diễn xuất tuyệt vời của Tom Hanks, và Meg Ryan đưa về một lợi nhuận khổng lồ cho Hollywood.

Không biết có ai trong cả tỷ người nghĩ đến người phát minh ra Emails? Chắc là ít ai nghĩ đến "cha đẻ" của Emails. Người kỹ sư điện tài ba, người sáng tạo ra Emails, và dấu @ vừa qua đời hôm thứ bảy, ngày 5 tháng 3 vì bệnh tim.

Thật ra, trước khi ông Ray Tomlinson khai sinh dấu hiệu @ vào năm 1970, người ta đã có thể gởi information qua lại cho nhau, nhưng chỉ gởi và nhận được nếu cùng sử dụng một máy computer. Không thể gởi data cho một người khác ở ngay phòng bên cạnh nếu người gởi và người nhận ở hai máy khác nhau,

Anh chàng kỹ sư trẻ, tự nhận mình là "a nerdy guy from MIT" (trường Đại học Massachusetts Institute of Technology lẫy lừng khắp thế giới đã đào tạo cho Mỹ nhiều nhà khoa học tài năng.) cặm cụi làm việc với niềm đam mê của một người "chỉ biết học thôi chả biết gì" (a nerd).

Ray tốt nghiệp cao học (master degree) về ngành Điện (Electrical Engineer) ở MIT năm 24 tuổi, sau khi đã có cử nhân (bachelor degree) ở Rensselaer Polytechnic Institute vào năm 1963. Thời sinh viên, ông đi thực tập ở IBM và đã làm cho các kỹ sư ở đó khâm phục trí thông minh, và khả năng làm việc của một anh chàng mới bước vào tuổi hai mươi, thiếu cả kinh nghiệm làm việc lẫn kinh nghiệm sống.

Ra trường, ông về làm việc cho Bolt Beranek and Newman((BBN), sau này được Công ty kỹ thuật Raytheon mua lại. Tomlinson làm ở đó như là một programmer giỏi, một nhà khoa học được tất cả mọi người kính trọng. Hơn nửa thế kỷ qua, vẫn ở cùng một công ty, với nhiều thay đổi, các nhà lãnh đạo, đến rồi đi, anh kỹ sư trẻ Ray Tonlinson, bước vào tuồi trung niên, roi bạc tóc, vẫn làm việc ở văn phòng quen thuộc của mình, vẫn yêu những con số, những project khoa học cho đến lúc ông qua đởi vì bệnh tim vào ngày thứ bảy 5 tháng 3 năm 2016.

blankRay thời 1970, khi khai sinh mạng lưới email toàn cầu.

Vào năm 1970, ở tuổi 29, anh kỹ sư trẻ Ray Tomlinson phải làm việc cùng lúc ở hai computer khác nhau, data không thể gởi từ máy này qua máy kia. Ngoài phận sự của mình, Ray dành thì giờ nghiên cứu cách gởi data từ các máy khác nhau. Anh dùng tên mình Ray ở máy 1 gởi cho Ray ở máy 2. Để đơn giản hóa, thay vì dùng chữ "at", Ray dùng ký hiệu @, có sẵn trên bàn phím. Và việc gửi email từ máy này tới máy kia thành công. Chính từ đây, mạng lưới email giữa người này với người khác (Person to person netward email) ra đời và ký hiệu user@host trở thành mẫu ghi phổ thông cho cách ghi địa chỉ email toàn cầu hiện nay.

Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo. Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại "Đừng nói cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm". Nhưng phát minh đó quá tiện lợi, nên "tiếng lành đồn xa", Ray Tomlinson được cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.

Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng khoa học có giá trị về các nghiên cứu khoa học từ năm 2000 đến năm 2012. Riêng trong giới programmer về Internet, ông được coi là một trong những nhà phát minh tài năng.

Sau đó, dù luôn khiêm nhường và thầm lặng, ông nổi tiếng trong giới khoa học, được MIT xếp thứ 4 trong danh sách 150 cựu sinh viên tốt nghiệp MIT là những nhà phát minh có đóng góp quan trọng nhất cho khoa học.

Ông được mời đi nói chuyện ở các hội nghị khoa học, là một tên tuổi được kính trọng trong giới high tech, được các sinh viên trẻ coi như một thần tượng.

Dù vậy, nhà khoa học vẫn sống lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô New York. Ngoài công việc, ông có niềm vui "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" với thiên nhiên vả bầy cừu nhỏ của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc, và qua đời.

Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.

Và xin được nhắc nhở mọi người nhớ đến Ray Tomlison, người góp phần quan trọng trong việc đưa Emails đến cả tỷ người ở khắp nơi trên thế giới.

*

Raymond Samuel Tomlinson sinh tại Amtersdam, NewYork, ngày 23 tháng Tư năm 1941. Khi đột ngột từ trần vị bị kích tim vào ngày March 5, 2016, chỉ còn đúng 4 tuần nữa là Ray sẽ mừng sinh nhật thứ 75.

