lundi 29 juin 2020

Người đi cùng bạn lâu nhất cuộc đời là ai?

"Người đi cùng bạn lâu nhất cuộc đời là ai?" tđáp án khiến nhiều người phải xem lại chính mình

Bình Minh 

Hãy luôn trân trọng những người thân của bạn, đặc biệt là người sẽ đi cùng bạn lâu nhất trong suốt cuộc đời.

Cuộc đời này, bạn sẽ gặp gỡ và quen biết rất nhiều người nhưng có người cứ đi cứ đi rồi đến lúc cũng rời xa bạn, có người cứ nói cứ nói rồi cũng đến lúc tình cảm nhạt dần, còn có những quen biết lâu dần rồi cũng thay đổi.
Người chỉ đi cùng bạn một đoạn đường có thể có rất nhiều nhưng người có thể đi cùng bạn cả cuộc đời lại chẳng được mấy ai.
Cuộc đời này người bên bạn lâu nhất không phải là bố mẹ và con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè càng không phải đồng nghiệp hay người yêu, mà là nửa kia, là người bạn đời của bạn, đó mới là người sẽ chung sống bên bạn suốt đời.
Người đi cùng bạn lâu nhất cuộc đời là ai? và đáp án khiến nhiều người phải xem lại chính mình - Ảnh 1.
Bạn bè dù có chân thành cũng không thể bên bạn mãi mãi, bố mẹ dù có tốt cũng không thể luôn ở bên bảo vệ bạn, con cái có thân thiết cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn, anh em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày, chỉ có vợ chồng người mà ta vẫn gọi là bạn đời mới có thể chung sống, bên bạn sớm chiều.
Bố mẹ đã đưa chúng ta đến với thế giới này, hết lòng yêu thương chúng ta mà không cần báo đáp. Nhưng rồi sẽ đến một ngày họ sẽ già đi, bệnh tật ốm yếu, sau cùng rồi sẽ rời xa không thể tiếp tục ở bên chúng ta nữa.

Chúng ta mang con cái đến với thế giới này, chúng ta vẫn luôn cố gắng chăm sóc thật tốt cho chúng. Nhưng rồi chúng sẽ dần trường thành kết hôn sinh con, có gia đình của riêng mình nên cũng sẽ không thể ở bên chúng ta mãi được.
Anh chị em là những người thân thiết với chúng ta nhất, là người chảy chung một dòng máu với chúng ta, chăm sóc lẫn nhau cùng nhau lớn lên. Nhưng rồi họ cũng sẽ lần lượt lập gia đình, khi ấy chỉ có thể thi thoảng đến thăm hỏi lẫn nhau chứ không thể luôn ở bên chúng ta như ngày còn bé nữa.
Bạn bè là những người mà ta tình cờ gặp gỡ, rồi ở bên cùng ta vui chơi cười nói, không có bất kì mối quan hệ huyết thống nào, theo thời gian tình cảm ấy có thể cũng sẽ phai nhạt dần, đôi khi có thể chấm dứt vì một mâu thuẫn nào đó.
Bạn bè không thể lúc nào cũng ở bên giúp đỡ chúng ta. Người thực sự ở bên chúng ta lâu nhất, cùng chúng ta già đi chỉ có một người duy nhất là người bạn đời của chúng ta mà thôi.
Người đi cùng bạn lâu nhất cuộc đời là ai? và đáp án khiến nhiều người phải xem lại chính mình - Ảnh 3.
Hãy đối xử thật tốt với nửa kia của mình
Chung sống bên nhau từ khi còn trẻ, về già giúp đỡ dựa dẫm vào nhau, cùng nhau nuôi dạy con cái, quãng thời gian hai người ở bên nhau này có lẽ cũng là dài nhất trong cuộc đời họ.
"Khi còn trẻ ở bên yêu thương chăm sóc lẫn nhau, khi về già vẫn ở bên không rời", chỉ đến khi già đi con người ta mới thực sự hiểu rõ câu nói này, câu nói mà khi còn trẻ ta không thể nào không hiểu được.
Bố mẹ đã không còn nữa, con cái đều đã lập gia đình, họ hàng thân thiết thì ở xa, bạn bè cũng mỗi người một nơi, chỉ có vợ chồng sẽ luôn ở bên nhau, anh ấy sẽ cùng bạn đi tản bộ, cô ấy sẽ ở bên chăm sóc cho bạn.
Anh là bờ vai vững chãi của em, em sẽ trở thành chiếc gậy để anh vịn vào, cùng nhau chúng ta sẽ đi hết những ngày tháng còn lại.


Hãy thật trân trọng người bạn đời của bạn, khi còn trẻ vì bạn đối xử tốt với cô ấy nên cô ấy mới ở bên bạn không rời. Khi còn trẻ bạn đối xử chân thành với anh ấy nên anh ấy mới hết lòng yêu thương bạn.
Đừng đánh mất người vợ người vẫn luôn yêu thương bạn nhất, cũng đừng để mất đi người đàn ông yêu thương bạn nhất, vì suy cho cùng họ chính là người sẽ ở bên bạn lâu nhất trong cuộc đời này.
Mỗi khi nhìn thấy những cụ ông cụ bà với mái tóc bạc dìu nhau đi bộ, một cách tự nhiên trong lòng tôi cảm thấy ngưỡng mộ vô cùng. Họ đã cùng nhau trải qua bao sóng gió cuộc đời nhưng vẫn như xưa ở  bên nhau không rời.
Hãy trân trọng mối nhân duyên vợ chồng bởi "Tu trăm năm mới đi chung một chiếc thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng."
Giữa vợ chồng phải có sự giúp đỡ và dựa dẫm lẫn nhau mới có thể tôn trong lẫn nhau suốt đời.
Trên đời này, vợ chồng là mối quan hệ khiến con người ta gắn bó với nhau lâu dài nhất, có sự trợ giúp của nửa kia hai người cùng nhau vượt qua biết bao thăng trầm, ngọt ngào, lãng mạn của cuộc đời để viết nên một câu chuyện đơn giản mà hạnh phúc. 
Người đi cùng bạn lâu nhất cuộc đời là ai? và đáp án khiến nhiều người phải xem lại chính mình - Ảnh 5.
Một cặp vợ chồng bình thường có thể ở bên nhau mấy chục năm, hai bên là chỗ dựa, là sự tin tưởng, càng là động lực sống của nhau .
1, Luôn biết cách khen ngợi lẫn nhau.
2, Luôn lắng nghe ý kiến của nhau.
3, Hãy cố gắng bình tĩnh lại khi xảy ra tranh chấp cãi vã vượt ngoài tầm kiểm soát.
4, Luôn thẳng thắng đối mặt, tán thưởng lẫn nhau.
5, Hãy cho nhau những cái ôm hay nụ hôn an ủi khi gặp phải khó khăn.
Vợ chồng sống chung sẽ khó tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn tranh chấp, nhưng bác sĩ tâm lý từng nói một cặp đôi có cuộc hôn nhân thành công luôn biết cách tâm sự chia sẻ và nắm bắt một vài mẹo nhỏ khi chung sống cùng nhau. 
Bạn và nửa kia của mình đã thực hiện được như 5 bí quyết nêu trên chưa?
L.Chi chuyển

vendredi 26 juin 2020

Thuốc thiên nhiên


Thuốc “thiên nhiên” ngừa bệnh, giúp sống lâu khỏe mạnh



Trong cuộc sống hàng ngày, con người không thể tránh khỏi mắc các loại bệnh từ bệnh nhẹ cho đến bệnh nặng. Tuy nhiên, khi bị bệnh mọi người đều nghĩ đến việc uống thuốc và hy vọng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, mà không bao giờ biết thay đổi thói quen sống của mình.
Thực tế có rất nhiều loại “thuốc” dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, so với việc uống các loại thuốc Đông, Tây,… thì loại “thuốc” này không hề có tác dụng phụ, và quan trọng là không mất bất cứ một đồng tiền nào.

