MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢCJordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua, ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?1. Khỏe mạnhĐạt Lai Lạt ma:Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiện mình chưa từng một lần sống thật tốt.2. Tình thươngTagore:Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!3. Niềm vuiNhà chính trị, nhà khoa học về vật lý, điện từ, nhà phát minh Mỹ Franklin:Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không vì trongbản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.4. Chính trựcNhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams:Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thểnào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.5. Tôn trọngNhà triết học người Mỹ – Ayn Rand:Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũngchính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu côngviệc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chínhmình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu.Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác bởi vì bạn khôngthể nào có được sự tự tôn từ nó.6. Nội tâm thanh tĩnhDoanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVos:Tiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.7. Đạo đứcKý giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer:Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.8. Giáo dụcPhóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil de Grasse Tyson:Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.9. Trí tuệSteve Jobs nhà sáng lập Apple:Tôi không phải vì kiếm tiền mà quay về Apple. Thần may mắn vẫn luôn quan tâm đến tôi; năm 25 tuổi, tôi đã kiếm được tài sản 100 triệu đô-la. Lúc ấy rất rõ ràng rằng tôi sẽ không bị tiền tài nô dịch. Bởi vì tôi chắc chắn không có khả năng tiêu hết số tiền kia, hơn nữa, tôi cũng không dùng tiền tài để kiểm chứng trí tuệ của mình.10. Giác ngộ tâm linhNgười vô danh:Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa; nó có thể mua một chiếc giường nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách nhưng không mua được tri thức; nó có thể mua máu huyết nhưng không mua được sức khỏe.Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.
mercredi 12 octobre 2016
10 THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC
samedi 8 octobre 2016
BIẾT ƠN
Chúa Nhật XXVIII thường niên - Năm C |
BIẾT ƠN |
Cha Mark Link, S.J. |
Chủ đề: "Sự biết ơn phải chân thành và được thành tâm bày tỏ "
Bà Dorothy Day là một người trở lại Công Giáo khi đã lớn tuổi. Cuộc đời bà đáng được Hollywood dựng thành phim. Khi bà từ trần năm 84 tuổi, tờ New York Time đã không do dự gọi bà là người có ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử Công Giáo Hoa Kỳ.
Sau cái chết của bà, đã có một phong trào vận động để phong thánh cho bà, nhất là vì những gì bà đã làm cho người nghèo và người tuyệt vọng ở Nữu Ước.
Cách đây không lâu, tờ America đã phỏng vấn bà Eileen Egan, một người bạn thân của bà Dorothy. Một trong những câu hỏi mà người phóng viên đặt ra với bà Eileen là "Điều gì đặc biệt nhất khi bà nghĩ đến bà Dorothy?"
Không chút do dự, bà Eileen đáp, "Đó là tinh thần biết ơn." Và bà đã đưa ra một thí dụ.
Vào một ngày trời lạnh, cả hai đang ở trên xà lan. Bà Dorothy chỉ mặc chiếc áo khoác mỏng. May mắn, bà có mang theo tờ báo nên bà lấy quấn quanh người bên dưới áo khoác. Khi làm như vậy, bà mỉm cười và nói, "Tôi cám ơn những người vô gia cư đã dạy tôi cách này để giữ người cho ấm."
Bà Eileen nói thêm, "Bất cứ ở đâu, bà Dorothy đều tìm lấy lý do nào đó để cảm tạ. Thí dụ, có lần bà nói, tôi biết ơn Chúa Giêsu đã đến sống trên mặt đất này đến độ đôi khi tôi cảm thấy muốn quỳ xuống hôn đất, chỉ vì chân của Chúa đã chạm đến nó."
Trên mộ bia của bà Dorothy ở Staten Island, hai chữ đi liền với tên của bà là: Deo Gratias, đó là "Tạ ơn Chúa." Chính bà đã yêu cầu khắc dòng chữ này.
