mercredi 21 septembre 2016

Tác dụng chữa bệnh của củ cải trắng




70
Chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với củ cải trắng, tuy nhiên, bạn sẽ phải thốt lên khi biết các tác dụng chữa bệnh thần kỳ của loại rau củ thông dụng này.
Mặc dù có đến 92% là nước, nhưng các thành phần còn lại như protit, gluxit, celluloz lại được tận dụng trong các bài thuốc dưới đây.



Củ cải trắng trị đau sỏi mật
Triệu chứng đau do sỏi mật sẽ nhanh chóng bị đánh gục với bài thuốc đơn giản từ củ cải trắng kết hợp với mật ong.
300gr củ cải trắng, cắt to như ngón tay, tẩm mật ong rừng hoặc mật ong nguyên chất, sau đó cho vào chảo sấy khô, tiếp tục tẩm thêm mật ong rồi sấy khô sao cho củ cải không bị chảy nước.


Củ cải trắng.
Củ cải trắng.

Cuối cùng, mỗi ngày 2 lần ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng, sử dụng liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Củ cải trắng trị ho ra máu do lao phổi
Người mắc bệnh lao phổi đang có triệu chứng ho ra máu hãy thực hiện theo bài thuốc dưới đây.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: Củ cải 300gr, 150gr mật ong rừng hoặc mật ong nguyên chất, 10gr phèn chua và khoảng 400ml nước sạch.

Củ cải rửa sạch cho vào nồi có sẵn 400ml nước, nấu sôi canh sao còn 100ml rồi chắt lấy nước bên trong. Lượng nước thu được cho mật ong, phèn chua quậy đều, tiếp tục nấu sôi, lọc nước chia thành 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý, hãy uống trước bữa ăn để bài thuốc phát huy hiệu quả toàn diện.
Trị viêm phế quản mãn tính người cao tuổi
Để trị viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi, bạn dùng 250gr củ cải trắng kết hợp với các loại nguyên liệu như mật ong, đường phèn vừa đủ sắc với 1 chén nước, canh sao lượng nước vơi còn ½, chắc uống, ăn củ cải.
Thực hiện ngày 2 lần sẽ nhanh chóng làm giảm triệu chứng của bệnh. Lưu ý phải sử dụng mật ong rừng hoặc mật ong nguyên chất.


Củ cải trắng kết hợp với mật ong, đường phèn trị viêm phế quản.
Củ cải trắng kết hợp với mật ong, đường phèn trị viêm phế quản.

Trị đại tiện ra máu
Giã nát 200gr củ cải trắng, vắt lấy nước cho vào 4 thìa cà phê mật ong rừng hoặc mật ong nguyên chất, nấu sôi, uống hằng ngày vào buổi sáng.


Kiên trì thực hiện trong vài ngày bạn sẽ không còn triệu chứng đại tiện ra máu.
Chữa tiểu đường
Chắn hẳn bạn sẽ “há hốc mồm” khi biết rằng củ cải trắng có tác dụng điều trị căn bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Bạn chỉ cần áp dụng theo cách đơn giản sau đây.
– Củ cải trắng 250gr.
– Gạo 100gr.
Củ cải trắng rửa sạch, cạo vỏ, cắt nhỏ rồi nấu với gạo thành cháo, sử dụng hằng ngày.
Không nên nêm nếm bất kỳ gia vị nào vào trong, kiên trì áp dụng, chỉ số đường huyết sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.


Cháo củ cải trắng giúp ổn định đường huyết.
Cháo củ cải trắng giúp ổn định đường huyết.

Trị nhiệt miệng
Nhiệt, nóng trong người gây lớ loét bên trong miệng. Đừng quá lo lắng, triệu chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn súc miệng bằng nước củ cải trắng.
300gr của cải trắng, giã nát, vắt lấy nước, súc miệng trực tiếp hoặc hòa với nước lọc, thực hiện ngày 3 lần, làm 2 ngày sẽ bớt ngay.
Trị chảy máu cam
Dùng 300gr củ cải trắng, rửa sạch, giã lấy nước rồi cho vào ½ chén nước, nấu sôi.
Hỗn hợp thu được, nhỏ vào mũi 3-4 lần /ngày.