“Thuốc” chống ung thư tốt nhất: Đi bộ
Đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất. “Đi bộ có thể được xem như một loại thuốc phòng ngừa ung thư hiệu quả!” Hiệp hội các tổ chức từ thiện Anh và Macmillan Cancer Aids đã cho rằng, nếu chúng ta có thể đi bộ 2km mỗi ngày hoặc đi bộ khoảng 20 phút sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng. Hơn nữa có thể giảm nguy cơ tử vong tới 50%. Vì vậy, đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất.

“Thuốc” giúp sống lâu nhất: Cười
Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não. Nhiều người cho rằng muốn sống lâu, cần ăn thực phẩm đại bổ như nhân sâm, nhung hươu. Tuy nhiên, tất cả không bằng một ha'nh động nhỏ chính là nở nụ cười. Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho rằng con người càng cười nhiều thì càng khỏe mạnh. Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não.
Lisa Rosenberger, một nghiên cứu viên tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Chicago, nói rằng cười là một loại thể dục dưỡng sinh. Những người có tính hài hước sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim giảm khoảng 40% và tuổi thọ trung bình có thể tăng thêm 4 năm rưỡi.

“Thuốc” bảo vệ tim mạch tốt nhất: Ngồi thiền
Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Sau khi ngồi thiền một lúc, sẽ khiến những suy nghĩ của bạn chậm lại, giúp mọi người trấn tĩnh được cảm xúc, tâm tính được xoa dịu. Khi bạn không ngủ được, có thể ngồi bắt chéo chân để thiền định. Ngoài ra, ngồi thiền còn có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị đau khớp, hỗ trợ hệ thống hô hấp, rất hữu ích cho việc thở đều.

“Thuốc” chống lão hóa: Ngủ
Nên đi ngủ trước 23 giờ để vừa bao đảm sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa. “Thuốc” này so với những mỹ phẩm đắt tiền có tác dụng hơn gấp nhiều lần.. Các nghiên cứu đã cho rằng thời gian hoạt động của quá trình chuyển hóa tế bào biểu bì ở người là từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng ngày hôm sau.
Nếu chúng ta có thể bao đảm giấc ngủ ngon trong thời gian này, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trì hoãn lão hóa da. Ngược lại, thức đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tái sinh của tế bào, rút ngắn tuổi thọ của tế bào da, dẫn đến đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Chuyên gia kiến nghị, tất cả mọi người nhất định phải ghi nhớ đi ngủ trước 23 giờ để vừa bao đảm sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa.

“Thuốc” chống mất trí nhớ tốt nhất: Chăm chỉ đọc sách
Đọc sách báo nhiều hơn chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Một số nghiên cứu cho rằng, người có trình độ giáo dục càng thấp, sau này nguy cơ mất trí nhớ càng cao. Do vậy, nếu những đứa trẻ có nền giáo dục tốt thì có thể giúp phòng ngừa tình trạng sa sút trí nhớ trong tương lai.
Nếu người lớn tuổi cũng duy trì thói quen học tập, có thể bảo vệ chức năng nhận thức của bản thân. Vì vậy, đọc sách đọc báo nhiều hơn, mỗi ngày nỗ lực nhớ một vài cái mới xảy ra gần đây hoặc học tập để tìm hiểu kiến thức, khiến đại não luôn ở trạng thái vận động và học tập, đây chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

“Thuốc” bổ sung canxi tốt nhất: Phơi nắng
Phơi nắng là phương pháp tốt nhất để bổ sung canxi. Phơi nắng có thể giúp cơ thể hấp thu được vitamin D, hơn nữa vitamin D giúp hấp thụ canxi vào xương tốt nhất. Canxi đi vào xương tham gia quá trình tạo xương, giúp cơ thể có vóc dáng "chuẩn", săn chắc và vững chãi.
L.Chi chuyển

Hoa sầu riêng : ít ai biết hoa nầy....



HOA SẦU RIÊNG : une vraie beauté de notre vieux pays, pas vrai?







Hoa thì từng chùm, không biết quả có mọc chùm không ? cho bà con biết với Và hoa có thơm mùi sầu riêng không nhỉ.

Hoa đẹp, quả ngon, một cây tuyệt vời !!!








Kim Hạnh sưu tầm

Jardin: cultiver des fruits et légumes chez soi

Une tomate bien juteuse, mûrie sous un chaud soleil, rien ne se rapproche plus du goût du bonheur. Surtout quand on l’a plantée, bichonnée et récoltée soi-même, dans son propre potager. Envie de tenter le coup ? Voici quelques conseils pour obtenir des légumes frais et croquants tout au long de la belle saison.


Pour la famille de Valérie Chartrand, l’été est synonyme de potager. Avant que le soleil ait réchauffé la terre, les semis sont déjà en route, sur une étagère du sous-sol. Éclairés par des lampes fluorescentes, les cotylédons font bientôt leur apparition, puis les tiges et les feuilles. Dès que le mercure le permettra, tous mettront la main à la pâte pour les transplanter, les nourrir et veiller sur les nouvelles pousses.
Valérie n’a pas toujours eu le « pouce vert ». Avant de se lancer, il y a huit ans, elle a lu plein de livres d’horticulture et a fait des recherches sur le web. « Pendant le premier été, nous avons étudié l’ensoleillement de notre cour. J’ai cherché des façons de profiter au mieux de l’espace qu’on a. Depuis, chaque année, je note dans un journal mes observations de la saison », souligne la jeune trentenaire, associée de recherche clinique.
Ses efforts ont porté leurs fruits! Avec sa superficie de la taille d’une piscine, le potager – un carré constitué de cadres de pruche hauts d’une quarantaine de centimètres posés à même le sol et remplis d’un bon terreau – fournit toute la famille en légumes pendant la saison des récoltes. Les réserves d’ail et de haricots secs s’étirent même parfois jusqu’à l’hiver.
Au début, Valérie et son conjoint faisaient un jardin surtout pour le plaisir de manger leurs propres végétaux. Avec l’arrivée de leurs filles, c’est devenu un projet familial. « Elles sont très impliquées dans chacune des étapes, raconte la mère en allaitant Agathe, sa petite dernière. Et maintenant qu’elles comprennent tous les efforts qu’il y a derrière un simple concombre, hors de question pour elles de le laisser dans l’assiette et de le gaspiller. »

Zoé, six ans, et Maude, quatre ans, désherbent, arrosent, sèment et cueillent, suivant leurs capacités et leurs intérêts. Si le jardin est si productif, c’est beaucoup grâce à leur labeur. Durant la belle saison, ce coin de leur cour, à LaSalle, dans le sud-ouest de l’île de Montréal, devient une aire d’apprentissage. Mais, pour elles, cela représente surtout une extraordinaire zone d’exploration. Elles y grignotent des pois sucrés, savourent toutes sortes d’herbes aromatiques, cueillent des carottes qu’elles vont laver sous le jet du boyau d’arrosage avant de s’en régaler… Et, à partir de l’année prochaine, leur petite sœur sera assez grande pour les accompagner dans leurs découvertes.
« Si je n’avais pas d’enfant, je cultiverais sûrement beaucoup moins, concède Valérie. Mais c’est un tel bonheur de voir le jardin à travers les yeux de mes filles! Elles m’ont appris à ralentir et à profiter de ces petites joies. Les regarder s’émerveiller et croquer avec appétit dans un légume qu’on a fait pousser ensemble, c’est ma récompense. »
La maman est loin d’être la seule à se passionner pour l’agriculture urbaine. Pas moins de 42 % des Montréalais s’y adonneraient, selon un sondage mené en 2013 par la Ville de Montréal – il n’existe pas de statistiques à l’échelle provinciale. Et ce pourcentage a fort probablement augmenté depuis, selon la porte-parole de la Ville de Montréal, Karla Duval. « Les pratiques agricoles en ville se sont beaucoup améliorées et diversifiées au cours des dernières années. La culture en bacs, les jardins collectifs, l’aménagement de potagers dans de nouveaux lieux comme les toits, les parcs et les zones industrielles permettent à de plus en plus de citoyens et même d’entreprises de cultiver leurs légumes », dit-elle.

