mercredi 3 octobre 2018

SỨ ĐIỆP CỦA THÁNH TÊRÊSA CHO THỜI NAY

 


SỨ ĐIỆP CỦA THÁNH TÊRÊSA CHO THỜI NAY

Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng đã khám phá và sống trọn con đường tình yêu, con đường thơ ấu trong Phúc Âm.  Chính con đường đó đã dẫn đưa Têrêxa tới đỉnh cao thánh thiện và trở thành “Tiến Sĩ Hội Thánh”, tức là bậc thầy về đàng thiêng liêng.  Têrêxa đã ý thức về sự bất toàn và nhỏ bé của mình, nên biết rằng mình không thể nên hoàn thiện với sức riêng.  Têrêxa đã tìm thấy trong Phúc Âm chân lý về sự “nhỏ bé”, hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa, không cần phải trở nên “cao trọng”, nhưng trở nên bé nhỏ trong vòng tay của Chúa.

Trong bài thuyết trình tại Lisieux hồi cuối tháng 9-1996, ĐHY Paul Poupard, người Pháp, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn hóa, đã nêu những nét nổi bật trong sứ điệp của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng cho nhân loại ngày nay như sau:

“Thiên Chúa là tình yêu.  Ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy” (1 Jn 4,16).  Têrêxa không ngừng suy niệm về những lời trên đây của thánh Gioan và của Tin Mừng, để từ tâm hồn thánh nữ nảy sinh những trang nồng cháy tình yêu đối với Chúa Giêsu, những trang sách này như một tiếng vọng Con Tim của Chúa: “Tôi hiểu rằng Tình Yêu bao gồm mọi ơn gọi.  Tình Yêu là tất cả; Tình Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian.  Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ Tôi, tôi sẽ là tình yêu” (…).

“Vậy ai trở nên bé nhỏ như trẻ em ấy, sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (…).  Tại sao trở nên bé nhỏ?  Thưa để chọn con đường thơ ấu được thánh nữ Têrêxa tái khám phá, và thánh nữ đã vẽ lại khi khám phá tình yêu của Thiên Chúa.  Quan niệm của thánh nữ về Giáo Hội thật là độc đáo và táo bạo: trong con tim của Giáo Hội là Mẹ tôi, tôi sẽ là Tình Yêu.  Khi Têrêxa mô tả viễn tượng lớn lao trên đây cho chị ruột là Maria Thánh Tâm ngày 8 tháng 9 năm 1896, thánh nữ đã 23 tuổi và chỉ còn sống được một năm nữa.  Chắc hẳn thánh nữ phải có một nhận thức sâu xa về Thiên Chúa cũng như về Giáo Hội nên mới có thể quả quyết rằng Giáo Hội có một con tim, và trái tim ấy nồng nhiệt tình yêu.  Chúng ta hãy đọc lại những lời tuyệt diệu đó, vừa đơn sơ và sâu xa, được sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (n. 826) lấy lại:

“Tôi hiểu rằng nếu Giáo Hội có một thân mình, gồm những chi thể khác nhau, thì chi thể cần thiết nhất, cao thượng nhất trong tất cả các chi thể mà Giáo Hội không thể thiếu được, tôi hiểu rằng Giáo Hội có một Trái Tim, và Trái Tim ấy nồng cháy Tình Yêu.  Tôi hiểu rằng Chỉ có Tình Yêu mới làm cho các chi thể của Giáo Hội hành động, và nếu Tình Yêu ấy tắt lịm đi, thì các Tông Đồ sẽ không còn rao giảng Phúc Âm nữa, các vị Tử Đạo sẽ từ chối không đổ máu đào…  Tôi hiểu rằng Tình Yêu bao gồm mọi ơn gọi.  Tình Yêu là tất cả; Tình Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian…  Nói tắt một lời, Tình Yêu là vĩnh cửu!  Lúc ấy tôi kêu lên: Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của con, ơn gọi của con, nay con đã tìm được rồi, ơn gọi của con chính là Tình Yêu. Thực vậy, con đã tìm được chỗ của con trong Giáo Hội, và chỗ đó, lạy Chúa, chính Chúa đã cho con.  Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ con, con sẽ là tình yêu” (…).

“Là Tiến sĩ Tình Yêu, thánh nữ Têrêxa từng biết rõ thử thách của đức tin trong một thế giới bị nghi ngờ và vô tín ngưỡng vây bủa.  Về phương diện đó, thánh nữ Têrêxa có tính chất hết sức thời sự, trong một nền văn hóa quá chú trọng đến các phương tiện nhưng ít quan tâm tới mục đích, tạo nên sự bất mãn sâu xa, gây nên sự trống rỗng sâu rộng, gợi lên tiếng kêu lo âu.  Nhiều người ngày nay cảm thấy mang máng tiếng gọi của Thiên Chúa Tình Yêu.  Chỉ một mình Chúa mới có thể đáp ứng thực sự những mong đợi của con tim và trí tuệ loài người, trong cuộc tìm kiếm tình thương và chân lý, ánh sáng và sự tươi đẹp.  Như Đức Gioan Phaolô II đã nói ở Lisieux: “Chúng ta cảm tạ Chúa vì thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu.  Cảm tạ vì vẻ đẹp sâu xa, đơn sơ và trong trắng, được biểu lộ nơi thánh nữ cho Giáo Hội và thế giới.  Vẻ đẹp này có sức quyến rũ.  Và Thánh nữ Têrêxa thành Lisieux có một ơn đặc biệt thu hút bằng vẻ đẹp của tâm hồn ngài” (Lisieux 2-6-1980, trong cuốn Jean-Paul II, que fais-tu de ton baptême?, Le Centurion, Paris, 1980, p. 234).

“Thánh Nữ Têrêxa yêu mến Thiên Chúa với cùng tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Chúa Con trong Chúa Thánh Linh.  Thánh nữ nhìn tha nhân với cùng cái nhìn như thế, cái nhìn được tình yêu biến đổi hoàn toàn, nhưng nhiều khi bị những tâm hồn nô lệ tội lỗi coi rẻ: “Tôi cảm thấy ước muốn nồng nhiệt hoạt động cho sự hoán cải người tội lỗi.” (…).

