mercredi 8 août 2018

CÁ KOI

Cá Koi là loài cá chép đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh. Ngày nay, loài cá này không chỉ phổ biến ở Nhật mà còn được nhiều nước ưa thích, trong đó có Việt Nam. 



Cá Koi: Quốc ngư đẹp đến mê hồn của xứ sở Mặt Trời mọc

Xuất xứ loài cá được mệnh danh là "quốc ngư Nhật Bản"

Khi nói tới xứ sở hoa anh đào, người ta liền nghĩ tới vẻ đẹp của nghệ thuật và tinh hoa. Một đất nước đan xen giữa hiện đại và truyền thống, giữa châu Á và châu Âu.

Nơi đây cũng là nơi bắt nguồn của một trong những giống cá cảnh đẹp nhất thế giới - cá Koi, quốc ngư của xứ sở Mặt Trời mọc.
Người Nhật đã thu thập và lai tạo ra nhiều loại cá Koi đẹp như hiện nay.

Ban đầu, cá Koi được nuôi để làm thực phẩm, sau đó một số người đã nhận ra màu sắc thay đổi của chúng khi nuôi chung với nhau.

Rất nhiều màu mới do sự lai tạo làm nên những chú cá rất đẹp. Do đó người Nhật đã tiến hành lai tạo để tạo ra giống cá cảnh đẹp mắt ngày nay.

Cá Koi - Quốc ngư xinh đẹp của người Nhật Bản.

Cá Koi rất dễ nuôi nên được phổ biến rộng rãi, dần dần chúng trở thành loài cá quốc ngư của xứ sở hoa anh đào.

Không chỉ người châu Á, người châu Âu cũng vô cùng ưa chuộng thú chơi cá Koi đậm sắc châu Á với thiết kế thiên nhiên như hòn non bộ, thác nước, cây cảnh... ở hồ cá.

Đến năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã tổ chức triển lãm giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata - nơi bắt nguồn của những chú cá Koi lai tạo đầu tiên được chính thức mang tên Niigata Koi.


Từ đây, cá chép Nhật với 2 màu chủ đạo "đỏ và trắng" được tôn vinh và mua bán rộng rãi. Ngày nay, cá Koi trở thành một loài cá cảnh được ưa chuộng và xuất khẩu tới rất nhiều quốc gia khác nhau, ở cả châu Á lẫn châu Âu. Ở Việt Nam, giá của những chú cá Koi khá đắt.

Do đó đây là thú chơi của giới "đại gia" vì giá thành mỗi con từ vài ngàn cho đến hàng chục ngàn USD, cũng như tốn nhiều công sức chăm sóc.

Chúng sống thành bầy đàn nên người ta thường mua rất nhiều con một lần, giá thành của một bầy cá có thể lên tới tiền tỷ!

Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại.

Một số đặc điểm của cá Koi

Trước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm, rồi suy giảm dần xuống theo các thế hệ.

Phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1m nếu nuôi ở ao lớn và tuổi thọ từ 40 đến 60 năm tuổi. Tuy là loại cá "sang chảnh" nhưng chúng lại khá dễ nuôi so với những loài cá cảnh đắt tiền khác. Nếu chăm sóc đúng cách, chúng sẽ sống rất khỏe mạnh.

Chủng loại cá Koi:

Cá Koi được chia làm 2 loại chính

Cá Koi được chia ra làm 2 loại: Koi chuẩn và Koi bướm.

Càng ngày càng có nhiều loại cá Koi mới do lai tạo và công nghệ

Mỗi một loại cá Koi với màu sắc khác nhau mang đến ý nghĩa nhất định thể hiện mong ước của gia chủ.

Một lý do nữa khiến loài cá được ưa chuộng rộng rãi là do nó mang những ý nghĩa tốt đẹp tới cho gia chủ:

Hồ cá Koi.

Cá Koi thuộc giống cá Chép - biểu trưng cho một sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, như khả năng bơi ngược dòng chảy để đẻ trứng. Sức mạnh thần kì của cá Koi đã trở thành sự tích "Cá chép hóa rồng" trong điển tích Trung Quốc.

