Anh em hãy lãnh nhận thánh thần
Lễ CHÚA THÁNH THẦN -B- 20-5-2018
CVTĐ 2: 1-11; T.vịnh. 103; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-23
m: Jude Siciliano, OP
Tôi sống trong một cộng đoàn anh em dòng Đaminh. Giống như bạn và gia đình của bạn, chúng tôi có những thói quen của cộng đoàn: Như mỗi đêm sau giờ kinh tối và trước khi ăn tối, thì cùng nhau ngồi xem tin tức thế giới lúc 5:30 chiều. Tôi không biết tại sao chúng tôi làm như thế, có lẻ do tin tức những ngày này thật khủng khiếp! Quá nhiều đau khổ cho hàng triệu người - chúng tôi thường thở dài ngao ngán. Chắc các bạn cũng làm như thế phải không?
Các quảng cáo, rất nhiều, không cho chúng tôi nghỉ ngơi. Chúng tôi thường xuyên bình luận về tất cả những loại thuốc được quảng cáo dành cho chữa bệnh, hoặc cho người cao tuổi – Hình như các quảng cáo đó được gửi đến chúng tôi để nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi đang già đi! (Ai mà cần được nhắc nhở!) Đôi khi tôi nghĩ tôi cần có một bằng dược sĩ để hiểu được những quảng cáo đó. Họ cho biết các tác dụng phụ của các thứ thuốc nhiều hơn là mô tả về thuốc và các lợi ích suy diễn của nó. Sau khi xem những quảng cáo đó, tôi nghĩ chúng ta nên tìm một chứng từ chính thức của ngành
Một số quảng cáo cũng khá bắt mắt; giống như một người phụ nữ nằm trên ghế sofa với một con voi đang ngồi trên cô. Chúng tôi biết rằng cô ấy bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Tôi không bao giờ biết bệnh đó là gì.
Có nhiều quảng cáo nói về chữa trị bệnh khó thở - hen suyễn, phế nang bị lổ rò, hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Quảng cáo hiển thị (và những tường thuật của người dùng) rằng bệnh phổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ; họ có ít năng lực hơn và bị giới hạn không gian cư ngụ, giới hạn những nghành nghề làm việc. Cuộc sống bị hạn chế. Không cần quảng cáo trên truyền hình, chúng ta cũng biết hơi thở rõ ràng là quan trọng phải không? Ngay cả khi chúng ta chỉ bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản, chúng ta cũng thấy khó thở, và có thể hạn chế các việc làm hàng ngày của chúng ta.
Hơi thở là một biểu tượng cho Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh. Kinh Thánh bắt đầu với câu chuyện của Chúa thổi hơi vào đất sét để tạo dựng nên con người đầu tiên. Loài người chúng ta bắt đầu từ hơi thở "ban sự sống" của Thiên Chúa và mỗi hơi thở của chúng ta là hồng ân của Ngài. Chúng ta hít vào, chúng ta thở ra - sống được là nhờ hơi thở của Thiên Chúa trong chúng ta. Điều này gợi cho chúng ta một tên khác của Chúa Thánh Thần - "Hơi thở Thánh của Đức Chúa".
Khi Chúa Jêsus chịu chết, cộng đoàn các môn đệ bị tan vỡ. Mặc dù tin Ngài sống lại, chúng ta thấy các môn đệ của Ngài mất hơi thở của niềm tin trong căn phòng đóng kín cửa và sợ hãi lo âu. Vào ngày phục sinh, Chúa Jêsus đã hiện hữu trong tâm trí họ khi Ngài mời gọi họ đi theo Ngài. Họ sẽ không thể loan bào tin mừng Ngài Phục Sinh nếu họ sống trong căn phòng kín cửa, mất hơi thở vì sợ hãi.
Khi Đức Kitô phục sinh hiện ra trước mặt họ, Ngài làm dịu đi nỗi sợ của họ bằng cách chúc bình an: "Bình an cho anh em" Đó là một hành vi tha thứ vì họ không ở với Ngài khi Ngài cần đến họ. Đó là hồng ân đầu tiên mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta mổi khi chúng ta tham dự bí tích Thánh Thể - món quà của hòa bình. Khi Ngài nói, "Bình an cho anh em" một lần nữa. Tại sao Ngài lại nói hai lần? Ngài có ý gì muốn nói với các môn đệ. Ngài sắp gửi các ông ra đi vào một thế gian không thân thiện đầy thù nghịch để chia sẻ lòng thương xót của Ngài. Thử nghỉ họ sẽ phải tha thứ cho kẻ thù, và loan báo tin mừng bằng lời nói và hành vi của họ để minh chứng tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Thật vậy, tất cả mọi người: ngay cả những người buôn bán ma túy? Ngay cả các tù nhân tại nhà tù liên bang gần đó của chúng ta? Ngay cả những người đã làm hại chúng ta? Và còn bao nhiêu người khác nữa.
