1. Ngôi làng người dân “uống thuốc độc không chết”..
Ngôi làng San Antonio ở Argentina là nơi mà tất cả người dân đều uống nước nhiễm thạch tín mà vẫn khỏe mạnh bình thường. Theo kết quả của một nghiên cứu, dân làng San Antonio uống được lượng thạch tín cao gấp 20 lần cho phép ở người. Có được khả năng này là do cư dân trong vùng đã trải qua một biến đổi tự nhiên nào đó trong di truyền, giúp họ có được sức đề kháng thạch tín tốt hơn.
2. Làng buồn ngủ
Do ảnh hưởng từ mỏ đá chứa chất phóng xạ mà người dân trong làng đều nhiễm căn bệnh lạ.
Tất cả cư dân một ngôi làng ở Kazakhstan mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ, đó là luôn buồn ngủ ngay cả vào ban ngày. Khi thức dậy, họ còn có triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, mất trí nhớ. Nhiều người cho rằng có thể một mỏ đá cũ chứa chất phóng xạ gần đó đã gây ra tình trạng này.
3. Làng ẩm ướt nhất thế giới
Ngôi làng này lúc nào cũng ướt át với lượng mưa đạt kỷ lục thế giới.
Một ngôi làng ở Ấn Độ có tên Mawsynram được mệnh danh là “ngôi làng ẩm ướt nhất thế giới” với lượng mưa trung bình mỗi năm vào khoảng 11.871mm. Lượng mưa này có thể làm ngập đến tận gối bức tượng lớn nhất thế giới, tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30m ở Rio de Janeiro, Brazil.
4. Ngôi làng không có cửa
Có lẽ ngôi làng này có an ninh tốt đến mức không cần phải xây cửa.
Ở làng Shani Shingnapur, Ấn Độ, tất cả các ngôi nhà, ngân hàng, trường học… đều không có cửa. Thậm chí, các nhà vệ sinh công cộng cũng chỉ được che một tấm vải ở nơi vốn là cửa ra vào. Tiền bạc và những vật quan trọng được đưa vào hòm rồi khóa lại, còn khách đến nhà chơi phải nói thật to để gia chủ biết mà đón tiếp.
5. Ngôi làng xanh “toàn tập”
“Làng Xì Trum” với những ngôi nhà, đường phố toàn màu xanh bắt mắt.
Làng Juzcar, Tây Ban Nha lúc đầu được xây màu trắng tẻ nhạt và chẳng có gì đặc biệt, cho đến khi hãng Sony ngỏ ý muốn sơn lại toàn bộ ngôi làng thành màu xanh da trời để phục vụ cho bộ phim Xì Trum thì ngôi làng đã trở nên nổi bật và thu hút nhiều khách tham quan hơn. Vì thế, dân làng quyết định giữ nguyên màu xanh may mắn đó.
6. Làng của người lùn
Cư dân trong làng là những người có vóc dáng bé nhỏ nhất thế giới.
Làng YangSi nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có đến 40% người dân sở hữu chiều cao cực kì khiêm tốn so với người bình thường. 36/80 cư dân nơi đây đều là nhỏ bé, với người có cao nhất chỉ vỏn vẹn khoảng 1 mét và người thấp nhất chỉ xấp xỉ hơn nửa mét chút ít. Nhiều người cho rằng do lượng thủy ngân cao trong đất đã gây ra tình trạng trên.
7. Ngôi làng không có đường đi
Những dòng kênh vừa là “đường đi”, vừa mang đến cho ngôi làng vẻ đẹp thơ mộng.
Làng Giethoorn, Hà Lan được mệnh danh là Venice của Hà Lan với khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp tuyệt vời và đặc biệt không có bất kỳ con đường nào trong làng. Người dân đi lại qua kênh đào bằng những chiếc thuyền nhỏ hoặc đi bộ qua nhiều cây cầu gỗ xung quanh thị trấn, còn xe phải để ở ngoài làng.
