jeudi 23 juillet 2020

Quý vị nên làm gì nếu mắc COVID-19-Bs Wynn Trần

.

Làm gì nếu quý vị mắc (nghi ngờ mắc) bệnh Covid-19?

1. Bình tĩnh: 
- Phần lớn (trên 80%) bệnh nhân Covid-19 sẽ tự khỏi bệnh. Hiện nay, số người mắc Covid-19 tại Mỹ ước tính gấp 6-24 lần (trung bình gấp 15 lần) con số ca chúng ta biết, tức là khoảng 40-45 triệu người đã mắc bệnh (theo CDC) (1), nghĩa là cứ 1 trong 8 người Mỹ có bệnh Covid-19. 
- Vì vậy, quý vị không nên ngạc nhiên khi thấy người thân hay bạn bè chúng ta sẽ mắc bệnh này vì Covid-19 đang ở mọi nơi. Nếu bệnh Covid-19 cứ tiếp diễn với tốc độ này thì quý vị, tôi, và tất cả chúng ta sẽ có thể bị nhiễm. 
- Chúng ta đã hiểu hơn một chút về bệnh Covid-19, về virus Sars-cov-2, và khả năng chữa trị đã đỡ hơn. Tuy rằng chúng ta chưa có vaccine và thuốc kháng virus hiệu quả nhưng những cách chữa trị hỗ trợ, chẩn đoán, xét nghiệm, cách ly, và theo dõi đã tốt hơn nhiều so với 6 tháng trước. 
- Cả xã hội, cộng đồng, gia đình, và BS của quý vị đang ở bên cạnh quý vị và cùng nhau giúp quý vị lại chống bệnh này. Hàng ngàn BS, chuyên viên, khắp nơi đang nghiên cứu các thuốc chữa bệnh Covid-19, hàng trăm vaccine đang thử nghiệm, và trên 20 vaccine đang thử nghiệm trên người ở giai đoạn 1 và 2. 
- Tinh thần là một yếu tố quan trọng để giữ hệ miễn dịch tốt, và hệ miễn dịch tốt là chìa khoá để phục hồi bệnh Covid-19 và các bệnh khác do virus gây ra. 

2. Xem lại các triệu chứng và bệnh sử của mình Nếu quý vị có những triệu chứng sau (2) hay nghi ngờ mình mắc Covid-19 do tiếp xúc gần với người mắc Covid-19
- Sốt hơn ớn lạnh
- Ho 
- Khó thở hay thở đứt đoạn 
- Mệt mỏi
- Đau nhức cơ thể hay cơ bắp 
- Mất khứu giác hay vị giác (mất khả năng ngửi mùi hay niếm đồ ăn)
- Đau cổ
- Nghẹt mũi 
- Tiêu chảy
- Ói mửa và buồn nôn 

3. Đi test Covid-19 (miễn phí) và dễ dàng để xác nhận bệnh 
- Tại Los Angeles, quý vị vào trang https://covid19.lacounty.gov/testing/ để tìm chỗ và lấy cuộc hẹn. 
- Gọi BS của quý vị để biết chỗ xét nghiệm Covid-19 

4. Gọi điện cho BS để báo xác nhận Covid-19 dương tính và theo dõi chữa bệnh
- BS sẽ hướng dẫn quý vị theo dõi các triệu chứng và khi nào cần gọi cấp cứu
- Quý vị nên có sẵn thuốc Tylenol (Acetaminophen) ở nhà. Quý vị nên gọi BS nếu bị sốt hay đau nhức và BS của quý vị có thể sẽ cho quý vị uống 1-2 viên nếu bị sốt. Chữa triệu chứng Covid-19 càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao, khả năng lây lan virus cho người khác càng thấp 
- Quý vị không nên tự ý uống bất kỳ thuốc nào để chữa Covid-19.  
- Ibuprofen (Aleve) vẫn có thể dùng cho Covid-19, theo FDA, (3) mặc dù có một số nghiên cứu cho rằng thuốc này không tốt bằng Acetaminophen. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của BS quý vị nếu muốn dùng thuốc nào  
- Quý vị nên có máy đo oxygen ở nhà (bán tại tiệm thuốc hoặc Amazon) (xem hình) giá khoảng $30-40. Quý vị có thể do mỗi ngày 2 lần. Gọi BS nếu chỉ số pulse oxygen dưới 90% cho người khoẻ mạnh. Lưu ý là có một số bệnh nhân bị bệnh phổi mãn tính sẽ có chỉ số Pulse oxygen thấp. 

4. Khi nào quý vị nên gọi cấp cứu:
- Khó thở
- Đau hoặc thắt ngực liên tục
- Mới bị lú lẫn 
- Khó thức dậy hay gọi dậy 
- Môi nhợt hoặc tím tái 
- Đo oxygen thấp dưới 90% (hoặc gọi BS nếu không có triệu chứng khó thở)

5. Chữa các bệnh mãn tính vì các bệnh này làm hệ miễn dịch quý vị yếu đi, và khả năng bệnh nặng hoặc tử vong sẽ cao hơn
- Các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, cao mỡ, hay các bệnh ung thư và tim mạch
- Đi khám BS, kiểm tra máu, và kiểm tra mức độ vitamin D vì thiếu vitamin D dễ dẫn đến các biến chứng của bệnh Covid-19, các bệnh khác về xương khớp và hệ miễn dịch 
- Quý vị có thể xem/nghe lại bài Vitamin D của tôi để biết ăn uống chất có nào vitamin D (sữa, cá, đồ biển, rau cải...) hay uống bổ sung Vitamin D3 liều lượng thế nào tại 


Trucs antigaspillage pour aliments frais

Tannée de voir la laitue se flétrir après deux jours? On fait une croix sur le gaspillage des légumes et des fines herbes avec ces quelques conseils.


Photo: Shutterstock

Champignons

À cause de leur teneur élevée en eau, les champignons se gâtent rapidement. C’est pourquoi il est préférable de les déposer dans un sac en papier ou dans un contenant tapissé d’un essuie-tout. Ils sont emballés dans du plastique? On perce des trous dans la pellicule ou on place un essuie-tout au fond du contenant.