Jardin - potager
Photo: Getty Images/Halfpoint Images

Des bases solides

Si on se lance dans le projet de faire pousser ses légumes, autant le faire en se donnant les conditions gagnantes, estime l’agronome Marie-Josée Vézina, du Laboratoire sur l’agriculture urbaine, associé à l’UQÀM. « Le bon plant au bon endroit! » résume-t-elle.
Le potager doit bénéficier de cinq à six heures d’ensoleillement chaque jour si on veut obtenir une récolte intéressante. On prend donc le temps d’étudier son terrain, tout comme la composition du sol. Le pH devrait être neutre, et la texture, ni trop argileuse ni trop sablonneuse, afin de permettre un drainage et une aération efficaces. Les experts des pépinières de notre région peuvent nous aider à établir un « diagnostic » du sol et nous conseiller un traitement au besoin.
On peut aussi opter pour un potager en pot ou encore pour la culture surélevée, comme l’a fait Valérie Chartrand. Cette méthode, aussi appelée planches de culture, consiste à définir des bandes de terre cultivée qui sont à portée de bras de façon que la terre n’y soit jamais piétinée ni tassée, et des allées entre chacune pour le passage des jardiniers. Elles sont placées au-dessus du sol naturel et peuvent être entourées d’un cadre en bois – souvent des madriers de pruche.
Le plus important, selon l’horticultrice Mélanie Grégoire: investir dans un bon terreau. « C’est là qu’on doit mettre son budget. Mieux vaut partir avec un terreau de qualité et moins de plantes que l’inverse », dit l’autrice du livre Les Quatre saisons de votre potager (Les Éditions Québec Amérique). Le prix d’un sac de terre à jardin varie de 3 $ à 5 $. On évite la terre noire, bon marché, mais beaucoup trop acide et pauvre en nutriments.
Un autre gage de réussite: avoir un point d’eau à proximité, qu’il s’agisse d’un boyau d’arrosage ou d’un baril de récupération d’eau de pluie. Si on a à traverser la cour quinze fois pour arroser son potager, on risque de négliger cette tâche cruciale.
Une fois les plants en terre, la touche finale: le paillis. Qu’on utilise de la paille, du gazon coupé ou des feuilles mortes, cette couche limitera la prolifération des mauvaises herbes, empêchera l’érosion des sols et maintiendra l’humidité de la terre. Le paillis de cèdre, utile pour les arrangements ornementaux, ne convient pas à la culture maraîchère.
Il risque d’asphyxier le sol, privant les racines des légumes de l’oxygène dont elles ont besoin.
potager
Photo: iStock.com/ThomasDemarczyk

La croissance, ça s’entretient

Un tour au jardin chaque jour est préférable à une longue corvée hebdomadaire, avance Mélanie Grégoire. « On va au jardin pour l’arroser? C’est aussi l’occasion d’enlever au passage quelques mauvaises herbes et de cueillir ce qui est prêt, dit-elle. Certaines variétés comme les pois et les courgettes produisent beaucoup plus lorsqu’on les récolte au fur et à mesure. »
On en profite aussi pour repérer la présence de maladies ou d’insectes, comme le fait la technicienne en horticulture Jasmine Kabuya Racine, afin de prévenir les pertes. « Si on constate que de la moisissure s’installe au pied de nos plants de tomate, il sera encore temps de les sauver. Et si quelques vers ont élu résidence dans notre chou frisé, on les écrase tout simplement à la main, sans recourir à un pesticide », conseille-t-elle.
Et l’arrosage? On y procède le matin ou le soir pour éviter l’évaporation de l’eau, et en deux ou trois temps. « On fait un premier tour qui vient briser la croûte de terre sèche à la surface du sol, puis on revient pour que l’eau pénètre bien en profondeur », explique Sara Miranda-Gauvin, cofondatrice de l’organisme On sème, qui offre des formations par l’intermédiaire de son programme École du potager urbain. On n’arrose que la terre, pas les feuilles, sous peine de voir celles-ci brûler sous les rayons du soleil, et les légumes être gagnés par des maladies fongiques.
Tout au long de la saison, on devra s’assurer que les plants ont tous les nutriments qu’il leur faut pour donner de beaux – et nombreux! – fruits et légumes. Avant même de les mettre en terre, on étend du compost dans tout le potager. Cette dose suffira à des variétés qui ont un cycle de croissance très court, comme les laitues. D’autres nécessiteront un apport supplémentaire en engrais, particulièrement à certaines étapes de croissance, dont la floraison.
Les engrais de synthèse, s’ils sont efficaces, n’ont pas la faveur de Jasmine Kabuya Racine. « C’est qu’ils agissent un peu comme un soluté. Ils nourrissent directement la plante, mais pas toute la vie microbienne du sol, contrairement à d’autres options comme le fumier de poule. Ils sont donc moins bénéfiques à long terme pour la fertilité de la terre », explique-t-elle.
Potager
Photo: iStock.com/Chris Price

Espace maximisé

On veut exploiter chaque petit centimètre dont on dispose ? Inutile d’entasser les plants pour y parvenir. D’autres solutions bien plus efficaces existent. D’abord, le compagnonnage, adopté par Valérie Chartrand, qui mise sur la complémentarité des différents légumes. Les tomates, très gourmandes en nutriments, peuvent partager le même emplacement que le persil, plus frugal. Les légumes-racines, qui poussent en profondeur, sont jumelés aux légumes- feuilles, qui utilisent la surface. « Cette technique favorise beaucoup la pollinisation grâce à la diversité. En prime, elle peut éloigner les insectes indésirables, qui repéreront plus difficilement l’odeur de leurs plantes préférées », note Jasmine Kabuya Racine.
On peut aussi se tourner vers la « production à temps plein », qui consiste à semer durant toute la saison. Sara Maranda-Gauvin donne un exemple pour définir cette technique: « Tôt le printemps, on plante du radis, qui sera prêt en 35 jours tout juste. On peut ensuite utiliser la même parcelle pour des carottes, qu’on cueillera une soixantaine de jours plus tard. On n’est rendu qu’en août! On continuera avec une verdure résistante, comme la roquette. »
Et pourquoi ne pas privilégier la verticalité? « Faire grimper les pois, haricots, courgettes sur une palissade fait gagner tellement de place au sol! » s’exclame Mélanie Grégoire.

