mercredi 10 mars 2021

Tả quân Lê Văn Duyệt

Tả quân Lê Văn Duyệt


Khuôn mặt tượng đồng Lê Văn Duyệt trong Thượng Công miếu (tức Lăng Ông)

Vì sao Tả Quân Lê Văn Duyệt xuất thân thái giám nhưng khi mất lại nằm cùng bà Phu Nhân?

Từ lâu người Sài Gòn, Gia Định,Chợ Lớn xem Tả Quân Lê Văn Duyệt là một vị thần có hơi hám tâm linh dân gian...Đây là một hiện tượng độc nhứt vô nhị.

Các dịp Lễ Tết số lượng người đi Lăng Ông đông gấp nhiều lần đình chùa, ngày thường khách vẫn nườm nượp nhang khói không lúc nào nguội lạnh.

Ngày Tết Nguyên Đán đầu năm trong tiết tháng Giêng se lạnh, khi mà Trời Đất giao hòa cùng lòng người thì bá tánh thích ghé Lăng Tả Quân đặng cầu nguyện cho một năm an bình, tài lộc...

Sài Gòn còn có mộ và đền thờ của Võ Tánh,Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy nhưng đông nhứt vẫn là Lăng Ông Bà Chiểu. Gần đó có đền thờ Trần Hưng Đạo nhưng dân Nam Kỳ ít khi lui tới .

Dân gian coi ông như thần và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần. Nghi lễ cúng kiếng tại lăng pha trộn giữa nghi lễ thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Nam Kỳ với nghi lễ cúng thần.

Người Việt cúng trái cây,bánh và nhang đèn. Người Hoa cúng heo quay theo tục của họ.

Vì ngày xưa Tổng Trấn làm cho Sài Gòn ,Nam Kỳ giàu mạnh nên nhiều người Việt lẫn Hoa coi ông là Phúc Thần, thành ra cúng tế ông là cầu xin, đó là lẽ thường xuất phát từ tâm tưởng của người dân.

Xin bắt đầu vài dòng về những ngày xưa.

Năm 1760 ông Lê Văn Hiếu cùng vợ chồng con trai ông bà là ông bà Lê Văn Toại rời Quảng Ngãi theo ghe bầu vô Nam Kỳ và tới vùng Mỹ Tho,sau định cư tại Vàm Trà Lọt.

Ông Lê Văn Toại và bà Nguyễn Thị Lập sanh ra con trai Lê Văn Duyệt ở đây.

Ông Lê Văn Toại sanh được 4 con trai, ông Duyệt là con thứ hai,con trưởng.

Tương truyền, từ năm 14, 15 tuổi ông Lê Văn Duyệt thường tự than: “Sanh ra ở đời loạn mà không dựng cờ nổi trống làm đại tướng, để công danh trên thẻ bạc, thì chẳng đáng làm mặt trai!”.

Năm 1765 gia đình này dời nhà qua bên Long Hưng sanh sống

Năm 1780 trong đêm mưa gió,Tây Sơn truy sát chúa Nguyễn Phước Ánh đã chạy từ Gia Định về Mỹ Tho tới vàm Ông Hổ và ghe chèo bị mắc cạn .Ông Lê Văn Toại chèo ghe ra cứu chúa Nguyễn và tùy tùng đem về nhà mình trú tạm

Sau thấy ông Duyệt lanh lẹ,cũng khỏe mạnh,chúa trả ơn gia đình họ Lê bằng cách nhận con trai họ là Lê Văn Duyệt cho đi theo cùng đặng làm thái giám nội cung.

Sử Nguyễn chép Lê Văn Duyệt tuổi thơ không chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, đánh cá, đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe chơi trò tập trận.

Đại Nam liệt truyện cho biết “ông mình thể ngắn nhỏ, tinh hãn, có tài lực”, và mắc bệnh “ẩn cung hình” từ lúc mới sanh.

Ẩn cung hình tức bộ phận sanh dục quá nhỏ và hình như con tằm không thể sanh con được.

Nhiều nhà sử học nói ông không có bộ phận sanh dục nam ,có người nói đó là tật "ẩn tinh hoàn".

Chữ " ái nam ái nữ" là chữ không chính xác với một nhân vật lịch sử

Trích "Nhật ký hành trình" của John White , London 1824, tr. 236:

"Tổng Trấn Sài Gòn nghe lời người ta nói là một hoạn quan. Trông hình dáng của ông đã chứng minh khá rõ tiếng đồn này. Ông ấy khoảng 50 tuổi , có cái nhìn thông minh. Ông có vẻ hoạt động mạnh về thể chất & tinh thần.

Gương mặt tròn , nhẳn , không râu. Riêng giọng nói rất chát tai , giống tiếng đàn bà. Còn y phục của ông ta giản dị giống như y phục của người nghèo .."

Theo mô tả thì ông không có râu,giọng hơi chát,tức là âm hơi bổng, nội tiết tố nam testosterone hơi bị ít.

Từ thái giám ,ông được làm cai đội nội cung,rồi tham gia đánh trận.

Dũng cảm và quyết đoán,ông đánh trăm trận trăm thắng .Nổi danh trận Thị Nại Quy Nhơn.

Tả Quân Tổng Trấn Lê Văn Duyệt gan dạ, lập nhiều chiến công vào bậc nhứt khai quốc công thần thời Gia Long

Ông từng giữ chức Tổng Trấn Gia Định Thành 2 lần: từ 1812 đến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng)

Tả Quân lúc uy quyền, tuy chữ ít nhưng lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là Ông Lớn Thượng, là Lê Thượng Công

Ông là người giỏi quân sự lẫn chánh trị, ngoại giao,là một vị quan nghiêm khắc, thanh liêm.

Dù quyền hành lớn, ông không hề hiếp đáp kẻ dưới, hoặc tìm mọi cách để tư túi riêng.lính của ông có kỷ luật, không hề phá phách, cướp bóc dân gian.

Vì bất đồng cách trị quốc với vua Minh Mạng nên ông vua này để bụng với ông Duyệt nhưng do Lê Văn Duyệt có quyền uy lớn trong triều đình nên vua Minh Mạng không làm gì được.

Nên hiểu ông Duyệt là thủ lãnh thế lực Nam Kỳ thời đó, phe Nam Kỳ góp phần cho nhà Nguyễn trung hưng,Nam Kỳ giàu có, nạp thuế, góp lúa gạo nhiều nhứt cho Huế.

Tả quân Lê Văn Duyệt được vua Gia Long tin tưởng giao như như phó vương Nam Kỳ tự trị, vua Gia Long nhờ dân Nam Kỳ mà trung hưng nhà Nguyễn,sống mấy chục năm ở Nam Kỳ nên vua hiểu bụng dạ người Nam Kỳ, cái tánh hào sảng nhưng cũng rất tự do, Nam Kỳ tuy nhìn là dễ tánh nhưng thực sự rất khó, nguyên tắc rất chặt.

Thời của ông Tả Quân cai quản thì đất Gia Định-Nam Kỳ tự do kinh tế thị trường,doanh nhân ngoại quốc Tây -Tàu bán buôn, truyền giáo tự do.

Thời Minh Mạng cương vực lãnh thổ Đại Nam bao trùm Lào và Cam Bốt, công của phe Nam Kỳ rất lớn vì góp của cải, lương thực vào chuyện đó.

Sanh thời vua Minh Mạng không sợ ai ,ông nắm quyền tột đỉnh ở Huế,nhưng lại cảm thấy phe Nam Kỳ có thể uy hiếp triều đình.

Lịch sử tréo ngoe ở chổ khi thạnh quá thì sẽ suy. Chánh trị mà, đó là quyền lợi của Nam Kỳ và Huế đã có sự mâu thuẩn nhau.

Vua Gia Long vì được người Tàu Minh Hương giúp trung hưng nhà Nguyễn nên ông có chánh sách “nhẹ tay” , Minh Hương được miễn lao dịch và miễn thuế thân.

Năm 1824, Minh Mạng buộc tất cả người Tàu di cư phải đóng thuế thân kể cả người Minh Hương ,Lê Văn Duyệt phản đối.

Lê Văn Duyệt cũng chống lịnh cấm đạo Thiên Chúa, chống chủ trương trọng nông ức thương của Minh Mạng.Minh Mạng chủ trương triệt luôn quyền tự trị của người Chàm ở trấn Thuận Thành , ông Duyệt cũng chống.

Khi ông Duyệt còn sống, biết lão thần có uy tín lớn nên vua làm ngơ, khi ông Duyệt vừa qua đời thì vua Minh Mạng ra tay.

Chờ sau khi Tả Quân Lê Văn Duyệt mất vào năm 1832 việc đầu tiên của vua Minh Mạng là phá hết thế lực, phe cánh của Tả Quân ở Gia Định và đặt quan cai trị trực tiếp.

Vua Minh Mạng triệt phiên bớt thế lực của Tả Quân, bỏ quy chế tự trị của Gia Định trấn, lập tỉnh trực thuộc Huế, áp dụng chánh sách thắt chặt kinh tế ở Nam Kỳ nên đã bị Nam Kỳ phản ứng chống đối.

Những cái này ông Duyệt còn sống lại cho tự do Quan từ Huế vô, việc đầu tiên là khám tư dinh và truy xét tài sản của Lê Văn Duyệt, sau đó có những cử chỉ bất kính với người vừa mất.
Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, bố chánh Bạch Xuân Nguyên và án sát Nguyễn Chương Đạt sai dựng lên một vụ án xử Lê Văn Duyệt.

Người Minh Hương, người Công giáo, điền chủ, quan lại Nam Kỳ bất bình.

Đêm 18 tháng 5 năm Quý Tỵ (1833), con nuôi Tả Quân là Lê Văn Khôi cùng 27 lính hồi lương đột nhập dinh Bố Chánh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên.

Quan Tổng đốc Nguyễn Văn Quế cũng bị giết.

Tới ngày 7 tháng 6 năm 1833, quân binh biến chiếm cả Nam Kỳ lục tỉnh một cách dễ dàng, Huế rúng động

Dân Nam Kỳ ủng hộ vang trời.

