mardi 7 mars 2017

10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê:

10 bí quyết sống khỏe

của giáo sư Vạn Thừa Khuê:

Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh.


10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh

Giáo sư Vạn Thừa Khuê, Chủ tịch Hội sức khỏe Trung Quốc, dù đã 85 tuổi nhưng vẫn rất khỏe. Hãy lắng nghe 10 lời khuyên tuyệt vời của ông để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

·         
Đây là 10 lời khuyên được giáo sư Vạn Thừa Khuê (TQ) đúc kết giúp con người luôn sống khỏe mạnh và trường thọ. Hãy xem bạn có thể thay đổi thói quen để duy trì sức khỏe lâu dài hay không.

1. Sức khỏe là do mình, không phải do trời định
Căn cứ những khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, sự khỏe mạnh và trường thọ của một người được quyết định bởi 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do ảnh hưởng khí hậu, và 60% do cá nhân.
Duy trì nguyên tắc ăn uống với phương châm ăn sáng ngon, ăn trưa đủ và ăn tối ít. Nhưng nhiều người chúng ta đang ăn uống ngược lại, phản khoa học, là cách tự "bức tử" sức khỏe.
Hãy nhớ dành cho mình một bữa sáng thơm ngon bổ dưỡng, nhiều năng lượng nhất. Một bữa sáng hoàn chỉnh phải có 4 nhóm thực phẩm: Sữa động/thực vật, trứng gà hoặc thịt, bắt buộc phải có rau và hoa quả.

2. Thói quen có hại nhất trên đời này chính là hút thuốc
Trong số 5 thói quen có hại nhất thế giới, đứng đầu danh sách chính là thói quen hút thuốc. Người hút thuốc một lần giảm thọ 11 phút, hút thuốc cả đời giảm từ 20 đến 25 năm tuổi thọ.
Điều đáng lưu ý rằng, sáng sớm vừa ngủ dậy nếu hút thuốc ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khảo sát cho thấy, người hay hút thuốc thường bị viêm phế quản, viêm phổi, mắc bệnh tim phổi, và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư phổi nếu sức khỏe tổng thể không tốt.
10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh - Ảnh 1.
3. Ăn quá thừa dinh dưỡng cũng giống như trúng độc
Bạn hãy duy trì nguyên tắc ăn uống theo quy luật nhất định, mỗi ngày cần ăn một đĩa rau (khoảng gần 0,8-1kg), ăn 2 trái cây, 3 muỗng dầu thực vật (không được vượt quá 25g); Mỗi ngày 2 bát cơm hoặc tương đương 4 cái bánh bao.
Mỗi ngày nên ăn đủ 5 nhóm thức ăn chứa đạm gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu với lượng thích hợp. Khoảng 1 lạng thịt, một quả trứng gà, khoảng 500ml sữa, 1 miếng đậu phụ hoặc 1 cốc sữa đậu nành, tào phớ, thịt, trứng, sữa, cá khoảng 30g, không nên vượt quá 1 lạng, 6-8 cốc nước và khoảng 6g muối.
Bởi vì nước là nguồn sống của con người. Hiện nay có nhiều người không biết uống nước đúng cách, để khát nước mới uống. Đó là sai lầm, nhất định khi có thời gian rỗi phải uống nước.
Vậy uống 8 cốc trà có được không? Trà không được, cà phê, nước ngọt, bia đều không thể thay thế được nước. Nếu uống trà cũng phải uống trà nhạt, không được uống trà đặc.

4. Quản lý tốt cảm xúc là quản lý tốt sức khỏe
Làm thế nào để đối phó tốt với những cảm xúc phát sinh mỗi ngày, khi đây chính là một trong những yếu tố giúp bạn giữ tâm trạng và sức khỏe.
Thông thường có 2 cách để giải quyết vấn đề tình cảm, hoặc là im lặng trong lòng, hoặc là bùng cháy, nói hết ra những điều mình cảm thấy. Nhưng điều đó dẫn đến việc hoặc là làm tổn thương chính mình, hoặc là làm tổn thương người khác.
Thế nên, có một bí quyết, không phải hai cách trên, không làm tổn thương ai, đó chính là sự quên đi. Nếu vui thì hãy cười, nếu buồn thì khóc, đặc biệt, đừng làm quá, đừng tức quá lâu, nhanh chóng điều chỉnh lại trạng thái cân bằng.