Des ressources pour franchir les obstacles

Insectes, maladies, faible rendement, les écueils ne manquent pas sur la route du jardinier. « On ne deviendra pas expert en un été. Il faut seulement développer les bons réflexes pour aller chercher les informations dont on a besoin », fait observer Sara Maranda-Gauvin, soulignant que plusieurs groupes sur les réseaux sociaux peuvent nous venir en aide.
Un problème nous embête, un insecte au jardin nous intrigue ? Il suffit d’en publier une photo et de poser la question à ces groupes, qui s’avèrent souvent une source précieuse de conseils et de solutions.
Certains sites web constituent eux aussi une mine d’informations, celui d’Espace pour la vie, par exemple, ou bien d’IRIIS phytoprotection, suggéré par l’agronome Marie-Josée Vézina pour son répertoire complet et sa riche banque d’images sur les ennemis et les alliés des cultures (symptômes, insectes, mauvaises herbes…).
Pour respecter un calendrier précis sans trop se casser la tête grâce à des exemples visuels de chaque geste à accomplir, on peut suivre Mélanie Grégoire sur son site Mjardiner.com. Chaque semaine, elle y présente une capsule vidéo tournée chez elle, dans les Cantons-de-l’Est, où on la voit à l’œuvre.
Quelles que soient les difficultés rencontrées, on ne doit pas se décourager. En jardinage, les plaisirs l’emportent sur tout!
potager
Photos: Getty Images/westend61/Gaby Wojciech (fines herbes), iStock.com/Vaivirga (plants de tomates)

Le potager en pot

Tout peut-il être cultivé en pot? « Oui… et non, répond l’horticultrice Mélanie Grégoire. Puisque les plantes en pot ont un accès très limité à l’eau et aux nutriments, contrairement à celles qui poussent en pleine terre, elles ont besoin de plus d’attention. C’est le cas des tomates, très gourmandes en engrais, et du basilic, qui ne tolère pas un sol trop sec, par exemple.»
Cela ne signifie pas qu’on doive renoncer à ces légumes. On devra simplement adapter sa routine. Comment? En arrosant plusieurs fois par jour pendant les canicules et en étant généreux en engrais. Il faudra aussi dès le départ remplir ses pots ou ses bacs avec un mélange composé d’un tiers de compost et de deux tiers de terreau. Les contenants doivent être suffisamment grands, sans quoi nos plants seront faméliques, prévient Jasmine Kabuya Racine, technicienne en horticulture. «J’aime beaucoup les pots en géotextile. Ils sont économiques, offerts en très grand format, faciles d’entreposage et, surtout, ils aident le système racinaire. C’est que la racine, quand elle rencontre une surface dure comme le plastique, se met à tourner sur elle-même et s’asphyxie. Mais, en contact avec une matière textile, elle se ramifie », explique-t-elle.

Erreurs à éviter

Voir trop grand.
On commence par cinq ou six espèces, histoire d’apprendre à les connaître avant de prendre
de l’expansion. « Si on entreprend un projet trop ambitieux, on s’expose à l’échec. C’est décourageant ! » s’exclame la consultante Sara Maranda-Gauvin.
Entasser ses plants.
Respecter les distances de plantation est loin d’être facile. « On a toujours tendance à semer trop serré, à vouloir mettre en terre les quelques graines qu’il nous reste, même si on manque d’espace. Moi-même, ça m’arrive de le faire au moins une fois dans l’année », dit l’horticultrice Mélanie Grégoire. Sauf que cette exagération attire les ennuis. Les maladies se répandent, les plants produisent moins, la pollinisation est moins efficace…
Bouder la diversité.
Les monocultures sont rarement promises au succès, estime Jasmine Kabuya Racine, technicienne en horticulture. « C’est une erreur fréquente. Les gens plantent les mêmes deux ou trois variétés en grande quantité, et ça se passe mal. » Les insectes pollinisateurs se font plus rares, ce qui affecte le rendement, les maladies et les insectes nuisibles font davantage de ravages. La clé, c’est d’adapter la diversité à la superficie dont on dispose. Plus le terrain est grand, plus il faudra varier. Si on souhaite tout de même s’en tenir à seulement quelques variétés de légumes, il est bon de planter quelques fleurs à proximité.
Elles éloigneront les ennemis et attireront les alliés.

Semences d’ici

Pourquoi planter la même variété de tomate que celle qu’on trouve dans tous les supermarchés quand on a accès à une centaine d’autres, tellement savoureuses? « La plus importante différence entre les semences génériques des grandes surfaces et les semences ancestrales, produites par de petits semenciers de chez nous, c’est le goût! » fait valoir Sara Maranda-Gauvin, consultante chez On sème. Les semences les plus répandues sur le marché sont celles de variétés de légumes vendues dans les épiceries ou les quincailleries. Or, ces dernières ont été sélectionnées au fil du temps pour des qualités comme leur résistance au transport ou leur durée de vie sur les tablettes. C’est tout le contraire dans le cas des variétés ancestrales. Seule la saveur compte.
De plus, les semences de producteurs québécois, comme Le nutritionniste urbain, Terre Promise, les Jardins de l’écoumène ou Les Jardins du Grand-Portage, sont bien mieux adaptées à notre climat. Après tout, elles proviennent de plants ayant connu un très bon rendement chez nous. « C’est d’autant plus vrai si on achète d’un semencier de notre région. Des semences produites à Kamouraska sont parfaites pour les froids du Bas-du-Fleuve, mais peut-être pas pour les canicules de la métropole » , indique Marie-Josée Vézina, du Laboratoire sur l’agriculture urbaine.
Encourager les producteurs locaux permet aussi de sauvegarder le patrimoine semencier du Québec, certaines variétés de légumes ayant passé bien près de disparaître avec l’industrialisation de l’alimentation. Le haricot grand-mère, la tomate mémé de Beauce, le melon de Montréal valent la peine d’être redécouverts… et sauvés.

On plante quoi?

Voici des variétés faciles à cultiver qui donnent des fruits et des légumes goûteux!
potager légumes
Photos: iStock.com/vvoevale (laitue Reine des glaces), iStock.com/yingko (chou frisé Red Russian), iStock.com/delpixart (basilic Purple Opal), iStock.com/anjokanfotografie (concombre melon de souris), iStock.com/jarvna (betterave chioggia bicolore), iStock.com/olena demchenko (haricot violet), iStock.com/ksena32 (pois Alaska), iStock.com/katerynasednieva (roquette italienne Sylvetta).

mercredi 24 juin 2020

Vấn đề thừa kế khi bạn “ra đi khi trời vừa sáng”

Hải Phong (Nguyễn LC, LLB, CPA CGA, M.Fisc.)
June 22, 2020 


Bạn có thể vào link dưới đây để xem bản gốc :



Nói đến đề tài này là tôi đã đi vào một điều cấm kỵ rồi, vì người mình kỳ lắm, hễ nói đến chữ “ra đi” thì cho là tối kỵ, sợ xui. Nhưng tôi có một bạn hiền, bạn đồng thanh đồng khí, ở xa tôi lắm, trước khi nhắm mắt, đã viết cho tôi một câu chí lý thế này:

– Sợ một điều mà tự cổ chí kim không ai tránh khỏi, thì nó chỉ làm cho mình hèn người đi thôi.

Cho nên, ta cứ bình tĩnh mà run, khi nào Ổng gọi thì ta “Dạ” rồi vui vẻ mà đi, chả có gì phải sợ cả. Ngoài ra, có nhiều chuyện, nếu được tính toán từ trước, thì lúc ra đi cũng có nhiều cái lợi, như chuyện thuế má chẳng hạn.

Lại nói chuyện thuế má thì có lẽ bạn lại cho là tôi méo mó nghề nghiệp hay là tôi thích đóng thuế lắm thì phải! Nhưng không phải thế đâu. Nếu có ai hỏi tôi có thích đóng thuế không thì tôi là người đầu tiên nói là tôi chẳng thích tí nào, nhất là một người như tôi, đi làm, đi dạy, không lãnh “cash” thì gánh nặng thuế khóa quả là nặng nề lắm, lãnh cái chèque ra thì phân nửa đã vô túi nhà nước rồi!



