lundi 4 mars 2019

8 động tác stretch của thổ dân châu Mỹ-Morning Stretching Routine




Buổi sáng tràn trề sinh lực như mãnh hổ nhờ 8 động tác stretch của thổ dân châu Mỹ
LONG.J , THEO THỜI ĐẠI

Stretch (giãn cơ) là một trong những bản năng tự nhiên nhất của con người, giúp đưa cơ thể ra khỏi trạng thái ức chế sau một khoảng thời gian không vận động.

Hai tuần rồi không tập thể dục, cơ thể và sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng thế nào?
Đừng tự hào là mình có cơ thể rắn chắc cho tới khi vượt qua 100 điểm của bài tập chuẩn quân đội này!

Thổ dân châu Mỹ (người da đỏ) sống gần gũi với thiên nhiên hơn bất cứ chủng tộc nào trên trái đất. Họ luôn quan sát, vận dụng những kiến thức tự nhiên để sinh tồn giữa những điều kiện khắc nghiệt.
Bạn sẽ thấy rằng, những loài vật hoang dã như hổ, báo, sư tử, gấu... hay những loài vật nuôi trong nhà luôn luôn vươn vai rất kỹ từ đầu đến chân sau khi chúng ngủ dậy. Đó là cơ chế tự nhiên của động vật, giúp đưa cơ thể thoát khỏi trạng thái ức chế sau một thời gian không vận động. Do cuộc sống bận rộn mà con người nhiều khi lãng quên bản năng tuyệt vời này.




Stretching là gì?
Stretching có thể hiểu đơn giản là giãn cơ. Khi ở trong một tư thế đặc biệt nào đó một thời gian đủ dài, cơ thể bạn sẽ tự nhiên stretch một cách vô thức. Cảm giác đó thật tuyệt. Cơ thể được trải dài và lấy lại năng lượng một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, một bài giãn cơ phù hợp sẽ khiến cho cơ thể tăng sức dẻo dai và linh hoạt.
Duỗi dài và mở rộng toàn bộ cơ thể. Giãn cơ giúp duy trì một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng phạm vi chuyển động và độ linh hoạt của cơ khớp. Giãn cơ bao gồm các động tác kéo giãn cơ gân khoeo, đùi mông, bắp tay.
Tất cả mọi người, bất kể giới tính, tuổi tác, mức độ linh hoạt tự nhiên của cơ thể đều nên tập giãn cơ, kể cả khi bạn có tập luyện thể thao hay không. Với một số bài giãn cơ đơn giản thậm chí bạn có thể thực hiện trong khi xem TV, ngồi máy tính hay trước khi đi ngủ.
Lợi ích của stretching
Từ lâu, giãn cơ là yêu cầu bắt buộc sau khi vận động của nhiều môn thể thao, đặc biệt là gym.
Chắc chắn bạn đã từng trải qua cảm giác không thể giơ tay lên cao, không thể tắm rửa kỳ cọ thoải mái sau khi tập gym. Đừng cho đó là điều hiển nhiên do căng cơ, chính xác là bạn đã không giãn cơ đúng cách hoặc bỏ qua giãn cơ.
Một trong những lợi ích lớn nhất của giãn cơ là bạn có thể tăng phạm vi của chuyển động , có nghĩa là tay chân và các khớp xương của bạn có thể di chuyển xa hơn mà không khó chịu hoặc bị thương.
Tuyệt vời nhất là stretch có thể giúp bạn "đánh thức" sức khỏe, chiến thắng sự lười biếng sau giấc ngủ. Dưới đây là 8 động tác stretch được lấy cảm hứng từ các động tác vươn vai của động vật hoang dã, được truyền lại từ thổ dân châu Mỹ.
Thay vì sấp ngửa rời khỏi giường mỗi sáng, hãy đi ngủ sớm, dậy sớm và dành ra khoảng 15 phút cho bài tập này.
1. Xoay cổ theo 8 hướng




Bắt đầu bằng cách hơi nâng đầu lên khỏi gối, vai không di chuyển. Xoay đầu cùng hướng nhìn của mắt theo chiều kim đồng hồ (chia đều 8 điểm), sau đó thực hiện theo chiều ngược lại.
Thực hiện chậm rãi và chắc chắn rằng vai, thân người không di chuyển để có hiệu quả tốt nhất.
2. Cuộn người sang hai bên




