vendredi 15 novembre 2019

Bia tri ân linh mục Alexandre de Rhodes tại Ba Tư, một năm qua

Bia tri ân tại Ba Tư, một năm qua
Nguyễn Đăng Hưng 6-11-2019
alt
KHỞI ĐẦU
Nhớ lại nay đã gần 2 năm, cuối năm 2017, một sự kiện văn hóa đã xuất hiện tại Việt Nam:  nguyên là Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, đã đưa ra đề nghị cải tạo cách viết chữ quốc ngữ. Cách viết của ông ấy làm cho tiếng Việt na ná giống tiếng Trung Quốc được phiên âm bằng ký tự la tinh.
Tôi rất buồn, nhưng tôi có thói quen phản ứng tích cực chứ không hành xử tiêu cực. Tôi không tìm cách phê phán ai, tôi chỉ nói tại sao mình không đưa ra một đợt tôn vinh chữ quốc ngữ, cách phản ứng tích cực hữu hiệu cho việc phản bác sai trái.
Bởi vì chúng tôi cho rằng chữ quốc ngữ đã quyện vào tâm hồn dân tộc. Tất cả người Việt nói tiếng Việt đều viết chữ quốc ngữ. Bây giờ cứ nhìn thấy chữ quốc ngữ thì người Việt đã tìm thấy tâm hồn, tìm ra ý thơ, nét nhạc. Cho nên mình phải bảo tồn và tôn vinh nó. Mà muốn làm vậy thì trước hết phải tri ân những người tiền bối đã khai sinh ra chữ quốc ngữ.
 Ngày 31 tháng 12, 2017 tôi đã đưa lên trang Facebook cá nhân
LỜI ĐỀ NGHỊ: TÔI ĐỀ NGHỊ NGƯỜI VIÊT CHÚNG TA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỒNG TÂM HIÊP SỨC TẠO ĐIỀU KIÊN DI DỜI HÀI CỐT CỦA CỤ ALEXANDRE DE RHODES VỀ VIÊT NAM, CHỌN MỘT ĐỊA ĐIỂM CHÔN CẤT THẬT TRANG TRỌNG, ĐỂ DÂN VIÊT CÓ ĐIỀU KIÊN THĂM VIẾNG THẮP HƯƠNG TRI ÂN VỊ ĐẠI ÂN NHÂN NÀY CỦA TOÀN DÂN TỘC. ĐỒNG BÁO NGHĨ SAO? NĐH
Đề nghị này đã được gần 800 người ưa thích, 200 lời bình và 300 người chia sẻ. Một sự ủng hộ nồng nhiệt đến bất ngờ, như khuyến khích tôi bắt tay vào việc.
CON ĐƯỜNG DẤN THÂN CỦA TÔI CHO CHỮ QUỐC NGỮ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂY!
Tôi tìm cách liên lạc qua internet với nhà thờ Kitô giáo Vank tại Isfahan, Ba Tư, cơ sở giáo xứ quản lý khu mộ ISFAHAN. Tôi đã nhanh chóng phải đổi ý kiến vì họ cho hay là theo truyền thống KiTô , việc di dời ngôi mộ một giáo sĩ là hoàn toàn vô vọng!