Câu chuyện của bà Dorothy đã dẫn chúng ta đến câu chuyện của mười người phong hủi trong bài Phúc Âm hôm nay vì câu chuyện của bà nhấn mạnh đến hai điểm quan trọng về sự biết ơn.
Thứ nhất, nó phải chân thành. Thứ hai, nó phải được thành tâm bày tỏ. Thái độ biết ơn người vô gia cư vì đã dạy bà cách giữ người cho ấm, và bà biết ơn Chúa Giêsu vì đã xuống thế làm người, cả hai đều chân thành và được thành tâm bày tỏ.
Trong Phúc Âm hôm nay sự biết ơn của chín người phong hủi không trở lại cám ơn có lẽ thành tâm. Chúng ta không biết.
Nhưng chúng ta biết chỉ có một người trở lại bày tỏ sự biết ơn trong một phương cách chân thành. Ông ta phủ phục dưới chân Chúa Giêsu.
Một lớp học sinh trung học đang chuẩn bị thảo luận về bài Phúc Âm hôm nay. Để bắt đầu, thầy giáo yêu cầu họ trả lời trên giấy hai câu hỏi sau:
Thứ nhất, đã bao lâu bạn chưa cám ơn cha mẹ vì điều gì đó?
Thứ hai, bạn cám ơn các ngài vì điều gì?
Tôi muốn chia sẻ với các bạn hai câu trả lời của hai học sinh. Câu trả lời thứ nhất viết:
Lần sau cùng tôi nhớ đã cám ơn cha mẹ vào khoảng một tuần trước đây.Tôi cám ơn mẹ tôi đã giúp tôi làm bài tập. Tôi nhớ là bà đã tốn vài giờ đồng hồ. Một tuần sau khi tôi đã nộp bài, bà còn đem về nhà các tài liệu liên quan đến đề bài và nói, "Những cái này cốt để cho con biết thêm."
Câu trả lời của học sinh thứ hai như sau:
Tôi nhớ lần sau cùng cám ơn cha mẹ thì cách đây vài tuần. Tôi sửa soạn đi chơi tối thứ Bẩy và để cha tôi ở nhà một mình, vì mẹ tôi đã từ trần hồi mùa hè qua. Trước khi rời nhà, tôi đến với ông và đặt tay lên vai ông một cách thân mật. Tôi không nói gì, nhưng tôi biết ông hiểu là tôi cám ơn ông vì đã cho phép tôi đi chơi.
Tôi không biết các bạn nghĩ sao, nhưng tôi thấy hai câu trả lời này thật cảm động.
Cả hai trường hợp, sự biết ơn của các học sinh thật chân thành. Và trong cả hai trường hợp, sự biết ơn được bầy tỏ trong một phương cách nồng hậu và thành tâm.
Điều đó đưa chúng ta đến việc cử hành Thánh Lễ hôm nay.
Các câu chuyện của bà Dorothy Day, của các học sinh, và mười người phong hủi đã mời gọi chúng ta kiểm điểm lại thái độ biết ơn của chúng ta và cách bày tỏ sự biết ơn ấy.
Thí dụ, có một chi tiết đáng kể trong câu chuyện Phúc Âm khiến chúng ta phải để ý. Đó là nhận xét của Chúa Giêsu về người phong hủi trở lại cám ơn lại là người Samaritan.
Qua chi tiết này, Chúa Giêsu muốn nói chín người kia là Do Thái. Có thể nói, họ là người đồng hương của Chúa. Bạn mong đợi họ tỏ lòng biết ơn nhau, nhưng họ đã không làm như vậy.
Điều này cũng thường đúng với chúng ta. Khi cần phải biết ơn gia đình, chúng ta thường cho đó là hành động đương nhiên khỏi phải nói lên. Và, thật không may, chúng ta cũng thường hành động như vậy khi đối với Thiên Chúa.
