mardi 5 décembre 2017

9 mẹo cầm máu cho vết thương

9 mẹo cầm máu cho vết thương, chỉ mất 30 giây với nguyên liệu trong ngăn bếp

Trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc lỡ tay bị dao cắt hoặc bị va quệt khiến bạn chảy máu, đặc biệt là chị em phụ nữ thường phải đảm việc bếp núc. Khi vết thương không quá lớn, bạn có thể sử dụng những vật dụng ở ngay trong nhà bếp để kịp thời cầm máu tức thì.

Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máu đông chứa tiểu cầu và sợi huyết để hình thành cục máu đông. Sự đông máu là một quá trình hoá sinh rất phức tạp nhưng bạn có thể dùng các nguyên liệu thông dụng sau để hỗ trợ kích thích phản ứng đông máu.

1. Túi trà
alt
Túi trà
Nếu bạn có thói quen sử dụng trà gói, hoặc trà khô thì hãy tận dụng chúng khi gặp phải một vết thương nhỏ. Chỉ cần nhúng một túi trà vào nước lạnh, rồi đặt và nhấn nhẹ nhàng lên vết cắt hay vết thương hở trong 30 giây hoặc có thể lâu hơn. Cách này sẽ giúp máu ngưng chảy và hình thành các cục máu đông.

2. Kem đánh răng
alt
Kem đáng răng
Ít ai biết kem đánh răng có khả năng ngăn ngừa chảy máu, làm se da đồng thời giúp vết thương hoặc vết cắt nhỏ lành lại nhanh chóng Chỉ cần dùng một ít kem đánh răng đắp trực tiếp lên vết thương và để cho khô là được bạn nhé.

3. Muối
Tuy bôi muối lên vết thương sẽ khiến bạn cảm thấy xót, đau. Nhưng muối lại có tác dụng làm khô vết thương và không bị nhiễm trùng, vết thương vì thế sẽ mau lành hơn.

4. Bột cà phê
alt
Bột cà phê còn có công dụng cầm máu
Bạn có thể dùng bột cà phê bôi lên vết thương, bột cà phê có tác dụng làm se khít vết thương trên da, giúp cầm máu và vết thương cũng mau lành hơn. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy bột cà phê trong nhà nữa.

5. Kính
alt
Dùng một mảnh kính sạch hoặc một cái ly thủy tinh đặt lên vết thương hở và ấn nhẹ trong vòng một vài phút. Nó có thể giúp máu đông lại và ngưng chảy. Bề mặt thủy tinh với đặc tính electron mang điện tích âm có tác dụng kích hoạt quá trình đông máu. Tuy nhiên, với cách này, bạn phải rất cẩn thận để không gây ra chấn thương khác từ chính mảnh thủy tinh ấy.

6. Bột nghệ
alt
Bôi bột nghệ lên trên vết thương hở vừa giúp cầm máu vừa ngăn ngừa nhiễm trùng.

7. Đá viên
alt
Nước đá giúp hình thành các khối máu đông và thắt chặt vết thương hở, tình trạng chảy máu của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng.

8. Bột ngô
alt
Bột ngô
Bôi một ít bột ngô lên vết thương cũng có tác dụng giúp máu đông nhanh hơn và giúp cầm máu.

9. Bột ớt
alt
Những lúc bị thương gấp rút, không có dụng cụ sát trùng trong tay, bạn chỉ cần với ngay lọ đựng gia vị này rắc vào vết thương, bảo đảm chưa đến 10 giây sau vết thương sẽ cầm máu ngay tức khắc. Loại gia vì “thần kì” đó chính là ớt bột cayenne.
Nghe qua có lẽ bạn cảm thấy rất phi lí, vết thương chảy máu hở thịt như vậy mà xát ớt vào thì chẳng khác gì tra tấn thời trung cổ? Thực chất, từ thời xa xưa những người Mỹ bản địa đã sử dụng loại gia vị này như một liều thuốc bởi những tác dụng đáng kinh ngạc của nó đối với sức khỏe. Khoa học ngày nay cũng chứng minh được, ớt cayenne có hiệu quả trong việc làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ ung thư, hạn chế cơn đói, thậm chí có thể cứu nguy khi một người bị đột quỵ hoặc lên cơn đau tim.
Khi rắc bột ớt cayenne lên vết thương, nó ngay lập tức tác động lên cơ thể, cân bằng lại huyết áp vì vậy máu sẽ không tập trung chảy đến vết thương nữa, miệng vết thương cũng se lại do máu đông rất nhanh chóng.