ĐI TIỀN TRẠM GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
Tôi bèn quyết định đích thân sang Ba Tư tìm cách dựng bia tri ân ngài. Đặt một bia đá ở ngôi mộ cổ không phải là việc dễ. Thứ nhất, phải được người quản lý nghĩa địa đồng ý. Thứ hai là phải được nhà thờ chấp thuận, vì đây là nghĩa địa Kitô. Rồi phải có ý kiến quyết định của chính quyền địa phương. Đừng quên Iran đang có chế độ toàn trị hồi giáo cực đoan. Họ coi các đạo giáo khác là thù nghịch.
Biết khó nhưng tôi vẫn lạc quan tin tưởng mình sẽ vượt qua được hết các chướng ngại.
Tháng 5/2018, sau khi liên lạc được với một hướng dẫn viên du lịch người Ba Tư, nhất là người học trò cũ gốc Ba Tư Bijan Borhani đã bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ tại Đại Học Compiègne, dưới sự hướng dẫn của tôi năm 1990, tôi đã thấy có sự giúp đỡ cần thiết để đủ tự tin lên đường sang Teheran.
Đến Istanbul, đổi máy bay đi Ba Tư thì thách thức đến ngay. Học trò tôi nhắn tin là giấy phép đặt bia cần thủ tục chính thức thông qua Đại Sứ Quán Việt Nam. Tôi bảo như vậy là có thể khá lâu. Sau đó vài phút anh ta nhắn là có thể thông qua Đại Sứ Pháp hay Ba Lan. Tôi ý thức ngay là trước mắt rào cản sẽ bề bộn và khả năng được phép lần này sẽ không cao. Tại sân bay tôi soạn thảo nội dung văn bia, dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp rồi gửi đi nhờ học trò dịch ra tiếng Ba Tư. Tôi không quên dặn học trò nên nhờ một nhà văn giúp chỉnh sữa để câu văn hay và chính xác.
Và tôi không thay đổi lịch đi. Chỉ nhắn cho hướng dẫn viên du lịch biết là nên rút ngắn chương trình du lịch, nhanh chóng tổ chức cho tôi đến Isfahan để tập trung xin giấy phép.
Đến Teheran phải sang máy bay nội địa đi Shiraz, rồi lấy xe con theo đường bộ ngang qua các thành phố Yazd, Persepolis, Naein, để ngày thứ 6 là phải có mặt tại Isfahan.
Đến khách sạn trời đã tối, dùng cơm xong là về phòng thư giản sau đường dài. Khách sạn tại đây Internet rất chập chờn, không có mạng xã hội, cũng chẳng có Google! Bận tâm về việc xin giấy phép dựng bia, mãi đến 2 giờ sáng mà không thể chợp mắt. Bỗng thiếp đi lúc nào không biết, rồi mơ màng thấy ngài Alexandre de Rhodes hiện ra trong giấc mơ.
Tôi quan tâm đến ngài chỉ mới đây có mấy tháng, đọc tài liệu về ngài cũng chưa nhiều, hình ảnh ngài lâu lâu xuất hiện trên mạng khi tra cứu… Thế mà trong giấc mơ ngài xuất hiện nhìn tôi với đôi mắt quen thuộc thân tình như một bậc tiền bối của gia tộc. Ngài nhìn tôi nở nụ cười khoan dung, thông cảm như nhắc nhở khích lệ tôi hãy kiên nhẫn trong dự định đang thực hiện.
Sáng thức dậy, sau điểm tâm là phải tìm mua một cụm hoa trên đường đến khu nghĩa địa. Cũng may người tài xế là hướng dẫn viên du lịch, đang sinh sống và biết rõ thành phố Isphahan nên những mong muốn của tôi được giải quyết nhanh chóng với hiệu quả khá cao.
Như hình ảnh đính kèm theo bài, bó hoa chúng tôi định viếng dâng có ba màu rõ nét: Vàng, Xanh, Đỏ… Tôi yêu màu vàng vì màu này thể hiện tính truyền thống dân tộc, màu xanh biểu hiện lòng yêu chuộng tự do tinh thần dân chủ và màu đỏ nói lên khát vọng ngàn đời công bằng, bác ái của dân Việt.
Khu nghĩa địa của người Armenia tại Isfahan rộng gần 300.000m2 được xây dựng đã 500 năm nay tại vùng Jolfa khu ngoại ô của thành phố. Ông Rostam Gharibian, người quản gia khu mộ, đang chờ chúng tôi. Nhắc đến tên cha ADR là ông dẫn ngay đến phần mộ của ngài, được chôn cất tại đây đã gần 400 năm (5/11/1660)!
Mộ ngài nằm song song với hai mộ khác, nhỏ hơn. Tôi không nhìn thấy tên ngài trên bia hiện hữu, tấm đá dày đậy trên quan tài. Một lớp bụi thời gian đang che khuất. Tôi nhờ ông Gharibian cho gọi nhân viên mang một thùng nước và tấm khăn chùi rửa sạch sẽ. Quan sát kỹ tên Alexandre de Rhodes hiện ra bên dưới có ghi rõ năm tháng ngài mất!
Tôi lại cho gọi tài xế cho xe chở bó hoa vào bên mộ ngài ADR. Khu mộ khá rộng rãi, khoáng đãng, xe hơi có thể thoải mái đến thẳng gần chân mộ. Tôi tự mình mang cụm hoa ba màu, trân trọng đặt trên tấm bia trước khi bắt đầu hành lễ tưởng niệm tri ân.
Điều lạ là dưới ánh nắng trưa, sau khi tẩm nước, tấm bia cổ đã đổi thành hai cung bậc trắng đen, tự nhiên xuất hiện một đoàn người đang kéo nhau đi… Người đi đầu còn đội chiếc nón lá truyền thống Việt Nam.
Tôi trân trọng đặt bó hoa lên phần mộ và bắt đầu làm lễ tri ân. Tôi khấn vái ngài ADR phù hộ cho một nước Việt Nam hòa bình, dân chủ, cho người Việt Nam ấm no, độc lập, tự do, hạnh phúc.
Sau khi hành lễ và chụp hình lưu niệm, chúng tôi được ông Arman Simonian, giám đốc khu nghĩa địa, mời về văn phòng uống trà đàm đạo. Sau khi nghe tự giới thiệu về mình và trình bày mục đích thăm viếng mộ, ông Simonian xem xét rất kỹ nội dung văn bia đã soạn sẵn dùng 4 thứ tiếng Việt-Pháp-Anh-BaTư.
Ông gật gù thích thú là văn bia có cả tiếng Ba Tư với dòng chữ rất đúng chính tả. Ông nói ngay là, với một tinh thần vô tư và nhân văn như vậy, có lẽ sẽ không có vấn đề gì về thủ tục.
Nghe ông nói, tôi như cởi tấm lòng, rồi theo ông đi xem các mẫu bia đã đặt trước đây tại nghĩa địa. Ông bảo vì là mộ cổ, chúng tôi không được phép dựng bia thẳng đứng như hiện nay mà phải tuân thủ chuẩn đang áp dụng. Bia phải thấp, dựa lưng vào mộ, ngay trước đầu mộ hay nằm theo sườn mộ. Vì nội dung đã soạn có đến 4 thứ tiếng nên giải pháp thứ hai (với kích thước 160x50x3 cm) là hợp lý nhất (xem sơ đồ tôi phát họa ngay sau buổi bàn thảo với giám đốc khu nghĩa trang). Vì đá là vật liệu giòn dễ vỡ, tôi quyết định thuê thợ thực hiện tấm bia dài 1,6 mét ngay tại Isfahan. Còn tâm nguyện mang đá từ Quảng Nam sang Iran, tôi sẽ giành cho tấm bia nhỏ hơn (60x50x3 cm) mà nội dung ngắn sẽ xác định sau.
Chúng tôi từ giã ông, cám ơn ông và hẹn gặp lại sau khi bàn thảo với Ban Giao dịch công chúng của nhà nhà thờ Vank…
Trên đường về khách sạn, ngồi trên xa nhìn đường phố Isfahan nhộn nhịp dưới những tàng cây sum sê tỏa mát, lòng tôi rạo rực một tinh thần lạc quan khác với cách đây mấy hôm.
Sáng hôm sau, chúng tôi đến giáo đường Thiên Chúa VANK là gặp ngay người chủ nhiệm Ban Giao dịch Dân chúng. Ông này trả lời ngay là nhà thờ đã xem nội dung văn bia, chỉ cần chính quyền thành phố bật đèn xanh là xong.
Chúng tôi cũng đã tìm đến cửa thứ ba là Cục Quản Lý Văn hóa, cách nhà thờ Vank không xa lắm. Cục này là một cơ quan có cơ sở khang trang, có ban thư ký túc trực. Người thư ký (nam) cho chúng tôi hay là ông chủ nhiệm đi vắng có việc và yêu cần chúng tôi kiên nhẫn chờ nhiều lắm là 20 phút. Nhưng chỉ sau 10 phút là ông Giám đốc xuất hiện, ân cần mời chúng tôi vào văn phòng bên cạnh. Văn phòng khá trang nghiêm rộng rãi. Phía sau ghế ngồi của giám đốc có ảnh hai vị lãnh dạo nhà nước Hồi giáo là các cố lãnh đạo tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini và đương kim lãnh đạo Ayatollah Ali Khamenei.
Sau khi nghe chúng tôi giải thích chuyến đi và tham khảo nội dung văn bản bia sắp dựng, ông tỏ vẻ rất hài lòng. Nghe tôi bảo là tôi đã từng có sinh viên, nhất là nghiên cứu sinh tiến sĩ người Iran tại Đại học Liège, ông rất vui, bảo đang có người cháu cũng đang du học tại Bỉ. Ông nói việc này không cần văn bản cho mất thời gian, chỉ cần nhà thờ Vank đóng con dấu vào nội dung bài văn bia là được. Rồi ông điện thoại ngay cho nhà thờ Vank cùng ban quản lý nghĩa địa xác nhận đồng tình của Cục Quản Lý Văn hóa thành phố.
Ông cũng vui vẻ chụp hình lưu niệm cùng tôi và chúc chúng tôi thành công trong công việc…