Fines herbes délicates

La coriandre, l’aneth, le persil et la ciboulette se conservent mieux si on les enveloppe dans un essuie-tout humide avant de les placer dans un sac refermable. S’ils sont déjà humides, on utilise un essuie-tout sec. Il est préférable de les déposer sur les tablettes du haut du frigo, qui sont moins froides.


Fines herbes résistantes
Le romarin, le thym et la sauge se gardent mieux quand ils sont enveloppés dans un essuie-tout humide et rangés dans un sac refermable.

Basilic

Le basilic frais est sensible aux températures froides. L’idéal est de le traiter comme un bouquet de fleurs : la tige immergée dans un bocal à moitié rempli d’eau sur le comptoir.

Brocoli

On place le pied du brocoli dans un grand verre à moitié rempli d’eau et on couvre le bouquet avec un sac troué. On peut le garder au frigo jusqu’à cinq jours.

Maïs frais

Comme les sucres  du maïs frais sont vite convertis en amidon, il faut ranger les épis dans un sac de plastique sans retirer l’enveloppe ni la barbe, et les faire cuire dans les deux jours suivants.

Illustration: Leeandra Cianci

Betteraves

On coupe les feuilles à quelques pouces des betteraves et on les range séparément (on peut utiliser ces feuilles comme substitut à la bette à carde). On met les betteraves non lavées à l’intérieur d’un sac refermable, dans le bac à légumes. Ainsi, elles se conservent pendant quelques semaines.

Laitue
Les légumes-feuilles comme la romaine, la roquette et les épinards restent en bon état plus longtemps lorsqu’ils sont enveloppés dans un essuie-tout et placés dans un sac refermable dans le bac à légumes.

Céleri

On enveloppe le céleri dans du papier d’aluminium pour laisser l’éthylène se dégager naturellement et ainsi ralentir son vieillissement.

Oignons verts

Mettre les oignons verts à la verticale dans un bocal, avec assez d’eau pour couvrir les racines, et ils continueront à croître. Le pot peut être laissé sur le comptoir.

Courgettes, concombres, poivrons, aubergines…
Les courgettes se conservent bien dans un panier en carton qui absorbe l’humidité ou enveloppées dans un essuie-tout et placées dans un sac refermable, dans le bac à légumes. Même chose pour les courges d’été, concombres, poivrons et aubergines.

Bien connaître son frigo

La température sur les tablettes du haut est un peu plus élevée que dans le bas de l’appareil. Grâce à son humidité contrôlable, le bac à légumes offre les meilleures conditions pour conserver les produits périssables. Un conseil : éviter de surcharger les tablettes, car cela emprisonne l’air chaud et mène au gaspillage des aliments.

Conseils

  • Ne pas laver les légumes et les fines herbes avant le moment de les utiliser – trop d’humidité accélère leur dégradation. On évite aussi de les couper à l’avance afin de diminuer leur exposition à l’oxygène.
  • On retire les élastiques et les attaches autour des bouquets de fines herbes, des oignons verts et de la laitue afin de laisser circuler l’air.
  • La laitue et les fines herbes flétries retrouvent leur fraîcheur si on les fait tremper 20 minutes dans un évier rempli d’eau froide.

Nên uống thuốc lúc nào-Bs Wynn Trần

1. Thuốc cao mỡ (cao cholesterol) như Statin - Đây là loại thuốc thông dụng để giảm mỡ, giảm rủi ro đột quỵ - Quý vị nên uống vào buổi tối, kết hợp với tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống - Lý do: Cholesterol được tạo ra cao nhất vào nửa đêm, thấp nhất vào buổi sáng, vì vậy uống giảm cao mỡ uống vào ban đêm có hiệu quả nhất - Statin gần đây nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng do những tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim (nghiên cứu SPARCL 2017), cộng thêm khả năng làm chậm lão hoá. Tôi sẽ viết một bài chi tiết về statin sau. 2. Thuốc cao huyết áp: - Có nhiều loại thuốc chữa cao huyết áp, hoạt động bằng nhiều nguyên lý khác nhau. Đa số các thuốc này đều uống 1 lần/ngày. Có những loại chống cao huyết áp uống 2 hay 3 lần trong ngày thì quý vị nên chia theo giờ. - Huyết áp chúng ta lên xuống trong ngày, cao nhất là ban ngày, thấp nhất là ban đêm. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi hoặc quý vị có bệnh cao huyết áp lâu năm, thành mạch máu dày hơn, huyết áp không còn tụt xuống vào ban đêm nữa, đây là hiện tượng huyết áp không giảm khi về đêm (non-dipping hypertension). Đây cũng là một trong những rủi ro của đột quỵ. Hiện tượng non-dipping thường thấy ở bệnh nhân có bệnh ngưng thở khi ngủ (OSA)
- Nên uống thuốc hạ HA mỗi đêm nếu là loại ACEI (Lisinopril) hay ARB (Losartan) - Lý do, những thuốc này giữ HA đúng mức về đêm, nhất là những trường hợp non-dipping hypertension 3. Đau khớp do thoái hoá (osteoarthritis): - Rất nhiều bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh thấp khớp và đau nhức. Điểm quan trọng là chỉ uống thuốc giảm đau khi đau thật sự. Tập thể dục và giảm cân giúp giảm đau khớp rất nhiều. Các nghiên cứu cho thấy nên uống thuốc giảm đau một vài giờ trước khi cơn đau lên đỉnh điểm. Đau nhức khớp thường lên xuống trong ngày, tuỳ theo thời tiết (đau hơn khi lạnh). - Các thuốc giảm đau thông dụng là NSAID (Ibuprofen, Naproxen, Aleve, Aspirin) hay APAP (Acetaminophen). Nếu quý vị bị đau buổi trưa trong ngày, nên uống thuốc giảm đau buổi sáng để giảm đau. Nếu đau thường xuyên vào ban đêm, quý vị có thể uống trước khi ngủ. - Lý do: thuốc NSAID thường cần 2-4 giờ để đạt mức cao nhất trong máu, trùng với độ đau cực đại, sẽ giúp quý vị chữa đau hiệu quả nhất. 4. Đau bao tử: - Thường do dư lượng acid trong bao tử, khiến cho quý vị cảm giác ợ hơi, ợ chua, hay đau rát bao tử. Thông thường, bao tử tạo ra acid nhiều vào lúc 10g đêm đến 2g sáng - Quý vị nên dùng thuốc bao tử (thường là H2 blocker, tên cuối là chữ "tidine" như cimetidine, famotidine, ranitidine, nizatidine) hay PPI trước buổi ăn tối và giảm thiểu khả năng tăng dịch acid về đêm 5. Suyễn: - Cơn suyễn thường bùng phát thường lúc 4 và 6 giờ sáng hơn là ban ngày. Trung bình, có 4 trong 10 người bị suyễn thức dậy lúc nửa đêm do lên cơn. - Khi nào dùng thuốc suyễn: dùng sau buổi trưa nếu là thuốc uống, dùng buổi chiều nếu là thuốc xịt Steroid - Vì sao? Thuốc xịt steroid buổi chiều tối sẽ giúp giảm viêm đường thanh quản, giảm thiểu khả năng lên cơn suyễn lúc nửa đêm về sáng. 6. Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) - Đây là dạng viêm khớp do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào chính các khớp gối của họ (quân ta đánh quân mình), dẫn đến viêm khớp lâu dài, có thể dẫn đến tàn tật, khớp dị dạng nếu không chữa trị. Thường các triệu chứng đau khớp dạng này nhiều nhất là lúc sáng sớm, khi chúng ta vừa ngủ dậy, với các khớp tê cứng. - Khi nào dùng thuốc khớp: uống lúc ban đêm, trước khi đi ngủ - Lý do: Uống NSAID, Aspirin, hay các thuốc trị đau khớp vào buổi tối làm giảm cơn đau lúc sáng. Quý vị có thể uống Steroid liều thấp, dạng thấm từ từ (slow relief, hiện chưa có tại Việt Nam) để giảm cơn đau lúc sáng, giúp ngủ ngon hơn.