“Tình yêu Chúa lớn lên nơi thánh nữ Têrêxa, được nuôi dưỡng bằng cái nhìn hướng về Chúa Giêsu: khi còn nhỏ dù khi đi câu với cha, dù khi ngồi trên lòng đầu gối của mẹ đỡ đầu, hoặc ẩn núp sau chiếc màn che giường, Têrêxa đều nghĩ tới Chúa Giêsu, tới trời cao…  Về sau, Têrêxa hiểu rằng mình đã suy gẫm.  Thánh nữ nói: “Chúa Nhân Lành đã bí mật dạy tôi.”  Têrêxa sống và lớn lên trước nhan Chúa.  Ngày thánh nữ rước lễ lần đầu, biết Đấng mà mình tiếp rước: Từ lâu Chúa Giêsu và cô bé Têrêxa hèn mọn này đã nhìn nhau và hiểu nhau…  Hôm đó, không còn là cái nhìn bên ngoài nữa, nhưng là một sự kết hiệp thực sự, một sự chìm đắm sâu xa, như giọt nước bé nhỏ giữa lòng đại dương.  Được Tình yêu Chúa chiếm hữu, Têrêxa được Tình Yêu Chúa luôn dẫn đưa theo chiều hướng Bonum diffusivum sui (Điều tốt lành tự lan tỏa), như người xưa vẫn nói.  Tình yêu chỉ mong ước được trao hiến: Tôi cảm thấy tình bác ái đi vào trong tâm hồn tôi, nhu cầu phải quên mình để làm đẹp lòng, và từ đó tôi cảm thấy hạnh phúc.  Đó không phải chỉ là hạnh phúc mà thôi, nhưng còn là niềm vui mừng sâu xa nữa.  Têrêxa yêu Chúa bằng chính Tình yêu của Chúa.  Nơi Ngài, thánh nữ khám phá cái nhìn của Thiên Chúa về người khác, cái nhìn của Đấng Tạo Hóa say mê tạo vật của mình.  Têrêxa sống sâu xa mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm các thánh thông công, trong đó tình yêu còn lớn lao hơn tình yêu gia đình, dù là gia đình lý tưởng nhất trên mặt đất này, như gia đình được triển nở ở Buissonnets.

“Một Chúa nhật kia, khi nhìn ảnh tượng Chúa Giêsu trên Thánh Giá, Têrêxa xúc động như thể máu đang chảy từ vết thương của mình.  Têrêxa cảm thấy vang dội trong con tim tiếng kêu của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá: “Ta khát.”  Têrêxa kể lại: “Những lời ấy khơi lên trong con một sự nồng nhiệt mãnh liệt chưa từng thấy…  Con muốn cho Đấng con yêu mến được giải khát và con cảm thấy chính mình đang bị dằn vặt vì niềm khao khát các linh hồn.  Bấy giờ con chưa bị thu hút vì linh hồn của các linh mục, nhưng là linh hồn của những người đại tội lỗi.”  Và Têrêxa quyết định vào dòng kín Camêlô, nơi Chúa Giêsu lôi kéo chị.  Chính trong nhà dòng kín đó mà chiều kích tông đồ của chị được phát triển đặc biệt.  Chị giúp việc đào tạo các tập sinh trong nhà dòng và đồng thời đảm trách việc hỗ trợ tinh thần cho hai thừa sai.  Sự cởi mở đó thật phù hợp với sự quan phòng của Chúa: đó là dịp để Têrêxa khám phá và biểu lộ sứ mạng tông đồ của chị trong Giáo Hội.  Ngày 18 tháng 8 năm 1890, chị Pauline của Têrêxa hỏi: “Vậy em có muốn lập công không?”  Têrêxa mau lẹ đáp: “Có chứ, nhưng không phải cho em, mà là cho những người tội lỗi đáng thương, cho các nhu cầu của Giáo Hội.”  Thái độ dâng hiến cho Tình Yêu Từ Bi thật là rõ ràng: “Con không muốn tích trữ công đức cho mình để được lên trời, con muốn làm việc cho Chúa là Tình Yêu duy nhất…  Con muốn nhận được từ Tình Yêu Chúa phần thưởng đời đời là chính Chúa” (Sách Giáo Lý Công Giáo, n. 2011).”

Cũng vì đạo lý của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng rất hợp thời với con người ngày nay như thế, nên 50 HĐGM trên thế giới, trong đó có cả HĐGM Hoa Kỳ, đã ủng hộ đơn xin ĐTC tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, như chính ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc đến trong công thức phong Tiến Sĩ:

“Đáp ứng mong ước của đông đảo anh em trong hàng Giám Mục và rất nhiều tín hữu trên thế giới, sau khi nghe ý kiến của Bộ Phong Thánh và được ý kiến của Bộ Giáo Lý Đức Tin liên quan tới đạo lý nổi bật, sau khi đã suy nghĩ chín chắn và xác tín đầy đủ và chắc chắn, với trọn quyền Tông Đồ, Tôi tuyên bố thánh nữ đồng trinh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan là Tiến Sĩ của Giáo Hội hoàn vũ.  Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

Trong bài giảng ngày lễ phong Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, ĐTC ghi nhận rằng vị tân Tiến Sĩ là một phụ nữ, một nữ tu chiêm niệm, một người trẻ tuổi, nhưng đã trưởng thành trên con đường thiêng liêng, đáng được liệt kê vào số các bậc thầy tu đức.  Trong số những điểm nổi bật trong các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa, chúng ta phải nói tới khoa học tình yêu.  Thánh nữ đã viết: “Đức ái đã mang lại cho con chìa khóa ơn gọi của con.  Con hiểu rằng nếu Giáo Hội là một thân thể, gồm nhiều chi thể, thì không thể nào thiếu được cơ phận quan trọng nhất.  Giáo Hội có một trái tim và trái tim ấy được nồng cháy Tình Yêu.  Chỉ có Tình yêu mới có thể huy động các chi thể của Hội Thánh.  Nếu Tình yêu tắt lịm thì các tông đồ không còn rao giảng Tin Mừng nữa, các vị tử đạo sẽ không còn dám đổ máu đào nữa…  Con hiểu rằng Tình Yêu bao gồm tất cả mọi ơn gọi…  Lúc đó, trong niềm vui tột đỉnh con thốt lên: Lạy Chúa Giêsu Tình Yêu của con… con đã tìm được ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là Tình Yêu!” (Thủ bản B, 3v).

Đề cập đến ý nghĩa việc tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh cho thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đối với con người thời nay, ĐTC nói rằng: “Đứng trước sự trống rỗng của bao nhiêu lời nói, Thánh nữ Têrêxa trình bày một giải pháp khác, Lời duy nhất cứu độ, khi được hiểu và sống trong thinh lặng, sẽ trở thành một nguồn mạch cuộc sống được đổi mới.  Đứng trước một thứ văn hóa duy lý và quá nhiều khi bị chủ thuyết duy vật thực hành tràn ngập, thánh nữ đơn sơ trình bày “con đường nhỏ”, nói lên cốt yếu của cuộc sống, dẫn tới bí quyết của cuộc đời: Tình yêu Chúa bao trùm và thấm nhập toàn thể cuộc phiêu lưu của con người.  Trong thời đại như thời chúng ta, thường bị ảnh hưởng một thứ văn hóa phù du và duy khoái lạc, vị Tiến Sĩ mới tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong việc soi sáng tâm trí những người khao khát sự thật và tình thương.”

Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng “Thánh nữ Têrêxa đã đề ra một con đường nên thánh dành cho tất cả mọi người.  Đường nên thánh không phải hệ tại thi hành những công trình vĩ đại, nhưng là con đường tín thác và hoàn toàn phó thác cho ơn thánh Chúa.  Con đường đơn sơ đó không thiếu những đòi hỏi, vì Phúc âm đề ra nhiều yêu sách; nhưng lòng tin tưởng phó thác nơi lòng từ bi của Chúa khiến cho những cam go trở thành êm ái dịu dàng.”

Quả thực, trong một thế giới bị trào lưu vô thần, lý thuyết và thực hành, tấn công, các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng là một thành trì bảo vệ vững chắc, vì chứng tỏ một niềm tin được sống một cách chân thành, trẻ trung và nồng nhiệt.  Cũng thì thế, và dòng tu, nhưng cả trong các nhóm, phong trào và hội đoàn giáo dân, cũng như trong các gia đình.  Tác phẩm của thánh nữ thuộc vào loại được đọc nhiều nhất thời nay, và trở thành một vị hướng đạo cho hàng triệu người.  Ấn bản đầu tiên của cuốn Truyện một tâm hồn, xuất bản năm 1898 đã được dịch ra, ấn hành và tái bản trong hơn 50 ngôn ngữ với hàng triệu bản.

ĐHY Dionigi Tettamanzi, TGM giáo phận Milano, đã từng nói với các nữ đan sĩ dòng kín Cát Minh ở Genova: “Nơi thánh nữ Têrêxa tôi thấy được sự dịu hiền từ ái vô biên của Thiên Chúa.  Lời Chúa phán qua Sứ ngôn Isaia đã trở thành kinh nghiệm hằng ngày của Thánh Nữ: “… Những người con nhỏ của Chúa sẽ được bồng ẵm trên tay, chúng được vuốt ve trên đầu gối của Người.  Như một người mẹ an ủi con mình, Ta cũng sẽ an ủi các con như vậy” (Is 66,12-13).  Sứ điệp này quả thực có tính chất thời sự dường nào!  Con người ngày nay đang cần tình thương, cần được quan tâm, cần có những quan hệ tình người đầy ý nghĩa, cần phải làm sao để họ gặp được những chứng nhân đích thực về sự dịu hiền từ ái của Chúa. Có lẽ cũng vì thế, con đường của thánh Têrêxa cũng là con đường trở về được chuẩn bị cho những người đã rời xa Thiên Chúa.” (Báo Avvenire, 14-10-1997).


Lm Trần Đức Anh, OP

6 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói rằng bạn đang bị bệnh

Từ da, lưỡi đến những cơn co giật mắt... đều có thể là tín hiệu mà cơ thể đang cố gắng muốn phát ra để gửi tới bạn một thông điệp nào đó.Thế nhưng, rất nhiều người trong chúng ta lại hay bỏ lỡ các dấu hiệu này vì chúng quá tinh tế hoặc dường như quá bình thường. Nếu bạn muốn biết những tín hiệu cơ thể nhưmụn trứng cá, màu trắng trên lưỡi hoặc những đường nét trên móng tay đang nói những gì tiềm ẩn về sức khỏe thì hãy tham khảo bài viết sau đây.


1. Đầy bụng
Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói với bạn rằng bạn đang bị bệnh, đừng dại mà bỏ qua chúng - Ảnh 1.

Khi có triệu chứng này thì tức là cơ thể đang cố gắng cho bạn biết bạn không tiêu hóa hoặc dị ứng với loại thức ăn nào đó, phổ biến nhất là các thực phẩm gồm sữa, lúa mì và các loại hạt.

Bác sĩ Rick Hay, chuyên gia dinh dưỡng và giảng viên về quản lý cân nặng tại Trường Cao đẳng Y học Tự nhiên, nói với Healthista: "Các nguyên nhân phổ biến khác gây ra đầy hơi bao gồm các vấn đề về nội tiết tố, nhiễm candida, táo bón, tiêu thụ quá nhiều đường hoặc rượu, căng thẳng, dysbiosis (sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong đường tiêu hóa) hoặc IBS...".
Tiêu thụ các bữa ăn lớn cũng có thể gây đầy hơi do làm loãng axit trong dạ dày, khiến nó không thể bắt đầu phá vỡ thức ăn.

2. Đỏ da và nổi mụn
Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói với bạn rằng bạn đang bị bệnh, đừng dại mà bỏ qua chúng - Ảnh 2.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này thường liên quan đến hormone. Testosterone là hormone kích thích mụn trứng cá nhiều nhất, đó là lý do tại sao các thiếu niên rất hay gặp tình trạng này.
Nhưng phụ nữ cũng có xu hướng bị mụn trứng cá bùng phát khoảng một tuần trước khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt mới do sự suy giảm estrogen.
"Khi bạn bị mụn trứng cá, cơ thể của bạn cũng có thể đang cố gắng cảnh báo bạn về một rối loạn nội tiết hoặc rối loạn tiêu hóa. Nó cũng có thể là kết quả của sự mất cân bằng gan, chế độ ăn uống kém đặc biệt là nếu bạn ăn quá nhiều carbohydrate, căng thẳng và dị ứng một số những thứ khác", bác sĩ Hay nói.

 3. Lớp phủ màu trắng trên lưỡi
Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói với bạn rằng bạn đang bị bệnh, đừng dại mà bỏ qua chúng - Ảnh 3.

Một lớp phủ màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng vi sinh vật, thiếu sắt hoặc vitamin B và có thể là bệnh tiểu đường.
"Trong trường hợp thiếu sắt và vitamin B, rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi liên tục", bác sĩ Hay cho biết. Các đốm trắng, dày trên lưỡi trông giống như mủ có nhiều khả năng là nấm miệng, hoặc bạch sản - các mảng trắng bên trong miệng hoặc trên lưỡi và nướu răng đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc và những người sử dụng thuốc lá không khói.



4. Có vết loét lạnh và loét miệng
Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói với bạn rằng bạn đang bị bệnh, đừng dại mà bỏ qua chúng - Ảnh 4.