Phe Lê Văn Khôi bao gồm: Dân điền chủ Nam Kỳ, Cố đạo, giáo dân Công giáo , người Tàu bốn bang –kể cả con cháu Mạc Cửu ở Hà Tiên, con cháu Thoại Ngọc Hầu, người Miên (Con trai ông Nguyễn Văn Tồn ở Trà Ôn) ,Tiểu vương Chàm ở trấn Thuận Thành (Bình Thuận) một số người dân tộc ở Tây Nguyên cũng có dính líu.

Chúng ta nên nhìn kỹ, cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi bắt nguồn từ chính sách triệt phiên ,cấm đạo và bế quan tỏa cảng của vua Minh Mạng. Ở Nam Kỳ, nó là mâu thuẩn chánh trị giữa Nam Kỳ mà Tả Quân là thủ lãnh và triều đình Huế mà vua Minh Mạng là đại diện

Cuộc binh biến thách thức vua Minh Mạng trong hơn 2 năm từ 1833 tới 1835.

Và trong thế bị ép, Lê Văn Khôi làm binh biến,vua Minh Mạng sau đó dẹp được nhưng Huế cũng một phen xấc bấc xang bang và người ta đồn trong thời gian đó vua Minh Mạng sợ Lê Văn Khôi hành quân thốc ra đánh úp Huế nên đem vàng bạc chôn rất nhiều nơi ở Huế

Lê Văn Khôi không đánh rốc ra Huế là một sai lầm, để triều đình có thì giờ đem quân vào Nam, trước tiên là khủng bố giới điền chủ nuôi Lê Văn Khôi.

Vụ binh biến thành Phiên An của Lê Văn Khôi rốt cuộc bị triều đình dẹp yên.

Cả thảy 1.831 người trong thành đều bị chém đầu và vùi xác chung trong một hố ở Đồng Tập Trận mà vua Minh Mạng gọi là Mả Ngụy-Mả Biền Tru.

"Chiều giông Mả ngụy cũng giông.

Hồn lên lớp lớp bềnh bồng như mây.

Sống thời gươm bén cầm tay.

Chết thời một sợi lông mày cũng buông.

Thương thay Mả ngụy mưa tuôn..."

Trong đó có 800 người Tàu Nam Kỳ.Sử chép có một người tên “Bốn Bang” trước khi chết để lại bài thơ lục bát dài 308 câu kể lại sự kiện gọi là “Bốn Bang thư”, bài thơ này là của ông Lưu Hằng Tín

Xin nhớ, Bốn Bang không phải tên người nào riêng lẻ, là bốn bang hội của người Tàu gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam.Tức là hiểu rằng có 4 bang hội Tàu hổ trợ tài chánh và nhơn lực cho Lê Văn Khôi

Triều đình áp giải về Huế xét xử và tử hình lăng trì,bêu đầu 8 người,cầm đầu -trong đó có Lê Văn Cù -con trai 7 tuổi của Lê Văn Khôi (Khôi đã chết trước đó), một giáo sĩ Pháp tên Marchand (Cố Du), hai người Tàu tên Mạch Tấn Giai (người Tiều) và con trai nhỏ của ông này , Lưu Hằng Tín (người Quảng).Sau khi bêu đầu thì xác được đưa trả về Nam chôn.

Sai lầm của Lê Văn Khôi khi đi cầu viện quân Xiêm vì thế tính chánh danh đã không còn được sự ủng hộ của bá tánh Nam Kỳ.

Sau khi chiếm thành Phiên An, chém 1.831 người chôn ở mả ngụy –mả biền tru.Vua Minh Mạng cho phá thành xây lại thành nhỏ.

Vua Minh Mạng đã san bằng mả của ông Duyệt và lôi nguồn gốc thái giám của ông Duyệt ra miệt thị.Ngay tại mả Tả Quân vua Minh Mạng cho đóng tấm bia đề chữ "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ“ (Đây chỗ tên hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”.

Đến lúc Tả quân Lê Văn Duyệt mất đi, vua Minh Mạng mới tuyên án tội của Lê Văn Duyệt trên ngôi mộ của ông.

Vì bị oan khuất, hạ nhục mà dân lại còn thương nhiều hơn, từ tình cảm tới tâm linh, thành linh thần Gia Định

Lăng Ông linh thiêng trong lòng dân Nam Kỳ, người Tàu Chợ Lớn kêu là Lăng của phò mã gia gia, nghĩa là lăng cha ông phò mã (Cha thừa kế của phò mã Lê Văn Yên-ông này là cháu ông Duyệt, con ông em Lê Văn Phong ).

Tương truyền tướng tinh của Tả Quân là con cọp ,khi còn sống lúc ngủ thì ban đêm có người thấy có bóng dáng con cọp hiện ra chợp chờn ở bên cạnh.

Vì Tả Quân có danh vọng với Nam Kỳ, cho tự do thông thương, kinh tế thị trường, tự do truyền đạo,có tầm nhìn của một người Nam Kỳ mở lòng dạ thoáng,
tầm nhìn rộng đã bị hạ nhục ngay cái mả-chổ chôn nấm xương tàn của mình.

Suốt mấy chục năm khu mả của ông hoang vắng không ai dám đi qua, truyền rằng đêm xuống nghe quân reo ngựa hí, có ma khóc lóc ở đó.

Dân Gia Định cả Việt lẫn Tàu đều đau thương.

Tả Quân Lê Văn Duyệt càng bị hạ nhục, bị xử khi đã chết thì cái tiếng linh của ông càng lan rộng trong dân gian.

Dân kể giai thoại rằng những năm 1950 vua Thành Thái dịp Tết nọ lơn tơn đi chơi Lăng Ông, có ai đưa cho cựu hoàng cây nhang ,ông nói rằng: ”Nó (Ông Duyệt) phải lạy tao chứ tao không lạy nó”.

Có chuyện truyền rằng vua Thành Thái vào Nam Kỳ đi ngang Lăng Ông thì xe hơi bị chết máy, Thành Thái phải sai bỏ cái xiềng trên mộ ông mới nổ máy được (Nhưng thực tế cái xiềng ấy đã được bỏ đi từ đầu đời Thiệu Trị ).

Lăng Ông linh thiêng trong lòng dân Nam Kỳ, người Tàu Chợ Lớn kêu là Lăng của phò mã gia gia, nghĩa là lăng cha ông phò mã.

Kế bên mả vợ chồng Tả Quân người dân xưa dựng lên 上公廟 “Thượng Công miếu” từ 1841 , không ngày nào là không có người đến cúng kiếng bánh trái,nhang đèn.

Đó là lòng dân, dân thương nên dân cúng.

Còn vì sao xuất thân là hoạn quan mà Tả Quân lại có Phu Nhân và lăng ngày nay có hai ngôi mộ song táng kế bên?

Tả Quân phu nhân tên là Đỗ Thị Phận

Đọc "Sài Gòn năm xưa" ông Vương Hồng Sển chép rằng :

"Nghe nói lại, lối năm 1885, thì chợ cũ ở vào xóm nhà dưỡng đường Chợ Rẫy, nay chỉ còn trơ lại một danh trơn và đây có lẽ là một chợ hồi đời trước, đến trào Pháp lại dẹp đi. Trước dưỡng đường Chợ Rẫy, xưa kia có một ngôi mộ cổ bằng vôi, kiểu chạm trổ rất khéo, tương truyền là của một ông hầu tước họ Đỗ (Tombeau du marquis de Đỗ)

Trường Viễn Đông Bác cổ đã xin liệt kê làm cổ tích, nhưng chủ đất là người có thế lực, một hai xin phá để cất phố xá và viên Toàn quyền Decoux ưng lời, thiệt là rất tiếc cho một cổ tích không có người ủng hộ.

Mộ phần họ Đỗ này có dính líu với Tả quân phu nhơn, tên tộc là Đỗ Thị Phẫn. Tương truyền khi Lê Tả quân bị tội, phu nhơn về ngụ nơi xóm Chợ Rẫy, trong một ngôi chùa Phật, do bà mẹ năm xưa đứng tạo lập tục danh là Chùa Bà Dội." (Hết trích)

Tức là khúc Chợ Rẫy là đất của bên ngoại nhà bà Đỗ Thị Phẫn, chùa Bà Đội là chùa của má bà lập ra.

Chúng ta chỉ có một chi tiết mơ hồ về Tả Quân phu nhân Đỗ Thị Phận

Vào năm 1900, bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng và lúc đó còn mả họ Đỗ, còn chùa Bà Dội là chùa nào tới nay chưa xác định được.

Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt vốn là thái giám, sanh ra có tật "ẩn cung" nhưng trưởng thành trong chiến trận.

Sử thần triều Nguyễn viết “Chư tướng thời trung hưng chỉ có Duyệt cùng Nguyễn Văn Trương đánh giặc không thua trận nào”.

Ông Tả Quân tánh rất nóng và có học vấn hạn chế.

Sau 1802 ông Lê Văn Duyệt là Đệ Nhứt Khai Quốc Công Thần của nhà Nguyễn, vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, tước Quận Công.

Sau đó vua Gia Long ban vợ cho Tả Quân Lê Văn Duyệt.

Sử không ghi dòng nào về bà vợ họ Đỗ này.

Trong truyện ngắn "Đức Tả Quân" của Phạm Hữu Hoàng có ghi là " Bấy giờ trong triều có nàng Đỗ Thị Phận, là ái nữ quan Thượng bảo khanh Đỗ Phiên. Đỗ Thị Phận dung nhan xinh đẹp, giỏi về y thuật, tính tình nghiêm nghị"

Thượng bảo khanh thời Gia Long là quan trật Tòng tam phẩm.Tuy nhiên chưa tra ra ông Thượng bảo khanh Đỗ Phiên là ai.

Nhưng bà Đỗ Thị Phận này có lẽ cũng là con quan và vào cung làm cung nữ .Thời xưa bà Từ Cung Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc mới vô cung cũng làm cung nữ hầu hạ đó thôi.