VỀ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI MIỀN NAM TRƯỚC 1975 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ SAU 1975 (HOÀNG HƯNG)


‘…nhìn tổng quát, toàn bộ đời sống miền Nam, trong đó có đời sống văn hoá, văn học, trong 45 năm qua đã dần dần “giải phóng” người dân miền Bắc khỏi cái nhà tù lớn trong đó con người bị buộc phải giả tạo, “gồng mình” hoặc bị mê hoặc mà mù quáng tuân phục trong thời chiến và theo “định hướng XHCN”…’

Điều quan trọng là trở lại với con người thật, con người tự nhiên; cuộc sông thật, cuộc sống tự nhiên

Dịch giả, nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng từ Hà Nội vào sinh sống và làm việc ở Sài Gòn từ 1977.


Trường hợp của tôi có lẽ hơi cá biệt so với số đông đồng nghiệp ở miền Bắc trước 1975: Sinh trưởng trong một gia tộc thuộc “tầng lớp trên” thời Pháp thuộc; năm 1954 hầu hết họ hàng của tôi di cư vào Nam, chỉ riêng gia đình tôi ở lại miền Bắc vì bố tôi là một bác sĩ “chuyên môn thuần tuý” quá tin vào “hiệp thương tổng tuyển cử sau 2 năm” và chưa thấy được bản chất “Cộng sản” của Việt Minh; tuy nhiên bản thân tôi ham đọc sách tiếng Pháp từ nhỏ, được học tiểu học trong nhà trường “quốc gia” và Pháp, cấp 2 (Middle School) theo chương trình chuyển tiếp “quốc gia” sang “dân chủ nhân dân”, đến cấp 3 (High School) mới bắt đầu “nhà trường xã hội chủ nghĩa”; thêm nữa, từ 1954 đến 1975 tôi vẫn chịu khó đọc sách tiếng Pháp trong tủ sách gia đình và kho sách trong Thư viện Quốc gia được Sứ quán Pháp cung cấp. Có lẽ vì thế, khi vào Sài Gòn khá sớm sau 30/4/1975 để tìm mẹ và họ hàng, tôi thấy như được trở về đời sống tự nhiên của tuổi thơ mình vốn đã bị chế độ chính trị miền Bắc và tình trạng chiến tranh làm cho… quên mất!
Phải nói dài dòng thế, vì có thể nhận xét của tôi về đời sống và văn hoá miền Nam có phần chủ quan, cá biệt.

