mardi 19 décembre 2017

OKinawa JAPAN November 2017



Viếng Shuri Castle in Shuri Okinawa and is a World Heritage Site. Shuri Castle is a gusuku (Okinawa) style Japanese Castle which dates back to the 14th century, and was constructed by the Ryukyu kingdom. Shuri Castle contained the palace of the Ryukyu Kingdom. 




tour guide đang giới thiệu về Okinawa



Okinawa là tỉnh cực Nam của Nhật Bản bao gồm hàng trăm đảo thuộc quần đảo Ryukyu. Trung tâm hành chính là thành phố Naha nằm trên đảo lớn nhất của quần đảo là đảo Okinawa nơi có rất nhiều người sống trên 100 tuổi















Tour guide rất năng động






Welcome to Shuri Castle












 












Cô Nhật chào mừng du khách đến viếng

 cởi giầy bỏ vào sắc khi vào thăm đền






  
vườn cây kiểng chung quanh đền





Vương quốc Lưu Cầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc rất nhiều




mũ vua















































bán quà lưu niệm





sạch sẽ

Tiễn khách chỉ lối ra

vẫn còn khách vào tham quan dù trời đã bắt đầu tối











trên đường ra xe bus để về trung tâm thành phố Naha


















 dem tiền Nhật để mua sắm




 đến phố Naha rồi









 tiệm Mỳ đặc biêt đông khách không còn chỗ



 cú mèo đón khách






































Quán ăn có tôm cá sống 










 




Gặp bạn cùng chờ xe đến đón về tàu



đã đến giờ về : Sayonara OKINAWA

**********************************

Tại sao bạn nên ghé Okinawa khi du lịch Nhật Bản?


1. Điểm đến lý tưởng cho môn lặn
Okinawa thật sự là một thiên đường cho những người đam mê môn lặn biển, nơi đây nổi tiếng với sự đa dạng của các loài san hô. Khi lặn biển ở Okinawa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hơn 400 loại san hô khác nhau cùng nhiều loại sinh vật biển khác như rùa biển, cá mập đầu búa, cá đuối manta,…
Ảnh: Honda Motoya
Ảnh: Honda Motoya
2. Thủy cung Okinawa Churaumi Aquarium
Đừng bỏ qua cơ hội ngắm thủy cung lớn thứ 2 thế giới Okinawa Churaumi Aquarium khi đến Okinawa. Nếu nói về đặc trưng của thủy cung Okinawa Churaumi thì đó chính nơi sinh sống của loài cá nhám voi với thân dài 8m. Ngoài ra, tại đây còn thường xuyên có các buổi biểu diễn của các loài cá heo, tha hồ cho du khách chiêm ngưỡng.
Ảnh: cotaro70s
Ảnh: cotaro70s
3. Hoa anh đào quyến rũ
Nếu muốn bạn muốn thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào mà không phải chen chúc ở các điểm trong thủ đô Tokyo thì có thể chọn Okinawa. Đây cũng là nơi có hoa anh đào nở sớm nhất ở Nhật Bản, khoảng vào đầu tháng một.
Ảnh: Dru
Ảnh: Dru
4. Những bãi biển tuyệt đẹp
Okinawa có rất nhiều những bãi biển tuyệt đẹp và hoang sơ như bãi biển Kondoi, Yonaha Maehama, Nirai, Aragusuku, Sunayama hay Okuma. Biển ở Okinawa rất đẹp và trong, ửng màu xanh ngọc lục với những bờ cát trắng tinh.
Ảnh: Kotaro
Ảnh: Kotaro
5. Nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận
Okinawa tự hào với nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận trong đó nổi tiếng nhất là 9 di chỉ Gusuku và di sản liên quan của vương quốc Ryukyu. Các di sản văn hóa này bao gồm hai khu rừng thiêng, lăng Tamaudun, một khu vườn, năm gusuku (thành) và hầu hết chúng là những tàn tích.
Ảnh: Yusuke Umezawa
Ảnh: Yusuke Umezawa
6. Thiên đường cho người sành ăn
Ẩm thực của vùng quần đảo Okinawa có nhiều điểm khác biệt với ẩm thực chung của người Nhật bởi chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Đông Nam Á và Hoa Kỳ. Nơi đây còn được ví như thiên đường dành cho những người sành ăn với nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như bánh sataandago, soki soba hay sashimi. Ngoài ra, Okinawa cũng nơi người dân có tuổi thọ trung bình vào loại cao nhất thế giới nhờ vào chế độ ăn uống.
Ảnh: Ellinejie
Ảnh: Ellinejie
7. Nhiều lễ hội sôi động
Từ lễ hội rau quả đến lễ hội bia, Okinawa thực sự không thiếu những lễ hội đầy màu sắc và thú vị như lễ hội kéo co Naha. Lễ hội kéo co này có tuổi đời rất lâu, trên dưới 600 năm và từng được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness.
Ảnh: sugoipix
Ảnh: sugoipix
8. Nơi lý tưởng cho những ai thích sự yên bình
Okinawa là được coi là điểm đến lý tưởng cho những người muốn trốn khỏi cuộc sống bận rộn, ồn ào nơi đô thị. Với thời tiết nhiệt đới và cuộc sống nông thôn, đến đây du khách sẽ cảm nhận được sự thanh bình và yên ả khắp nơi.
Ảnh: Wang wei zheng
Ảnh: Wang wei zheng
9. Nơi người dân sống thọ nhất thế giới
Okinawa được biết đến là nơi có dân số sống thọ nhất thế giới. Theo nhiều nghiên cứu, người dân trên đảo Okinawa có tuổi thọ cao là nhờ vào chế độ ăn uống. Trên hòn đảo này, mức tiêu thụ đường và muối chỉ lần lượt bằng 25% và 20% mức tiêu thụ trung bình tại Nhật Bản nhưng mức tiêu thụ rau nhiều gấp 3 lần các nơi khác. Đến đây, bạn có thể ghé làng Ogimi, nơi được mệnh danh “thủ đô người già”. Hầu hết mọi người trong làng đều trên 85 tuổi nhưng vẫn còn khá hoạt bát và thậm chí họ có thể cho bạn một vài lời khuyên hữu ích để sống thọ hơn.
Ảnh: Ojo de Cineaste
Ảnh: Ojo de Cineaste
10. Là quê hương của môn võ karate
Nếu bạn là fan của môn võ nổi tiếng karate thì không lý do gì bạn bỏ qua Okinawa. Karate là môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa, sau đó nó được phát triển và trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản rồi từ đó mới được truyền bá ra khắp năm châu. Ngoài học một vài chiêu Karate, du khách cũng có thể có nhiều trải nghiệm hấp dẫn tại đây như lặn biển, lướt sóng, lướt ván, chèo thuyền chuối và dù lượn.
Ảnh: Chris Willson
Ảnh: Chris Willson