Nhà vua ban hôn cho Tả Quân với bà Đỗ Thị Phận ,tức bà Đỗ này làm phu nhân Tả Quân ,cả hai người phải chấp nhận.

Vua Gia Long đổi tên bà Đỗ từ Phận ra Phẫn

Chữ 墳 phẫn có nghĩa cao lớn,đất nhô lên. Đỗ Thị Phận thành Đỗ Thị Phẫn, tên được vua ban cho luôn ,quá vinh dự.

Trong "Đức Tả Quân"Phạm Hữu Hoàn tả tâm trạng đêm hợp cẩn vợ chồng nghe rất có lý, chồng là thái giám,vợ cung nữ và họ rất tôn trọng nhau về lý trí

(Trích)

"Đỗ Thị Phẫn mặc áo tân nương, khăn đỏ rũ che mặt ngồi trên ghế đợi. Tả quân bước vào, tới ngồi ghế đối diện.

Tả quân lên tiếng, rành rọt:

– Nàng là nương tử vua ban. Nhưng ta không thể cùng nàng chăn gối. Mong nàng hiểu cho. Đây là phòng riêng của nàng, cần gì cứ nói với ta.

Lời vừa rồi của Tả quân làm Đỗ Thị Phẫn giảm bớt căng thẳng. Không ngờ Tả quân thẳng thắn, dứt khoát như vậy. Mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng hơn. Nàng bớt lo âu như lúc bước vào dinh thự của Tả quân trong tiếng pháo nổ đón dâu. Lê Văn Duyệt gọi hai tỳ nữ vào căn dặn chăm lo cho nàng, rồi đi ra ngoài.

.........

Trong cuộc sống hằng ngày, Lê Văn Duyệt không để Đỗ Thị Phẫn thiếu thốn điều gì. Những lễ hội cung đình, Tả quân đều đưa phu nhân đi dự. Việc hiếu nghĩa cả hai phía, Tả quân đều lo chu toàn. Mỗi khi có việc quân phải đi xa lâu ngày, Tả quân tin cậy căn dặn vợ quán xuyến việc nhà.

Đỗ Thị Phẫn quen dần với cuộc sống mới.

Càng gần gũi, nàng thấy Tả quân không như những gì mường tượng ban đầu.

Người chồng chưa bao giờ đồng tịch đồng sàng luôn cảm thông và hết sức tôn trọng nàng. Qua nhiều lần hàn huyên tâm sự, ít nhiều đã có sự gắn bó."(Hết trích)

Thuyền theo lái, gái theo chồng,

Tả Quân phu nhân gắn bó với chồng mấy chục năm, bà là người hiền thục đoan chánh, lo từng chút cho chồng từ miếng ăn tới giấc ngủ, ông là người liêm khiết và sĩ diện.

Năm 1832 Cọp Gấm Đồng Nai Lê Văn Duyệt lìa đời khi đương chức Tổng Trấn Gia Định Thành tại tư dinh của ông ở khu dinh Độc Lập ngày nay.

Trần Bảo Định trong "Kệ kinh trong lòng người" viết lại giây phút vợ lìa chồng như sau:

" Ánh bạch lạp không đủ sáng để soi thủng bóng tối đêm cuối, phu nhân Đỗ Thị Phẫn quỳ bên giường bịnh lắng nghe lời trăn trối của chồng:

- Nếu, một mai ta đi về cõi khác, phu nhân quay lại xóm Rẫy xưa, nơi mẹ trước kia đã tạo lập ngôi chùa Phật, tục danh chùa Bà Dội mà nương náu...

Gió rít tường thành dữ dội, tiếng mưa át cả lời người sắp ra đi và những hạt mưa đêm không thấm thấu nổi những giọt nước mắt của phu nhân Tổng trấn Gia Định thành.

- Nàng đừng tiếc thương ta, bởi ta chỉ là kẻ yêm hoạn tầm thường... ta không thể... thiệt là, vô cùng có lỗi với phu nhân.

Minh Mạng đầu nuôi chí cả, óc thông minh, trái tim còn nóng hổi, chưa lạnh lùng...tuy bụng dạ có hẹp hòi đố kỵ...

Ta tin rằng, Minh Mạng sẽ trả thù ta, nhưng với phu nhân chắc là không. Bởi, Minh Mạng thừa biết ta với nàng chỉ là phu thê trên danh nghĩa... "

Tả Quân mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi.

Tả quân còn có hai cô hầu rất thương ,bằng chứng ngày nay mé ngoài vòng thành Lăng Ông còn có mả hai cô hầu rất lớn.

Đêm 8/5/1833 Lê Văn Khôi làm binh biến chiếm thành Gia Định ly khai triều đình Huế trong 2 năm trời làm Huế một phen thất kinh.

Đại Nam Thực lục chép trước khi phát động binh biến, Lê Văn Khôi có tới bẩm với bà Đỗ Thị bà đã khóc ròng nói: “Các ngươi làm thế thì chắc chắn Thượng công sẽ bị đào mả thôi".

Ngày 16 tháng 7 năm 1835, quân triều đình Huế chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành Gia Định,vụ binh biến bị dẹp.

Vua Minh Mạng làm án xử Lê Văn Duyệt nhưng chừa Đỗ phu nhân ra vì biết bà là vợ danh phận và không có con nối dõi.

Đỗ phu nhân về Chợ Rẫy sống ẩn dật, nhịn nhục ở chùa Bà Dội tới chết.

Khi bà mất người nhà vạch rào ban đêm đem quan tài bà chôn kế bên Tả Quân ở trong Lăng Ông Bà Chiểu. Lúc này mả bị đục bia, san núm, xiềng xích và nhiều lời đồn về ban đêm ma quỷ gào thét vang trời .Người vợ đồng cam cùng chịu hình phạt với chồng.

Ngày nay đi lăng Ông thấy mả Tả Quân và Phu Nhân họ Đỗ nằm song song nhau ,ta biết hai ông bà chung thủy và sắt son với nhau.

"Đạo nào bằng đạo phu thê

Tay ấp, má kề, sanh tử có nhau"

Tình nghĩa vợ chồng từ trong cách sống và sự tôn trọng nhau.

Người xưa có lòng sáng tợ mặt trời

Kết luận:

Chưa có ông tướng nào có được vị trí tâm linh như Tả Quân Lê Văn Duyệt .

Chưa vua nào phong Thần cho ông, nhưng dân coi ông là Thần , coi ông như Phước Thần của Sài Gòn, kêu nơi gửi nắm xương tàn của ông là “Lăng Ông” ( Đức Tả Quân là người duy nhứt mà nơi yên nghỉ được dân thành kính tôn xưng là “Lăng” ngang hàng với các Vua nhà Nguyễn ).

Sống làm tướng bách chiến bách thắng, sống làm quan thanh liêm lo cho dân, chết làm Thần của dân

Có gì hạnh phúc hơn !?

Mang lễ vật cúng không phải là mê tín dị đoan, tục này có từ đời xưa với lòng tin "có kiêng có lành". Người Việt thờ tổ tiên, thường vẫn làm mâm cơm cúng giỗ ông bà, thì mang lễ vật cúng Tả Quân cũng như cúng ông bà vậy thôi .

Cúng Lăng Ông hay có xây chầu hát bộ. Đó là nét văn hóa đặc trưng Nam Kỳ xưa cần giữ gìn .

Cầu khấn Tả Quân cũng không phải mê tín dị đoan, cũng chẳng phải trả giá, trả treo gì với tiền nhân ,thực chất nó là niềm tin, là tình thương, là sự gửi gắm lòng thành, niềm tin của dân Nam Kỳ vào Tả Quân .Cái sự "linh thiêng" và "linh ứng" là một đặc trưng ở đây mà các nơi khác không có được.

Đốt giấy tiền vàng bạc ở Lăng Tả Quân thường là người Tàu, đó là tục của họ, họ cúng chùa Tàu cũng vậy mà thôi.

Lăng Ông Bà Chiểu đã trở thành trung tâm tín ngưỡng thờ Thần điển hình của người Nam Kỳ vùng Sài Gòn Gia Định, đồng thời cũng là biểu tượng giáo dục tinh thần chánh trị cho thế hệ trẻ Nam Kỳ.

Thông điệp là: Sống có chánh kiến, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tay gươm tay viết, biết ý thức đem lợi ích về cho Nam Kỳ, biết phản kháng và chết vẫn hiển linh bảo vệ xứ sở mình.

-
Nguyễn Gia Việt-
N.Quách chuyển

KHÁM TỔNG QUÁT

 KHÁM TỔNG QUÁT

 


Sách Lê-vi, chương 13, đề cập 22 lần động từ “khám” – trong đó có 1 lần “tái khám.”  Đó là nói tới bệnh phong hủi ở con người.

 

Sinh, Lão, Bệnh, Tử là “chuỗi khổ” của kiếp người.  Trong đó, Bệnh là thứ cần được chữa lành.  Điều đó cũng ngầm hiểu rằng sự sống vô cùng quan trọng.  Và dù cho có chữa khỏi bệnh nào đó thì rồi cũng chẳng ai thoát khỏi “cửa tử”, y học có tiến bộ tới đâu thì cũng phải “bó tay”, chịu thua vô điều kiện.

 

Mùa Chay không chỉ là lúc thuận tiện để kiểm tra tổng quát về sức khỏe tâm linh, mà còn là Mùa Cứu Thương.  Mùa này không phải cố giành sự sống của thân xác – phần thể lý, mà cố giành sự sống linh hồn – phần tâm linh.  Trước tiên, có lẽ chúng ta cần đến Khoa Tai-Mũi-Họng để kiểm tra.  Trong sách Châm Ngôn 6:12-19, Thiên Chúa cảnh báo về Miệng, Lưỡi, Mắt, Tay, Chân, Tim và Óc (mưu tính).  Các cơ phận đó có vẻ đơn giản mà lại rất phức tạp!

