lundi 5 septembre 2016

Mẹ Têrêxa Calcutta, chứng nhân lòng thương xót

Mẹ Têrêxa Calcutta, chứng nhân lòng thương xót*

Ngày 4-9-2016 , Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ chủ sự nghi thức tuyên phong hiển thánh cho Chân phước nữ tu Têrêxa Calcutta, được cả thế giới quen gọi là Mẹ Têrêxa Calcutta. Trong khung cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, việc tuyên thánh này làm nổi bật khuôn mặt Mẹ Têrêxa như chứng nhân của lòng thương xót.
Chắc chắn có nhiều điều để nói về cuộc đời cũng như những công việc của lòng thương xót mà Mẹ Têrêxa đã thực hiện, riêng bài viết này chỉ muốn tập trung vào diễn văn của Mẹ Têrêxa khi lãnh giải Nobel Hoà Bình ngày 10 tháng 12 năm 1979. Sở dĩ như thế là vì khi lãnh giải Nobel Hoà Bình, Mẹ Têrêxa được cả thế giới – chứ không chỉ riêng người Công giáo – nhìn nhận và chiêm ngưỡng như chứng nhân sống động của tình yêu và lòng thương xót; đồng thời, khi ngỏ lời trong dịp này, Mẹ Têrêxa cũng không chỉ nói với người Công giáo nhưng với cả thế giới, kể cả những nhà lãnh đạo thế giới. Chính vì thế, diễn văn này rất cần được nghe lại và rút ra những bài học lớn cho đời sống làm người nói chung và đời sống đức tin Kitô giáo nói riêng.
Lời cầu xin trở thành khí cụ bình an
Có lẽ trong số những người lãnh giải Nobel Hoà Bình, chỉ có Mẹ Têrêxa Calcutta bắt đầu bài diễn văn của mình bằng một lời cầu nguyện, hơn thế nữa, còn mời mọi người cùng cầu nguyện. Mẹ đã bắt đầu thế này: “Kính thưa quý vị, khi chúng ta quy tụ ở đây để tạ ơn Chúa về giải Nobel Hoà Bình, tôi nghĩ rằng sẽ thật đẹp nếu chúng ta cùng cầu nguyện bằng Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi. Chúng tôi vẫn đọc Kinh Hoà Bình mỗi ngày sau khi rước lễ. Tôi tự hỏi không biết khi sáng tác lời kinh này cách nay bốn hoặc năm trăm năm, thánh Phanxicô có phải đối diện với những khó khăn như chúng ta đối diện ngày hôm nay không. Nhưng rõ ràng là lời kinh này rất phù hợp với chúng ta. Vì thế, xin mời quý vị cùng đọc Kinh Hoà Bình”.
Bằng cách này, Mẹ Têrêxa đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong những hoạt động bác ái và phục vụ của Mẹ. Nhờ cầu nguyện, Mẹ và các nữ tu trong dòng mới có thể “phục vụ Chúa trong mọi người”, khám phá sự hiện diện của Chúa nơi “những người nghèo nhất trong các người nghèo”, những người bị bỏ rơi. Cũng vì thế, rất nhiều lần Mẹ Têrêxa nhấn mạnh Mẹ và các chị em trong dòng không phải là những người làm công tác xã hội nhưng là “những nhà chiêm niệm giữa lòng thế giới, những người chạm đến Thân Mình Đức Kitô 24 giờ một ngày”.
Lại chẳng phải là bài học quý giá cho các Kitô hữu khi thực thi những việc của lòng thương xót hay sao? Thiếu cầu nguyện, chúng ta có nguy cơ biến Giáo Hội thành một thứ cơ quan từ thiện, dù hiệu quả đến mấy, chứ không phải là Thân Thể sống động của Chúa Giêsu Kitô. Thiếu cầu nguyện, chúng ta còn có nguy cơ làm việc bác ái vì những tính toán và động lực nào khác chứ không còn là thực thi mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.
Lời kinh mà Mẹ Têrêxa mời mọi người đọc bắt đầu bằng câu: “Lạy Chúa, xin Chúa dùng con làm khí cụ bình an của Chúa”. Xin ơn bình an thì ai cũng xin: bình an cho bản thân, gia đình, Giáo Hội, xã hội. Nhưng xin Chúa làm cho mình trở thành khí cụ bình an thì xem ra không phổ biến lắm. Vì thế, lời kinh này thay đổi cách nhìn của người môn đệ Chúa khi cầu nguyện. Không chỉ là xin và đón nhận ơn bình an cách thụ động nhưng còn là đón nhận một trách nhiệm, trở thành người xây đắp và kiến tạo bình an trong môi trường mình đang sống.
Hơn thế nữa, đây là “bình an của Chúa” chứ không phải bất cứ thứ bình an nào. Đó là sự bình an của Đấng nói với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy”, rồi Người nói thêm, “Thầy ban cho các con không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27). Đó là sự bình an của Đấng Phục sinh hiện đến giữa các môn đệ và nói “Bình an cho các con”, đồng thời cho các ông xem tay và cạnh sườn, bàn tay có dấu đinh và cạnh sườn bị đâm thâu (Ga 20,20). Đó là sự bình an sâu xa và bền vững ngay giữa những thử thách gian nan, như sự tĩnh lặng của đáy đại dương dẫu cho mặt biển dậy sóng.
Phá thai là hủy diệt bình an
Sứ điệp kế tiếp Mẹ Têrêxa tha thiết gửi đến thế giới là vấn đề rất lớn và phổ biến trong thế giới ngày nay: phá thai. Mẹ nói, “Tôi cảm nhận một điều mà tôi muốn chia sẻ với tất cả quý vị: ngày nay kẻ hủy diệt hoà bình lớn nhất chính là tiếng kêu khóc của những đứa trẻ vô tội không được sinh ra. Bởi lẽ nếu một người mẹ có thể giết chết đứa con trong lòng dạ mình, thì tại sao quý vị và tôi lại không thể giết nhau? Chúa nói trong Kinh Thánh rằng cho dù người mẹ có quên con đi nữa thì Ta cũng không quên ngươi, Ta đã khắc tên con trong lòng bàn tay Ta. Đúng là người mẹ khó lòng quên con, ấy vậy mà ngày nay hằng triệu đứa trẻ bị giết chết ngay trong lòng mẹ. Và chúng ta không nói gì hết. Trên báo chí hằng ngày quý vị đọc tin tức về người này, người kia bị giết, nhưng không ai nói đến hằng triệu đứa bé cũng ở trong lòng mẹ như quý vị và tôi từng ở, nhưng rồi bị giết chết, và chúng ta không nói gì hết, cứ để mọi việc như thế. Đối với tôi, những quốc gia hợp pháp hoá việc phá thai là những quốc gia nghèo nhất. Họ sợ các cháu bé, họ sợ các thai nhi, và thai nhi đó phải chết vì họ không muốn nuôi nấng, giáo dục thêm một đứa trẻ nữa”.