Do đó cá Koi đại diện cho một sự thay đổi mang lại ý nghĩa tốt đẹp, là tượng trưng cho ý chí không bị khuất phục để đạt tới thành công.

Đối với người xưa thì đây là loài cá mang đến tài lộc, vận may, sự thành công, trường thọ giàu có và bình an cho gia đình. Vì thế người ta xem đây là loài cá phong thủy giúp cho gia đình có được may mắn.

Bể cá Koi.

Ngoài ra, cá Koi còn có mối liên hệ đặc biệt với hoa sen. Hoa sen là bông hoa đẹp mọc ra từ ao bùn. Sen và cá Koi kết hợp với nhau biểu tượng cho nỗi đau, đấu tranh và tăng trưởng.

Cá Koi rất hiền lành, chúng sống hòa thuận theo đàn nên rất dễ nuôi, là loài cá tạp ăn nên chúng rất mau lớn và có sức sống mãnh liệt.

Cá Koi rất hiền lành và thân thiện

Người Nhật rất yêu Koi, họ dành một khoảng sân vườn rộng lớn để xây dựng hồ cá Koi và chăm sóc rất kỹ lưỡng như một thành viên trong gia đình vậy.

Người chơi cá Koi chú trọng vào màu sắc, càng độc đáo đặc biệt thì giá trị của nó càng cao. Có người chọn màu cá Koi theo phong thủy ngũ hành, có người thích dòng cá có kim tuyến trên mình, có người thích dòng Koi một màu.


Không chỉ nuôi cá, việc thiết kế không gian nuôi như ao cá, cây cảnh, hòn non bộ,... cũng là cả một sự đầu tư công sức lẫn thời gian của người chơi, đưa thú vui này lên một tầm nghệ thuật cao.

Ngắm nhìn vẻ đẹp của những hồ cá Koi trong nhà:

Một ao nuôi cá Koi

Không chỉ là một nghệ thuật, nuôi cá Koi giúp chúng ta có một không gian hòa hợp thiên nhiên, là nơi tiếp khách lý tưởng và thể hiện phong cách của bạn.

Một bể cá Koi sẽ làm khiến ngôi nhà bạn đẹp hơn.

Nuôi cá là hình thức giải trí tinh thần lành mạnh, giúp diệt muỗi và tạo ra không gian trong lành thoáng đãng.

Loài cá này đang được coi là biểu tượng cho loài cá cảnh “nhà giàu”.

Không những thế, việc nuôi cá Koi đòi hỏi không gian rộng và thoáng đãng, nuôi nhiều vì cá sống theo bầy. Do đó bể nuôi cũng khiến người chơi tốn kém không ít. Không sai khi nói đây là thú chơi của giới thượng lưu.
*Bài viết tham khảo

Tuyệt Sắc Phong Lan

Tuyệt Sắc Phong Lan

























MPhượng chuyển

mardi 7 août 2018

ĐỪNG TƯỞNG

ĐỪNG TƯỞNG
Thi sĩ Bùi Giáng




Mời Quý vị xem bài thơ tuyệt hay: ĐỪNG TƯỞNG của Thi sĩ Bùi Giáng
(1926-1998)- là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học xuất
sắc của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi
sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng..... Ông Sinh tại Quảng Nam.


Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ cao là sáng cứ tu là hiền.
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù


Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang.. Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Đừng tưởng cứ lớn là khôn... Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao.. Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.

-------------------- ☆☆☆☆☆ --------------------

Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!