Tháng Ba, tháng Tư là ngày giỗ, ngày sinh của ông. Khi mở Emails, xin hãy góp phần cầu nguyện cho Ray Tonlinson, mong ông an vui bình yên ở một nơi không còn cần Emails, không cần bất cứ một điều gì ngoài sự nhẹ nhàng, thanh thoát.

Nguyễn Trần Diệu Hương
HCông chuyển

Phim Đừng khóc thương tôi, Sudan

Hán Thành (AsiaNews) – Trên 120.000 người đã xem phim ‘Đừng Khóc Thương Tôi, Sudan’, một cuốn phim thời sự đã chiếm kỷ lục về số vé bán ra tại Nam Hàn cho loại phim này, mặc dầu có rất ít vận động và quảng cáo. Cuốn phim trình chiếu cuộc đời của Cha Gioan Lee Tae-suk, một nhà truyền giáo Dòng Salê-diêng nổi tiếng.
Hàng vạn người thuộc đủ loại tuổi tác, phái tính và tôn giáo, đã xem cuốn phim. Các bài bình luận và phê phán rất nồng nhiệt đã được đăng trên các diễn đàn phim ảnh. Những người thường hay đi xem ciné đã yêu chuộng câu chuyện này.
Cuốn phim được dự trù phổ biến tại Los Angeles, thủ đô của kỹ nghệ phim ảnh Hoa Kỳ, và sẽ được liệt kê trong danh sách các phim được đem trình chiếu tại Đại Hội Phim Ảnh Quốc Tế lần thứ 61 tại Bá Linh vào tháng Hai năm tới.

“Xin đừng khóc thương tôi, Sudan” kể lại câu chuyện của linh mục Gioan Lee Tae-suk, một nhà truyền giáo người Nam Hàn, đã từng là một y sĩ trước khi khấn dòng. Ngài qua đời ngày 14 tháng Giêng năm nay lúc 48 tuổi vì ung thư ruột già.
Sau khi được thụ phong linh mục năm 2001, ngài đã đến Tonj, một thành phố ở phía nam Sudan đang bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Từ đó, ngài đã là một linh mục, một bác sĩ, một thầy giáo, một nhạc sĩ, luôn luôn bầy tỏ tình yêu thương cho mọi người. Ngài cũng đã thành lập một bệnh viện, một trường học và một phong trào giới trẻ.
Trên giường bệnh lúc hấp hối, ngài đã gợi lại hình ảnh của Thánh Gioan Bosco. Lời nói cuối cùng của ngài là: “Xin đừng lo lắng. Mọi sự đều tốt đẹp”.
Nhờ phim thời sự này, rất nhiều người ngoài Công Giáo bây giờ có thể yêu mến một linh mục đã làm được một phép lạ nhỏ bé cho Quỹ Giáo Dục Giới Trẻ, đó là làm cho danh sách các nhà hảo tâm đóng góp gia tăng từ 3.000, lên đến 10.000 người.
Ngày hôm nay, các dịch vụ tiếp tế thuốc men được đảm bảo, các trường học và bệnh viện mới đang được xây cất, và người trẻ có thể trông đợi một tương lai tốt đẹp, vì “những hạt giống hy vọng đã được cha Lee gieo trên các thửa ruộng tại Tonj sẽ có nhiều hoa trái dồi dào”.

Bùi Hữu Thư
(Vietcatholic)


Phim “Đừng Khóc Thương Tôi, Sudan”




XIN ĐỪNG KHÓC THƯƠNG TÔI SUDAN 
(DON'T CRY FOR ME SUDAN)


Phim tài liệu về linh mục Gioan Lee Tae Suk
do Hội truyền giáo Phanxicô Xaviê thực hiện