Để đầu gối và hông tạo thành một góc 90 độ, đầu gối khép lại trong suốt quá trình thực hiện.
Đặt hai bàn tay lên nhau ở tư thế nằm nghiêng, quay về bên nào thì cánh tay bên đó giữ nguyên. Từ từ kéo bàn tay còn lại qua ngực, mở rộng hết biên độ. Thực hiện 10 rep mỗi bên.
3. Xoay tròn cánh tay





Bắt đầu bằng tư thế tương tự động tác (2). Xoay tròn cánh tay theo chiều kim đồng hồ, giữ thẳng khuỷu tay trong suốt quá trình thực hiện. Thực hiện 10 rep sau đó đổi ngược chiều kim đồng hồ, thực hiện tương tự với tay còn lại.
4. Xoay khớp hông




Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, hai tay mở tự nhiên sang hai bên.
Đặt chân và đầu gối rộng hơn hông, cẳng chân và đùi tạo thành góc 90 độ. Đầu gối chân này phải ở bên dưới bàn chân còn lại. Chậm rãi xoay chân sang hai bên, 10 - 15 rep mỗi bên.
5. Sit-up hai bên




Tư thế bắt đầu giống động tác xoay khớp hông. Động tác chân tương tự, xoay gập người sát xuống đầu gối. Thực hiện 10 rep mỗi bên.
6. Đá lăng chân




Nằm ngửa, tay mở sang hai bên. Đầu gối để ở góc 90 độ, đá lăng chân lên chạm vào bàn tay phía đối diện. Thực hiện 10 rep mỗi bên.
7. Xoay vai



Bắt đầu bằng tư thế bò cao, trọng tâm dồn lên hai tay. Giữ thẳng khuỷu tay, chỉ xoay tròn khớp vai theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện 15 rep trước khi chuyển động tác khác.
8. Vươn vai kiểu động vật hoang dã


Qùy gối, đẩy hông về phía trước trong khi co hai chân, thả đầu xuống giữa hai cánh tay. Tiếp theo, nâng hông, kéo người về tư thế quỳ ban đầu, thực hiện 10 - 15 rep.
Tuy nhẹ nhàng nhưng các động tác khá khó, dưới đây là video thể hiện cả 8 động tác một cách trực quan, giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn:
Morning Stretching Routine | The Art of Manliness
American Indian Stretching

https://www.youtube.com/watch?v=D9Xm_25rJUE
Theo Artofmanliness

Nấu và ăn như người Hy Lạp cổ đại để sống lâu và sống hạnh phúc

Nấu và ăn như người Hy Lạp cổ đại để sống lâu và sống hạnh phúc
 
            
image.png

Từ “diet” (chế độ ăn uống), trong tiếng Hy Lạp cổ đại là “diaita” có nghĩa là “lối sống”. Thời Hy Lạp cổ đại, chế độ ăn uống giúp đảm bảo một sức khỏe tốt bằng cách nuôi dưỡng trí tuệ, thân thể và tâm hồn. Một thành phần quan trọng trong đó là thức ăn. Người Hy Lạp cổ đại cũng chú ý đến mối liên hệ giữa ruột và sức khỏe của cảm xúc.  