Rồi Mẹ Têrêxa nài xin tha thiết: “Nhân danh các thai nhi nhỏ bé này, tôi nài xin quý vị, vì chính thai nhi đã nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu khi Mẹ Maria đến thăm bà Elisabét. Như chúng ta đọc trong Phúc Âm, lúc Mẹ Maria đến nhà bà Elisabét thì thai nhi trong lòng bà nhảy mừng vì cháu nhận ra sự hiện diện của Hoàng tử bình an. Ngày nay cũng thế, chúng ta hãy quyết tâm cứu lấy mọi thai nhi, cho chúng cơ hội được sinh ra. Hãy chống lại việc phá thai bằng cách nhận nuôi các cháu bé. Hằng ngàn cháu bé sẽ có được ngôi nhà, ở đó các cháu được đón nhận, yêu thương, chăm sóc. Như thế chúng ta cũng đem niềm vui lớn lao đến cho những gia đình không thể có con. Tôi nài xin các vị lãnh đạo các quốc gia đang có mặt ở đây, hãy cầu nguyện để chúng ta có can đảm bênh vực các trẻ thơ, cho các cháu một cơ hội yêu thương và được yêu thương, và tôi nghĩ rằng với ơn Chúa, chúng ta có thể mang hoà bình đến cho thế giới”.
Còn lời lẽ nào mạnh mẽ và hùng hồn hơn về việc phá thai? Còn có thể nói gì thêm nữa? Trong khung cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, nếu có thể nói thêm điều gì thì đó là bài học về lòng thương xót phải sánh đôi cùng chân lý. Hãy hình dung Mẹ Têrêxa nói những điều này trước mặt ai và trong xã hội nào? Trước mặt Mẹ là những nhà lãnh đạo và những nhân vật nổi tiếng thế giới, trong đó có nhiều người ủng hộ và chủ trương hợp pháp hoá việc phá thai. Thế mà Mẹ Têrêxa không ngần ngại nói với họ: Nếu quý vị chủ trương phá thai thì quý vị đang phá hủy nền hoà bình thế giới! Mẹ không nhân nhượng khi phải nói lên sự thật. Người phụ nữ có vẻ ốm yếu đó không chỉ là một người mẹ đầy ắp tình yêu thương nhưng còn là người mẹ hết sức can đảm, sẵn sàng bảo vệ chân lý của Thiên Chúa, cũng là bảo vệ phẩm giá làm người của các thai nhi vô tội.
Đây cũng là bài học lớn cho tất cả chúng ta, bài học đã trở thành tên gọi một thông điệp của Đức Bênêđictô XVI: Caritas in veritate – Tình yêu trong chân lý. Đúng vậy, lòng thương xót đích thực phải sánh đôi cùng chân lý, tình yêu chân chính là tình yêu gắn với chân lý. Đây phải là nguyên tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu trên mọi bình diện: cá nhân, gia đình, cộng đoàn, xã hội.
Gia đình là cái nôi của lòng thương xót
Cuối cùng, lời khuyên cụ thể của Mẹ Têrêxa về việc xây dựng hoà bình là: hãy bắt đầu từ gia đình. Mẹ kể, “Một lần kia, có 14 giáo sư đại học từ Hoa Kỳ đến thăm nhà bác ái của chúng tôi ở Calcutta. Sau khi thăm, một người nói với tôi: xin Mẹ nói cho chúng tôi một điều thôi để chúng tôi có thể nhớ mãi. Tôi nói với họ: Hãy mỉm cười với nhau, hãy dành thời giờ cho nhau trong gia đình. Đó cũng là điều tôi muốn nói với quý vị hôm nay”.
Mẹ Têrêxa lãnh giải Nobel Hoà Bình ở Oslo, Na Uy, một đất nước giàu có, sung túc, thế nhưng Mẹ không ngần ngại nói với họ: “Quý vị có phúc vì được sống trong đất nước giàu có. Nhưng tôi chắc chắn rằng trong nhiều gia đình quý vị, có thể chúng ta không đói ăn nhưng lại có ai đó trong gia đình không được đón nhận, không được yêu thương, không được chăm sóc, bị lãng quên”. Đối với Mẹ Têrêxa, thứ nghèo khổ này còn đáng sợ hơn nghèo khổ vật chất: “Khi tôi mang một người nghèo đói nằm ở vệ đường về nhà, tôi cho họ một chén cơm, một miếng bánh, vậy là đã xua được cơn đói của họ. Thế nhưng một người bị ruồng bỏ, bị khước từ, không được yêu thương, không được quan tâm… đó mới là thứ nghèo khổ khủng khiếp và rất khó để chữa lành”.
Rồi Mẹ giải thích thêm: “Chúng ta được Thiên Chúa dựng nên để sống hoà bình. Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã làm người để đem Tin Mừng này đến cho chúng ta. Tin Mừng đó là sự bình an cho mọi người thiện tâm và đây cũng là điều tất cả chúng ta mong muốn. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài cho nhân loại. Nghĩa là tình yêu đích thực luôn đòi hỏi phải cho đi, phải hi sinh, phải chấp nhận bị tổn thương. Hãy sống tình yêu thương đó trước hết trong chính gia đình mình. Có nhiều bạn trẻ ngày nay vướng vào ma túy và tôi tự hỏi tại sao như thế. Câu trả lời là vì không có ai trong gia đình đón nhận họ. Cha mẹ quá bận rộn việc làm ăn, không quan tâm đến con cái nên con cái ra đường, học điều xấu từ bạn bè… Rồi người già. Có lần tôi đến thăm một nhà dưỡng lão. Các cụ già ở đây là do con cái đem tới và họ không đến thăm cha mẹ. Cơ sở vật chất rất tốt nhưng cụ nào cũng chỉ nhìn ra cửa và không thấy cụ nào nở nụ cười trên môi. Tôi hỏi các nữ tu tại sao vậy. Tại sao họ có đủ mọi thứ mà không vui, chỉ ngóng nhìn ra cửa? Các nữ tu trả lời: vì họ chỉ mong ngóng con cháu đến thăm. Họ bị bỏ rơi, bị quên lãng.”
Cho nên hãy bắt đầu sống tình yêu từ trong gia đình. Hoà bình trên thế giới bắt nguồn từ sự bình an trong mỗi gia đình. Thống kê xã hội cho thấy phần lớn thanh thiếu niên phạm pháp xuất thân từ những gia đình không có bình an: cha mẹ ly dị, cha mẹ nghiện ngập, cha mẹ bạo hành… Ngay từ nhỏ, các em đã không cảm nhận được sự bình an, vì thế tâm hồn bất an và khi lớn lên, thay vì là người xây đắp bình an thì lại là người gieo rắc bạo lực, oán thù.
***
Để kết luận, hãy cùng lắng nghe lời kêu gọi của Mẹ Têrêxa: “Hãy để cho Chúa hiện diện trong gia đình quý vị, vì gia đình cầu nguyện cũng là gia đình gắn kết với nhau. Trong gia đình, chúng ta không cần đến súng đạn để tiêu diệt kẻ thù và mang lại hoà bình. Chỉ cần ở lại với nhau, yêu thương nhau, đem bình an và niềm vui vào gia đình. Và chúng ta có thể vượt qua mọi sự dữ trong thế gian”.
–––––––––––––––––––––––––––––
* Ghi chú:
Thông thường, người lãnh giải Nobel sẽ có hai bài diễn văn:
(1) bài thuyết trình (Lecture Nobel);
(2) diễn văn khi nhận giải (Acceptance Speech).
Bài viết này dựa trên cả hai bài của Mẹ Têrêxa Calcutta.
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