Có người nói khi coi sự biết ơn là đương nhiên--không bày tỏ ra bên ngoài--thì cũng giống như chúng ta nháy mắt ra hiệu cho nhau trong bóng tối. Bạn biết khi bạn nháy mắt với họ, nhưng họ không thấy điều đó.
Và vì thế, khi chúng ta trở về với bàn thờ, có lẽ chúng ta cần dành thời giờ để cảm tạ Thiên Chúa vì đã sai Con của Người xuống trần gian.
Và chúng ta có thể tỏ lòng biết ơn qua việc cử hành Thánh Lễ một cách sốt sắng, một cách thành tâm.
Chúng ta hãy kết thúc bài giảng hôm nay với lời của ngôn sứ Isaia:
"Hãy cảm tạ Thiên Chúa!...
Hãy nói với mọi dân tộc về những điều Người đã thực hiện.
Hãy nói với họ Người thật vĩ đại dường bao!
Hãy hát lên ca tụng Thiên Chúa vì những việc trọng đại Người đã thực hiện."
Is 12:4-5
|
TẠ ƠN CHÚA TRONG MỌI HOÀN CẢNH
Có một câu thơ mà dường như ta vẫn hay nhìn thấy ở đâu đó. Một câu thơ cho ta ý thức về những niềm vui không do mình tạo ra mà do cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Câu thơ ấy viết rằng:
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”.
Thật đẹp cho tâm hồn con người biết cám ơn. Biết cám ơn là biểu lộ một tấm lòng lạc quan yêu đời. Biết cám ơn biểu lộ một cung cách khiêm nhường để đón nhận mọi sự trong yêu thương và kính trọng.
Người không biết cám ơn sẽ luôn bất mãn vì những gì đang xảy ra. Người không biết cảm ơn sẽ thiếu tôn trọng người làm ơn và món quà được đón nhận.
Ngược lại, người biết cám ơn sẽ cảm thấy vui và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh cuộc đời.
Họ biết cám ơn Chúa khi mỗi sáng mai thức dậy đang khi đó có hàng vạn người không còn thức dậy.
Họ biết cám ơn cha mẹ đã cho họ góp mặt vào trần thế.
Cám ơn thầy cô cho họ kiến thức.
Cám ơn bạn bè đã dìu họ đi qua những khúc quanh của dòng đời.
Cám ơn cuộc đời đã cho họ kinh nghiệm để sống hạnh phúc hơn.
Cám ơn thầy cô cho họ kiến thức.
Cám ơn bạn bè đã dìu họ đi qua những khúc quanh của dòng đời.
Cám ơn cuộc đời đã cho họ kinh nghiệm để sống hạnh phúc hơn.
Cám ơn làm cho tâm hồn con người an vui hạnh phúc.
Không biết cám ơn sẽ làm cho tâm hồn bi quan, thất vọng và chán chường.
Không biết cám ơn sẽ làm cho tâm hồn bi quan, thất vọng và chán chường.
Trong tích truyện kể về ông Matthew Henry là một học giả Kinh Thánh lừng danh vào đầu thế kỷ 18. Một ngày kia, ông bị bọn cướp trấn lột và đêm hôm đó, Henry đã ghi xuống cuốn nhật ký của ông như sau: Hãy để cho lòng ta cảm tạ Thượng Đế.
Thứ nhất, bởi vì cho đến bây giờ ta mới bị ăn cướp; trước đây ta chưa bao giờ bị bọn cướp đón đường cả.
Thứ nhì, bởi vì mặc dầu bọn chúng cướp cái ví tiền, nhưng chúng nó không cướp mất mạng sống của ta.
Thứ ba, bởi vì mặc dầu chúng nó cướp sạch những gì ta có trên người lúc đó, nhưng cũng chẳng đáng giá là bao.
Thứ tư, ta là người bị cướp, chứ ta không phải là quân đi ăn cướp.