Cả hai đều là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch bị tổn thương, nhưng vết loét lạnh và loét miệng không giống nhau.
Bác sĩ Hay chia sẻ: "Đối với người mới bắt đầu, loét miệng được tìm thấy bên trong miệng trên nướu răng, lưỡi và má bên trong trong khi các vết loét lạnh phát triển ở bên ngoài trên môi. Quan trọng nhất, mặc dù loét miệng là dấu hiệu của một hệ miễn dịch suy yếu nhưng chúng không lây nhiễm. Mặt khác, vết loét lạnh là biểu hiện của nhiễm virus không hoạt động mà bùng phát bất cứ khi nào hệ thống miễn dịch của chúng ta bị tổn hại vì bất kỳ lý do gì".

5. Vàng mắt và/hoặc vàng da
Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói với bạn rằng bạn đang bị bệnh, đừng dại mà bỏ qua chúng - Ảnh 5.

"Vàng da hoặc mắt có thể là triệu chứng của một cái gì đó nghiêm trọng hơn nhưng tất cả về cơ bản (trực tiếp hoặc gián tiếp) liên quan đến tình trạng sức khỏe của gan. Vàng da có thể là do lượng beta carotene, vitamin A và vitamin C dư thừa, trong trường hợp nó thường không gây nguy hiểm, vàng mắt thường được quan sát thấy ở những người có rắc rối ở gan. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt", bác sĩ Hay cho biết.

6. Co giật mắt

Mắt có mối liên hệ mật thiết với hệ thần kinh. Nếu đôi mắt của bạn co giật mọi lúc thì có nghĩa là cơ thể của bạn đang cố gắng nói cho bạn biết rằng hệ thống thần kinh đang gặp trục trặc. Tình trạng này có thể sẽ được tự giải quyết nhưng nếu mất mất cân bằng điện giải và tình trạng hydrat hóa của cơ thể xảy ra thường xuyên, dẫn đến co thắt dây thần kinh thì bạn nên biết cách khắc phục sớm. Co giật mắt cũng có thể biểu hiện sự thiếu hụt magiê.
Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói với bạn rằng bạn đang bị bệnh, đừng dại mà bỏ qua chúng - Ảnh 6.

Một số nguyên nhân gây ra co giật mắt hiếm gặp:

- Trong trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một triệu chứng của chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt...
- Co giật nửa mặt cũng là một bệnh hiếm gặp có thể gây co giật mí mắt. Tuy nhiên, đây cũng là một tình trạng thần kinh có thể ảnh hưởng đến các cơ mặt.

Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù trong hầu hết trường hợp, mí mắt bị co giật không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ sớm.
- Viêm mí mắt
- Co giật kéo dài khoảng một tuần hoặc lâu hơn
- Không có khả năng để mở một mí mắt do co thắt nghiêm trọng
- Rủ mí mắt trên
- Co thắt của các cơ trên khuôn mặt

T.Anh chuyển

mardi 2 octobre 2018

Trung Hoa Nhờ Mỹ Mới Tiến Bộ.

Trung Hoa Nhờ Mỹ Mới Tiến Bộ.
Nguyễn Quang Duy

Trung Hoa Dân Quốc nay gọi là Đài Loan phát triển được là nhờ nước Mỹ điều này chúng ta đều đã biết.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn được gọi là Trung cộng tăng trưởng kinh tế cũng chính nhờ dựa trên mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ và nhờ Mỹ mở cửa cho hàng hóa giao thương thì ít người biết đến.
Biết được lịch sử phát triển xã hội Trung Hoa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của nước Mỹ trong việc phát triển kinh tế toàn cầu và hậu quả của “chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc” mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Khu công nghiệp xuất cảng đầu tiên
Puerto Rico đảo quốc thuộc khối Thịnh Vượng Chung Hoa Kỳ đã nhanh chóng chuyển đổi từ một quốc gia nông nghiệp sang công nghiệp dựa trên giáo dục và xuất cảng.
Trước tiên, Hoa Kỳ giúp Puerto Rico có một nền giáo dục phổ thông tương đương với Mỹ. Nếu sống ở Hoa Kỳ, dân Puerto Rico được công nhận là công dân Mỹ vì thế nhiều người đã gởi con em sang Mỹ du học.
Trước đây nguồn lợi chính Puerto Rico là trồng mía và xuất khẩu đường. Đến năm 1942, Hoa Kỳ xây dựng Puerto Rico thành một khu công nghiệp, sử dụng nguồn nhân công rẻ và xuất cảng miễn thuế sang Mỹ.
Puerto Rico hiện có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Mỹ La Tinh. Nông nghiệp chỉ còn chiếm 1%, công nghiệp chiếm 45% và dịch vụ chiếm 54%.
Thành công tại Puerto Rico đã được người Mỹ áp dụng cho nhiều quốc gia khác như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Trung cộng,… và cả cho Việt Nam. Nhưng kết quả chỉ vài quốc gia thực sự thành công trong đó có Đài Loan.