*************************************************************

TIỂU SỬ CHÍNH THỨC CỦA MẸ TÊRÊSA THÀNH CALCUTTA

Lúc 11 giờ 30 sáng thứ Sáu 2 tháng Chín, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo giới thiệu với các ký giả những chi tiết liên quan đến Lễ Tuyên Thánh cho Mẹ Têrêsa vào ngày Chúa Nhật 4 tháng Chín, 2016.



Teresa-di-Calcutta.jpg
Dưới đây là tiểu sử chính thức của Mẹ Têrêsa thành Calcutta sẽ được Đức Hồng Y Angelo Amato, là Tổng trưởng bộ Tuyên Thánh, đọc trước Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10h25 sáng Chúa Nhật.



Têrêsa Calcutta, nhủ danh Gonxha Bojaxhiu Agnes, sinh tại Skopje, Albania, ngày 26 Tháng Tám năm 1910, là người con thứ năm và cũng là con út của ông bà Nikola và Drane Bojaxhiu.  Cô đã được rửa tội vào ngày hôm sau và được rước lễ lần đầu khi lên năm tuổi rưỡi.  Từ thời điểm đó trở đi, tâm hồn cô tràn ngập tình yêu dành cho các linh hồn. 

Năm 1928, với mong muốn được phục vụ như là một nhà truyền giáo, cô bước vào Tu hội Chị em Loreto ở Ireland.  Năm 1929, cô đến Ấn Độ, và khấn lần đầu vào tháng 5 năm 1931 và khấn trọn vào tháng Năm năm 1937.  Trong suốt hai mươi năm sau đó, cô đã giảng dạy ở Ấn Độ, và được nhiều người biết đến vì lòng bác ái, lòng nhiệt thành, sự tận tâm và sự vui tươi. 

Ngày 10 tháng 9 năm 1946, cô nhận được từ Chúa Giêsu lời mời gọi “để lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo.”  Năm 1948, cô nhận được sự cho phép của Giáo Hội để bắt đầu sứ vụ tông đồ của mình trong các khu ổ chuột của thành phố Calcutta.  Dòng Thừa Sai Bác Ái đã trở thành một Tu Hội của giáo phận vào ngày 07 tháng 10 năm 1950, và đã được nâng lên thành một Tu Hội giáo hoàng vào ngày 1 tháng 2 năm 1965.  Đặc sủng riêng của Tu Hội là để thỏa mãn cơn khát vô hạn của Chúa Giêsu đối với tình yêu và đối với các linh hồn bằng cách hoạt động cho sự cứu rỗi và sự thánh thiện của những người nghèo nhất trong những người nghèo. 

Để mở rộng sứ mệnh tình yêu này, Mẹ Têrêsa đã mở thêm các nhánh khác bao gồm dòng các Tu huynh Thừa Sai Bác Ái, vào năm 1963, dòng các nữ tu sĩ chiêm niệm vào năm 1976, dòng các Tu huynh chiêm niệm (1979), và dòng các Cha Thừa Sai Bác Ái vào năm 1984, cũng như các Hiệp hội các cộng tác viên, Hiệp hội các cộng sự viên đồng lao cộng khổ, và phong trào Corpus Christi cho các linh mục. 

Tại thời điểm Mẹ Têrêsa qua đời vào ngày 05 tháng Chín năm 1997, dòng có đến 3,842 chị em làm việc tại 594 nhà ở tại 120 quốc gia.  Mặc dù, phải chịu đựng một kinh nghiệm đau đớn của bóng tối nội tâm, Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, có liên quan, như Đức Maria trong trình thuật Thăm Viếng [bà Elizabeth], để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới.  Do đó, Mẹ đã trở thành một biểu tượng của dịu dàng và tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi.  Từ trên Thiên Đàng, Mẹ tiếp tục “thắp lên một ánh sáng cho những người sống trong bóng tối trên trái đất này.”

Phụ lục: Dưới đây là bản tiểu sử của Mẹ Têrêsa, dài hơn, đã được Đức Hồng Y José Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh (1998-2008) đọc trước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong lễ tuyên phong Chân Phước ngày 19 tháng 10 năm 2003.

“Về huyết thống thì tôi là người Albany.  Theo tính cách công dân thì tôi là một người Ấn Độ.  Về phương diện đức tin thì tôi là một nữ tu Công Giáo.  Theo ơn gọi của mình thì tôi thuộc về thế giới. Với tâm hồn của mình thì tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu”. 

Với một thân mình nhỏ con, và một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêsa Calcutta được ủy thác cho sứ mạng truyền bá tình yêu khát khao của Thiên Chúa cho nhân loại, nhất là cho thành phần nghèo nhất trong các thành phần nghèo khổ. “Thiên Chúa vẫn yêu thương thế gian và Ngài gửi các chị em và tôi đến với người nghèo như là tình yêu Ngài và lòng xót thương của Ngài”. Mẹ là một tâm hồn đầy tràn ánh sáng Chúa Kitô, cháy lửa mến yêu Người và bừng bừng một ước mong duy nhất đó là “làm giảm bớt cơn khát yêu thương các linh hồn của Người”.