 

Khám tổng quát để biết chi tiết.  Biết chi tiết nào trục trặc thì chữa trị ngay bằng biệt dược cầu nguyện, sám hối và đền tội.  Tất nhiên cũng phải “ăn kiêng” để việc điều trị thêm hiệu quả.  Về thể lý, đó là kiêng cữ một số thực phẩm nào đó; về tâm linh, đó là việc ăn chay và hãm mình.  Bỏ cái nhỏ để được cái to, bỏ cái đời thường (hạ cấp) để được cái diễm phúc (cao cấp).

 

Bệnh thể lý có thể chữa khỏi hoặc không thể khỏi, nhưng bệnh tâm linh chắc chắn được chữa lành nhờ Thần Y Giêsu.  Đây là một số câu Kinh Thánh cho chúng ta biết về hiệu quả của việc điều trị tại Nhà Thương Thiên Chúa:

 

1. Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi.  Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà, ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc, khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng (Tv 103:3-5).

 

2. Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng bó cho lành (Tv 147:3).

 

3. Ta sẽ mang lại cho nó một phương thuốc điều trị, sẽ chữa lành, sẽ tỏ cho chúng thấy một cảnh thái bình và một nền an ninh lâu dài (Gr 33:6).

 

4. Người gây thương tích, cũng chính Người băng bó, đánh bầm dập xong, lại ra tay chữa lành (G 5:18).

 

5. Tất cả những kẻ tiêu diệt ngươi sẽ bị tiêu diệt, mọi kẻ thù ngươi sẽ phải đi đày.  Mọi kẻ bóc lột ngươi sẽ bị bóc lột, và mọi kẻ cướp phá ngươi, Ta sẽ để cho bị cướp phá.  Phải, Ta sẽ phục thuốc cho ngươi, các thương tích của ngươi, Ta sẽ chữa lành vì người ta gọi ngươi là “Thành bị ruồng rẫy”, “Sion đó, kẻ chẳng được ai lo” (Gr 30:16-17).

 

6. Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân (Mt 4:23).

 

7. Đức Giêsu ngó quanh để nhìn người phụ nữ (bị băng huyết mười hai năm) đã làm điều đó (sờ vào áo Ngài).  Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình.  Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người.  Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con.  Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Mc 5:32-34).

 

8. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính.  Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành (1 Pr 2:24).

 

9. Ai trong anh em đau yếu ư?  Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa.  Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha.  Anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát.  Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực (Gc 5:14-16).

 

10. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.  Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất (Kh 21:4).

 

Khám tổng quát và biết bệnh rồi thì phải điều trị ngay, càng sớm càng tốt.  Kinh Thánh xác định: “Người công chính phải có lòng nhân ái” (Kn 12:19).  Chính Thiên Chúa kê toa cho mỗi chúng ta: “Hãy trở về với Đức Chúa và từ bỏ tội lỗi, hãy cầu khẩn trước nhan Người và giảm bớt dịp tội.  Hãy đoạn tuyệt với gian ác, trở về cùng Đấng Tối Cao, và cực lực gớm ghét mọi điều ghê tởm” (Hc 17:25-26).

 

Với người phụ nữ ngoại tình (Ga 8:2-11), loại “bệnh” mà chúng ta thường coi như chứng nan y, dạng ung thư bất trị, thế mà Thần Y Giêsu chữa khỏi ngay chỉ bằng một liều thuốc đơn giản: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!” (Ga 8:11).

 

Thần Dược thật tuyệt vời biết bao!  Thần Dược đó là “thương tình tha thứ.”  Loại biệt dược này vừa rẻ vừa hay.  Rẻ vì không tốn phí tức giận, ghen ghét, thù hận.  Hay là có hiệu quả mau chóng.

 

Nhà Thương Thiên Chúa là bệnh viện đa khoa, nhưng vẫn chuyên trị bất cứ chứng bệnh nào – kể cả các chứng nan y.  Hãy an tâm đến khám, hoàn toàn miễn phí cho mọi người – dù nghèo hay giàu.  Chỉ cần một chút “chi phí tùy tâm” là lòng thành tín (chân thành và tin tưởng).  Thế thôi!  Bệnh viện đa khoa nhưng có vô số “phòng khám tư” là Bí tích Hòa Giải, sau đó sẽ được bồi bổ bằng Bí tích Thánh Thể.

 

Nhà Thương Thiên Chúa tiếp nhận mọi bệnh nhân, dù nặng hay nhẹ.  Thời gian làm việc suốt ngày suốt đêm (24/7).  Hãy đến mau, đặc biệt trong Mùa Cứu Thương này: Mùa Chay.

 

Trầm Thiên Thu

Đêm Mùa Chay, 10-3-2019

Ngọc Nga sưu tầm 

 

NHỮNG MẪU CHUYỆN HAY RẤT NGẮN

 NHỮNG MẨU CHUYỆN RẤT NGẮN


 Quà sinh nhật

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người.
Chị lặng lẽ đến bên má : "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má về sớm, nói vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi : "Sao má chẳng ăn gì?"
Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và đĩa cá bống kho tiêu chị mang đến...

 Con Nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi.
Một cô bé nói :
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi :
- Thế con nuôi là gì ?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.

 Khóc

Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con.
Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ. Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc.
Hỏi tại sao khóc, anh nói :
- "Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh"

 Sầu Riêng

- Mẹ, sầu riêng rộ. Mẹ mua cho Nội một trái đi Mẹ. Nội nói cả chục năm rồi Nội chưa ăn múi nào hết.
- Bên đây sầu riêng mắc như vàng, của đâu mà cho Nội mày ăn cho đủ. Tao hầu Ba mày mệt rồi, thêm Nội mày nữa có nước đem chôn tao sớm.
Thằng Tí như bị hụt hẫng trước câu trả lời của Mẹ nó... Mùa sầu riêng năm sau, Nội nó mất. Hôm giỗ đầu, Mẹ nó mua một trái sầu riêng thật to để trên bàn thờ.
Mẹ nó nói với mọi người :
- Má chồng tôi hảo sầu riêng lắm. Mắc cách mấy tôi cũng ráng mua để cúng Má tôi.
Mọi người khen Mẹ nó là dâu thảo. Chỉ có thằng Tí biết. Nó lặng lẽ đến cạnh bàn thờ thì thầm :
- Xin Nội tha lỗi cho Mẹ con

 Mùa Đá Bóng

Mùa bóng đá lần trước nhằm lúc má đang bịnh...
Nhà chỉ có cái tivi là vật đáng giá, ba đem cầm để thuốc thang cho má. Hễ tới giờ trực tiếp đá banh, ba lại vừa lo canh thuốc cho má, vừa lắng nghe tiếng bình luận câu được câu mất ở tivi hàng xóm !
Một năm sau, ba lại ra đi trước má !
Đến kỳ bóng đá lần này, tuy không hiểu thế nào là đá banh nhưng đêm nào cũng vậy, đến giờ má lại thức mở tivi và ngồi khóc một mình

 Lời Con Trẻ

Sau khi ly hôn, người chồng dọn đồ đạc ra khỏi nhà. Đứa con gái nhỏ hỏi mẹ :
- Sao mẹ đuổi bố ?
- Tại bố hư !
Để nó khỏi vặn vẹo hỏi lôi thôi, người mẹ mua cho cái bánh. Thằng anh từ đâu phóng tới bẻ của em miếng bánh, bỏ ngay vào mồm. Con bé khóc ré bắt đền. Người mẹ dỗ dành :
-Anh này hư quá ! Thôi con nín đi, bỏ qua cho anh một lần.
Đứa con phụng phịu:
- Thế mẹ có bỏ qua cho bố đâu !
Người mẹ nhìn xa xăm :
- Ừ, ra mẹ cũng hư !

 Mẹ và con

Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình : chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai ! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo : Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.

T.Anh chuyển

dimanche 7 mars 2021

NẤM Bs Nguyễn Ý Đức

 Nấm !