Một con người biết cám ơn luôn nhìn mọi sự trong nhãn quan tích cực. Họ luôn thấy ánh bình minh xuyên qua màn đêm tăm tối của cuộc đời. Họ không bi quan khi cánh cửa khép lại nhưng luôn tìm kiếm những lối đi khác cho bản thân.
Nhưng tiếc thay, người biết cám ơn lại quá ít! Rất nhiều người đã không nhận ra cuộc đời họ là một chuỗi hồng ân của Chúa để cám ơn. Họ không nhận ra tình thương của gia đình, bè bạn và cuộc đời dành cho họ để tri ân. Họ vẫn sống trong bi quan để oán trời - oán đất về những gì đã - đang xảy ra trong cuộc đời của họ.
Dầu vậy giữa cuộc đời vẫn còn đó những lời cám ơn chân thành. Dầu chỉ là số 1 so với số 9 quên cám ơn. Ở giữa cuộc sống phồn hoa vẫn còn đó những gia đình cùng nhau đọc kinh, dâng lễ để tạ ơn Chúa đã phù hộ bình an. Ở giữa cuộc sống bon chen hối hả vẫn còn đó những người con thảo hiếu mẹ cha qua việc chăm sóc cha mẹ già yếu. Ở giữa chợ đời thị phi vẫn còn đó những người thiện nguyện phục vụ vô vị lợi để trả ơn cuộc đời.
Lời Chúa hôm nay cho ta thấy thái độ thật khiêm cung của người phong hủi được chữa lành. Anh cám ơn Chúa với một thái độ khiêm tốn thẳm sâu. Anh sấp mình trước vị ân nhân đã cứu anh. Một thái độ cho thấy từ nay anh sẽ làm nô bộc cho người thi ân. Một thái độ tôn kính dành cho Đấng có quyền năng xua trừ sự dữ trên cuộc đời anh. Nhưng tiếc thay, con số biết cám ơn lại là con số nhỏ. Chỉ một trong 10 người biết cám ơn, còn lại vẫn cho mình được quyền sống, quyền hưởng lộc mà không cần cám ơn.
Cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết cám ơn. Cám ơn Chúa và cám ơn nhau sẽ làm cho con người thân thiện với nhau hơn.
Cám ơn Chúa mỗi sáng mai thức dậy vì đang khi đó có thể nhiều người sẽ không còn khả năng thức dậy.
Cám ơn Chúa mỗi khi chúng ta có dịp làm một việc thiện, một việc nghĩa đầy yêu thương đang khi đó có nhiều người không có khả năng để làm điều đó.
Cám ơn đời vì trên dòng đời hối hả vẫn còn có những người bạn cầm lấy tay ta để cảm thông, để nâng đỡ và dìu dắt chúng ta.
Cám ơn Chúa mỗi sáng mai thức dậy vì đang khi đó có thể nhiều người sẽ không còn khả năng thức dậy.
Cám ơn Chúa mỗi khi chúng ta có dịp làm một việc thiện, một việc nghĩa đầy yêu thương đang khi đó có nhiều người không có khả năng để làm điều đó.
Cám ơn đời vì trên dòng đời hối hả vẫn còn có những người bạn cầm lấy tay ta để cảm thông, để nâng đỡ và dìu dắt chúng ta.
Xin cho chúng ta đủ khiêm tốn để cám ơn trong mọi sự, vì tất cả là hồng ân. Tất cả đều do Chúa mà có. Con người chỉ là thụ tạo nhưng được Chúa yêu thương và ban cho mọi sự trên trần gian.
Xin cho lời tạ ơn của chúng ta luôn vang dội không gian, hòa vào vạn vật để tôn vinh chúc tụng và ngợi khen tình thương Chúa vẫn ấp ủ đời ta và gìn giữ chở che chúng ta. Amen!
Xin cho lời tạ ơn của chúng ta luôn vang dội không gian, hòa vào vạn vật để tôn vinh chúc tụng và ngợi khen tình thương Chúa vẫn ấp ủ đời ta và gìn giữ chở che chúng ta. Amen!