Vị sứ giả sáng láng này của tình yêu Thiên Chúa chào đời ngày 26/8/1910 ở Skopje, Albania, một thành phố tọa lạc ở giao điểm lịch sử Balkan. Mẹ là con út của ông bà Nikola và Drane Bojaxhiu, được rửa tội với tên là Gonxha Agnes, được Rước Lễ Lần Đầu lúc 5 tuổi rưỡi và chịu phép Thêm Sức vào tháng 11/1916.  Từ ngày Rước Lễ Lần Đầu, tình yêu các linh hồn đã triển nở trong tâm hồn bé.  Bé mất cha bất ngờ khi mới lên tám.  Bà mẹ góa kiên cường nuôi con cái, và đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính nết và ơn gọi của bé.  Ngoài ra, đời sống đạo của bé cũng được nâng đỡ bởi vị linh mục Dòng Tên coi xứ Thánh Tâm là nơi bé sinh hoạt nữa.

Vào năm 18 tuổi, được thúc đẩy bởi ý định trở thành một nhà truyền giáo, cô Gonxha đã từ giã gia đình vào tháng 9/1928 để dâng mình cho Chúa trong Dòng Trinh Nữ Maria, tức tu hội Nữ Tu Loreto ở Ái Nhĩ Lan.  Tại đây chị được đặt tên là Nữ Tu Maria Têrêsa theo Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Vào tháng 12 cùng năm, chị lên đường đi Ấn Độ, tới Calcutta ngày 6 tháng Giêng năm 1929.  Sau khi khấn lần đầu vào tháng 5/1931, Nữ Tư Têrêsa được chỉ định đến cộng đồng Loreto Entally ở Calcutta và dạy học ở Trường Thánh Maria phái nữ.  Vào ngày 24/5/1937 chị khấn trọn, để trở thành, như chị nói, “hôn thê của Chúa Giêsu” cho “đến muôn đời bất tận.”  Từ đó trở đi, chị được gọi là Mẹ Têrêsa.  Mẹ tiếp tục dạy học ở Trường Thánh Maria và làm hiệu trưởng của trường này vào năm 1944.  Là một con người chìm đắm trong cầu nguyện và hết sức yêu thương chị em dòng cũng như học sinh của mình, 20 năm sống trong dòng Loreto, Mẹ cảm thấy thật là hạnh phúc.  Nổi tiếng là bác ái, vị tha và can đảm, chịu khó và có óc tổ chức, Mẹ đã sống trọn cuộc sống tận hiến của mình cho Chúa Giêsu, giữa chị em đồng tu, một cách trung thành và vui vẻ.

Vào ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta tới Darjeeling để dự tuần cấm phòng hằng năm, Mẹ Têrêsa đã được “ơn linh hứng”, một “ơn gọi trong ơn gọi” của Mẹ.  Hôm ấy, Mẹ đã ở trong một trạng thái mà Mẹ không bao giờ giải thích được, là cơn khát yêu thương các linh hồn của Chúa Giêsu chiếm đoạt tâm hồn Mẹ, và ước muốn làm nguôi cơn khát của Người trở thành mãnh lực chi phối cuộc sống của Mẹ.  Những tháng ngày sau đó, qua những thị kiến nội tâm, Chúa Giêsu đã tỏ cho Mẹ biết ý của Trái Tim Người muốn có “những chứng nhân tình yêu”, là những người “chiếu tỏa tình yêu của Người trên các linh hồn.”  Người đã nài xin Mẹ: “Hãy đến để làm ánh sáng của Cha.  Cha không thể đi một mình”.

Người đã tỏ cho Mẹ biết cái đau đớn của Người nơi thành phần nghèo khổ bị bỏ rơi, niềm sầu thương của Người ở chỗ vô tri của họ và niềm khát vọng được họ yêu mến.  Người đã xin Mẹ Têrêsa hãy thành lập một cộng đoàn tu trì, Dòng Thừa Sai Bác Ái, dấn thân phục vụ thành phần nghèo nhất trong các người nghèo.  Mẹ mất gần hai năm trời để trắc nghiệm và phân định trước khi bắt đầu khởi sự.  Vào ngày 17/8/1948, lần đầu tiên Mẹ mặc bộ sari trắng viền xanh dương và bước qua cổng tu viện Loreto thân yêu để tiến vào thế giới người nghèo.

Sau một khóa huấn luyện ngắn với Các Nữ Tu Thừa Sai Y Khoa ở Patna, Mẹ Têrêsa trở về Calcutta và tìm một nơi cư trú tạm thời với Các Sư Tỷ Nghèo.  Vào ngày 21/12 lần đầu tiên Mẹ đi đến những khu nhà ổ chuột.  Mẹ đã viếng thăm các gia đình, rửa các vết ghẻ lở cho một số trẻ em, chăm sóc cho một người già nằm bệnh trên đường phố, và thuốc men cho một người đàn bà đang chết đói và bị lao phổi. Mẹ bắt đầu mỗi ngày bằng việc rước lấy Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể và rồi lên đường, tay cầm tràng hạt, để tìm kiếm và phục vụ Ngài nơi “thành phần không được chú ý tới, không được yêu thương, không được chăm sóc.”  Sau mấy tháng, Mẹ được những học sinh của Mẹ trước đó, từng người một, đến tham gia cộng tác với Mẹ.

Ngày 7/10/1950, hội dòng mới các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái đã được chính thức thành lập tại tổng giáo phận Calcutta.  Vào đầu thập niên 1960, Mẹ Têrêsa bắt đầu gửi các Nữ Tu của dòng đến các vùng khác ở Ấn Độ.  Sắc Lệnh Ca Ngợi do Đức Thánh Cha Phaolô VI ban gửi cho hội dòng của Mẹ đã khuyến khích Mẹ mở một nhà ở Venezuela.  Chẳng bao lâu sau những nhà khác được thành hình ở Rôma và Tanzania, rồi dần dần ở hết mọi lục địa.  Bắt đầu từ năm1980 và liên tục qua thập niên 1990, Mẹ Têrêsa đã mở những nhà ở hầu hết mọi quốc gia cộng sản, bao gồm cả ở Khối Sô Viết trước đây, Albania và Cuba.

Để đáp ứng hơn nữa cho cả nhu cầu về thể lý cũng như thiêng liêng, năm 1963 Mẹ Têrêsa đã lập hội dòng Các Tu Huynh Thừa Sai Bác Ái, năm 1976 ngành chiêm niệm cho các Nữ Tu, năm 1979 ngành Các Tu Huynh Chiêm Niệm, và năm 1984 Các Cha Thừa Sai Bác Ái.  Tuy nhiên, ơn linh hứng của Mẹ không giới hạn vào những ai theo đuổi ơn gọi tu trì mà thôi.  Mẹ đã thành lập tổ chức Đồng Cộng Tác Viên của Mẹ Têrêsa cũng như Đồng Cộng Tác Viên Phục Vụ Bệnh Nhân và Đau Khổ, những người thuộc nhiều tín ngưỡng và quốc tịch được Mẹ chia sẻ tinh thần cầu nguyện của Mẹ, tinh thần giản dị đơn sơ của Mẹ, tinh thần hy sinh của Mẹ và tinh thần tông đồ thực hiện những việc làm yêu thương khiêm tốn của Mẹ.  Tinh thần này sau đó đã tác động nên Các Giáo Dân Thừa Sai Bác Ái.  Để đáp lại những lời yêu cầu của nhiều linh mục, vào năm 1981, Mẹ Têrêsa cũng đã bắt đầu Phong Trào Chúa Kitô cho Các Linh Mục như là một “đường lối thánh thiện nhỏ bé” cho những vị muốn tham dự vào đặc sủng và tinh thần của Mẹ.