Nước nấu của cải trắng cầm máu cam.
Nước nấu của cải trắng cầm máu cam.

Trị chứng khản tiếng
Triệu chứng khản tiếng khiến bạn giao tiếp khó khăn, thậm chí không nói được.
Chỉ cần giã nát hỗn hợp bao gồm 300gr củ cải trắng và 20gr gừng tươi, vắt lấy nước, uống ngày 3 lần, uống trong 2 ngày là đỡ hẵn.
Tóm lại, củ cải trắng xứng đáng được xem là thần dược chữa bách bệnh mà nhà nhà cũng phải có.
Vạn Phúc (Tổng hợp)

Bàn về "Mâm cơm người Việt chứa toàn là thuốc trị ung thư "

Bàn về "Mâm cơm người Việt chứa toàn là thuốc trị ung thư "



food food52 cooking food 52 diy

Thử điểm mặt qua những thứ món thuốc mà người Việt chúng ta tự bày cho nhau (cũng đôi khi  bắt chước người Mỹ hoặc người Tàu mà bày thuốc cho nhau):

Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm quanh ta đều được email và webpage người Việt ca tụng là “thần dược” trị ung thư và bá bịnh.

image

Nhiều người vang bóng một thời, người bày ra món này đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi.

image

Tiếp theo thì ngàn hoa đua nở: hết  dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi tới mãng cầu. Đầu tiên là mãng cầu Mễ (bán nhiều tại Mỹ) sau chê phải là mãng cầu Xiệm loại trồng ở Việt Nam.

image

Hai thứ sau này đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô rồi.

image

Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suýt chết vì dầu dừa hai năm trước, vị này ở Hố Nai chạy xuống Bến tre mua dầu dừa ép lạnh về uống hai ba tháng đi hết nổi. May mà đọc thấy email MTC lúc đó về dầu dừa mới tỉnh ra mà ngưng uống,  nhưng tức quá gởi email la làng cho hả giận.

image

Hiện giờ thì trái Sung, cây Bồ Công Anh, trước đó thì Kim Thất Tai (sao hiện giờ ít nghe ai nhắc nói tới, chắc nó âm thầm dẹp tiệm rồi). Hiện giờ cũng còn đang hoành hành sức khỏe bà con ta là Cây Lượt Vàng, trước đây là cây Cần Tây, nay thì Cây Cần Tây cũng lặn mất rồi. Vài năm trước thì là Trà Xanh là thần dược, Trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Cộng. Nay thì được biết người ta hơi né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện này nói thật, có thật, không nói ẩu đâu, có "chạy Nhật Trình" mà).

image

Sau khi chê Trà thì bà con ta sang ca ngợi Cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó để ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi tuần thì mau chết hơn những vị không ăn).

image

Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư” (chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?). Trước đó một chút và ngay hiện giớ chanh được ca tụng là giết tế bào ung thư 10000 lần mạnh hơn "chimo". Trước nước chanh trị ung thư thì có Giấm Táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và Bột Quế, mới đây thì phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.

image

Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng đều được người Việt ca tụng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn! 

image

Quên nữa còn gạo đen (dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và nhiều bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con. Nói thêm theo thống kê hiện giờ thì gạo lức chứa nhiều kim loại nặng có hại hơn là gạo giả trắng. Hai món sống dai là củ tỏi và gạo lức, không biết có bao nhiều người theo và bao nhiêu người khỏi bịnh. hiện giờ củ tỏi hầu hết 75% là do Trung Cộng  trồng.

image

Gạo lức bị Mỹ điểm mặt năm trước, năm nay tỏi Trung Cộng cũng bị Mỹ điểm mặt.

dance fun rock red china

Các bạn đọc chán chưa, còn nữa mấy mươi năm nay người ta ca ngợi Đậu Hũ đậu nành trị ung thư, thế mà mấy mươi năm nay cũng chưa thấy ai nhờ nó mà sống thêm. Quên nữa Cây Sả hiện được bà con ta nói trị ung thư mạnh hơn 10000 lần "chimo" (con số nghe quen quen). Các bạn còn nhớ lá đu đủ một thời là khắc tinh bịnh ung thư, sau đó thấy không hiệu nghiệm bèn bày ra Lá Đu Đủ Đực mới hiệu nghiệm. Nhiều người cũng tốn tiền mua lá đu đủ khô hay viên về uống. Còn hết? Thưa còn thí dụ: "Măng tây ai mà ngờ" (tôi thêm: ai mà ngờ vô dụng). Mới vài tuần nay thì khoai môn Trung Cộng được ba con ta ca ngợi ăn nó không bị ung thư nữa. Nên lưu ý, cái gì mà Trung Cộng sản xuất cũng đều mang mầm bịnh, bà con biết rồi mà.

