Chúa Nhật XXXIV TN - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ |
NHÂN QUẢ |
Lm. Giuse Trần Việt Hùng |
Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái Mt 25,33).
"Nhân" là nguyên nhân, "Quả" là kết quả. Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt do mầm ấy phát sinh. Trong nhân có qủa và trong qủa có nhân. Chính trong Nhân hiện tại có hàm chứa cái Qủa tương lai. Nhân thế nào thì Qủa thế ấy. Thưởng phạt ngày sau đều tùy thuộc vào những hành động tốt hoặc xấu của chúng ta thực hiện ngày hôm nay. Nói chung, ai trong chúng ta cũng muốn được hưởng hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau. Chúng ta biết con đường lên thiên đàng là thiên đàng mà. Nếu chúng ta muốn được hưởng an lạc ngày sau, chúng ta phải sống vui tươi và an bình ngày nay. Biết rằng cuộc đời ai cũng có những sự chen lẫn giữa vui sướng và khổ sầu. Sự khổ đau trong cuộc sống không phải luôn luôn là sự tiêu cực. Vì sự đau khổ cần thiết như là những thử thách để giúp ta tinh luyện cho cuộc đời sáng thêm. Ví như lửa thử vàng, gian nan thử đức vậy.
Kết thúc Năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng Đại Lễ Chúa Kitô Vua, Vua Các Vua, Chúa Các Chúa. Chúa Giêsu là trung gian giao hòa giữa trời với đất. Ngài đã nhập thể để rao truyền tin mừng cứu độ. Chính Ngài là trung tâm và là cốt lõi của tất cả mọi sự hiện hữu. Ngài mở lối dẫn chúng ta vào hưởng niềm vui hạnh phúc Nước Trời. Con đường Chúa đi là con đường yêu thương trong khổ giá. Muốn lãnh nhận ơn cứu độ, chúng ta phải dõi theo lối bước của Ngài. Hai giới răn nồng cốt tóm kết tất cả lề luật là yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh chị em như chính mình. Đức yêu thương được thể hiện qua sự giúp đỡ, chia sẻ, thăm viếng và sống tình bác ái với nhau. Con đường đức ái là con đường tuyệt hảo dẫn vào quê trời.
Chúa Giêsu dẫn bước chúng ta vào cuộc sống thật ngày sau qua dụ ngôn phân định Chiên và Dê. Chiên và dê chỉ là hình ảnh tượng trưng gởi theo một sứ điệp nói về sống bác ái vị tha. Chiên dê, phải trái, bên này bên kia hay thiên đàng hỏa ngục là ranh giới để phân biệt tốt xấu, lành dữ và thưởng phạt. Phúc thay những ai được xếp vào hàng bên phải: Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ (Mt 25, 34). Không phải tự nhiên hùa theo đám đông mà được ơn cứu độ. Mỗi người phải phấn đấu từng ngày để nên trọn lành. Chúng ta có thể quan sát hình ảnh một thửa ruộng trong đó có lúa và cỏ dại. Khi chủ ruộng vun xới chăm sóc cả hai lúa và cỏ đều được hưởng phân bón và tưới gội đồng đều. Lúa và cỏ cùng chung hưởng nắng ban mai, sương sớm và mưa nguồn. Phát triển tốt nhưng kết qủa thì khác nhau, lúa trổ sinh bông hạt và được thu hoặch cho vào kho lẫm. Còn cỏ dại bị người ta chà đạp và thu gọn đem thiêu đốt.
Theo giáo lý Nhà Phật, nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả và nếu không có Quả thì không có Nhân. Cũng chính trong cái Quả hiện tại, đã có hình bóng của Nhân quá khứ. Vì thế, mỗi vật đều có thể gọi là nhân hay quả: Đối với quá khứ, thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và qủa tiếp nối nhau và đắp đổi nhau như những vòng trong sợi dây chuyền. Nhân qủa đi đôi và ảnh hưởng tới nhau như gieo gió thì gặt bão. Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng tại sao những người làm ác mà họ vẫn sống phây phây lại giầu có sung sướng, trong khi những người hiền lành, đạo đức lại rơi vào cảnh túng quẫn và khổ đau. Câu trả lời là đời sống tạm này chưa kết thúc, chúng ta chưa thể kết luận thế nào là hạnh phúc thật.
Một Nhân không thể sinh ra Quả, mà phải nhờ vào môi trường vạn vật chung quanh. Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có một Nhân nào có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều Nhân khác. Sự liên đới trùng trùng điệp điệp giữa muôn loài làm thành bước tiến của thiên nhiên vạn vật. Không có thụ tạo nào đứng riêng biệt một mình trong vũ trụ. Nói rằng hạt lúa sanh ra cây lúa, là nói một cách giản dị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sanh ra gì được cả, nếu để một mình nó giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất nước và nhân công. Có biết bao nhiêu yêu tố để hình thành một chuỗi Nhân Quả. Trong bất cứ một loài thụ tạo nào cũng có mỗi liên hệ chằng chịt với thế giới hiện hữu chung quanh.
Về phương diện tinh thần, những tư tưởng và hành vi trong quá khứ, tạo cho ta những tính tình tốt hay xấu trong hiện tại. Tư tưởng và hành động quá khứ là Nhân, tính tình và nếp sống trong hiện tại là Quả. Tính tình và nếp sống hiện tại là Nhân, để tiếp tục tạo ra hành động trong tương lai là Quả. Nhân Qủa tiếp nối không ngừng qua những hành vi chúng ta thực hiện hằng ngày. Chúng ta có thể thay đổi và sửa sai những lầm lỡ trong qúa khứ để tạo thành Nhân tốt. Không bao giờ trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Mỗi ngày chúng ta có thể tạo nhân tốt, hậu qủa sẽ tốt. Sống trong xã hội, con người phải tương trợ và có ảnh hưởng lẫn nhau. Tục ngữ nói: Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Một người làm phúc, muôn người đều được hưởng nhờ. Một cây trổ hoa, cả vườn cây thơm hương.