Trong những năm phát triển nhanh này, thế giới bắt đầu chú ý tới Mẹ Têrêsa và công việc Mẹ đã khởi công thực hiện.  Nhiều bằng tưởng thưởng, bắt đầu là Bằng Tưởng Thưởng Padmashiri của Ấn Độ vào năm 1962, rồi Giải Nobel Hòa Bình năm 1979, đã tôn vinh công cuộc của Mẹ, khiến cho giới truyền thông lưu ý và bắt đầu theo dõi các sinh hoạt của Mẹ.  Mẹ đã lãnh nhận cả các thứ giải thưởng và sự chú ý của thế giới “vì vinh quang Thiên Chúa và nhân danh kẻ nghèo”.

Cuộc đời lao nhọc của Mẹ Têrêsa chứng tỏ cho thấy niềm vui của yêu thương, sự cao cả và phẩm giá của hết mọi con người, giá trị của những điều nhỏ mọn được trung thành thực hiện vì yêu mến, và giá trị siêu việt của tình bằng hữu với Thiên Chúa.  Thế nhưng còn một phương diện anh hùng khác của người nữ cao cả này đã được tỏ lộ chỉ sau khi người nữ ấy qua đời.  Khuất kín trước mắt của tất cả mọi người, ngay cả với những người thân cận nhất với Mẹ, đó là đời sống nội tâm của Mẹ, đầy những cảm nghiệm đau thương sâu đậm liên lỉ của tình trạng bị xa lìa Thiên Chúa, thậm chí bị Ngài loại bỏ, mà lại cứ càng khát vọng tình yêu của Ngài.  Mẹ đã gọi cảm nghiệm nội tâm này là “bóng tối tăm.”  “Đêm tối đau thương” của linh hồn Mẹ, bắt đầu vào khoảng thời gian Mẹ khởi sự hoạt động cho người nghèo và đã tiếp tục cho đến hết đời của Mẹ, đã khiến Mẹ tiến đến chỗ được hiệp nhất sâu xa với Thiên Chúa hơn bao giờ hết.  Nhờ bóng tối tăm Mẹ đã tham dự một cách lạ lùng vào cơn khát của Chúa Giêsu, vào khát vọng đau thương bừng cháy yêu thương của Người, và Mẹ đã tham dự vào nỗi cô đơn hiu quạnh nội tâm của thành phần nghèo khổ.

Trong những năm cuối đời của mình, mặc dù có những vấn đề trầm trọng về sức khỏe, Mẹ Têrêsa vẫn tiếp tục coi sóc Hội Dòng của Mẹ và đáp ứng các nhu cầu của người nghèo cũng như của Giáo Hội.  Vào năm 1997, con số nữ tu dòng của Mẹ đã gần 4 ngàn và đã thiết lập được 610 nhà ở 123 quốc gia trên thế giới.  Vào 3/1997, Mẹ đã chúc lành cho vị thừa kế mới được tuyển bầu của mình làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Thừa Sai Bác Ái, để rồi thực hiện nhiều chuyến xuất ngoại hơn.  Sau khi gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lần cuối cùng, Mẹ đã trở về Calcutta và sống những tuần lễ cuối cùng của mình tiếp đón các khách viếng thăm và chỉ dẫn cho các Nữ Tu của Mẹ.  Vào ngày 5/9, Mẹ đã chấm dứt cuộc sống trần gian.  Mẹ đã được vinh dự chôn cất theo quốc táng do chính quyền Ấn Độ thực hiện, và thi thể của Mẹ được an táng tại Nhà Mẹ Dòng Thừa Sai Bác Ái.  Mộ của Mẹ trở thành một địa điểm hành hương mau chóng và là nơi cầu nguyện cho dân chúng thuộc đủ mọi tín ngưỡng, giầu cũng như nghèo.  Mẹ Têrêsa đã để lại chứng từ của một đức tin không lay chuyển, một niềm hy vọng bất khuất và một đức ái phi thường.  Việc Mẹ đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu “hãy đến làm ánh sáng của Cha,” làm Mẹ trở thành một vị Thừa Sai Bác Ái, thành “mẹ của người nghèo,” làm biểu hiện của lòng xót thương trước thế giới, và là một chứng từ sống động cho tình yêu khát khao của Thiên Chúa.

Không đầy hai năm sau khi qua đời, căn cứ vào tiếng tăm thánh thiện lẫy lừng của Mẹ cùng với những thuận lợi xẩy ra, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho phép tiến hành việc phong thánh cho Mẹ. Ngày 20/12/2002, Ngài đã chuẩn nhận sắc lệnh về các nhân đức anh hùng và phép lạ của Mẹ.


J.B. Đặng Minh An dịch, VCN 02.09.2016


P.Anh chuyển

http://www.lejourduseigneur.com/Web-TV/Videos/Matthieu-25.35-Mere-Teresa-de-Calcutta#videoInfosShare



La congrégation des missionnaires de la charité fondée par Mère Teresa compte 800 religieuses indiennes. 500 000 sans- abri vivent à Calcutta. Rencontre avec mère Teresa à Dacca au Bengladesh, à la fin de la guerre avec le Pakistan en janvier 1972. Les sœurs remettent en état un bâtiment pour en faire une maison pour enfants abandonnés, qui accueillera aussi les jeunes filles violées par les soldats. Mère Teresa : « c’est seulement une goutte d’eau mais s’il n’y a pas cette goutte d’eau, elle manquera dans l’océan » « Notre mission est de répandre l’amour et la paix. Ces gens-là sont les mal aimés les indésirables les délaissés. Nous sommes là pour eux. Le Christ a dit : j’avais faim, j’étais nu, j’étais sans maison et c’est à moi que vous l’avez fait. C’est à lui que nous le faisons directement. C’est le seul message qui peut conduire à la paix. » A Calcutta, les Sœurs Missionnaires de la Charité recueillent chaque jour des enfants abandonnés et des mourants. Sœur Fabienne raconte le parcours de quelques enfants abandonnés « Les pauvres, ils n’ont jamais d’âge. Au mouroir c’est par tranche de 5 ans ». A propos du mouroir : « On les soigne, on les nourrit, on les habille. Certains meurent, certains repartent. » Propos de Mère Teresa : « Un missionnaire, c’est celui qui porte l’amour du Christ. Chaque homme se doit d’être un missionnaire de la charité, les hindous, les musulmans …C’est une vocation dans la vocation. » Dans les faubourgs, près des abattoirs, le village de lépreux est « la partie la plus sale de Calcutta » . Les sœurs viennent une fois par semaine pour distribuer médicaments et nourritures. Mère Teresa : « la pauvreté c’est un abandon complet à Dieu, accepter ce qu’il donne et ce qu’il prend. Il faut être pauvre matériellement pour comprendre les pauvres, mais nous c’est un choix. La vocation c’est ce que Dieu veut que nous soyons ».