Còn hết? Thưa còn dài dài, hiện đang bày nhau: xay cam, bôm, cà chua, cabbage, cà rốt, Lô Hội và bỏ thêm 1 muỗng Mật Ong.. hằm bà lằn, uống hàng ngày để ngừa ung thư. Thôi nghe, kể hoài còn hoài.

image

Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.

***

Yesssss


Một bằng hữu góp ý (nhiều năm trước):
Một đoạn phản hồi cho “những bài thuốc” (trích trong bài viết “Bà Nội Tướng Của Tôi”)

“…Chẳng hạn như tôi nói với nàng là có người mách cho một bài thuốc rất đơn giản, chỉ cần gạo đem rang rồi nấu nước uống hằng ngày như uống trà thì có công hiệu rất tốt cho cơ thể như ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm mỡ vv… thì nàng hỏi lại tôi bộ miracle hả? Gạo rang hay không rang cũng là gạo, tại sao nấu  cơm ăn hằng ngày thì chỉ chữa bệnh đói còn đem đi rang, cho qua lửa luyện tội lại trở thành “dược phẩm” là sao, vô lý quá vậy. Ấy vậy mà tôi cũng đòi nàng phải rang gạo nấu nước “thánh” cho tôi hết một thời gian hai ba tháng. Nàng bực mình lắm, tuy chìu ý tôi nhưng trong lòng không phục cho là what a silly vớ vẩn!

image

Có một thời gian, người ta đua nhau đi kiếm mua rau má đỏ con mắt, nói là rau này chữa được bệnh thấp khớp làm tôi cũng ráng đi tìm cho được (vì là mùa đông nên khó kiếm chớ mùa hè thì loại rau này mọc đầy dãy trong vườn nhổ không kịp) thì nàng bảo rau cỏ nào mà không có dược tính. Theo nàng biết thì rau má có tác dụng giải nhiệt, khi nào nóng trong người  uống vô sẽ hạ hỏa nhưng nếu lạm dụng nó thì sẽ sinh hàn. Mà thấp khớp thì kỵ hàn. Uống riết chắc đi không nổi phải bò luôn.

Rồi còn nhiều phương thuốc khác nữa như Lô hội, trái Nhàu, đậu nành,  canh dưỡng sinh gì đó lung tung, thứ nào cũng chữa bá bệnh như là thần dược.

Tôi thì thứ nào cũng muốn thử coi có hiệu nghiệm không chớ nàng thì nhứt định giữ vững lập trường không là không. Nàng nói thời buổi y học tân tiến này, có biết bao là thuốc hay thầy giỏi, bệnh gì thuốc đó, chữa còn không được, ở đó mà nghe người ta bày.

University of California health experiment lab medicine

Muốn bào chế một viên thuốc,  người ta phải nghiên cứu dung hòa bao nhiêu chất trong đó chớ đâu phải đơn giản một thứ một mà được. Phàm cái gì cũng vậy, phải có chừng mức, cứ một thứ mà tống vào cho cố xác thì có hại chớ sao. Có thể nó  chữa được bệnh này nhưng lại phản ứng sinh bệnh khác, hễ có hợp thì  có khắc, có lành tính thì cũng có ác tính. Vì vậy  trung dung là thượng sách hơn cả, rủi ai phát giác ra là có hại thế nào đó thì mình cũng không đến đỗi nào, còn trở tay kịp.

Cụ thể như một lọai cải có tên là Phi Long (English spinach) mà tất cả các giống dân âu, á, trung đông gì cũng rất ưa chuộng (nhất là Lebanese, mua một lần cả trolley) vì nó có rất nhiều chất sắt làm tăng cường sinh lực đến đổi có một phim  cartoon muốn khuyến khích trẻ con ăn vegies đã bịa ra  chuyện một nhân vật tên Popye.

image

Anh Popye này nhờ ăn thật nhiều spinach nên mới có đủ sức mạnh để đấu lại  mấy thằng baddies. Đó là nói về mặt lợi ích của lọai cải này, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại gây bệnh gout (thống phong) nếu ăn nhiều (không biết nhiều là bao nhiêu) vì nó cũng chứa hàm lượng uric acid rất cao.