Nhưng biết sao hơn, khi chúng ta sống trong một xã hội pháp luật, mà trong đó Luật Thuế là một trong những luật lệ đã như là hơi thở ràng buộc chúng ta trong tất cả những bước đi, và sẽ còn ràng buộc chúng ta đến suốt đời. Thậm chí cho đến ngày bạn nhắm mắt xuôi tay, ăn xôi nghe kèn “ò e í e”, nằm ngay đơ cán cuốc ra, đã ngậm cười nơi chín suối rồi, bạn vẫn phải làm tờ khai thuế! Không những phải khai những lợi tức mà bạn kiếm được trong năm cuối cùng của bạn, mà còn phải khai lời lỗ trên những tài sản mà bạn tích lũy cả đời, trước khi chuyển phần còn lại cho thân nhân.

Tại Canada không có thuế trên quyền thừa kế (droits successoraux/ estate tax) như tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại Canada, khi mình chết thì luật thuế coi như là mình bán hết các tài sản của mình theo giá thị trường (JVM: juste valeur marchande/ FMV: fair market value); để tính xem mình bị lỗ hay được lời. Đây là giả dụ như bạn bán tài sản thôi (disposition réputée/ deemed disposition) chứ không phải bán thật. Người chết sẽ phải đóng thuế trên phân nửa (50%) tiền lời; nếu lỗ thì cũng được khai một nửa số tiền lỗ.

Thí dụ: bạn có một số cổ phần lúc mua giá là 150,000$. Lúc bạn chết, trị giá các cổ phần đó là 350,000$. Như thế tiền lời trên các cổ phần này lúc bạn chết là 200,000$ (350,000 – 150,000). Tiền GC: gain en capital/ CG: capital gain mà bạn sẽ phải khai thuế là ½ của 200,000$, tức là 100,000$.

Người được thừa hưởng các cổ phần đó coi như là đã mua với giá thị trường lúc bạn chết, tức là 350,000$. Sau này người thừa kế bán các cổ phần đó thì tiền lời hay lỗ sẽ tính trên giá vốn 350,000$.

Chời! Thế nếu tôi có nhiều tài sản thì khi chết phải đóng thuế hết rồi, còn gì cho thân nhân nữa?

Đó là mục đích của bài viết này. Chúng tôi sẽ đề cập đến vài phương pháp để bạn có thể giảm tối thiểu tiền thuế phải đóng cho nhà nước khi bạn chết, và như thế những người thừa kế của bạn sẽ được hưởng tối đa những gì bạn để lại. Thuế càng đóng ít thì tiền còn lại cho thân nhân sẽ được càng nhiều.

Chuyển nhượng tài sản cho người phối ngẫu

Cách tốt nhất để người chết không bị đóng thuế trên GC/CG khi chết, là làm di chúc để hết tài sản lại cho người phối ngẫu. Trong trường hợp đó, luật thuế cho phép bạn chuyển tài sản cho vợ hoặc chồng theo giá vốn, tức là không lời không lỗ. Luật thuế gọi sự chuyển nhượng này là ʺsang tayʺ (roulement/ rollover). Chỉ khi nào người phối ngẫu bán tài sản đi hoặc chết đi thì lúc đó mới tính GC/CG để đóng thuế

Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện được cách hoàn hảo này. Bạn ly dị, bạn độc thân, hay bạn góa vợ, góa chồng, thì sự việc lại rắc rối hơn. Hoặc bạn là người sống tình cảm với gia đình, anh chị em, con cái, thậm chí cha mẹ nếu còn sống, bạn cũng muốn để lại cái gì đó để các thân nhân này ʺcòn chút gì để nhớʺ đến bạn. Vậy thì nếu ta không làm được điều gì toàn hảo thì ta phải chọn cách nào tối hảo để vừa thực hiện được ước nguyện của bạn, đồng thời giảm tiền thuế đến mức tối đa.

Nhiều người chỉ vì không tính toán từ trước, lúc chết đi tiền thuế phải đóng quá nặng, người thừa kế không đủ khả năng trả thuế mà phải từ khước phần tài sản mà lẽ ra mình được hưởng. Do đó, bạn nên tính toán sẵn, để đến khi mình ra đi thì thân nhân không bị lúng túng vì chuyện thuế má của mình. Làm sao để tính? Có 2 chuyện mà bạn phải nghĩ từ trước:
Chọn ai là nguời thừa kế?
Chọn tài sản nào để cho ai trong số các người thừa kế đó?

Chúng tôi sẽ cố gắng trong bài viết này tóm tắt một vài cách để giúp bạn giải quyết vấn đề thừa kế, những cách mà nhiều chuyên viên thuế vụ đã giúp cho khách hàng, thân chủ của họ.


I. Bạn nên nghĩ đến việc lập tờ di chúc

Dù ở tuổi nào, bạn cũng nên nghĩ đến việc lập tờ di chúc để tránh những phiền phức, đôi co trong gia đình khi bạn mất. Trong một dịp khác, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề lập di chúc. Chúng ta không nên nghĩ rằng mình còn trẻ, còn nhiều thì giờ, không vội! Sống trong một xã hội đầy dẫy những bất trắc, nguy hiểm này, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra, bệnh tật, tai nạn, Covid-19, v.v. Có lên chùa nhìn bài vị của các vị đã mất, hay đọc trong kinh Phật, ta cũng đủ biết là ʺmồ hoang lắm kẻ tóc còn xanhʺ. Việc gì tính được trước thì ta cứ tính.

Cuộc đời như giấc chiêm bao,
Có chăng cũng chỉ tan vào hư không!


II. Lập một Quỹ Ủy Thác (Fiducie/ Trust)

Nếu bạn có con nhỏ hoặc thân nhân có bệnh tật, hoặc người phối ngẫu của bạn không có khả năng quản trị tài sản sau khi bạn mất thì giải pháp lập một Fiducie/ Trust là một giải pháp tốt để bạn chuyển tài sản vào Trust, trong đó có một hay vài người mà bạn tin tưởng và ủy quyền (fiduciaire/ trustee) cho họ điều hành Trust theo những gì mà bạn ký kết. Khi bạn mất, những vị được ủy quyền này sẽ tiếp tục điều hành Trust và phát lợi tức hay tài sản cho những người thừa kế của bạn theo đúng ước nguyện của bạn. Nếu bạn giàu có như ông Bill Gate thì bạn có thể chỉ định Trust phân phối tài sản dần dần cho các người thừa kế chứ không cần phải cho một lúc. Các người được ủy quyền do chính bạn chọn ai thân tín nhất, hoặc cũng có thể là 1 chuyên gia tài chánh mà bạn trả lương để điều hành Trust của bạn.

Nếu bạn chỉ có một ít tài sản không đáng kể hoặc gia cảnh của bạn khá đơn giản, thì việc lập Trust có thể không cần thiết.

Trong một dịp khác, chúng tôi sẽ có bài viết riêng về Fiducie/ Trust.


III. Bạn nên chia tài sản của bạn ra thành từng loại

Các loại tài sản mà bạn có thể có lúc sinh thời là: nhà cửa, xe cộ, vật dụng cá nhân, động sản và bất động sản như đất đai, nhà cho thuê, nhà nghỉ mát, chứng khoán, cổ phần hoặc tiền mặt, và quan trọng nhất cũng như ʺgắc gốiʺ nhất là tiền bạn tích lũy được trong các Quỹ hưu bổng REER/ RRSP, FEER/ RRIF, hoặc CELI/ TFSA.

Luật thuế có những điều khoản cho từng loại tài sản nói trên khi bạn chết. Bạn cần biết để chuyển cho đúng người, đúng cách.
Căn nhà bạn ở (résidence principale/ principal residence)

Đây là tài sản duy nhất dễ tăng giá với thời gian, mà khi bạn bán đi có lời, hay lúc bạn chết cũng không phải trả thuế. Do đó, bạn có thể chuyển căn nhà ở cho bất cứ người thừa kế nào mà bạn chọn. Dù cho ai thì bạn cũng không phải trả thuế.