                                        Ăn thực phẩm lành mạnh  
Cách chữa bệnh của người Hy Lạp cổ đại là “chữa bệnh bằng trí tuệ”: Sử dụng thức ăn và các phương pháp khác để nuôi dưỡng tinh thần, cơ thể và tâm hồn. 
Quan trọng là cần ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch của chúng ta, duy trì ở mức tối thiểu hoặc tránh tất cả các loại thực phẩm không tốt.
Nấu và ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây tươi, rau, trà thảo mộc, gia vị, nước lọc; các loại hạt và hạt giống, các loại dầu như dầu dừa, dầu bơ và dầu ô liu; các loại cây họ đậu và ngũ cốc nguyên hạt; các loại chất ngọt tự nhiên như mật ong và siro hoa quả.
Ăn thức ăn nguyên chất, làm chín bất cứ khi nào có thể và kết hợp với các loại thực phẩm lên men trong chế độ ăn uống. Hippocrates tin rằng nguồn cơn của các loại bệnh đều bắt nguồn từ ruột, từ “probiotic” (tên một loại vi khuẩn đường ruột) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”. 
Thời cổ đại, các bác sỹ đã kê đơn sữa chua, giấm táo và dưa chua cho cách bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa. Người Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng dưa cải bắp để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.
image.png
                                                                                                                      (Ảnh dẫn qua Pinterest)
                           Giữ ở mức tối thiểu hoặc tránh các thực phẩm ít chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm các loại thực phẩm biến đổi gen,
                           thực phẩm đã qua xử lý hóa chất và thuốc trừ sâu, đường và chất ngọt nhân tạo (vi khuẩn không lành mạnh 
                          phát triển trên đường), soda, rượu, thịt,cá và gia cầm chế biến đóng gói, đóng hộp và thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh,
                          sữa bò tiệt trùng, thực phẩm chiên giòn.
                                                  Ăn một cầu vồng thực phẩm theo mùa
Tất cả mọi thứ đều đúng thời điểm và cá thu vào dịp tháng Tám.
                            Ăn trái cây và rau quả theo mùa để có được nguồn năng lượng tối ưu, nhiều màu sắc khác nhau.
                  Thực phẩm màu cam và màu vàng giúp giảm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi và giảm cholesterol. Ví dụ: ớt vàng, cà rốt, chanh.
                  Thực phẩm màu đỏ, như dâu tây, cà chua, nho đỏ, quả mâm xôi giúp giảm huyết áp, cải thiện chức năng tim và hỗ trợ khớp.
                  Thực phẩm xanh, chẳng hạn như các loại thảo mộc xanh, rau xanh giúp giải độc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
                  Thực phẩm xanh và tím như quả việt quất, nho tím và lựu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm.
                  Thực phẩm màu trắng như tỏi, chuối, hành trắng, nấm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cân bằng hormone.
image.png
                                                                                                   (Ảnh dẫn qua 19thcenturybritpaint.blogspot.com)

                                                    Nghe âm thanh từ bên trong bạn
Hiểu vị cơ thể – Oracle of Delphi
                                                       Bạn hiểu rõ cơ thể mình hơn bất kỳ ai khác, vì vậy điều quan trọng là bạn cần tĩnh lặng 
                                                       và lắng nghe bản thân mình thật sự cần điều gì. Hãy tự hỏi bản muốn ăn gì và nấu ăn như thế nào. 
                                                    Nấu ăn bằng tình yêu
Tình yêu là nguồn cơn của sự hòa hợp tất cả – Aristotle.
                              Người Hy Lạp cổ đại tin rằng thức ăn và năng lượng của chúng ta (trong tiếng Hy Lạp là “energeia”) 
khi nấu ăn ảnh hưởng đến sự cân bằng của sự hài hước và sức khỏe của tổng thể.
image.png
                                                                                                                            (Ảnh dẫn qua Pinterest)

                                                    Chúng ta không ăn chỉ để nạp các thùng nhiên liệu vào cơ thể nhằm đảm bảo sức khỏe, 
                                                    chúng ta ăn còn để cải thiện tinh thần và nuôi dưỡng tâm hồn.
                                                    Khi nấu ăn, điều quan trọng là chúng ta cần ý thức về nguồn năng lượng của cơ thể chúng ta trước khi vào bếp. 
                                Những nhân tố không hài hòa và vui vẻ có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng cảm xúc, thể chất và tinh thần của chúng ta. 
                                Do đó, điều quan trọng trong khi nấu ăn đó là chúng ta cần lan tỏa đi nguồn năng lượng “tình yêu vô điều kiện”
                                Đây mới là thành phần quan trọng nhất dẫn bạn tiến vào nhà bếp và nấu ăn.
        