Ban nhạc Nhật độc đáo với những cụ bà trên 80 tuổi


15/6/2018

Hòn đảo Okinawa ở Nhật Bản được mệnh danh là vùng đất của những người “bất tử”. Tại đây, nhóm nhạc nữ KBG84 gây chú ý khi gồm toàn cụ bà có độ tuổi trên 80.
Với hơn 1.000 cư dân trăm tuổi, Okinawa được đánh giá là 1 trong 5 “vùng xanh” của thế giới – nơi người dân sống lâu hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình (71,4 tuổi).
Trong đó, Kohama là một vùng đất hẻo lánh thuộc tỉnh Okinawa. Hòn đảo này có khoảng 700 người sinh sống và hầu hết cư dân đều có tuổi thọ cao.


Những cụ bà trên 80 tuổi sống khỏe mạnh, vui tươi ở Kohama.
Ở đây còn tồn tại một ban nhạc nữ với tên gọi KBG48 gồm các cụ bà trên 80 tuổi, người nhiều tuổi nhất lên đến 100 tuổi. Cái tên KBG48 được lấy cảm hứng từ tên nhóm nhạc thần tượng nữ AKB48. Trong đó , “84” là độ tuổi trung bình và chỉ cho phép những người trên 80 gia nhập nhóm.<
Ban nhạc Nhật độc đáo với những cụ bà trên 80 tuổi
Các thành viên nhóm nhạc KBG48.
Các thành viên KBG48 gặp nhau mỗi tuần 1 lần tại nhà văn hóa địa phương để ca hát và nhảy múa. KBG48 hoạt động theo hình thức nhóm nhạc pop, thường xuyên biểu diễn các ca khúc lấy cảm hứng từ những bản nhạc ballad truyền thống của vùng đất Kohama. Không chỉ tổ chức hội họp, giao lưu, nhóm nhạc này còn ra sản phẩm âm nhạc và được công chúng đón nhận.

Ban nhạc Nhật độc đáo với những cụ bà trên 80 tuổi
Single đầu tiên mang tên Come on and Dance, Kohama Island của “các cô gái” KBG84 được phát hành năm 2015 đã đạt thứ hạng cao trên nhiều bảng xếp hạng âm nhạc. Họ còn đi biểu diễn tại các nhà hát lớn, phục vụ cho khán giả cao niên, tổ chức biểu diễn ở Tokyo, Osaka và Singapore. Chính những điều này giúp các cụ bà phòng tránh được chứng mất trí nhớ và sống lâu hơn.

KBG84 trong một buổi biểu diễn tại Tokyo.
Thành viên Menaka cho hay: “Tôi rèn luyện sức khỏe lúc lau nhà, cọ sàn, nấu cơm. Tôi thường tìm bóng râm để đứng khi trời quá nóng vì tôi không muốn da mình bị rám nắng và lão hóa. Nhờ vậy, tôi không chỉ có ngoại hình trẻ trung mà còn cả tâm hồn tươi mới”.

Ban nhạc Nhật độc đáo với những cụ bà trên 80 tuổi
Dù đã cao tuổi, các cụ bà nhóm KBG84 vẫn năng động và khỏe khoắn. Sự lạc quan, trẻ trung của họ truyền cảm hứng tới những người cùng tuổi và cả các thế hệ sau.
Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ cao. Năm 2017, đất nước này có khoảng 67.824 người từ 100 tuổi trở lên. Trong đó, ở Okinawa, tỷ lệ người sống trên trăm tuổi là khoảng 50/100.000 người.