Sống bác ái vị tha là một bổn phận cao quý của con người. Chúng ta thường gặp thấy các Tăng Ni Phật Giáo đi khất thực. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Khất thực là xin vật thực của người đời để nuôi thân mà cũng còn có bổn phận nhắc nhở chúng sinh làm việc phúc đức. Trong Đạo Công Giáo, Kinh Bổn có dạy thương người có mười bốn mối, thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn. Cho kẻ khát uống. Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Cho khách đỗ nhà. Chuộc kẻ làm tôi. Chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người. Mở dạy kẻ mê muội. Yên ủi kẻ âu lo. Răn bảo kẻ có tội. Tha kẻ dể ta. Nhịn kẻ mất lòng ta. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Đây là những mối phúc quan trọng giúp đỡ tha nhân về vật chất và tinh thần. Thật ngạc nhiên khi chúng ta nghe Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói về ngày phán xét. Ngài phán xét về thực hành đức yêu thương hơn là về những sa ngã phạm tội khác. Được thưởng hay bị phạt đều tùy thuộc vào việc thực hành mười bốn mối này.
Con người không thể nên tốt một mình, nhưng phải tương trợ lẫn nhau mà sống. Người ta thường nói: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Ba yếu tố kết thành sự thành công. Chúng ta cần có tha nhân để cùng chia sẻ nâng đỡ, cần có cuộc sống xã hội để cộng tác xây dựng và cần có người đồng hành để chung vai sát cánh gánh vác công việc. Ngày phán xét sau cùng, thẩm phán sự sống sẽ hỏi chúng ta về sự liên đới Nhân Qủa giữa người với người. Với những người tạo Nhân tốt qua việc bác ái, sẽ được nghe những lời an ủi: Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước (Mt 25, 35).
Bất cứ vị thánh nào cũng có trái tim yêu thương rộng mở. Các Ngài biết chia sẻ và dâng hiến. Hiến dâng cuộc đời cho Chúa và phục vụ tha nhân. Không có sự liên đới với tha nhân, chúng ta khó có thể nên trọn lành. Tha nhân tốt hoặc xấu vẫn có thể sẽ giúp chúng ta nên tốt lành. Chúng ta có thể tìm tựa nương đức ái nơi những người khốn cùng, nghèo đói, cô đơn, bệnh hoạn, tù đầy và thất vọng. Họ chính là hình ảnh của Đấng đã dám thí mạng vì yêu. Giúp đỡ những kẻ bé mọn và cùng khốn nhất là chúng ta đang làm cho chính Chúa, Chúa Giêsu đã phán: Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta' (Mt 25, 36).
Thật đáng phải run rẩy và sợ hãi khi chúng ta phải đối diện với sự phán xét sau cùng. Thiên Chúa nhân từ nhưng công bằng vô cùng. Giờ phán xét sẽ không có một ai khác chống lưng cho chúng ta. Chúng ta cũng không còn điểm tựa nào khác để biện hộ. Sự thật phơi bầy trước tôn nhan chói lòa của Tạo Hóa. Chúng ta gieo Nhân nào thì sẽ được gặt Qủa đó. Trong cuộc lữ hành trần thế, biết bao lần chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau khổ, đói khát và cùng quẫn của anh chị em, giờ đây chúng ta phải đối diện: Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: 'Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng (Mt 25,41).
Ngày phán xét, Chúa sẽ không chất vấn chúng ta về bao nhiêu việc vĩ đại đã thực hiện. Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời (Lc 10,20). Thiên Chúa không đếm bao nhiêu giờ chúng ta đã đọc kinh, cầu nguyện, lần hạt, tụ họp sinh hoạt… Chúa sẽ nhìn xem trái tim của chúng ta đã mở rộng yêu thương đến mức nào. Chúng ta đã chia sẻ gì cho những kẻ bé mọn nhất của Chúa. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta qua ý muốn của Chúa, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Chúa lại dành quyền cho chúng ta lựa chọn. Hạnh phúc thay những ai được Chúa cho đứng về phía bên phải: Còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu" (Mt 25,46).
Lạy Chúa, đã rất nhiều lần chúng con đã thưa rằng: Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu? (Mt 25,44). Chúa trả lời: Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta'. (Mt 25,40). Xin Chúa khơi dậy lòng yêu thương bác ái nơi tâm hồn, để chúng con biết cùng chia sẻ. Chúng con cảm tạ danh Chúa muôn ngàn đời. Amen.
|
samedi 30 décembre 2017
NHÂN QUẢ
45 câu nói dưới đây của người Do Thái, rất hay cho chính bản thân và cuộc sống.
Biết những câu nói nổi tiếng dưới đây của người Do Thái bạn sẽ hiểu được vì sao họ lại thông minh và giàu có như vậy.
1. Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng.
2. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.
3. Điếc, nhưng không phải là không biết gì bởi còn có thể đọc được sách báo.
4. Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa thư mà thôi.
5. Ai cũng than vãn thiếu tiền nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả.
6. Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.
5. Ai cũng than vãn thiếu tiền nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả.
6. Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.
7. Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng.
8. Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.
9. Hãy sợ con dê húc phía trước, con ngựa đá phía sau, còn kẻ ngu thì phải đề phòng tứ phía.
10. Kinh nghiệm là cái từ mà mọi người dùng để gọi các sai lầm của mình.
11. Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn những người không có chân.
12. Khi già đi người ta thị lực kém đi nhưng nhìn thấy nhiều hơn.
8. Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.
9. Hãy sợ con dê húc phía trước, con ngựa đá phía sau, còn kẻ ngu thì phải đề phòng tứ phía.
10. Kinh nghiệm là cái từ mà mọi người dùng để gọi các sai lầm của mình.
11. Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn những người không có chân.
12. Khi già đi người ta thị lực kém đi nhưng nhìn thấy nhiều hơn.
13. Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.
14. Ta không cầu xin cho gánh nặng sẽ nhẹ hơn. Nhưng cho đôi vai hãy vững vàng hơn.
15. Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.
16. Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả.
17. Phần lớn người ta thất bại không phải do họ không có khả năng, mà là vì ý chí không kiên định.
18. Đừng nói gì trừ khi bạn đã học được cách im lặng.
19. Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản, ki bo chỉ làm nghèo đi.
20. Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.
21. Nếu vấn đề nào giải quyết được bằng tiền, thì đó không phải là vấn đề mà là chi phí.
22. Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó chưa chắc có nghĩa bạn đang đi sai đường.
23. Có tiền cũng không tốt lắm, cũng như thiếu tiền cũng chẳng tồi lắm.
24. Không có tình huống vô vọng, chỉ có giải pháp không chính xác.
25. Chúa trời cho con người hai tai và một miệng để nghe nhiều nói ít.
26. Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.
27. Nếu cuộc sống không dần dần tốt lên thì nó sẽ kém đi.
28. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.
29. Con người phải sống tối thiểu là vì sự tò mò.
30. Một khi bạn mắc một sai lầm, điều tốt nhất bạn có thể làm là cười vào nó.
31. Nếu mà làm từ thiện chẳng tốn kém gì thì ai cũng làm từ thiện cả.
32. Hầu như những loại hoa có màu trắng đều rất thơm, hoa có màu sắc đẹp đẽ thường không thơm. Người cũng vậy, càng mộc mạc giản dị, càng tỏa hương thơm từ bên trong.
33. Chết vì cười còn hơn là chết vì hoảng sợ.
34. Một người đàn ông có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ.
35. Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta.
36. Ngủ trên gối êm không có nghĩa có giấc mơ đẹp.
37. Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
38. Khi bồ câu kết bạn với quạ, mặc dù cánh của nó vẫn còn màu trắng nhưng trái tim thì dần dần chuyển sang màu đen.
39. Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất.
40. Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.
41. Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.
42. Hạnh phúc chỉ đến khi cánh cửa đã được mở.
43. Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.
44. Cười là loại mỹ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.
45. Kinh nghiệm giống như một chiếc lược mà cuộc đời chỉ ban tặng sau khi chúng ta đã mất hết cả tóc.
14. Ta không cầu xin cho gánh nặng sẽ nhẹ hơn. Nhưng cho đôi vai hãy vững vàng hơn.
15. Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.
16. Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả.
17. Phần lớn người ta thất bại không phải do họ không có khả năng, mà là vì ý chí không kiên định.
18. Đừng nói gì trừ khi bạn đã học được cách im lặng.
19. Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản, ki bo chỉ làm nghèo đi.
20. Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.
21. Nếu vấn đề nào giải quyết được bằng tiền, thì đó không phải là vấn đề mà là chi phí.
22. Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó chưa chắc có nghĩa bạn đang đi sai đường.
23. Có tiền cũng không tốt lắm, cũng như thiếu tiền cũng chẳng tồi lắm.
24. Không có tình huống vô vọng, chỉ có giải pháp không chính xác.
25. Chúa trời cho con người hai tai và một miệng để nghe nhiều nói ít.
26. Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.
27. Nếu cuộc sống không dần dần tốt lên thì nó sẽ kém đi.
28. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.
29. Con người phải sống tối thiểu là vì sự tò mò.
30. Một khi bạn mắc một sai lầm, điều tốt nhất bạn có thể làm là cười vào nó.
31. Nếu mà làm từ thiện chẳng tốn kém gì thì ai cũng làm từ thiện cả.
32. Hầu như những loại hoa có màu trắng đều rất thơm, hoa có màu sắc đẹp đẽ thường không thơm. Người cũng vậy, càng mộc mạc giản dị, càng tỏa hương thơm từ bên trong.
33. Chết vì cười còn hơn là chết vì hoảng sợ.
34. Một người đàn ông có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ.
35. Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta.
36. Ngủ trên gối êm không có nghĩa có giấc mơ đẹp.
37. Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
38. Khi bồ câu kết bạn với quạ, mặc dù cánh của nó vẫn còn màu trắng nhưng trái tim thì dần dần chuyển sang màu đen.
39. Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất.
40. Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.
41. Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.
42. Hạnh phúc chỉ đến khi cánh cửa đã được mở.
43. Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.
44. Cười là loại mỹ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.
45. Kinh nghiệm giống như một chiếc lược mà cuộc đời chỉ ban tặng sau khi chúng ta đã mất hết cả tóc.
TS sưu tầm
mercredi 27 décembre 2017
Lão nông Cần Thơ xây 300 căn nhà cho dân nghèo
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Đã 14 năm qua, một lão nông ở Thốt Nốt, Cần Thơ liên tục bỏ công sức quyên góp và xây hơn 300 căn nhà cho người nghèo ở miền Tây.