Có nên cho căn nhà cho con không?

Nếu người phối ngẫu của bạn dự trù sẽ còn sống trong căn nhà đó sau khi bạn chết, mà bạn lại muốn cho con của bạn thừa kế căn nhà thì bạn nên cẩn thận đề phòng trường hợp người con bán căn nhà sau khi bạn chết, và sau đó thì người phối ngẫu còn sống sẽ ở đâu? Một cách để bảo vệ người phối ngẫu còn sống là bạn hãy ghi trong di chúc là người con phải để cho cha, hoặc mẹ sống trong căn nhà đó cho đến ngày chết, hoặc cho đến ngày người cha, hay mẹ muốn đi ở chỗ khác, chẳng hạn như vào viện dưỡng lão. Sau đó, người con muốn bán nhà thì bán.


Xe hơi và tiền mặt

Xe hơi bạn đi hiếm khi được tăng giá, cho nên không lo khi chết phải đóng thuế trên tiền lời chiếc xe. Do đó, bạn cũng có thể để cho bất cứ người thân nào thừa kế chiếc xe của bạn. Ngoài ra, khi chuyển nhượng chiếc xe cá nhân trong hoàn cảnh đó thì cũng được miễn thuế tiêu thụ.

Tiền mặt cũng thế, bạn có thể cho con hoặc cháu mà bạn chọn.


Các bất động sản khác

Bạn có nhà đất, cổ phần, hoặc các hình thức đầu tư khác thì đó là việc đau đầu nhất khi bạn chết, vì các tài sản đó thường tăng giá với thời gian, nhất là trong giai đoạn lạm phát. Và khi bạn chết thì chắc chắn phải đóng thuế trên GC/ CG rồi. Cách hay nhất là chọn các tài sản loại này để chuyển tối đa cho người phối ngẫu bằng cách ″sang tay″ (roulement/ rollover) mà luật Thuế cho phép bạn để được diên trì thuế. Ngày nào người phối ngẫu còn sống và còn giữ các tài sản này thì chưa phải đóng thuế.

[Tôi muốn mở một dấu ngoặc ở đây để giải thích thế nào là ″diên trì″ thuế (différer/ defer). Diên trì không có nghĩa là nhà nước ″tha″ cho bạn hay là cho không bạn số tiền thuế mà bạn phải đóng, mà nhà nước chỉ cho bạn hay người thừa kế hoãn lại, chậm lại thời điểm phải đóng thuế. Có nhiều điều lợi trong việc diên trì thuế: 100,000$ tiền thuế bạn phải trả ngày hôm nay, và 100,000$ tiền thuế mà người thừa kế phải trả trong 10 năm hay 20 năm sắp tới có trị giá không giống nhau. Chưa kể là việc diên trì thuế còn cho phép người phối ngẫu chọn thời điểm nào có lợi nhất để đóng thuế. Thí dụ: năm nào vị thừa kế này còn lợi tức cao thì chưa nên bán di sản vì sẽ phải đóng thuế với thuế suất cao (max. federal + provincial = 53%). Hãy chờ năm nào lợi tức xuống thấp hoặc không có lợi tức nào thì hãy bán để trả thuế với thuế suất thấp (min. fed + prov = 27.5%). Một cách khác là hãy chọn một năm nào mà mình bán tài sản bị lỗ lã (perte en capital/ capital loss) thì lựa bán di sản nào có lời (GC/CG), tiền lời này sẽ được bù trừ bằng tiền lỗ lã, và có thể không bị trả thuế]. Xin đóng ngoặc ở đây.

Bạn cũng có thể chuyển các tài sản này vào một Trust lập riêng cho người phối ngẫu (Fiducie exclusive au profit du conjoint/ Spousal or common-law partner trust), thì cũng được hưởng qui chế ″sang tay″, được diên trì thuế cho đến ngày Trust bán các tài sản này. Muốn được như vậy, Trust chỉ được có 1 người thụ hưởng duy nhất là người phối ngẫu của bạn (exclusive). Chỉ cần có thêm bất cứ một người thụ hưởng nào khác thì Trust không còn là ″exclusive″ nữa, bạn không được diên trì thuế nữa, và bạn phải trả thuế ngay trên CG/ GC vào năm bạn chết.

Cách lập Spousal exclusive Trust cho người phối ngẫu rất tốt cho các chủ công ty. Các vị này nắm giữ một số cổ phần quan trọng của công ty, nhưng có thể người phối ngẫu của họ không có chút kiến thức gì về việc điều hành công ty cả. Điều hại có thể xảy ra là người phối ngẫu đem bán cổ phần ra ngoài thị trường cho những người không có khả năng quản trị, và tự nhiên có một lô các cổ đông ″trên trời rớt xuống″ nhảy vào công ty, không ai quen biết với ai cả, gây xáo trộn trong hàng ngũ cổ đông và tạo trở ngại cho việc điều hành công ty.


Tiền tích lũy trong Quỹ Hưu bổng REER/ RRSP

Đây mới là ″gắc gối″ vô cùng cho bạn. Trái với các loại tài sản khác, mà khi chết bạn chỉ phải đóng thuế trên 50% tiền GC/CG (tức là phần gia tăng trong trị giá của tài sản); thì với Quỹ REER/ RRSP lúc bạn chết bạn phải khai thuế trên toàn thể 100% tiền mà bạn tích lũy trong đó, cả vốn lẫn lời.



Lấy thí dụ bạn đi làm và đóng tiền REER/ RRSP suốt 40 năm, vừa vốn vừa lợi tức Quỹ REER/ RRSP của bạn tích lũy lên đến 800,000$. Vào năm bạn chết, toàn thể số tiền này phải khai vào lợi tức của bạn, cũng có nghĩa là khoảng 400,000$ trả thuế cho nhà nước. Muốn tránh điều đó, bạn nên để di chúc cho người phối ngẫu được thừa hưởng số tiền này, với điều kiện là ngân hàng phải chuyển trực tiếp vào Quỹ REER/ RRSP của người phối ngẫu. Như thế trong năm bạn chết, bạn không phải gộp 800,000$ này vào lợi tức. Mỗi năm, người phối ngẫu rút bao nhiêu tiền từ Quỹ REER/ RRSP ra thì chỉ phải khai thuế bấy nhiêu thôi.

Cũng thế với Quỹ FERR: Fonds enregistré de revenu de retraite/ RRIF: Registered retirement income fund. Bạn nên yêu cầu ngân hàng chuyển trực tiếp toàn thể tiền trong Quỹ FERR/ RRIF cho người phối ngẫu để được diên trì thuế.

Xin giải thích rằng Quỹ FERR/ RRIF là tiếp nối của Quỹ REER/ RRSP. Vào năm 71 tuổi là năm chót bạn được quyền để tiền trong Quỹ REER/ RRSP. Sau đó, thì phải giải tán Quỹ và trả thuế trên toàn thể tiền tích lũy trong REER/ RRSP. Để tránh điều đó, luật Thuế cho bạn chọn cách chuyển toàn thể tiền trong Quỹ REER/ RRSP sang một Quỹ khác là FERR/ RRIF để tiếp tục được diên trì thuế.

Khác biệt duy nhất giữa Quỹ REER/ RRSP và Quỹ FERR/ RRIF là khi tiền đã nằm trong Quỹ FERR/ RRIF, thì bắt buộc hàng năm bạn phải rút ra một số tiền tối thiểu hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn, để khai thuế (Quỹ REER/ RRSP thì bạn không bắt buộc phải rút tiền ra trước năm 71 tuổi).

Tôi có thể cho con hoặc cháu thừa kế REER/RRSP hay FERR/RRIF không?