*********************************************

Hội Thảo Hay Về Mẹ Terexa Thành Calcutta - Cha Vũ Thế Toàn trong chương Trình Vọng Thức - YouTube

dimanche 4 septembre 2016

Năm lời khuyên cho việc tĩnh tâm tai gia


Đây là năm lời khuyên cho việc  tĩnh tâm tai gia:


1/ Tắt điện thoại
Đúng. Trừ ra bạn là bác sĩ giải phẫu trực hay thật sự có một việc khẩn cấp, thì chúng ta có thể tắt điện thoại ít nhất nửa ngày. Bạn để điện thoại ngoài xe hay ở nhà. Cũng trong tinh thần này, bạn đừng dùng e-mail, máy tính hay máy truyền thanh truyền hình. Cố gắng tối đa giữ thinh lặng với Chúa. Chính trong thinh lặng mà Ngài nói với chúng ta.


2/ Bắt đầu ngày bằng cách đi lễ
Một bước đầu tốt đẹp cho bất cứ một cuộc tĩnh tâm nào. Nếu được, bạn nên đi sớm để đọc Phúc Âm của ngày hôm đó và cầu nguyện trước thánh lễ. Vì bạn đã dành ra một buổi sáng, cố gắng dự thánh lễ một cách chiêm niệm. Đừng nghĩ đến tương lai và những chuyện mình phải làm. Hãy xin thiên thần hộ thủ của mình giúp mình tập trung. Khi cha dâng Mình Thánh, bạn xin Chúa Giêsu ban ơn để có một ngày tĩnh tâm tốt đẹp.


3/ Chầu Mình Thánh Chúa
Nếu bạn đi lễ có chầu Mình Thánh Chúa ở nhà nguyện, đó là nơi lý tưởng để bạn đến cầu nguyện sau thánh lễ. Có thể bạn ít có dịp cầu nguyện như vậy, vậy đừng để mất thì giờ. Bạn xin Chúa Giêsu thấm nhập vào tâm hồn mình. Bạn xin Ngài ban ơn và sự sáng suốt cần thiết để bạn cảm thấy mình được tái sinh, trở lại và biến đổi sau ngày tĩnh tâm này.


4/ Đi dạo với tràng chuỗi của mình
Tôi rất thích đi dạo với tràng chuỗi. Sau khi cầu nguyện buổi sáng, bạn đi dạo nơi yên tỉnh, vừa đi vừa lần hạt. Ngắm cảnh đẹp chung quanh mình và cám ơn Chúa; để thiên nhiên nói chuyện với bạn. Nếu bạn thích chụp hình, bạn dừng lại để chụp cảnh đẹp, hoặc bạn viết một bài thơ. Rồi bạn tiếp tục cầu nguyện với tràng chuỗi.


5/ Thử cầu nguyện qua ba giai đoạn
Nếu bạn tĩnh tâm nửa ngày, bạn hãy làm trọn vẹn. Bạn dành trọn thì giờ để cầu nguyện. Nó không khó khăn như bạn nghĩ đâu. Bạn có thể chia buổi sáng làm ba giai đoạn cầu nguyện. Giữa các giai đoạn này, bạn có thể đọc các bài đọc thiêng liêng hoặc chỉ cần nhìn ra cửa sổ. Nếu bạn không đi lễ được, bạn tìm một nơi yên tỉnh và thanh vắng. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi có một góc cầu nguyện nhỏ trong nhà và khi bà cầu nguyện, tôi biết, tôi không được làm phiền bà.
Cũng có nhiều chuyện khác để làm trong nửa ngày tĩnh tâm này, đây chỉ là những đề nghị nhỏ. Bạn đừng suy nghĩ gì nhiều, cứ việc bắt tay vào làm! Điều quan trọng là thì giờ thinh lặng với Chúa.
Nếu bạn dám dành ra một ít thì giờ, bạn sẽ không hối tiếc. Bạn lên lịch và dành một ngày nhé!
Chúc bạn thành công!