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
P.Anh chuyển
dimanche 2 octobre 2016
SỨC MẠNH CỦA NIỀM TIN
Chúa Nhật XXVII thường niên - Năm C |
SỨC MẠNH CỦA NIỀM TIN |
Lm Giuse Đinh tất Quý |
5 Một hôm, các Tông Ðồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con". 6 Chúa đáp: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em.
7 "Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: "Mau vào ăn cơm đi", 8 chứ không bảo: "Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!"? 9Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? 10 Ðối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi".
|
A. DÀNH CHO THIẾU NHI
Câu 1: Chuyện gì đã xảy ra với Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay?
a. Chuyện các tông đồ xin với Chúa cho các ông được làm thủ tướng.
b. Chuyện các tông đồ xin với Chúa cho các ông được làm phép lạ như Chúa.
c. Chuyện các tông đồ xin Chúa ban thêm lòng tin cho các ông.
d. Chuyện các tông đồ xin Chúa cho các ông được sống hạnh phúc.
Câu 2: Theo Chúa, thì người tin Chúa phải làm việc với tinh thần nào?
a. Làm việc với tinh thần của một người có nhiều quyền lực.
b. Làm việc với tinh thần của người tài giỏi xuất chúng.
c. Làm việc với tinh thần phục vụ của một người đầy tớ.
d. Làm việc với uy quyên to lớn của Chúa.
Câu 03: Chúng ta học được bài học gì qua lời dạy của Chúa hôm nay?
a. Bài học về sức mạnh của niềm tin.
b. Bài học về sự khiêm tốn trong khi phục vụ.
c. Bài học về sự chu toàn bổn phận được trao phó.
d. Tất cả đều đúng.
|
B. DÀNH CHO NGƯỜI LỚN Lc 17,5-10
"Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải"(Lc 17,6)
Để cho các tông đồ hiểu được việc có đức tin quan trọng như thế nào thì Chúa đã dùng thí dụ hạt cải để giải nghĩa. Nếu chỉ nhìn qua bên ngoài thì chúng ta thấy hạt cải thật bé nhỏ, chẳng có một giá trị gì lớn lao. Sở dĩ nó có giá trị vì trong đó có sự sống. Chính sự sống nội tại trong hạt cải làm nó trở thành có gía trị.
Tại Ý, có một thương gia giầu có. Ông không tin có đời sau. Thậm chí ông còn chế diễu những người tin như thế. Trước khi chết, ông cho làm một tờ di chúc. Trong tờ di chúc ông nói rằng sau khi đã an táng ông xong thì phải đập nắp phần mộ của ông bằng một tảng đá hoa cương nặng nhiều tấn. Theo ông nói thì sở dĩ ông làm như thế là để đề phòng giả như sau này có sự sống lại thì xác của ông không thể chỗi dậy được.
Sau khi ông chết, người ta đã làm y như lời di chúc của ông. Thế nhưng một sự việc mà người ta đã không ngờ là trước khi tảng đá hoa cương nặng nhiều tấn được đặt lên mộ của ông, thì có một con quạ bay qua đã làm rớt bên cạnh phần một của người giầu có đó một hạt sồi. Hạt sồi thật nhỏ. Nhưng khi nó được tiếp xúc với đất, nó có điều kiện để mọc lên. Với thời gian cây sồi càng ngày càng lớn. Rễ của nó cũng phát triển theo. Cùng với năm tháng, nó đã lớn đến nỗi có thể làm tất cả những gì cản sức phát triển của nó phải lùi bước. Tảng đá hoa cương nặng nhiều tấn chèn ép sự lớn mạnh của nó đã bị nứt và cuối cùng đã vỡ ra thành hai. Đây là một sự kiện có thật. Chúng ta cũng có thể thấy được những điều tương tự như thế trong cuộc sống của chúng ta.