Vào năm bạn chết, nếu bạn có con hay cháu nội ngoại còn vị thành niên và còn dưới sự bảo trợ tài chánh của bạn (enfant à charge/ dependent child), bạn có thể cho con hay cháu nhỏ này thừa kế một phần hay toàn thể tiền REER/ RRSP hay FERR/ RRIF của bạn, cho dù lúc đó người phối ngẫu còn sống. Điều kiện:

– Đứa bé này phải là một trong những người thừa kế trong di chúc hay trong khế ước REER/ RRSP hay FERR/ RRIF của bạn.

– Người đỡ đầu của đứa bé sau khi bạn chết, phải dùng tiền này mua một Quỹ Niên Kim (rente/ annuity) cho đứa bé cho đến khi đứa bé trưởng thành, tức là 18 tuổi.

Bằng cách này bạn cũng có thể không phải trả thuế vào năm bạn chết. Tiền rente/ annuity được phát cho đứa trẻ vào năm nào thì năm đó đứa trẻ phải khai vào lợi tức của năm đó, và nếu đứa bé còn đi học hoặc không có lợi tức nào khác, thì có thể không phải trả đồng thuế nào. Một cách bình thường, nếu chỉ phát cho đứa trẻ chừng 15,000$ hay 16,000$ mỗi năm thì dưới mức phải trả thuế, thế thì dzui mừng dzui quá dzui rồi.


CELI/ TFSA (Quỹ Tiết Kiệm Miễn Thuế)



Quỹ này, đúng như cái tên của nó, được hoàn toàn miễn thuế, cả lời lẫn vốn, trong thời gian bạn còn sống. Kể từ ngày bạn chết thì những gì đã tích lũy từ trước vẫn được tiếp tục miễn thuế, nhưng lợi tức sinh ra từ ngày chết trở đi sẽ không được miễn thuế nữa, và người thừa kế sẽ phải đóng thuế trên lợi tức sinh ra.

Trừ khi, nếu bạn chỉ định người phối ngẫu để thụ hưởng Quỹ CELI/ TFSA của bạn thì ngân hàng sẽ chuyển thẳng tiền trong Quỹ của bạn sang Quỹ của người phối ngẫu để tiếp tục được quy chế miễn thuế. Khi người phối ngẫu rút tiền từ Quỹ ra cũng không phải đóng thuế.

Xin lưu ý: lợi tức do CELI/ TFSA sinh ra trong khoảng thời gian tính từ ngày bạn chết đến ngày chuyển sang Quỹ của người phối ngẫu, không được miễn thuế và người phối ngẫu phải khai vào lợi tức của mình. Sau đó, khi tất cả đã được chuyển vào CELI/ TFSA của người phối ngẫu thì lúc đó lại được tiếp tục miễn thuế.

Thí dụ: bạn chết vào ngày 1/1/2020, lúc đó trong CELI/ TFSA của bạn cả vốn lẫn lời có 100,000$. Theo di chúc thì 6 tháng sau, vào ngày 1/7/2020, ngân hàng chuyển trực tiếp hết vào CELI của người phối ngẫu của bạn, lúc đó là 103,000$, vì trong vòng 6 tháng, CELI đã sinh lợi thêm 3,000$. Người phối ngẫu sẽ phải khai thuế trên 3,000$ lợi tức này. Kể từ ngày 1/7/2020 trở đi thì tất cả tiền đã trở thành CELI của người phối ngẫu, và vị này lại tiếp tục được miễn thuế.

Do đó, bạn nên ghi trong di chúc thế nào để CELI/ TFSA của bạn được chuyển sang CELI của người phối ngẫu trong thời hạn ngắn nhất sau ngày bạn chết, để giảm tiền thuế cho người phối ngẫu, thay vì chờ 6 tháng sau mới chuyển.

Thế nếu tôi chuyển CELI/ TFSA cho con hay cháu thì sao?
Câu trả lời là 100,000$ trong CELI của bạn được miễn thuế hoàn toàn. Lợi tức sinh ra sau ngày bạn chết, người con hay cháu sẽ phải khai thuế, không được ưu quyền như trường hợp người phối ngẫu.

**********

Chúng tôi vừa tóm tắt những loại tài sản chính mà bạn cần cân nhắc tính toán cho cái ngày bạn ra đi, để người thừa kế được thảnh thơi mà nhận gia tài của bạn.

Dưới đây, chúng tôi lại tiếp tục bàn thêm vài cách để bạn giảm thuế khi chết.


IV. Bảo hiểm nhân thọ (assurance-vie/ life insurance)

Nếu bạn có nhiều tài sản trước khi chết thì bảo hiểm nhân thọ là biện pháp tốt nhất để chuyển lại cho người thừa kế. Tiền bảo hiểm mà thân nhân bạn nhận được sau khi bạn chết hoàn toàn miễn thuế, thông thường được dùng để trả thuế cho bạn, hoặc các món nợ khác mà bạn chưa trả xong. Kế đến, nếu còn thì sẽ chiếu theo di chúc mà phân phối cho các người thừa kế. Bằng cách này, người thừa kế sẽ yên tâm mà nhận phần di sản của họ, không phải lo lắng đến món nợ thuế mà bạn phải trả cho nhà nước. Nếu bạn mua bảo hiểm nhân thọ càng sớm thì số tiền phải trả hàng năm sẽ nhẹ hơn là chờ lớn tuổi mới mua. Càng lớn tuổi, cơ hội ″ra đi″ của bạn càng cao, hãng bảo hiểm sẽ đòi hỏi một giá đắt hơn gấp bội.


V. Tặng cơ quan từ thiện
Càng ngày việc các người già đơn thân không có con cái hoặc các người quá giàu, họ chỉ dành một phần tài sản cho con cái, phần còn lại cho cơ quan từ thiện dùng vào các mục đích nghiên cứu, giúp kẻ nghèo khó, đã trở thành thông dụng. Các tặng dữ này có thể là tiền, bất động sản hoặc các đầu tư và chứng khoán, v.v. Khi tặng như vậy, người quá cố phải khai GC/CG, nhưng đồng thời có thể được một bồi hoàn thuế khoảng 45% của trị giá món quà tặng, bù trừ cho tiền thuế mà người quá cố phải trả trên GC/CG.

Thí dụ: Ông A không có vợ con gì cả, thì ông có thể tặng ngôi nhà của ông cho nhà thờ trong khu phố với di chúc dùng ngôi nhà đó để có chỗ ở cho những người gặp khó khăn. Ông cũng có thể tặng cổ phần cho nhà chùa, với di chúc dùng lợi tức cồ phần để trang trải chi phí cho nhà chùa, v.v.

Nhà nước rất khuyến khích việc này, do đó đã cho bạn credit thuế khi bạn tặng từ thiện. Những công ty lớn tại Canada cũng tham gia rất tích cực vào việc tặng từ thiện. Thí dụ như công ty làm ra chiếc điện thoại Black Berry tặng những số tiền lên đến nhiều chục triệu cho 2 đại học tại Toronto, và cho 1 bệnh viện tại Toronto để xây một trung tâm nghiên cứu. Công ty Dollarama cũng góp phần không nhỏ vào các công tác từ thiện. Các công ty này cũng tặng cổ phần của chính công ty của họ cho một số cơ quan bất vụ lợi. Khi các cổ phần này sinh lợi tức thì các cơ quan được tặng sẽ dùng lợi tức để làm công tác từ thiện. Thật đáng quý.

Nếu bạn độc thân và không có thân nhân thừa kế thì đây là giải pháp vẹn toàn.


VI. Tận dụng các lợi tức mà nhà nước cho miễn thuế
Có nhiều loại lợi tức mà bạn phải khai, nhưng sau đó lại được miễn thuế, giúp bạn giảm được rất nhiều tiền thuế khi bạn chết đi. Bạn cần bàn tính trước với các chuyên viên kế toán, tài chính của bạn để tận dụng tối đa.