***********************************************

Okinawa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh Okinawa
沖縄県
—  Tỉnh  —
Chuyển tự Nhật văn
 • Kanji沖縄県
 • RōmajiOkinawa-ken
Chuyển tự Okinawa
 • Okinawaウチナーチン
 • RōmajiUchinaa-chin
Du khách trên những chiếc xe trâu truyền thống đến đảo Yubu-jima, thuộc thị trấn Taketomi, huyện Yaeyama, tỉnh Okinawa.
Du khách trên những chiếc xe trâu truyền thống đến đảo Yubu-jima, thuộc thị trấn Taketomi, huyện Yaeyama, tỉnh Okinawa.
Cờ hiệu của tỉnh Okinawa
Cờ hiệu
Biểu hiệu của tỉnh Okinawa
Biểu hiệu
Vị trí tỉnh Okinawa trên bản đồ Nhật Bản.
Vị trí tỉnh Okinawa trên bản đồ Nhật Bản.
Vị trí tỉnh Okinawa trong khu vực quần đảo Nansei.
Vị trí tỉnh Okinawa trong khu vực quần đảo Nansei.
Tỉnh Okinawa trên bản đồ Thế giới
Tỉnh Okinawa
Tỉnh Okinawa
Tọa độ: 26°12′44,8″B 127°40′51,3″ĐTọa độ26°12′44,8″B 127°40′51,3″Đ
Quốc gia Nhật Bản
VùngKyushu (Ryūkyū Shotō)
ĐảoOkinawa
Lập tỉnh4 tháng 4 năm 1879 (lập tỉnh)
15 tháng 5 năm 1972 (trao trả)
Thủ phủNaha
Phân chia hành chínhhuyện
41 hạt
Chính quyền
 • Thống đốcTakeshi Onaga
 • Phó Thống đốcUrasaki Ishou, Tomikawa Moritake
 • Văn phòng tỉnh1-2-2, phường Izumizaki, thành phố Naha 900-8570
Điện thoại: (+81) 098-866-2333
Diện tích
 • Tổng cộng2.281,12 km2(0.88.075 mi2)
 • Mặt nước0,5%
 • Rừng46,1%
Thứ hạng diện tích44
Dân số (1 tháng 10 năm 2015)
 • Tổng cộng1.433.566
 • Thứ hạng25
 • Mật độ628/km2 (1,630/mi2)
GDP (danh nghĩa, 2014)
 • Tổng sốJP¥ 4.051 tỉ
 • Theo đầu ngườiJP¥ 2,129 triệu
 • Tăng trưởngtăng 3,5%
Múi giờJST (UTC+9)
Mã ISO 3166JP-47
Mã địa phương470007
Thành phố kết nghĩaHawaiiMato Grosso do SulVùng Santa CruzPhúc Kiến sửa dữ liệu
Tỉnh lân cậnKagoshima
Sơ đồ hành chính tỉnh Okinawa
 ― Thành phố /  ― Thị trấn và làng
Trang web
Biểu tượng 
Nhạc ca"Okinawa Kenmin no Uta" (沖縄県民の歌?)
ChimGõ kiến Okinawa(Sapheopipo noguchii)
Chàm mốc (Pterocaesio digramma)
HoaVông nem (Erythrina variegata)
CâyThông Ryūkyū (Pinus luchuensis)
Okinawa (Nhật: 沖縄県 (Xung Thằng Huyện) Okinawa-ken?) là tỉnh cực Nam của Nhật Bản bao gồm hàng trăm đảo thuộc quần đảo Ryukyu. Trung tâm hành chính là thành phố Naha nằm trên đảo lớn nhất của quần đảo là đảo OkinawaQuần đảo Senkaku cũng được Nhật Bản đặt vào phạm vi hành chính của tỉnh Okinawa.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]


Vị trí quần đảo Nansei.

Ba nhóm đảo của Okinawa.
Tỉnh Okinawa bao trùm quần đảo Ryukyu (thuộc quần đảo Nansei) chạy dài hơn 1000 km từ phía Tây Nam Kyushu đến tận Đài Loan và phân thành ba nhóm đảo chính. Đó là:

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử Okinawa
Bài chi tiết: Vương quốc Lưu Cầu
Okinawa vốn không thuộc Nhật Bản mà là một phần của một nhà nước độc lập, đó là Vương quốc Lưu Cầu dù rằng người Okinawa và người Nhật khá gần gũi về mặt chủng tộc. Vương quốc này có quan hệ với Trung Quốc mật thiết hơn là với Nhật Bản.[cần dẫn nguồn]
Năm 1609, daimyo của phiên Satsuma (nay là tỉnh Kagoshima) ở phía Nam đảo Kyushu đã tấn công Okinawa, buộc vương quốc Lưu Cầu phải cống nạp cho Satsuma giống như vẫn cống nạp cho Trung Quốc. Quan hệ giữa Okinawa và Nhật Bản bắt đầu một cách chính thức như thế. Tuy nhiên, vương quốc Lưu Cầu vẫn giữ được chủ quyền của mình với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.
Năm 1872, Nhật Bản biến vương quốc Lưu Cầu thành một thuộc địa của mình và gọi là phiên Okinawa bắt chấp sự phản đối của Trung Quốc. Năm 1874, lấy cớ thổ dân Đài Loan sát hại ngư dân của phiên Okinawa, Nhật Bản xuất binh đánh Đài Loan. Thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản đã buộc Trung Quốc phải thừa nhận Okinawa là một phần của Nhật Bản đồng thời chịu để Đài Loan thành thuộc địa của Nhật. Năm 1879, Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật Bản. Vương quốc Lưu Cầu hoàn toàn diệt vong.
Sau Chiến tranh thế giới II, Okinawa được đặt dưới sự kiểm soát về hành chính của Mỹ. Người Nhật đến Okinawa vào thời gian này cần phải được chính phủ Mỹ cấp visa. Mỹ đã biến Okinawa thành căn cứ quân sự khổng lồ của mình ở Đông Á. Cho đến nay, tới 75% quân số Mỹ ở Nhật Bản đóng tại Okinawa.
Ngày 15 tháng 5 năm 1972, Okinawa trở về với Nhật Bản.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Okinawa gồm 11 thành phố và 30 làng, thị trấn. Dân số toàn tỉnh là 1.366.854 người (năm 2005). Okinawa là tỉnh đông dân thứ 32 ở Nhật Bản.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Okinawa chủ yếu phát triển dựa vào ngành du lịch và nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất Nhật Bản.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]