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Nấm là những thực vật bực thấp không có hoa, lá.
Vì không có diệp lục tố, nấm không lấy năng lượng qua ánh sáng mặt trời được nên phải sống ký sinh trên các cây khác hoặc trên chất mục nát. Có loại nấm sống cộng sinh lấy chất dinh dưỡng của cây và cung cấp cho cây khoáng chất như phospho.
Có rất nhiều loại nấm, nhưng chỉ có một số loại ăn được, gọi chung là nấm ăn. Một số nấm có độc tố ăn vào chết người.
Nấm là một thực phẩm ngon, được nhiều người sành ăn ưa thích.
Các vị vua chúa Ai Cập ngày xưa coi nấm như món ăn quý hiếm, ra lệnh cho thần dân khi kiếm được nấm phải dâng lên để ngài ngự và hoàng gia dùng.
Dân chúng Trung Hoa, Nhật xưa coi nấm như một thứ thuốc đại bổ, mang đến cho người ăn sức khỏe vô địch, sống lâu và khi tới khâu Tử thì nhẹ nhàng ra đi vào cõi vĩnh hằng.
Nấm cũng được dùng trong y học, làm chất kích thích hoặc gây ảo giác trong các lễ nghi tôn giáo từ nhiều ngàn năm trước.
Giá trị dinh dưỡng
Athenaeus, người sành ăn nổi tiếng của La Mã thời cổ đại đã viết là nấm có nhiều chất dinh dưỡng, lại dễ tiêu cho nên rất tốt cho bộ máy tiêu hóa.
Nấm có kali, calci, selen, sắt, đồng, sinh tố C, vài loại sinh tố B như B2 (riboflavin), B3 (niacin). chất xơ hòa tan pectin ở phần mềm (thịt) của nấm, và một ít chất dẻo cellulose ở màng bọc nấm.
Vì có rất ít chất béo lại cung cấp rất ít năng lượng (nửa ly chỉ có 10 calori) cho nên nấm rất tốt cho người thích ăn mà không muốn bị béo phì. Đặc biệt nấm có nhiều glutamic acid, một loại bột ngọt monosodium glutamate, vì vậy nấm thường được nấu chung với nhiều món ăn như một gia vị để tăng hương vị đậm đà.
Nấm tốt tươi chắc mịn như thịt nên có thể ăn nướng, bỏ lò hoặc thay cho thịt khi nấu canh làm súp.
Nấm tươi trộn với các loại rau cũng là món ăn ưa thích.
Khi thái nhỏ, nấm thường mau bị đen vì oxy hóa, đồng thời cũng mất tới 60%-vitamin B2. Để làm chậm sự oxy hóa này, có thể ngâm nấm trong nước chua như chanh, giấm.
Khi nấu chín, riboflavin không bị tiêu hao mấy vì sẽ hòa tan trong nước, làm ngọt món ăn, nhưng tai nấm mất bớt nước, teo lại, còn cuống nấm thì cứng hơn và ròn sựt.
Nấm với Sức Khỏe
Thủy tổ nền y học phương Tây là Hippocrates (460-377 trước Công nguyên) đã dùng nấm trong việc ăn uống và trị bệnh.
Cách đây trên 3000 năm, người Trung Hoa đã coi nấm như là một loại thuốc bổ tổng quát, có khả năng tăng tính miễn dịch của cơ thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.
Các khoa học gia Nhật Bản đã nghiên cứu công dụng trị bệnh của nấm. Theo họ, nấm có vài hóa chất có thể làm tăng tính miễn dịch chống lại vi khuẩn, ung thư và chữa các bệnh phong khớp xương. Họ tìm ra chất lentinan, một loại beta glucan tự nhiên trong nấm shiitake có đặc tính bảo vệ cơ thể, kéo dài tuổi thọ và tránh các tác dụng phụ của hóa và xạ trị liệu.
Các nghiên cứu khác ở Mỹ cho là nấm có nhiều phytochemical, có thể là chất chống ung thư rất tốt cũng như làm giảm cholesterol, làm cơ thể bớt mệt mỏi.
Viện Ung Thư Hoa kỳ đang nghiên cứu công dụng của nấm trong việc chữa trị các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, cũng như tăng cường sức khỏe cho các bệnh nhân này.
Năm 1960, Tiến sĩ Kenneth Cochran, thuộc Đại học Michigan, có nghiên cứu nhiều về loại nấm Đông cô (Shiitake) và thấy rằng nấm này làm tăng tính miễn dịch mạnh hơn chất interferon, một loại thuốc thường dùng trong việc chữa bệnh do virus và ung thư.
Nhiều người còn cho là ăn nấm shiitake sẽ làm giảm cholesterol và làm máu dễ lưu thông nên có tác dụng tốt với tim.
Nghiên cứu ở Bắc Kinh cho hay trà nấm Zhu Ling đuợc dùng để trị ung thư bao tử, cuống họng, ruột…
Nấm thường dùng
Có nhiều loại nấm khác nhau. Xin cùng tìm hiểu một số nấm thường dùng.
a- Nấm hương (Lentinus edodes)
Đây là một loại lâm sản rất quý, thường mọc dại trong các rừng ẩm mát ở miền núi cao. Nấm có mùi thơm, mọc trên các cây côm, cây giẻ trong rừng.
Nấm hương hiện nay được nuôi trồng tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Hoa, Đại Hàn.
Ngoài giá trị thực phẩm, người Việt ta còn dùng nấm hương dễ chữa bệnh kiết lỵ.
b- Nấm linh chi (Ganoderma lucidum)
Nấm này còn được gọi là nấm trường thọ, cỏ linh chi, thuốc thần tiên.
Nấm linh chi đã được dùng nhiều ở Trung Hoa từ nhiều ngàn năm về trước như một loại thuốc quý hiếm mà chỉ vua chúa, người giầu mới có khả năng sử dụng.
Nấm thường thấy mọc hoang dại ở các vùng núi cao lạnh tại một vài tỉnh Trung Hoa như Tứ xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây.
Nấm hiện đang được trồng thử ở Việt Nam, Nhật Bản nhưng kết quả không khả quan vì khí hậu không phù hợp như ở Trung Hoa.
Theo các nhà khoa học Trung Hoa, nấm linh chi làm khí huyết lưu thông, làm tăng tính miễn dịch, bổ gan, diệt tế bào ung thư, chống dị ứng và chống viêm. Cũng ở Trung Hoa, nấm linh chi được dùng trong việc trị các bệnh đau thắt cơ tim, ổn định huyết áp, thấp khớp, hen suyễn, viêm gan, bệnh đường tiêu hóa cũng như tăng cường trí nhớ.
Trong ăn uống, nấm linh chi thường được nấu canh với thịt.
c- Nấm tai mèo (Auricularia polytricha)
Còn được gọi là mộc nhĩ, nấm này thường mọc hoang trên cây cành gỗ mục của các cây sung, cây duối, cây sắn, trong rừng hay ở dưới đồng bằng.
Nấm trông giống tai mèo, mặt ngoài mầu nâu sẫm, có lông nhỏ, mặt trong mầu nâu nhạt. Hiện nay nấm cũng được nuôi trồng
Nấm tai mèo dùng để ăn như nấu canh miến gà, thái nhỏ trộn với trứng làm món mộc.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, Đông y dùng nấm để chữa bệnh kiết lỵ, táo bón, giải độc…
Bác sĩ Dale Hammerschmidt, giáo sư y khoa Đại học Minneasota, cho rằng nấm tai mèo có tính chất chống lại sự đông máu, công hiệu như aspirin trong việc phòng ngừa bệnh tim và tai biến động mạch não.
d- Nấm cúc (Truffle)
Bên Pháp và Ý, có loại nấm mọc dưới đất, trong đám rễ cây sồi, cây phỉ (hazel).
Nấm này rất thơm vì có chất pheromone giống như kích thích tố sinh dục trong nước miếng con heo.
Nấm rất ngon, hương vị thơm, nhưng hiện nay rất hiếm nên đắt giá, vì nấm mọc tự nhiên nên bị săn lùng gần hết.
Nhiều người đã thử trồng loại này nhưng chưa thành công.
e- Nấm Đông Trùng Hạ Thảo
– Có ở vùng Tây Nam Trung Hoa. Nấm ký sinh trên loại sâu giống như con bướm. Khi sâu chết thì nấm phát triển trên đất, mọc qua mình sâu. Nấm được đào lên, phơi khô để sử dụng.
Nấm được dùng để trị bệnh thần kinh suy nhược, liệt dương, tăng cường sinh lực.
g- Nấm Phục Linh
Nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông, nặng có thể tới cả vài kg, có nhiều ở Trung Hoa. Nấm được dùng làm thuốc bổ, trị mất ngủ, di tinh.
h- Nấm Vân Chi
Nấm thường mọc ký sinh trên thân cây sồi, liễu, mận, táo và có nhiều ở những vùng có khí hậu ôn đới tại Á châu, Bắc Mỹ. Nấm ít được phương Tây biết tới nhưng lại được Đông y sử dụng rất nhiều trong trị bệnh và tăng cường sức khỏe.
Kết quả nhiều nghiên cứu tại Trung Hoa, Nhật Bản cho thấy nấm Vân Chi có khả năng chống ung thư, bao tử, ruột già, thực quản, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và chống oxy hóa.
Nấm dại
Trong thiên nhiên có cả vài chục ngàn loại nấm dại khác nhau nhưng chỉ có hai ba trăm loại là ăn được. Đa số nấm độc thuộc hai nhóm nấm Amanita muscaria và A. phalloides.
Nấm A muscaria có chất muscarine, một độc chất với hệ thần kinh phó giao cảm, khiến người ăn vào bị ói mửa, chẩy nước mắt, đổ mồ hôi, tiêu chẩy, đau bụng, chóng mặt, lên kinh phong, bất tỉnh nhân sự… đôi khi chết người.
Chất độc phalloidine trong nấm A. phalloides làm gan hư và có đến khoảng 50% người trúng độc bị tử vong.
Nhiều loại nấm dại ăn vào có thể nguy hại đến tính mạng, cho nên tốt nhất là không ăn bất cứ loại nấm nào mà ta không biết rõ.
Nấm mọc hoang nhiều khi ăn lại ngon hơn nấm trồng nên nhiều người ưa thích nhưng có nhiều nguy cơ ăn phải nấm độc nên phải hết sức cẩn thận.
Mua nấm và cất giữ nấm
Khi mua nên chọn nấm còn tươi, lành lặn, hình dáng đầy đặn, bụ bẫm, thịt chắc, mũ nấm khép kín bao che những phiến mỏng dưới mũ.
Khi hư hỏng, nấm đổi sang mầu đen sậm, mũ mở rộng để lộ lá mỏng, nấm khô hơn và mất bớt vị ngọt.
Để dành lâu, nấm ăn giòn vì màng bọc nấm trở thành cứng. Nấm tươi cất giữ cẩn thận có thể ăn trong khoảng 4-5 ngày sau khi hái.
Nấm cũng được sấy hoặc phơi khô để dành quanh năm. Nấm khô cần được bọc kín để tránh ẩm, giữ nơi mát và không có ánh sáng vì sinh tố B2 bị ánh mặt trời phân hủy. Nấm khô bảo quản tốt có thể để dành được tới sáu tháng ăn vẫn ngon.
Trước khi nấu, rửa qua cho sạch bụi đất rồi ngâm nấm khô trong nước nóng độ 15 phút. Đừng loại bỏ nước ngâm này vì nước có hương vị thơm như nấm.
Nấm hộp có rất nhiều muối natri nhưng riboflavin còn nguyên vẹn.
Nấm tươi nên được cất trong tủ lạnh, trong hộp thoáng khí, tránh hơi ẩm làm nấm mau hư. Không bao giờ giữ nấm trong túi nylon bịt kín vì hơi ẩm đọng lại làm nấm mau hư.
Nấm trồng thường được xịt nhiều phân bón hóa học nên cần được rửa sạch trước khi ăn. Cách tốt hơn cả là dùng giấy mềm mà lau hoặc chải bằng loại bàn chải dành riêng cho nấm. Tránh rửa nấm trong nước quá lâu vì nấm hút rất nhiều nước.
Vài điều cần lưu ý
Những người cai rượu thường được bác sĩ chỉ định dùng một loại dược phẩm là disulfiram (antabuse).
Khi đang dùng chất này mà uống rượu vào thuốc sẽ tương tác với rượu gây ra những triệu chứng rất khó chịu như khó thở, nặng ngực, buồn ói, mặt nóng bừng, tim đập nhanh. Một vài loại nấm cũng có chất disulfiram này nên có khả năng gây ra các triệu chứng tương tự khi ăn nấm và uống rượu.
Mặt khác, trong thời gian ba ngày trước khi tiến hành xét nghiệm phân để coi có máu không, phải tránh ăn nấm. Vì trong nấm có một hóa chất làm cho thử nghiệm này cho kết quả dương tính ngay cả khi phân không có máu!
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Dallas – Texas
Peut être une image de aliment


BẠN CÓ BIẾT QUẢ TIM THỨ 2 VÀ THỨ 3 LÀ GÌ ?