Như vậy, việc dựng bia không phải là động tác giản dị, phải qua 3 cửa nhưng không cửa nào chúng tôi gặp trở ngại. Từ cấp cao cho đến cấp thấp, tôi không thấy có dấu hiệu vòng vo, vòi vĩnh đáng chê trách nào cả.
Chúng tôi ghé lại nhà thờ lấy con dấu, sau đó ghé lại khu nghĩa địa để cụ thể hóa việc thiết kế và xây dựng bia. Té ra các thợ khắc chữ và dựng bia nằm ngay trong khu nghĩa trang. Tất cả các bàn bạc kỹ thuật đều được ông Giám đốc nghĩa địa tham gia. Tuy tôi có mặc cả về giá thành, hợp đồng hai bên đã được thỏa thuận khá nhanh, ký kết văn bản viết tay ngay tại chỗ.
Việc tôi quan tâm nhất là chi tiết kỹ thuật khắc chữ. Tôi đã phải trực tiếp làm việc với thợ khắc chữ vì tôi e họ không quen khắc chữ quốc ngữ Việt Nam! Tôi thêm: coi chừng có sai là tôi sẽ yêu cầu sữa chữ ngay và trách nhiệm sẽ về phía nhà thầu. Bia phải bảo đảm tuổi thọ hàng trăm năm.
Tôi cũng bàn thêm chi tiết nền móng cho việc đặt bia, xác định giá thành tổng hợp và chi trả 20% ngay tại chỗ gọi là tiền đặt cọc.
Đề án đặt bia tri ân ngài Alexandre de Rhodes (ADR) như vậy đã được lên kế hoạch và đã hoàn tất thủ tục cũng như ký kết chi tiết kỹ thuật thi công.
Trưa hôm ấy 28/5/2018, tôi đã mời ông Hojat, người hướng dẫn, đi ăn nhà hàng với chúng tôi. Chưa bao giờ tôi dùng món thịt trừu nướng than hồng với cơm Ba Tư ngon miệng như thế.
Một kết quả nhanh đến bất ngờ nhờ chuẩn bị kỹ lưởng: Văn bia cô đọng đa ngữ, có ngôn ngữ người bản xứ. Và có lẽ thông hành thứ hai dự phần là chút uy tín nhỏ, còn sót lại của nguyên một giáo sư đại học tại Bỉ.
 NGÀY KHÁNH THÀNH BIA TRI ÂN
Gần 6 tháng sau, bia tri ân đã chính thức được trân trọng đặt để và một buổi lễ khánh thành long trọng, ấm cúng và trang nghiêm đã được tổ chức tại mộ phần cha Alexandre de Rhodes sáng ngày 5/11/2018, nhân ngày giỗ thứ 358 của Cha.
Buổi lễ đã có sự tham dự của chính quyền thành phố: ÔngMazaheri (cộng đồng Hồi giáo tại Isfahan – cộng đồng chủ quản), Ông Gestabian (cộng đồng Kitô giáo Armenian tại Isfahan), Bà Gukasian (trưởng phòng quan hệ dân chúng nhà thờ VANK) và 20 công dân Việt Nam đến từ ba miền đất nước, có cả người Việt định cư ở nước ngoài.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Viện Trưởng Viện Tôn Vinh Quốc ngữ (ĐH Duy Tân) đã phát biểu mở đầu trong sự xúc động sâu lắng của cử tọa:
“Hôm nay, chúng tôi, những thường dân từ Việt Nam xa xôi, là nội trợ gia đình, là hướng dẫn viên du lịch, là chuyên gia nhiếp ảnh, là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà khảo cổ học, giáo sư đại học, đến từ Nam, Trung, Bắc, có người định cư ở nước ngoài hồi hương. Chúng tôi  vượt không gian trên 6000 km tụ tập về đây, nhân ngày giỗ thứ 358 của ngài.
Chúng tôi kính cẩn đặt bia tri ân, với tư cách là người Việt Nam, nói tiếng Việt và sử dụng mỗi ngày Chữ Quốc Ngữ.
Chúng tôi ghi rõ lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi lên bia đá: ‘Tri ân Cha Alexandre de Rhodes đã đóng góp to lớn trong việc tạo tác Chữ Quốc Ngữ – chữ Việt viết theo ký tự Latinh’ (We are very grateful to Father Alexandre de Rhodes who contributed greatly to the creation of Chữ Quốc Ngữ, Vietnamese script using the Latin alphabet).
Chúng tôi tin tưởng rằng từ nay, tấm bia đá lấy từ Quảng Nam này, nơi ngài lần dầu đặt chân đến học tiếng Việt, sẽ mãi mãi đứng dưới chân ngài, đem đến cho ngài hơi ấm và lòng biết ơn sâu sắc của người Việt chúng tôi!”
Sau đó, các vị khách quí đã phát biểu bằng tiếng Ba Tư, tiếng Anh. Nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu và nhà văn Hoàng Minh Tường đã có bài phát biểu.
Cộng đồng qua đại diện là bà Anna Owhadi Richardson, Chủ tịch Hội Ái hữu Alexandre Yersin (AD@lY) đã gửi lời chia sẻ và ủng hộ bằng tiếng Pháp.
Buổi lễ thắp hương và dâng hoa đã diễn ra sau đó.
Sáu phụ nữ trong đoàn trong trang phục áo dài đội nón lá truyền thống, đã nhẹ nhàng kéo về phía sau nấm mộ một tấm lụa lớn, mang đến từ Hội An có in hình trống đồng Đông Sơn, biểu tượng của dân tộc Việt và ba hàng chữ quốc ngữ viết theo phong cách thư pháp
CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIÊT CÒN, NƯỚC VIÊT CÒN
Hai tấm bia vừa được đặt đã từ từ hiện ra, cùng một lúc cả đoàn đã khoan thai nhẹ nhàng cất tiếng đồng ca bài Tình ca của nhạc sỹ Phạm Duy…
Một buổi sáng trời trong của cố đô Ba Tư, trước chứng kiến của đông đảo các khách quý, ban Giám đốc và công nhân khu nghĩa địa, đã vang lên trong trong nghẹn ngào xúc động lời ca:
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi, tiếng ru muôn đời …
Hương đã được đốt, nến đã được thắp, bó hoa hồng tươi thắm ba màu vàng, xanh, đỏ, đã được trân trọng đặt lên mộ bên cạnh các văn bia rõ nét trong ánh nắng rực rỡ của xứ Ba Tư, ngày cuối thu…
Các vị khách quý, và đoàn người Việt Nam lần lượt từng người đặt một nhánh hoa hồng, cũng theo thứ tự vàng, xanh, đỏ trên mộ ngài Alexandre de Rhodes.
Cuối cùng, ba thành viên thuộc tín ngưỡng KiTô đã đọc kinh thỉnh nguyện bên cạnh mộ.
GS Nguyễn Đăng Hưng đã nói lời bế mạc buổi lễ, không quên hẹn mọi người sẽ gặp lại một ngày không xa, trong buổi khánh thành quan trọng hơn, đó là ngày khánh thành Không gian Tri ân và Tưởng niệm tiếng Việt và Chữ Quốc Ngữ tại Thanh Chiêm, Việt Nam.
Không gian này sẽ được phát động thiết kế, huy động vốn thực hiện, bắt đầu từ năm 2019, năm kỷ niệm 100 năm ngày vua Khải Định xuống chiếu chấm đứt các khóa học và khoa thi chữ Hán, công nhận Chữ Quốc Ngữ là chữ viết chính thức của dân tộc Việt trên toàn cõi Việt Nam!
Đây là một câu chuyện khá dài, đang rất thời sự mà chúng tôi sẽ kể lại trong một dịp khác…
TẤM LÒNG THÀNH
Khi đứng ra cáng đáng việc tri ân các bậc tiền bối, nhất là các giáo sĩ, chúng tôi đã không đứng theo lập trường của người Pháp có đầu óc thực dân ca tụng quá đáng ngài Alexandre de Rhodes, chúng tôi cũng không đứng theo một số học giả lên án ngài một cách oan ức, chúng tôi cũng không quan tâm đến việc “Dòng Tên không yêu chuộng lắm” vì ngài đã thành lập Missions étrangères (dòng thừa sai) tại Paris với hy vọng có lý do để trở lại Đại Việt!
Chúng tôi chỉ là người Việt bình thường, uống nước nhớ nguồn, tri ân những ai đã có công tác tạo và phổ biến Chữ Quốc Ngữ mà chúng tôi và con cháu đang xử dụng rất có hiệu quả ngày nay!
Chúng tôi làm tất cả để không phân biệt giáo lương, sắc tộc, thành phần xã hội, trong và ngoài nước, quá khứ cá nhân…
Chúng tôi mong mỏi những ai nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ sẽ có dịp ngồi lại gần nhau, cùng hát bài Tình Ca “tôi yêu tiếng nước tôi…”.
Chúng tôi cũng nói rõ trong mỗi lần chiếu phim là chúng tôi, vốn người ngoại đạo, không phải là nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, chúng tôi chỉ là nhà cơ học hàng không không gian, một kỹ sư, một giáo sư đại học về công nghệ…
Chúng không bao giờ muốn nói thay, làm thay các chuyên gia và luôn luôn nghe ngóng, sữa chữa những gì chưa đạt, chưa rõ, vì trình độ còn hạn hẹp của mình trong lĩnh vực này…
Cũng có lẽ vì là chuyên gia của công nghệ rạn nứt, thứ khoa học phân tích nguyên do của sự phá hủy vì các vết nứt, tìm cách hàn gắn, chạy chữa khi có sự cố để bảo vệ an toàn cho người xử dụng cấu trúc…, nên chúng tôi không thích việc phân ly, chia rẽ, nhất là rất buồn khi thấy có gì xảy ra mà chúng tôi vô tình không hay biết trong quá trình hành động, huy động tổ chức các sinh hoạt cần thiết, họp mặt về chữ quốc ngữ, tiếng Việt!
Mong những ai đã hiểu lầm hãy bình tâm hiểu rõ tấm lòng của chúng tôi!
Nguyễn Đăng Hưng