5. Con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức
Trong sách "Hoàng đế nội kinh" (TQ) từ lâu đã giảng rất rõ ràng rằng, "Phẫn nộ hại gan, phấn khích hại tim, ưu sầu hại phổi, suy nghĩ nhiều hại tỳ, lo sợ hại thận, bách bệnh đều sinh ra từ tức giận".
Cho nên con người không thể không tức giận, nhưng nhất định phải biết cách tức giận; nhất định không được làm nô lệ của cảm xúc, nhất định phải làm chủ cảm xúc.
10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh - Ảnh 2.
6. Đi bộ là cách rèn luyện sức khỏe cực kỳ tốt
Bất cứ cái gì cũng phải có mức độ, ăn phải có mức độ, ngủ phải có mức độ, luyện tập cũng phải có mức độ, luyện tập quá mức cũng sẽ khiến cho chức năng miễn dịch bị giảm.
Mỗi ngày nên tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng, có thể sử dụng những phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi dạo 30 phút cũng được, đó là phương pháp đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất.
Tuy vậy, đi bộ cũng phải có tìm hiểu, nghiên cứu, thanh niên cần đi nhanh, bước nhanh, nhanh tới mức nào? Cần đi được 130 bước/phút, nhịp tim cần đạt 120 lần/phút mới có thể đạt được mục đích rèn luyện tim tạng.
Để đạt tới tốc độ trên, đương nhiên không phải là điều trong phút chốc có thể làm được, cần có một quá trình để thích ứng, nếu bạn có thể kiên trì liên tục trong nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ có thể nâng cao rất nhanh, từ 30 – 50%.
Mỗi người nên duy trì mức cân nặng hợp lý, thời trẻ thế nào, khi lớn tuổi cũng không nên quá khác biệt. Ví dụ như bản thân giáo sư Khuê, vẫn duy trì cân nặng hợp lý trong vòng 30 năm qua.
Chẳng may bị béo lên, hãy lập tức kéo cân nặng xuống. Tuy nhiên nói thì dễ, làm mới khó. Vì vậy bạn phải biết tiết chế cái miệng, vận động tay chân. Con người là chết ở cái miệng, lười ở đôi chân.

7. Chỉ cần 1 lần uống rượu say, cũng giống như một lần mắc bệnh viêm gan cấp tính
Thế giới đã nghiên cứu và "điểm danh" 6 thói quen sinh hoạt gây tổn hại nhất cho sức khỏe, trong đó đứng đầu là hút thuốc, thứ hai là nghiện rượu, uống rượu quá độ.
Nếu chỉ uống một lượng ít thì vẫn còn tốt, một ngày uống 50ml rượu trắng, hoặc uống 100ml rượu nho, hoặc nửa lít đến 1 lít bia là tối đa. Nếu quá đi sẽ làm tổn hại thân thể, hại gan, hại não, hại tim, hại các cơ quan nội tạng.
Một lần uống rượu say, hậu quả sẽ lớn bằng một lần bị viêm gan cấp tính. Vì sao người uống nhiều rượu, trí nhớ không tốt, năng lực nhận biết giảm? Bởi vì một lượng lớn tế bào đại não đã bị giết chết. 

8. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ sinh bệnh
Có chuyên gia cho rằng 70% bệnh tật của con người đến từ trong gia đình, 50% bệnh ung thư của người ta xuất phát từ yếu tố gia đình.
Trong gia đình ngàn lần không nên "ngày nào cũng cãi nhau một trận nhỏ, qua 3-6-9 ngày lại cãi nhau một trận lớn", nhưng cũng không nên trở thành một gia đình hiu quạnh, không tranh luận, không nói chuyện, cả nửa tháng không nói năng gì, như thế không phải trong nội tâm đang giữ lại sự hậm hực hay sao.
Giáo sư Khuê đã từng xem qua một bài báo cáo, nói về một những người ly hôn, những người góa bụa thọ mệnh trở nên rất ngắn, việc này đều có căn cứ khoa học. Cô độc còn đáng sợ hơn nghèo khó, phu thê sống lành mạnh có thể trường thọ, sự cô độc còn dễ khiến xuất hiện vấn đề, dễ gây đoản mệnh, đây là quy luật phổ biến.
10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh - Ảnh 3.
Làm sao vợ chồng có thể thương yêu nhau dài lâu? Nói hơi dài, nhưng bạn phải đảm bảo 8 nguyên tắc: Kính trọng nhau, yêu thương nhau, tin tưởng nhau, giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau, tha thứ cho nhau, nhường nhịn nhau và thấu hiểu nhau.
Mỗi người đều có cá tính riêng, ai cũng có nhược điểm, hãy tự nhắc nhở mình rằng, thôi được, cứ để cô ấy/anh ấy vui là được.
Giáo sư Khuê muốn nhấn mạnh rằng, vợ chồng sống với nhau, khi khỏe yêu nhau thì hãy yêu cả khi ốm. Khi vui yêu nhau thì hãy yêu cả khi buồn. Khi trẻ yêu nhau thì hãy yêu cả khi già đi. Yêu ưu điểm thì hãy yêu cả khuyết điểm.

9. Hãy dùng lý trí, không để cảm xúc quyết định việc sinh hoạt

Sức khỏe xuất phát từ những thói quen, muốn khỏe, bạn cần thực hiện 7 nguyên tắc:
- Ăn đủ 3 bữa
- Ngủ đủ 8 tiếng
- Vận động tối thiểu 30 phút
- Duy trì nụ cười tổng cộng trong 30 phút
- Nên đi đại tiện hàng ngày
- Nên nói chuyện với vợ/chồng, quan hệ vợ chồng không tốt thì không thể khỏe mạnh, khó làm việc tốt.
- Không hút thuốc, không say rượu.
Mỗi ngày đều khỏe thì cả đời sẽ khỏe. Cần nhớ thêm rằng, ăn được không khỏe, biết ăn mới khỏe. Tùy tiện ăn uống không bao giờ khỏe.
Dựa vào bụng để ăn thì no, dựa vào mồm để ăn thì ngon, còn dựa vào não để ăn thì sẽ khỏe. Hãy ăn sáng như hoàng tử, ăn trưa như người thường, còn ăn tối như kẻ hành khất.

10. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới
10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh - Ảnh 4.
Xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau: Nên ăn 70-80% thực phẩm thực vật, chỉ nên ăn khoảng 20-30% thực phẩm động vật.
Chúng ta hiện nay đang làm ngược lại, vì thế rất nhiều bệnh xuất hiện như béo phì, tiểu đường, thống phong...
Nhiều người không quen ăn rau xanh, không có thói quen ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không thích ăn rau xanh. Mỗi ngày nên ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.
Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng này, người Nhật đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả, cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh 20 loại có thể phòng chống ung thư tốt nhất.
Trong đó khoai lang luộc, khoai lang sống đứng vị trí số 1, rau xanh lá đứng thứ 2.
Để phòng chống ung thư, bảo vệ nội tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện… đều không thể thiếu hai loại thực phẩm này.

Phan Ngọc chuyển
10 bí quyết sống khỏe của giáo sư Vạn Thừa Khuê: Càng biết sớm, bạn càng khỏe mạnh - Ảnh 5.

Lệnh cấm nhập cảnh mới của Trump khác lệnh cũ như thế nào?

Thứ ba, 7/3/2017 | 14:14 GMT+7
|

Lệnh cấm nhập cảnh mới của Trump khác lệnh cũ như thế nào?

Lệnh cấm nhập cảnh chỉ áp dụng với 6 nước thay vì 7 như trước và sẽ không được thực hiện ngay lập tức.

 Ngoại trưởng Mỹ thông báo về sắc lệnh mới
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/3 ký sắc lệnh hạn chế nhập cảnh mới. Lệnh này có một số điểm khác biệt so với sắc lệnh mà ông đã ký hồi cuối tháng một và bị thẩm phán liên bang đình chỉ đầu tháng hai, theo Business Insider.
1. Iraq không nằm trong danh sách.
Lệnh mới này chỉ áp dụng với 6 nước Sudan, Iran, Somalia, Yemen, Syria và Libya. Công dân từ các quốc gia này sẽ bị ngưng cấp thị thực 90 ngày, giống như sắc lệnh Trump đã ký vào cuối tháng một. Iraq, nước xuất hiện trong danh sách đầu tiên, đã được gỡ bỏ.
Một quan chức Bộ An ninh Nội địa giải thích điều này là vì chính phủ Iraq đã đồng ý cung cấp cho Mỹ thêm thông tin về công dân của mình. "Chúng tôi đã nhận được sự đảm bảo đầy đủ từ chính phủ Iraq rằng chúng tôi có thể kiểm tra các công dân của họ theo sự chỉ đạo của tổng thống Mỹ".
2. Những người đã có thị thực không bị cấm.
Lệnh cấm hồi tháng một được áp dụng với cả người đang giữ thị thực, dẫn đến sự hỗn loạn tại hàng loạt sân bay ngay sau khi lệnh được thực hiện. Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly cho biết những người có thẻ xanh sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm mới này.
Người đã có thị thực không phải là đối tượng trong lệnh cấm. Lệnh cấm chỉ áp dụng với công dân của 6 nước Hồi giáo xin thị thực mới.
3. Cộng đồng tôn giáo thiểu số không còn được ưu ái.
Lệnh cấm hồi tháng một ưu tiên cho các cộng đồng tôn giáo thiểu số tại các nước Hồi giáo, chẳng hạn như tín đồ Kitô giáo tại Syria muốn xin tị nạn. Quy định này đã khiến các nhà phê bình tin rằng lệnh cấm nhập cảnh thực chất là lệnh cấm Hồi giáo.
Trong lệnh cấm mới, quy định này đã được hủy bỏ, cộng đồng tôn giáo thiểu số không còn được ưu tiên.
4. Người tị nạn Syria không còn trong diện đặc biệt.
Lệnh cấm nhập cảnh mới vẫn giữ nguyên việc đình chỉ nhận người tị nạn trong 120 ngày, nhưng người tị nạn Syria cũng được xếp nằm trong nhóm này. Trước đó, trong sắc lệnh hồi tháng một, người tị nạn Syria bị cấm nhập cảnh Mỹ vô thời hạn.
5. Lệnh cấm không được thực hiện ngay lập tức.
Thay vì được thực hiện ngay lập tức, sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 16/3, để chính phủ Mỹ có 10 ngày để chuẩn bị và làm quen.
"Bạn sẽ không thấy bất kỳ sự hỗn loạn nào tại các sân bay", một quan chức an ninh nói ngay sau khi sắc lệnh được ban hành. "Tối nay sẽ không có người nào bị buộc phải dừng chân khi vào nước ta theo lệnh này".
Phương Vũ

Mê mẩn ngắm bộ ảnh 2 cô gái tập yoga bên hồ sen

Mê mẩn ngắm bộ ảnh 2 cô gái tập yoga bên hồ sen


Thật bất ngờ khi chủ nhân của những bức ảnh gợi cảm khó có thể rời mắt này là của 2 cô gái đã 36 tuổi.


Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Chị Thu Phương và Thu Trang (36 tuổi) vừa thực hiện một bộ ảnh ấn tượng bên hồ sen.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Không áo dài, yếm thắm, cả hai diện trang phục thoải mái, thực hiện những tư thế yoga đẹp mắt. Động tác uốn dẻo trên nền màu xanh ngát của đầm sen đã tạo nên nhiều khoảnh khắc đẹp.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Chị Thu Phương chia sẻ, cả hai không hề có ý định thực hiện bộ ảnh này. Trong lúc đi ngắm sen, hai chị em chỉ định thực hiện vài động tác yoga để có trải nghiệm mới rồi được một 'tay máy' chụp lại.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
'Cảm xúc trong bộ ảnh hoàn toàn tự nhiên. Chúng tôi chỉ làm những gì mình muốn rồi nhiếp ảnh gia đến chụp chứ không hề có sự sắp xếp hay gợi ý nào', chị Thu Phương chia sẻ.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Chị cho biết thêm, thực hiện các động tác yoga ở vị trí này cực kỳ bất lợi thế nhưng, cả hai vẫn cho ra những bức hình đẹp mắt.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Chị Thu Phương đã tập yoga được 10 tháng. Chị cho hay, thời gian mới tập chị rất nản vì đau cơ nhưng khi được một thầy giáo Ấn Độ khuyên nhủ, nên nghĩ đến sức khỏe chứ đừng nghĩ đến cơ thể chị bắt đầu yêu bộ môn này.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Sau thời gian dài tập luyện, chị đã thực hiện được những động tác khó.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
'Kết quả là hiện giờ tôi rất khỏe mạnh, cơ thể săn chắc, mềm mại, da đẹp hơn và tinh thần lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ. Tôi rất yêu bộ môn này', chị Phương cho hay.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Những động tác khó thế này được chị thực hiện một cách dễ dàng.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Chị Phương cho hay, năm nào chị cũng lên Hồ Tây ướp trà sen nhưng năm nay mới có cơ hội chụp ảnh bên loài hoa này.
Mê mẩn ngắm bộ ảnh yoga bên sen tuyệt đẹp
Vẻ đẹp tràn đầy sức sống. Ảnh: Linh Văn Đinh.

samedi 4 mars 2017

24 Hanger Hacks That'll Make Your Life a Whole Lot Easier -

24 Hanger Hacks That'll Make Your Life a Whole Lot Easier

http://www.ba-bamail.com/video.aspx?emailid=24864&source=share3#.WLt8UZW0GJo.gmail




Hồng Công sưu tầm

BA MÓN ĂN MÙA CHAY

BA MÓN ĂN MÙA CHAY

Không biết từ bao giờ, trong ngôn ngữ nhà đạo, hai quy định về ăn chay và kiêng thịt đã đứng chung với nhau trong một cụm từ và trở thành nét thực hành đạo đức tiêu biểu của các tín hữu Việt Nam trong Mùa Chay.  Nhưng chỉ biết đích xác rằng kể từ ngày 16 tháng 6 năm 1934, tại Sàigòn, Đức cha Dumortier đã ra một kinh bổn bằng thơ lục bát hẳn hòi hai mươi hai câu, quy định tên những loại chim, không chỉ được phép ăn trong dịp chay kiêng, mà xem ra còn gợi ý khuyến khích: “Đặt làm một bổn ra đây, Những ngày kiêng thịt, chim này nên ăn.  Ai ai cũng phải siêng năng, Đọc cho thuộc lảu kẻo ăn mà lầm”.

Kể cũng vui.  Bốn mươi mốt thứ chim nêu ra trong bổn kinh ấy thật đa dạng: con có (con cót); thằng có (thằng cộc, thằng nông, thằng bè, thằng chài); già có (già đây); lão có (lão nhược).  Thôi thì đủ cả.  Song những thứ chim ấy hiện nay không còn nhiều, có loại đã từ lâu vắng bóng trên cánh đồng Việt Nam, có loại đã trở thành quý hiếm, chỉ xuất hiện trên thực đơn của các nhà hàng quý tộc.

Không sao.  Dù chẳng còn chim trên bàn ăn trong những ngày kiêng, nhất là sau dịch cúm gia cầm, tín hữu vẫn cứ bước vào Mùa Chay với Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh “ăn chay kiêng thịt” theo Giáo luật quy định đường hoàng.  Để bù lại sự thiếu vắng ấy, xin đề nghị ba món ăn khác, là đặc sản đồng thời cũng là nhu yếu phẩm bổ dưỡng của Mùa Chay.