image.png
                                                                                                                                (Ảnh dẫn qua Pinterest)
                                             Nếu năng lượng bạn cung cấp là tình yêu và vui vẻ, thì món ăn của bạn sẽ có tác dụng  chữa lành và hài hòa.
                                             Năng lượng của chính chúng ta sẽ được sử dụng như một nguyên liệu, hay một loại gia vị để thêm vào thức ăn.
                                                         Áp dụng suy nghĩ lành mạnh và hạnh phúc
Ngày qua ngày, những thứ bạn chọn, những điều bạn nghĩ và những việc bạn làm sẽ dẫn đến việc bạn trở thành ai – Heraclitus.
                                            Để sức khỏe của cảm xúc và thể chất tốt, người Hy Lạp cổ đại kết hợp nhiều phương pháp trị liệu 
                                            bao gồm thiền, cầu nguyện, âm nhạc, vòng xoay ánh sáng, xoa bóp và mặt trời. 
                                           Aristotle hiểu rằng âm nhạc có thể chữa lành mọi căn bệnh và nhiều bác sỹ ở Hy Lạp cổ đại đã sử dụng sự rung động
                                           này để hỗ trợ tiêu hóa, điều trị rối loạn tâm thần và mang đến cảm giác dễ ngủ. 
                                          Trong cuốn  De Anima,  Aristotle cũng lưu ý rằng nhạc sáo có thể khơi dậy nguồn cảm súc mạnh mẽ và thanh lọc tâm hồn.
                                                         Thưởng thức với tâm thái tường hòa 
Một miếng cùi bánh sẽ ngon hơn khi tâm thái tĩnh lặng thay vì một bữa tiệc chia tay trong sự lo lắng – Aesop.
Một khía cạnh khác quan trọng trong việc thực hành ăn uống để có một sức khỏe và khả năng miễn dịch tốt đó là ăn với tâm trạng bình hòa, tĩnh tại và niềm vui. Đừng quá vội vàng trọng bữa ăn. 
Tại Hy Lạp, mọi người đi làm và về nhà ăn trưa cùng gia đình, bạn bè. Trong khi ngày nay nhiều người ăn uống quá vội vàng, điều này gây gián đoạn quá trình thức ăn chữa lành các bệnh tật và cân bằng sự hài hòa trong tâm hồn. 
Để đảm bảo một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh. Tất cả chúng ta cần luôn ý thức rõ rằng về cách ăn uống của mình có ảnh hưởng đến chúng ta rất rõ rệt.
Ăn và nấu ăn luôn được coi là một phương thức trị liệu trong nền văn hóa Hy Lạp. Đó không chỉ là nhiệm vụ hay công việc cần hoàn thành, mà chính là khoảnh khắc chữa lành, tĩnh lặng và suy ngẫm.
                                                                       Theo The Epoch Times

samedi 2 mars 2019

Tắm âm dương- Liệu pháp mới cho sức khoẻ

Đây là phương pháp mà hầu hết người Nhật đều biết, có phổ biến và có nhiều người áp-dụng thành-công :

Sau khi tắm xong dưới vòi nước bông sen trong phòng tắm; mình tăng độ nước nóng lên chừng 50 độ C (cao hay thấp hơn tùy ý và tùy sức chịu đựng của cơ thể nhưng không quá nóng); đứng dầm nước nóng chừng 2 đến 3 phút ; sau đó giảm nước nóng và tăng nước lạnh lên từ từ và lạnh đến mức nào mà cơ thể có thể chịu được cũng từ 2 đến 3 phút . Sau khi quen có thể tăng mức lạnh của nước.

Tắm âm dương chừng vài hôm sẽ thấy sức khỏe gia tăng, con người sẽ có thêm nhiều sức sống và khả năng chịu đựng thời-tiết, hệ miễn nhiễm sẽ hết sức mạnh mẽ ! Tắm âm-dương có thể áp-dụng quanh năm suốt tháng cho dù mùa Đông hay mùa Hè. Tác dụng của nó như sau : khi cơ thể dầm nước nóng là dương, nhưng dương sanh ra âm làm dản nở các mạch máu trong cơ-thể, máu được dương hóa nên thu hút lôi kéo những chất dơ do tế bào bài tiết ra, vốn âm hơn, còn đọng lại trong xương, gân, các tạng phủ (như urê, uric, axit lactic..), vào các mao mạch và sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, môi trường quanh các tế bào trở nên trong sạch, khiến chúng hoạt động hiệu quả hơn. ….Rồi ngay sau đó khi tăng dần độ lạnh là âm, nhưng âm lại sanh ra dương : vậy là các mạch máu teo nhỏ lại, nước lạnh sẽ kích-thích trung-khu thần kinh và toàn bộ cơ-thể phản ứng lại bằng cách tiêu-thụ các chất dinh-dưỡng và đốt cháy nó để tăng sức nóng chống lại cái lạnh… Do cơ chế ưu tiên của cơ thể, chất dinh dưỡng trong những mô kém quan trọng nhất (có mối liên hệ về khí với cơ thể lỏng lẻo) sẽ được huy động trước, chúng thường chứa nhiều tế bào già, yếu. Do vậy, phần tắm lạnh có tác dụng chống lão hóa