Sài Gòn khuya 5/11/2019

Ảnh lưu niệm toàn đoàn ngày khánh thành

Hôm nay là ngày giỗ thứ 359 của Cha Alexandre de Rhodes, người có công to lớn trong công trình tập thể tác tạo ra chữ quốc ngữ.



Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm tròn một năm chúng tôi cùng 20 thân hữu người Việt Nam sang Isfahan, Ba Tư, tổ chức lễ khánh thành bia tri ân cha Đắc Lộ ngay trên ngôi mộ của ngài.

HÌNH ẢNH NGÀY ĐI TIỀN TRẠM
alt Ghé Persepolis trên đường đến Isfahan alt Biểu tượng của thành phố Isfahan alt Lẳng hoa tri ân đặt ngày tiền trạm và hình đoàn người xuất hiện ngẩu nhiên trên mộ ngài Alexandre de Rhodes
alt
alt Văn bản chính thức có con dấu cho phép của nhà thờ VANK alt Lưu niệm cùng đối tác chủ thầu dựng bia alt Lưu niệm cùng Giám đốc Cục Quản Lý Văn hóa thành phố Isfahan alt Bia đá mang theo đã được thực hiện tại Quảng Nam alt Giáo sư Hưng phát biểu ngày khánh thành alt Các bia và mộ ngài Alexandre de Rhodes dược phủ lên từ tấm lụa thực hiện tại Hội An alt Chi tiết tấm bia mang theo lấy từ Quảng Nam alt Ảnh lưu niệm toàn đoàn ngày khánh thành

Oanh Nam sưu tầm 


Quyển Tự Điển Việt-Bồ-La do ông Alexandre de Rhodes soạ
là phương tiện truyền đạt chữ Việt đầu tiên đến thế giới bên ngoài :

http://bit.ly/2PBMhzc

Làm Sao Để Huyết Áp Không Cao ?

Làm Sao Để Huyết Áp Không Cao ?



BS Nguyễn văn Hoàng

Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.

Mấy hôm nay "chiến đấu" với Đàm "cao máu" nên nhân tiện chúng tôi xin viết vài hàng phiếm luận về cao áp huyết. Có những kiến thức trong bài này vô cùng căn bản, nếu quý vị nào biết qua rồi xin miễn thứ cho. Bên dưới là một bài viết cũ, tựa đề là "Nhức đầu", nhưng cũng ít nhiều liên quan đến áp huyết".

Bây giờ chúng ta bắt đầu vào năm thứ nhì của đại học y khoa, môn sinh lý học. Tuy sinh lý đây chỉ có nghĩa là cái nguyên lý của sự sống, không có nghĩ là "sinh lý" kiểu sương sương của phòng the, nhưng cũng hứng thú vô cùng.

Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là "mười lăm tám" (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?

Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới. Chúng tôi có xem qua tự điển trong google, họ ghi rằng systole là sự thu súc của trái tim, nó cũng "dễ hiểu" như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blood pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.

Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên, systole, và số dưới, diastole.

Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.

Vây con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.

Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.

Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.

Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn.

Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?

Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chổ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.

Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi tư từ người ta giảm cáp suất trong cuff.

Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng "xì, xì", mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole.

Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng "xì nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.

Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như "tục tục" hay "bịch , bịch"). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng "bịch" đầu tiên, gọi là số trên, systole, và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới, diastole.

Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?

Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.

"Ôi, tui thiếu máu", "ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt wá, nhức đầu wá"

Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, "ồ áp huyết của chị hơi thấp"

Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả.

Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến "tiền tuyến" hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.

Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn. Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?

Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.

Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?

Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.

Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái gap, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thi sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.

Tại sao như vậy?

Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, như không tăng quá cao.

Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.

Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.

Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.

Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.

Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gâmáu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.

Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó "dẹo niền" luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thi... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy.

Vậy làm sao để áp huyết không cao?

Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).

Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị "nóng", tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không.

Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản.

Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bắt đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.

Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo. Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.

Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo.

Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.