1. Về lối sống của người Miền Nam trước 1975 (xin viết tắt là LSMN) và ảnh hưởng của nó sau 1975
Xã hội miền Nam mà tôi thâm nhập trước hết là xã hội của bà con họ hàng thân tộc ở Sài Gòn. Họ vẫn giữ khá đầy đủ những đặc điểm (cả hay lẫn dở) của tầng lớp trung lưu Hà Nội trước 1954. Tất nhiên là nó đối nghịch với xã hội miền Bắc mà tôi sống trong 20 năm “cải tạo xã hội chủ nghĩa” và chiến tranh, ở đó chính quyền toàn trị biến xã hội thành một trại lính khổng lồ, tất cả cho cuộc chiến, mọi người chia sẻ với nhau cảnh nghèo nàn đơn điệu; ở đó sự “nông thôn hoá” Hà Nội khiến cho lối sinh hoạt bình dân, suồng sã đánh bạt lối sống đài các, thanh lịch của chốn ngàn năm văn vật… 
Nhìn một cách bao quát, LSMN là LỐI SỐNG TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI dưới một chế độ tôn trọng tự do cá nhân theo ảnh hưởng phương Tây (Pháp rồi Mỹ). Nó khá bất lợi trong việc tham chiến (thực sự là có góp phần không nhỏ trong việc miền Nam “thua cuộc”), nhưng lại có sức hấp dẫn tất yếu sau hoà bình đối với những người từng bị sống trong “trại lính khổng lồ”. Với người miền Bắc, lối sống ấy còn thêm hấp dẫn bởi nét hồn nhiên phóng khoáng vô tư của cư dân đồng bằng Nam Bộ cộng thêm tâm thế tự do bình đẳng của người công dân một xứ Nam Kỳ được hưởng chế độ trực trị lâu năm của Pháp. Chưa kể sự “phồn vinh giả tạo” mà viện trợ Mỹ đem đến cho Sài Gòn đã làm cho sức hấp dẫn tăng thêm bội phần; chỉ cần nhớ lại cảm giác đầu tiên khi đặt chân xuống đường Đinh Tiên Hoàng từ chuyến xe đò đường dài, tôi tưởng mình đang từ Việt Nam sang đến Paris!
LSMN càng được tiếc nuối sau khi con đường “xã hội chủ nghĩa” đưa kinh tế Việt Nam đến bờ vực, “con người xã hội chủ nghĩa” chưa thấy đâu đã phải được “cởi trói” để lao vào “tự cứu” bằng mọi cách, khiến cho chủ nghĩa cá nhân bị đè nén lâu nay bung ra một cách cực đoan theo luật con lắc! Thậm chí một số điểm tích cực mà những người sống có lý tưởng thực sự trong xã hội miền Bắc có được như tinh thần sống giản dị, cống hiến, tập thể, đồng cam cộng khổ… cũng nhanh chóng phai nhạt thậm chí biến mất ở số đông bọn họ! Nhưng điều đó không thể coi là do “ảnh hưởng tiêu cực” của lối sống “cá nhân chủ nghĩa”, “hưởng thụ” của miền Nam như “Tuyên giáo” gán ghép, mà chỉ đơn giản là phản ứng dễ hiểu mang tính “nổi loạn” của con người miền Bắc khi thấy “những ảo mộng tiêu tan” (Illusions perdues) trước mắt mình! Ngược lại, cũng không thể phủ nhận một số ảnh hưởng tiêu cực từ những tệ nạn của một xã hội thời chiến, dưới chế độ dân chủ chưa toàn vẹn, với sự lũng đoạn của “đảng Kaki” và sự hiện diện của hàng chục vạn quân viễn chinh (đĩ điếm, ma tuý, băng đảng, ăn cắp của công và tham nhũng) sau khi trật tự áp đặt của chế độ toàn trị bung vỡ! 
Có lẽ hai ưu điểm nổi bật của LSMN đã thâm nhập mạnh, sâu, rộng vào miền Bắc sau 1975 là:
- Tinh thần tự lập, tự vận động, tự định đoạt cuộc sống của cá nhân đã ngày càng chiến thắng thói quen “gà công nghiệp”, thụ động trông chờ “nhà nước, đoàn thể” mà chế độ tập trung bao cấp đã tạo ra trong thời gian dài. Nhất là sau khi nhà nước kiệt quệ, phải thả lỏng cho người dân “tự cứu”. Điều này có tính quyết định cho xã hội dần dần tự do hoá, thoát khỏi sự khống chế, ràng buộc của nhà nước toàn trị. Độc lập về kinh tế thì mới độc lập về tư tưởng. 
- Đời sống tâm linh, chủ yếu là niềm tin và thực hành Phật giáo. Phật giáo bị hạn chế và kiểm soát gắt gao ở miền Bắc đã hồi sinh sau 1975 nhờ được tiếp sức và truyền đạo từ miền Nam. Mặc dù tín ngưỡng bị nhà nước và bọn buôn thần bán thánh lợi dụng tối đa làm cho méo mó tha hoá khủng khiếp, Phật giáo chân chính trong cả nước vẫn phát triển khá mạnh nhờ ảnh hưởng tốt đẹp của truyền thống Phật giáo miền Nam.

2. Đời sống văn hoá văn nghệ miền Nam và ảnh hưởng của nó sau 1975 nên được nhìn nhận trên cái nền tảng xã hội, lối sống như nói trên.
Tôi muốn nói lên những ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trước khi nhận xét về đời sống chung mà mình quan sát.

Đầu tiên là âm nhạc
Hiện tượng Trịnh Công Sơn. Không thể quên cái buổi tối tháng 5/1975, nhóm bạn văn nghệ Hà Nội chúng tôi ngồi nghe băng “cối” ở nhà một người quen là sĩ quan công an được vào Sài Gòn ngay sau 30/4 đem ra. Có thể nói là một buổi xuất thần ít có trong đời! Mọi người chìm đắm vào không gian âm thanh ma mị, lôi hồn mình thoát khỏi thực tại, đi đến một thế giới hư hư thực thực không rõ là đâu nhưng hình như đó là sự giải thoát! Nói thêm là 7 năm sau đó, trong trại tạm giam của Bộ Công an ở ngoại thành Hà Nội, trưa nào tôi cũng ngóng nghe những âm thanh ấy phát ra từ phòng Giám thị trại! Nghĩa là nó chiếm lĩnh tâm hồn của số rất đông trong “Bên thắng cuộc”. Ca khúc Trịnh Công Sơn theo tôi là sản phẩm văn hoá độc đáo nhất của miền Nam, nó kết tinh cõi sâu lắng của tâm hồn người Việt trong một hoàn cảnh bi thương nhất của lịch sử, chưa từng có trong âm nhạc Việt Nam cho đến tận bây giờ.
Nhu cầu ca hát, một trong những nhu cầu tự nhiên nhất của con người, sau nhiều năm bị “nhạc đỏ” độc quyền thống trị, đã bùng lên với “nhạc vàng” khắp phố phường ngõ xóm (trước sự ngơ ngác đáng thương của những người tù trong vụ án “nhạc vàng” ở Hà Nội khi trở về!). Đến mức bây giờ, nhạc “bolero” một thời vốn không được đánh giá cao lắm bởi giới có học ở Sài Gòn, nay đang “tràn ngập lãnh thổ”, chiếm lĩnh không gian âm nhạc cả chính thống lẫn tự phát! (Tuy nhiên không ít người vẫn cho rằng thứ âm nhạc uỷ mị mà bolero là chủ đạo góp sức không nhỏ làm nản chí chiến đấu của người lính miền Nam, giống như điệu hậu đình hoa xưa!!!). 
Có một chi tiết thú vị về âm nhạc miền Nam: phong cách hát của ca sĩ. Các ca sĩ miền Bắc nhìn chung được học bài bản hơn, nhưng sau khi nghe ca sĩ miền Nam, số đông người nghe bỗng nhận ra cái gì đó không thú lắm ở lối hát miền Bắc. Thì ra kỹ thuật thanh nhạc không thay thế được tình cảm tự nhiên, càng không lại được cái hồn gửi vào tiếng hát, và bel canto của opera không thể cuốn hút bằng cái sự tròn vành rõ chữ tiếng Việt! 
Nói cho công bằng, việc tàn lụi của đời sống âm nhạc cổ điển thính phòng miền Bắc trước 1975 cũng đáng tiếc (do chiến tranh với không quân Mỹ ở miền Bắc từ 1965 và không còn được “bao cấp” đủ sau 1975); mãi gần đây nó mới bắt đầu hồi phục nhờ sự lớn lên của tầng lớp trung lưu sau 30 năm phát triển kinh tế mang tính thị trường.