LUẬT HỎI NGÃ


Trong tiếng Việt chúng ta xử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc với dấu ngã, trong đó có 793 âm tiết (chiếm 62%) viết dấu hỏi, 477 âm tiết (38%) viết dấu ngã. Việc nắm được quy luật dấu hỏi và dấu ngã của lớp từ láy và lớp từ Hán Việt sẽ giúp ta giảm được nhiều lỗi chính tả.

I. TỪ LÁY & TỪ CÓ DẠNG LÁY:

• Các thanh ngang (viết không có dấu) và sắc đi với thanh hỏi, ví dụ như: dư dả, lửng lơ, nóng nẩy, vất vả...
• Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã, ví dụ như: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ...

Quy tắc từ láy chỉ cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã sau đây:

- ã ầm ã, ồn ã

- sã suồng sã

- thãi thưà thãi

- vãnh vặt vãnh

- đẵng đằng đẵng

- ẫm ẫm ờ

- dẫm dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm

- gẫm gạ gẫm

- rẫm rờ rẫm

- đẫn đờ đẫn

- thẫn thờ thẫn

- đẽ đẹp đẽ

- ghẽ gọn ghẽ

- quẽ quạnh quẽ

- kẽo kẽo kẹt

- nghẽo ngặt nghẽo 

- nghễ ngạo nghễ

- nhễ nhễ nhại

- chễm chiễm chệ

- khễng khập khễng

- tễng tập tễnh

- nghễu nghễu nghện

- hĩ hậu hĩ

- ĩ ầm ĩ

- rĩ rầu rĩ, rầm rĩ

- hĩnh hậu hĩnh, hợm hĩnh

- nghĩng ngộ nghĩnh

- trĩnh tròn trĩnh

- xĩnh xoàng xĩnh

- kĩu kĩu kịt

- tĩu tục tĩu

- nhõm nhẹ nhõm

- lõng lạc lõng

- õng õng ẹo

- ngỗ ngỗ nghịch, ngỗ ngược

- sỗ sỗ sàng

- chỗm chồm chỗm

- sỡ sặc sỡ, sàm sỡ

- cỡm kệch cỡm

- ỡm ỡm ờ

- phỡn phè phỡn

- phũ phũ phàng

- gũi gần gũi

- hững hờ hững

Ngoài ra còn có 19 âm tiết dấu ngã khác dùng như từ đơn tiết mà có dạng láy ví dụ như:

- cãi cọ

- giãy giụa

- sẵn sàng

- nẫu nà

- đẫy đà

- vẫy vùng

- bẽ bàng

- dễ dàng

- nghĩ ngợi

- khập khiễng

- rõ ràng

- nõn nà

- thõng thượt

- ngỡ ngàng

- cũ kỹ

- nũng nịu

- sững sờ

- sừng sững

- vững vàng

- ưỡn ẹo

Cần phải nhớ cãi cọ khác với củ cải, nghĩ ngợi khác với nghỉ ngơi, nghỉ học.

Như vậy quy tắc hài thanh cho phép viết đúng chính tả 63 âm tiết dấu ngã.

Ngoài ra còn có 81 âm tiết dấu ngã dưới đây thuộc loại ít dùn

Ngãi, tãi, giãn (dãn), ngão, bẵm, đẵm (đẫm), giẵm (giẫm), gẵng, nhẵng, trẫm, nẫng, dẫy (dãy), gẫy (gãy), nẫy (nãy), dẽ, nhẽ (lẽ), thẽ, trẽ, hẽm (hẻm), trẽn, ẽo, xẽo, chễng, lĩ, nhĩ, quĩ, thĩ, miễu, hĩm, dĩnh, đĩnh, phĩnh, đõ, ngoã, choãi,doãi, doãn, noãn, hoãng, hoẵng, ngoẵng, chõm, tõm, trõm, bõng, ngõng, sõng, chỗi (trỗi), giỗi (dỗi), thỗn, nỗng, hỡ, xỡ, lỡi, lỡm, nỡm, nhỡn, rỡn (giỡn), xũ, lũa, rũa (rữa), chũi, lũi, hũm, tũm, vũm, lũn (nhũn), cuỗm, muỗm, đuỗn, luỗng, thưỡi, đưỡn, phưỡn, thưỡn, chưỡng, gưỡng, khưỡng, trưỡng, mưỡu.

Tôi để ý thấy rất nhiều lỗi chính tả ở những âm tiết rất thường dùng sau đây: đã (đã rồi), sẽ (mai sẽ đi), cũng (cũng thế), vẫn (vẫn thế), dẫu (dẫu sao), mãi (mãi mãi), mỗi, những, hễ (hễ nói là lam), hỡi (hỡi ai), hãy, hẵng.