BS Nguyễn văn Hoàng

NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG SỐNG KHIÊM CUNG

NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG SỐNG KHIÊM CUNG



 Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi.. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại.Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai ! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không ?”
Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ !”
Người cha lại hỏi tiếp : “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.”
Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại : “Chúng ta còn chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống ?”
Người cha đáp : “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống, thì âm thanh sẽ càng to.”
Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình : “Xe ngựa càng trống thì âm thanh sẽ càng to.”
Những người đã từng qua sông cũng biết rằng, trước khi qua sông, người ta thường lấy một hòn đá ném nó xuống nước để phỏng đoán độ sâu của con sông. Bọt nước bắn lên càng cao thì chứng tỏ nước sông càng cạn, càng nông. Trái lại, nơi nào không có bọt nước bắn lên, không nghe thấy âm thanh lớn thì chứng tỏ chỗ ấy nước càng sâu, thậm chí sâu không thể đo được…
Nước càng sâu, chảy càng không có tiếng động. Xe ngựa càng trống thì tiếng động càng lớn. Làm người cũng nên như vậy !
Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, “bình tâm tĩnh khí” để nói chuyện với người khác thì sẽ trách được việc khắc khẩu, cãi vã giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình !
Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy. Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu. Bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn ?
Kỳ thực, trong cuộc sống, sự thành thật và lương thiện cũng giống như nước chảy vậy, cũng không cần phải tận lực khoa trương, ca ngợi. Con người chỉ có tâm thái bình tĩnh và tường hòa mới có thể đạt được cảnh giới tư tưởng cao thượng.

T.Anh chuyển

mercredi 13 novembre 2019

Scientific American Warns: 5G Is Unsafe

Scientific American Warns: 5G Is Unsafe

Analysis by Dr. Joseph MercolaFact Checked

STORY AT-A-GLANCE

Scientific American warns “We have no reason to believe 5G is safe,” and that “contrary to what some people say, there could be health risks”
Unlike the 4G technology currently in use, which relies on 90-foot cell towers with about a dozen antenna ports on each, the 5G system uses “small cell” facilities or bases, each with about 100 antenna ports. These cell bases will be mounted to already existing infrastructure such as utility poles
No 5G safety studies have been conducted or funded by the Federal Communications Commission or the telecom industry, and none is planned
While it may take years to fully ascertain the full effects of 5G, there are early warning signs. Residents in Gateshead in the U.K. started reporting insomnia, chronic nosebleeds and stillbirths after the installation of streetlamps that emit 5G radiation in 2016
Considering how many are already struggling with electromagnetic hypersensitivity, saturating cities and suburban areas with 5G will undoubtedly add many more to this once-rare affliction, and could easily make life unbearable for a growing number of the population
According to the telecom industry, 5G, the “5th Generation” wireless network, is required to give people the wireless freedom they crave and need. Described by HP as “blazingly fast,” 5G, which is 70 times faster than its predecessor, 4G, “will replace cable internet for good,” allowing you to download a two-hour high-definition movie in three seconds flat.1
5G is also being touted as necessary to enable the development and proliferation of self-driving cars and other future technologies. However, as noted in a May 2019 Forbes article,2 robocar designers are not, in fact, relying on 5G for their development, and the cars themselves do not actually need that kind of bandwidth to perform the required functions.
While “blazingly fast” 5G might sound attractive to many who have grown up in the internet era, there are significant health and environmental concerns relating to 5G radiation that are not being properly addressed, which may have profound implications both in the short and long term.
If increased internet speed and reliability are the end goal, then fiber optic connections would be a far better (and safer) way forward. Indeed, we need more wired connections and fewer wireless ones as it is. With 5G, microwave radiation exposures will so massively increase, there’s no doubt in my mind that mankind will eventually end up regretting its shortsightedness.
Remember that no one has problems with the faster speeds of 5G, no one. What any serious student of health has concerns with is that the data are being distributed wirelessly, when in most cases the data could be distributed easier and less expensively over fiber optic cables.

No Safety Studies Have Been Done

Unlike the 4G technology currently in use, which relies on 90-foot cell towers with about a dozen antenna ports on each, the 5G system uses “small cell” facilities or bases, each with about 100 antenna ports.3
These cell bases will be mounted to already existing infrastructure such as utility poles. Ultimately, many if not most homeowners can expect to end up with a 5G cell base mounted right outside or very near their home.
As noted by a Federal Communications Commission representative during a February 6, 2019, senate commerce hearing (above), no 5G safety studies have been conducted or funded by the agency or the telecom industry, and none is planned.4,5
In short, there’s no telling exactly what might happen to our ecology and the people being exposed to this novel wireless technology 24/7, once it’s deployed. As noted by Dr. Cindy Russell,6 executive director of Physicians for Safe Technology, in her August 2018 paper in the journal Environmental Research:7
“Like other common toxic exposures, the effects of radiofrequency electromagnetic radiation (RF EMR) will be problematic if not impossible to sort out epidemiologically as there no longer remains an unexposed control group.
This is especially important considering these effects are likely magnified by synergistic toxic exposures and other common health risk behaviors. Effects can also be non-linear.
Because this is the first generation to have cradle-to-grave life span exposure to this level of man-made microwave (RF EMR) radiofrequencies, it will be years or decades before the true health consequences are known. Precaution in the roll out of this new technology is strongly indicated.”

There’s No Safe Way to Implement 5G

Similarly, in an article8 on the Environmental Health Trust’s website, Ronald Powell, Ph.D., a retired Harvard scientist of applied physics, notes “there is NO SAFE WAY to implement 5G in our communities; rather, there are only ‘bad ways’ and ‘worse ways,’” and rather than argue about who should have control over its deployment, we should focus on preventing its employment altogether.
Indeed, mounting research9,10 suggest the proliferation of 5G for the sake of faster wireless internet could be a public health disaster, so if 5G does end up “replacing cable internet for good,” humanity may be in for a devastating shock in coming decades, if not sooner.
While it may take years to fully ascertain the full effects of 5G, there are early warning signs. People have reported mass die-offs of bees around 5G towers in California,11 for example, and residents in Gateshead in the U.K. started reported insomnia, chronic nosebleeds and stillbirths after the installation of streetlamps that emit 5G radiation in 2016.12