Tác giả: Nhà thơ Bùi Giáng

Hãy đến với Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống


Hãy đến với Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống

Tác giả: 
 Lm Nguyễn Văn Độ
Hãy đến với Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIX – B
 (Ga 6, 41 – 52)

Khởi đi từ phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng, phụng vụ Lời Chúa các tuần tiếp theo giúp chúng ta đọc lại hầu như toàn bộ chương 6 Tin Mừng theo thánh Gioan. Đây là cơ hội để khám phá con người Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống, sức mạnh của Lời Chúa, ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Mỗi Chúa nhật một khía cạnh khác nhau. Từ Bánh Bởi Trời là Chúa Giêsu đến Bánh Ban Sự Sống, Tấm Bánh Thánh Thể và Bánh Lời Chúa.
Tin Mừng hôm nay tiếp tục quảng diễn cho chúng ta bầu không khí tại quê nhà của Chúa Giêsu và thái độ của những người đồng hương đến nghe Chúa giảng. Sau khi đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, kèm theo lời giải thích cho dân chúng về ý nghĩa của "dấu chỉ" ấy xong, Chúa Giêsu tuyên bố : « Ta là hằng sống bởi trời mà xuống » (Ga 6,51). Câu này khiến cho những cùng quê với Chúa Giêsu sửng sốt. Họ đâu có đón nhận Lời này. Họ coi đó là gương mù gương xấu. Họ lẩm bẩm với nhau, bới lông tìm vết : " Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: 'Ta bởi trời mà xuống" (Ga 6,42). Cuộc sống của Chúa Giêsu rất đỗi bình thường giữa người làng xóm, thường đến nỗi khiến người ta vấp phạm vì lời Người. Thấy họ lẩm bẩm, Chúa Giêsu nói : "Các người chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy", và Người thêm: "Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời" (Ga 6, 44.47).
Người Cha mà Chúa Giêsu nói với họ không ai nhìn thấy bao giờ là người cha nào ? Bánh từ trời xuống là bánh gì mà người ta ăn vào sẽ sống đời đời ? Trong khi đó, manna của ăn trong sa mạc, cha ông họ đã ăn và đã chết thì Chúa phủ nhận, nay tuyên bố : "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51). Thịt của Chúa có thể là thức ăn cho con người được không? Sự chống đối mà Chúa Giêsu đã gieo vào giữa những người Do Thái cũng có thể áp dụng cho chúng ta ngày hôm nay nếu chúng ta không trả lời được câu hỏi căn bản "Chúa Giêsu là ai?" trong đời sống kitô giáo của mình.
Trước chúng ta, nhiều người nam cũng như nữ đã tự đặt ra cho mình câu hỏi này, và cá nhân họ đã có câu trả lời, họ đã đến với Chúa, đi theo Chúa và tận hưởng một cuộc sống vô tận tràn đầy tình yêu như Chúa hứa : "Và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết" (x. Ga 6, 44). Juan Casiano đã nói với các môn đệ mình rằng, "Hãy đến gần Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ đến gần anh em vì 'không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng đã sai Ta không lôi kéo kẻ ấy' ". Lời mời gọi của Chúa trong Tin Mừng vẫn thúc bách chúng ta hôm nay, "Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồ dưỡng"  (Mt 11,28).
Những lời này không chỉ dành cho một số người, không, Chúa nói những lời ấy là dành cho tất cả mọi người, những ai đang mệt mỏi với gánh nặng, những ai cảm thấy mình bị loại ra khỏi lời mời gọi của Chúa. Chúa thấu hiểu cuộc sống này nặng tới mức độ nào và Chúa còn thấy bao điều mệt mỏi trong tâm hồn chúng ta như : thất vọng, vết thương trong quá khứ, lầm lỗi trong hiện tại, những bất định và lo âu về tương lai. Chúa mời gọi chúng ta : "Hãy đến! ".
Đón nhận Lời Chúa, chúng ta hãy năng đến với Chúa Giêsu mỗi ngày và đi vào trong sự hiệp thông thân tình với Chúa, ăn thịt Chúa, vì như Orgene nói : "Của ăn đích thực là mình Chúa Kitô, Đấng là Ngôi Lời, nhập thể làm người giữa chúng ta". Hãy đến với Chúa Giêsu, vì chính Người là Đấng được Chúa Cha đã sai vào thế gian làm Lương thực trường tồn, và vì điều này mà Chúa Giêsu đã hiến tế mạng sống mình, hiến trao thịt và máu Người làm của ăn cho chúng ta.
Vì thế, trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta, những người đang lữ hành trên bước đường dương thế để nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái nơi mình, như xưa Người đã đồng hành với các môn đệ trên đường Emmaus. Hơn nữa, Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ an ủi chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta đạt tới chân lý và bình an. Mỗi khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta được nuôi dưỡng trong đức tin, đức cậy và đức mến; an ủi chúng ta giữa những thử thách của cuộc đời.
Được Chúa Giêsu Thánh Thể nuôi dưỡng, cũng có nghĩa chúng ta phải từ bỏ chính mình, để đặt niềm tin nơi Chúa và để cho Chúa hướng dẫn. Bằng cách ấy, tình yêu nhưng không mà chúng ta nhận nơi Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể với tác động của Chúa Thánh Thần, sẽ nuôi dưỡng lòng mến Chúa và tình yêu thương mà chúng ta dành cho từng anh chị em mà chúng ta gặp gỡ trên mọi bước đường đời. Được nuôi dưỡng bởi Thân Mình Chúa Kitô, chúng ta ngày càng trở nên thân thiết hơn và cụ thể hơn với Thân Thể nhiệm màu của Chúa Kitô là chính Hội Thánh.
Lạy Đức Nữ Trinh Maria, Mẹ luôn hiệp thông mật thiết với Đấng là Bánh Hằng Sống, xin giúp chúng con tái khám phá vẻ đẹp của Bí tích Thánh Thể, là bí tích nuôi dưỡng đời sống đức tin, để chúng con biết sống mật thiết với Chúa và với anh chị em đồng loại. Amen.

 Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

lundi 6 août 2018

TRƯỢT CHÂN, TÉ NGÃ TRONG TUỔI VÀNG

TRƯỢT CHÂN, TÉ NGÃ TRONG TUỔI VÀNG
Nguồn: Internet

Chỉ một cú vấp ngã là cuộc sống con người có thể thay đổi hoàn toàn, cuộc thay đổi không thể kềm hãm xoay chuyển. Sự đau đớn thể xác đi kèm với nỗi vật vã tâm thần. Đây là mối ưu tư, ám ảnh của tuổi vàng khắp chốn.





Con người sống lâu hơn, ít bệnh tật hơn nhưng tuổi thọ lâu dài kia có những khúc quanh không như ý. Cơ thể trải qua những biến chuyển cần sự thích nghi và chấp nhận từ mỗi cá nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyển trong cái thân thể mong manh kia sau 70 – 80 năm dãi dầu với thời gian?

Mắt nhìn không còn tinh anh. Tai nghe không còn tỏ tường, có vị còn chịu chứng ù tai, tinnitus, những âm thanh tai quái u u trong đầu suốt ngày đêm. Khứu giác chẳng còn “cảm” được một mùi hương nhẹ nên vị giác hầu như mòn mỏi. Khoảng 70% khả năng “nếm” đến từ khả năng “ngửi”. Rượu [ngon] không còn giữ được hương vị cũ dù vẫn mang lại cảm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh chóng không ngờ. Bắp thịt không mạnh mẽ như trước, khuân vác một món gì cũng khó khăn. Khớp xương ê ẩm khiến việc xê dịch chậm chạp… Chưa kể sự thăng bằng, balance, kết hợp từ khả năng nhìn thấy, sức mạnh của bắp thịt, và khả năng cảm nhận vị trí của thân thể (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng sút giảm qua thời gian. Và cuộc sống có thể đến khúc ngoặt không ngờ khi trượt chân, vấp ngã.



Năm 2012, trên 2.4 triệu người té ngã, NGUỒN: CONSOLEANDHOLLAWELL.COM

Tại Huê Kỳ, số người cao niên (65+ tuổi) té ngã và chịu biến chứng nặng nề mỗi ngày một gia tăng. Nha Thống Kê của cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC) công bố một con số đáng ngại, chỉ trong năm 2012, trên 2.4 triệu người té ngã, trong số ấy trên 200 ngàn người tử vong vì biến chứng trong cùng năm.