Trong năm Đức Tin, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy tham gia vào công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu cho mọi người qua chính đời sống chứng nhân của mình. Đó là một lời mời gọi đầy ý nghĩa và thiết thực nhất đểLời Chúa được rao truyền đến cho tất cả mọi người trên tòan thế giới. Trong tâm tình đó, chúng tôi muốn chia sẻ về đời sống chứng nhân Tin Mừng qua công việc truyền giáo của linh mục Gioan Lee Tae Suk tại Nam Sudan - Phi Châu (1962-2010). Tìm hiểu về cuộc đời truyền giáo của cha và những việc làm nhỏ bé nhưng chứa đựng tình yêu phi thường của cha để hiểu rõ hơn rằng: Chính Thiên Chúa- Nguồn sức mạnh của Đức Tin và Tình Yêu đã giúp cha sống trọn vẹn một cuộcđời chan chứa thương yêu, chia sẻ cho đến tận cùng và sẵn sàng từ bỏ tất cả để theo Chúa. Và cũng chính Đức Tin đã ban nguồn sức mạnh phi thường cho cha để cha đến và sống giữa những người dân nghèo, đau khổ tại Nam Sudan và trở thành một nguồn hy vọng, một ngọn lửa bừng sáng trong lòng những người dân tại Nam Sudan- Phi Châu. Cuộc đời của cha đẹp như những lòai hoa biết nói để tỏa hương sắc của Tình yêu đến cho tất cả mọi người chung quanh.
Cha Gioan Lee là linh mục dòng Salêriêng Don Bosco. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa nhưng cha đã bỏ tất cả công danh sự nghiệp sau lưng, và cha đã đáp lại tiếng gọi mãnh liệt của Thiên Chúa để trở thành một linh mục truyền giáo trong dòng Salêriêng Don Bosco. Ngay sau khi được truyền chức linh mục tại Roma, cha đã tình nguyện đến truyền giáo tại miền Nam Sudan thuộc Phi Châu. Cha đã từ bỏ tất cả công danh, sự nghiệp của người bác sĩ để trở thành linh mục. Và hơn thế nữa, cha còn muốn trở thành người mục tử nhân lành sống giữa đoàn chiên nghèo khổ để chăn dắt họ. Vì thế nên cha đã tình nguyện đến sống tại một xứ sở nghèo đói nhất thế giới, giữa những người đói khổ và bệnh tật trong làng Tonj thuộc miền Nam Sudan- Phi Châu trong suốt 8 năm trước khi cha qua đời vị căn bệnh ung thư đại tràng. 
Cuốn phim tài liệu: "Don't Cry for Me Sudan" năm 2010 ("Đừng Khóc Thương Tôi - Sudan") đã chia sẻ về cuộc đời truyền giáo của linh mục Gioan Lee Tae Suk.



H.Công chuyển


Xin đừng khóc thương tôi Sudan

Khi nhìn lại cuộc đời mình bạn hối tiếc điều gì nhất ?




Khi nhìn lại cuộc đời mình bạn hối tiếc điều gì nhất ?

Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.

Theo Business Insider, đây là câu hỏi mà Karl Pillemer, giáo sư về phát triển con người tại trường Đại học Cornell (Mỹ), tác giả của tập sách “30 bài học của cuộc sống: Lời khuyên từ những người thông thái nhất nước Mỹ”, đã hỏi hàng trăm người cao tuổi trên 65 tuổi trong chương trình nghiên cứu Legacy Project (Dự án di sản) của Đại học Cornell.
Tình yêu, sự nghiệp, con cái, v.v..., không phải là câu trả lời mà giáo sư Pillemer được nghe thấy thường xuyên nhất, mà thay vào đó lại là câu:

"TÔI ƯỚC RẰNG TÔI ĐÃ KHÔNG DÀNH QUÁ NHIỀU THỜI GIAN CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH CHỈ ĐỂ LO LẮNG".

Nhiều năm trước, khi giáo sư Pillemer, một chuyên gia lão khoa nổi tiếng thế giới gặp bà June Driscoll, một người phụ nữ đặc biệt. Bà Driscoll lúc nào cũng vui vẻ khi ở tuổi 90 và đang sống tại một nhà dưỡng lão. Bà Driscoll nói với giáo sư: “Sống vui vẻ, hạnh phúc nhất có thể chính là trách nhiệm của tôi, ngay tại đây, ngay hôm nay”.
Câu nói đó đã truyền cảm hứng cho Pillemer đi tìm câu trả lời cho việc làm sao một thế hệ trải qua nhiều mất mát đau thương, qua các sự kiện lịch sử thảm khốc và đau ốm lại có thể là những người hạnh phúc nhất. Ông muốn truyền đạt trí tuệ này lại cho thế hệ trẻ, những người dường như quá mong manh, khi chỉ một sự việc không vừa ý nhỏ nhoi cũng khiến họ mất phương hướng đến nỗi tự kết thúc cuộc đời mình.
Năm 2004, giáo sư Pillemer khởi động dự án Legacy Project và đã hỏi hơn 1.500 người Mỹ trên 65 tuổi về những bài học quan trọng nhất mà họ học được trong suốt cuộc đời mình. Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, ông gọi những người mình phỏng vấn là “chuyên gia của cuộc đời” vì chính họ, qua những hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại đã nắm giữ những bài học trí tuệ nhiều hơn bất cứ nội dung của cuốn sách dạy kỹ năng sống nào.
Giáo sư Pillemer đã cho rằng những câu trả lời như “ngoại tình, công việc kinh doanh tồi tệ hoặc nghiện ngập” là những điều hối tiếc nhất trong cuộc đời của những người cao tuổi này.
Do đó, ông đã sửng sốt khi nghe đi nghe lại một câu trả lời: “Tôi ước rằng mình đừng lo lắng nhiều quá” và “Tôi hối tiếc vì đã lo sợ quá mức về tất cả mọi thứ”.
Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, Pillemer nói rằng ông không thể không ngạc nhiên về bài học này. “Những người này đều trải qua các thời kỳ khó khăn trong lịch sử và các bi kịch của cuộc đời, tôi tưởng rằng họ được phép lo lắng ở mức độ nào đó”.