Tắm Âm-Dương kích-thích làm cho cơ-thể luôn trẻ-trung, chống lão-hóa và gia tăng sức sống 1 cách mãnh-liệt và hoàn-toàn thiên-nhiên……và dĩ-nhiên là chống bệnh-tật rất hữu hiệu !

Việc ăn uống để dương hóa dòng máu cũng giúp cơ thể đào thải độc tố mạnh mẽ tương tự như phần tắm nóng, nhưng triệt để hơn. Do đây là nguyên lý đào thải độc tố của cơ thể, nên tuy đa phần các chất độc cần đào thải là dạng axit, một chế độ ăn nhiều khoáng chất để trung hòa chúng, nhưng lại âm (tức là dùng nhiều các thực phẩm dạng kiềm âm) sẽ có tác dụng đối trị hiệu quả các bệnh cấp tính (luôn xảy ra do cơ chế thải độc của cơ thể), nhưng không bao giờ giải quyết được tận gốc vấn đề, và không có tác dụng với các bệnh âm. Đây cũng là lý do những người tạng dương luôn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và trẻ trung lâu hơn những người tạng âm. Những người dương tạng cũng thường thích tắm nước lạnh, ngay cả vào mùa Đông, trừ phi họ đã bị âm hóa.

------------

Cách tắm ấm, lạnh luân phiên giúp ta không ốm đau

Cách tắm ấm, lạnh luân phiên nhau là cách tắm với sự chuẩn bị hai thùng nước tắm, để lúc thì tắm trong thùng nước lã thông thường, lúc tắm trong thùng nước ấm khoảng 34 độ C.

Trước hết vào thùng nước lã 3 phút, sau đó vào thùng nước ấm 3 phút. Cứ tắm đi tắm lại như thế mấy lần và kết thúc bằng thùng nước lã. Bắt đấu từ thùng nước lã, kết thúc bằng thùng nước lã.

Giữa mùa hè tắm như vậy, khi ra đường phố thấy khoan khoái dễ chịu dù nắng như thiêu, không đỏ mồ hôi. Dường như đem lại kết quả là, nhiệt độ cơ thể được điều hoà tuyệt diệu! về mùa rét thì ấm người lên dễ chịu hơn khi tắm ở một suối nước nóng tồi.

Điều thú vị là nhờ tắm như vậy, da dẻ trở thành trơn mượt do tác dụng co bóp, thư dãn của da. Ngoài ra, cơ thể ta khi tắm nước lạnh nghiêng về toan tính, khi tắm nước ấm thì nghiêng về kiềm tính. Nhờ tắm như vậy nên lấy lại được thế cân bằng. Do đó, có tác dụng giữ gìn được mức cân đối thích hợp.

Hàng ngày tắm như vậy, người khoan khoái, sống lâu, thân thể khó mà mắc bệnh. Cả nhà tắm như vây thì không ai mắc bệnh.

Song, tình hình nhà ở hiện nay đang trở thành vấn đề vì chật hẹp, cố gắng thu xếp sao cho có khoảng trống đặt được hai thùng để thực hiện cách tắm ấm lạnh.

Nguồn Website Thucduong
(thichmactien- vietlyso. com)

Người Dược Sĩ khuyết tật

FOUNTAIN VALLEY (NV) - Ước mơ gần 10 năm qua về việc 
có một ngôi nhànhỏ dành để chăm sóc các vị cao niên của người 
dược sĩ có vóc dáng nhỏ nhắn Mai T. Nguyễn nay đã thành hiện thực.