Minh Phượng chuyểnÔng là Trương Văn Kiềm (64 tuổi), người địa phương hay gọi là ông Tư Kiềm, ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, theo báo Pháp Luật TP.HCM.Một ngày đầu Tháng Mười Hai, cạnh bờ sông Hậu, thuộc ấp Phước Lộc, phường Tân Lộc, ngay từ sáng sớm đã rôm rả tiếng nói cười hòa lẫn tiếng cưa, khoan, tiếng đóng đinh, tiếng tôn va vào nhau xoang xoảng, ông Tư Kiềm cùng mọi người trong đội xây nhà từ thiện đang dựng nhà cho một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại đây.Phía nhà trên, tiếng của chị Nguyễn Thị Út, người được tặng nhà, vang lên: “Mấy chú rửa tay, vô ăn cơm. Vợ chồng con dọn cơm rồi.” Ngồi vắt vẻo trên nóc căn nhà đang xây, ông Tư Kiềm nói vọng xuống: “Mấy anh em ráng làm thêm chút để hai vợ chồng dọn vào sớm. Chứ mưa xuống, hai đứa nhỏ còn ở trong căn nhà dột nát thì tội lắm… Anh Hai ngó coi miếng tôn nó có bằng chưa?”Phía dưới nhiều người cũng làm việc không nghỉ, người cắt tôn, người dựng vách, người đóng đinh, xẻ gỗ, ai cũng đầm đìa mồ hôi. 12 giờ, đội thợ xây mới chịu nghỉ tay vào ăn cơm.Nhìn mâm cơm đã được bày sẵn từ lâu, một người trong đội thốt lên: “Ái cha, chủ nhà đãi cơm ngon quá, mấy anh không nhanh tay tôi ăn hết phần ráng chịu à!” Nhưng bữa cơm ngon ấy chỉ là vài miếng tàu hủ chiên và một tô canh chua cũng toàn tàu hủ và mấy cọng rau. Ấy vậy mà ai cũng tấm tắc khen ngon.Ông Tư Kiềm cho biết, để có được bữa cơm như thế chủ nhà cũng đã tốn kém rồi. Nếu gia chủ không có khả năng lo cơm thì đội của ông cũng tự bỏ tiền túi ra mua cơm ăn chứ không đòi hỏi gì.“Biệt đội” xây nhà từ thiện Tư Kiềm làm nhà cho một hoàn cảnh khó khăn tại ấp Phước Lộc. (Hình: Pháp Luật TPHCM)Nói về hành trình xây nhà miễn phí cho người nghèo không biết mệt mỏi của mình, ông Tư Kiềm kể lại, cỡ 14 năm rồi, hồi đó trong lúc đi tìm thuốc nam từ thiện, ông thấy một bà lão ở một mình trong căn nhà bị sập bếp. Người con trai kêu mẹ đi đốn cây về cho anh ta sửa lại nhưng bà lão làm sao đốn cây nổi nên bị con mắng nhiếc. “Từ đó, tôi nguyện với lòng phải làm gì đó để những người già neo đơn có nơi trú ngụ an toàn,” ông Tư kể.Và cũng từ đó ông Tư về nhà tự lập trại mộc, tự bỏ tiền túi mua cây, mua tôn về xây nhà từ thiện cho những hoàn cảnh nghèo khó. Cứ biết hoàn cảnh nào khổ là ông Tư chủ động tìm đến giúp đỡ, không chỉ ở địa phương mình mà bất kỳ nơi đâu trong khu vực miền Tây, nơi đâu cần nhà là ông Tư đến “cho” nhà.Mặc dù là nhà cây, vách tôn nhưng chi phí cũng từ 10 đến 15 triệu đồng (khoảng $660) mỗi căn. Bao nhiêu tiền con cái chu cấp hằng tháng, ông Tư gom hết đi mua gỗ về làm nhà miễn phí cho người nghèo.“Ban đầu chỉ có một mình tôi làm. Thấy tôi mua cây nhiều quá, mọi người nói tôi xây cất nhà cửa kinh doanh chứ không tin tôi làm từ thiện. Lúc đó tôi không giải thích gì mà nghĩ mình làm thì người ta sẽ thấy thôi. Người nghèo có được nơi trú mưa trú nắng là mình ấm lòng rồi, đêm về ngủ ngon lắm,” ông Tư Kiềm nói.Một, hai, ba rồi nhiều căn nhà được ông Tư dựng lên. Thấy vậy, nhiều người trong xóm tự động tham gia. Ông Lê Hồng Tuấn (58 tuổi), phường Tân Lộc, cho biết: “Hồi đầu năm nhờ anh Tư mà vợ chồng con trai tôi có được căn nhà trú mưa trú nắng. Thấy việc làm của ảnh có ý nghĩa quá nên tôi gia nhập luôn, phần để trả ơn, phần để giúp đỡ những hoàn cảnh như con mình. Mình già rồi, không làm gì được thì góp chút công sức cho xã hội,” ông Tuấn nói.Số lượng thành viên trong đội không cố định vì đa số là nông dân, thời gian rảnh họ đi theo ông Tư xây nhà từ thiện. Tuy nhiên, mỗi công trình cũng không dưới 10 người tham gia.Cứ thấy truyền hình phát một mảnh đời bất hạnh là ông Tư ghi chú rồi về bàn bạc với mấy người bạn tổ chức quyên góp, vận động, lên kế hoạch tặng nhà cho người đó. Cứ như thế, 14 năm qua ông Tư Kiềm cùng “biệt đội” của mình đã trao tặng khoảng 300 “mái ấm” cho người nghèo khắp các tỉnh, thành miền Tây.Trong bộ quần áo lấm lem vết bẩn, đưa mắt nhìn về căn nhà sắp dựng xong, ông Tư Kiềm chia sẻ: “Không biết mình còn xây được bao nhiêu căn nhà nữa nhưng tôi sẽ làm đến khi nào không còn sức.” (Tr.N)
dimanche 24 décembre 2017
MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC
Chúa Nhật XXXIV TN - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ |
MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC |
Suy niệm của JKN |
Câu hỏi gợi ý:
1. Người đời chúng ta dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt người tốt kẻ xấu? Khi Thiên Chúa phán xét nhân loại, Ngài có phân biệt theo kiểu của chúng ta không? Ngài có mạc khải về những tiêu chuẩn phân biệt của Ngài không?
2. Thiên Chúa phân biệt kẻ xấu với người tốt dựa trên tiêu chuẩn nào? Tại sao vậy? Phân biệt theo tiêu chuẩn ấy có hợp lý không?
3. Qua bài Tin Mừng này, bạn có rút ra được bài học gì mới cho việc nên thánh của bạn không? Quan niệm về nên thánh của bạn có gì thay đổi không?