‘No Reason to Believe 5G Is Safe,’ Scientific American Says

In an October 17, 2019, article,13 Scientific American warns “We have no reason to believe 5G is safe,” and that “contrary to what some people say, there could be health risks.” The article, written by Joel M. Moskowitz, Ph.D., director for the Center for Family and Community Health in the School of Public Health at the University of California, Berkeley, notes:14
The telecommunications industry and their experts have accused many scientists who have researched the effects of cell phone radiation of ‘fear mongering’ over the advent of wireless technology's 5G.
Since much of our research is publicly-funded, we believe it is our ethical responsibility to inform the public about what the peer-reviewed scientific literature tells us about the health risks from wireless radiation.”
Moskowitz points out that the FCC has recently announced15 its intention to reaffirm and maintain current radio frequency radiation (RFR) exposure limits, which were originally adopted in the late 1990s. However, there are significant problems with this.
Current RFR limits are based on studies from the 1980s looking at the behavioral effects of microwave radiation on rats, “and were designed to protect us from short-term heating risks due to RFR exposure,” Moskowitz writes.16
These limits are already outdated for our current levels of exposure, so they’re surely bound to be completely inadequate for 5G. Since the 1980s, more than 500 studies17 have identified harmful health or biological effects at RFR intensities far below those needed to produce heating, yet the FCC is ignoring these clearly established facts. As noted by Moskowitz:18
“The FCC’s RFR exposure limits regulate the intensity of exposure, taking into account the frequency of the carrier waves, but ignore the signaling properties of the RFR. Along with the patterning and duration of exposures, certain characteristics of the signal (e.g., pulsing, polarization) increase the biologic and health impacts of the exposure.
New exposure limits are needed which account for these differential effects. Moreover, these limits should be based on a biological effect, not a change in a laboratory rat’s behavior.”

What Science Says About 5G

A 2-page fact sheet19 on 5G can be downloaded from the Environmental Health Trust’s website. There, you can also access a long list of published scientific studies showing cause for concern.20 Remember, 5G will result in an exponential increase in RFR exposure, and there are already thousands of studies demonstrating biological effects from low-intensity electromagnetic fields (EMFs).
More than 1,800 studies summarized in the BioInitiative Report21 (2007 and 2012) show immune system effects, neurological effects, cognitive effects and much more. For example, cumulative daily EMF exposure from cellphones and Wi-Fi is associated with cancer,22,23 altered brain development in children and reproductive damage in both sexes.
Prenatal exposure to magnetic fields can nearly triple a pregnant woman’s risk of miscarriage.24 Several other studies have come to similar conclusions.25,26,27,28,29 In men, studies show EMF radiation from cellphones and laptops reduces sperm motility and viability,30,31 and increases sperm DNA fragmentation.32
In 2011, the International Agency for Research on Cancer classified cellphones as a Group 2B “possible carcinogen” based on the available evidence,33 and two recent studies (one by the U.S. National Toxicology Program (NTP)34 and one by the Ramazzini Institute in Italy35) have reconfirmed its carcinogenic potential.
The NTP study found heart tumors (malignant schwannomas) in male rats, “similar to acoustic neuromas, a benign tumor in people involving the nerve that connects the ear to the brain, which some studies have linked to cellphone use.”
Many studies have been published since 2011, and RFR is currently listed36 as one of the “high priority” items to be reassessed by the IARC within the next five years. Based on the expanded evidence base, the IARC could potentially end up upgrading the carcinogenic classification of RFR.

What Makes 5G Different?

Considering how many are already struggling with electromagnetic hypersensitivity, saturating cities and suburban areas with 5G will undoubtedly add many more to this once-rare affliction, and could easily make life unbearable for those who are already struggling at current exposure levels.
A significant problem with 5G technology is that it relies primarily on the bandwidth of the millimeter wave or MMW, which operates between 30 gigahertz (GHz) and 300GHz.37 The MMW is known to penetrate 1 to 2 millimeters of human tissue38,39 and has been linked to a number of potential health problems, including:40,41,42,43

Pain44 (MMW is actually what’s used in crowd control weapons by the U.S. Department of Defense, as it has the ability to cause a severe burning sensation45)

Suppressed immune function46

Impacted heart rate variability — an indicator of stress — in rats47,48 and heart rate changes (arrhythmias) in frogs49

Cancer50

Cellular stress and increase in harmful free radicals51

Genetic damage52

Reproductive problems 53,54,55

Neurological disorders56

Eye problems such as lens opacity in rats (which is linked to the production of cataracts57) and eye damage in rabbits 58,59

Depressed growth and increased antibiotic resistance in bacteria 60

We’re Flying Blind, But Warning Signs Abound

Again, 5G is so new that we simply do not have the same volume of research demonstrating its specific health effects as we do for earlier generations of RF radiation. The fact that the issues above have already been identified should be a giant red flag.

Certainly, there’s absolutely nothing to suggest that 5G is going to produce LESS harm than current technologies in use, and there are thousands of studies showing harmful effects from that. What’s more, 5G will be used in addition to our current technologies; it’s not replacing them all. As noted by Moskowitz:61


“Since 5G is a new technology, there is no research on health effects, so we are ‘flying blind’ to quote a U.S. senator. However, we have considerable evidence about the harmful effects of 2G and 3G. Little is known the effects of exposure to 4G, a 10-year-old technology, because governments have been remiss in funding this research …


5G will … accompany 4G for the near future and possibly over the long term. If there are synergistic effects from simultaneous exposures to multiple types of RFR, our overall risk of harm from RFR may increase substantially.


Cancer is not the only risk as there is considerable evidence that RFR causes neurological disorders and reproductive harm, likely due to oxidative stress.”

Indeed, research62 by Martin Pall, Ph.D., details how excessive oxidative stress triggered by microwave exposure from wireless technologies can lead to reproductive harm and neurological disorders such as anxiety, depression, autism and Alzheimer’s.

You can learn more about the exact mechanisms in my 2017 interview with Pall, featured in “The Harmful Effects of EMFs Explained.” Pall is also interviewed by Sharyl Attkisson in the Full Measure special, “5G Whiz,”63 above, in which he points out that the health effects of 5G are going to be far more significant than what we’re already seeing with 2G through 4G.

If you think we’re not seeing health effects from these previous generations of tech, think again. Do you feel anxious? Have trouble sleeping? Do you feel tired “all the time”? Do you have frequent headaches? Have trouble concentrating?

All of these are effects of EMF exposure and telltale signs indicating that you’re being affected. Matters will only get worse from there, unless you take steps to lower your exposure.
Many Experts Have Expressed Concern

Over the years, many hundreds of experts have expressed concern about where we are going, technologically. Since 2004, the International Association of Firefighters have officially opposed cell towers on fire stations, as research showed firefighters suffered neurological damage from them, including memory problems, intermittent confusion and feelings of weakness.64

In 2015, more than 230 scientists in 41 countries engaged in the study of biological and health effects of nonionizing EMFs signed an international appeal65 to the United Nations, calling for protection from nonionizing EMF exposure due to evidence of health effects even at low levels.

In a 2016 letter to the FCC, Dr. Yael Stein of the Hadassah Medical Center in Jerusalem, Israel, who has studied 5G MMW technology and its interaction with the human body, pointed out that:66


“The use of sub-terahertz (millimeter wave) communications technology (cellphones, Wi-Fi, antennas) could cause humans to percept physical pain via nociceptors.


Potentially, if G5 Wi-Fi is spread in the public domain we may expect more of the health effects currently seen with RF/ microwave frequencies including many more cases of hypersensitivity (EHS), as well as many new complaints of physical pain and a yet unknown variety of neurologic disturbances.”