Đầu tiên phải kể đến tiền GC/CG trên căn nhà ở của bạn: nếu bạn và gia đình cư ngụ trong căn nhà đó thì khi bán đi hoặc khi bạn chết, tiền lời được miễn thuế một phần hay toàn thể, tùy theo số năm bạn cư ngụ trong căn nhà đó.
Nếu bạn bán các loại tài sản dưới đây hoặc là vào năm bạn chết, thì cũng được miễn thuế trên GC/CG:


Cổ phần của vài loại công ty tư (actions admissibles de petites entreprises/ qualified small business corporation shares): bạn được miễn thuế trên GC/CG cho đến mức 883,384$ (2020). Nếu trên mức đó thì 50% GC/CG phải tính thuế.
Các tài sản nông nghiệp hay ngư nghiệp: mức GC/CG được miễn thuế lên đến 1,000,000$ (một triệu đồng). Trên mức đó thì 50% GC/CG phải tính thuế.

Do đó nếu bạn có một trong các loại tài sản này thì phải nói rõ với người phụ trách kế toán của bạn hay với người sẽ thi hành di chúc của bạn để mà tận dụng các loại miễn thuế vừa kể.

VII. Nếu người quá cố có nhiều nợ?

May mắn là nhà nước cho chúng ta thời hạn 6 tháng để kiểm kê tài sản của người chết. Nếu như người chết có quá nhiều nợ hơn là tài sản, cộng thêm với tiền nợ thuế nữa thì người thừa kế phải làm sao?

Nếu bạn là người được thừa hưởng một phần hay toàn thể gia tài của người quá cố thì trong trường hợp đó bạn phải lãnh vừa gia tài vừa… lãnh nợ luôn. Bạn có thể thoát nợ bằng cách từ khước lãnh gia tài. Việc này bạn nên ra chưởng khế làm giấy tờ từ khước toàn thể những gì bạn được quyền thừa kế. Bạn không thể nhận thứ này, từ khước thứ kia. Làm như thế bạn có thể bị kẹt với… đống nợ của người chết đấy.

Bạn chỉ có thể nhận những vật lưu niệm như hình ảnh, kỷ vật của gia đình, v.v.
VIII. Thuế trên quyền thừa kế tại Hoa Kỳ (droits successoraux/ estate tax)

Tôi không thể không nhắc nhở các bạn rằng ngoài thuế phải đóng cho Canada vào năm bạn chết, có thể bạn cũng phải đóng thuế trên quyền thừa kế cho Hoa Kỳ nếu bạn có tài sản tại Mỹ. Thuế này sẽ tính trên giá thị trường của các tài sản mà bạn có tại Mỹ. Một số bạn lớn tuổi, có khuynh hướng mua nhà tại California, Florida, để hàng năm sang đó trốn lạnh mùa đông; hoặc trực tiếp mua cổ phần của các công ty lớn như IBM, Microsoft, vừa chắc chắn lại vừa có lợi nhuận cao. Ít người nghĩ đến chuyện khi mình chết, có thể phải trả thuế cho Hoa Kỳ, nếu các đầu tư này có giá trị quan trọng. Thuế này gọi là ″droits successoraux/ estate tax″.

Sau đây là vài cách thức để giảm estate tax của Mỹ:

– Mua bảo hiểm nhân thọ đủ để trả thuế Mỹ khi bạn chết.

– Bán các tài sản này trước khi bạn chết, nhưng đừng quên là ngoài thuế phải trả cho Hoa Kỳ, bạn cũng phải khai thuế tại Canada khi bán tài sản, cho dù là tài sản Mỹ.

– Nếu tài sản có giá trị quan trọng, thì bạn nên nghĩ đến giải pháp lập một công ty Canada, và để công ty làm chủ các tài sản đó. Khi bạn chết thì không ảnh hưởng gì vì tài sản là của công ty chứ không phải của cá nhân bạn.

– Giảm các tài sản đó xuống dưới mức mà Hoa Kỳ cho bạn được miễn thuế khi chết. Những năm gần đây, Thỏa hiệp Thuế (convention fiscale/ tax treaty) giữa Canada và Hoa Kỳ đã nâng mức được miễn thuế lên để giúp cho nhiều người Canada được miễn thuế Mỹ khi chết.

– Đầu tư vào các Quỹ hỗ tương (fonds mutuels/ mutual funds) tại Canada, và yêu cầu Quỹ hỗ tương đầu tư vào các tài sản tại Hoa Kỳ như IBM, Microsoft. Như thế tiền đầu tư vào Fonds mutuels/ mutual funds là tài sản Canada, mặc dù là trong số vốn đầu tư đó có cổ phần của các công ty Mỹ.

– Sở hữu chung các tài sản này, với người phối ngẫu hoặc với anh chị em. Bằng cách này, lúc chết bạn có thể được diên trì thuế cho đến khi người kia cũng chết, với điều kiện là người kia có bỏ tiền ra mua phần của họ, chứ không phải chỉ cho mượn tên.


IX. Khi chết, bạn được làm tới 4 tờ khai thuế!
Vào năm bạn chết, bạn có quyền làm tối đa 4 tờ khai thuế, nếu bạn có nhiều nguồn lợi tức khác nhau.
Một tờ khai thuế cuối cùng (déclaration finale/ final tax report) để khai các lợi tức bình thường của bạn.
Một tờ để khai các lợi tức mà bạn đã có nhưng chưa nhận được: thí dụ như tiền lương nghỉ hè, lợi tức cổ phần đã được công ty công bố nhưng chưa phát.
Một tờ để khai số tiền mà bạn được thừa kế từ một người quá cố khác.
Cuối cùng là một tờ khai lợi tức nếu bạn có hùn vốn với một số người khác, hoặc là lợi tức từ xí nghiệp cá nhân của bạn, thí dụ một cửa hàng, một tiệm ăn.

Khi bạn làm nhiều tờ khai thuế, điều này rất có lợi, vì trong mỗi tờ khai thuế, bạn được coi là một người khác nhau, và bạn được hưởng tất cả các miễn trừ cá nhân, miễn trừ cho tuổi già, v.v… Có nghĩa là, nếu bạn khai thuế 4 lần, bạn được hưởng 4 lần các miễn trừ kể trên. Hơn nữa, nếu chia lợi tức ra làm 4 phần để khai thì thuế suất cũng nhẹ hơn là khai tất cả lợi tức gộp chung vào làm một.


X. Kết luận
Việc chuẩn bị cho sự ra đi của mình không bao giờ là một chuyện vui cả. Nhất là lại phải tính toán làm sao cho người ở lại không bị kẹt vì vấn đề thuế má của mình. Nhưng nếu chúng ta bình tĩnh bàn trước với chuyên viên, chắc chắn bạn sẽ tìm được những giải pháp tốt. Không có giải pháp nào hoàn toàn cả, nó tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của mỗi người. Bạn nên bàn với chuyên viên của mình.



Tuy nhiên bạn cũng đừng quên rằng chuyện giảm thuế khi chết không phải là yếu tố duy nhất để chúng ta quyết định trao tài sản cho ai, mà còn nhiều yếu tố khác phải nghĩ tới, yếu tố gia đình, yếu tố nhân bản, lương tâm, và yếu tố tình cảm cá nhân nữa. Dung hòa được tất cả các yếu tố này thật không phải là một chuyện dễ.

Chúng tôi mong bạn tìm được giải pháp tốt đẹp nhất cho chính bạn và cho những người ở lại, những người sẽ phải chịu nỗi đau khi bạn ″mệt quá thân ta này, nằm xuống với đất muôn đời″.

Hải Phong