Suy tư gợi ý:
1. Viễn cảnh cánh chung: phân biệt chiên và dê
Bài Tin Mừng cho thấy một viễn cảnh sẽ xảy ra vào ngày cánh chung, nghĩa là vào thời điểm tận cùng của thời gian, cũng là của trần thế này. Ngày ấy, Thiên Chúa sẽ phân mọi người trên trần gian thành hai loại: một bên là những kẻ thật sự tin theo Ngài, bên kia là những kẻ không tin, hay những kẻ tự xưng là tin Ngài bằng lời nói, nhưng qua hành động lại tỏ ra không tin. Để ám chỉ hai hạng người này, bài Tin Mừng dùng hình ảnh chiên và dê, là hình ảnh mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã dùng (x. Ed 34,17-24). Vì chiên và dê là hai loài thú cùng được chăn nuôi chung trong một đồng cỏ, ở chung với nhau trong một ràn. Chỉ đến thời kỳ xén lông thì người ta mới phân rẽ chúng theo loại. Dụ ngôn lúa và cỏ lùng (x. Mt 13,24-30) cũng cho thấy hai loại cây cùng sống chung với nhau - không phân biệt được - trên cùng một thửa ruộng. Cả hai cùng lớn lên bên cạnh nhau cho tời mùa gặt, chỉ tới lúc đó chúng mới bị phân rẽ: «cỏ lùng thì bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì thu vào kho lẫm» (13,30). Tương tự, chỉ tới ngày cánh chung, kẻ tin và không tin, kẻ thật sự tin và kẻ có vẻ tin mới được phân chia và tách biệt. Chúng ta hãy thử tự xét xem, vào ngày đó, mình thuộc loại nào?
2. Tiêu chuẩn để phân loại
Chỉ có Thiên Chúa, với trí tuệ sáng suốt vô cùng, nhìn thấu suốt tâm can con người, mới có thể xét từng người để xếp họ vào loại nào. Tin Mừng cho ta thấy:
- ngày ấy, toàn nhân loại chỉ được phân ra thành hai loại: chiên và dê, tượng trưng cho người hiền và người dữ, kẻ tin và không tin Thiên Chúa, không có loại thứ ba.
- ngày ấy, Thiên Chúa phán xét theo hành động chứ không theo lời nói của con người. Vấn đề là có làm hay không và làm như thế nào, chứ không phải là có nói hay không, có tuyên xưng hay không, hay nói và tuyên xưng thế nào.
- ngày ấy, Thiên Chúa chỉ phán xét và phân loại dựa theo một tiêu chuẩn duy nhất: cách mỗi người đối xử với tha nhân chung quanh mình.
Dường như không có một tiêu chuẩn nào khác: Thiên Chúa không cần phân biệt ai là giáo hoàng, ai là giám mục, ai là linh mục, ai là giáo dân; không cần biết ai giàu ai nghèo, ai có địa vị ai là thường dân; thậm chí không cần biết ai đi lễ nhiều, ai đọc kinh nhiều, ai lần chuỗi nhiều, ai hành hương nhiều, ai cúng vào nhà thờ nhiều, v. v... Ngài chỉ xét có một điều: mỗi người đã làm gì và không làm gì cho tha nhân. Như thế, chính hành động của chúng ta - chứ không phải lời nói hay cái gì khác - quyết định chúng ta thuộc loại này hay loại kia.
3. Đó là tiêu chuẩn thực tế để phán xét ai tin và ai không tin
a) Tin vào Đức Giêsu là điều kiện để được cứu độ
Trên nguyên tắc, ai tin vào Đức Giêsu thì sẽ được cứu độ (x. Cv 16,31; Rm 10,9; 10,13), và người ta được nên công chính là nhờ đức tin (x. Rm 1,17; 3,22.26.30; 9,30; 10,4) chứ không phải nhờ việc làm (x. Rm 3,28; 9,32; Gl 2,16; 3,11;). Thật vậy, người ta không trở nên công chính nhờ vào việc làm, hay nhờ việc tuân giữ nghiêm chỉnh các điều luật dạy. Thật vậy, rất nhiều người có những hành động rất tốt, rất thiện hảo, thậm chí rất vĩ đại, nhưng không phát xuất từ đức tin hay tình yêu thương, mà từ một động lực vị kỷ, nhằm lợi lộc cho mình. Nhiều nhà tỉ phú bỏ tiền ra xây bệnh viện, trường học để phục vụ người nghèo với điều kiện là bệnh viện hay trường học đó phải mang tên mình, để mình được lưu danh muôn thuở là người đạo đức, biết yêu thương người nghèo. Hành động bố thí như thế không làm cho người ấy nên công chính, vì không phát xuất từ đức tin hay tình thương.
b) Đức tin ấy phải đích thực, được chứng tỏ bằng việc làm
Người ta chỉ trở nên công chính nhờ đức tin. Nhưng đức tin làm cho người ta nên công chính phải là đức tin đích thực: «Quả thế, có tin thật trong lòng mới được nên công chính» (Rm 10,10). Đức tin đích thực không phải là loại «đức tin rẻ tiền», là thứ đức tin chỉ được tuyên xung ngoài môi miệng mà không đi vào cuộc sống, không được chứng tỏ bằng việc làm hay hành động. Hàng rẻ tiền thường là hàng giả. Đức tin đích thực phải là thứ «đức tin đắt giá», không chỉ được tuyên xưng ngoài miệng, mà được chứng tỏ bằng hành động, bằng những hy sinh cụ thể theo sự đòi hỏi của đức tin. Đức tin của chúng ta luôn luôn đòi hỏi một thái độ, một sự lựa chọn thích hợp. Vì không thể vừa tin, mà lại vừa có đời sống trụy lạc, hèn nhát, tham lam, ích kỷ... Thánh Gia-cô-bê xác định: «Đức tin không việc làm là đức tin chết» (Gc 2,14.17).
c) Việc làm của đức tin là việc làm gì?