Như vậy thì tốt nhất là đừng nghe ai cả mà hãy nghe chính mình. Mỗi  tuần  nấu canh họặc xào ăn hai ba lần là đủ liều rồi, cứ coi đó là thức ăn thôi, còn muốn làm thuốc thì để cho pharmacist họ làm, đâu có tới phiên mình.

Cũng như rượu, mỗi ngày một ly nhỏ cho máu lưu thông điều hòa thì có ích cho tim mạch nhưng nếu cứ uống cạn ly đầy, rót đầy ly cạn thì sơ gan đứng tim luôn là cái chắc.”

HCD 16-Sep-2016

Thanh Phước sưu tầm

mardi 20 septembre 2016

MỘT CÂY BONSAI CỦA LỊCH SỬ BIỂU TƯỢNG CHO TÌNH THƯƠNG VÀ HÒA BÌNH.

Xin moi vao Link:

http://vietdaikynguyen.com/v3/108238-cay-bonsai-390-nam-tuoi-song-sot-sau-vu-tha-bom-nguyen-tu-xuong-hiroshima/
Masaru Yamaki, một nghệ nhân trong nghệ thuật bonsai, đã tặng cây cảnh này cho nước Mỹ vào năm 1976 như một biểu tượng của hòa bình giữa hai cựu thù trong
LNinh

Cây Bonsai 390 năm tuổi sống sót sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima
Tác giả: Stoica Mioara | Dịch giả: Kim Xuân
12 Tháng Tám , 2016
Bonsaiul maestrului Masaru Yamaki
Bonsai của nghệ nhân Masaru Yamaki (Bảo tàng quốc gia về Bonsai và Hòn non bộ, Washington DC)
Masaru Yamaki, một nghệ nhân trong nghệ thuật bonsai, đã tặng cây cảnh này cho nước Mỹ vào năm 1976 như một biểu tượng của hòa bình giữa hai cựu thù trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, lúc 8g 15 giờ địa phương, sóng của một vụ nổ mạnh đã làm vỡ cửa sổ nhà của nghệ nhân trồng bonsai, Masaru Yamaki. Chiếc máy bay ném bom Mỹ Enola Gay vừa ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima,  tại một điểm cách nhà của Yamaki chỉ có 3 km.
Quả bom đã giết chết 80.000 người và sau đó, ít nhất thêm 100.000 người khác nữa. Nhưng gia đình Yamaki cũng như những cây bonsai quý giá của họ thì đều sống sót.
Cây già nhất trong số bonsai đã được trồng ở trong gia đình từ cách đây 6 thế hệ, hiện được 390 năm tuổi. Năm 1976, nghệ nhân Yamaki đã tặng cho nước Mỹ cây cảnh này, một cây thông trắng, và nó trở thành cây bonsai già nhất trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia về Bonsai và Hòn non bộ, ở Washington DC.
Tuy nhiên, cho đến năm 2001 không ai biết câu chuyện sống sót thần kỳ của cây cảnh này, cho đến khi hai người cháu của nghệ nhân Yamaki là Shigery và Akira Yamaki, bất ngờ đến thăm bảo tàng thì câu chuyện mới được đưa ra ánh sáng. Hai người cháu đến tìm vì họ đã nghe hàng trăm câu chuyện trong gia đình, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nó.
Kể từ đó, tất cả đã nhận ra giá trị lịch sử, tình cảm và biểu tượng ẩn dấu nơi cây cảnh này: một mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, sau nhiều năm kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới II, giữa các nhà lai tạo cây cảnh lâu năm và những người chịu trách nhiệm về quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Cây cảnh này cũng là một cách để kỷ niệm tình hữu nghị giữa hai quốc gia và để lại sau lưng quá khứ. Theo lời của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, khi phát biểu “cây bonsai thể hiện sự quan tâm, tư duy, chú ý và cuộc sống lâu dài mà chúng tôi hy vọng dân tộc của chúng ta sẽ có được”.
Tôi thấy khó tin việc Masaru Yamaki có thể biếu một cây cảnh vô giá cho kẻ thù của mình và ông đã không nói tí gì về việc này“, theo tuyên bố của Felix Laughlin, chủ tịch Quỹ Bonsai Quốc gia. “Tôi rất xúc động khi nói về việc này”.
Cây cảnh của nghệ nhân Yamaki sẽ được chuyển đến gần cửa ra vào một gian mới tên là Japan Pavillon của bảo tàng này, sẽ mở cửa trong năm 2017. Nó chính là một lời nhắc nhở ký ức về những ngày chiến tranh mà hôm nay không ai muốn trải qua nữa.
 Thông tin thêm: Smithsonianmag.com
Hồng Phúc chuyển