Hạt sồi rất nhỏ, nhưng có sức sống và sức sống đã đem đến những điều hết sức bất ngờ.
Đức tin cũng thế. Đức tin có thể đem đến những kết quả không ngờ được. Và cũng chính vì niềm tin có sức mạnh không thể ngờ được như thế mà Chúa Giêsu đã phải lên tiếng để các môn đệ Ngài hiểu.
Chúng ta hãy nhớ lại một vài sự kiện trong Thánh Kinh. Sách Tông đồ công vụ kể:
"Khi ấy, người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ. Ngày ngày họ đặt anh ta bên cửa Đền Thờ gọi là Cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào Đền Thờ bố thí. Vừa thấy ông Phêrô và ông Gioan sắp vào Đền Thờ, anh liền xin bố thí. Hai ông nhìn thẳng vào anh, và ông Phêrô nói: "Anh nhìn chúng tôi đây!" Anh ta chăm chú nhìn hai ông, tưởng rằng sẽ được cái gì. Bấy giờ ông Phêrô nói: "Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi!" Rồi ông nắm chặt lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng cáp. Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông, anh vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa. Toàn dân thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa. Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới xảy đến cho anh.(Cv 3,2-10)
Với đức tin Phêrô và Gioan đã làm được như vậy.
|
CÀNG CAO TUỔI CÀNG CẦN ĂN NGON ! Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai. Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi cơ thể đã cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
CÀNG CAO TUỔI CÀNG CẦN ĂN NGON !
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Chúng ta sống đến tuổi nầy là may mắn lắm rồi ! nên ăn những gì chúng ta thích, đừng hà tiện nữa !để dành tiền cho con cháu biết bao nhiêu cho đủ ??? Hơn nữa, chúng nó có bằng cấp, có công việc tốt, chúng nó hẵn nhiên là giàu có hơn mình !thì tại sao mình lại hà tiện, chắc chiu để dành cho chúng ? biết bao nhiêu cho đủ ?? ( còn ăn thì cứ ăn cho thỏa thích. Một mai răng rụng hết chỉ còn nhìn mà hít hà thôi ! ! ! )
Tuy không hẳn vì bất hiếu nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều nên không thiếu người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng! Thêm vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất. Nguy hơn nhiều là do đó mà sức đề kháng bị xói mòn khiến bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu.
Quan điểm theo đó người cao tuổi phải e dè với từng miếng ăn, là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi dào rau cải tươi, nhiều cá biển, và nhất là ngon miệng, là chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho người già.
Bằng chứng là người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim nhờ khẩu phần đa dạng với thực phẩm “xanh” chiếm tối thiểu 60% tổng lượng. Bằng chứng là người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu nành. Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi chế độ ăn uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các nước khác!
Từ nhận thức đó, thay vì tiếp tục đề cao kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở khắp nơi đã đồng lòng tán dương chế độ dinh dưỡng mang nhiều nét “đổi mới” cho người già dựa trên các nguyên tắc như sau:
• Người cao tuổi nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với lượng không gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa.
• Khẩu phần hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghệ càng hay.
• Chắc chắn uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau trái, món canh…, thay vì uống nước vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.
• Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô !!!.Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.
• Không nhất thiết phải cữ muối tuyệt đối nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.
• Không nên thiếu món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.
• Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.
• Nên có nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.
• Một ly rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.
• Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…
• Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.
• Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.
Con cháu nếu biết thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai. Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi cơ thể đã cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
mardi 27 septembre 2016
Les jardins secrets et biologiques du Prince Charles !
Les jardins secrets et biologiques du Prince Charles !
Vous ne le savez peut-être pas, mais l’un des combats du Prince Charles est la promotion du jardinage biologique ! En effet, l’héritier de la couronne britannique est un grand passionné de jardin. Dans un reportage de la BBC, Charles révèle qu’il fait des « patrouilles » chaque soir, serpette en main, pour tailler les topiaires qui est pour lui « une formidable thérapie ». Il a même avouer « parler aux arbres » ! Dans ses résidences de Highgrove, Birkhall et Clarence House, il a crée des jardins dans le strict respect des principes du jardinage biologique.