NHỮNG NGƯỜI HẦU NHƯ ĐÃ ĐI ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜI NÀY GIẢI THÍCH RẰNG THỜI GIAN LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT CỦA CON NGƯỜI. VIỆC LO LẮNG VỀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA, HOẶC LO SỢ VỀ NHỮNG THỨ CHÚNG TA KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC LÀ MỘT LÃNG PHÍ TÀI SẢN NÀY MỘT CÁCH XUẨN NGỐC.

Hành trình trên trái đất này của mỗi chúng ta là hữu hạn. Nếu lo lắng quá nhiều, bạn không còn mấy thời gian để tận hưởng, trải nghiệm và hạnh phúc. Vậy làm thế nào để giảm bớt thời gian lo lắng trong cuộc sống này? “Những người thông thái nhất nước Mỹ” nói với giáo sư Pillemer một số cách như sau:
Hãy sống từng ngày, đừng luôn nghĩ tới tương lai quá xa

Khi bạn sống và thấy mình lo lắng quá nhiều, hãy dừng lại và tự nhẩm “Điều gì rồi cũng sẽ qua”.
Sự việc bạn đang phải đối mặt, dù khó khăn, đau khổ đến đâu rồi cũng sẽ trôi đi. Bạn không thể hủy hoại cuộc sống của mình bằng những suy nghĩ lo sợ được.
Tuy nhiên, chắc chắn có những ngày u tối mà bạn cảm thấy lo lắng khủng khiếp, không cách nào ngừng lại. Lúc đó hãy cố nghĩ rằng: lo sợ không có tác dụng gì tốt cả. Nó giống như việc tự mình uống thuốc độc mà hy vọng tên hàng xóm đáng ghét sẽ chết vì đau bụng. Hãy gạt nó ra khỏi suy nghĩ hết mức có thể.

SỐNG VUI VẺ TỪNG NGÀY, ĐỪNG NGHĨ ĐẾN TƯƠNG LAI XA XÔI ẢM ĐẠM. 
VIỆC LẬP KẾ HOẠCH LÀ TỐT NHƯNG KHÔNG PHẢI LÚC NÀO MỌI VIỆC CŨNG XẢY RA THEO Ý MUỐN CỦA CHÚNG TA. DO ĐÓ, ĐIỀU QUAN TRONG NHẤT LÀ HÃY SỐNG TRON VẸN TỪNG NGÀY. THAY VÌ LO SỢ VÔ CỚ, HÃY HÀNH ĐỘNG
Nếu bạn thấy mình hay có những nỗi băn khoăn lo sợ, hãy tìm hiểu về nó. Ít nhất tìm hiểu nguyên do mà bạn lo lắng là gì, xác định nó rõ ràng. Chỉ việc ngồi lại và phân tích suy nghĩ tiêu cực của bản thân cũng giúp bạn gạt bớt được những muộn phiền vô lý. Tất nhiên, có những lo lắng hoàn toàn hợp lý. Khi đã xác định được chúng, hãy hành động, bắt tay vào làm cái gì đó thay vì ngồi yên và lo sợ.

HỌC CÁCH CHẤP NHẬN 1 CÁCH TÍCH CỰC

Bất chợt có điều gì đó xảy ra với bạn. Ai đó làm bạn tổn thương. Bạn thấy tức giận, bạn muốn trả thù. “Cô ấy không nên làm như thế với tôi, tôi sẽ nói cho cô ta như thế này, như thế này...”. Quan hệ nhân duyên của con người vô cùng phức tạp. Bạn chẳng thể nào biết được nguyên nhân chính xác tại sao tự dưng một người lại rời bỏ bạn, làm bạn bực mình hay bẽ mặt. Trong trường hợp này, những người cao tuổi từ nhà dưỡng lão sẽ mỉm cười và nói rằng: “Không biết bao nhiêu lần tôi đã tự cảm ơn bản thân vì đã không nói lời nào”.

ÍT NHẤT HÃY DỪNG LẠI VÀ ĐỪNG LÀM GÌ KHI TỨC GIẬN. 
BẠN CÓ THỂ NÓI NHỮNG LỜI NẶNG NỀ, GÂY THƯƠNG TỔN ĐỐI PHƯƠNG, NHƯNG SAU ĐÓ THÌ SAO? HÃY NHỚ RẰNG BẠN CHỈ CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ THAO TÚNG TÌNH CẢM, TƯ DUY HAY CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC.

Hãy chấp nhận những thực tế mà chúng ta không có thẩm quyền thay đổi, gạt đi những suy nghĩ tiêu cực, nhanh chóng lấy lại cân bằng và tiếp tục trải nghiệm cuộc sống.
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.