Cũng có những trường hợp ngoại lệ như:

1. Dấu ngã: đối đãi (từ Hán Việt), sư sãi (từ Hán Việt), vung vãi (từ ghép), hung hàn (từ Hán Việt), than vãn, ve vãn, nhão nhoét (so sánh: nhão nhẹt), minh mẫn (từ Hán Việt), khe khẽ (so sánh: khẽ khàng), riêng rẽ, ễng ương, ngoan ngoãn, nông nỗi, rảnh rỗi, ủ rũ . . .

2. Dấu hỏi: sàng sảy (từ ghép), lẳng lặng, mình mẩy, vẻn vẹn, bền bỉ, nài nỉ, viển vông, chò hỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, sừng sỏ, học hỏi, luồn lỏi, sành sỏi, vỏn vẹn, mềm mỏng, bồi bỏ, chồm hổm, niềm nở, hồ hởi...

II. TỪ HÁN VIỆT:

a) Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là:

• Ch-: chuẩn, chỉ, chỉnh, chủ, chuẩn, chủng, chuyển, chưởng.

• Gi-: giả, giải, giảm, giản, giảng, giảo.

• Kh-: khả, khải, khảm, khảng, khảo, khẳng, khẩn, khẩu, khiển, khoả, khoản, khoảnh, khổ, khổng, khởi, khuẩn, khủng, khuyển, khử.

• Và các từ không có phụ âm đầu như: ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu


b) Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là:

• D-: dã, dẫn, dĩ, diễm, diễn, diễu, dĩnh, doãn, dõng, dũng, dữ, dưỡng.

• L-: lãm, lãn, lãng, lãnh, lão, lẫm, lễ, liễm, liễu, lĩnh, lõa, lỗi, lỗ, lũ, lũng, luỹ, lữ, lưỡng.

• M-: mã, mãi, mãn, mãng, mãnh, mão, mẫn, mẫu, mỹ, miễn.

• N-(kể cả NH-NG): nã, não, ngã, ngãi, ngẫu, nghĩa, nghiễm, ngỗ, ngũ, ngữ, ngưỡng, nhã, nhãn, nhẫn, nhĩ, nhiễm, nhiễu, nhỡn, nhũ, nhũng, nhuyễn, nhưỡng, noãn, nỗ, nữ.

• V-: vãn, vãng, vẫn, vĩ, viễn, vĩnh, võ, võng, vũ.

c) 33 từ tố Hán-Việt có dấu ngã cần ghi nhớ (đối chiếu với bản dấu hỏi bên cạnh):

- Bãi: bãi công, bãi miễn.

- Bảo: bảo quản, bảo thủ. Bão: hoài bão, bão ho

- Bỉ: bỉ ổi, thô bỉ Bĩ: vận bĩ, bĩ cực thái lai

- Cưỡng: cưỡng bức, miễn cưỡng

- Cửu: cửu trùnh, vĩnh cửu Cữu: linh cữu

- Đãi: đối đãi, đãi ngộ

- Đảng: đảng phái Đãng: quang đãng, dâm đãng

- Để: đại để, đáo để, triệt để Đễ: hiếu đễ

- Đỗ: đỗ quyên

- Hải: hải cảng, hàng hải Hãi: kinh hãi

- Hãm: kìm hãm, hãm hại

- Hãn: hãn hữu, hung hãn

- Hãnh: hãnh diện, kiêu hãnh

- Hoãn: hoãn binh, hoà hoãn

- Hổ: hổ cốt, hổ phách Hỗ: hỗ trợ

- Hỗn: hỗn hợp, hỗn độn

- Huyễn: huyễn hoặc

- Hữu: tả hữu, hữu ích

- Kỷ: kỷ luật, kỷ niệm, ích kỷ, thế kỷ Kỹ: kỹ thuật, kỹ nữ

- Phẫn: phẫn nộ

- Phẫu: giải phẫu

- Quẫn: quẫn bách, quẫn trí

- Quỷ: quỷ quái, quỷ quyệt Quỹ: công quỹ, quỹ đạo

- Sỉ: sỉ nhục, liêm sỉ Sĩ: sĩ diện, chiến sĩ, nghệ sĩ

- Tể: tể tướng, chúa tể, đồ tể Tễ: dịch tễ

- Thuẫn: hậu thuẫn, mâu thuẩn

- Tiễn: tiễn biệt, thực tiễn, hoả tiễn

- Tiểu: tiểu đội, tiểu học Tiễu: tuần tiễu, tiễu phỉ

- Tỉnh: tỉnh ngộ, tỉnh thành Tĩnh: bình tĩnh, yên tĩnh

- Trĩ: ấu trĩ

- Trữ: tích trữ, trữ tình

- Tuẫn: tuẫn nạn, tuẫn tiết

- Xả: xả thân Xã: xã hội, xã giao, thị xã

III. TÓM LẠI:

1. Từ láy: Các thanh ngang và sắc đi với thanh hỏi. Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã. Để cho dễ nhớ chúng ta có thể tóm gọn trong hai câu thơ sau:

Chị Huyền vác nặng ngã đau

Anh Sắc không hỏi một câu được là (Hoàng Anh Tuấn).

2. Từ Hán Việt phần lớn viết với dấu hỏi (trong tổng số yếu tố Hán-Việt, có 176 yếu tố viết dấu hỏi, chiếm 62%; 107 yếu tố viết dấu ngã, chiếm 38%), (Hoàng Phê, 6).

Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là CH, GI, KH và các từ khởi đầu bằng nguyên âm hoặc bán nguyên âm như ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.

Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là M, N(NH-NG), V, L, D, N (cho dễ nhớ tôi viết thành Mình Nên Viết Là Dãu Ngã) (Hoàng Anh Tuấn).

Như vậy chỉ cần nắm các qui tắc trên và nhớ 33 trường hợp đặc biệt viết với dấu ngã là có thể viết đúng chính tả toàn bộ 283 yếu tố Hán-Việt có vấn đề hỏi ngã cũng coi như nắm được căn bản chính tả DẤU HỎI HAY DẤU NGÃ trong tiếng Việt (Hoàng Phê, 1).

Phần 1: Các lỗi về dấu câu và cách trình bày:

Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.

Ví dụ cách viết đúng:

- Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)

Ví dụ cách viết sai:

- Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)

Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.

Ví dụ cách viết đúng:

- Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

Ví dụ cách viết sai:

- Đây là vế trước , còn đây là vế sau.

Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.

Ví dụ cách viết đúng:

- Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!”

Ví dụ cách viết sai:

- Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”

Phần 2: Những từ nhiều người thường viết sai:

- “Dành” và “giành”:

Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn (tương đương với “phần này thuộc về bạn”).

Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền.

- “Dữ” và “giữ”:

“Dữ” là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…

“Giữ” là động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ…

- “Khoảng” và :khoản”:

“Khoảng” để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian.

“Khoảng” cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.

“Khoản” là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.

- Số chẵn, số lẻ:

Chẵn dấu ngã, lẻ dấu hỏi là đúng.

- Bán sỉ, bán lẻ:

Cách viết đúng: Cả sỉ và lẻ đều là dấu hỏi.

- “Chẳng lẽ” (một từ thường đặt ở đầu câu, dùng để diễn tả suy đoán về một khả năng mà bản thân không muốn tin hoặc không muốn nó xảy ra):

Chẳng dấu hỏi, lẽ dấu ngã. Cái này ngược lại hoàn toàn với “số chẵn, số lẻ”.

- “Chuyện” và “truyện”:

“Chuyện” là thứ được kể bằng miệng. “Truyện” là chuyện được viết ra và được đọc.

Ví dụ: “chuyện cổ tích” được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện cổ tích”.

- “Sửa” và “sữa”:

Sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.

Sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.

- “Chửa” và “chữa”:

Chửa: đồng nghĩa với mang thai, là dấu hỏi.

Chữa: đồng nghĩa với “sửa”, thường ghép với nhau thành từ ghép “sửa chữa” (lưu ý: sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã mặc dù hai từ này đồng nghĩa)

- “Dục” và “giục”:

“Dục” nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng.

“Giục” nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.

- “Giả”, “giã” và “dã”:

“Giả”: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ

“Giả” còn là một từ gốc Hán mang nghĩa “người”. Ví dụ: tác giả (người tạo ra), cường giả (kẻ mạnh), khán giả (người xem), diễn giả (người nói trước công chúng về một chủ đề nào đó).

“Giã”: thường ghép với các từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.

“Dã”: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã, dã tính, dã man.

- “Sương” và “xương”:

“Sương”: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.

“Xương”: phần khung nâng đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương hầm.

- “Xán lạn”:

“Xán lạn” là cách viết đúng. Cả “xán” và “lạn” đều là những từ gốc Hán. “Xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa. Tất cả các cách viết khác như “sáng lạn”, “sáng lạng”, “sán lạn”… đều là những cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi rất nhiều bài báo cũng dùng sai.

- “Rốt cuộc”:

“Rốt cuộc” là cách viết đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt cục” hoặc “rút cục”.

- “Kết cục”:

“Kết cục” là cách viết đúng. “Kết cuộc” là cách viết sai.

- “Xuất” và “suất”:

“Xuất” là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…

“Suất” là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…

- “Yếu điểm” và “điểm yếu”:

“Yếu điểm”: có nghĩa là điểm quan trọng. “Yếu điểm” đồng nghĩa với “trọng điểm”.

“Điểm yếu”: đồng nghĩa với “nhược điểm”.

- “Tham quan”:

"Tham quan" nghĩa là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. “Tham quan” là cách viết đúng, “thăm quan” là cách viết sai.

Phần 3: Một số quy tắc chính tả:

- Ch/tr:

Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm như oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp các vần này, ta dùng ch. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, chích chòe, loắt choắt, chuệch choạc, chuếnh choáng…

Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Ví dụ: trịnh trọng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu...

Những từ chỉ vật dụng quen thuộc hoặc các mối quan hệ trong gia đình thường có âm đầu là ch. Những từ mang nghĩa phủ định cũng có âm đầu là ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo,... chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ,... cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt,… chẳng, chưa, chớ, chả.

- R/d/gi:

Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: dọa nạt, kinh doanh, duy trì, hậu duệ…

Trong các từ Hán Việt:

+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.

Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu...

+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.

Ví dụ: giải thích, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác...

+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.

Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung...

Phần 4: Bí quyết viết đúng chính tả:

Có những lỗi chính tả chúng ta viết sai mà không biết mình viết sai. Những lỗi này thường do bạn đã quen thuộc với chúng trong thời gian dài nên dù sau khi viết xong đọc lại bạn cũng không phát hiện ra.

Tốt nhất hãy để người khác đọc bài viết của bạn và nhờ họ góp ý, sau khi đã biết được lỗi sai thì hãy ghi nhớ chúng để không phạm phải lần sau.