Highgrove, l‘un des plus beaux jardins du monde !
Le Prince de Galles a notamment passé plus de vingt-six ans à transformer, le domaine de Highgrove en l’un des plus beaux jardins du monde. En respectant les principes du jardinage biologique, il a contribué à façonner et à définir un jardin qui est à la fois beau et respectueux de l’environnement. Situé dans le comté du Gloucestershire, ce domaine est devenu un véritable jardin d’Éden abritant des ruisseaux, des bassins et de vastes prairies naturelles. Les chevaux et le bétail y paissent en toute tranquillité. Et pour contrôler la population d’escargots, une tribu de colverts se promène en liberté autour de la propriété.
Le « virus du jardinage » contagieux dans la famille royale !
L’héritier de la couronne britannique est devenu un véritable pionnier du mouvement biologique et est considéré comme un expert incontesté du sujet. Entre temps, la reine elle-même s’est également découvert une passion pour le jardinage biologique. Depuis peu, les visiteurs peuvent découvrir le jardin potager ornemental de la reine Elisabeth à Buckingham Palace. Les légumes biologiques comme les tomates ‘Queen of Hearts’, la laitue ‘Northern Queen’ et les haricots ‘Royal Red’ y sont royalement cultivés !
Dernièrement, le fils aîné de la reine Elizabeth a également déclaré que le Prince George avait des capacités pour le jardinage. Le fils de Kate Middleton et du Prince William l’aurait en effet aidé à « planter un ou deux arbres » dans le jardin du grand-père à Highgrove. Dans cette propriété, Charles a d’ailleurs réaménagé les jardins en y ajoutant des labyrinthes et une cabane en bois pour que le petit George puisse y jouer.
L’expertise du prince dans le domaine du jardinage biologique est au cœur de l’ouvrage « The Elements of Organic Gardening », co-écrit par Stéphanie Donaldson (une spécialiste du jardin) et par le Prince Charles lui-même.
samedi 24 septembre 2016
QUY LUẬT CỦA SỰ SỐNG
Chúa Nhật XXVI thường niên - Năm C |
QUY LUẬT CỦA SỰ SỐNG |
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà |
Tội của lão phú hộ là tội gì? Xem ra, lão chẳng làm gì nên tội. Lão chẳng trộm cắp, cướp giật của ai; lão chẳng đánh đập hay chửi mắng La-da-rô…
Vậy tại sao lão lại sa vào chốn cực hình? Hay là vì lão quá giàu? Giàu đâu phải là tội!
Thật ra, lão phú hộ phải sa hoả ngục không phải vì lão giàu có, không phải vì lão đánh đập hay chửi mắng La-da-rô, mà chỉ vì lão là người vô cảm và ích kỷ, chỉ chăm lo bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, chỉ biết thu tích cho riêng mình mà không biết chia sớt cho tha nhân. Tội của lão là tội ích kỷ và chính sự ích kỷ nầy là nguyên nhân khiến lão phải chịu đau thương khốn đốn trong chốn cực hình.
Quy luật của sự sống là có nhận có trao. Ngừng nhận và ngừng trao thì phải chết. Quy luật sống trong xã hội là mình sống cho mọi người và mọi người sống cho mình. Nếu ai đi ra ngoài quy luật đó là tự hại mình và chuốc lấy cái chết.
Trước hết, ta thử xem quy luật nầy được áp dụng trong phạm vi nhỏ là cơ thể. Để duy trì sự sống cho thân thể, tất cả mọi thành phần trong thân mình đều phải vận hành theo quy luật nhận và trao.