Tin ở đây là tin vào Thiên Chúa, vào Đức Giêsu. Mà bản chất của Thiên Chúa chính là Tình Yêu, và Đức Giêsu chính là hiện thân của Tình Yêu Thiên Chúa giữa nhân loại. Do đó, những ai thật sự tin vào Thiên Chúa, vào Đức Giêsu, ắt phải yêu mến Ngài và trở nên giống Ngài, nghĩa là trở nên một hiện thân của tình yêu giữa những người chung quanh, gần gũi với mình nhất, đặc biệt với những người đau khổ, túng thiếu, bị áp bức, bất công, cần lòng thương xót. Như vậy, muốn biết ai tin vào Ngài, thì cứ xem cách người ấy cư xử với những người chung quanh, những người gần gũi nhất (vợ con, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, bạn bè thân thiết...), và những người nghèo khổ cần được cứu giúp. Nếu tin Thiên Chúa đích thực, người ấy ắt sẽ phải cư xử với họ bằng tình thương, cụ thể qua sự hy sinh, chấp nhận mất mát đau khổ vì họ.
Vả lại, những người chung quanh ta, đặc biệt những người đang đau khổ cần được ta nâng đỡ, cứu giúp, chính là hiện thân của Thiên Chúa hay của Đức Giêsu bên cạnh chúng ta. Đức Giêsu xác định rõ điều ấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Vì thế, yêu Ngài thì ắt nhiên cũng phải yêu hiện thân của Ngài bên cạnh chúng ta. Do đó, tới ngày phán xét, Ngài chỉ cần dùng một tiêu chuẩn để xét xem chúng ta có tin vào Ngài không, là dựa vào cách cư xử của chúng ta với tha nhân.
Để tóm gọn lại cách nên thánh cho chúng ta, Đức Giêsu nói: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Ga 13,34-35). Tóm lại, yêu thương tha nhân chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa môn đệ đích thực của Đức Giêsu với những người khác.
Cầu nguyện
Tôi nghe Đức Giêsu nói với tôi: «Anh tin Thầy và sống đạo của Thầy thế nào, Thầy chỉ cần dựa vào cách anh đối xử với những người chung quanh anh là Thầy biết ngay. Chắc chắn anh không thể tin Thầy đích thực khi anh đối xử với những người chung quanh anh không ra gì. Họ chính là hiện thân của Thầy bên cạnh anh. Anh đối xử với họ thế nào là đối xử với chính Thầy như vậy. Anh yêu họ chính là anh yêu Thầy. Anh làm điều gì cho họ, chính là anh làm điều đó cho Thầy».
|
Mừng Giáng Sinh 2017, đón Năm Mới 2018
Gia đình Tuấn Đoan xin thân chúc đại gia đình và các thân hữu một Giáng Sinh vui tươi, tràn đầy ơn lành và đón năm mới 2018 với nhiều ước mơ và hy vọng
Joyeux Noel les jeunes TRƯƠNG
Happy holiday season (các bậc trưởng thượng)
Nguồn gốc bản nhạc Silent Night
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
22/Dec/2017
Hằng năm vào tháng Mười Hai, trước cùng trong mùa mừng lễ Chúa giáng sinh , bản nhạc Stille Nacht heilige Nacht thần thoại thời danh cùng phổ thông khắp nơi trên thế giới được hát vang lên, không chỉ trong thánh đường Công Giáo ,Tin Lành, mà còn cả ở nhà tư, nơi công cộng nữa.
Bản nhạc thời danh này là bản nhạc thánh ca được hát trong đêm mừng lễ Chúa giáng sinh. Nhưng dần dần trong dòng thời gian bài hát được ưa chuộng hát khắp nơi, cả trong những buổi trình diễn nhạc giáng sinh nữa. Nó trở thành bài thánh ca thần thoại thời danh trong dân gian.
Lời cùng âm điệu cung nhạc bản nhạc thời danh này gợi gây cảm hứng được dịch ra hay phổ lời bằng tiếng địa phương mỗi quốc gia dân tộc rộng rãi trên thế giới .
Bài nhạc thánh ca này không thể thiếu trong ngày lễ mừng Chúa giáng sinh, đêm 24. tháng 12. và ngày 25. tháng 12. Ngày lễ mừng Chúa giáng sinh mà không hát bài này, như còn thiếu điều gì, hay có người còn cho là chưa mừng lễ Chúa giáng sinh trọn vẹn đầy đủ!!!
Bài hát này tuy được hát hằng năm, hầu như thuộc lòng lời cùng âm điệu khắp nơi trên thế giới, nhưng nó vẫn luôn hằng sống động. Phải, nó luôn luôn có sức hấp dẫn gây mang đến cho người hát cùng người nghe tâm tình, tình cảm rung động cảm kích, cùng cảm giác thư thái bình an.
Bản nhạc không chỉ đi vào lịch sử âm nhạc, lịch sử dân gian , nhưng còn đi vào trái tim lòng con người.
Tác gỉa bài hát thánh ca thời danh này là một Linh mục được cử sai đến trợ giúp ở xứ đạo Công Giáo Thánh Nikolaus vùng Oberndorf bên nước Áo, và Ông thầy giáo đánh đàn nhà thờ Thánh Nikolaus.
Linh mục Joseph Mohr, người sáng tác viết lời bản nhạc Stille Nacht heilige Nacht sinh ngày 11. 12.1792 ở thành phố Salzburg nước Áo - Salzburg cũng là quê quán của nhạc sĩ thiên tài Wolgang Amadeus Mozart - Cha của Joseph đã bỏ vợ con trốn ra đi nửa năm trước khi Joseph sinh ra. Hai ông bà chỉ sống chung với nhau không có lễ cưới về phân đời cũng như phần đạo.
Vào thời lúc đó, cậu bé sau khi chào đời 4 tiếng đồng hồ đã được rửa tội với tên Joseph Mohr .
Theo Hlavac viết về tiểu sử của Joseph Mohr đã mô tả cậu Joseph này đã sống trải qua thời thơ ấu trong hoàn cảnh nghèo nàn tội nghiệp. Nhưng dẫu vậy thân phận nghèo nàn thời thơ ấu lại giúp cậu Joseph trở thành người tốt cùng thời danh.