Tra từ điển tiếng Việt (nếu không có từ điển giấy, có thể tra từ điển online trên mạng) để kiểm tra những từ mà bạn không nhớ rõ cách viết hoặc những từ mà bạn nghi ngờ.

Có một số lỗi không phải do bạn sai chính tả mà là do lỗi đánh máy. Sau khi viết, hãy kiểm tra lại cẩn thận bài viết của bạn để tìm và sửa những lỗi này.

T.Soạn sưu tầm

dimanche 17 décembre 2017

KHI TÌNH NGƯỜI MẤT - BẠO LỰC LÊN NGÔI

Chúa Nhật XXXIV TN - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
KHI TÌNH NGƯỜI MẤT - BẠO LỰC LÊN NGÔI
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Mỗi ngày chỉ cần lướt qua vài trang báo là có thể thấy vô số tin "tức" về hành vi bạo lực trong xã hội, mà nguyên nhân đâu có gì to tát: va quệt xe cộ ngòai đường, lời qua tiếng lại trong quán cà phê... thế là đánh nhau; một cái "nhìn đểu" cũng đủ là nguyên nhân giết người. Không thể không tự hỏi: vì sao bây giờ người ta nhục mạ nhau, đánh nhau, giết nhau... dễ dàng đến thế?
Dư luận Việt Nam thời gian qua rất phẫn nộ khi đọc được những dòng tin trên Facebook của một người có nick name "Kẹo Mút Chơi Bời" khoe khoang rằng: "Chúng tôi vừa đâm một ông già gần 60 tuổi... khả năng chết."
Sau đó lại thêm: "Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin, cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy đã củ tỏi hồi 17g07 ngày 02.11. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi. Lão sinh năm 1953."
Trước hiện trạng này, có người cho rằng một số thanh niên Việt Nam hiện nay không hề thấy lương tâm cắn rứt khi làm thiệt hại đến vật chất lẫn tinh thần của người khác, trái lại còn tỏ ra vui mừng, đặc biệt trong trường hợp này.
Tin từ Công an Thành phố Yên Bái cho biết người có nickname "Kẹo mút chơi bời" trên Facebook đã tới trình diện cơ quan công an ngày 10/11 theo giấy triệu tập để làm rõ hành vi gây phẫn nộ "lên Facebook khoe tông xe chết người".
Đúng như xác minh của Cơ quan Công an Thành phố Yên Bái, người có nickname "Kẹo mút chơi bời" trên Facebook tên thật là Nguyễn Văn Linh (SN 1991, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng - Lào Cai).
Theo Luật Sư Phạm Thanh Bình của công ty luật Hồng Hà thì "Kẹo Mút Chơi Bời" dù không phải là thủ phạm gây tai nạn (là người ngồi sau người gây tai nạn), nhưng không chịu đưa nạn nhân đi cấp cứu gây nên cái chết của ông này thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, tội danh dành cho người đồng phạm đó là "không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng."
Phải chăng xã hội ngày hôm nay đang đánh mất tình đồng loại bằng thái độ dửng dưng, thiếu trách nhiệm và vô cảm trước những bất hạnh của tha nhân? Có lẽ chủ nghĩa "Mackeno" đã ăn sâu vào tâm thức người trẻ hôm nay. Họ không còn tính nghĩa hiệp. Họ không còn nghĩ đến việc phải ra tay giúp đỡ tha nhân khi cần. Họ thích sống cho riêng mình và tìm tư lợi cho cá nhân hơn là dám sống cho lợi ích tha nhân. Họ không còn dám sống "mình vì mọi người" mà chỉ còn đòi người khác "mọi người vì mình" mà thôi.
Xã hội hôm nay dường như đã mất tình liên đới nên thiếu những nghĩa cử cao đẹp của tình người như: "lá lành đùm lá rách" hay "chị ngã em nâng". Ngày xưa cha ông ta đã tìm được sự nâng đỡ của đồng bào, dẫu rằng nước có mất nhà có tan, nhưng vẫn tìm được niềm vui nhờ sự yêu thương đùm bọc của tình làng nghĩa xóm như câu ca dao xưa đã nói:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Ngày nay điều đó đã thay vào bằng sự vô cảm như lời tâm sự của chị Ngô Lan Chi thổ lộ trên trang facebook cá nhân: "Xã hội ngày càng phát triển, những giá trị đạo đức tốt đẹp đang bị các bạn trẻ dẫm nát bằng những phát ngôn gây sốc, bằng những việc làm mà không ai có thể tượng tượng ra. Tôi nghĩ lối sống vô cảm của một bộ phận bạn trẻ đang ngày càng biến tướng và có xu hướng lan rộng đối với những người trẻ xung quanh".
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải sống tình liên đới với tha nhân, không chỉ vì có chung một Cha trên trời nên "tứ hải giai huynh đệ", mà còn vì con người là "hình ảnh Thiên Chúa". Chính Chúa đã tự đồng hoá mình với những mảnh đời bất hạnh lầm than. Chúa mời gọi chúng ta: ai tiếp rước họ là tiếp rước chính Chúa. Ai giúp đỡ họ là giúp đỡ chính Chúa. Ngược lại, Chúa cũng sẽ luận phạt vì chúng ta đã từng khước từ thi ân cho những con người cùng khổ đó.
Thực vậy, trong ngày phán xét, Chúa không hỏi về bằng cấp của chúng ta cao hay thấp. Chúa không xét duyệt chúng ta dựa trên địa vị trần thế của chúng ta. Chúa phán xét theo tinh thần bác ái mà chúng ta đã dành cho tha nhân. Vâng, chúng ta đều phải trả lẽ trước mặt Chúa về tất cả những hành vi của mình. Nhưng công hay tội tuỳ thuộc vào lòng bác ái chúng ta có hay không trong những lời nói và việc làm của mình. Chúa đã từng chê trách thái độ vô cảm của những biệt phái, và của những thầy tư tế khi để mặc người bị nạn trên đường đến Giêricô. Chúa cũng từng dùng dụ ngôn để răn dạy thái độ dửng dưng trước bất hạnh của đồng loại qua dụ ngôn "người phú hộ và Lagiaro". Chúa cũng sẽ luận tội nếu chúng ta cũng thiếu trách nhiệm và sống thiếu tình liên đới qua đời sống yêu thương và phục vụ tha nhân.
Chúa Giêsu là Vua, nhưng Ngài đã cúi mình phục vụ tha nhân. Ngài tự hoà nhập với con người. Ngài đồng hành với con người. Ngài chia sẻ phận người nổi trôi với con người. Ngài đã đến để phục vụ và hiến mạng sống vì hạnh phúc tha nhân. Ngài còn mời gọi chúng ta "ai muốn làm lớn hãy cúi mình phục vụ anh em".
Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống cao đẹp cho dẫu có thiệt thòi vì đi ngược lại với lối sống của thế gian. Xin cho chúng ta luôn can đảm làm chứng cho tình yêu bất diệt của Chúa là dám "thí mạng sống mình vì người mình yêu" và biết yêu thương tha nhân như chính mình. Amen.