lundi 23 octobre 2017

TRUYỀN GIÁO BẰNG ĐỜI SỐNG

Chúa Nhật Truyền Giáo - Năm A
TRUYỀN GIÁO BẰNG ĐỜI SỐNG
ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ là hai nhà truyền giáo vĩ đại. Ngay sau khi nghe bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô, 3 nghìn người đã xin được rửa tội. Thật là một kết quả ngoài sức tưởng tượng. Còn thánh Phaolô là người ra đi không biết mệt mỏi. Đã thành lập nhiều giáo đoàn. Đã đào tạo được nhiều giám mục. Đã viết nhiều thư dạy dỗ khuyên nhủ. Tuy không được chính thức ở trong nhóm 12, nhưng Ngài vẫn được gọi là Tông đồ. TÔNG ĐỒ viết hoa. 
Nhờ đâu cuộc truyền giáo của các ngài có kết quả lớn lao như thế? Trước hết ta phải kể đến ơn Đức Chúa Thánh Thần. Chính Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho công cuộc truyền giáo thành công. Tuy nhiên cũng phải có sự đóng góp của các ngài. Cuộc đời của hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, trước khi ra đi truyền giáo đã trải qua những bước chuẩn bị chu đáo.
Bước thứ nhất: Gặp gỡ Cha. Thánh Phêrô đã được hạnh phúc sống bên Chúa Giêsu 3 năm trời. Hơn thế nữa, ngài còn được gặp Cha sau khi Chúa Phục Sinh, được Chúa dạy dỗ, cùng ăn uống, cùng trò chuyện với Cha. Còn thánh Phaolô tuy muộn màng nhưng cũng đã gặp được Chúa trên đường đi Đa mát. Được Chúa trực tiếp dạy dỗ trong những năm tháng sống tại sa mạc. Được Chúa đưa lên tầng trời thứ ba. Việc gặp gỡ Chúa đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn các ngài. Sau này, các ngài có đi truyền giáo cũng chỉ là để kể lại những điều mắt thấy tai nghe.
Bước thứ hai: Cảm nghiệm được tình thương của Cha. Thánh Phêrô được Cha yêu thương. Điều này ngài đã cảm nghiệm sau 3 năm chung sống với Chúa. Nhưng nhất là sau khi phạm tội chối Thày. Cha vẫn yêu thương tha thứ. Sau khi Phục Sinh, Cha không một lời trách móc. Chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Phêrô, con có mến Thày không?”. Và lạ lùng không thể ngờ, Chúa đặt Phêrô lên làm giáo hoàng, coi sóc Giáo Hội của Chúa. Còn thánh Phaolô, trước kia là một người đi bắt đạo. Nhưng Chúa đã cho ngài được ơn ăn năn trở lại. Và tuyển chọn ngài làm Tông đồ đi rao giảng cho dân ngoại.
Cảm nghiệm tình thương của Chúa, các ngài đã đem hết tình yêu đền đáp. Tình yêu đã làm thay đổi hẳn cuộc đời các ngài.
Bước thứ ba: Thay đổi đời sống. Các ngài đã biến đổi từ những con người yếu hèn nên dũng mạnh. Từ tự tin tự phụ vào sức mình đến chỉ tin cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa. Từ hoạt động suy nghĩ theo ý riêng đến toàn tâm toàn ý theo ý Cha. Từ sống cho mình đến sống cho Chúa và chết cho Chúa. Tình yêu gắn bó với Cha đến nỗi không có gì có thể tách lìa các ngài ra khỏi Thiên Chúa.
Bước thứ bốn: Hăng hái ra đi truyền giáo. Tình yêu thôi thúc các ngài ra đi làm chứng cho Chúa. Các Ngài đã ra đi không ngừng. Các Ngài sẵn sàng chấp nhận tất cả: làm việc mệt mỏi, gian truân khốn khó, bị xua đuổi, bị chống đối, bị hành hạ, bị giam cầm và sau cùng các Ngài đã hiến mạng sống làm chứng cho tình yêu Chúa.
Chúa và Hội Thánh đang mời gọi chúng ta lên đường truyền giáo. Chúng ta tha thiết muốn làm việc truyền giáo. Hãy noi gương hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ở ba điểm.
Trước hết phải sống thân mật với Cha. Đây chính là nội lực. Gặp được Chúa. Tiếp xúc thân mật với Chúa. Cảm nghiệm được tình thương của Chúa. Đó là bước khởi đầu quan trọng cho việc truyền giáo.
Tiếp đến, ta phải thay đổi đời sống. Sống tin cậy phó thác. Sống công bình và nhất là sống bác ái với mọi người.
Sau cùng, hãy hăng hái bắt tay vào việc. Trong thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam có đề nghị với chúng ta hãy làm những việc cụ thể. Đó là phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, sống nêu gương thánh thiện, đối thoại và nhất là hãy kết nghĩa và làm việc bác ái.
Việc kết nghĩa là học hỏi kinh nghiệm của Giáo Hội Hàn quốc. Vào năm 1983 Hàn quốc có 3 triệu rưỡi người Công giáo. Năm đó, Đức Thánh Cha đi thăm Hàn quốc và phong thánh cho 103 vị tử đạo. Đức Hồng Y Stephano Kim đã hứa với Đức Thánh Cha sẽ hăng hái làm việc truyền giáo. Ngài đưa ra một chương trình đó là mỗi gia đình Công giáo phải truyền giáo cho một gia đình ngoài Công giáo. Mỗi người Công giáo phải truyền giáo cho một người ngoài Công giáo.
Các gia đình Công giáo kết nghĩa với những gia đình ngoài Công giáo. Đi lại thăm viếng, giúp đỡ và giới thiệu Chúa cho họ. Và kết quả thật khả quan. Khoảng 10 năm sau, số giáo dân Hàn quốc đã tăng lên gấp đôi. Người Công giáo Hàn quốc đã hăng hái làm việc truyền giáo và đã có kết quả.
Tai Hà nội có một người Hàn quốc mở doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp của ông có khoảng 50 công nhân. Trong đó có mấy thanh niên Công giáo. Một hôm ông hỏi họ: Các anh là đạo gốc, thế các anh đã truyền giáo cho ai chưa? Mấy thanh niên trả lời: Chúng cháu giữ đạo còn chưa xong, làm sao dám truyền giáo. Ông chủ nói: Thế là các cậu thua tôi rồi. Tôi là đạo mới, chỉ theo đạo khi lập gia đình. Và tôi mới tới Việt Nam được 3 năm thế mà tôi đã thuyết phục được hai người vào đạo.
Lạy Cha xin vì lời bầu cử của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ban cho chúng con những nhà truyền giáo nhiệt thành. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.
1- Hai thánh Phêrô và Phaolô đã trải qua những biến đổi nào trước khi trở thành những nhà truyền giáo lớn của Hội Thánh?
2- Bạn mong muốn trở thành nhà truyền giáo, bạn phải làm gì?
3- Bạn có những kinh nghiệm gì về truyền giáo (của bản thân hoặc của người khác)?