Tôi nghỉ rằng, khi các tông đồ được Chúa Giêsu giao cho nhiệm vụ đầy thử thách, họ thở hắt ra và cảm thấy hụt hơi. Một hơi thở hắt không có thuốc men nào có thể chữa khỏi. Những gì họ cần là bắt đầu một đời sống mới. Họ cần một hơi thở tiếp thêm sinh lực từ Thiên Chúa để ban năng lực cho họ. Điều họ cần là Đấng Tạo Hóa thổi hơi thở của Ngài trở lại vào đất sét vô hồn (là các môn đệ và chúng ta) để tạo ra các môn đệ trung thành của Chúa Giêsu – thành những con người mới - thành một cộng đoàn những người nhiệt tình, năng động và biết định hướng cho sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao cho họ.
Nhiệm vụ của giáo hội không phải là sống đằng sau cánh cửa đóng kín. Như ngoài xã hội trong lúc này muốn có sự an toàn có thể làm việc không mệt mỏi cho những thăng trầm của thị trường chứng khoán; để băng qua một con phố đông đúc; cài đặt một hệ thống an ninh trong nhà mình. Nhưng, khi là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không được tìm một cách sống an toàn. Vì như thế không thể là một Kitô hữu được. Khi Chúa Giêsu thổi hơi trên các tông đồ, đó chính là hơi thở sự sống của Đức Chúa, để hình thành những con người mới được tái sinh và một cộng đồng tín hữu, trung thành và tràn đầy năng lực
Bà Patricia Sanchez giáo sư của một đại học Công giáo đã kể câu chuyện này khi bà bình luận về ngày lễ hôm nay. Bà hỏi các sinh viên của mình xem đức tin của họ có đáng chia sẻ được cho người khác hay không. Thì một sinh viên trả lời như sau: "Nếu tôi yêu một người nào, hay một vật gì, thì tôi muốn chia sẻ điều tôi có với họ. Nếu tôi đang yêu, thì tôi không thể chờ đợi để nói với người khác biết. Vì thế, nếu tôi yêu thân phận Kitô hữu của mình, tôi sẽ chia sẽ hồng ân mà tôi được nhận lảnh đó cho người tôi yêu". Bà Sanchez rất ngạc nhiên và thích thú về câu trả lời này.
Những người thở bằng hơi thở của Chúa Thánh Thần không phải là những người sống ngoài cuộc. Họ không sống trong phòng có những cánh cửa bị khóa kín vì sợ hãi. Khi có dịp để chia sẻ đức tin họ sẽ làm ngay. Khi thấy sự bất công xuất hiện, họ lập tức hành động. Khi có ai lâm cảnh đau buồn, họ ngồi bên cạnh và an ủi. Khi một người bạn cùng lớp bị bắt nạt, họ đứng bên cạnh yểm trợ. Khi có một nhân viên mới vào nhận việc, họ giúp đỡ và hướng dẫn tận tình. Khi có ai làm phiền, họ sẽ tha thứ, ngay cả trước khi người kia xin lỗi. Khi họ phãi ra quyết định những việc quan trọng; để thực hiện, họ chọn những việc dễ thương nhất.
Không một hình ảnh nào có thể diễn tả được Chúa Thánh Thần. Ngày nay Ngài được mô tả như là một hơi thở ban sự sống. Nếu chúng ta đang đối mặt với vấn đề đang thử thách đức tin của chúng ta, năng lực của chúng ta bị tiêu hao, và làm chúng ta nín thở, thì đây chính là lúc dâng lời cầu nguyện mà không cần phải nói bằng lời, nhưng bằng một cử chỉ: Hãy hít vào, và đồng thời với lời cầu nguyện - "Xin Chúa Thánh Thần ngự đến".