8. Ngôi làng “đại gia” giữa hoang mạc
Ốc đảo xanh tươi giữa hoang mạc rộng lớn.
Huacachina ở đất nước Nam Mỹ Peru là một ốc đảo cây cối tốt tươi giữa hoang mạc khô cằn nhất hành tinh. Nơi đây có những cây cọ xanh biếc bao quanh một hồ nước ngọt mát lạnh, bao phủ quanh ốc đảo là muôn vàn cây cối, cây ăn quả, làm giảm bớt cái nóng từ hoang mạc. Người dân nơi đây có cuộc sống sung túc nhờ khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời để phục vụ du lịch.
9. Làng nằm trong miệng núi lửa
Ngôi làng nằm biệt lập trên đỉnh một ngọn núi lửa đã tắt từ lâu.
Một ngôi làng bé nhỏ ở Nhật Bản, nằm biệt lập trong quần đảo Izu có các cư dân sinh sống trong miệng một ngọn núi lửa đã tắt từ năm 1875. Cách duy nhất để khách du lịch có thể tiếp cận Aogashima là bằng phà hoặc trựng thăng. Tuy nhiên, hòn đảo thường ít khách bởi nơi đây thường bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, rất khó để máy bay tiếp cận đảo
10. Ngôi làng chuột chũi
Những mái nhà tránh nóng tựa như chiếc tổ chuột chũi khổng lồ.
Những căn nhà của người dân làng Coober Pedy thuộc phía Bắc của Nam Úc sẽ khiến nhiều người nghĩ đó là những đụn đất khổng lồ đùn lên từ hang chuột chũi. Thực tế, đó lại là cách hữu hiệu nhất để chống lại cái nóng như thiêu như đốt cử mặt trời dội xuống vùng đất này.
11. Ngôi làng và những chú chim với cái chết bí ẩn
Mỗi năm một lần, ngôi làng nông thôn này lại xảy ra những cái chết kỳ quái của vô số con chim.
Jatinga là một thị trấn nông thôn khá nhỏ ở Ấn Độ với chỉ khoảng 2.500 cư dân. Tuy nhiên, mỗi năm một lần, ngôi làng nông thôn này lại xảy ra những cái chết kỳ quái của vô số con chim mà phần lớn không thể giải thích được. Hiện tượng này xảy ra hằng năm ngay sau mùa gió mùa vào tháng 9 và tháng 10. Trong thời gian này, ngay sau khi mặt trời lặn và thường vào những đêm tối, không trăng trong khoảng thời gian từ 6h30 đến 10h, những đàn chim thuộc nhiều loài khác nhau tụ lại đây với số lượng lớn và cứ thế lăn ra chết. Những con chim bị co thắt và lao đầu xuống đất, cây cối và các tòa nhà, trên mặt đất là hàng trăm xác con chim điên cuồng giãy giụa.
Tổng cộng có khoảng 44 loài chim, cả hai loài di cư và địa phương đều bị cuốn vào cái chết hàng loạt này. Các nhà khoa học rất bối rối trước hiện tượng này dù có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính thức do các yếu tố vẫn chưa được hiểu rõ.
12. Tự thay đổi giới tính khi đến tuổi dậy thì
Ẩn mình trong một khu vực nông thôn của đất nước Cộng hòa Dominican là ngôi làng nhỏ Salinas. Nó có vẻ giống như bất kỳ ngôi làng nào khác trong khu vực, nhưng lại ẩn chứa một bí ẩn đã gây trở ngại cho các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ. Ở ngôi làng này, nhiều cô gái nhỏ bỗng nhiên biến thành những cậu bé. Nạn nhân của hiện tượng này được gọi là Guevedoces, tạm dịch là mọc dương vật ở tuổi 12.
Tại đây, đứa trẻ sinh ra là bé gái nhưng đã trở thành con trai khi ở độ tuổi dậy thì.