Việc mở một ngôi nhà để chăm sóc người cao tuổi không phải là chuyện đầu tiên xuất hiện nơi đây. Nhưng khi giấc mơ đó được thực hiện bằng tấm lòng của một người khuyết tật, đang là dược sĩ tại bệnh viện Fountain Valley, cũng là chủ tịch hội từ thiện Trái Tim Bác Ái, lại là điều khiến người ta phải suy nghĩ.
'Loving Care Senior Home' - Ngôi Nhà Yêu Thương 
Nếu như “nursing home” thường đông đúc người và khiến người ta có cảm giác mình đang ở “bệnh viện” thì mô hình “ngôi nhà yêu thương” mà Dược Sĩ Mai T. Nguyễn đang thực hiện khiến người ta cứ ngỡ như mình đang ở nhà!
Mà quả thực đó là một ngôi nhà, như bao ngôi nhà khác. Có điều nó sạch sẽ, tươm tất và luôn có y tá túc trực, có dược sĩ theo dõi thuốc men, chuyện trò cùng người cao tuổi sinh sống tại đây.

image
Dược Sĩ Mai T. Nguyễn (giữa) và vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, khách hàng của cô.

Ngôi nhà khang trang có tên “Loving Care Senior Home” rộng gần 7,500 sqft, tọa lạc tại số 9435 Kiwi Circle, Fountain Valley, thoạt trông không khác gì những ngôi nhà yên tĩnh, đẹp đẽ xung quanh. Tuy nhiên, khi cửa chính mở ra, cả gian phòng khách rộng lớn, tràn ngập ánh nắng đập ngay vào mắt mọi người. Cũng từ vị trí này, qua chiếc cửa sổ, người ta có thể nhìn thấy một khoảng sân thật lớn phía sau với giàn hoa giấy đỏ rực, với những cây dừa, cây cọ xanh um. Ðây chính là nơi lưu trú của một số người cao niên trong những ngày tháng tới, như chính ngôi nhà của họ.

Bước vào cửa, phía bên trái là năm căn phòng nhỏ, căn nào cũng có cửa sổ nhìn ra khoảng trời đầy nắng. Nơi đây có hai phòng đôi và hai phòng đơn dành cho sáu người bệnh. Ngoài ra, còn có một phòng dành riêng cho y tá hay người chăm sóc.

“Mặc dù vừa khai trương và đến ngày đầu Tháng Tư các bệnh nhân mới dọn đến ở, nhưng tất cả các giường đều đã có người ghi danh hết rồi.” Dược Sĩ Mai cho biết.

Cùng với đông người ghé thăm ngôi nhà trong ngày khai trương là hai vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, người đang chuẩn bị đưa bà mẹ 98 tuổi đến ở vào thời gian tới.

“Chúng tôi đã đến xem nhà của Mai trước rồi và cảm thấy cô bắt đầu công việc một cách tuyệt vời. Phòng ốc ngăn nắp, patio lớn, mọi thứ đều rất đẹp đẽ và gọn gàng. Hơn nữa, chúng tôi rất thương Mai.” Bà Kaufmann nói một cách chân tình.

Theo lời bà Kaufmann, mẹ bà hiện đang ở một nhà hưu dưỡng khác khoảng hơn năm năm nay, “nhưng tôi thấy việc chuyển bà đến đây sẽ tốt hơn cho bà. Và đây cũng là nơi tốt cho tất cả mọi người.”

Tiếp lời vợ, ông Kaufmann cho biết thêm, “Chúng tôi cũng nghe, cũng biết về Mai là người có trái tim nhân hậu. Chúng tôi cảm thấy mẹ tôi sẽ an toàn khi ở đây.”

Trong số sáu người khách lưu trú trong thời gian tới, có hai người Việt Nam, cũng là hai người trẻ tuổi nhất, một ngấp nghé 60, mang trong mình căn bệnh tiểu đường và những biến chứng của nó, người còn lại cũng khoảng 65, “đang ở nơi toàn người Mỹ, nay nghe nơi này có người Việt Nam nên muốn chuyển đến đây ở.” Dược Sĩ Mai tiết lộ.

image
Dược Sĩ Mai T. Nguyễn (trái) và một trong những vị khách lưu trú tại “Loving Care Senior Home,” bà Loavern, 78 tuổi.