Hội hoạ
Điều thú vị là trong giới văn nghệ sĩ Sài Gòn, tôi giao du nhiều nhất với các hoạ sĩ! Từ Nguyên Khai ở ngay gần nhà, đến Thái Tuấn, Nghiêu Đề, Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Phạm Văn Hạng, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung… và tìm hiểu khá kỹ hội hoạ miền Nam trước 1975, đặc biệt là tác phẩm của các thành viên Hội hoạ sĩ Trẻ. Đến thập niên 1990, khi làm báo Lao Động, tôi đã có cơ hội viết bài giới thiệu về họ cũng như mời một số hoạ sĩ cộng tác với báo.
Có lẽ vì hội hoạ là “siêu ngôn ngữ” ít động chạm trực tiếp chuyện chính trị, nên các hoạ sĩ Sài Gòn có phần dễ được tiếp nhận vào đời sống văn nghệ sau 1975. Họ đã đóng góp rất nhiều cho đời sống nghệ thuật phong phú ở TPHCM, Huế, và tác động đáng kể đến việc hiện đại hoá phương pháp nghệ thuật của các hoạ sĩ miền Bắc cũ, như siêu thực, trừu tượng, cực thực… 

Sách báo
Khi vào Sài Gòn tháng 7 năm 1975, cái hấp dẫn chủ yếu với tôi là… núi sách ở chợ sách đường Đặng Thị Nhu và các tủ sách gia đình. Tôi hối hả mua, mượn về đọc, rồi chở ra Hà Nội! Vốn khao khát những kiến thức mới về khoa học xã hội nhân văn và văn học thế giới mà những nguồn sách tiếng Pháp ở Hà Nội rất hạn chế, tôi mê mệt với đống sách biên khảo của Lê Thanh Hoàng Dân, Nguyễn Hiến Lê… sách của NXB Lá Bối, các truyện dịch của nhiều tác giả khác nhau, từ Dostoivevski đến Kazanzaki, Remarque, Herman Hesse… các tạp chí văn chương và nghiên cứu như Sáng Tạo, Văn, Bách Khoa…
Ảnh hưởng sâu đậm nhất đến nhận thức và sáng tác của tôi có lẽ là: Thiền luận của Suzuki và các sách Phật giáo, tiểu thuyết của Henry Miller, William Faulkner. Đặc biệt tư tưởng Phật giáo là phát hiện quan trọng nhất đối với tôi sau mấy mươi năm sống trong xã hội bị “vô thần hoá” thành duy vật tầm thường!
Sau “Đổi mới”, ngày càng nhiều sách biên khảo và dịch thuật của miền Nam được tái bản, cung cấp cho công chúng một thị trường kiến thức và giải trí phong phú chưa từng có; có những tác phẩm “hot” không kém ca khúc “bolero”, như tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung của dịch giả Hàn Giang Nhạn… tuy cũng bị trách là dịch phóng, không trung thành với nguyên tác; cũng như việc dịch và xuất bản nhanh để đáp ứng thị trường ở Miền Nam có phần hại cho chất lượng bản dịch! 
Phật giáo đang phục hồi trên khắp nước, lôi cuốn không ít người trẻ, có phần tác động quan trọng của những sách Phật học của miền Nam, trong đó nổi bật là các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. 
Do báo chí là hoạt động mà đảng Cộng sản phải nắm rất chặt làm công cụ tuyên truyền dẫn dắt công luận nên ảnh hưởng của báo chí miền Nam (một nền báo chí đúng nghĩa) đối với báo chí sau 1975 thì chủ yếu ở mặt nghiệp vụ làm báo. Báo Tin Sáng của những người ủng hộ “Mặt trận Giải phóng” là tờ báo kiểu Sài Gòn trong chế độ mới rất được ưa chuộng. Sau “Đổi mới”, nhờ có sự nới lỏng, một số tờ báo ở thành phố HCM đã mạnh dạn sử dụng những nhà báo kỳ cựu của miền Nam, tạo nên sự khởi sắc của báo chí với khuynh hướng tiếp cận sự thật, điều tra độc lập, thông tin nhanh chóng, và các thủ pháp làm báo thị trường mà người Sài Gòn có truyền thống lâu đời được giới báo chí “bao cấp”học theo. Ảnh hưởng của lối làm báo ấy có thể thấy rất rõ đối với các tờ báo ở TP HCM (rõ nhất ở các báo Tuổi Trẻ, Lao động Chủ nhật…) và ngày càng rõ với các tờ báo ở Hà Nội. 
Sách báo miền Nam còn có tác động khá mạnh đến ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ viết miền Bắc. Không ít từ ngữ miền Nam đã nghiễm nhiên trở thành phổ biến toàn quốc, việc viết tên riêng bằng ký tự Anh ngữ đã thách thức và đang lấn lướt lối phiên âm Việt hoá lạc hậu và bất cập của miền Bắc. 