«Ngôn ngữ Chúa thích là tình yêu thinh lặng»
– Thánh Gioan Thánh Giá

P.Anh chuyển

samedi 3 septembre 2016

TRẢ GIÁ

Chúa Nhật XXIII thường niên  - Năm C
TRẢ GIÁ
McCarthy

Có những người hoài bão những mục tiêu lớn trong đời, nhưng họ sẽ không bao giờ hoàn thành những mục tiêu ấy. Tại sao lại không? Bởi vì họ không muốn trả giá.
Có một câu chuyện về một cô gái tên Antoinette, cô rất xinh đẹp nhưng rất nghèo. Cô chỉ có một mục tiêu trong đời trở nên giàu có. Hy vọng duy nhất của cô là lấy được một người giàu sang. Nhưng cuộc sống đưa đẩy cô lấy một viên chức nhà nước. Chồng cô cố gắng làm cho cô được hạnh phúc nhưng không thể đáp ứng những điều mà cô mơ ước – quần áo đẹp, nữ trang, một căn nhà với đầy đủ đồ đạc cao cấp, và v.v…
Cô từ chối đi làm ở bên ngoài, và sống những ngày khốn khổ và tuyệt vọng. Cô than phiền rằng vợ chồng cô chưa bao giờ đi đâu. Một lần kia, chồng cô được mời đến dự một bữa tiệc của tiểu bang, nhưng rồi cô lại than phiền cô không có trang phục thích hợp để mặc. Vì thế chồng cô phải gom góp hết tiền tiết kiệm khiêm tốn ở ngân hàng. Với số tiền đó, Antoinette mua được một chiếc áo mới. Sau đó cô còn mượn một chuỗi hạt của một người bạn học cũ tên Marie, rất hợp với chiếc áo mới.
Và thế là cô đã đi dự tiệc. Cô là người phụ nữ đẹp nhất ở đó và vui hưởng mọi sự chú ý mà cô có được. Tuy nhiên, khi họ về đến nhà vào lúc trời gần sáng, cô kinh hoàng khám phá chuỗi hạt đã mất.
Họ tìm kiếm chuỗi hạt khắp nơi nhưng không tài nào tìm được. Cô không có can đảm nói với Marie sự thật. Vì thế họ mua một chuỗi hạt khác hoàn toàn giống với chuỗi hạt đã mất. Nó giá 40.000 quan Pháp, một món tiền mà họ phải đi vay với lãi suất rất cao. Khi họ trả chuỗi hạt ấy cho Marie, cô này không bao giờ nhận ra sự khác nhau. Thật vậy, cô ta nhét chuỗi hạt vào ngăn kéo mà không nhìn đến nữa.
 Giờ đây Antoinette biết cái nghèo thật sự là gì, nhưng cô quyết định góp phần để trả món nợ của họ. Họ trả lại căn phòng ở tầng trên và dọn xuống tầng hầm. Họ cho cô đầy tớ nghỉ việc. Antoinette tự mình làm việc nhà và còn đi làm việc ở bên ngoài. Họ xin xỏ và dành dụm từng đồng. Họ phải mất mười năm để trả hết món nợ nần. Giờ đây Antoinette trông giống một bà già. Một ngày kia tình cờ cô gặp lại Marie trong đường phố.
“Ôi, sao bạn già đi nhiều thế!” Marie nói.
“Tôi đã trải qua những thời gian rất khó khăn kể từ lần cuối cùng chúng ta gặp nhau, và tất cả là vì bạn”, Antoinette đáp.
“Vì tôi ư? Tôi không hiểu”.
Rồi Antoinette nói với Marie về việc cô đánh mất chuỗi hạt và việc hai vợ chồng cô đã làm việc bấy nhiêu năm để trả lại món tiền. Nghe đến đây Marie nói: “Bạn định nói rằng bạn đã mua một chuỗi hạt bằng kim cương để thế vào chuỗi hạt của tôi?
“Vâng” Antoinette đáp, “và bạn không bao giờ nhận ra đâu”
“Ôi, Antoinette đáng thương của tôi!” Marie kêu lên. “Tại sao lại như vậy, chuỗi hạt của tôi chỉ là một sản phẩm nhái lại. Cùng lắm, nó chỉ đáng giá 400 quan”.
Nếu ngay từ lúc đầu, Antoinette chỉ cần bỏ ra phân nửa nỗ lực cho những gì mà cô mong ước trong đời, thì cô đã có thể đạt được mà không phải phung phí những năm quí giá ấy. Trái lại, cô đã dùng thời gian ấy của cô để nhìn ra cửa sổ và mơ mộng.
Đức Giêsu đã có một mục đích cao cả trong đời, tức là thực hiện sứ vụ mà Cha Người đã giao cho Người, sống vì điều đó và đã muốn trả bất cứ cái giá nào để hoàn thành mục tiêu. Tin Mừng cho chúng ta thấy Người đang tiến về Giêrusalem. Người đã biết điều gì đang chờ Người ở đó. Đau khổ, sự loại trừ và cái chết đợi sẵn ở cuối cuộc hành trình ấy. Tuy nhiên Người mong muốn đối mặt với tất cả những điều đó.
Và Người mong muốn các môn đệ của Người cũng phải như thế. Người nói về cái giá của việc làm môn đệ. Khi Người nói họ phải ghét cha mẹ mình, Người không định nói theo nghĩa đen. Người nói với họ rằng nếu cần họ phải sẵn sàng hy sinh những vật thân yêu nhất trong đời. Trong một số trường hợp (hiếm hoi), họ phải chọn giữa Người và các người thân của họ.
Hai dụ ngôn ngắn làm nổi bật việc theo Chúa là một ơn gọi nghiêm khắc, nó có thể có ý nghĩa của sự bách hại và chết chóc. Trong lãnh vực này, cũng như trong bất cứ lãnh vực nào của đời sống (như kinh doanh và chính trị), người ta không thể bước vào một cách mù quáng. Người ta phải tính toán cái giá phải trả trước khi bắt đầu, và rồi xem mình có sẵn sàng đối mặt với nó hay không.
Mục tiêu mà Đức Giêsu đặt ra trước chúng ta thì đáng giá – mục tiêu của một lối sống trung thực ở đời này và của sự sống vĩnh cửu đời sau. Không có mục tiêu nào cao hơn mục tiêu ấy. Điều đó không dễ dàng gì. Không một ai có thể là một môn đệ mà không vác thập giá. Nhưng Đức Giêsu biết sự mỏng giòn của chúng ta. Người rộng ban ân sủng của Người cho những người cố gắng đi theo Người một cách chân thành.

vendredi 2 septembre 2016

NGƯỜI MẪU NAM TRÊN CÁC BÀN TIÊC SUSHI TRỨ DANH

NGƯỜI MẪU NAM TRÊN CÁC BÀN TIÊC SUSHI TRỨ DANH

Những người được tuyển chọn phải là những người mang nhóm máu A vì những người mang nhóm máu này thường có tính cách điềm đạm, bình tĩnh, nhẫn nại nên rất thích hợp với công việc này
  
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh 
        
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh 

Càng ngày, những bữa tiệc sushi khỏa thân càng thu hút thực khách thế giới. Vì vậy đòi hỏi không chỉ mẫu nữ mà cả mẫu nam cũng được chọn lựa để phục vụ thực khách.