Hồng Công-Lan Chi sưu tầm

CẨN THẬN KHI ĐI MÁY BAY ĐƯỜNG DÀI

CẨN THẬN KHI ĐI MÁY BAY ĐƯỜNG DÀI


Dr. Tôn Thất Hứa

Chỉ một tích tắc sau khi chiếc máy bay khổng lồ Boeing 747 đáp xuống phi trường quốc tế Frankfurt của Đức Quốc,

trực thăng cứu cấp đã chờ sẵn và bốc ngay Cô Emma C. 28 tuổi, vừa đi nghỉ hè tại Sydney trở về, vào bệnh viện cấp cứu. Tất cả mọi cố gắng của toán cứu cấp và bác sĩ, y tá bệnh viện không thể cải tử hoàn sinh người nữ hành khách trẻ tuổi bất hạnh này.
Lý do tử vong: cô bị nhồi máu vào hai buồng phổi (Lungenembolie - embolie pulmonaire - plumonary embolism) do cục máu đông của hai cẳng chân dội ngược lên. Một cơn bệnh chết người gần như 100% mặc dù trình độ phát triển y học hiện đại.
Đưa ra một đề tài đang tranh luận là làm thế nào để phòng ngừa một sự thay đổi của đông máu trong cơ thể con người đưa đến sự việc đột tử.

- phòng ngừa và làm chận đứng sự đông máu đang di chuyển trong mạch máu
- điều hành cơ chế tạo cục máu đông

Để dễ hiểu rõ vấn đề, bài viết được thu gọn trong một số câu vấn đáp cụ thể để giải thích những dữ kiện nêu trên như sau:

*1- Một chuyến bay đường xa nguy hiểm như thế nào?

Có một điều chắc chắn là thường một chuyến bay đường dài vì sự ngồi bất động trong suốt cuộc hành trình là nguyên nhân đưa đến sự đông máu ở phần hạ chi. Bao nhiêu hành khách trong số hàng triệu triệu lữ hành hằng năm khắp năm châu bốn biển gặp phải nghịch cảnh nói trên, chúng ta không thể tìm ra được một con số chính xác. Những phi trường quốc tế London, Paris, Lyon, Sydney hay Frankfurt đã phúc trình qua nhiều báo cáo y khoa nhưng sự thật vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Lý do chính là tai biến do thành hình cục máu đông ở phần dưới cơ thể không phát hiện sớm khi máy bay đáp xuống mặt đất, mà triệu chứng lâm sàng của tai biến mạch máu lại thường xảy ra khoảng 14 ngày sau đó. Do đó thống kê của các sân bay quốc tế không thể mang ra ánh sáng những con số chính xác được. Ngoài ra còn có những bản báo cáo thiếu dữ kiện không đem lại lợi ích chung cho khách hàng... Vậy điểm rõ ràng mà mỗi hành khách trước khi lên máy bay cần phải biết: những chuyến bay trên những đoạn đường xa, thời gian càng dài là yếu tố chắc chắn tạo nên sự đông máu mà chúng ta không ai có thể lường trước được.

*2- Sự nguy hiểm do đâu mà ra?

Chúng ta chỉ biết rõ là chức năng đưa đến sự đông máu thường lại xảy ra do chỗ ngồi quá hẹp của hạng bình dân (Economy-Class) . Chính vì sự kiện ngẫu nhiên này nên người ta đã không ngần ngại và đã nhầm lẫn khi viết: triệu chứng lâm sàng của sự đông máu ở hạng du lịch bình dân (Economy-Class- Syndrom). Sự nhận xét trên không đúng 100% vì ngay cả những hành khách hạng nhất, hạng thương gia cũng bị tai biến mạch máu nêu trên. Nguyên nhân được chứng minh rõ ràng là biến chứng tạo nên do sự tạo thành cục máu nhỏ rồi phát triển và lan dần rộng ra do các cục máu tụ kết hợp lại.

Hiện tượng máu tụ được hiểu biết là do là thiếu cử động trong chuyến bay và 2 cẳng chân xếp lại do tư thế ngồi trên máy bay. Hai nhận xét này thực ra rất đúng cho các hành khách máy bay ở hạng bình dân, do chỗ ngồi khá chật chội.

*3 -Hành khách di chuyển bằng xe buýt, tàu hoả và xe hơi trên chặng đường dài có gặp phải tai biến tuần hoàn trên không?

Có, hành khách xử dụng các phương tiện du lịch vừa kể trên cũng có thể xảy ra tai biến tạo thành cục máu rồi đưa đến đông máu tĩnh mạch ở hạ chi. Tuy nhiên một điểm phải được chú ý thêm nữa làtrên máy bay, khí thông trong buồng hành khách rất khô. Ví dụ trong chuyến bay, quý vị để một chén cơm nóng thì chỉ cần 1 tiếng đồng hồ sau cơm sẽ khô như chén cơm chiên. Tác động "phụ" của không khí khô khan trong buồng hành khách sẽ "hút thêm" nước từ các mạch máu của cơ thể bạn trong hành trình, sự kiện "máu cô lại" chính là yếu tố quyết định nguyên nhân bắt đầu xuất hiện những cục máu đông nhỏ nằm ở phần hạ chi của con người.