Nói về ý tưởng hình thành “Loving Care Senior Home,” người phụ nữ nhỏ nhắn này nhớ lại quãng thời gian đang còn thực tập tại bệnh viện. “Lúc còn đang đi thực tập, một bà y tá gợi ý nếu tôi thích công việc chăm sóc bệnh nhân thì nên mở một ngôi nhà như thế này nếu có điều kiện. Tôi rất thích lời gợi ý đó và ấp ủ ước mơ đó cả 10 năm nay.”

Cô tâm sự, “Mỗi ngày tôi làm việc với rất nhiều người, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Khi họ yếu, hoặc ngay cả khi họ hấp hối, thấy rất buồn, mình có mặt trong giờ phút đó với họ, cùng với gia đình họ chia sớt những nỗi đau. Mối quan hệ giữa mình với bệnh nhân quan trọng lắm, không chỉ là chuyện mình đưa họ thuốc uống, thế là xong đâu. Mình tới nói chuyện với họ sẽ khiến họ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.”

“Làm người, ai cũng yêu thương bố mẹ hết nhưng đôi khi mình không có đủ thời gian và khả năng để chăm sóc cha mẹ già 24/24 thì nơi đây giống như ngôi nhà cho họ ở. Chỉ nhận có sáu bệnh nhân thôi, với hai y tá túc trực thường xuyên.” Dược Sĩ Mai giải thích thêm về lý do vì sao người cao tuổi cần đến nơi này.

Bên cạnh đó, mỗi tuần vài lần còn có người đến hướng dẫn tập thể dục, tập Taichi, trò chơi, và khoảng sân sau nhà sẽ dành cho các vị cao niên nào yêu thích trồng cây cảnh, có nơi tiêu khiển.

Vấn đề ăn uống của những người khách lưu trú tại đây cũng được quan tâm “tùy theo tình trạng sức khỏe, thức ăn hầu hết sẽ được nấu tại chỗ để tính toán liều lượng đường muối cho phù hợp với sức khỏe mỗi người.” Chủ nhân ngôi nhà cho biết.

Chi phí căn bản hiện nay là $2,700/tháng cho một người ở phòng đôi. “Tùy theo tình trạng sức khỏe và yêu cầu của từng người mà chi phí sẽ được tính thêm chút ít.” Tuy nhiên, “Loving Care Senior Home” cũng nhận những chương trình trợ giúp của chính phủ.

Người dược sĩ vượt lên trên số phận 
Vài năm gần đây, hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé như một “chú lùn” xuất hiện thường xuyên trong nhiều chương trình từ thiện, đặc biệt là các hoạt động dành cho trẻ em bị bệnh tự kỷ (austism) và khuyết tật mang tên “Trái Tim Bác Ái” trở nên khá quen thuộc với nhiều người.

Tuy nhiên, hành trình vượt lên số phận mặc cảm tự ti về căn bệnh bẩm sinh không cho mình có được dáng vóc bình thường như bao người khác của dược sĩ Mai T. Nguyễn lại là câu chuyện không nhiều người biết.

Cô bắt đầu câu chuyện về chính bản thân mình có phần rụt rè hơn những khi cô nói về các dự án dành cho hoạt động thiện nguyện mà cô thường làm.

Vượt biên sang Mỹ cùng với gia đình vào năm lên sáu tuổi, khi cô đã mang chứng bệnh “co rút gân” từ lúc mới chào đời.

“Khi còn nhỏ, tôi chơi với bạn bè thì đứa nào cũng bằng nhau. Nhưng đến khi tụi nó lớn lên thì mình cũng vẫn cứ như vậy thôi. Nhất là đến tuổi biết yêu thì thấy rất là khó khăn, khổ sở. Thấy bạn mình có người yêu, có bạn bè, tôi tủi thân lắm. Làm người bình thường mà, làm sao tránh khỏi tâm trạng như vậy.” Dược Sĩ Mai kể.

“Không chỉ là yêu đương mà nhiều trò chơi, mình cũng không thể chơi được như những đứa con nít bình thường khác. Nhiều lúc chỉ đứng khóc thôi. Có khi đi chợ, đơn giản nhất như chuyện vói tay lấy đồ, mình cũng không lấy tới. Tự hỏi tại sao mình không lấy được, mình không giống như người ta. Có hôm đi chợ, trèo lên lấy đồ rồi bị té...” Cô nhớ lại, gượng cười, trong khi nước mắt cứ rơi.
Cảm thấy “cây thánh giá mà Chúa cho con mang nặng quá!” Cô khóc, khóc rất nhiều.