Theo Hội Chuyên khoa về Tuổi vàng, Geriatrics, tai nạn gia tăng khi con người quá lạc quan quá tự tin, không lượng sức mình; người có tuổi cũng không ngoại lệ nhưng chịu ảnh hưởng của tai nạn nặng nề hơn. Những thứ bình thường trước đây bỗng dưng trở thành chướng ngại vật trong một phút không ngờ: các bậc thang, tấm thảm trên sàn nhà, bồn tắm trắng bóng, vồng u trong chỗ đậu xe, rễ cây ngoài vườn…, và ngay cả con chó con mèo quanh quẩn bên chân hằng ngày. Những món thuốc trị chứng cao huyết áp, chữa trầm cảm…có thể gây chóng mặt, choáng váng khiến việc vấp té, trượt chân xảy ra dễ dàng hơn.

Trong số các cụ cao niên té ngã và gãy xương chậu xương đùi, 20% tử vong trong cùng năm, 80% còn lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Họ không còn tự di chuyển nên việc nhàn tản trên một quãng đường ngắn trở nên bất khả. Nhiều người mất luôn khả năng lái xe vì chân ga chân thắng không còn nhậm lẹ nên dễ gây tai nạn.

Không thể tự di chuyển, các cụ này trở nên phụ thuộc vào người chung quanh, từ bạn bè, hàng xóm láng giềng đến con cái. Tuổi vàng sợ đau đớn thể xác thì ít nhưng họ lại hãi hùng trước viễn ảnh mất hết khả năng độc lập.

Một sự thật khó chấp nhận là việc càng cao tuổi, càng dễ té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy A. Stevens, chuyên viên Dịch Tễ, epidemiologist, tại CDC, té ngã xem ra giản dị nhưng lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tuổi vàng, không mấy ai muốn nhắc đến và ngay cả người bị té cũng không muốn đề cập đến. Lý do? Các cụ ngượng ngùng, bạn ạ, ngại bạn bè chê cười mình vụng về, nhưng lý do sâu thẳm nhất, các cụ sợ con cháu lo lắng quá lại khênh họ vào nhà dưỡng lão hầu được (bị) chăm sóc kỹ lưỡng hơn, và từ đó mất luôn cuộc sống độc lập riêng tư. Họ sợ hung thần té ngã còn hơn các trận đau ốm. Đau ốm khi hết bệnh còn có thể độc lập chứ té ngã thì lôi thôi lắm!

Phục hồi sau khi té ngã là một hành trình gian nan, chậm chạp. Với các ca gãy xương “bình thường”, sau khi bó xương, nối xương và vết thương tạm lành, bệnh nhân trải qua thời gian tập luyện để có thể tự di chuyển. Chương trình phục hồi kéo dài vài tháng, từ việc dùng xe lăn, khung cân bằng đến cách dùng gậy để chống đỡ thân mình và giúp thăng bằng. Nhiều cụ không còn leo thang được nữa vì cần dùng khung sắt để di chuyển, và từ đó phải lìa bỏ tổ ấm nơi có các bậc thang thân quen, gần gũi. Thay đổi chỗ ở là cả một cú sốc trong tuổi vàng. Cụ nào chấp nhận và chịu thích nghi thì vết thương “lìa tổ ấm” sớm lành, cụ nào rầu rĩ vật vã với chỗ ở mới thì nhanh chóng rơi vào nỗi trầm cảm u uất và không thiết sống!

Emergency button trên dây đeo cổ – NGUỒN VOLTUM.COM

Ngược lại, được sinh sống trong khung cảnh quen thuộc là nỗi ấm áp, thoải mái trong tuổi vàng ngay cả khi các cụ không còn có thể tự chăm sóc thân thể.

Như mọi loại bệnh tật, phòng ngừa là phương cách tốt nhất. Té ngã cũng thế. Phòng ngừa té ngã để tránh thương tật và các biến chứng thay đổi đời sống của bệnh nhân.

Để phòng ngừa té ngã, bà Judy Stevens cho rằng thể dục là yếu tố quan trọng nhất. Khi thân thể khỏe mạnh, bắp thịt cứng cáp, thì ít bị té ngã; và nếu bị té ngã thì ảnh hưởng cũng bớt trầm trọng so với các cụ ít động đậy, đi lại.