Ngoài sự khô ráo, áp lực khí trong buồng máy bay cũng giảm xuống tạo thêm một yếu tố "rút nước" trong máu rồi tích lũy vào lớp mô. Đó cũng là một lý do đưa đến máu "khô" rồi... cục máu đông sẽ dễ thành hình. Nguy hiểm hơn nữa là trong chuyến bay,hành khách theo thói quen lại thích uống rượu 'không mất tiền'. Chất rượu sẽ làm mạch máu nở rộng thêm ra; máu lưu hành trong cơ thể chảy chậm hơn cho nên hổ trợ mạnh mẽ cho sự đông máu được nhanh hơn. Sự di chuyển bằng máy bay như vậy nguy hiểm hai lần nhiều hơn bằng xe búyt hay ô tô. Di chuyển bằng xe lửa được xem như là an toàn hơn hết.

* 4-Nhóm hành khách nào có nhiều nguy cơ tai biến mạch máu?

Tất cả hành khách đi trên các chuyến bay đều có thể gặp phải, bất luận già hay trẻ. Tuy nhiên những hành khách cao niên, phái nữ thì khả năng bị tai biến dễ gặp hơn... Ngay cả những lực sĩ cũng bị tai biến mạch máu, như trường hợp 3 lực sĩ trong phái đoàn Anh Quốc đã bị tai biến đông máu trên đường đến tham dự thế vận hội Sydney trong năm vừa qua. Ngoài ra vẫn có một số hành khách tương đối "dễ gặp phải" tai biến hơn so với những nhóm người khác...

* 5- Những ai thuộc nhóm người này?


Nhóm hành khách nằm trong diện sau đây rất có thể bị tai biến mạch máu:

a.- mập
b.- các bà dùng thuốc thuốc ngừa thai.
c.- những hành khách trên 50 tuổi
d.- các bệnh nhân có tình trạng yếu tim
e.- trong gia đình có thân nhân đã bị tai biến mạch máu
g..- một vài loại thuốc an thần trong một vài điều kiện sẽ khích động tai biến mạch máu
h.- hút thuốc lá

Hành khách nào mang trong người càng nhiều yếu tố nêu trên thì dễ gặp phải tai biến hơn.

*6- Trường hợp nào tai biến mạch máu sẽ dễ dàng khởi động?

Nằm trong diện nguy hiểm này gồm có:

a.- đã có lần bị đông cục máu trước đây
b.- bị nhiễu loạn chu trình đông máu trong cơ thể mà người ta tìm thấy qua khám nghiệm cục máu đông sau tai biến
c.- đã bị tai biến mạch máu não và bị liệt một phần của cơ thể
d.- đang bị bó bột do chấn thương gãy xương
e.- vừa bị mổ xong nhất là sau các trường hợp mổ bụng
f.- sản phụ vừa mới sinh xong
g.- bướu trong người, bướu ung thư thường khuyến khích sự đông máu

*7- Hành khách nên chuẩn bị như thế nào?

. Hành khách nên đi lui tới trong buồng máy càng nhiều càng tốt
. Khi ngồi thì nên cử động bàn chân & cẳng chân tuồng như đang lái xe hơi (đạp thắng, nhả ga...)
. Nên tham gia chương trình tập thể dục được truyền hình trong chuyến bay (Flyrobic) - hiệu quả rất khả quan.

Một điểm nên chú ý nữa là:

. Không bỏ hành lý dưới chân.
. Không hút thuốc.

Điều quan trọng đáng lưu ý :

. Không uống rượu nhiều,

. Phải uống thật nhiều nước để bù lại sự mất nước.

*8-Thế nào là uống thật nhiều nước?

Tuỳ theo nhu cầu đòi hỏi của cơ thể và cường độ khát nước; nên uống trà, nước trái cây và nước suối.

*9- Hành khách trong nhóm "dễ" bị tai biến phải chuẩn bị như thế nào?

Trong trường hợp không cấm dùng thuốc có chứa Acetylsalicylsaure thì hành khách nên uống một viên Aspirin 100mg trước khi lên máy bay. Nhóm hành khách này nên ngồi ngoài lối đi hoặc cạnh chỗ lối thoát nạn để có thể cử động dễ dàng. Theo kinh nghiệm, nên mang thêm vớ chống sự tạo thành cục máu đông.

*10 - Còn các hành khách thuộc nhóm "nguy hiểm" thì phải xử trí như thế nào.

Nhóm người thuộc diện "nguy hiểm" thì phải nên suy nghĩ tìm một phương tiện chuyên chở an toàn hơn; tuy nhiên nếu phải xử dụng máy bay thì bắt buộc gặp bác sĩ gia đình trước khi lên đường, thường thì được chích loại thuốc loãng máu "Heparin" hai tiếng đồng hồ trước khi máy bay cất cánh. Thuốc "Heparin" có công hiệu trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Chuẩn bị thuốc men vẫn chưa đủ, hành khách thuộc nhóm "nguy hiểm" này phải tuân theo đúng những lời hướng dẩn đã nêu trên trong suốt hành trình.

*11- Thời gian và khí hậu thay đổi có kéo thêm sự khó khăn không?