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
Phụng vụ năm B Lm Jude Siciliano, OP 2017-2018
PENTECOST -B- May 20, 2018
Acts 2: 1-11; Ps. 104; I Cor 12: 3b-7, 12-13;John 20: 19-23
by Jude Siciliano, OP
I live in a community of Dominican Friars. Like you and your families, we have our rituals. Each night after evening prayer and before dinner, we sit down to watch the 5:30 world news. I don’t know why we do, because the news these days is terrible! So much suffering for so many millions – we often groan after some of the reports we see and hear. Don’t you?
The commercials, which are many, don’t give us a break. We frequently comment about all those medicines that are advertised for sick, or elderly people – they seem to be addressed to us to remind us that we are getting older! (Who needs to be reminded!) Sometimes I think I need a degree in pharmacy to understand those commercials. The listing of their-side effects takes longer than the description of the medicines and their hoped-for benefits. After watching those ads, I think we should get credits from a medical school.
Some of those commercials are also quite eye-catching; like the one of the woman lying on the sofa with an elephant sitting on her. We learned that she has COPD, chronic obstructive pulmonary disease. I never knew what that was.
More than one commercial is about people who have trouble breathing – asthma, emphysema, or COPD. The ads show (and people report) that these lung diseases can affect a person’s quality of life; they have less energy and are limited in what they can do. They are forced to live confined lives. Well, we don’t need TV commercials to tell us about the importance of breathing clearly, do we? Even if we just have a cold, or bronchitis, we know that difficulty breathing can restrict our daily activities and make them hard to perform them.
Breath is a symbol in the Bible for the Holy Spirit. The Bible begins with the story of God breathing into clay to form the first human. We humans began through the "life-giving" breath of God and each breath we take is an ongoing gift. We breathe in, we breathe out – alive because of God’s breath in us. Which suggests another name for the Holy Spirit – the "Holy Breath of God."
When Jesus was killed the community was shattered. Even though there was word he had risen, we find his disciples, on the very day of the resurrection, breathless in fear and locked behind closed doors. That is not what Jesus had in mind when he called them to follow him. They are not going to spread the news of him if they are all locked up, short of breath.
When the risen Christ appears before them he calms their fears by offering them peace: "Peace be with you." It was an act of forgiveness for their failure to stand with him when he needed them. It is the first gift he gives us as we begin each Eucharist – the gift of peace. Then he says, "Peace be with you" again. Why does he say it a second time? Because he has something in mind for them. He is about to send them out into an unfriendly, hostile, world to share his mercy. Imagine – they will even have to forgive enemies, and to announce the news through their words and actions of God’s love for all people. All people: even drug dealers? Even inmates at our nearby federal prison? Even the people who have wronged us? Yes, and many more.
I suspect, when they heard that challenging mission, they gasped and fell short of breath. A shortness of breath no prescription medicine could cure. What they needed was a new start in life. They needed an invigorating breath from God. They needed was their Creator God to breathe again into lifeless clay and create faithful disciples of Jesus – new human beings – and a community of people with enthusiasm, energy and direction for the mission Jesus was giving them.
Hiding behind closed doors is not the mission of the church. Playing it safe might work these days for the ups and downs of the stock market; for crossing a busy street; installing a security system in our homes. But, not for being a disciple of Jesus. Playing it safe is not the game plan for Christians. When Jesus breathed upon his disciples God was breathing into clay again, forming renewed human beings and an energized, faithful community of believers.
Patricia Sanchez once told this story in her commentary on today’s feast. A teacher at a Catholic University asked her students if they thought their faith was worth sharing. One student’s response struck the teacher, "If you love someone, or something, enough you want to share it. If you are in love you can’t wait to tell others. So, if you love what it means to be a Christian, it makes all the difference in the world that you give this gift to someone you love."
People who breathe with the breath of the Spirit are not bystanders in life. They don’t live behind locked doors in fear. When an opportunity to share their faith arises, they speak up. When an injustice has been done, they act on it. When someone is grieving, they sit with them in consolation. When a classmate is bullied, they stand alongside them. When a new worker shows up on the job, they help them get oriented. When a wrong is done them they forgive, even before being asked. When they have important choices to make, they choose the most loving one.
No one image can capture the Holy Spirit. Today it is described as a life-giving breath. If we are facing an issue these days that is testing our faith, draining our energy, and leaving us short of breath, then here is a prayer we can say, not in words, but with a gesture: Breathe in, and with each breath, pray this ancient prayer – "Come Holy Spirit come."
T.ANH chuyển