Công bằng, thịnh vượng và tiến bộ
Năm 1949 khi cộng sản chiếm được lục địa, chính phủ Tưởng Giới Thạch phải rút sang Đài Loan và nhờ sự giúp đỡ của Mỹ xây dựng hòn đảo này thành một quốc gia tiến bộ.
Phát triển xã hội Đài Loan dựa trên kinh tế tự do và chủ trương dân sinh hạnh phúc của Tôn Dật Tiên.
Chính phủ cho cải cách ruộng đất để nông dân có ruộng cấy cày. Những điền chủ bán ruộng đất cho chính phủ lại được khuyến khích đầu tư vào các kỹ nghệ nhẹ phục vụ tiêu dùng quốc nội.
Chính phủ cho phát triển giáo dục từ bậc phổ thông lên đến đại học. Nhiều sinh viên được gởi sang Mỹ du học để khi về nước có thể phục vụ phát triển kinh tế Đài Loan.
Đến năm 1966, Mỹ cho phép hàng hóa Đài Loan được miễn thuế hay nhập cảng vào Mỹ với thuế quan nhẹ, đồng thời cho đầu tư vào kỹ nghệ sản xuất phục vụ xuất cảng tại Đài Loan.
Khu Chế Xuất (Export Processing Zone) đầu tiên của thế giới được xây dựng tại phía Nam của thành phố Cao Hùng.
Đài Loan khởi đầu bằng kỹ nghệ may mặc, chế biến nông phẩm bao bì và đóng hộp xuất cảng.
Rồi từng bước phát triển sản xuất các mặt hàng như đồng hồ, quạt máy, tủ lạnh, truyền hình,... hầu hết các mặt hàng công nghệ xuất cảng đều rẻ tiền nhưng tiện dụng.
Nhiều hãng xưởng nhỏ sau đó được xây dựng khắp nơi nhằm phục vụ chính sách xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đài Loan.
Đồng thời là một số khu kỹ nghệ nặng như lọc dầu hay sắt thép chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia.
Hoa Kỳ cũng đã có những kế hoạch giúp đỡ xây dựng Việt Nam Cộng Hòa không khác gì Đài Loan.
Hoa Kỳ giúp cải cách ruộng đất, nâng cao việc giáo dục, phát triển kinh tế tự do, xây dựng công nghiệp nhẹ và đặc biệt các khu công nghiệp hướng đến xuất khẩu như khu kỹ nghệ Biên Hòa - Thủ Đức.
Đáng tiếc, Bắc Việt đã xâm nhập miền Nam và chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt.
Chiến tranh Việt Nam lại tạo điều kiện cho kỹ nghệ Đài Loan phát triển mạnh. Nhiều mặt hàng được sản xuất tại Đài Loan nhằm phục vụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ đóng tại miền Nam.
Đến năm 1980, Đài Loan mở ra Khu Kỹ Nghệ Hsinchu cách Đài Bắc 45 dặm, là nơi quy tụ các tài năng kỹ thuật Trung Hoa du học các nước quay về đóng góp cho Đài Loan.
Khu kỹ nghệ khi đó đã có 25,000 công nhân với 125 xí nghiệp điện tử sản xuất các mặt hàng kỹ thuật cao, chẳng khác gì Thung Lũng Silicon của miền Bắc California, Hoa Kỳ.
Nhờ chủ trương dân sinh hạnh phúc, khoảng chênh lệch giữa người giầu và người nghèo và trình độ kiến thức giữa nông thôn và thành thị không mấy cách biệt.
Từ đầu những năm 1990, Đài Loan cải cách để có được một nền tảng chính trị dân chủ và tiến bộ.
Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Đài Loan là 49.901 Mỹ kim, đứng hạng 16 trên thế giới.
Đài Loan đã tận dụng sự nâng đỡ của Hoa Kỳ để phát triển thành một nước tự do, dân chủ, công bằng, thịnh vượng và tiến bộ.

Bắt chước Đài Loan
Năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức nối lại bang giao và mở cửa giao thương với Trung cộng, cũng là lúc Đặng Tiểu Bình cho thử nghiệm Khu Chế Xuất Thâm Quyến giáp ranh với Hong Kong.
Ý tưởng xây dựng Khu Chế Xuất Thâm Quyến xuất phát từ sự thành công của Khu Chế Xuất Cao Hùng của Đài Loan.
Mặc dù chính trị giữa Bắc Kinh và Đài Bắc còn căng thẳng, giới tư bản Đài Loan vẫn muốn đầu tư vào lục địa Trung Hoa là nơi dư thừa nhân công, giá nhân công rẻ, cùng chung ngôn ngữ và văn hóa, lại được ưu đãi của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Qua ngã Hong Kong, giới tư bản Đài Loan đã tích cực đầu tư, cố vấn xây dựng Khu Chế Xuất Thâm Quyến cũng như xây dựng ngoại thương giữa Trung cộng và thế giới tự do.
Thành công của Khu Chế Xuất Thâm Quyến là động lực để Trung cộng xây dựng thêm các Khu Chế Xuất Châu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu, đồng thời xây dựng mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng cho đến ngày nay.
Nhiều cơ xưởng kỹ nghệ của Đài Loan đã di chuyển dần dần qua lục địa, sản phẩm được hoàn tất ở Đài Loan trước khi xuất cảng qua Mỹ hay thế giới.
Đến năm 1993, đầu tư của Đài Loan tại Trung cộng đã lên tới 8.9 tỷ Mỹ kim và doanh số giao thương giữa hai miền vượt qua 7 tỷ Mỹ kim.

Trung cộng Lợi dụng Mỹ
Tổng thống Ronald Regan theo khuynh hướng tân tự do nên tin rằng việc mở rộng thương mãi sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn nhân loại.
Dựa vào đó Trung cộng cho mở rộng thương mại với Mỹ. Đến năm 1989 Mỹ xuất cảng 5,7 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Trung cộng và nhập cảng 12 tỷ Mỹ Kim từ nước này.
Sang thời Tổng Thống George Bush (Cha) và Bill Clinton thương mại tiếp tục gia tăng giữa hai nước. Năm 2000 Mỹ xuất cảng 16,1 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Trung cộng và nhập cảng 25,7 tỷ Mỹ Kim từ nước này.
Giữa năm 2000, Tổng Thống Bill Clinton ban quyền “tối huệ quốc” và cho phép Trung cộng gia nhập WTO.
Ông Clinton tin rằng Trung cộng sẽ tôn trọng luật chơi chung và như thế cả hai quốc gia cùng có lợi. Điều đó đã không bao giờ xảy ra.
Trung cộng lợi dụng WTO thao túng thị trường tiền tệ, gia tăng các khoản trợ cấp, mở rộng các rào cản hợp pháp và bất hợp pháp nhắm vào nhập cảng, bán phá giá, đánh cắp bản quyền, ép các công ty Hoa Kỳ chuyển giao tài sản trí tuệ, và hạn chế tiền lương và các quyền lao động công nhân.
Dựa vào WTO, hàng hóa Trung cộng xuất cảng vào Mỹ tăng mạnh trong thời Tổng Thống Bush (Con). Năm 2008 Trung cộng xuất cảng lên tới 337,7 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Mỹ nhưng chỉ nhập cảng 69,7 tỷ Mỹ Kim từ Mỹ.
Tổng Thống Barack Obama đòi hỏi Trung cộng chấm dứt thao túng tiền tệ nhưng kết quả rất giới hạn, cán cân thương mãi tiếp tục mất cân bằng, hãng xưởng tiếp tục rời sang Trung cộng, công nhân Mỹ tiếp tục mất công ăn việc làm.
Đến năm 2016 đã có trên 20.000 công ty Mỹ thiết lập doanh nghiệp ở Trung cộng.
Các kỹ nghệ và các nghiệp đoàn bị thua thiệt từ thương mãi vận động bầu cho Tổng Thống Trump dẫn tới việc Hoa Kỳ dùng thuế quan trừng phạt Trung cộng.
Với thặng dư thương mãi Trung cộng đã trở thành mối đe dọa đến an ninh và quân sự toàn cầu vì thế việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Trung cộng được hầu hết các quốc gia trên thế giới tán thành.

Chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc
Nhà cầm quyền Bắc kinh thặng dư thương mãi và ngân sách nhưng Trung cộng vẫn là nước thu nhập trung bình.
Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Trung cộng là 16.676 Mỹ kim, chỉ bằng 1/3 của Đài Loan và đứng hạng 83 trên thế giới, thua cả Thái Lan 17.750 Mỹ kim.
Công nghệ Trung cộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu môi trường Berkeley Earth, việc sử dụng than đá làm nguồn năng lượng chính đã gây ô nhiễm không khí làm tổn hại 1,6 triệu sinh mạng mỗi năm.
Chính sách “một con” trước đây để người trẻ không mất quá nhiều thời gian chăm sóc con cái, dành thời giờ tham gia sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nay phản tác dụng.
Trung cộng đang lâm vào hiện trạng lão hóa, thiếu người trẻ tham gia lực lượng lao động sản xuất. Nhiều người trẻ có học và khá giả còn di dân sang các quốc gia có cuộc sống tốt hơn.
Vừa thiếu đầu tư vào phát triển, y tế và giáo dục tại nông thôn, vừa đất đai thường xuyên bị cưỡng chế, nên đời sống nông dân vô cùng nghèo khổ. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng mở rộng.
Khoảng chênh lệch lợi tức cũng càng ngày càng cách xa giữa người giàu và người nghèo. Theo hãng nghiên cứu tài sản Hurun, Trung cộng hiện có 819 tỷ phú, trong khi đó Mỹ chỉ có 535 tỷ phú.
Chỉ riêng trong năm 2017 Trung cộng đã có thêm hơn 200 người sở hữu tài sản trên 1 tỷ Mỹ Kim, tương đương thêm 4 tỷ phú mỗi tuần.
Chưa kể tới số tỷ phú tham quan làm giàu nhờ tham nhũng. Nhiều người bị phát hiện, bị xử tử nhưng tình trạng tham nhũng ở cấp cao vẫn không thể ngăn chặn được.
Trung cộng vẫn duy trì một hệ thống doanh nghiệp nhà nước vừa cồng kềnh vừa tham nhũng vừa thiếu hiệu quả.
Nhà nước không kiểm soát được hệ thống ngân hàng “ngầm” với trị giá ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ Kim. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra.
Điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng “ngầm” này.
Nhìn chung Trung cộng vẫn chưa thay đổi nhiều cả về kinh tế lẫn chính trị. Biểu hiện một quốc gia chậm tiến bộ.
Mô hình “chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc” tự nó đã gặp nhiều rủi ro dễ gây ra đổ vỡ.
Nay Trung cộng lại đối đầu với chiến tranh thương mãi Mỹ - Trung, từ bỏ chủ nghĩa xã hội để hội nhập cùng chia sẻ thịnh vượng chung là điều Trung cộng khó có thể tránh khỏi.

Vì thịnh vượng chung…
Tối Chủ Nhật 30/9/2018, Mỹ và Canada ký hiệp định thương mại ba nước Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) để có được thị trường tự do hơn, thương mại công bằng hơn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong khu vực.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau vui mừng cho biết “Hôm nay là ngày tốt đẹp cho Canada”.
Còn Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho hay “Đây là một đêm tuyệt vời cho Mexico”.
Theo mô hình Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam đến nay vẫn chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội”, vì thế không có gì ngạc nhiên khi nghe Tổng Thống Trump phát biểu nhiều người Việt rất vui mừng và ủng hộ ông:
“Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát.
Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp.
Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người.”
Rõ ràng thịnh vượng Hoa Kỳ gắn liền với thịnh vượng của thế giới tự do.
Con đường tự do thoát khỏi chủ nghĩa xã hội là con đường cho Việt Nam hội nhập và chia sẻ thịnh vượng cùng nhân loại.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi

2/10/2018

Cách cứu người đột quỵ bằng cách bấm huyệt của chuyên gia Đài Loan.

Để cứu người đột quỵ ngất xỉu, bạn chỉ có vài phút, thậm chí là vài giây.
Thời gian càng lâu, tổn thất càng lớn.
Hãy xem phương pháp đơn giản này của bác sỹ Đông y số một Đài Loan.
Phương pháp hồi sức tim phổi trong Tây y (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) thường được dùng đến khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập vì bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp chết đuối…
Tuy nhiên đây không chỉ là quy trình độc quyền của Tây y, Đông y cũng có “Kỹ thuật cấp cứu CPR”.
Bác sỹ Đông y nổi tiếng Đài Loan Đổng Diên Linh đã dùng nó để cấp cứu nhiều bệnh nhân.
Dưới đây là bí quyết cấp cứu bằng phương pháp Đông y trong thời gian ngắn được ông truyền lại.


Đông y cũng có phương pháp cấp cứu CPR, vừa thuận tiện, an toàn lại rất hiệu quả (Ảnh: ntdtv.com.tw)

Bác sỹ Đổng chia sẻ, mấy năm trước có lần trên đường bay từ Mỹ về Đài Loan sau một buổi diễn thuyết, khi đang bay qua biển Thái Bình Dương thì thấy thông báo trên loa phát thanh: “Chúng tôi đang cần nhân viên y tế, trên máy bay có một cô gái bị ngất xỉu, yêu cầu trợ giúp khẩn cấp”, nhận được thông báo tôi vội vàng tới hỗ trợ.
Đến nơi thấy cô gái đang bất tỉnh nhân sự nằm dưới sàn, cũng có hai bác sỹ người da trắng đang ở đó, một người trẻ tuổi đang luống cuống không biết xử trí ra sao, một người khác đang tìm tai nghe và những đồ sơ cứu.
Tôi tiến tới và nói muốn hỗ trợ cứu giúp bệnh nhân đó.
bac sỹ Đổng chia sẻ phương pháp cấp cứu đơn giản dễ thực hiện của Đông y (Ảnh:health.businessweekly.com.tw)

Sau khi bắt mạch và thăm khám tôi thấy mạch bệnh nhân rất chìm, cũng rất yếu, chẩn đoán cô ấy bị suy tim.
Tôi lập tức dùng phương pháp bấm huyệt cấp cứu, ấn mạnh vào cơ của vùng ngực và ở nách trái 3 lần. Không đầy 5 giây sau bệnh nhân lập tức tỉnh lại (Huyệt Cực Tuyền).
Hai vị bác sỹ, cơ trưởng và phi hành đoàn đứng bên đều ngạc nhiên tới không nói được lời nào.