Quá đúng như vậy. Vì giờ giấc bị thay đổi cho nên thời điểm cần phải uống thuốc cũng bị ảnh hưởng theo. Bệnh đái đường là nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhóm bệnh nhân dùng thuốc loãng máu "Macumar" không bị nhiễu loạn mạnh vì hiện tại thì thuốc "Macumar" được chia đều cho 7 ngày, nhóm hành khách trên thường không gặp phải biến chứng. Những chuyến du hành đến miền nhiệt đới hay về Việt-Nam thì tai biến đông máu thường dễ gặp phải hơn, vì khí hậu nóng và ẩm tại chỗ ngay sau khi đáp xuống phi trường địa phương dễ "khuyến khích" tai biến tạo cục máu đông. Một điểm nữa cũng phải cần lưu ý là các chuyến bay ban đêm dễ bị tai biến nhiều hơn những chuyến bay ban ngày vì ban đêm cơ thể thường ít hoạt động hơn.

*12- Phía các hãng máy bay quốc tế nên thay đổi thế nào để giảm bớt tai biến đông máu?

Các hãng máy bay quốc tế chuyên dành cho các "hành trình dài" phải tôn trọng các điều kiện căn bản tối thiểu để bảo vệ sức khỏe và sinh mạng hành khách. Chúng tôi thiết nghĩ:

. quảng cáo ưu điểm các bít tất có sức "co dãn mạnh" để ôm sát vào cẳng chân chống việc ứ máu phần hạ chi và cho phép bán trên máy bay.
. các hành khách "mập" phải có những "ghế bành ngồi" phù hợp với "thân hình đồ sộ" của khách hàng.
.. và khách hàng chuẩn bị "túi tiền" cho vé máy bay có tất cả điều kiện thích hợp để có sự bảo đảm về sức khoẻ trong chuyến bay và cho một cuộc sống chắc chắn sau khi đáp xuống phi đạo.

* Dr. Tôn-Thất Hứa
. 1976 - y sĩ chuyên khoa giải phẫu tổng quát và lồng ngực
. 1981 - y sĩ chuyên khoa gây mê và hồi sức (Anesthesiologie and Critical Care Medicine – Anesthesie et Réanimation)
. 1990 - bác sĩ cấp cứu và hồi sinh (Notarzt - Emergency physician - Médecin en service d' urgence);
. 1997 - (Leitender Notarzt - Emergency catastrophy physician - Médecin catastrophe) .
. Bác sĩ cấp cứu tỉnh Würzburg và vùng phụ cận.
. Thành viên cứu cấp máy bay tiểu bang Bayern.

AP sưu tầm

MẸO NHỎ NHƯNG CÓ THỂ CỨU SỐNG MẠNG NGƯỜI


MẸO NHỎ NHƯNG CÓ THỂ CỨU SỐNG MẠNG NGƯỜI



Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc, còn chờ gì mà không xem thử nhỉ? 
Dưới đây là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người.

1. Phương thức xử lý khi bị nghẹn đồ vật – Chỉ cần “giơ tay lên”
Tại nước Mỹ, một cậu bé 5 tuổi đã cứu sống bà ngoại mình khỏi nghẹn bằng cách thức rất đơn giản, đó là “giơ tay lên”.
Bà của Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa xem tivi vừa ăn thạch, khi quay đầu lại, một mảnh thạch bị mắc kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng bóp bụng để tự giúp mình, nhưng không có kết quả.
Sau đó cậu cháu hỏi: “Bà ơi, bà nghẹn à?”. Bà vẫn nói không ra lời: “Chắc là bà đang nghẹt thở, bà ơi, giơ hai tay lên, giơ hai tay đi”. Bà cậu đành nghe theo, kết quả thật sự nhổ được cục thạch ra. Cậu bé lúc ấy rất bình tĩnh, cậu còn khoe với bà rằng đây là điều mình được học trong trường.

2. Bị sái cổ:
chỉ cần nhấc chân lên
Bạn thỉnh thoảng có bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng không? Là sái cổ.
Một khi bị sái cổ, bạn xử lý như thế nào?
Đơn giản thôi, bạn chỉ cần nhấc chân lên!
Kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

3. Chuột rút ở chân: chỉ cần giơ tay lên
Khi chân trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng.

4. Tê chân: vung tay lên
Nếu tê chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê thì dùng sức vung tay trái.

5. Chiếc kim khâu gia dụng cũng có thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người. Vì cha mẹ già, ta cần nhất định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo.

• Đầu tiên, liệt nửa người hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức lấy kim khâu quần áo châm vào điểm thấp nhất dái tai bệnh nhân, đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh nhân ngay lập tức được phục hồi, hơn nữa có thể không để lại bất kỳ di chứng nào.
• Thứ hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, tương tự lấy kim châm lên mười ngón chân, ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.
• Thứ ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại… phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).

Ba phương pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm gì, hãy yên tâm là có hiệu quả trong vòng 10 giây.
Hãy ghi nhớ! Đừng chỉ lưu trong điện thoại, trong tình thế cấp bách đừng ngại lấy ra thử một lần!