1. Món thứ nhất: Ăn chay cầu nguyện

Tất nhiên, Mùa Chay phải có “ăn chay”, nhưng ăn chay như thế nào mới là chuyện đáng nói.  Ngày xưa, quan niệm về ăn chay thường đặt nặng chữ “ăn” đến nỗi quy định rạch ròi cả giờ giấc lẫn liều lượng như “sáng sơ, trưa no, chiều đói” hoặc tổng quát hơn như “một bữa no, hai bữa đói”, khiến đám trẻ cứ ngẩn tò te thòm thèm ăn vụng, và cánh người lớn xem ra cứ phải kiếm việc gì đó để làm cho qua cơn vật vã. Ngày nay, cách nhìn về ăn chay đã khác, không đặt nặng chữ “ăn” nữa, nhưng nhấn tới chữ “chay” nhiều hơn.  Người ta vẫn giữ chay theo quy định từ xưa, nhưng “văn hóa ẩm thực” ấy đã được lồng trong “văn hoá tình thương”.  Người ăn chay không giảm bớt khẩu phần để có dư một chút mà bỏ vào quỹ tiết kiệm sinh lời, nhưng đơn giản hóa bữa ăn thường ngày để thực tập đời sống khổ hạnh mà thông phần vào cuộc Thương khó của Chúa Kitô, và để chia sẻ một phần đời sống của mình cho những anh chị em đang gặp phải cảnh túng quẫn cơ hàn.

Không phải vô tình mà món “ăn chay kiêng thịt” đã được đưa ra ngay từ đầu Mùa Chay, mà hữu ý cho thấy đây là món ăn cần có cho một bữa tiệc tâm hồn.  Người ta ăn chay không nguyên vì giá trị thực tiễn của việc ăn chay, mà vì khởi đi từ việc ăn chay ấy, sẽ nhận ra tiếng gọi đi sâu hơn nữa vào trong đời sống tiết chế, để nhìn lại bản thân mà gặp gỡ Thiên Chúa và tha nhân một cách mới mẻ hơn.  Chả thế mà cụm từ “ăn chay kiêng thịt” đã dần dà nhường bước cho những cụm từ “ăn chay hãm mình” hoặc “ăn chay cầu nguyện”, vốn là những kiểu nói diễn tả sinh hoạt tâm linh hơn là những sinh hoạt bên ngoài. Nghe thanh tao hơn và ý nghĩa cũng thanh thoát hơn.

Chúa Giêsu đã khởi đầu sứ vụ công khai bằng việc ăn chay trong tinh thần chiến đấu và cầu nguyện ấy (Lc 4,1-4).  Người vào sa mạc giữa không gian cát đá, chịu đói khát để kiểm nghiệm thân phận yếu đuối loài người.  Người cắt đứt với những thói quen thường nhật để rút lui từ cõi tĩnh lặng cầu nguyện.  Người trút bỏ mọi nhu cầu ăn uống để chỉ nhận thấy một nhu cầu chính đáng là đói khát sự vô biên.  Không bận vướng điều gì bên ngoài, Người chỉ còn một bận tâm duy nhất là chu toàn thánh ý: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).  Như vậy, “ăn chay cầu nguyện” chính là điều kiện để bước sang cuộc sống mới mẻ hơn, không phải là để đổi món ăn cho hợp khẩu vị thời thượng, cũng không phải là để có vóc dáng thon thả theo yêu cầu thẩm mỹ “người mẫu thời trang”, mà là để gặp gỡ Thiên Chúa một cách tròn đầy hơn theo cung cách “người mẫu Tin Mừng”.

2. Món thứ hai: Ăn năn sám hối

Nếu “ăn chay cầu nguyện” được xem là món chính, nặng về đời sống tâm linh, thì “ăn năn sám hối” phải được nhìn như món chuyên trị đời sống luân lý.  Ngày xưa các thánh ẩn tu thường kết hợp hai món ăn này để có sản phẩm “ăn chay đánh tội” vừa cầu kỳ, vừa ly kỳ khó có ai theo nổi.  Ngày nay cách chế biến có vẻ khéo hơn, nên người ta đã quen với loại thực phẩm tổng hợp mang tên “ăn chay lánh tội”, và vì thế mới dễ dàng đưa vào thực đơn Mùa Chay một món thiết yếu, chính là món “ăn năn sám hối”.  “Ăn năn sám hối” cũng là món ăn đấy thôi: món ăn màu tím.  Âm thanh có vẻ gợi đến một thức ăn loại củ như “củ năn củ khoai, củ mài củ sắn”, nhưng ý nghĩa lại vượt quá tầm vóc của hoa màu ruộng đất để trở thành lời tuyên xưng vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, “Đấng tìm kiếm và cứu chữa những gì đã bị hư đi” (Lc 19,10).