Các lớp thể dục, nhất là các buổi dạy về thăng bằng, như tập đứng một chân, lăn trái banh Bosu cho quen với sự chông chênh. Môn Thái Cực với các động tác co duỗi thong thả, chậm chạp giúp thân thể phối hợp hoạt động của bắp thịt và hai lá phổi thở hít nhịp nhàng. Sự phối hợp này cần thiết cho việc hô hấp, thăng bằng và dáng đi đứng của thân thể.

Hiệu quả cụ thể nhất của sự tập luyện thân thể là việc có thể tự đứng dậy từ ghế ngồi mà không cần vịn tay: bắp thịt hai chân và bắp thịt bụng, lưng cứng cáp đủ để chống đỡ và thăng bằng thân thể khi thay đổi vị thế.

Những yếu tố khác không kém quan trọng là việc dùng các món thuốc. Thuốc trị cao huyết áp, khoảng 70% các cụ tuổi thất thập dùng món thuốc này, gây chóng mặt khi huyết áp xuống nhanh và dễ té ngã nếu không cẩn thận. Chưa kể các thứ dược thảo lợi tiểu, giảm đường giảm mỡ (?) hầm bà lằng khác bán tự do trên thị trường mà các cụ Á Đông dùng thường xuyên như uống trà.

Xin mở ngoặc để nhắc đến dược thảo một chút: Dược thảo là con dao hai lưỡi rất sắc, có thể vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị một bệnh tật nào đó, nhưng dược chất trong dược thảo có liều lượng bao nhiêu lại là một điều bí mật. Bí mật thứ nhì là món dược thảo tuy có cùng tên nhưng mức khác biệt về dược chất [và dược tính] lại là khoảng cách mênh mông… chưa kể các phụ chất có dược tính khác.

Các cụ dùng thuốc trị cao huyết áp có tỷ lệ té ngã cao gấp đôi những người không dùng. Đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu, diuretic, [dùng để giảm cao huyết áp và suy tim]. Nếu cần dùng, các cụ nên uống thuốc ban ngày để tránh những chuyến vào nhà vệ sinh trong đêm tối. Món thuốc khác, món thuốc trị mất ngủ, có thể gây mất thăng bằng, và nếu có thể, nên thay thế bằng một ly sữa ấm, một cuốn sách dễ đọc hoặc một vài bản nhạc êm dịu.

Cách phòng ngừa té ngã khác là cách xếp đặt vật dụng trong nhà, loại bỏ tấm thảm đặt hờ hững trên sàn nhà, bàn ghế nằm gọn ghẽ trong một góc khuất, dẹp giày dép, đồ chơi… trên lối đi.

Các cụ trong tuổi vàng cần đi khám mắt hàng năm và đeo kính để duy trì thị lực. Dùng kính đơn tròng khi đi bộ và chỉ dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal, progressive lenses) khi đọc sách, ngồi tại chỗ vì loại kính này có thể gây vấp té.

Trong nhà cần có đèn đủ sáng để thắp rõ vật dụng chung quanh. Và món vật dụng cần thiết nhất, với các cụ sống đơn chiếc, có lẽ là món “gọi cấp cứu”, emergency button, electronic alert, có thể trong dạng vòng đeo trên cổ tay có nút bấm, có thể là dây đeo trên cổ.

Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành…vàng lá, vàng ròng với các chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn?



Tập với trái banh Bosu – NGUỒN DIRECTORSBLOG

samedi 4 août 2018

Dentifrice maison : comment faire son dentifrice naturel ?

Dentifrice maison : comment faire son dentifrice naturel ? REF

Dentifrice maison : comment faire son dentifrice naturel ?

Quels sont les avantages d’un dentifrice maison ?