AP sưu tầm

mardi 8 mars 2016

8 effets méconnus du gingembre

8 effets méconnus du gingembre




Chère lectrice, cher lecteur,

Le curcuma est l’épice anti-inflammatoire la plus connue. Elle est efficace contre l’arthrose, et en prévention du cancer. Mais son utilisation en cuisine est limitée. D’où l’intérêt du gingembre, cousin du curcuma, plus facile à accommoder (idées de recettes ci-dessous).

Il possède lui aussi de nombreuses vertus médicinales.
 

Effet n°1 : Contre les douleurs de l’arthrose
Le gingembre est anti-inflammatoire [1]. Une vaste étude sur l’arthrose du genou a démontré qu’en 24 heures à peine, son effet est supérieur à un placebo pour atténuer les douleurs [2].

Thierry Souccar, expert en nutrition, consomme du gingembre sans modération, comme il l’explique dans le Dossier de Santé & Nutrition qu’il a réalisé sur l’arthrose.
 

Effet n°2 : Contre l’ulcère d’estomac

Dans la majorité des cas, l’ulcère d’estomac est provoqué par une bactérie,l’Helicobacter pylori, qui provoque une inflammation permanente de la muqueuse intestinale.

Le gingembre fait partie des épices capables d’inhiber la croissance de l’Helicobacter in vitro [3], avec le curcuma, le romarin et l’ail.
 

Effet n°3 : Réduit de 90 % les composés toxiques sur vos grillades

Le gingembre entre dans la composition des marinades qui permettent de réduire jusqu’à près de 90 % la formation de composés toxiques lors des grillades de viande et de poisson. Ces toxiques sont appelés « agents de glycation avancée ». Ils provoquent une sorte de caramélisation des protéines du corps humain entraînant un vieillissement prématuré (athérosclérose, rides).

Pour une bonne marinade, utilisez jus de citron, sauce soja, ou vin, et ajoutez-y thym, laurier, sauge, romarin, curcuma, gingembre, cannelle, sel, poivre, à votre convenance. Laissez reposer au moins une heure [4] et aussi longtemps que possible (une nuit). Ces ingrédients agiront en synergie.
 

Effet n°4 : Soulage les crises d’asthme
Un peu de gingembre aiderait à soigner l’asthme.

Dans l’asthme, les muscles des voies respiratoires se contractent, se resserrent et gênent la respiration. Les inhalateurs utilisés lors d’une crise, bronchodilatateurs, favorisent le relâchement des muscles pour restaurer le passage de l’air.

Le gingembre a le même effet.

C’est une excellente nouvelle pour les asthmatiques qui peuvent relever leurs plats avec du gingembre en poudre [5].
 

Effet n°5 : Chez les femmes, le gingembre atténue les règles hémorragiques

Une étude a montré que 250 mg de poudre de gingembre par jour régule en moins de 3 cycles les flux menstruels de jeunes filles souffrant de règles hémorragiques [6].

En plus des douleurs et de la gêne qu’elles engendrent, les règles hémorragiques peuvent provoquer un déficit en fer et donc de la fatigue et des difficultés de concentration. Chez les jeunes filles, elles sont souvent le fait de déséquilibres hormonaux et les médecins proposent généralement une pilule contraceptive. Cela résout le symptôme mais non la cause, qui se manifestera plus gravement sur le long terme. Avant de prendre la pilule, essayez le gingembre.
 

Effet n°6 : Réduit l’inflammation à l’origine de la chute de cheveux
Depuis peu, des chercheurs américains pensent que la chute de cheveux pourrait être due à une inflammation à la racine des follicules. Ils ont retrouvé une substance inflammatoire du nom de prostaglandine D2 à la racine des cheveux des chauves.

Le gingembre est un anti-inflammatoire naturel propre à stopper l’action prostaglandine D2, ce qui signifie qu’il pourrait ralentir la chute des cheveux [7].
 

Effet n°7 : Ralentit l’apparition de la cellulite

Les femmes minces qui n’accumulent pas de graisse peuvent quand même souffrir de cellulite. Cela s’explique par une mauvaise circulation du sang et de la lymphe, la rétention d’eau et les jambes lourdes.

Dans cette situation, le gingembre peut donner un coup de fouet pour fluidifier votre sang et faire disparaître la cellulite [8].
 

Effet n°8 : Neuroprotecteur (protège le cerveau)
De nombreuses études ont démontré les effets neuroprotecteurs du gingembre, mais aussi d’autres épices, le curcuma, l’ail, la cannelle [9].
Bonus : 2 de mes recettes à base de gingembre

Jus de gingembre et ginger beer : dans une carafe, ajouter une grande racine de gingembre râpée (épluchée), le zeste et le jus de 2 citrons, et remplir d’eau plate ou gazeuse. Laisser infuser un quart d’heure puis filtrer dans une passoire fine. Si vous trouvez cette boisson trop épicée, vous pouvez ajouter du sucre brun pour adoucir le goût.

Délicieuse salade d’inspiration asiatique : chou rouge cru haché, pomme, ail, gingembre, sauce soja, huile de colza, sauce sésame.

Bien à vous,

Jean-Marc Dupuis

Sante Nature innovation