Sushi khỏa thân trở thành một trong những nét ẩm thực cầu kỳ, xa hoa, đầy chất nghệ thuật bậc nhất của người Nhật Bản.
Nhờ những đặc thù của nó mà sushi khỏa thân đang ngày càng được ưa chuộng trên thế giới, bất chấp chi phí bỏ ra vô cùng đắt đỏ.
Nếu như hình ảnh những cô gái xinh đẹp nằm trên bàn tiệc, khắp cơ thể là những miếng sushi trình bày đẹp mắt và đầy tính nghệ thuật đã trở nên vô cùng quen thuộc thì việc những người đàn ông khỏe mạnh phơi mình trên bàn tiệc lại là một điều mới lạ, gây tò mò và thu hút.
Để phục vụ bữa tiệc sushi có giá hàng triệu yên (hàng trăm triệu đồng), mẫu nam được chọn lựa rất kỹ lưỡng.
Cũng giống khâu tuyển chọn mẫu nữ khỏa thân trên bàn tiệc sushi, mẫu nam phải đảm bảo sức khỏe tốt, không bị các bệnh lây nhiễm.
Ngoại hình là yếu tố hàng đầu để tuyển chọn những mẫu nam nằm trên bàn tiệc. Những mẫu nam cao to, thân hình rắn chắc, không có sẹo trên cơ thể và các bộ phận kín bắt buộc phải tẩy sạch lông.
Và một yêu cầu chung đối với cả người mẫu nam và nữ đó là những người được tuyển chọn phải là những người mang nhóm máu A vì những người mang nhóm máu này thường có tính cách điềm đạm, bình tĩnh, nhẫn nại nên rất thích hợp với công việc này. Người ta thường không tuyển dụng những người có nhóm máu B, O.
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh - Ảnh 1.
Có khi mẫu nam nằm bên cạnh mẫu nữ trên bàn ăn, có khi nằm riêng lẻ để tạo nên bữa tiệc độc lập.
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh - Ảnh 2.
Làm người mẫu nam trên bàn tiệc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và độ dẻo dai của cơ thể.
Các mẫu nam phải dành hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ để tắm rửa một cách tỉ mỉ. Không được sử dụng bất kì loại xà phòng có mùi thơm nào để tắm để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn.
Sau lần tắm nước nóng đầu tiên, mẫu được xát lên người một loại xà phòng đặc biệt và tất nhiên là nó cũng không có mùi thơm. Tiếp theo, người ta dùng một túi vải đựng cám xát kỹ để tẩy bỏ lớp biểu bì chết của da.
Sau đó là tắm nước nóng lần thứ 2, rồi lại tắm một lượt nước lạnh để kết thúc.
Mục đích của lần tắm nước lạnh là để tránh đổ mồ hôi. Cơ thể các mẫu sushi được che phủ những điểm nhạy cảm bằng các món ăn và đồ vật trang trí cho bữa tiệc, thông thường là lá cây hoặc hoa.
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh - Ảnh 3.
Mẫu nam trên bàn tiệc được tuyển chọn rất khắt khe.
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh - Ảnh 4.
Họ được chuẩn bị tỉ mỉ để phục vụ thực khách.
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh - Ảnh 5.
Mẫu nam trên bàn tiệc cũng đòi hỏi khắt khe như mẫu nữ.
Các quy tắc lạ đời và khắt khe dành cho mẫu nam khỏa thân trên bàn tiệc sushi trứ danh - Ảnh 6.
Khách hàng vô cùng thích thú với dịch vụ mẫu nam trên bàn tiệc.
Mỗi một bữa tiệc này đều kéo dài từ một đến hai giờ hoặc hơn trong phòng mở điều hòa lạnh để tránh làm sushi và sashimi hỏng, đồng thời đảm bảo các món giữ được hương vị tươi ngon nhất.
Trong suốt thời gian đó, do phải nằm yên trên bàn trong tình trạng khỏa thân gần như hoàn toàn nên mẫu nam rất hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm đường hô hấp...
Ngoài ra, bị ngứa hay thậm chí là chuột rút mà vẫn phải âm thầm chịu đựng không nhúc nhích là việc thường xuyên xảy ra.
Chưa kể những định kiến xã hội đối với nghề này cũng khiến những người mẫu bàn tiệc cảm thấy trăn trở.
Dù gặp khá nhiều khó khăn và rủi ro trong công việc, nhưng làm người mẫu tiệc sushi khỏa thân có thu nhập rất cao, do đó ngày càng có nhiều người muốn trở thành một người mẫu khỏa thân trên bàn tiệc.
ST@NET
T.Phước sưu tầm
__._,_.__

mardi 30 août 2016

Bộ ảnh tuyệt đẹp về các nền văn hóa trên thế giới

Bộ ảnh tuyệt đẹp về các nền văn hóa trên thế giới


 Nhiếp ảnh gia người Mỹ Lisa Kristine đã chu du hơn 100 quốc gia trên 6 lục địa, và ghi lại những hình ảnh sống động về các nền văn hóa của thế giới.
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 2
Bức ảnh này được chụp tại Myanmar, trong đó một nhà sư mặc trang phục màu đỏ đang chèo thuyền đi trên mặt nước.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 3
Một phụ nữ đi dọc bờ ruộng bậc thang ở Việt Nam.   
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 4
Cô gái mặc trang phục đỏ và trắng truyền thống của người Berber đang đi về nhà ở núi Riff, Maroc.   
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 5
Nhóm dân du mục ở Tây Tạng gồm nhiều gia đình. Họ di chuyển khoảng 10 lần mỗi năm để chăn thả gia súc.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 6
Công trình sơn màu vàng này là nơi an nghỉ của Moulay Ismail ibn Sharift, quốc vương thứ 2 của triều Alaouite ở Meknes, Morocco.
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 7
Ayutthaya là một quốc gia tồn tại từ năm 1351 tới 1767 ở Thái Lan. Trong ảnh, các vị sư đang đứng dưới một cây nở hoa rực rỡ ở thành phố cổ xưa này.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 8
Một phụ nữ đi qua ruộng lúa nước rất phổ biến ở Việt Nam.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 9
Phủ kín từ đầu tới chân với trang phục màu đen, những phụ nữ du mục ở thành phố Timbuktu (Mali) tụ họp ở gần khu trại để nhảy múa và ca hát.
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 10
Một người đàn ông thu hoạch hạt dền đuôi ngắn ở thung lũng Sacred, Peru. Loại cây trồng lâu đời này là một phần trong thực đơn truyền thống của người Peru.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 11
Con thuyền truyền thống dhow đang đi dọc bờ biển Tanzania. Loại thuyền này có thân dài và hẹp, chủ yếu chở những món nặng như hoa quả, nước và hàng hóa.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 12
Một con thuyền trên sông Niger ở Mali - dòng sông chảy dài hơn 4.000 km ở châu Phi.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 13
Hai chàng trai tận hưởng buổi chiều tối thảnh thơi ở bờ biển Zanzibar.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 14
Một cậu bé ngồi trên mũi thuyền ở dòng sông tại Myanmar.   
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 15
Người dân địa phương ngồi giữa những con thuyền được sơn màu xanh sáng truyền thống ở thành phố cảng Essaouira, Morocco.
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 16
Một tu sĩ ngồi thiền trong chính điện của tu viện Drepung ở chân núi Gephel, Tây Tạng, Trung Quốc.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 17
Những mỏ muối ở dãy Andes là nguồn cung trong hàng nghìn năm cho người Inca.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 18
Một người đàn ông trên chiếc xe lừa chở rau ở Kashgar, Trung Quốc.  
Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 19
Đoàn người du mục cưỡi lạc đà qua những đụn cát ở sa mạc Sahara. Áo choàng màu xanh của họ nổi bật trên màu cát vàng cam rực rỡ.  

Bo anh tuyet dep ve cac nen van hoa tren the gioi hinh anh 20
Một người thu hoạch hoa sen - quốc hoa ở Việt Nam.

Oanh Nam sưu tầm