Les dentifrices maison permettent de contourner les produits agressifs que l’on peut parfois trouver dans les dentifrices industriels, du fluor au peroxyde. En effet, tous les dentifrices ne sont pas biodégradables et n’ont pas forcément des compositions 100% saines pour votre bouche et pour votre organisme de manière générale.
Faire son dentifrice soi-même, c’est la garantie d’une formule naturelle où vous maîtrisez bien tous les ingrédients. Ainsi, vous pouvez adapter la recette à vos besoins : plutôt pour rafraîchir l’haleine, pour prévenir les caries ou pour les gencives fragiles. C’est aussi la garantie d’un dentifrice plus économique, avec des ingrédients peu coûteux.
Enfin, fabriquer son dentifrice est aussi un geste pour la planète : exit les produits chimiques et non biodégradables, finis les emballages à tout va, vous pourrez réduire votre production de déchet.

Faire son dentifrice : quelles précautions prendre ?

Pour faire son dentifrice sans risques, il faut bien respecter les recettes que vous trouvez et vous assurer qu’elles viennent de sources de confiance. En effet, sur le dosage d’éléments abrasifs il faut être vigilant sur les doses pour ne pas faire une formule de dentifrice maison trop concentrée, qui risquerait d’endommager l’émail.
Deuxième point important : le respect des règles d’hygiène lorsque vous confectionnez vos cosmétiques maison. Pour avoir une formule saine et conserver votre dentifrice longtemps, il faut adopter une hygiène irréprochable pour éviter la prolifération de bactéries.
Lorsque vous vous attelez à la fabrication de votre dentifrice maison, installez-vous dans la cuisine. Nettoyez votre plan de travail puis stérilisez avec de l’alcool à 90°. Nettoyez-vous également bien les mains, puis nettoyez et stérilisez vos ustensiles avant de commencer la préparation.
Si vous utilisez des huiles essentielles ou d’autres actifs puissants qui peuvent irriter la peau, pensez à vous munir de gants en latex. Enfin, pour conserver votre dentifrice le plus longtemps possible, pensez à le placer dans un récipient en verre teinté s’il contient des huiles essentielles : leurs actifs perdent en puissance exposés à la lumière.

Un dentifrice naturel à l’argile

Pour vous lancer dans la création de dentifrice maison, voici une recette simple. Mélangez 3 cuillères à soupe d’argile en poudre avec une cuillère à café de bicarbonate. L’argile va jouer le rôle d’épaississant pour apporter de la texture au dentifrice, quand le bicarbonate de soude permettra de retirer le tartre et de blanchir les dents. Pour parfumer votre dentifrice, rafraîchir l’haleine et lier les poudres entre elles, ajoutez 8 gouttes d’huile essentielle de menthe douce au mélange. Pour éviter de disperser les poudres, mélangez doucement, jusqu’à obtenir une pâte homogène.

Un dentifrice maison pour dents sensibles

Pour réalisez un dentifrice adapté aux dents et aux gencives sensibles, vous pouvez faire une recette à base de clous de girofles. Le clou de girofle est un ingrédient utilisé dans de nombreux soins dentaires car il permet de soulager les douleurs et sensibilités dentaires, tout en cicatrisant les petites blessures bucco-dentaires. Dans un bol, mélangez une cuillère à café de bicarbonate de soude à deux cuillères à soupe d’argile verte en poudre. Ensuite, réduisez deux clous de girofle en poudre puis ajoutez-les au mélange. Mélangez en ajoutant progressivement de l’eau pour obtenir une pâte bien homogène. Ensuite, pour parfumer votre dentifrice, vous pouvez ajouter 2 gouttes d’huile essentielle de menthe.

Fabriquer son dentifrice au charbon végétal

Le charbon végétal, en alternative au bicarbonate de soude, est un très bon agent blanchissant un peu moins abrasif que le bicarbonate. Si vous souhaitez réaliser un dentifrice naturel blanchissant mais plus doux pour les dents et gencives sensibles, cette recette est l’idéale.
Dans un bol, mélangez 10 gouttes d’huile essentielle de citron à une cuillère à café de charbon végétal actif. En parallèle, faites fondre une cuillère à café d’huile de noix de coco qui va venir donner de la consistance au dentifrice. Mélangez le tout jusqu’à obtenir une pâte lisse.
Rédaction : Gaëlle Delhon
Septembre 2017