vendredi 20 octobre 2017

Bút thử… ung thư, phát hiện bệnh trong 10 giây!

Bút thử… ung thư, phát hiện bệnh trong 10 giây! 
                                                    BBC
Bút thử… ung thư, phát hiện bệnh trong 10 giây!
Công nghệ mới này có thể chẩn đoán ung thư nhanh và chính xác đến 96%, được kỳ vọng sẽ giúp việc phẫu trị ung thư đạt hiệu quả cao, triệt để và ít xâm lấn hơn.
Phát minh độc đáo của các nhà khoa học thuộc Đại học Texas (Mỹ) và một số đơn vị đối tác khác là một thiết bị cầm tay có hình dạng không khác một cây bút thử điện, mang tên MasSpec. Chỉ có điều, thứ mà nó thử chính là các mô<!>
Hoạt động của bút khá đơn giản. Các bác sĩ sẽ chạm bút vào khối u mà họ cần xác định là lành tính hay ác tính. Một giọt dung dịch nhỏ sẽ được bơm ra từ bút. Các hóa chất bên trong tế bào sống sẽ tự di chuyển vào giọt này, sau đó bút sẽ hút lại giọt dung dịch và tiến hành phân tích.
Sau đó, bút được cắm vào một máy quang phổi khối – một dụng cụ có khả năng phân tích hàng ngàn hóa chất mỗi giây. Nó tạo ra một dấu tích hóa học có thể nói lên các mô được thử là lành tính hay mô ung thư.
https://www.youtube.com/watch? v=Fi4IajVBviI
Theo các báo cáo vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Translational Medicine, công nghệ này đã xác định đúng 96% trong số 253 mẫu thử nghiệm, và chỉ mất khoảng 10 giây cho một lần thử.
Công nghệ mới được kỳ vọng sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật giải quyết rắc rối muôn thuở: phân biệt rạch ròi giữa mô bệnh và mô lành khi mổ. Trong phẫu trị ung thư, ranh giới giữa các mô lành và mô bệnh đôi khi khá mờ nhạt.
Nếu loại bỏ quá ít mô, bất cứ tế bào ung thư nào còn sót lại cũng có thể phát triển thành khối u mới. Ngược lại, cắt lọc quá nhiều sẽ gây thiệt hại cho cơ quan đang được phẫu thuật, khiến sức khỏe bệnh nhân xấu đi và càng khó khăn trong việc phục hồi.
Tiến sĩ James Suliburk, thành viên nhóm nghiên cứu, người đứng đầu nhóm phẫu thuật nội tiết Đại học y Baylor, cho biết: "Điều chúng tôi muốn là đem đến cho bệnh nhân một cuộc phẫu thuật chính xác hơn, nhanh hơn và an toàn hơn".
Hiện bút MasSpec vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và cải tiến để độ chính xác cao hơn, tiện dụng hơn và có giá thành thấp hơn.
Nguồn BBC

T.Anh chuyển