Không biết chữ nghĩa tự điển giải thích ra sao, nhưng từ góc độ Mùa Chay, “ăn năn sám hối” là một động từ bao gồm hai động tác không thể tách rời của một người chân thành kiểm điểm lại đời sống của mình trước mặt Thiên Chúa.  “Ăn năn” là động tác nhìn vào chính mình để nhận ra những tội lụy của một đời xa vắng, đã dẫn tới sa ngã và xa lìa tình thương của Chúa; còn “sám hối” là động tác nhìn lên Thiên Chúa để khám phá nơi Ngài một tình yêu như trái tim người cha, như tấm lòng người mẹ bao dung thương xót, cho ta được tin yêu mà hy vọng đổi đời.  “Ăn năn” giục ta nhìn lại quá khứ, “sám hối” dìu ta đến với tương lai.  Thiếu một trong hai động tác này, món ăn sẽ kém bổ dưỡng.  Chỉ  đăm đăm nhìn vào tội mình mà quên đi tình thương Thiên Chúa, sẽ có nguy cơ rơi vào thất vọng.  Cũng là hối hận, nhưng xem ra hối lỗi thì ít mà hận mình lại nhiều.  Ngược lại, chỉ hơn hớn nhìn lên Thiên Chúa mà chẳng màng chi đến lời nói “không” với tội lỗi mình, sẽ dẫn tới thái độ ỷ lại đeo bám.  Tiếng là hối cải, nhưng không biết hối lỗi, làm sao có thể cải thiện đời sống?

Nếu “không thánh nhân nào lại không có quá khứ, cũng như chẳng tội nhân nào mà không có tương lai”,thì ăn năn sám hối đã trở thành địa chỉ hội ngộ đổi đời.  Nói theo kiểu đong đưa của thánh Augustinô, ăn năn sám hối là điểm gặp gỡ giữa sự khốn cùng của tội lỗi con người với sự khôn cùng của tình yêu Thiên Chúa, giữa nỗi miseria của nhân loại với lòng misericordia của Thiên Chúa luôn sẵn sàng cứu độ.

Trong thực tế mục vụ Mùa Chay, món “ăn năn sám hối” được gặp thấy nơi tòa Giải Tội vốn là Bí tích của lòng thương xót, để nghe vẳng bên tai lời dịu dàng của Chúa Giêsu dành cho ông Giakêu năm nào: “Hôm nay Ta muốn ở lại nhà ông” (Lc 19,5); và “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ” (Lc 19,9).

3. Món thứ ba: Ăn ngay ở lành

Hai món “ăn chay cầu nguyện” và “ăn năn sám hối” chỉ có thể phát huy tác dụng khi được phối hợp chặt chẽ với món “ăn ngay ở lành”, vốn là thực phẩm đời thường của bất cứ ai, nhưng lại là món ăn đạo giáo chẳng sai chút nào.  Thực ra, trong “ăn năn sám hối” đã  hàm chứa quyết định “dốc lòng chừa cải”, nhưng chính khi thực thi đổi đời bằng việc ăn ngay ở lành trước mặt Thiên Chúa và trước mắt loài người, tín hữu mới đi đến cùng trong những thực hành đạo đức Mùa Chay, Mùa Chay có xức tro trên đầu tỏ lòng sám hối và cũng có xức dầu thơm xây dựng nếp sống mới giữa cộng đoàn.  Đây không phải là thứ “tùy chọn” theo kiểu chọn thêm tính năng nơi các điện thoại di động hay gia giảm phụ tùng cho các đời xe, có thì sang hơn mà không có cũng chẳng kém cạnh gì.  Ngược lại, “ăn ngay ở lành” phải được xem như món ăn chính “nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người” (x. Đỗ Trung Quân, Quê Hương).

Trong thường nghiệm, người ta sống không bằng những gì mình ăn vào, mà bằng những gì mình tiêu hóa được;  trong cuộc sống đức tin, người ta cũng chỉ minh chứng được sức khỏe tâm hồn khi thực hiện những nét đổi đời cụ thể như canh tân đời sống, hay đổi tính hạnh, định hướng lại cách cư xử cho mới đẹp hơn, tốt lành hơn, sáng trong hơn, thánh đức hơn… Có mấy lần người Giuđêa đến nhận phép Rửa, Gioan Tẩy Giả đã khuyên họ rất rõ rằng: “Hãy làm việc lành cho xứng với lòng sám hối” (Mt 3,8).  Thiết nghĩ đó cũng chính là định hướng cho món ăn thứ ba ở đây.

Về mặt xã hội, “ăn ngay ở lành” là phẩm chất của một cuộc sống ngay thẳng, chẳng những không xâm phạm gì đến quyền lợi của bất cứ ai, vì biết trọng lẽ công bình; mà còn hiền lành trong cách cư xử, sẵn sàng thực thi bác ái liên đới với mọi kẻ xung quanh.  Vì thế, ăn chay cũng đồng nghĩa với ăn ngay ở lành, nếu không, thà “ăn mặn nói ngay” còn hơn!  Về mặt tôn giáo, “ăn ngay ở lành” còn là một chứng tá đức tin của những con người biết lấy đời sống trong sáng ngay lành của mình để chứng minh cho những người khác về sự hiện diện của một Thiên Chúa tốt lành đã thương kêu gọi mọi người đến với tình thương cứu độ.  Ăn ngay ở lành, theo nghĩa này, đã bỏ xa quy định “ăn chay kiêng thịt” để trình làng cả một biến tấu “kiêng ăn” kể ra không xiết: kiêng ăn gian ăn tham, ăn quỵt ăn bẩn, ăn trộm ăn cắp…