Stein also warned that “It will be possible to show a causal relationship between 5G technology and these specific health effects,” and that “affected individuals may be eligible for compensation.” For these reasons, Stein urged the FCC and U.S. Senate committees to vote against 5G.

A year later, in 2017, more than 180 doctors and scientists from 35 countries signed a petition67 to enact a moratorium on the rollout of 5G due to the potential risks to wildlife and human health. Despite all of that, U.S. leaders are forging ahead with 5G without a second thought to what it might do to the population and the environment.
Our Children Are at Significant Risk

The American Academy of Pediatrics68,69,70 has also been calling for federal action to protect children from EMF exposures, citing research showing that living near mobile phone base stations is associated with an increased risk for headaches, memory problems, dizziness, depression and sleep disturbances.

Indeed, preliminary results from the largest long-term study71,72,73 of brain development and youth health in the U.S. — the Adolescent Brain Cognitive Development (ABCD) Study74 — reveals the brains of the most prolific users of smartphones, tablets and video games look different compared to those who use electronic devices less frequently.

Children who use electronic devices for seven hours or more each day have premature thinning of the brain cortex, the outer brain layer that processes information from the five physical senses (taste, touch, sight, smell and sound).

As little as two hours of screen time per day may impact cognition, resulting in lower scores on thinking and language tests. 5G installations will only magnify these and other health risks.

For a list of potential health effects associated with EMF exposure, see “Electromagnetic Radiation Specialist Reveals the Hidden Dangers of Electric Fields,” which features my interview with Oram Miller.
5G Threatens Weather Prediction

Interestingly, aside from potential health ramifications, a global 5G network will also threaten our ability to predict weather which, in addition to putting civilians at risk will also jeopardize the Navy.75

According to a recent paper76 in the journal Nature, widespread 5G coverage will prevent satellites from detecting changes in water vapor, which is how meteorologists predict weather changes and storms.

In a recent letter to the FCC, democratic Democratic Sens. Ron Wyden, Ore., and Maria Cantwell, Wash., urge the agency to rein in the expansion of wireless communications in the 24 GHz band for this reason.77
Protect Yourself and Your Family From Excessive EMF

There’s no doubt in my mind that microwave radiation from wireless technologies is a significant health hazard that needs to be addressed if you’re concerned about your health. Unfortunately, the rollout of 5G will make remedial action all the more difficult, which is why we all need to get involved and do what we can to prevent it in the first place.

If you’re a Georgia resident, you can sign Change.org’s “Stop 5G” petition. Bath and North East Somerset also have a “Stop 5G” petition going on. Other petitions can be found now and then by searching online.

Apart from making your sentiments known to lawmakers, here are several suggestions that will help reduce your EMF exposure and help mitigate damage from unavoidable exposures. For even more do’s and don’ts, see the infographics by the Environmental Health Trust below.


Identify major sources of EMF, such as your cellphone, cordless phones, Wi-Fi routers, Bluetooth headsets and other Bluetooth-equipped items, wireless mice, keyboards, smart thermostats, baby monitors, smart meters and the microwave in your kitchen. Ideally, address each source and determine how you can best limit their use.

Barring a life-threatening emergency, children should not use a cellphone, or a wireless device of any type. Children are far more vulnerable to cellphone radiation than adults due to having thinner skull bones, and developing immune systems and brains.

Research78 also demonstrates that infants under the age of 1 do not effectively learn language from videos, and do not transfer what they learn from the iPad to the real world, so it’s a mistake to think electronic devices provide valuable educational experiences.


Connect your desktop computer to the internet via a wired Ethernet connection and be sure to put your desktop in airplane mode. Also avoid wireless keyboards, trackballs, mice, game systems, printers and portable house phones. Opt for the wired versions.


If you must use Wi-Fi, shut it off when not in use, especially at night when you are sleeping. Ideally, work toward hardwiring your house so you can eliminate Wi-Fi altogether. If you have a notebook without any Ethernet ports, a USB Ethernet adapter will allow you to connect to the internet with a wired connection.


Avoid using wireless chargers for your cellphone, as they too will increase EMFs throughout your home. Wireless charging is also far less energy efficient than using a dongle attached to a power plug, as it draws continuous power (and emits EMF) whether you’re using it or not.

According to Venkat Srinivasan, director of Argonne Collaborative Center for Energy Storage Science, keeping your cellphone or tablet fully charged at all times will also reduce the life of the battery, which will necessitate the purchase of a brand-new phone.79

As a lithium ion battery charges and discharges, ions pass between a positive electrode and a negative electrode. The higher the battery is charged the faster the ions degrade, so it's better to cycle between 45 percent and 55 percent.


Shut off the electricity to your bedroom at night. This typically works to reduce electrical fields from the wires in your wall unless there is an adjoining room next to your bedroom. If that is the case you will need to use a meter to determine if you also need to turn off power in the adjacent room.


Use a battery-powered alarm clock, ideally one without any light. I use a talking clock for the visually impaired.80


If you still use a microwave oven, consider replacing it with a steam convection oven, which will heat your food as quickly and far more safely.


Avoid using “smart” appliances and thermostats that depend on wireless signaling. This would include all new “smart” TVs. They are called smart because they emit a Wi-Fi signal and, unlike your computer, you cannot shut the Wi-Fi signal off. Consider using a large computer monitor as your TV instead, as they don’t emit Wi-Fi.


Refuse a smart meter on your home as long as you can, or add a shield to an existing smart meter, some of which have been shown to reduce radiation by 98 to 99 percent.81


Consider moving your baby’s bed into your room instead of using a wireless baby monitor. Alternatively, use a hard-wired monitor.


Replace CFL bulbs with incandescent bulbs. Ideally remove all fluorescent lights from your house. Not only do they emit unhealthy light, but more importantly, they will actually transfer current to your body just being close to the bulbs.


Avoid carrying your cellphone on your body unless in airplane mode and never sleep with it in your bedroom unless it is in airplane mode. Even in airplane mode it can emit signals, which is why I put my phone in a Faraday bag.82


When using your cellphone, use the speaker phone and hold the phone at least 3 feet away from you. Seek to radically decrease your time on the cellphone. Instead, use VoIP software phones that you can use while connected to the internet via a wired connection.


Avoid using your cellphone and other electronic devices at least an hour (preferably several) before bed, as the blue light from the screen and EMFs both inhibit melatonin production.83,84 If you must use your phone make sure you have the blue light filters activated and have it in dark mode.

Research clearly shows that heavy computer and cellphone users are more prone to insomnia.85 For example, one 2008 study86 revealed that people exposed to radiation from their mobile phones for three hours before bedtime had more trouble falling asleep and staying in a deep sleep.