Cha phó nhà thờ chính tòa Johann Nepomuk Hiernle đã nhìn ra nơi Joseph khả năng thiên phú còn tiềm ẩn, nên đã tận tình nâng đỡ cậu Joseph rất quảng đại. Chính cha phó nhận ra tài năng nơi cậu và hướng dẫn dậy học cùng tạo điều kiện cho Joseph có thể từ 1808 đến 1810 vào học ở đại học Kremsmuenster. Nhờ thế Joseph Mohr có cơ hội kiếm tiền nuôi sống mình bằng chơi dạy nhạc cụ và ca hát.
Tổng giám mục Hieronymus von Colloredo đề ra chương trình cải cách đổi mới việc đào tạo linh mục ở chủng viện. Theo đó không chỉ chú trọng huấn luyện về mục vụ , nhưng còn về trí thức, về tâm lý, về sức khoẻ, về thiên nhiên nông nghiệp. Vị Tổng giám mục chú ý nhiều đến thánh nhạc bên nước Đức.
Những điều này đã gây ấn tượng phấn khởi nơi Joseph Mohr rất mạnh, và cậu muốn đem áp dụng vào thực tế. Là người con ngoại hôn không có cha chỉ sống với mẹ, nên Joseph cần phép chuẩn của Giáo Hội để có thể được truyền chức làm linh mục. Và phép chuẩn đã có cho Joseph.
Ngày 20.08.1815 Joseph Mohr được truyền chức Phó tế và một ngày sau đó được phong chức Linh Mục lúc 23 tuổi.
Linh mục Mohr được sai cử trước hết làm mục vụ ở Ramsau vùng Bayern. Những năm sau đó đổi chỗ làm việc nhiều lần tiếp theo.
Theo những nguồn thuật lại Linh mục Mohr là người có tính tình hài hước vui vẻ, bình dân rất gần với dân chúng xứ đạo, cùng có trái tim tâm hồn với những người nghèo khổ. Ông thích chơi đàn Gitar, ca hát vũ múa vui nhộn, như sở trường của ông.
Năm 1817 được sai cử về trợ giúp nhà thờ Thánh Nocolaus ở Oberndorf, linh mục Mohr quen với Franz Xaver Gruber ( 1787 - 1863), là thầy giáo và là người đánh đàn nhà thờ. Hai người hiểu nhau rất thân tình. Họ trở nên bạn thân thiết với nhau.
Ngày lễ mừng Chúa giáng sinh 1818 Linh mục Mohr đã đưa lời bài hát do ông viết cho Gruber phổ nhạc, và cũng do chính Franz Gruber hát giọng Bass, Joseph Mohr hát giọng Tenor và Joseph Mohr chơi đàn Gitar đệm theo trước hang đá sau thánh lễ mừng Chúa giáng sinh..
Đó là lần đầu tiên bài Stille Nacht heilige Nacht được hát vang lên trong thánh đường vào ngày lễ mừng Chúa giáng sinh ở thánh đường Thánh Nikolaus bên nước Áo. Bài hát này ngày đó được hát không phải với ba phiên khúc nhưng với sáu phiên khúc.
Lời bài hát và âm điệu cung nhạc bài hát thuyết phục làm cảm động say mê mọi người trong nhà thờ từ ngày hôm đó.
Động lực nào đã thúc đẩy Linh mục Mohr sáng tác ra lời bài hát, không có bằng chứng chắc chắn rõ ràng. Một suy đoán tích cực là Fr. Gruber và J. Mohr đã viết bài nhạc này với đàn Gitar chơi đệm trong nhà thờ là điều trước đó chưa xẩy ra. Và trong dòng thời gian có nhiều suy luận, suy đoán mang tính cách trang điểm thêu dệt huyền thoại cũng như lịch sử mang tính cách thi vị của bài Stille Nacht heilige Nacht.
Một năm sau lễ mừng Chúa giáng sinh 1818 với bài hát thời danh thần thoại Stille Nacht heilige Nacht, Linh mục Joseph Mohr được thuyên chuyển khỏi Oberndorf. Sau đó Ông còn thay đổi nhiệm sở bẩy lần nữa. Nhiệm sở sau cùng của Ông từ năm 1837 ở Wagrain vùng Pongau. Nơi đây Linh mục Joseph Mohr qua đời ngày 04.12. 1848 vào tuổi 56 vì bệnh phổi.
Năm 2018 kỷ niệm 200 năm bản nhạc thời danh cùng phổ thông Stille Nacht, heilige Nacht được 200 tuổi. Vùng thánh phố Salzburg bên áo, quê hương của tác gỉa bản nhạc, đã thành lập Hội Stille Nacht. Và năm 2018 Hội sẽ tổ chức lễ hội trọng thể mừng kỷ niệm bản nhạc thần thoại thời danh được 200 tuổi.
Năm 2011 bản nhạc thời danh thần thoại này được công nhận liệt kê vào danh sách Di sản Văn hóa thế giới. Và lời bản nhạc được dịch hay phổ lời ra hơn 200 ngôn ngữ địa phương trên khắp thế giới. Tiếng Viẹt Nam có bản tiếng có bản Việt ngữ Đêm thánh vô cùng do cố nhạc sĩ Hùng Lân viết lời.
Lúc qua đời Linh mục Mohr, tác giả lời bản nhạc Stille nacht, heilige Nacht là người vô sản không có gì sở hữu.
Vì lúc còn sinh thời Ông đã đem những gì mình có trao tặng tất cả, chỉ còn vài bộ quần áo để mặc.
Ông đã qua đời, nhưng bài nhạc thần thoại bất hủ Stille Nacht heilige Nacht ca mừng Chúa giáng sinh của Ông đi vào lịch sử đời sống dân gian cho tới ngàn thu.
Lễ mừng Chúa giáng sinh 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Anh Tuấn sưu tầm
vendredi 22 décembre 2017
Best Christmas Song , André Rieu
Jingle Bells, Silent Night, O Come All Ye Faithful, White Christmas or O Holy Night... listen to the most widely loved Christmas songs of all time performed by André Rieu and his Johann Strauss Orchestra.