lundi 19 septembre 2016

Kỳ quan Potala của người Tây Tạng

Kỳ quan Potala của người Tây Tạng
image
image
Cung điện khổng lồ Potala xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.


image
Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.

image
Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga này.

image
Potala tọa lạc trên đồi Marpori cao 91m so với mặt bằng thành phố. Đây là ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa.

image
Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc - Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ.

image
Vật liệu xây dựng cung điện là gỗ, đá, và bùn. Tường của cung điện dày từ 1m trở lên, có chỗ dày đến 5m, dùng những hòn đá to để khảm vào. Nằm ở độ cao trung bình 3.600m so với mặt nước biển, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.

image
Cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi.

image
Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.

image
Nằm ở đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Tường hồng cung đắp màu son đỏ mà theo văn hóa người Tạng đó là biểu trưng quyền lực.

image
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hòa bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị.

image
Về mặt lịch sử, cung điện Potala được vua Songtsen Gampo cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Công chúa Văn Thành của nhà Đường. Tên cung điện được đặt theo tên của một cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara.

image
Sau khi bị hủy hoại vì những biến động lịch sử vào thế kỷ thứ 9, đến thế kỷ 17, cung điện Potala được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 Losang Gyatso cho xây dựng lại hoàn toàn với quy mô lớn. Việc xây cất kéo dài trong suốt 50 năm mới hoàn thành.

image
Từ đó đến nay, cung điện Potala đã may mắn không bị hủy hoại sau nhiều sự kiện lịch sử rối ren như cuộc chiến tranh năm 1959 hay Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.

image
Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Dù vậy du khách chỉ được khám phá một phần rất nhỏ bên trong công trình khổng lồ này, dưới sự giám sát chặt chẽ của camera an ninh. Nhiều căn phòng bị cấm chụp ảnh.

image
Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun sơn đỏ thắm buộc vải ngũ sắc.

image
Hai bên cổng là tranh vẽ Tứ Đại Thiên Vương, được xem là tứ tướng hộ pháp của Phật giáo Mật tông – tôn giáo truyền thống của người Tây Tạng. Đây là những kiệt tác vô gia của nghệ thuật Tây Tạng:

image
Trên những vách tường của các căn phòng đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ. Trong ảnh là căn phòng dành cho các đời Đạt Lai Lạt Ma sinh sống.

image
Trên nóc lâu đài có 8 tháp bọc vàng biểu tượng cho mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.

image
Có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng.

image
Trong cung điện bài trí hàng nghìn bức tượng to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng... tạo hình rất sinh động. Trong ảnh là tượng Đức Phật Thích Ca bằng vàng ròng (trái) và Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc (phải), được tạc từ thế kỷ 17.

image
Trong cung điện Potala còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được đúc vô cùng tinh xảo cách đây hàng trăm năm. Trong ảnh là một Mandala được điêu khắc trên 170 bức tượng.

image
Ven tường bao ngoài dưới chân cung điện là Kora, một con đường với hàng trăm chiếc kinh luân (bánh xe Phật pháp) màu đồng in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường. Những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ.

image
Mỗi năm, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng đi bộ quanh cung điện Potala ít nhất một lần. Họ phải đi theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện Potala cũng ở bên tay phải họ, vì đây là phía tốt và may mắn nhất.

image
Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm của mình.

image
Ngày nay cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan mỗi năm. Công trình này xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.

image

Minh Phượng chuyển