Giáo dục
Vốn là người làm việc lâu năm trong ngành giáo dục miền Bắc, khi vào các trường học miền Nam, tôi bị ấn tượng mạnh bởi sự nghiêm túc kỷ cương của lớp học và và sự lễ phép của học sinh. “Thầy ra thầy, trò ra trò”. Còn nhớ, nhà văn-thầy giáo Nhật Tiến một hôm rất “bức xúc” kể với tôi: Hôm qua anh đến trường, thấy trên bảng thông báo giữa sân trường có dòng chữ lớn: “Hôm nay mỗi thầy cô giáo 1kg thịt lợn!” Anh coi đó là sự xúc phạm không thể chấp nhận. Có lẽ đó là một “giọt nước tràn ly” khiến anh quyết định vượt biên! 
Giáo dục là lĩnh vực mà đảng CS nắm còn chặt hơn báo chí để thi hành chính sách biến con người thành công cụ. Có lẽ vì thế thực tình tôi chưa thấy được nhiều ảnh hưởng cụ thể của giáo dục miền Nam đối với giáo dục sau 1975, đặc biệt là nền giáo dục đại học theo đường lối “tự do học thuật, tự trị đại học”. Tuy nhiên nội dung giáo dục ngày càng bớt chính trị hoá, tính nhân văn được tăng cường, chắc chắn cũng có ảnh hưởng từ giáo dục miền Nam với triết lý DÂN TỘC, NHÂN BẢN, KHAI PHÓNG của nó. Một chi tiết đáng yêu: ở nhiều trường tiểu học miền Bắc hiện nay, thầy cô giáo với học trò xưng hô “thầy/cô – con” giống như miền Nam.
Trong lĩnh vực này, có một ngộ nhận, bộc lộ rõ trong cuộc tranh cãi ồn ào mới đây quanh việc “cải cách giáo dục”, “công nghệ giáo dục”: Có những ý kiến cho rằng chẳng cần “cải tiến” gì hết, cứ trở lại theo chương trình và phương pháp của nhà trường miền Nam cũ là xong! Những người nói như thế, có thể chỉ để phản ứng lại nền giáo dục đậm tính chính trị mà nhà nước toàn trị áp đặt cho lớp trẻ lâu nay, nhưng cũng cho thấy họ chưa để tâm đến những chuyển biến rất căn bản trong đường lối giáo dục của thế giới nửa thế kỷ gần đây, mà giáo dục Việt Nam hôm nay buộc phải cập nhật để thoát khỏi sự khủng hoảng không còn đất lùi.

3. Nói riêng về văn học
Bản thân tôi đã thích thơ Thanh Tâm Tuyền và Nhã Ca ngay khi có cơ hội đọc từ trước 1975 (mà những bạn bè làm ở bộ phận “Đô thị miền Nam” của Đài Tiếng nói VN cho mượn). Các nhà văn nhà thơ như Nhật Tiến, Hà Thúc Sinh là những người bạn thân gần với tôi trong đời sống ở Sài Gòn trước khi các anh vượt biên. Tôi khám phá dần dần kho tàng văn học miền Nam, đặc biệt chú ý đến những cách tân trong thơ Tô Thuỳ Yên, truyện Dương Nghiễm Mậu, đến sự thực trần trụi của những truyện và ký sự chiến tranh như của Phan Nhật Nam, Thế Uyên… Gần đây, tôi lại rất thích truyện Võ Phiến. Tôi vẫn tiếp tục khám phá và thưởng thức sự phong phú, đa dạng của văn học miền Nam trong quá trình sưu tầm cho mục “Văn học miền Nam 1954-1975” của diễn đàn Văn Việt mấy năm gần đây (đã lên tới khoảng 650 kỳ). 
Nếu văn học miền Bắc trước 1975 nói đại quát là nền văn học tuyên truyền nhằm phục vụ chiến tranh, “văn học phải đạo”, văn chương “đồng phục”, bị kiểm soát chặt chẽ, bị cô lập với thế giới (không kể vài biệt lệ vượt lên được nhờ tài năng và sự uyển chuyển; và số ít tác phẩm “chui” của các thành viên Nhân văn-Giai phẩm và “nhóm Xét lại”) thì văn học miền Nam trước 1975 là một nền văn học của đời sống tự nhiên,của con người tự nhiên, chân thực và hết sức đa dạng, đang phát triển mạnh mẽ trong một xã hội tự do và gắn bó với thế giới văn minh. Yếu tố ảnh hưởng phương Tây rất quyết định cho sự phát triển trong 20 năm này, có thể so sánh với giai đoạn hoàng kim của văn học hiện đại VN 1930-1945. Thật vô cùng đáng tiếc là dòng chảy đang cuồn cuộn ấy đã bị chặn đứng vì biến cố 30/4/1975, khiến cho văn học đương đại Việt Nam bị khựng lại rất lâu, mãi cho đến nay chưa phục hồi được cái đà phát triển. 
Sự tiếp xúc với Văn học Miền Nam trước 1975 đã tạo bước ngoặt quyết định về khuynh hướng tư tưởng cho không ít tác giả của nền văn học “chính thống” miền Bắc. Tinh thần tự do, nhân bản và cách tân của nó đã dần dần “tẩy rửa” thói quen “tự kiểm duyệt” và “phục vụ chính trị”, giáo điều “hiện thực xã hội chủ nghĩa”… vốn ngấm sâu vào tâm trí của thế hệ cầm bút “chống Pháp chống Mỹ”. Chắc chắn nó đã khởi hứng cho những ý tưởng thay đổi mạnh mẽ của vài nhà lãnh đạo văn nghệ cuối thập niên 1970 như Trần Độ, Nguyên Ngọc… và của nhiều cây bút thành công từ sau khi có chính sách “Đổi mới” cuối thập niên 1980. Hầu hết những cây bút trẻ hiện nay ở Việt Nam đang đi theo tinh thần ấy. 