Suy niệm lễ Giáng sinh, Khai mở thời kỳ hồng phúc
Khai mở thời kỳ hồng phúc
(Suy niệm lễ Giáng sinh)
Bức tường Berlin 2014 *
Năm 1945, quân đội nước Đức do Hitler cầm đầu bị liên quân đồng minh đánh bại thê thảm, nước Đức trở nên hoang tàn đổ nát và sau đó, vào năm 1949, nước này bị chia cắt thành 2 quốc gia thù nghịch là Đông và Tây Đức.Vào ngày 13 tháng 8 năm 1961, nhà cầm quyền Đông Đức cho xây lên một bức tường bê tông cốt thép cao 3,6 m và dài chừng 160 km dọc theo biên giới đôi bên, để ngăn chặn làn sóng người tỵ nạn từ Đông Đức tràn sang Tây Đức.Ngoài ra, Đông Đức còn cho xây dựng tới 302 tháp canh tại những khu vực trọng yếu dọc bức tường này, gắn thêm nhiều đèn pha, bố trí nhiều lính canh cùng với đàn chó dữ canh phòng cẩn mật. Những người lính canh được lệnh bắn chết bất cứ ai tìm cách vượt qua bức tường này.Thế là có hơn 170 người Đông Đức đã phải bỏ mạng khi tìm cách vượt qua tường thành này. Ngoài ra, có chừng 75.000 người Đông Đức đã bị tòa án luận tội vì mưu toan vượt tường trốn qua Tây Đức. Những người này có thể lãnh án 8 năm tù. Còn những ai giúp đỡ người chạy trốn còn có thể bị án tù chung thân.Thế là bức tường ô nhục này đã chia cắt một nước Đức duy nhất thành hai quốc gia đối lập, xô đẩy đồng bào ruột thịt trong cùng một nước trở thành hai lực lượng đối kháng, đồng thời ngăn chặn không cho đồng bào ở 2 bên bức tường thăm viếng, gặp gỡ và chung sống hoà bình với nhau.Thế rồi giờ phút lịch sử đã đến:Vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, sau khi có thông báo của nhà cầm quyền Đông Đức cho phép người dân Đông Đức có thể đi qua Tây Đức mà không phải xin phép như trước, thế là hàng ngàn, hàng vạn người từ Đông Đức tràn qua Tây Bá Linh ăn kem, uống cà-phê nghe nhạc, đi siêu thị mua sắm và ca hát vang đường. Một số thanh niên leo lên bức tường Bá Linh reo hò. Số người tập trung tại chân tường càng lúc càng đông… Nhiều người dùng búa, xà-beng và đủ các vật dụng khác… đập bỏ nhiều mảng của bức tường, rồi sau đó có cả những xe ủi tham gia phá đổ bức tường.Thế là bức tường ô nhục chia cắt hai miền đất nước được triệt hạ và nhờ đó, người dân hai miền được chung sống trong hoà bình hạnh phúc.Sự chia cắt của nước Đức trong suốt 28 năm bởi bức tường Bá Linh phản ánh một sự chia cắt đau thương và trầm trọng hơn rất nhiều, đó là sự chia cắt giữa Thiên Chúa và loài người do tội lỗi gây ra.Từ ngày nguyên tổ phạm tội, một bức tường vô hình do tội lỗi dựng lên đã tạo nên ngăn cách giữa loài người với Thiên Chúa. Bức tường này tuy vô hình nhưng khả năng chia cắt của nó thật khủng khiếp.Bức tường vô hình và ô nhục này giống như một con đê lớn, đã ngăn chặn không cho vô vàn hồng phúc của Thiên Chúa tuôn đến với loài người.Bức tường quái ác này có tác dụng như một con dao sắc bén khổng lồ cắt đứt tình nghĩa giữa con người và Thiên Chúa.Bức tường ô nhục này đã ngăn chặn không cho loài người trở về với Cha của mình là Thiên Chúa, không cho họ trở về quê thật của mình là cõi phúc thiên đàng, mà buộc họ phải sống lây lất, vất vưởng trên cõi đời ô trọc này trong bất hạnh và cuối cùng phải sa vào hoả ngục là chốn đau thương muôn đời muôn kiếp.Thiên Chúa là Cha nhân lành không nỡ để cho loài người là con cái Ngài phải sống trong tình trạng khốn cùng này mãi, nên đã lên kế hoạch phá đổ bức tường quái ác này.Theo kế hoạch này, Thiên Chúa Cha trao ban Người Con một của mình cho nhân loại và Con Một Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa đã chấp nhận xuống thế làm người,Để triệt hạ bức tường ô nhục này,Để giao hoà con người với Thiên Chúa,Để cho muôn người được trở về với Thiên Chúa là Cha của mình,Để cho tình thương và ân sủng của Thiên Chúa được thông ban chứa chan cho nhân loại, Để sự sống thần linh của Thiên Chúa được ban tặng cho muôn người, nhờ đó muôn dân được sống trong hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa trên thiên quốc.Thế là nhờ biến cố quan trọng này, một trang sử mới được mở ra cho nhân loại, một thời kỳ hồng phúc được khai mở cho cả loài người.Lạy Chúa Giê-su,Chúng con hết lòng cảm tạ, tôn vinh, chúc tụng Chúa đã hạ mình xuống thế làm người phàm hèn như chúng con để triệt hạ bức tường ô nhục ngăn cách chúng con với Thiên Chúa, nhờ đó, muôn vàn hồng ân cao quý của Chúa được tuôn đến với chúng con.Đây là hồng ân cao quý nhất và là nguồn hạnh phúc vô biên mà Chúa đã dành cho chúng con.Xin cho chúng con biết chia sẻ hồng phúc này, niềm hạnh phúc vô biên này cho nhiều anh chị em chưa biết Chúa, bằng cách giúp họ nhận biết Chúa là Đấng cứu độ và đặt trọn niềm tin vào Chúa như chúng con. Amen.Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
* http://kim-doan.blogspot.ca/2014/06/berlin-germany-2014.html
Inscription à :
Articles (Atom)