Những đứa trẻ này được sinh ra là nữ, có bộ phận sinh dục nữ rõ ràng và các đặc điểm và xu hướng thứ cấp của phụ nữ, nhưng khi đến tuổi dậy thì, chúng đột nhiên trải qua một sự thay đổi lớn, đầu tiên là một số dấu hiệu biểu hiện của nam giới và sau đó là dương vật đột ngột bắt đầu xuất hiện mà không có lý do rõ ràng do một số đột biến gen khó hiểu.
Một người Guevedoces tên là Johnny từng chia sẻ với BBC News về sự biến đổi giới tính của anh ta: “Tự nhiên tôi không thích ăn mặc như một cô gái và khi thấy một nhóm các chàng trai, tôi sẽ dừng lại để chơi bóng với họ”.
Đây hoàn toàn không phải là một trường hợp cá biệt trong làng, cứ 90 trẻ em thì có 1 người bí ẩn biến từ gái sang trai vào lúc khoảng 12 tuổi. Sự bí ẩn từ lâu chỉ là tin đồn trong khu vực, cho đến những năm 1970, Tiến sĩ Julianne Imperato-McGinley – một nhà nghiên cứu từ Đại học Y Cornell ở New York đã tò mò và đến làng để tìm hiểu. Hóa ra nó thực sự có thật, khiến cô bắt đầu một loạt nghiên cứu về trẻ em ở đây để tìm ra nguyên nhân.
Imperato-McGinley phát hiện nguyên nhân gây ra đột biến kỳ lạ này nằm ở một loại enzyme có tên là 5-alpha-reductase. Khi đến tuổi dậy thì, enzyme cuối cùng kích hoạt, cơ thể mới trải qua một sự đột biến đột ngột biến cơ thể dường như phụ nữ thành nam giới, tạo ra sự phát triển nhanh chóng của các đặc điểm tính dục thứ cấp như cơ bắp, cũng như biến âm đạo thành dương vật. Điều thú vị là tình trạng này rất hiếm, và các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao điều này lại xảy ra thường xuyên ở ngôi làng nhỏ này.
13. Làng sinh đôi
Làng Kodinhi mang sự khác biệt là có tỷ lệ sinh đôi cao nhất thế giới.
Bên cạnh những ngôi làng của những người lùn còn có hiện tượng kỳ lạ của một ngôi làng sinh đôi. Kodinhi là một ngôi làng nhỏ, hẻo lánh nằm ở quận Malappuram ở Kerala, Ấn Độ với chỉ khoảng hơn 2000 cư dân. Đây là một ngôi làng rất yên tĩnh và không có nước, không giống như vô số những ngôi làng khác nằm rải rác ở vùng nông thôn Ấn Độ. Tuy nhiên, khi đi bộ trên con đường nhỏ của làng, bạn có thể thấy điều kỳ lạ là các cặp song sinh có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, ở mọi lứa tuổi và giống hệt nhau. Trên thực tế, gần như trong mỗi gia đình đều có một cặp sinh đôi.
Kodinhi mang sự khác biệt là có tỷ lệ sinh đôi cao nhất thế giới. Trong số 2.000 cư dân của làng thì có tới hơn 220 cặp sinh đôi. Được biết, chỉ riêng trong năm 2008, 15 cặp sinh đôi đã được sinh ra trong làng. Bác sĩ địa phương, ông Krishnan Sribiju đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về các cặp song sinh của Kodinhi và ông tin rằng tỷ lệ sinh đôi thậm chí còn cao hơn so với hồ sơ chính thức. Ông cũng đã phát hiện ra rằng tỷ lệ sinh đôi trong làng đang tăng lên hàng năm và số lượng sinh đôi ở Kodinhi đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Người ta nói rằng hiện tượng này xảy ra bắt đầu từ khoảng 60 đến 70 năm trước, và nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết.
Theo Khoa học