The effects of EMFs are reduced by calcium-channel blockers, so make sure you’re getting enough magnesium. Most people are deficient in magnesium, which will worsen the impact of EMFs. As noted by Pall in a previous interview:


“It is clear that when you’re deficient in magnesium, you get excessive activity of the VGCCs. You also get excessive calcium influx through the N-methyl-D-aspartate receptor, caused by magnesium deficiency, which is also problematic, so it’s important to allay that deficiency.”


Pall has also published a paper87 suggesting that raising your level of Nrf2 may help ameliorate EMF damage. One simple way to activate Nrf2 is to consume Nrf2-boosting food compounds. One of the best ways to activate the Nrf2 pathway is with molecular hydrogen tablets that can be taken at a dose of two to three tablets dissolved in 12 to 16 ounces of water, once a day.88

Exercise, calorie restriction (such as intermittent fasting) and activating the nitric oxide signaling pathway (one way of doing that is the Nitric Oxide Dump exercise) will also raise Nrf2.
+ Sources and References

mardi 12 novembre 2019

HOMÉLIE DE LA MESSE DU 10 NOVEMBRE 2019 À LOURDES

HOMÉLIE DE LA MESSE DU 10 NOVEMBRE 2019 À LOURDES


Pour Jésus, la vie éternelle est une évidence : « Dieu n’est pas le Dieu des morts mais le Dieu des vivants ». Dans sa bouche, c’est comme un cri vers le Père. Le Dieu vivant, le Dieu créateur, ne règne pas sur les morts, sa puissance est pour la vie et la vie est faite pour durer toujours. Croyons-nous cela, frères et sœurs ? Le croyons-nous en vérité, ou faisons-nous partie de ceux dont l’apôtre saint Paul dit que « tous n’ont pas la foi » ? Car une grande partie des drames de l’humanité naît de la peur de la mort, de la conviction secrète, irraisonnée, mais inscrite dans nos profondeurs, que la mort finira l’emporter.
Les Saducéens en sont l’illustration. Pourquoi se réfèrent-ils à la pratique qui voulait qu’un homme dont le frère était mort sans laisser d’enfant prenne la veuve de celui-ci comme épouse et tâche de la rendre mère, achevant ainsi ce que son frère n’avait pu mener à bien ? Dans un univers où l’on ne croit pas à la résurrection, il n’y a que deux manières de conjurer la mort et le néant : acquérir la gloire, ou engendrer des enfants qui garderont votre mémoire et qui, à tout le moins, porteront la trace que vous avez existé.
Jésus, frères et sœurs, nous délivre de ce besoin-là. Par lui, en lui, nous recevons accès à la vie même de Dieu, nous sommes appelés à participer à l’échange éternel du Père et du Fils, l’un et l’autre laissant jaillir de leur échange l’Esprit qui le renouvelle toujours. Dans cette foi-là, nous n’avons plus à nous inquiéter de notre survie et, alors, tout ici-bas change de signe.
La procréation n’est plus une nécessité vitale, elle peut être paisiblement un émerveillement pour la fécondité de l’union des corps et un service de la vocation personnelle de chaque nouvel être humain.
Acquérir des biens peut ne plus être un objectif déterminant dans l’existence, mais plutôt le déploiement de ses dons pour servir la vie de tous les autres.
Les autres êtres humains ne sont plus des concurrents dont il faut toujours se méfier dans un monde limité, ils peuvent être regardés comme des frères et des sœurs en puissance dont nous aurons la joie de découvrir dans l’éternité la beauté et la profondeur, où se reflète la richesse de Dieu.
Ensemble, nous évêques achevant notre assemblée et vous qui célébrez avec nous dans cette basilique ou grâce au service public et au « Jour du Seigneur », nous entendons les vœux de l’Apôtre : « Que notre Seigneur Jésus Christ lui-même et Dieu notre Père […] réconfortent vos cœurs et les affermissent en tout ce que vous pouvez faire et dire de bien ».
Pendant ces jours, nous avons poursuivi, avec l’aide de personnes qui en ont été elles-mêmes victimes, notre travail pour faire face à la réalité des agressions sexuelles commises par des prêtres contre des mineurs et en sortir définitivement. Il est affreux et intolérable que des ministres du Dieu vivant, de celui pour qui « tous vivent », puissent être des porteurs de mort. A travers différentes causes qu’il faut essayer de mieux cerner, les coupables d’actes de ce genre cherchent toujours à conjurer la mort et le néant. Comment la foi en la résurrection, comment notre foi en Dieu le Père, Dieu des vivants, peut-elle pénétrer le fond le plus archaïque de nos libertés pour nous faire renoncer à la fascination de la mort et servir humblement la vie qui ne peut mourir ?
Nous nous sommes laissés bousculer par des personnes qui changent de vie en raison de la contrainte écologique. La foi en la résurrection ne constitue pas une échappatoire face aux bouleversements auxquels l’humanité fait face et va faire face sur notre planète. Elle nous encourage à chercher des modes de production, de consommation et de vie qui puissent être partagés avec tous les êtres humains, et elle nous promet de trouver en cette recherche de la joie.
Comment des serviteurs du Dieu des vivants ont-ils pu se comporter en prédateurs des ressources de la planète au détriment des autres ? L’ignorance, sans doute, des liaisons entre les phénomènes l’explique et l’excuse pour une part. Désormais, nous autres disciples de Jésus, devons puiser dans notre foi en la vie éternelle les immenses encouragements nécessaires, les motivations profondes, pour participer aux transformations nécessaires sans colère, sans ressentiment, sans panique ni recherche de solutions faciles, sans égoïsme surtout, avec l’espérance forte que le cosmos est un don du Dieu des vivants, non pour que nous nous y enfermions mais pour que tout homme y trouve de quoi se préparer à la vie en plénitude.
Nous ne sommes guère menacés des horribles supplices subis par les sept frères dont le livre des Maccabées nous raconte l’histoire. Nous n’aurons pas forcément besoin de leur héroïsme. Trop d’hommes et de femmes ont été torturés à travers l’histoire, trop le sont encore aujourd’hui. Tout tortionnaire, quelles que soient ses motivations, manque à la foi en la résurrection, manque à la foi dans le Dieu vivant. Le roi grec hellénistique Antiochos est la figure de tous les pouvoirs politiques qui ne supportent pas d’autres pouvoirs que le leur ou qui ne s’accommodent que des pouvoirs à leur mesure. L’assurance des sept frères, que Dieu qui les a créés les veut vivants pour toujours, nous stimule. Puisse la foi en la puissante bonté du Dieu des vivants éclairer nos choix, habiter nos pensées, ouvrir nos cœurs à la recherche de la communion avec tous, nous permettre de vivre les changements du monde dans la générosité, la confiance, l’espérance.
« Que le Seigneur conduise nos cœurs dans l’amour de Dieu et l’endurance du Christ »,
Amen.
Références bibliques : 2 M 7, 1-2.9-14 ; Ps 16 ; 2 Th 2, 26-3, 5 ; Lc 20, 27-38