samedi 16 décembre 2017

The Miracle of the First Christmas Manger in 1223

Dec 06, 2017

The Miracle of the First Christmas Manger in 1223

The beautiful custom of setting up mangers to commemorate the birth of the Infant Jesus was started by Saint Francis of Assisi.

The First Creche

It was the year 1223. Saint Francis went to Rome to obtain from Pope Honorius III authorization to celebrate Christmas in a totally new way. Saint Francis chose a forest in the vicinity of the village of Greccio, in the region of Umbria, not too far from Rome, where a good friend of his lived, the noble Giovanni Velita.
About 15 days before Christmas, Saint Francis said to him: “If you want to celebrate the feast of the Divine birth in Greccio make haste to prepare what I indicate to you.
“So that we can properly remember the circumstances in which the Divine Child was born and all the inconveniences he endured as he lay in the manger on straw between an ox and a ass, I would like to re-create this in a palpable way, as if I had seen it with my own eyes.”
Many religious and the residents of Greccio and the surrounding area were all invited for this special commemoration. Just before midnight, the Franciscan friars went in procession to the spot chanting the antiphons of Advent. They were accompanied by the villagers who carried flaming torches.
The wind blew strongly and the light of the torches projected their flickering shadows on the dense forest. However, in the clearance where the crib had been set-up, there reigned an ambience of sacrality and peace; only the cold was a nuisance.
When the village bell of Greccio began to toll midnight, a priest began to celebrate Mass. The altar had been placed in front of the crib with the ox and ass on either side. A beautiful full-size statue of the Child Jesus rested on the straw.
As is well known, Saint Francis never wanted to be ordained a priest out of humility. Because of this, as deacon, it was his duty to solemnly sing the Gospel of that Christmas Mass.
After the reading of the Gospel, all waited attentively to hear the sermon that Saint Francis himself gave on the grandeurs and mercies of the Savior of the human race, who that night was made flesh and dwelt among us.
Saint Francis spoke words with a supernatural sweetness about the poverty in which the God-man was born and about the insignificant city of Bethlehem. It is difficult to imagine the fiery love that the sweet, clear, and sonorous voice of Saint Francis produced in the hearts of those privileged to hear him.

The Miracle

At the end of his sermon, Saint Francis bent over to kiss the statue of the Divine Child. At this moment a miracle took place that only he and Giovanni Velita saw. The statue became alive. It was as if it had been woken from a profound sleep with Saint Francis’s kiss, and then the Child Jesus smiled at Saint Francis.
At the consecration, when the bread and wine truly become the Body, Blood, Soul, and Divinity of Our Lord Jesus Christ, Saint Francis was able to contemplate the Messiah in two ways: in the form of the Holy Eucharist and laying in the manger.
At the end of the solemn midnight Mass, and after having incensed the manger, the friars returned to Greccio and the villagers to their homes. Everyone was full of supernatural joy.
The veracity of this event can be certified by the sanctity of the one who experienced it, as well as by the miracles that happened afterwards. The straw from the manger was carefully kept by the people and was an efficacious remedy to miraculously cure sick animals and an antidote against many other diseases.

A Tradition Is Born

This devout and hitherto unknown institution of the manger was enthusiastically received by the faithful. Saint Clare of Assisi established it in her convents. Every year she set-up the manger herself.
The Franciscan friars also spread this custom far and wide. Whether composed of figurines artistically carved from clay, porcelain, or wood, the crib became the very symbol of Christmas.
From the majestic cathedral to the simplest rural chapel, from the palace or mansion to the humblest abode, Catholics worldwide, since that time, have had the pious custom of setting up a manger. In this way they repeat the custom that Providence inspired from the seraphic Saint Francis of Assisi in the remote year of 1223.
Hồng Công sưu tầm