Nhiều năm qua tôi vẫn hy vọng phổ biến phương pháp cấp cứu này của Đông y tới thế giới.
Tại sao lại như vậy?
Thông thường khi gặp người bị ngất xỉu, việc đầu tiên mọi người nghĩ tới là lập tức đưa tới bệnh viện.
Khi tới nơi đều phải thực hiện hàng loạt xét nghiệm kiểm tra cho tới khi tìm được nguyên nhân bệnh mới được điều trị.
Có những người đã bị mất mạng một cách đáng tiếc trong quá trình đợi đó như bạn của bác sỹ Đổng.
Nếu khi đó người nhà bạn ông biết dùng phương pháp cấp cứu đơn giản này có lẽ bạn ông sẽ không có kết cục đáng buồn như vậy.

Ngược dòng lịch sử 2000 năm tìm hiểu phương pháp cấp cứu của Đông y

Câu chuyện nổi tiếng xảy ra vào thời Xuân Thu chiến quốc cách đây hơn 2000 năm ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Một ngày nọ khi danh y Biển Thước đi tới nước Quắc thì hay tin thái tử Đan vừa qua đời. Ông bèn hỏi thăm thì được biết thái tử vừa qua đời cách đó 2 tiếng, Thái tử ban đầu hô hấp khó khăn, khí huyết không thuận, nội tạng bị hại, sau đó đột nhiên tắt thở. Biển Thước hỏi lại kỹ càng và phán đoán thái tử chưa chết thật, bây giờ khẳng định một nửa cơ thể máu còn nóng… Bệnh của thái tử gọi là “Thi quyết”, là do mất thăng bằng âm dương nên đột nhiên bị hôn mê bất tỉnh. Ông dùng kim châm cứu châm một kim vào huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu và thái tử có thể tỉnh lại. Phương pháp bấm huyệt cấp cứu của Đông y có lịch sử từ rất xa xưa tuy nhiên vì không được biết tới rộng rãi nên khi bệnh nhân bị ngất đa phần mọi người chỉ nhớ và biết tới các biện pháp cấp cứu của Tây y.


Chỉ một kim châm vào huyệt Bách Hội, danh y Biển Thước đã cứu sống thái tử nước Quắc (Ảnh: tinhhoa.net)

Làm thế nào để bấm huyệt cấp cứu theo cách của Đông y

Theo bác sỹ Đổng, muốn học được cách cấp cứu bạn cần hiểu về châm cứu. Đông y có ” Hồi dương cửu châm”thực sự có công hiệu cải tử hoàn sinh. Theo Đông y, có 9 (Cửu) huyệt có tác dụng làm phục hồi dương khí (hồi dương), vì vậy gọi là Hồi Dương Cửu Châm. Chín huyệt đó là: Á Môn, Dũng Tuyền, Hoàn Khiêu, Hợp Cốc, Tam Âm Giao, Thái Khê, Trung Quản, Túc Tam Lý.

Người thường không biết châm cứu, khi gặp người đột nhiên bị choáng cũng có thể dùng cách bấm huyệt cấp cứu, vừa đơn giản, an toàn lại linh nghiệm.

Cách cấp cứu bằng bấm huyệt của Đông y


Khi bệnh nhân bị ngất thường ở tư thế nằm, người thực hiện thao tác cấp cứu nên đứng bên trái bệnh nhân. Dùng tay phải nắm vào cổ tay trái của bệnh nhân, dơ cánh tay trái trên tới góc độ tựa như thẳng mà không phải phải thẳng. Khi dơ cao sẽ xuất hiện vùng cơ ngực bé, đặt 4 đầu ngón tay vào vùng đó, ngón cái đặt vào chính giữa nách và tập chung lực vào năm đầu ngón tay bóp chặt và kéo thật mạnh hướng ra ngoài thân của bệnh nhân. Dùng lực bóp chặt và tiếp tục động tác kéo này 2 hoặc 3 lần, người bệnh sẽ dần dần hồi tỉnh. Khi thực hiện thao tác cũng cần chú ý điều chỉnh lực kéo, căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà thay đổi, nếu là trẻ con, người già, người gầy yếu không nên dùng lực quá mạnh.

Thao tác thực hiện phương pháp cấp cứu CPR của Đông y (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Bác sỹ Đổng chia sẻ, ông đã dùng phương pháp này cấp cứu được 17, 18 người, thậm chí có những bệnh nhân đã ngừng thở cũng cứu sống lại. Khi gặp bệnh nhân bất tỉnh nhân sự, trước tiên cần gọi cấp cứu, trong thời gian đợi xe tới có thể thực hiện phương pháp cấp cứu này của Đông y. Tôi có một người bạn, ngày nọ mẹ anh ta đột nhiên bị ngất xỉu, anh ta lập tức gọi xe cấp cứu sau đó dùng phương pháp này của tôi. Khi làm tới lần thứ ba mẹ anh ta đột nhiên nói: “Đừng có mạnh tay như thế, đau lắm”. Xe cấp cứu tới thấy mẹ anh ấy không sao liền đánh xe không quay về.

Tại sao phương pháp bấm huyệt cấp cứu có thể cứu được người?

Theo Hoàng đế nội kinh, Phế chủ khí, chủ trì tất cả nguồn khí trong cơ thể. Hai huyệt đạo Vân Môn và Trung Phù ở bên ngoài cơ ngực bé, đây cũng là điểm khởi đầu hai huyệt đạo của Phế kinh, hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng tương tự như một sợi dây điện trực tiếp thông tới phổi.

Thông thường khi bị ngất, cũng có nghĩa sắp ngừng thở, Phế không có năng lượng, không có khí. Sau khi hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng giống như đang dùng khí quản để hít khí vào trong nên vừa bấm vào lập tức bệnh nhân sẽ có thể tỉnh lại.

Ngón tay cái bóp vào giữa nách cũng chính là huyệt Cực Tuyền, nó là một huyệt đạo của Tâm kinh trực tiếp đối với tạng Tâm. Khi bị ngất tim cũng gần như bị ngừng, ấn vào huyệt Cực Tuyền có thể giúp nó hoạt động trở lại. Bởi vậy, ấn vào những huyệt vị ở Phế Kinh và Tâm kinh sẽ giúp Tim Phổi hồi phục năng lượng và bệnh nhân có thể hồi tỉnh. Đây chính là phương pháp hồi phục lại chức năng tim phổi của Đông y.



Phương pháp cấp cứu CPR của Đông y là sử dụng huyệt Vân Môn và Trung Phù thuộc Phế kinh, cùng với Cực Tuyền của Tâm kinh

Ngoài phương pháp Hồi dương cửu châm và bấm huyệt cấp cứu nêu trên, Đông y còn nhiều phương pháp cấp cứu ví dụ bấm huyệt Nhân Trung. Có lần bác sỹ Đổng đã áp dụng phương pháp này với người bạn ông. Trong tình huống khẩn cấp khi bạn bị ngất, ngoài dùng kim châm cứu, ông còn lấy máu ở huyệt Bách Hội. Châm cứu, bấm huyệt, lấy máu ông áp dụng cả ba cách này và đã cứu được bạn mình.