BẠN CÓ BIẾT QUẢ TIM THỨ 2 VÀ THỨ 3 LÀ GÌ ?

NHỊP ĐẬP CỦA TRÁI TIM THỨ NHẤT




Tất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ một trái tim hoạt động trong cơ thể. Nếu tim bị suy yếu thì tính mạng bị đe dọa hoặc ngừng đập thì ta sẽ chết
Chúng ta hãy làm một con toán để biết trong cuộc đời chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt tim đã đập bao nhiêu lần thì sẽ thấy vô cùng kinh khủng, từ đó chúng ta mới thấy thương trái tim chúng ta :

Trung bình 1 phút tim đập 72 nhịp.
Một giờ 60 phút : 72 x 60 = 4.320 nhịp.
Một ngày 24 giờ : 4.320 x 24 = 103.680 nhịp.
Một năm 365 ngày : 103.680 x 365 = 37.843.200 nhịp.

Trung bình con người sống 70 năm : 37.843.200 x 70 = 2649. 024.000 nhịp.

Tức là : 2 tỷ sáu trăm bốn mươi chín triệu hai mươi bốn ngàn nhịp đập trong suốt 70 năm của đời người trong nhân gian.

Ôi chao ! thật là khủng khiếp. Một trái tim nhỏ bé của mỗi người trong một cuộc đời lại đập liên tục với số lần như thế. Biết như thế để ta nên thương cho trái tim nhỏ bé ấy và nên cộng tác giúp đỡ nó trong công việc tống máu đi nuôi cơ thể, đừng để nó bị suy sớm mà nguy hiểm đến tính mạng.

TRÁI TIM THỨ 2

Chúng ta phải giúp đỡ cho trái tim thứ nhất của chúng ta bằng cách chia công việc cho nó để nó đỡ phải gắng sức làm việc nhiều nếu không thì chẳng bao lâu trái tim thứ nhất đó sẽ bị suy tức là chưa già đã suy, tuổi thọ sẽ bị giảm bớt đi rất nhiều.

Trái tim thứ 2 đó là gì ? Đó chính là CƠ HOÀNH của chúng ta

Nghe qua thì tất cải ai ai cũng lấy làm lạ và ngạc nhiên nhưng theo sự phân tích của y khoa Tây Y sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề :

1/ Thở bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái tim thứ nhất đỡ mệt mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề. Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ thấp xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng tim, cơ tim. Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.

2/ Khi thở ra bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên trên tối đa ép các mạch máu mạnh nhất giúp cho cơ tim co bóp không gắng sức cũng đủ tống máu đi khắp cơ thể một cách thong thả nhẹ nhàng nhất. Cơ tim không cần phải làm việc nhiều như khi thở ngực vì ở đây cơ hoành phụ giúp cho sự co bóp trái tim thứ nhất. Do đó cơ hoành là trợ lý đắc lực nhất cho tim.

3/ Nhờ những tác động đó mà cơ hoành đã chia bớt gánh nặng cho tim và tim sẽ hoạt động bớt lại nên tim sẽ khỏe hơn và tránh được suy yếu theo thời gian. Vì thế mà cơ hoành được gọi là trái tim thứ 2.

4/ Thở bụng dưới cơ hoành cùng với tim giúp đưa oxygen đến khắp các cơ quan nội tạng vùng bụng bên trong. Khi cơ hoành đưa lên hạ xuống theo nhịp thở là một trạng thái massage đều đặn nội tạng và đưa máu đủ đến gan, lách, thận, ruột, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến.v..v..phòng ngừa bệnh ở các tạng này rất hiệu quả.

5/ Giúp chống lại bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu như thận, bàng quang.

6/ Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như, tử cung, buồng trứng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.

7/ Phổi được co vô và nở ra tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa được bệnh phổi.

8/ Tiêu hóa : làm tăng chức năng của dạ dày, gan, lách nhất là máu đến đầy đủ dạ dày, lách làm quá trình chuyển hóa thức ăn được dễ dàng và thuận lợi.

9/ Điều hòa thần kinh thực vật do đó huyết áp ổn định.

10/ Khi thở bụng cơ hoành thì sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não, chống stress, chống đau, an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong lúc thở bụng.

KẾT LUẬN
Xuyên qua 10 đặc điểm chính đó ta sẽ thấy cơ hoành xứng đáng là trái tim thứ 2 của cơ thể, chia việc cho trái tim thứ nhất để cho tim khỏe mãi không suy yếu. Thật vậy ở những người tập luyện thở cơ hoành thì có các đặc điểm sau :


- Sau một thời gian luyện tập thở cơ hoành, sắc khí của họ hồng hào rõ nhất vì máu đến được tận cùng tế bào.

- Nhịp đập của tim giảm lại chỉ còn 60-65 nhịp/phút.

- Những nhát bóp của tim chắc chắn và mạnh mẽ có nghĩa là co và bóp đúng chất lượng dù cơ tim không cố gắng.

- Khoảng sau một năm dù trong lúc nghĩ ngơi họ không còn thở ngực nữa mà đã có phản xạ thở bụng hằng ngày tự nhiên một cách vô thức dù không nghĩ đến thở bụng. Đó là đích đến thành công nhất trong công việc san sẽ cho trái tim thứ nhất khỏi bị quá tải và suy yếu.

Tóm lại, chúng ta nên thở bụng ngay từ bây giờ ở bất cứ tuổi nào. Mỗi ngày nên để ra 5-10 phút luyện thở bụng thì sau một thời gian ta sẽ có thở bụng vô thức như đã nói ở trên. Vô lý 5-10 phút mỗi ngày không có hay sao ??? Trừ khi chúng ta lười biếng mà thôi.

Tây y đã đồng qui với Khí Công trong sự thở bụng để bảo vệ sức khỏe và trái tim nhỏ bé của chúng ta và nên nhớ thở bụng là cứu cánh của khí công nói riêng và y học phương Đông nói chung…

Chúc mọi người ngộ sớm và áp dụng dù ở bất cứ tuổi nào, có bệnh hoặc không bệnh. Điều kỳ diệu sẽ đến với các bạn không lâu…khi cá bạn thực hành thở bụng.

QUẢ TIM THỨ BA

Trong phần trên chúng ta đã bàn luận trái tim thứ 2 là gì, phần này chúng ta sẽ bàn luận trái tim thứ 3. Thật vậy khi chúng ta đang sống cứ nghĩ rằng ta chỉ có một trái tim mà thôi. Nếu nghĩ như vậy thì có ngày chưa già tim chúng ta sẽ suy yếu và hậu quả là tử vong do suy tim dần dần mà không biết.

Chúng ta phải hiểu thật rõ trái tim thứ 2, thứ 3 là gì để từ đó giúp và cộng tác cho trái tim thứ nhất của chúng ta bớt làm việc và làm việc nhẹ nhàng, hiệu quả hơn trong một cuộc đời 70 năm liên tục với số nhịp đập là :

2649 tỉ 024 triệu nhịp trong 70 năm sống giữa trần gian

Hãy thương xót nó, nếu không, có ngày nó sẽ suy yếu và không còn đập nữa và ta sẽ nhắm mắt lìa đời dù các cơ quan khác vẫn còn tốt, thật là đáng tiếc làm sao…

TRÁI TIM THỨ 3:Đó chính là lòng bàn chân. 
Chắc các bạn ngạc nhiện lắm phải không ? Xin từ từ đọc những lợi ích của nó về mặt đông tây y thì sẽ rõ.




Về mặt Tây y :

1/ Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu, mao mạch ngoại biên nhất, có cả hàng ngàn mao mạch. Nếu máu ở đây được cung cấp tốt thì ta sẽ khỏe hơn và nếu lòng bàn chân được kích thích nhiều thì các mao mạch ở đó sẽ dãn nỡ, oxygen đến tận cùng tế bào đầy đủ nhất. Kết quả huyết áp sẽ hạ trong chừng mức sinh lý và máu ra ngoại biên nhiều hơn, bệnh tật ít có cơ hội phát triển. Nhất là trái tim đỡ phải tống máu tối đa vì các mao mạch lòng bàn chân dãn nỡ sẽ làm cho máu tự động đi ra ngoại biên hơn là cần lực tim co bóp mạnh đẩy máu đi đến đó

2/ Hơn nữa lòng bàn chân ở một vị trí thấp nhất của cơ thể nên các mạch máu ở đây khi dãn nỡ thì sẽ tạo một lực hút mạnh kéo máu khắp châu thân đi xuống và ra ngoại biên rất đầy đủ mà không cần đến lực bóp nhiều của tim do đó có thể trợ lực cho tim một cách hữu hiệu. Tim không cần phải cố gắng mà chỉ cần những nhát bóp nhẹ nhàng cũng đưa máu ra ngoại biên, tim sẽ khỏe và bền vững với thời gian mà không suy yếu lúc tuổi chưa già hoặc tuổi đã già.

3/ Nếu để cho lòng bàn chân lạnh thì các mạch máu ở đó sẽ co lại càng làm cho oxy không ra đủ ngoại biên và tim phản ứng lại bằng cách tăng cường lực co bóp, lâu ngày sẽ làm tim yếu và suy. Thực hiện ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ ở một vài bài tập dưỡng sinh hay dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân.