4. Tóm lại, nhìn một cách tổng thể, toàn bộ đời sống miền Nam, trong đó có đời sống văn hoá, văn học, trong 45 năm qua đã dần dần “giải phóng” người dân miền Bắc khỏi cái nhà tù lớn trong đó con người bị buộc phải giả tạo, “gồng mình” hoặc bị mê hoặc mà mù quáng tuân phục trong thời chiến và theo “định hướng XHCN”. “Giải thiêng”, “hoàn tục” hay “phá giới” tuỳ cách gọi, điều quan trọng là trở lại với CON NGƯỜI THẬT, CON NGƯỜI TỰ NHIÊN; CUỘC SỐNG THẬT, CUỘC SỐNG TỰ NHIÊN, với tất cả những mặt mạnh và yếu. 
Đến nay nó vẫn tiếp tục đóng góp vào tiến trình “giải Cộng” gian lao của đất nước! Chắc chắn sẽ đến một ngày, đất nước chứng kiến một cuộc phục hưng văn hoá, văn học, đi tiếp con đường mà văn hoá, văn học miền Nam đã đi. Con đường TỰ DO, NHÂN BẢN, HỘI NHẬP QUỐC TẾ. 
Hoàng Hưng
T.Phước chuyển

mercredi 22 juillet 2020

CHỮA BỆNH : Sự kỳ diệu của ngón chân cái


Phải nói rằng, mười đầu ngón tay và ngón chân là nơi bắt đầu và kết thúc của thập nhị chính kinh trên cơ thể của chúng ta, sự kì diệu của nó thì không phải bàn cãi. Nhưng hôm nay, mình sẽ không nói cả 10 ngón mà chỉ nói về duy nhất 1 ngón-ngón chân cái, nói về sự diệu kì của nó trong quá trình mình áp dụng đễ chữa bệnh, đến mình còn ngỡ ngàng về hiệu quả của nó. Mình sẽ không giải thích dài dòng mà sẽ đi thẳng vào vấn đề nhé. Bạn có biết rằng, ngón chân cái của chúng ta có thể chữa được những bệnh sau:

  Thứ nhất là hai chân thường xuyên mỏi, chân không giơ được, đi lại khó khăn. Lúc này sẽ có thêm một triệu chứng đi kèm nữa là cảm nuốt khó khăn. Nguyên nhân của nó là do
thận yếu. Lúc này, bạn hãy gập đốt đầu tiên của ngón chân cái xuống, dùng ngón tay cái vuốt từ lằn chỉ ngón chân cái vào trong (H1A), ngày làm 3 lần, mỗi lần 2-3 phút cho cả hai chân, vuốt một thời gian các triệu chứng trên sẽ hết dần.
 Thứ hai là nếu bạn có hiện tượng đờm dãi nhiều (do cảm cúm hoặc do nguyên nhân khác), nhất là người già, hãy dùng tay chà mạnh vào vùng mặt dưới của cổ ngón chân cái (H1C), một thòi gian sẽ hết đờm. Phải nói là phương pháp này cực cực kì hiệu quả luôn ấy, nếu bạn có điếu ngải của Đông y thì dùng điếu ngải hơ vào vùng này thì hiệu quả còn nhanh hơn nhiều nữa.

 Thứ ba, bạn bị đau đầu gối và khô khớp gối, lúc nào hoạt động khớp cũng kêu “lục cục”, lúc này hãy dùng tay kéo mạnh ngón chân cái ra. Sau đấy, vừa kéo nhẹ nhàng vừa xoay ngón chân cái để tạo dịch nhờn cho khớp gối và không bị khô khớp nhé. Áp dụng cách này đảm bảo chả cần Glucosamine làm gì, một thời gian là hết đau khớp, thận lại khỏe lên nữa chứ. Ah, quay thế này còn xử lý được cả chứng hay quên cực kì hiệu quả nữa nhé (có thể kết hợp bấm thêm huyệt Ẩn Bạch để điều trị chứng hay quên).
 Thứ tư, mọi người lưu ý, nếu bấm vào mặt dưới ngón chân cái thấy đau thì bạn đang bị đau đầu gối, bấm vào trung điểm đường lằn chỉ ngón chân cái thấy đau là bạn đang bị đau vùng khoeo chân. Lúc này bấm các điểm trên một thời gian là sẽ hết.

 Thứ năm, bạn bị huyết áp cao, hãy vuốt kẽ ngón chân cái và trỏ, từ ngoài vào trong, sẽ có 1 điểm đau xuất hiện (H1B), thông thường vị trí gần huyệt Thái Xung. Lúc này hãy bấm vào điểm ấy để điều trị chứng này.

 Thứ sáu, đối với những người bị di chứng sau tai biến liệt nửa người, thì phải nói muốn vận động gì thì vận động, nếu biết cách kéo ngón chân cái mỗi ngày thì sẽ tiến triển rất nhanh trong quá trình điều trị, các bạn cứ thử và xem hiệu quả. Lí do mình xin được viết ở 1 bài khác chuyên sâu hơn, trước mắt cứ áp dụng để thấy hiệu quả.

 Tạm thời thế đã, ngón chân cái còn có thể trị một số bệnh nữa nhưng cần phối thêm 1 số huyệt khác nên trong phạm vi bài viết này mình sẽ không nói ở đây. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với tất cả mọi người. Chúc tất cả mọi người cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bên những người thân yêu.

T.Anh chuyển















mardi 21 juillet 2020

Tỏi với Sức Khỏe, BS Nguyễn Ý Đức

Tháng 12 năm 1998, một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại New Port Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng của tỏi.
Hội thảo được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ và Đại Học Pennsylvania bảo trợ, với sự tham dự của trên hai trăm khoa học gia, chuyên viên y tế, dinh dưỡng đến từ 12 quốc gia trên thế giới.
Kết luận của hội thảo là các cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua đã xác định những ích lợi của tỏi đối với sức khỏe con người.
Kinh nghiệm chữa bệnh bằng tỏi.
Chữ viết đầu tiên của dân Sanskrit cách đây 5000 năm đã nhắc đến TỎI nhiều lần.
Trong mộ cổ Ai Cập 6000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp trong nắm xương. Sách Y học Ai Cập trên 3000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược…



Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những giác đấu Hi Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn.
Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi theo làm lương thực và để trị bệnh khi cần đến.
Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một dược thảo có giá trị. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates (460-377 trước Công nguyên) đã coi tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể.
Galen (129 – 199), một trong những danh y nổi tiếng sau Hippocrtes, đã ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị được nhiều bệnh.
Theo Pedonius Dioscorides (40 – 90), một danh y Hy Lạp, thì tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc nữa.
Vào thế kỷ 16, Alfred Franklin nói với dân chúng thành phố Paris là nếu họ ăn tỏi tươi với bơ vào tháng Năm thì họ sẽ được khỏe mạnh trong những tháng còn lại.
Trong thế chiến thứ nhất, người Nga đã dùng tỏi để trị bệnh nhiễm vi trùng. Họ gọi tỏi là “thuốc kháng sinh Nga Sô ”. Các bác sĩ Anh cũng đ biết dùng tỏi để trị vết thương làm độc ở chiến trường.
Khi có các dịch cúm vào đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.
Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille: trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà các người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không lây bệnh. Bốn chú đạo trích khai là suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh.
Vào thời Trung Cổ, khi đi vào những vùng nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn hơi độc xâm nhập vào mũi.
Các triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi.
Celsius, vào thế kỷ I đã khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột.
Virgil (70 – 19) thấy tỏi làm tăng sức lực của nông dân.
Aristophanes (448 – 385 trước Công nguyên) thì nhắc nhở lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu cang cường hơn.
Dân Nga xưa kia ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ sống lâu.
Dân Ukraine uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, làm người trẻ ra.
Dân Da Đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai và họ rất ít bị bệnh yết hầu vì mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp sể dàng.
Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân và họ giải thích là như vậy tỏi sẽ hút hết chất độc xuống để đưa ra ngoài. Tổng Thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng Thống George Washington thì được cho thêm tỏi trong khẩu phần.
Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ bèn chữa bằng tỏi và thấy là rất công hiệu để diệt vi trùng lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi che trở nhiều người khỏi bị bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngửa bệnh cúm.
Năm 1941, bác sĩ Emil Weiss ở Chicago làm một cuộc thử nghiệm trị bệnh bằng tỏi cho 22 người mang các bệnh khác nhau như đau bụng, nhức đầu, táo bón. Kết quả là những người này hết bệnh.
Về niềm tin dị đoan, tỏi đã được dùng là vũ khí để trừ tà ma , quỷ quái. Dân Âu châu xưa rất sợ ma cà rồng hút máu và để xua đuổi, mỗi nhà đều cheo nhiều nhánh tỏi ở trước cửa. Văn tự Ấn Độ giáo từ nhiều ngàn năm trước có ví một củ tỏi như một tráng sĩ diệt trừ yêu quái.
Dân nài ngựa cheo vài nhánh tỏi vào cương để ngựa phi mau hơn. Nằm mơ thấy tỏi là điềm lành.
Trong các cộng đồng Do Thái xưa kia, vài nhánh tỏi được trang điểm vào áo cưới cô dâu với niềm tin là cuộc hôn nhân sẽ muôn vàn hạnh phúc.
Dân Ai Cập so sánh hương vị cay hôi của tỏi với những thăng trầm của cuộc đời.
Các tu sĩ nói với con chiên là khi họ cầm vài nhánh tỏi trên tay tức là đang cầm mọi phức tạp của cuộc đời. Và khi tuyên thệ, họ đặt tỏi trên bàn tay hay trên bàn thờ.
Bên Việt Nam ta, các cụ cheo tỏi trước cửa buồng đàn bà mang bầu để trẻ sinh ra được mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh
Đông Y việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.
Kết qủa nghiên cứu công dụng tỏi trong trị bệnh
Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng trị bệnh.
Năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi


1-Tỏi và cholesterol.

Khi quan sát dân chúng ở một số vùng ăn nhiều tỏi, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch, mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Có người cho là do ảnh hưởng của rượu vang, nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là nhờ uống rượu và ăn nhiều tỏi.
Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim.
Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.
Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống.
Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%.
Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ A. K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể.
Bác sĩ Benjamin Lau, thuộc Đại Học Loma Linda, California cho biết là tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL. Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu.
Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu.
Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và dột quỵ.


2-Tỏi và sự đông máu




Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não.
Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa sự xuất huyết
Trong tỏi có chất Ajoene được bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành.
Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục.
Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka vào thế kỷ thứ 2 cũng ghi nhận là “ tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng”.
Các thầy thuốc xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.


3-Tỏi và cao huyết áp





Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Tại Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao.
Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Genevelàm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co rút, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự.


Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.


4-Tỏi và cúm




Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân.
Trong dịch cúm ở Liên Xô cũ vào năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể.
Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.
Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi.
Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi.
Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em

5-Tỏi và ung thư


Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở động vật trong phòng thí nghiệm hay không.
Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.
Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra.
Tại viện Ung Thư M.D. Anderson, Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này.
Nghiên cứ tại Trung tâm Y khoa Sloan Kettering cho hay nước chiết của tỏi có thể chăn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến.


6-Tỏi dùng làm thuốc kháng sinh




Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc.
Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa.
Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur (1822 – 1895) đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi.
Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho công ty hóa chất Winthrop ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế biến. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại virus.
Theo nhiều nghiên cứu, allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành.
Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da…
Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng “ tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng”.
Giáo sư Arthur Vitaaen (1895-1973), người đoạt giải Nobel năm 1945, cũng đồng ý như vậy.
Do đó ta không lấy làm lạ là trong Thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc.
Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Còn các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và trầm trọng thì không thể dựa vào các loại “kháng sinh thực vật” này.


7-Tỏi với tuổi thọ




Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine nói thêm rằng uống thường xuyên rượu tỏi thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung.
Nhiều vị cao niên Việt Nam cũng thường uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng, kéo dài tuổi thọ. Họ nghiền khoảng 200 gr tỏi tươi, ngâm trong 300gr rượu mạnh, để vào nơi mát trong hai tuần rồi uống trước mỗi bữa ăn chừng năm tới mười giọt .
Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày.
Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như:
Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi và coi tỏi là thuốc kích thích tình dục.
Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ.
Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh mụn trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh.
Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , ( cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm trẻ chậm lớn được mau lên cân hơn.
Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho biết là khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị của em bé.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức