(Trích từ mạng Quán Ven Đường của GS Huỳnh Chiếu Đẳng)Luoi_Tram Ca Mau (Nguyen Ha doc).mp3 15973160ME_Tram Ca Mau (Nguyen Ha doc).mp3 11372810
vendredi 25 mai 2018
Nghe đọc truyện ngắn của Tràm Cà Mau
Elon Musk báo giá đường hầm di chuyển tốc độ cao: chỉ 1 USD để đi 30km trong 8 phút
Elon Musk báo giá đường hầm di chuyển tốc độ cao: chỉ 1 USD để đi 30km trong 8 phút
Cụ thể, Musk đã chính thức công bố concept của Loop - một hệ thống di chuyển tốc độ cao (hơn 240 km/h) với khả năng đưa 16 người từ trung tâm thành phố đến sân bay quốc tế Los Angeles (khoảng 30km) chỉ trong vòng 8 phút. Đặc biệt hơn, giá vé dành cho dịch vụ cao cấp này lại cực kì “hạt dẻ”, chỉ 1 USD (gần 23.000 đồng)/1 lượt đi.
Elon Musk (trái) cùng Steve Davis chia sẻ về dự án đường hầm dưới thành phố Los Angeles.
Ngoài ra, Elon Musk còn tiết lộ thêm về kế hoạch xây dựng hàng trăm trạm trung chuyển khác với diện tích bằng hoặc gấp đôi một bãi đỗ xe ô tô thông thường. Ông hy vọng điều này sẽ góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông tại bất cứ tuyến phố nào vào những khung giờ cao điểm.
Trước đó, Musk cũng đã đăng tải đoạn video trên Instagram cá nhân tiết lộ dự án đường hầm này đã sắp hoàn thành và sẵn sàng phục vụ người dân trong vài tháng tới nhưng không công bố thời gian cụ thể.
Từ trước đến nay, Musk đã không ít lần lên tiếng chỉ trích hệ thống giao thông tại thành phố Los Angeles. Đó là một trong những lý do vì sao ông thành lập The Boring Company và tập trung đào đường hầm trong suốt 1 năm qua. Ông cho biết: “Tôi nghĩ đó là cách duy nhất để giải quyết triệt để “căn bệnh” tắc đường kinh niên tại các thành phố lớn”.
Elon Musk muốn xây dựng hệ thống đường hầm để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại những thành phố lớn.
Trong dự án đường hầm của Musk và The Boring Company có bao gồm 1 đoạn đường dài 4,5km chạy song song với đường cao tốc I-405. Các loại phương tiện giao thông công cộng như xe bus sẽ không được phép sử dụng đường hầm này.
Vì sao đoạn đường này lại đặc biệt? Đơn giản là vì Elon Musk rất ghét tình trạng giao thông tại đường cao tốc I-405. Musk so sánh tình trạng giao thông tại đây tương đương với “tầng thứ 7 hoặc thứ 8 dưới địa ngục”. Ông cũng chia sẻ chính vì sự ùn tắc kinh khủng đó đã khiến cho sự kiện này bắt đầu muộn hơn so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, tuyến đường hầm ngầm tại Los Angeles mới chỉ là bước khởi đầu cho một kế hoạch còn vĩ đại hơn của Musk: Hệ thống giao thông siêu tốc Hyperloop, cho phép con người di chuyển với tốc độ máy bay nhưng với mức giá thấp hơn rất nhiều. Trong năm 2017, The Boring Company cũng đã được cấp phép xây dựng hệ thống Hyperloop đầu tiên nối liền New York với Washington, DC.
Tuyến đường hầm dưới thành phố Los Angeles mới chỉ là bước đầu tiên trong kế hoạch xây dựng hệ thống Hyperloop của Elon Musk.
Mặt khác, sau khi chia sẻ những chi tiết cụ thể về tuyến đường hầm tại Los Angeles, Musk cũng không quên “đá đểu” dự án ô tô bay của Uber và cho rằng đó là một ý tưởng phi thực tế.
Ông chỉ ra rất nhiều lợi ích mà đường hầm có thể mang lại như hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết hay cho phép ông phân chia lại hệ thống làn đường sao cho khoa học nhất. Ông cho biết: “Đối với đường hầm, bạn có thể tạo ra đến hàng trăm làn đường khác nhau, không hề bị giới hạn như những tuyến đường cao tốc trên mặt đất hiện tại”.
Ngoài ra, ông còn khẳng định dự án này sẽ tuyệt đối an toàn và không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào cả. Người dân sẽ không bị làm phiền bởi những tiếng ồn do hệ thống giao thông dưới lòng đất, và các trận động đất cũng không gây nhiều thiệt hại đáng kể cho tuyến đường hầm đó.
Lời cảnh báo đáng suy tư: Tâm sự của một cựu Linh Mục
Lời cảnh báo đáng suy tư: Tâm sự của một cựu Linh Mục
Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.
“Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng, quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”. Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát trên. Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý. Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra trên đất nước tự do này. Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện lên họ tới Tối Cao Pháp Viện chứ chơi à. Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.
Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”. Cuốn sách trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, Lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì ? ”
Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. Càng ngày tôi cũng càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh và kiêu căng với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý Chúa Cha. Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn của cuộc sống quay cuồng chung quanh. Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính. Chính sự cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh. Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã viết trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” : Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên Chúa. Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rõ Ngài là Đấng Sáng Tạo và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí “dò thấu mọi sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 10), cũng như dò thấu những gì bí mật của tâm hồn. Trong việc cầu nguyện, trước hết, Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin tưởng”. Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi. Lời bàn: Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ. Bao nhiêu lần tôi đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo làm chuyện khác. Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của tôi. Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa. Sống như điên, cày như điên như thế có phải là cuộc sống được chúc phúc không?
Tuyet Luong - T.Anh sưu tầm
|
jeudi 24 mai 2018
Điểm lại 10 khoảnh khắc 3 đám cưới của Hoàng gia Anh?
Vietbf.com - Dưới đây 10 khoảnh khắc giữa ba đám cưới Hoàng gia của Công nương Diana, công nương Kate và nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle, nhưng dù sao Công nương Diana vẫn được đánh giá là xinh đẹp nhất so với hai con dâu của bà, và ngoài ra cũng sẽ cung cấp thêm một số thông tin thú vị về những đám cưới Hoàng gia Anh.
Mặc dù đã trôi qua được 5 ngày, thế nhưng chủ để Đám cưới Hoàng gia cho tới thời điểm này dường như vẫn chưa hạ nhiệt trên các mặt báo Anh Quốc cũng như thế giới. Dưới đây là 10 khoảnh khắc - 10 khung hình so sánh giữa ba đám cưới Hoàng gia qua các năm 1981, 2011 và 2018, với các cô dâu lần lượt là Công nương Diana, Công nương Kate và mới đây nhất là nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle.
1. Các phù dâu
Theo truyền thống của hoàng gia, cô dâu Meghan Markle được tháp tùng bởi 6 phù dâu nhỏ, trong đó có hai cậu bé (trong số này đã bao gồm cả Hoàng tử George và Công chúa Charlotte). Nhiều thập niên trước đám cưới của Meghan và Harry, lễ kết hôn của Công nương Diana có phù dâu là các bé gái con của những người bạn thân. Bữa tiệc cưới của Kate Middleton có phần kém truyền thống hơn so với Diana hay Meghan, khi mà Nữ công tước xứ Cambridge nhờ em gái Pippa Middleton làm hầu gái danh dự.
2. Vẻ ngoài rạng rỡ
Ba cô dâu Hoàng gia đều được đánh giá là xinh đẹp xuất sắc trong ngày cưới của mình, tuy nhiên công nương Diana với vẻ đẹp châu Âu điển hình vẫn được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, Meghan Markle lại được đánh giá là "được trang điểm đẹp nhất."
3. Hoa cưới
Cả ba cô dâu Hoàng gia đều sử dụng hoa cưới màu trắng cài thêm một nhánh sim, biểu trưng cho tình yêu và hy vọng. Bó hoa cưới của Meghan còn được cài thêm một nhành hoa "Xin đừng quên em" - Chi lưu ly - do chính tay Hoàng tử Harry chọn.
4. Bánh cưới
Ba đám cưới Hoàng gia có những chiếc bánh cưới khác khác biệt. Trong khi bánh cưới chính thức cho lễ cưới năm 1981 của công nương Diana là một chiếc bánh trái cây cao 5 foot (1,5m) với kem phủ pho mát thì Hoàng tử William và Kate lại lựa chọn một loại bánh trái cây gồm 8 tầng được trang trí bằng đá trắng và đường hoa. Meghan và Harry đã chọn chiếc bánh cưới hoa anh đào khác hẳn với truyền thống, được trưng bày không theo dạng tháp mà chia tầng độc lập.
5. Cuộc diễu hành
Cả ba đám cưới Hoàng gia đều không có nhiều điểm khác biệt. Sau khi trao nhau lời thề tại Nhà thờ St. Paul, London, Diana và Charles đã cùng diễu hành trên một chiếc xe ngựa và vẫy tay chào người xem. Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge cũng xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một cặp vợ chồng trên đường phố London sau lễ cưới vào năm 2011. Lộ trình của Meghan Markle và Hoàng tử Harry thì có chút khác biệt khi họ lựa chọn lâu đài Windsor để cử hành hôn lễ.
6. Váy cưới
Trong lễ cưới năm 1981, Công nương Diana đã chọn một chiếc váy cưới tay phồng bằng vải bông thô của vợ chồng nhà thiết kế David và Elizabeth Emanuel ở London. Kate Middleton mặc một chiếc váy cưới dài tay mang tính biểu tượng của Alexander McQueen, trong khi Meghan chọn chiếc váy cưới tối giản cộp mác Audrey Hepburn-esque
7. Thông báo kết hôn
Trong lần ra mắt của họ với tư cách là cô dâu hoàng gia tương lai, Diana, Kate và Meghan đều xuất hiện lộng lẫy và sành điệu. Công nương Diana mặc một bộ quần áo màu xanh coban với thiết kế vượt thời gian bên cạnh Hoàng tử Charles, trong khi công nương Kate mặc một chiếc váy dài tay lụa màu xanh hải quân trong chuyến đi chơi đầu tiên sau khi đính hôn với Hoàng tử William. Nữ công tước xứ Sussex mặc một chiếc áo khoác màu trắng trong bức ảnh đầu tiên của cặp đôi tại Cung điện Kensington.
8. Nụ hôn đính ước
Meghan và Harry có một loạt những khoảnh khắc trao nụ hôn đáng nhớ trong đám cưới hoàng gia của họ. Trong khi Diana và Kate trao cho chồng mình nụ hôn đầu tiên sau đám cưới với tư cách là thành viên của gia đình hoàng gia trên ban công tại Cung điện Buckingham thì Meghan và Harry đã ghi lại khoảnh khắc gắn bó trên thềm bậc thang của Nhà nguyện St George.
9. Vương miện cưới
Cả ba cô dâu Hoàng gia đều đeo vương miện vào ngày cưới của họ. Công nương Diana đeo một chiếc vương miện The Spencer, được cho là tạo nên bởi sự kết hợp giữa các đồ trang sức Hoàng gia. Trong khi đó, công nương Kate Middleton mang một chiếc vương miện Cartier Halo từ bộ sưu tập của Nữ hoàng Elizabeth II. Nữ công tước xứ Sussex thì chọn cho mình một chiếc vương miện bằng đá cẩm thạch được thiết kế ban đầu là cho Nữ hoàng Mary.
10. Chân dung Hoàng gia
Việc chụp ảnh chân dung của hoàng gia là một truyền thống đám cưới của điện Buckingham. Năm 1981, Charles và Diana chụp ảnh chân dung Hoàng gia với một nhóm lớn các thành viên gia đình hoàng gia tụ tập đầy đủ xung quanh. Công nương Kate và William vào năm 2011 đã chụp ảnh cùng gia quyến ở Phòng đặt ngai vàng ở Cung điện Buckingham với ít thành viên hơn, và ảnh cưới cũng có phần nghiêm trang hơn. Với bức ảnh gia đình của Meghan và Harry, cặp đôi mới cưới đã tạo ra một cảm giác thoải mái và trẻ trung khi các thành viên Hoàng gia quây quần lại thành một vòng tròn với các bé trai, gái phù dâu nằm và ngồi thoải mái trên sàn cung điện.
Mặc dù đã trôi qua được 5 ngày, thế nhưng chủ để Đám cưới Hoàng gia cho tới thời điểm này dường như vẫn chưa hạ nhiệt trên các mặt báo Anh Quốc cũng như thế giới. Dưới đây là 10 khoảnh khắc - 10 khung hình so sánh giữa ba đám cưới Hoàng gia qua các năm 1981, 2011 và 2018, với các cô dâu lần lượt là Công nương Diana, Công nương Kate và mới đây nhất là nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle.
1. Các phù dâu
Theo truyền thống của hoàng gia, cô dâu Meghan Markle được tháp tùng bởi 6 phù dâu nhỏ, trong đó có hai cậu bé (trong số này đã bao gồm cả Hoàng tử George và Công chúa Charlotte). Nhiều thập niên trước đám cưới của Meghan và Harry, lễ kết hôn của Công nương Diana có phù dâu là các bé gái con của những người bạn thân. Bữa tiệc cưới của Kate Middleton có phần kém truyền thống hơn so với Diana hay Meghan, khi mà Nữ công tước xứ Cambridge nhờ em gái Pippa Middleton làm hầu gái danh dự.
2. Vẻ ngoài rạng rỡ
Ba cô dâu Hoàng gia đều được đánh giá là xinh đẹp xuất sắc trong ngày cưới của mình, tuy nhiên công nương Diana với vẻ đẹp châu Âu điển hình vẫn được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, Meghan Markle lại được đánh giá là "được trang điểm đẹp nhất."
3. Hoa cưới
Cả ba cô dâu Hoàng gia đều sử dụng hoa cưới màu trắng cài thêm một nhánh sim, biểu trưng cho tình yêu và hy vọng. Bó hoa cưới của Meghan còn được cài thêm một nhành hoa "Xin đừng quên em" - Chi lưu ly - do chính tay Hoàng tử Harry chọn.
4. Bánh cưới
Ba đám cưới Hoàng gia có những chiếc bánh cưới khác khác biệt. Trong khi bánh cưới chính thức cho lễ cưới năm 1981 của công nương Diana là một chiếc bánh trái cây cao 5 foot (1,5m) với kem phủ pho mát thì Hoàng tử William và Kate lại lựa chọn một loại bánh trái cây gồm 8 tầng được trang trí bằng đá trắng và đường hoa. Meghan và Harry đã chọn chiếc bánh cưới hoa anh đào khác hẳn với truyền thống, được trưng bày không theo dạng tháp mà chia tầng độc lập.
5. Cuộc diễu hành
Cả ba đám cưới Hoàng gia đều không có nhiều điểm khác biệt. Sau khi trao nhau lời thề tại Nhà thờ St. Paul, London, Diana và Charles đã cùng diễu hành trên một chiếc xe ngựa và vẫy tay chào người xem. Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge cũng xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một cặp vợ chồng trên đường phố London sau lễ cưới vào năm 2011. Lộ trình của Meghan Markle và Hoàng tử Harry thì có chút khác biệt khi họ lựa chọn lâu đài Windsor để cử hành hôn lễ.
6. Váy cưới
Trong lễ cưới năm 1981, Công nương Diana đã chọn một chiếc váy cưới tay phồng bằng vải bông thô của vợ chồng nhà thiết kế David và Elizabeth Emanuel ở London. Kate Middleton mặc một chiếc váy cưới dài tay mang tính biểu tượng của Alexander McQueen, trong khi Meghan chọn chiếc váy cưới tối giản cộp mác Audrey Hepburn-esque
7. Thông báo kết hôn
Trong lần ra mắt của họ với tư cách là cô dâu hoàng gia tương lai, Diana, Kate và Meghan đều xuất hiện lộng lẫy và sành điệu. Công nương Diana mặc một bộ quần áo màu xanh coban với thiết kế vượt thời gian bên cạnh Hoàng tử Charles, trong khi công nương Kate mặc một chiếc váy dài tay lụa màu xanh hải quân trong chuyến đi chơi đầu tiên sau khi đính hôn với Hoàng tử William. Nữ công tước xứ Sussex mặc một chiếc áo khoác màu trắng trong bức ảnh đầu tiên của cặp đôi tại Cung điện Kensington.
8. Nụ hôn đính ước
Meghan và Harry có một loạt những khoảnh khắc trao nụ hôn đáng nhớ trong đám cưới hoàng gia của họ. Trong khi Diana và Kate trao cho chồng mình nụ hôn đầu tiên sau đám cưới với tư cách là thành viên của gia đình hoàng gia trên ban công tại Cung điện Buckingham thì Meghan và Harry đã ghi lại khoảnh khắc gắn bó trên thềm bậc thang của Nhà nguyện St George.
9. Vương miện cưới
Cả ba cô dâu Hoàng gia đều đeo vương miện vào ngày cưới của họ. Công nương Diana đeo một chiếc vương miện The Spencer, được cho là tạo nên bởi sự kết hợp giữa các đồ trang sức Hoàng gia. Trong khi đó, công nương Kate Middleton mang một chiếc vương miện Cartier Halo từ bộ sưu tập của Nữ hoàng Elizabeth II. Nữ công tước xứ Sussex thì chọn cho mình một chiếc vương miện bằng đá cẩm thạch được thiết kế ban đầu là cho Nữ hoàng Mary.
10. Chân dung Hoàng gia
Việc chụp ảnh chân dung của hoàng gia là một truyền thống đám cưới của điện Buckingham. Năm 1981, Charles và Diana chụp ảnh chân dung Hoàng gia với một nhóm lớn các thành viên gia đình hoàng gia tụ tập đầy đủ xung quanh. Công nương Kate và William vào năm 2011 đã chụp ảnh cùng gia quyến ở Phòng đặt ngai vàng ở Cung điện Buckingham với ít thành viên hơn, và ảnh cưới cũng có phần nghiêm trang hơn. Với bức ảnh gia đình của Meghan và Harry, cặp đôi mới cưới đã tạo ra một cảm giác thoải mái và trẻ trung khi các thành viên Hoàng gia quây quần lại thành một vòng tròn với các bé trai, gái phù dâu nằm và ngồi thoải mái trên sàn cung điện.
NGUỒN
Inscription à :
Articles (Atom)