Hồng Phúc sưu tầm

vendredi 5 mars 2021

Alzheimer: une boisson développée à Sherbrooke pourrait tout changer

Photo: CIUSSS de l'Estrie-CHUSIl faudra attendre l’approbation de Santé Canada pour voir la boisson cétogène sur le marché canadien.


Un professeur-chercheur à l’Université de Sherbrooke a développé une boisson cétogène qui améliore les fonctions cognitives des personnes à haut risque de développer la maladie d’Alzheimer. Il s’agit d’une première mondiale.

À lire aussi:
5 nouveaux livres de recettes pour une rentrée santé
Ce qu’il faut savoir sur les calculs biliaires
Arrêter de fumer pourrait être plus difficile pour les femmes

Dans la plus récente publication du journal Alzheimer ’s & Dementia, l’équipe du professeur-chercheur Stephen Cunnane de Sherbrooke a démontré que la prise quotidienne d’une boisson cétogène durant six mois améliorait significativement trois des cinq domaines de la cognition.

Soit les fonctions exécutives, la mémoire et le langage.

«On a établi un lien direct entre le captage de cétone par le cerveau et l’amélioration de son état énergétique, explique à Métro le chercheur Cunnane. Ce n’est pas juste une hypothèse, mais bien une preuve.»

Ces résultats pourraient considérablement améliorer la qualité de vie des personnes atteintes de troubles cognitifs légers (TCL), la phase qui précède la maladie d’Alzheimer, selon le chercheur du Centre de recherche sur le vieillissement du CIUSSS de l’Estrie – CHUS.


«Pour moi, il est clair que la cétone fait partie de la solution dans la lutte contre la maladie d’Alzheimer, sans être une solution en soi.» -Stephen Cunnane

En matière de prévention, il est aussi primordial d’améliorer les habitudes de vie et la qualité du sommeil, de traiter l’anxiété et la dépression, et de maintenir les interactions sociales, assure à Métro le chercheur.

Grâce à un partenariat avec Nestlé Health Science, il va pouvoir commercialiser sa boisson cétogène sous le nom de BrainXpert. Elle ira d’ici la fin de 2020 sur le marché européen, à destination des personnes vivant avec un déclin cognitif léger.

Il faudra attendre l’approbation de Santé Canada pour la voir sur le marché canadien.
Cétose et glucose: qu’est-ce que ça veut dire?

Mais qu’est-ce qu’une boisson cétogène au juste? En fait, il s’agit d’une boisson qui fournit de la cétone comme carburant au cerveau. Au lieu du glucose qui y est habituellement métabolisé.

Les cétones sont des molécules fabriquées par le foie à partir de certains gras alimentaires, comme l’huile de coco.


«Le cerveau d’une personne atteinte de la maladie d’Alzheimer a de la difficulté à métaboliser le glucose. Alors je me suis demandé: et les cétones? C’est là qu’on a constaté que le captage de cétone se fait tout à fait normalement.» – Stephen Cunnane

Le chercheur Cunnane croit ainsi que cette mauvaise utilisation d’énergie par le cerveau joue un rôle majeur dans le développement de la maladie neurodégénérative. Et ce, bien avant l’apparition des problèmes de mémoire.

Notons qu’il existe également une diète cétogène, toutefois controversée, qui fonctionne sur le même principe et propose de supprimer les glucides afin que le corps entre en état de cétose. Ce qui engendre notamment une perte de poids.

«C’est controversé, car on nous dit depuis toujours que les gras sont néfastes, mais dans la réalité ce sont les glucides raffinés qui sont mauvais», défend le professeur Cunnane.

Mais contrairement à la diète, consommer la boisson cétogène ne veut pas dire supprimer les glucides, explique M. Cunnane, même s’il conseille quand même de les réduire pour sa propre santé.

«Même en prenant le breuvage, il faudrait réduire le sucre de toute façon. Les pics d’insuline sont mauvais pour le système cardio-vasculaire, les yeux, les reins, etc. Mais avec le breuvage, on peut continuer à manger normalement», explique le chercheur.
Une première mondiale

Avec l’essai clinique BENEFIC, l’équipe de M. Cunnane avait déjà réussi à démontrer l’an passé que les cétones fonctionnaient comme alternatives au glucose afin de fournir de l’énergie au cerveau.

Le chercheur avait administré des cétones à 39 personnes présentant de légers changements cognitifs. Après 6 mois, un test d’imagerie médicale avait révélé que l’énergie au cerveau sous forme de cétones avait augmenté plus de 2 fois.

Dans la lutte contre Alzheimer, le développement de cette boisson à Sherbrooke est une première mondiale. Jusqu’à maintenant, il n’existait aucun traitement pour les troubles cognitifs légers.

Celle-ci ne présenterait aucune contre-indication assure à Métro le chercheur, hormis de légers effets secondaires comme des maux de ventre, le temps que le corps s’habitue.


«Je suis très content. J’espère que d’autres chercheurs vont essayer de confirmer nos résultats. Vous savez, une étude n’est pas une preuve absolue, alors ça nous prend d’autres chercheurs qui s’engagent dans ce domaine.» – Stephen Cunnane

Notons que près d’un Canadien sur cinq de plus de 65 ans souffrirait de problèmes de mémoire. La moitié des cas s’aggravent avec le temps pour conduire à l’Alzheimer.

LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN

 LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN


 

Trong những năm gần đây, báo chí thường chạy những bài phóng sự về cảnh tượng xô bồ nơi các đền chùa trong những dịp lễ hội đầu năm: nào là chen lấn xô đẩy để lĩnh ấn Đền Trần, nào là buôn bán chặt chém khách hành hương Chùa Hương, nào là hỗn loạn xin lộc đền bà Chúa Kho, v.v...  Mục đích đi chùa chiền là để cầu an, hay cầu tài, cầu lộc.  Nhưng nhiều khi tài lộc đâu không thấy mà thấy mất tiền vì bị kẻ gian móc túi, hay bị những người bán hàng chặt chém.  An bình đâu không thấy chỉ thấy bất an vì bị chen lấn, xô đẩy, bị văng tục khi không mua hàng của người mời, hay mua cho người này mà không mua cho người kia, v.v...  Thế mới thấy rằng chính não trạng vụ lợi muốn biến thần thánh thành công cụ phục vụ lòng ham muốn của mình đã mở đường cho việc thương mại hóa những giá trị cao quý linh thiêng của văn hóa và tín ngưỡng.


Cũng với não trạng ấy, người Do Thái xưa kia đã biến sân Đền Thờ Giêrusalem, một nơi thánh thiêng, thành một nơi bát nháo để trao đổi buôn bán, nhằm trục lợi.  Là Con Thiên Chúa và là Đấng Thánh, Chúa Giêsu không chấp nhận để Đền Thờ, “nhà của Cha Ngài,” bị tục hoá, giải thiêng, và làm cho trở nên ô uế.  Ngài đã hành động thẳng thắn để trả lại ý nghĩa đích thực của nó; đồng thời Ngài muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân thể của Ngài.

 

Đọc lại lịch sử dân thánh, ta có thể thấy Đền Thờ Giêrusalem mang ba ý nghĩa rất quan trọng sau đây:

 

1.     Trước hết, Giêrusalem là địa chỉ của sự gặp gỡ nối kết

 

Từ xa xưa, người Do thái vẫn xem đền thờ Giêrusalem là dấu chỉ sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa ở giữa dân Người.  Nói cách khác, Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện và gặp gỡ con người; đồng thời cũng là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau.  Gặp gỡ để thờ phượng, cảm tạ, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa, đặc biệt là vào các ngày Sabát và các ngày đại lễ.

 

Thế nhưng, một số người đã biến nó thành nơi nhếch nhác của những kẻ tụ tập buôn bán và đổi chác.  Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ lạm dụng này ra khỏi Đền Thờ là để trả lại chỗ đứng của Đền Thờ, vốn là “Nhà cầu nguyện”, nhà của sự gặp gỡ và nối kết giữa Thiên Chúa và con người.

 

2.     Thứ đến, Giêrusalem còn là dấu chứng của tình yêu và hiệp nhất

 

Quả không sai khi nói rằng Đền Thờ Giêrusalem là nơi biểu lộ rõ nét nhất tình yêu của Giavê Thiên Chúa đối với dân Người, đồng thời cũng là nơi hiệp nhất muôn dân nước.  Thánh Vịnh Lên Đền 122 đã nói lên ý nghĩa này: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy lên Đền thánh Chúa!  Và giờ đây, Giêrusalem hỡi, cửa nội thành, ta đã dừng chân.

 

Thế mà các giới chức Do Thái đã biến thành nơi cạnh tranh, kèn cựa, xô bồ và phận biệt đối xử (phụ nữ, dân ngoại, kẻ tội lỗi…).  Chúa Giêsu đã lật nhào, xô đổ tất cả nhằm thanh tẩy Đền thờ khỏi những điều bất xứng, cách riêng là khu vực dân ngoại.  Từ nay, mọi người không phân biệt sắc tộc, tôn giáo … đều được tôn trọng và đón nhận.  Tắt một lời, Đền Thờ phải là nơi dành cho tất cả mọi người.

 

3.     Sau nữa, Giêrusalem còn là biểu tượng của sự thánh thiêng tinh tuyền

 

Khi nói đến sự thánh thiêng, người Do thái thường nói đến Đền Thờ.  Vì đối với họ, không có nơi nào khác ngoài Đền Thờ, con người có thể tìm được tất cả những gì là thiêng thánh và siêu việt của cõi thiên giới.  Bởi đó ta không ngạc nhiên khi thấy người Do Thái khi phải thề thốt một điều gì quan trọng, họ thường lấy Đền Thờ Giêrusalem mà thề.