Với món “ăn ngay ở lành”, đạo không còn bị đóng khung trong khuôn viên nhà thờ nữa, mà đã thực sự mở ra với đời cho thênh thang sánh bước về nguồn cứu độ.  Cùng trong ý tưởng ấy, có lạc quan lắm không khi nghĩ rằng: một người nếu thiện tâm ăn ngay ở lành mong ơn cứu độ, sẽ có những điều thuận lợi để gặp được chính Chúa đúng thời đúng lúc, như cụ Simêon (Lc 2,25-32)?

Tóm lại, Mùa Chay mà chỉ nói chuyện ăn uống thì coi chừng bị quở “chước mốc, ma quỷ cám dỗ”, nhưng đề cập tới ba món đặc sản Phúc Âm quả cũng rất nên.  Của đáng tội, chỉ tại ngôn ngữ Việt Nam phong phú quá không thể không móc nối ghi nhận.  Song nói đi cũng cần nói lại.  Ba kiểu nói đều có chữ “ăn” thật đấy, nhưng không ăn bằng miệng mà ăn bằng lòng!  Ba món ăn nhưng chỉ một tấm lòng chân thành của người tín hữu tìm về trong Mùa Chay trước tấm lòng yêu thương ngàn đời của Thiên Chúa, để quyết tâm xây dựng một cuộc sống mới.  Cuộc sống ấy dù không khác với cuộc sống này nhưng theo một tinh thần khác, tinh thần của Phúc Âm.

Khi ăn khẩu vị sẽ đến.  Cầu chúc mọi người khi nhấm nháp những món ăn trên sẽ cảm nghiệm được khẩu vị thánh đức.  Và lòng hẹn lòng:
Ăn chay cầu nguyện đêm ngày,
Ăn năn sám hối giải bày tâm can,
Ăn ngay hợp với ở lành.
Mùa Chay ba món thực hành từ nay.

ĐGM Vũ Duy Thống (trích trong cuốn “Từng Bước Một Thôi”)
__._,_.___

vendredi 3 mars 2017

Chuẩn bị khi Vợ / Chồng (BỊ) lú lẫn...


Chuẩn bị khi Vợ / Chồng (BỊ) lú lẫn...

BH



Chúng tôi đã sống với nhau gần 50 năm hạnh phúc.

Tuổi đời cách xa nhau khá lớn, 9 năm, tôi là người vợ may mắn được cưng chìu và chồng tôi không để tôi thiếu thốn điều gì, từ tình thương đến vật chất. Năm nay tôi bước vào tuổi 70, một người đàn bà còn đủ sức sống, sức khỏe .

Từ ngày hai vợ chồng về hưu, chúng tôi vẫn giữ nếp sống cũ, lui tới với bạn bè, du lịch khắp nơi . Và từ khi các cháu nội ngoại đua nhau ra đời, lại thêm bận rộn chuyện nuôi cháu giúp con.
Trong nhà vang tiếng trẻ cười, nhất là dịp cuối tuần, con cháu về đầy nhà, tôi bận túi bụi, đi chợ nấu ăn lo bữa cơm gia đình.
Tôi cảm thấy hạnh phúc thật đầy đủ ...

Cách đây hơn một năm, các bác sĩ tìm ra nhà tôi bị bệnh Alzheimer ! căn bệnh này xuất hiện từ từ rồi tăng tiến bất ngờ, mau lẹ đến phải lo ngại. Alzheimer, tôi có xa lạ gì với cái tên này đâu ! tôi vẫn thường cười nhạo về sự đãng trí của chồng … quên chìa khóa ...lái xe lạc đường về ...để cái này qua chổ khác, rồi loay hoay kiếm tìm...
Và tôi cũng đã nghe đến, biết đến từ lâu. Suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của tôi trong 40 năm làm việc ở Canada, săn sóc thuốc men cho các bệnh nhân cao tuổi, thường thường là cuối cùng họ cũng phải chịu số phận dọn vào ở trong các viện dưỡng lão dành cho những ông bà già mắc bệnh Alzheimer.
Điều này khiến tôi đôi khi lo sợ lắm, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải hồi hộp, đau khổ mà chờ đợi, chuẩn bị chấp nhận một kết cuộc đau lòng và tệ hại có thể xảy đến.
Khi nhà tôi nhận được kết quả xác định bệnh Alzheimer, chúng tôi đã ôm lấy nhau và khóc vùi...Khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng lau nước mắt cho nhau và bắt đầu đề cập đến những hệ lụy có thể xảy ra...Cả hai chúng tôi đều là chuyên viên trong ngành y tế, nên sự đề cập, bàn luận đến bệnh tình cũng là điều dễ dàng...Chúng tôi cũng hiểu rõ những gì trong tương lai gần chờ đợi chúng tôi...những ngày sắp tới mà không hoảng hốt, không hoang mang. Chúng tôi cũng chẳng lạ lùng gì với căn bệnh này vì chính trong gia đình, mẹ chồng tôi ngày xưa cũng đã mắc phải căn bệnh này trước khi qua đời vào trước tuổi 90. Phần chồng tôi thì ông không bao giờ muốn nhắc lại những kỷ niệm đau buồn đó.
Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục sống bên nhau, giảm bớt dần những giao tế xã hội, bạn bè. Tôi tiếp tục săn sóc chồng cho đến ngày tình thế bắt buộc anh ấy phải nhập viện. Mỗi tuần năm ngày, tôi vào viện thăm chồng, mang theo những thức ăn ngày trước anh ưa thích...Mặc dầu vậy, anh ăn rất ít và trí nhớ dần dần mất đi...bạn bè thân thiết vào thăm, anh không còn nhớ tên, cũng không thể nhận ra người quen.
Tuy vậy, với những thành viên trong gia đình, anh vẫn nhận biết dễ dàng và gọi tên rõ ràng từng đứa cháu, đứa con, nét vui mừng lộ ra mặt mỗi lần tôi đến thăm.
Chúng tôi càng ngày càng ít chuyện trò với nhau, thay vào đó chúng tôi thường cầm tay nhau. Chúng tôi tay trong tay rất lâu, tôi vuốt ve bàn tay của chồng và hôn nhẹ lên vầng trán rộng...
Mỗi ngày, tôi thường đọc cho anh nghe một trang báo hay cùng đi dạo ngoài vườn vào những hôm nắng đẹp. Ông nhà tôi ngồi vững vàng trên xe lăn, tôi đẩy xe đi nhè nhẹ, ông hài lòng ngắm những luống hoa nở rực rỡ hai bên lối đi, hoặc cùng ngước nhìn bầu trời xanh bát ngát, theo dỏi những cánh chim rộn rã bay về sau nhiều tháng ngày dài trốn tuyết ở tận miền nam...
Có lúc tôi cầm chiếc kéo, cẩn thận cắt xén mái tóc lưa thưa trắng bạc, ông ngồi im lặng, cười rất hiền và lộ vẻ sung sướng, hài lòng... Nhìn ông, thật khó mà tưởng tượng một ngày kia phải rời xa người chồng, người anh, người bạn đời thân yêu này mãi mãi.

Dòng đời vẫn trôi...những buồn vui nối tiếp, con đường trải dài từ nhà đến viện dưỡng lão, những cuốc xe taxi cố định, không thay đổi hướng đi bên những tàng cây xanh, chuyển vàng vào tiết thu, phủ đầy bụi tuyết trong mùa Giáng Sinh…
Xuân, Hạ, Thu, Đông ...Từng chu kỳ tuyết trắng... và người chồng thân yêu của tôi chìm dần..chìm dần trong thế giới yên lặng. Còn tôi, một mình chiến đấu với nỗi cô đơn bất lực của chính mình.
Thỉnh thoảng tôi có mặc cảm so sánh, tại sao mình lại còn được sức khỏe hơn chồng ... tiếp tục với cuộc sống đơn độc, ngoài hai buổi đi về thăm viếng, còn được vui với con cháu vây quanh, bạn bè sum họp .
Đôi khi liền sau một cuộc vui tôi cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ, chỉ biết vui cho riêng mình mà quên nghĩ đến chồng ...
Tự hỏi như vậy, tôi có hay không đánh mất tình yêu, đạo đức của người vợ, có chồng đau yếu, bệnh hoạn đang chờ đợi từng phút từng giây ở nơi chốn nào đó trong một viện dưỡng lão của thành phố ?
Nhưng mặt khác, với cuộc sống chung quanh không ngừng nghỉ, tôi thầm nhủ, nên trôi theo dòng đời, phải có sự giao tiếp với đời sống còn lại, có như thế, chỉ có cách đó, tôi mới có thể giữ được nụ cười và nguồn năng lượng ít ỏi, cần thiết để tiếp sức sống cho chồng ...

Không muốn, cũng không dám nghĩ xa hơn về những ngày sắp tới...Hiện tại, đối với tôi, cuộc đời không phải là một màu hồng tuyệt đối, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được những thăng trầm nhè nhẹ bằng cách chu toàn những nhiệm vụ, bổn phận nho nhỏ mỗi ngày...

Phần riêng cho tôi, thấy cần phải tự chăm sóc mình, giữ sức khỏe tốt và tâm thần thanh thản để vui sống và để đừng làm phiền hà đến những người sống chung quanh mình, nhất là để đủ năng lực chăm sóc người bệnh, người chồng yêu quí của tôi, càng lâu dài càng tốt...
Hy vọng những lời tâm sự này mang lại cho bạn chút vui sống, niềm hy vọng, nếu chẳng may một ngày kia, một người bạn của chúng ta gặp phải chuyện không may như tôi. Xin hãy cố gắng.

Cố gắng ....

P.Anh chuyển