Thục sưu tầm

Người sống THỌ không phải do Ăn Uống hay Vận Động, mà là Tâm Lý Cân Bằng.

Nobel Sinh Học: Người sống THỌ không phải do Ăn Uống hay Vận Động, mà là....thật đáng kinh ngạc
Một lý do thật kinh ngạc do Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học chỉ ra rằng người sống THỌ hay không không phải do Ăn Uống hay Vận Động; mà là Tâm Lý Cân Bằng.


Giải thưởng Nobel Sinh Học Elizabeth H. Blackburn đã chỉ ra:

con người muốn sống trăm tuổi, ăn uống điều độ chiếm 25%, những cái khác chiếm 25%,

Tâm Lý Cân Bằng chiếm những 50%!

" Áp Lực Hormone " sẽ làm tổn thương cơ thể.

Lý giải như thế nào về việc Tâm Lý Ổn Định ảnh hưởng tới 50% tuổi THỌ? Chúng ta nên làm thế nào?

" Áp lực hormone " gây tổn thương cơ thể!

Nhà nghiên cứu tâm lý học chỉ ra:

Một người nổi giận đùng đùng, áp lực hormone tăng sinh, đủ để giết chết một con chuột.
Vì vậy, áp lực hormone, còn gọi là hormone độc tính. Y học hiện đại chỉ ra:
ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét hệ tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, 65-90% triệu chứng có liên quan tới áp lực tâm lý.

Vì thế, bệnh này còn gọi là bệnh tâm lý.

Nếu con người cả ngày không yên, hay cáu gắt, lo lắng, khiến áp lực hormone luôn ở mức cao,
hệ thống miễn dịch sẽ ngăn chặn và tiêu diệt, hệ thống máu huyết hoạt động quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi.
Khi vui, não bộ tiết ra hormone hưng phấn.....

Hormone hưng phấn khiến con người thoải mái, cảm giác vui tươi, toàn thân rơi vào trạng thái tốt, giúp điều tiết các cơ quan trong cơ thể cân bằng, khỏe khoắn.

Thế thì, trong cuộc sống, chúng ta nên làm như thế nào mới có thể có được hormone hưng phấn, giảm hormone áp lực?

1. Có mục tiêu rõ ràng, nỗ lực đạt được.
Nghiên cứu mới nhất cho rằng, cảm giác đạt mục tiêu càng mạnh càng giúp cơ thể khỏe khoắn.

Bởi vì trong cuộc sống, đam mê quyết định tâm thái con người, quyết định trạng thái sống.
Người nỗ lực đạt mục tiêu não bộ trong trạng thái thoải mái phát triển, vì thế, thường dùng não bộ sẽ thúc đẩy hoạt động não, đẩy lùi tuổi già.

Người trung lão niên sau khi nghỉ hưu có thể đọc sách, khiêu vũ, vẽ vời, giúp não bộ luôn trong trạng thái hoạt động.

2. Giúp đỡ người khác làm niềm vui có tác dụng trị liệu tốt..

Nghiên cứu chỉ ra, giúp đỡ người khác về vật chất, có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%,
giúp người khác ổn định tinh thần, có thể giảm tỉ lệ tử vong dưới 30%.

Bởi vì tốt với người khác, hay làm việc thiện, sẽ có cảm giác vui tươi và tự hào, giảm hormone áp lực, thúc đẩy hormone hưng phấn.

Chuyên gia tâm lý và tâm thần học nói: duy trì thói quen giúp đỡ người khác là phương pháp phòng và điều trị trầm cảm.



3. Gia đình hòa thuận là bí kíp sống lâu.

Hai nhà tâm lý học người Mỹ công bố nghiên cứu trong vòng 20 năm: trong số các nhân tố quyết định tuổi thọ, đứng số 1 là " quan hệ người với người "..

Họ cho rằng, quan hệ con người với con người quan trọng hơn rau cỏ hoa quả, việc thường xuyên luyện tập và rèn luyện trong thời gian dài.

Liên hệ người với người không chỉ bao gồm bạn bè, còn bao gồm quan hệ gia đình.

Vì thế, gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người.

4. Cho đi điều thiện sẽ nhận lại điều thiện.

Khi chúng ta cười với người khác, người khác cũng sẽ cười lại với chúng ta.
Bất luận là ở cùng bạn bè hay là cùng những ngươi bạn cũ trò chuyện, hãy nhớ luôn giữ nụ cười, cho đi niềm vui.

" Tinh thần không thoải mái, sẽ dẫn đến bệnh gan "

Có người từng làm thực nghiệm này: sau khi tách nội tạng động vật, giữ nguyên liên kết tĩnh mạch gan và động mạch bụng, tim lập tức co bóp mạnh và tĩnh mạch máu bắt đầu lắng lại, động vật chết từ từ, có thể thấy gan có liên kết chặt chẽ trong việc điều tiết lưu lượng máu.

Tinh thần không thoải mái, khi tức giận, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động gan, dẫn đến tình trạng khô gan và khô máu ở gan.


" Không tức giận, không sinh bệnh "

Tinh thần là thể năng của con người, nhưng trong cuộc sống bộn bề lo toan, áp lực tinh thần tự nhiên sẽ gia tăng, thế là các áp lực tinh thần sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

" Hiện nay, thống kê của bộ y tế thế giới, trên 90% bệnh đều có liên quan tới tinh thần.

Chỉ cần chúng ta giữ tinh thần thoải mái, thì sẽ không mắc bệnh, không mắc bệnh nghiêm trọng, ít bệnh, muộn mới mắc bệnh. "

" Tâm phải TĨNH, Thân phải ĐỘNG "
Dưỡng tâm, an tâm, cải tâm, giữ tinh thần thoải mái, là một cách dưỡng sinh, có thể không được mọi người quan tâm, vì thế mới xuất hiện " những bệnh tiêu hóa khó chữa ", " bệnh viêm cả đời không khỏi "..

Tâm Tĩnh thì Thân An, thân an thì khỏe mạnh, tâm an bách bệnh tiêu trừ...
Hoạt động có thể sinh dương khí, đả thông âm khí, giúp tuần hoàn máu, cơ thịt phát triển, khoẻ gân cốt.
Tâm phải Tĩnh, Thân phải Động, giữ cân bằng, đó là tam đại pháp bảo của bất cứ môn phái dưỡng sinh nào.

T.Anh chuyển