 

Tuy nhiên, Đền Thờ ấy đã bị làm cho ô uế bằng đủ mọi thứ dối gian, trở thành nơi trục lợi, chỗ mua danh, chốn lạm quyền, v.v...  Trước thực trạng đó, Chúa Giêsu đã xua đuổi tất cả những kẻ làm cho Đền Thờ bị ô nhơ, nhằm trả lại sự thánh thiêng cho Đền Thờ.  Đồng thời, qua hành động và lời nói mạnh mẽ của mình, Chúa Giêsu muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân Thể của Ngài.

 

Quả vậy, Đức Kitô chính là Đền thờ sống động, nơi Ngài chúng ta tìm được ba ý nghĩa trên một cách tròn đầy nhất.

 

Trong Đức Kitô, chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa là Cha và được nối kết với mọi người là anh em.  Trong Đức Kitô, chúng ta có thể thưa lên “Aba” - lạy Cha, và đối xử với nhau như anh chị em con cùng một Cha trên trời.

 

Trong Đức Kitô, chúng ta nhận được tình yêu tràn đầy mà Thiên Chúa dành cho nhân loại và hiệp nhất nên một với nhau, như lời Vinh Tụng Ca mà chúng ta thường nghe đọc: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.

 

Trong Đức Kitô, chúng ta cũng tìm lại được sự thánh thiện nguyên thuỷ dư đầy của mình vốn là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Ađam và Evà đã đánh mất khi phạm tội vì bất phục tùng.

 

Hãy nhớ rằng trong Đức Kitô, chính chúng ta cũng đã trở nên đền thờ sống động đã được thánh hiến ngày chúng ta lãnh nhận phép Thánh Tẩy.  Thánh Phaolô đã minh định điều này với giáo đoàn Côrintô: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy.”  Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta qua Con Một yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô.  Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý.  Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có nguy nga đồ sộ như Đền thờ Giêrusalem đi chăng nữa, cũng đã tiêu tan.  Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ bền vững thiên thu.  Thế nhưng hằng ngày chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là đền thờ Thiên Chúa ngự chưa?  Hay chúng ta đang làm cho đền thờ tâm hồn mình ra nhơ uế bởi những tính toan ích kỷ, bởi lòng ghen tị, óc thành kiến hẹp hòi, và bao nhiêu thói hư tật xấu khác?

 

Mùa Chay là thời gian thuận tiện để ta làm mới lại tâm hồn của mình.  Xin Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương thanh tẩy tâm hồn chúng ta mỗi ngày.  Xin Ngài tiếp tục xua đuổi và lật nhào những gì làm cho tâm hồn chúng ta ra ô nhơ để trả lại cho Chúa Thánh Thần một nơi xứng hợp để Ngài ngự vào.  Amen!

 

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Câu chuyện về người đã chế ra thuốc kháng sinh Penicilline



Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland.

Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.

Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.

Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói:

– Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!

Ông Fleming đáp:

– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.

Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi:

– Đây là con trai anh phải không?

– Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.

Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé:

– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!

– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.

Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.

Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.

Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học.

Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.




Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.

Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

Điều này chứng minh rằng: “Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho đi đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”. Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh…

Hãy chia sẻ câu chuyện này đến bạn bè của bạn. Mong rằng cuộc sống tất cả chúng ta đều tươi sáng, tốt đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng nhân ái tích đức tu tâm. Để thiện hầu cải tạo vận mệnh cho chính mình .

Bài và ảnh Sưu tầm !

M.Châu

jeudi 4 mars 2021

Người Công Giáo cần suy nghĩ về bài giảng sau đây trong Mùa Chay Thánh

‼️♦️ Người Công Giáo cần suy nghĩ về bài giảng sau đây trong Mùa Chay Thánh♦️‼️

Gandhi: “Tôi rất yêu mến Đức Giêsu nhưng tôi không thích người Công Giáo bởi vì họ không giống Đức Giêsu. Nếu họ giống như Ngài thì dân tộc Ấn Độ của chúng tôi đã trở thành Kitô hữu từ lâu rồi.”

THANH PHONG ghi lại




Người Công Giáo đang ở vào Chúa Nhật thứ hai của Mùa Chay. Trong suốt 40 ngày của Mùa Chay Thánh, người Công Giáo không chỉ biết ăn chay, kiêng thịt để hãm dẹp những ham muốn của xác thịt nhưng quan trọng hơn, phải sống theo lời Chúa dạy, sống thế nào để xứng đáng là người con của Chúa, thiết nghĩ bài giảng của Linh Mục Đa Minh Ngô Công Sứ, chánh xứ chính tòa Xuân Lộc trong thánh lễ thứ Hai, ngày 1 tháng 3, 2021, là bài giảng thật tuyệt vời cho người Công Giáo trong Mùa Chay Thánh này:

“Anh chị em thân mến,

Ông (Mahatma) Gandhi là một nhà ái quốc của Ấn Độ đã giành lại độc lập cho đất nước của ông bằng một biện pháp bất bạo động. Nguyên nhân dẫn đến việc ông sử dụng đường lối không đổ máu để giành tự do là vì nguồn cảm hứng đến được từ Tin Mừng, nhất là Tám Mối Phúc Thật và cuộc đời của Chúa Giêsu khi ông thường xuyên đọc Lời Chúa.

Tuy nhiên, khi tâm sự với những người bạn, ông đã nói “Tôi rất yêu mến Đức Giêsu nhưng tôi không thích người Công Giáo bởi vì họ không giống Đức Giêsu. Nếu họ giống như Ngài thì dân tộc Ấn Độ chúng tôi đã trở thành những người Kitô hữu từ lâu rồi.”

Thật sự là xót xa khi chúng ta nghe kể về điều này. Tuy nhiên, chúng ta tưởng chừng như chuyện xảy ra bên Ấn Độ ngày xưa, thời của Ghandi thì thật ra nó đang xảy ra giữa chúng ta khi mà lời nói, hành động và lối suy nghĩ của chúng ta trong cuộc đời hiện nay cũng giống như thế, việc đạo là việc đạo, còn sống thì theo cá tính sở thích của chúng ta.

Trong đời sống đạo, nhiều người trong chúng ta chỉ có bề ngoài mà không có chiều sâu, chỉ có lượng mà không có phẩm, chỉ có nói mà không có hành động, chỉ có hô hoán yêu thương nhưng khi gặp chuyện cần phải giúp đỡ thì tìm cách lẩn tránh. Hay nhiều khi chúng ta ích kỷ chia ô cuộc đời chúng ta để tách biệt những điều của Tin Mừng với cuộc sống của chúng ta.

Tuy nhiên, là người Kitô hữu, chúng ta không được phép làm như vậy, đấy là một kiểu sống vẫn có trong chúng ta, một kiểu sống sai Tin Mừng. Không ai cho phép chúng ta tách biệt nhà thờ, thánh lễ, kinh nguyện qua khỏi cuộc sống của xóm làng, của chợ búa, công sở, của gia đình nhưng phải đưa lời Chúa vào trong mọi ngõ ngách, chiều kích của cuộc đời chúng ta.

Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy đưa những tâm tình của Tin Mừng đi vào cuộc đời, đừng xét đoán, đừng kết án. Hãy tha thứ, hãy cho đi. Đây không phải là một khuyến khích nhưng đây là một đòi buộc của Tin Mừng, của tất cả chúng ta. Khi chúng ta làm điều đấy, Thiên Chúa sẽ trả lại cho chúng ta những đấu dằn, lắc bởi những gì chúng ta đã cho người khác. Ngài đổ vào vạt áo của cuộc đời chúng ta đầy tràn chan chứa.

Anh chị em thân mến,

Sau cách mạng của Pháp, trước một ngôi nhà thờ tại Paris, người ta thường thấy một người hành khất ngồi ở đấy, và vị linh mục trẻ sáng nào cũng gặp ông. Một ngày nọ vị linh mục trẻ không thấy người ăn xin ngồi ở đấy nữa, lần mò hỏi thì biết được ông đang bị bệnh nặng. Cảm động vì thấy ngài đến thăm, người hành khất đã kể lại cuộc đời của mình. “Khi cách mạng bùng nổ, tôi làm quản gia cho một gia đình giàu có, hai vợ chồng người chủ của tôi là người đạo đức, giàu lòng thương người. Thế nhưng tôi đã phản bội họ. Tôi đã tố cáo với quân cách mạng để tìm cách bắt họ, cả gia đình họ bị kết án tử chỉ còn một đứa con trai nhỏ là thoát khỏi!”

Nghe đến đây, vị linh mục muốn té xỉu nhưng cố bình tĩnh nghe tiếp. “Tôi xem cả gia đình bị chém đầu rồi từ đó tôi lang thang để quên đi tội ác của mình. Tôi vẫn giữ tấm ảnh của gia đình trong túi áo. Cây Thánh Giá tôi để ở đầu giường này là của người chồng, còn Thánh Giá tôi đeo trước ngực là của người vợ. Xin Chúa tha thứ cho tôi để tôi được chết bình an.”

Nghe xong những dòng tâm sự ấy thì vị linh mục hiểu đấy cũng là những lời tự thú, những lời xưng tội. Vị linh mục quỳ gối xuống bên cạnh giường người hấp hối, và thay vì một công thức giải tội, ngài đã kéo dài công thức với một tâm tình như là tâm sự. “Tôi chính là người con sống sót của gia đình ấy. Thay cho gia đình và với tư cách là linh mục, nhân danh Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tôi tha tội cho anh.”

Mong sao tất cả chúng ta cũng có trong mình một tâm hồn giàu lòng yêu thương, không xét đoán nhưng tha thứ và cho đi. Việc làm đó có khi đau đớn lắm nhưng cứ nhớ chính Chúa khi bị đóng đinh trên cây Thập Giá, chính Chúa Giêsu đã làm cử chỉ tha thứ tuyệt vời này, và Ngài đã chết vì yêu thương. Amen.”

Hình: Linh Mục Đa Minh Ngô Công Sứ, Chánh Xứ Chính Tòa Xuân Lộc, giảng trong thánh lễ Thứ Hai, ngày 1 tháng 3, 2021 (Ảnh trong thánh lễ trực tuyến)


M.Châu chuyển