Quả tim sau khi đã nhận được máu thì liền bơm máu cho khắp châu thân, nhờ đó toàn thân được sống và lớn mạnh. Nếu có ngày nào quả tim tỏ ra “ích kỷ”, không chuyển máu nuôi toàn thân mà chỉ giữ lại cho riêng mình, thì đó là ngày tận cùng của nó và cũng là ngày hấp hối của toàn thân.
Hai lá phổi của chúng ta cũng thế. Phổi liên tục tiếp nhận dưỡng khí và liên tục trao ban. Ngày nào phổi “tham lam” cứ giữ khư khư số lượng dưỡng khí đã nhận được mà không chịu phát ban, đó là ngày tận số.
Nói chung, các cơ quan trong cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì chúng phải tuân theo quy luật của sự sống là biết nhận và biết trao.
Trên bình diện rộng lớn hơn, mỗi cá nhân là một thành phần trong một thân thể lớn lao là nhân loại. Vì thế, nếu mỗi chúng ta không trao ban chia sớt những gì mình nhận được cho cộng đồng xã hội, thì số phận chúng ta như số phận của “quả tim ích kỷ”, của “lá phổi tham lam” đề cập trên đây. Có nhận, có trao là sống. Ngừng nhận, ngừng trao là chết.
Lão phú hộ trong Tin Mừng hôm nay chưa hiểu được lẽ đời, chưa hiểu được quy luật của sự sống là nhận và trao, nên lão chỉ biết nhận, biết tận hưởng một cách ích kỷ mà không biết sớt chia cho chàng La-da-rô khốn khổ bần cùng, do đó sau nầy lão phải lâm vào cảnh đau thương khốn đốn.
Trong cuộc đời nầy, chúng ta đã nhận được rất nhiều thứ do người khác cống hiến cho mình từ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe đi, và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác… Ngoài ra lại còn được đón nhận vô vàn ân huệ Thiên Chúa tuôn ban trong suốt cuộc đời… thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải cống hiến, phải biết trao ban cho người khác. Có vay phải có trả, có nhận thì phải có trao. Người khác đã phục vụ mình thì mình cũng phải biết phục vụ người khác.
Không phải chờ đến khi trở thành tỷ phú hay trở nên giàu có như lão phú hộ trên đây, ta mới tính đến chuyện chia sớt của cải mình cho người khác; nhưng ngay hôm nay, chúng ta vẫn có bổn phận cống hiến cho người khác những ân huệ Chúa ban cho mình, như dùng thời gian, công sức, tài năng Chúa ban để phục vụ những người chung quanh, để góp công xây dựng xóm làng.
Nếu chúng ta chỉ khư khư giữ lấy những ân huệ ấy cho riêng mình mà không biết cống hiến chia sẻ cho nhau, thì có khác gì quả tim không bơm máu, khác gì buồng phổi không chuyển trao dưỡng khí, hay dạ dày không cung cấp dinh dưỡng… Làm như thế là chúng ta cũng đang đi vào vết xe của lão phú hộ, và chắc chắn mai sau sẽ cùng chịu chung số phận với lão mà thôi.
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin Chúa khai mở lòng trí để chúng con hiểu được sự thật lớn lao là mỗi người là một chi thể trong thân thể lớn lao là nhân loại; vì thế, mọi người đều liên đới mật thiết với nhau như những cơ quan trong cùng một thân mình. Sự thật nầy sẽ giải thoát con người khỏi nếp sống ích kỷ, vô cảm vô tâm, nhưng sẽ thôi thúc mỗi người biết sống cho người khác, biết quan tâm xây dựng phúc lợi cộng đồng. Amen.
Tin Mừng Chúa nhật 26 thường niên (Lu-ca 16, 19-31)
19 "Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu,21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
23 "Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ.24 Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!25 Ông Áp-ra-ham đáp: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.26Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được. 27 "Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con,28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!29 Ông Áp-ra-ham đáp: "Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.30 Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.31 Ông Áp-ra-ham đáp: "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin." |
Inscription à :
Articles (Atom)