Từ một đứa học trò giỏi, bước vào tuổi 13, 14, cô bắt đầu “học tuột xuống cái vèo” khi nhận ra nỗi buồn và mặc cảm bản thân.

Cô kể, “Tôi đua đòi, ham muốn cái này cái kia. Ði chơi phá làng phá xóm, nhuộm tóc đỏ, tóc vàng dựng đứng, rồi cắt tóc như con trai. Suốt ngày chỉ đi chơi thôi, 'đầy đủ các món ăn chơi,' bạn bè kêu làm gì cũng làm, không quan tâm gì hết, không cần biết gì hết, vì lúc đó nghĩ mình có gì mất đâu mà lo. Thực sự nếu không có gia đình cầu nguyện thì có lẽ tôi cũng đi bụi đời rồi bởi vì không thiết cái gì hết. Buồn quá rồi!”

Tuy nhiên, đến khoảng năm học lớp 11, cô “dần dần suy nghĩ lại.”

“Cũng như tôi, bố mẹ tôi khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy an ủi vì biết lúc nào bố mẹ cũng đứng sau lưng tôi, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn. Chỉ có điều đó làm cho tôi sức mạnh, chứ ngoài ra tôi không có một sức mạnh nào hết.” Cô Mai nói tiếp.

Người con gái tật nguyền đó nhận ra mình cần phải bắt đầu lại cuộc đời mới khi đặt chân vào đại học. “Tôi học lại từ đầu, vì điểm tôi quá dở. Nhưng khi đã chịu học thì cái đà lên rất nhanh.”

Năm 2003, Mai T. Nguyễn tốt nghiệp dược sĩ từ trường Western University ở Pomona.

“Học dược là theo ý nguyện của bố tôi, vì lúc đó tôi cũng chẳng biết mình thích cái gì nữa. Nhưng khi vô ngành rồi thì càng học càng thích, càng mê và cảm thấy cám ơn bố rất nhiều khi đã chọn cho tôi ngành phù hợp với bản thân mình.” Cô Mai nói thêm.

Một năm sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, người dược sĩ trẻ bắt tay vào việc làm thiện nguyện. Ðến năm 2008, Hội Trái Tim Bác Ái ra đời, trở thành điểm tựa cho nhiều phụ huynh gốc Việt có con em bị bệnh tự kỷ và khuyết tật.

Năm 2009, sau hơn 30 năm rời khỏi Việt Nam, người dược sĩ khuyết tật có trái tim luôn hướng về những người đồng cảnh ngộ, trở về quê hương lần đầu tiên, khởi đầu cho những việc thiện nguyện tại đây.
image
Dược Sĩ Mai T. Nguyễn và chiếc nón, kỷ vật của ba cô.

Cầm trên tay chiếc nón có hình huy hiệu của một thành viên từng làm việc cho CIA, vật kỷ niệm duy nhất mà ba cô để lại khi ông qua đời vào năm 2009, cô Mai nói trong nước mắt hạnh phúc, “Nhìn lại, tôi cảm thấy rất cám ơn Thiên Chúa đã bảo vệ cho tôi, cám ơn gia đình đã không bao giờ mất tin tưởng nơi tôi, đây là điều rất quan trọng. Niềm tin mà ba tôi đặt vào tôi rất mạnh vì ba tôi lúc nào cũng tin tưởng tôi sẽ làm được chuyện. Vì sự tin tưởng đó mà tôi có thể đứng vững tới bây giờ.” 

“Có thể do tôi đã nhiều lần vấp ngã nên tôi cảm thấy quý cuộc đời hơn. Cũng nhờ tôi tiếp xúc với bệnh nhân nên tôi thấy quý cuộc đời hơn. Tôi vẫn nhớ ba tôi thường nói, 'Con cố sống mỗi ngày như ngày sau cùng của con. Hãy cố gắng giúp càng nhiều người càng tốt. Giúp tha nhân cũng chính là giúp bản thân mình.'” 

Nụ cười sau nước mắt của người dược sĩ khuyết tật giàu trái tim bác ái dường như rạng rỡ hơn trong nắng ngày Xuân.

Kim Liên sưu tầm
 
-